1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hình ảnh về các loại tàu chiến tàng hình trên thế giới

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi tombuys, 08/04/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Giải mã đêm ác mộng của khu trục hạm siêu cấp Aegis
    (Hồ sơ) - Những sai lầm và khiếm khuyết nào dẫn đến việc tàu khu trục Aegis F-313 HNoMS Helge Ingstad lớp Fridtjof Nansen của Na Uy bị tàu dầu Sola TS đâm chìm?
    Va chạm giữa tàu khu trục và tàu dầu Na Uy

    Một báo cáo sơ bộ về vụ va chạm giữa tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis được coi là tối tân nhất của Mỹ, mang số hiệu F-313 HNoMS Helge Ingstad trong biên chế của hải quân Na Uy và một tàu chở dầu thương mại khiến chiếc chiến hạm Na Uy bị chìm và 8 người bị thương.

    Một bài báo viết trên “popularmechanics.com” của chuyên gia quân sự Kyle Mizokami đã dẫn kết luận trong báo cáo của USNI News (The United States Naval Institute, tức Viện nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, có trụ sở tại Annapolis) cho biết, lỗi thuộc về cả hai bên gồm các cả chiếc chiến hạm lẫn chiếc tàu vận tải chở dầu.

    Theo đánh giá sơ bộ của Ủy ban Điều tra Tai nạn của Na Uy - cơ quan chịu trách nhiệm chính điều tra vụ việc đã làm chìm một chiến hạm (chiếm một phần năm hạm đội tàu khu trục của Na Uy).

    Theo đó, tàu khu trục Na Uy Helge Ingstad bị đâm chìm bởi sự nhầm lẫn của thủy thủ đoàn của chiếc tàu chiến, khiến họ nghĩ rằng một tàu chở dầu thương mại đang tiến gần đến thực sự là một vật thể đứng yên.

    Khi bị va chạm, một lỗi thiết kế đã làm hỏng con tàu, khi các khoang của nó dễ dàng để nước tràn qua dẫn đến tình trạng con tàu bị ngập nước.

    [​IMG]
    Vị trí và hành trình của Sola TS và Helge Ingstad trước khi đâm nhau

    Bản báo cáo cảnh báo rằng, đây là một vấn đề mất an toàn quan trọng đáng lo ngại và sự cố này phải được giả định áp dụng cho bốn tàu khu trục khác thuộc lớp Fridtjof Nansen, để tìm ra biện pháp giải quyết.

    Báo cáo sơ bộ của USNI News được soạn thảo dựa trên các cuộc phỏng vấn với cả các thủy thủ của tàu hải quân Na Uy Helge Ingstad và thủy thủ đoàn dân sự của tàu chở dầu Sola TS.

    Báo cáo cũng dựa trên dữ liệu của Ingstad, dữ liệu hành trình và liên lạc của Sola TS, cùng với dữ liệu do Cơ quan quản lý ven biển Na Uy cung cấp. Vụ va chạm xảy ra vào lúc 04h01 sáng ngày 8 tháng 11 (theo giờ địa phương), bên ngoài cảng dầu Sture, ngoài khơi bờ biển Na Uy.

    Sola TS là một tàu chở dầu khổng lồ có chiều dài 249,97m, rộng 44,03m, lượng giãn nước không tải 62.557 tấn, đầy tải 112.000 tấn. Tại thời điểm xảy ra va chạm, con tàu đang chở theo 625.000 thùng dầu thô, nhưng rất may là sự cố chỉ khiến tàu bị hư hại nhẹ ở phần mũi tàu, không xảy ra sự cố tràn dầu.

    Còn F313 HNoMS Helge Ingstad là một trong 5 tàu khu trục lớp tối tân nhất thuộc lớp Fridtjof Nansen của Hải quân Na Uy, được đóng ở Nhà máy đóng tàu Tây Ban Nha Navantia và biên chế cho Hải quân Na Uy từ năm 2009.

    [​IMG]
    Phóng to
    Vụ va chạm khiến tàu Helge Ingstad rách một đường dài bên mạn phải, khiến nước tràn vào

    Tàu có chiều dài 134m, rộng 16,8m, lượng giãn nước đầy tải 5.290 tấn, với chiều cao nổi bật và kết cấu thượng tầng đồ sộ theo kiểu châu Âu, rất dễ nhận biết bằng mắt thường.

    Helge Ingstad được coi là một trong những chiến hạm hiện đại nhất thế giới vì được trang bị Hệ thống chiến đấu Aegis (Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment - Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất) của Mỹ.

    Tuy nhiên, mặc dù Helge Ingstad có kích thước khá lớn; nhưng nó chẳng là gì so với chiếc tàu chở dầu hàng trăm nghìn tấn. Sau vài ngày bị đâm, chiếc khu trục hạm Na Uy hầu như đã chìm nghỉm dưới đáy biển, chỉ còn một chút kiến trúc thượng tầng nhô lên trên mặt nước.

    Theo báo cáo, Helge Ingstad đã tham gia một cuộc tuần tra đào tạo thường xuyên, hành trình về phía nam dọc theo bờ biển gần Bergen. Chiếc tàu chiến lượng giãn nước 5.290 tấn có đèn điều hướng và có thể được quan sát rõ trên radar, nhưng không mở hệ thống Hệ thống nhận dạng tự động AIS, do đó, nó không hiển thị vị trí của mình.

    Vào lúc 3h40 sáng ngày 08/11, một nhân viên phụ trách dẫn đường mới của Helge Ingstad bắt đầu một ca làm việc mới và phát hiện một cụm đèn ở đằng xa, mà họ dự kiến là một vật thể trên bờ.

    Trên thực tế, cụm đèn này là của cả Sola TS và khu kho cảng xăng dầu Sture.

    Những lỗi nhỏ dẫn đến hậu quả lớn

    Vào lúc 3h45 sáng (giờ địa phương), tàu chở dầu Sola TS rời khỏi cầu cảng Sture và di chuyển theo hướng Helge Ingstad đang tới. Trên tàu Sola TS lúc đó có một hoa tiêu dẫn đường của đài bờ, người đã lên tàu để hướng dẫn con tàu an toàn ra khỏi luồng đường của cảng.

    Người hoa tiêu này đã phát hiện ra khu trục hạm Helge Ingstad nhưng không thể xác định được nó là con tàu gì. Cả dịch vụ theo dõi tàu thuyền tại địa phương, với công việc chuyên giám sát lưu lượng tàu thuyền ven biển cũng không thể xác định được con tàu, bởi nó không bật AIS.

    Khi hai con tàu đang ngày càng di chuyển đến gần nhau, các nhà chức trách Na Uy khuyến cáo Sola TS rằng, con tàu đang di chuyển ngược hướng có khả năng là tàu khu trục Helge Ingstad.

    Thủy thủ đoàn của chiếc tàu thương mại đã cố gắng liên lạc với tàu khu trục và yêu cầu nó chuyển hướng sang mạn phải để tránh va chạm.

    Tuy nhiên, kíp trực trên tàu Helge Ingstad, một phần nghĩ rằng họ đang nói chuyện với một con tàu khác hoàn toàn, một phần nghi ngờ rằng, nếu họ chuyển hướng sang mạn phải theo yêu cầu, chiếc tàu sẽ lao vào bờ; nhưng thực tế ánh sáng phát ra chính là chiếc tàu dầu khổng lồ Sola TS.

    [​IMG]
    Sau khi bị đâm, tàu Helge Ingstad bị nghiêng, ngập nước và từ từ chìm dần

    Một vấn đề khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn là việc sử dụng đèn mặt boong quá sáng của Sola TS đã khiến thủy thủ đoàn của tàu chiến không thể nhìn thấy đèn điều hướng của chiếc tàu dầu, để xác định nó chính xác là một con tàu.

    Đến 4 giờ sáng, thủy thủ đoàn của Ingstad mới nhận ra những gì đang xảy ra và chiếc tàu khu trục nhanh chóng thực hiện hành động chuyển hướng khẩn cấp sang bên phải, tuy nhiên, mọi chuyện lúc đó đã quá muộn và Sola TS đã đâm vào sườn chiếc khu trục hạm.

    Vụ va chạm khiến tàu F313 rách một đường dài bên mạn phải, ngay vị trí nhà chứa trực thăng, khiến Helge Ingstad mất khả năng kiểm soát bánh lái và động cơ đẩy, con tàu đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát trong mười phút sau đó.

    Vào lúc 4h11 sáng theo giờ địa phương, chiếc khu trục hạm Na Uy lại tiếp tục va chạm lần nữa, lần này là đâm vào bờ biển và bị mắc cạn trong tình trạng nước bắt đầu tràn vào.

    Ingstad bị nước tràn vào trong ba khoang kín nước của nó, thủy thủ đoàn tin rằng họ có thể giữ cho con tàu tiếp tục nổi, mặc dù sẽ có thiệt hại.

    Trước đó, lớp tàu khu trục của Na Uy được ca ngợi là thiết kế rất tối ưu do được chỉnh sửa từ nguyên mẫu tàu khu trục Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha, thân tàu được đóng bằng thép hàn chia làm 13 khoang kín biệt lập với nhau, bảo đảm cho tàu có khả năng sống sót cao hơn trong trường hợp bị ngập nước.

    [​IMG]
    Cuối cùng, chỉ còn một phần nhỏ kết cấu thượng tầng của Helge Ingstad nhô lên trên mặt biển

    Tuy nhiên, nước từ khoang máy phát điện bị ngập đã nhanh chóng đổ vào khoang truyền động thông qua các trục chân vịt rỗng và tiếp tục tràn từ khoang thiết bị vào các khoang động cơ phía trước và phía sau tàu.

    Việc không kịp thời ngăn cản dòng nước tràn vào các khoang làm cho Ingstad lẽ ra vẫn có thể nổi được, nhưng cuối cùng vẫn bị chìm.

    Báo cáo sơ bộ kết luận: “Tai nạn không phải do bất kỳ hành động hay sự kiện nào của một bên gây ra, nó có thể được giải thích bằng một loạt các yếu tố và hoàn cảnh tương tác phức tạp dẫn đến sai lầm”.

    Báo cáo chỉ ra nhiều sai lầm nhỏ, chẳng hạn như sự ngắt kết nối của Ingstad trên mạng lưới theo dõi tàu thuyền AIS và sử dụng đèn chiếu sáng mặt boong trên tàu Sola TS; kết hợp với việc chiếc tàu chở dầu có kích thước quá lớn, đã dẫn đến việc thủy thủ đoàn Ingstad nhầm lẫn một tàu chở dầu thương mại với một vật thể trên bờ, là những nguyên nhân gây ra một sự cố thảm khốc.

    Nói cách khác, báo cáo này đổ lỗi cho tất cả hai bên, mặc dù dường như thủy thủ đoàn của tàu khu trục Na Uy phải gánh trách nhiệm cao hơn bởi họ đã có những nhầm lẫn tai hại, hành động một cách nghiệp dư, xử trí tình huống thiếu sáng suốt và quyết đoán.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-...-khu-truc-ham-sieu-cap-aegis-3370562/?paged=2
  2. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Em xin phép mời các cụ qua xin xác con này về cho em được không ạ.
    Em sẽ liên hệ với công ty song thu để trục với nó lên rồi hàn tôn lại xong kéo về việt nam.
    Em sẽ liên hệ luôn vơi Nga để thay hệ vũ khí trên đó từ hệ âu mỹ sang hệ nga, còn rada thì giữ lại.
    Em đảm bảo rẻ hơn mua 1 con ghẻ mới ạ.
    DLV47 thích bài này.
  3. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Nước vô hết rồi bán đồng nát thôi bác à, thiết bị điện tử của Mỹ Âu là dễ ăn nước nhất, cái vỏ nhẹ ko phù hợp với chuẩn vũ khí Nga vốn nặng nề hơn, thiết bị điện tử giây nhợ các kiểu nó thiết kế phù hợp với chuẩn NATO rồi, đấu nối, nhét ko vừa đi ngầm đâu, để lộ thiên thì mất thẩm mỹ con tàu, lại gây nguy hiểm
  4. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Dạ, ai ngờ nó dể bị hỏng thể hả cụ. Em tưởng loại của quân đội phải ngâm nc vài năm nó mới hỏng chứ.
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    vũ khí này họ ko những ko cần tận thu, mà nếu có bán thì họ còn chọn công ty và yêu cầu phải phá dỡ
    nhưng thực tế nhất là họ sẽ trục vớt và mông má lại, tệ quá thì sử dụng làm tàu mục tiêu, hoặc viện trợ cho 1 nước đồng minh
  6. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Đồ NATO rất mỏng manh như gái 18 bạn à, chỉ cần 1 con tàu hàng chạm nhẹ thôi cũng đã chìm nghỉm rồi, vì chúng thiết kế mỏng để giảm RCS, nhưng bù lại thì dễ chết , thậm chí sóng lớn đánh cũng lật tàu

    Nhưng cái quan trọng là công nghệ Aegis trên đó là của Mỹ, quá nổ quá chém gió, đã quá nhiều lần công nghệ Aegis hoặc công nghệ hải quân Mỹ gặp sự cố tai hại tới sinh mạng con người, nên nói như bạn lấy công nghệ Mỹ cũng chẳng để làm gì

    Đây là danh sách 1 số tàu chiến công nghệ Mỹ ghi nhận bị tai nạn những năm gần đây

    Va chạm giữa tàu chiến và tàu dân sinh hiếm xảy ra nhưng lịch sử đã chứng kiến một số vụ đụng độ gây thương vong, đặc biệt là tại Nhật Bản.

    Hôm 17/6, tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ va chạm với một tàu chở hàng của Philippines trên biển Nhật Bản, khiến ít nhất 7 thủy thủ mất tích. Tàu chiến Mỹ bị hư hại ở phía trên mạn phải, nước tràn vào và không thể tiếp tục tự vận hành.

    Trong quá khứ, việc tàu chiến va chạm với tàu buôn hay tàu đánh cá đã được ghi nhận nhiều lần.

    Ngày 18/2/2008, tàu khu trục Atago 7.750 tấn của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) va chạm với một tàu đánh cá ngừ ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba. Tai nạn khiến tàu đánh cá bị vỡ làm đôi và hai cha con ngư dân thiệt mạng.

    [​IMG]
    Tàu khu trục Atago của Nhật (trên cùng) đâm vỡ tàu đánh cá (phần nhỏ màu đỏ) khiến 2 ngư dân thiệt mạng vào năm 2008. Ảnh: Reuters.

    Atago là một trong vài tàu chiến của Nhật Bản được trang bị hệ thống theo dõi radar Aegis tân tiến. Tai nạn xảy ra khi tàu đang trên đường trở về căn cứ ở Yokosuka sau khi tham gia huấn luyện ở Hawaii.

    Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Shigeru Ishiba nói đây là sự cố "vô cùng đáng tiếc". Theo Kyodo, đây là tai nạn nghiêm trọng nhất giữa tàu chiến và tàu dân sinh tại Nhật Bản kể từ năm 1988, khi một tàu ngầm va chạm với một tàu đánh cá ở vịnh Tokyo khiến 30 người chết.

    Cùng với những ồn ào xung quanh bê bối làm lộ thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Nhật trước đó, vụ việc khiến công chúng nước này giận dữ. Lãnh đạo JMSDF Eiji Yoshikawa bị cách chức, 87 quan chức quốc phòng nhận các mức phạt khác nhau trong khi Bộ trưởng Ishiba phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức.

    Tháng 10/2009, sự cố lại xảy ra với JMSDF khi tàu khu trục Kurama tông vào tàu container Carina Star của Hàn Quốc tại eo biển Kanmon, khiến cả 2 bốc cháy. 3 trong 360 thủy thủ của tàu Kurama bị thương còn 16 người trên tàu Hàn Quốc đều an toàn.

    [​IMG]
    Tàu khu trục Kurama của Nhật bị thủng bốc cháy sau khi va chạm với một tàu container Hàn Quốc vào năm 2009. Ảnh: Reuters.

    Tàu khu trục 4.500 tấn bị thủng một lỗ lớn ở mũi tàu và bốc cháy. Lính cứu hỏa mất nhiều giờ mới dập tắt được ngọn lửa mà Daily Mail mô tả như cảnh trong "Hỏa ngục". Giao thông hàng hải qua khu vực bị gián đoạn sau tai nạn.

    Đến năm 2014, hai ngư dân Nhật Bản thiệt mạng sau khi tàu của họ va chạm với tàu đổ bộ chở tăng Osumi của JMSDF ở biển Seto. Theo Japan Times, 4 người trên tàu cá đều bị hất văng xuống biển nhưng chỉ 2 người may mắn sống sót.

    Tháng 5/2017, tàu USS Lake Champlain của Hải quân Mỹ va chạm với một tàu đánh cá của Hàn Quốc ở vùng biển châu Á nhưng không gây thiệt hại lớn. Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga vẫn tự di chuyển được sau cú đâm.

    [​IMG]

    https://news.zing.vn/nhung-vu-va-cham-giua-tau-chien-va-tau-dan-su-trong-lich-su-post755560.html


    [​IMG]

    USS Benfold (DDG-65) va chạm với tàu kéo Nhật Bản

    Vụ tai nạn xảy ra ngày 19/11/2017 giữa khu trục hạm tên lửa USS Benfold (DDG-65) và tàu kéo thương mại của Nhật Bản ở Vịnh Sagami có lẽ là vụ tai nạn đánh dấu 1 năm đen đủi của loạt khu trục hạm tên lửa trong Hạm đội 7 Hải quân Mỹ.

    https://baomoi.com/nhung-su-co-dang-xau-ho-cua-ham-doi-7-hai-quan-my-nam-2017/c/24469080.epi


    Chưa đầy 1 năm 4 tàu chiến của Mỹ liên tục bị tai nạn chết người, bị loại khỏi vòng chiến tới 4 chiếc mà phi chiến đấu

    [​IMG]

    Ghi chú: Tàu Kurama của Nhật cũng sử dụng công nghệ Mỹ trên đó
    Lần cập nhật cuối: 07/12/2018
  7. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Mình không nghi ngờ
    Nhưng mình cảm thấy tụi Mỹ hay EU nó có bệnh tự cao tự đại. Mặc định là các tàu khác phải tránh xa nó chứ nó ko việc j phải tránh họ.

    M ình nghe câu về chuyện tàu quân sự mỹ và ngọn hải đăng nên nghỉ là do họ quá cho mình là cao thượng.
  8. DLV47

    DLV47 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    30
    Mình ko quan tâm, còn chuyện tàu chiến Mỹ bị tông chết người là có, KTQS phải nói cho rõ chính xác, đầy đủ dẫn chứng. Mình là con người như vậy ko như bọn rồ Mỹ chỉ biết chửi bới spam bịa đặt

    Ko có mình thì chắc độc giả cũng chả biết chỉ trong chưa tới 2 năm đã có hơn 4 tàu chiến Mỹ bị tai nạn chứ ko phải chỉ có 2 con, bọn rồ Mỹ trong này giấu như mèo giâu shjt á mà, mà có khi tụi nó cũng chả biết còn ko biết tên loại tàu chứ đừng nói là biết gì
  9. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Hàng Tàu vẫn nổi tiếng chất lượng hơn hàng tư bổn mà bạn :P @trquanghoan
  10. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Tàu thì chất lượng luôn cao nhất đấy.
    Tàu sân bay cũ nó làm cho mới tinh.
    Tàu ngầm thì chất lượng luôn cao ngất trời, nên ae trong tàu bị ngất là bình thường.
    Tàu ngầm mà bị tàu cá phát hiện được thì chứng tỏ nó ngon nhất, chuyện tàu ngầm mà ồn ào nhất là bình thường vì tăng tính hiện diện tại khu vực, để cảnh báo tụi kia tao đã có mặt tại đây.


    Navantia của TBN đang bị cái dớp nên mấy QG khác yêu cầu giải trình về khả năng chống úng.
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này