1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    [Nhận định] The Diplomat: 3 lý do TT Trump sẽ thua trong cuộc chiến thương mại
    Quote:
    Cuộc chiến thương mại mà chính quyền Trump khơi mào có thể trả lại vị tổng thống Mỹ một thất bại cay đắng, chuyên gia về Trung Quốc viết trên The Diplomat.

    Fatih Oktay, tác giả cuốn sách: China: Rise of a New World Power and Changing Global Balances, cho rằng cả lời nói lẫn hành động của chính quyền Tổng thống Donald Trump đều chỉ ra khả năng gia tăng của một cuộc chiến kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Để nắm cơ hội trong trận chiến này, chính quyền Trump cần củng cố được liên minh với sự ủng hộ của các nước khác. Tuy nhiên có vẻ điều đó rất khó xảy ra bởi ba lý do: đòn bẩy kinh tế của Mỹ không đủ mạnh; lợi ích quốc gia của phần còn lại trên thế giới không phù hợp với cách sắp xếp từ phía ông Trump; và Mỹ đang không có “lợi thế so sánh” xét về mặt tài nguyên.

    Trung Quốc không chịu nhiều thiệt hại

    Việc tăng thuế quan không có quá nhiều tiềm năng để phá vỡ Trung Quốc. Ngày nay, xuất khẩu chiếm khoảng 1/5 GDP quốc gia này, trong đó, tỷ lệ xuất sang Mỹ rơi vào tầm 18% tổng xuất khẩu. Giá trị gia tăng nội địa của Trung Quốc khoảng 70%.

    Nhìn như vậy để thấy xuất khẩu Mỹ chỉ đâu đó chừng 2,5% GDP Trung Quốc. Với mức phụ thuộc khá thấp như vậy, tác động của việc tăng thuế lên nền kinh tế Trung Quốc sẽ không khó để quản lý bằng chính sách tiền tệ và tài chính.

    Sự ảnh hưởng có thể được phóng đại thông qua những thay đổi trong kỳ vọng dẫn đến giảm tiêu dùng và chi tiêu đầu tư. Hoặc điều này có thể gây nên khủng hoảng trong nền kinh tế có đòn bẫy cao. Nhưng nhìn lại những trường hợp trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc vẫn có khả năng kiềm chế các rủi ro này lại.

    Với những mức thuế mới này, chính quyền của Tổng thống Trump có thể nhắm đến việc thay đổi cấu trúc liên kết giữa các chuỗi cung ứng, nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất chú trọng xuất khẩu di chuyển cơ sở từ Trung Quốc sang Mỹ. Tuy nhiên, việc thay đổi địa điểm này có vẻ như rất hạn chế, cũng như rất khó để chuyển đến Mỹ.

    [​IMG]

    Rất khó để thay đổi vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng quốc tế. Ảnh: AP.

    Theo những CEO của Apple, vị trí mà Trung Quốc có được trong chuỗi cung ứng quốc tế dựa vào trình độ, quy mô lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng vật chất phát triển, và hệ sinh thái sản ********* vi, chứ không phải chỉ vì nhân công giá rẻ. Đây là những sản phẩm mang tầm vóc, văn hóa và con đường phát triển kinh tế cụ thể của quốc gia. Chúng có thể không phù hợp với những nước khác trong ngắn hạn.

    Do đó, việc dịch chuyển này có thể bị giới hạn ở các giá trị gia tăng thấp, các sản phẩm thâm hụt lao động, các quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu lắp ráp cuối cùng.

    Bên cạnh đó, việc di dời sẽ được hướng đến những nền kinh tế láng giềng hơn là quay về Mỹ. Trên thực tế, các công ty trong và ngoài Trung Quốc đã thực hiện điều này trong vài năm trở lại đây, dưới sự ủng hộ, khuyến khích từ chính sách lương tối thiểu của chính phủ.

    Cắt nguồn cung công nghệ Mỹ, như trường hợp của ZTE và Phúc Kiến Kim Hoa (Fujian Jinhua), cũng sẽ không phương hại nặng nề đến quốc gia đông dân nhất thế giới. Về lâu dài, nó đẩy nhanh quá trình bắt kịp công nghệ của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, nước này có thể sắp xếp lại các nguồn lực công nghệ của mình để giảm thiểu tác động.

    [​IMG]

    Mỹ cấm xuất khẩu chip với Phúc Kiến Kim Hoa. Ảnh: New York Times.

    ZTE phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ Mỹ nhưng Huawei thì không. Huawei đang tự thiết kế các con chip riêng cho mình. Và ZTE một lần nữa nên đóng vai chính trong cuộc tranh luận về hạn chế công nghệ. Sáp nhập có thể là phương án.

    Quan trọng hơn, Trung Quốc có thể lấy nguồn cung công nghệ từ những nơi khác. Mất đi các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới tại Mỹ có thể là tổn thất lớn đối với Phúc Kiến Kim Hoa. Nhưng mặt khác, các đơn vị này có thể khai thác được từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay thậm chí từ một số nguồn cung quốc nội.

    "Gậy ông đập lưng ông"

    Không những kém hiệu quả, các chính sách này còn gây tốn kém cho Mỹ. Ngoài việc trả đũa Trung Quốc, việc tăng thuế sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình, và thấp tại Mỹ. Bên cạnh đó, nó còn khiến suy giảm khả năng cạnh tranh chi phí của các ngành công nghiệp nơi đây do giá đầu vào sản xuất lên cao.

    Ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ bán dẫn chỉ thêm cản trở các nhà sản xuất Mỹ đến với thị trường số một toàn cầu, đồng thời còn kiến tạo thêm điều kiện cho đối thủ từ những quốc gia khác. Với cấu trúc chi phí lợi ích ảm đạm như vậy, những chính sách đó ít khả năng mang lại thành quả.

    Cơ hội thành công sẽ tăng lên nếu chính quyền Trump có thể đưa các nước khác về phe mình, nhất là những nền kinh tế tiên tiến. Ảnh hưởng của việc tăng thuế quan cùng các rào cản thương mại đối với Trung Quốc sẽ tỷ lệ thuận với độ lớn của “phe đồng minh”. Ông Tập Cận Bình cũng sẽ quan ngại về hạn chế công nghệ nếu các quốc gia chuyên cung cấp mặt hàng này tham gia cùng Mỹ.

    [​IMG]

    Để chiến thắng, Mỹ phải lôi kéo thêm "đồng minh". Ảnh: Financial Times.

    Ba lý do sẽ khiến ông Trump thất bại

    Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump dường như sẽ gặp rất nhiều khó khăn để lôi kéo thành viên cho “liên minh” này, vì những lý do dưới đây.

    Đầu tiên, đòn bẩy chủ đạo mà chính quyền Trump sử dụng để thu hút đồng minh là quy mô thị trường Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường Trung Quốc đã mở rộng hơn đáng kể với nhiều sản phẩm, từ xe hơi cho đến tạp hóa, và được dự tính sẽ bao phủ mọi thứ.

    Mặc dù tồn tại một số hạn chế nhất định đến hàng hóa cùng một vài dịch vụ, hầu hết thị trường Trung Quốc khá cởi mở. Vì thế cho nên các nước phát triển đã tận dụng triệt để lợi thế thông qua sản xuất và xuất khẩu tại đây. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ các nền kinh tế tiên tiến, sản xuất cho thị trường nội địa (bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan), chiếm hơn 15% lợi nhuận ngành trong nước. Khoảng ¼ tổng lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc lấy được từ những tập đoàn ngoại quốc.

    Thực tiễn chứng minh, phân khúc cao cấp đem lại lợi nhuận nhiều nhất trên thị trường Trung Quốc hiện nay đến từ các mặt hàng tiêu dùng thuộc những công ty của các quốc gia phát triển. Các nhà sản xuất trong nước, ngược lại, nắm giữ phân khúc thấp hơn. Do đó, không dễ để những nền kinh tế tiên tiến chuyển đổi thị trường quy mô tỷ dân này sang thị trường Mỹ.

    [​IMG]

    Thị trường Trung Quốc được đánh giá là khá cởi mở. Ảnh: CNN.

    Thứ hai, mặc dù một số quốc gia cùng sẻ chia với ông Trump mối quan ngại về Trung Quốc, nhưng dường những nỗi lo đó không đủ lớn để đặt cược rủi ro kinh tế - chính trị vào một trận chiến.

    Một Trung Quốc thiệt hại nặng nề trong cuộc xung đột này sẽ không đem lại lợi ích quốc gia đến nhiều nước. Và đối với họ, rủi ro với Trung Quốc cũng tương tự như rủi ro với chính sách “nước Mỹ trước tiên” (America First).

    Nhiều nền kinh tế mới nổi phù hợp với kế hoạch “Made in China 2025” hoặc Giấc mộng Trung Hoa (Chinese Dream), và ít có khả năng trở thành đối thủ của sự phát triển kinh tế do chính phủ lãnh đạo. Vì vậy, đa số các quốc gia trên thế giới sẽ không tham gia tích cực vào cuộc xung đột này. Thay vào đó, họ định hình chính sách cả hai bên nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất cho tổ quốc cũng như duy trì trạng thái cân bằng quyền lực Mỹ - Trung.

    Cuối cùng, với Sáng kiến Vành đai và Con đường cùng những kế hoạch tương tự, Trung Quốc đóng vai trò nguồn đầu tư tài chính quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, tác động đến chính sách quốc tế của những quốc gia đó. Tổng thống Trump không có nguồn lực để đấu lại với Chủ tịch Tập Cận Bình ở sân chơi này.

    [​IMG]

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Vành đai và Con đường. Ảnh: Nikkei.

    So sánh trong năm 2017, GDP của Mỹ trong các điều khoản về sức mua tương đương là 19,4 nghìn tỷ USD, tương ứng tỷ lệ tiết kiệm chính phủ khoảng 18%. Trong khi đó, thống kê ở Trung Quốc ra kết quả lần lượt là 23,3 nghìn tỷ USD và 48%. Do vậy, số tiền mà Trung Quốc có thể chi cho các dự án chiến lược trong nước lẫn quốc tế lớn hơn rất nhiều (11 nghìn tỷ USD so với 3,5 nghìn tỷ USD).

    Với những yếu tố trên, chính quyền Trump không có tiềm năng để thắng trong cuộc chiến kinh tế chống lại Trung Quốc.

    Vị chuyên gia cảnh báo không nên coi thường việc này. Một cuộc chiến như vậy sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới. Nó nhiều khả năng biến thành một dạng xung đột nghiêm trọng hơn. Đã đến lúc phải suy nghĩ sâu xa, vượt bậc về các quy tắc ứng xử và quản trị cho một thế giới mang đặc trưng của những quyền lực kinh tế mới, không chỉ bởi Trung Quốc mà còn bởi Ấn Độ và các quốc gia khác.


    Minh Đức
    https://news.zing.vn/the-diplomat-3...a-trong-cuoc-chien-thuong-mai-post896465.html
  2. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Vậy là món trấn yểm của Tàu bẩn ở sân Mỹ Đình đã bị tháo dỡ. Âm mưu trấn yểm của Tàu thất bại trước đà đi lên của Việt Nam!
  3. NicoLaRigoni

    NicoLaRigoni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    131
    Tàu là trùm phong thủy nó phá mình từ lúc Cao Biền đến nay
  4. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Sin - Mã tranh chấp vùng biển ....

  5. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Mỹ, Anh, Úc báo động nguy cơ 'nghiêm trọng' từ tình báo kinh tế Trung Quốc

    Hãng Reuters ngày 21.12 đưa tin Mỹ, Anh, Úc và New Zealand cùng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trộm bí mật kinh tế và sở hữu trí tuệ, đồng thời Mỹ truy tố 2 nhân viên tình báo Trung Quốc trộm thông tin mật của nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp của nước này.

    Tin tặc Trung Quốc bị tố đánh cắp thư tín ngoại giao EU
    Các công tố viên ở Mỹ truy tố Chúc Hóa và Trương Kiến Quốc về hành vi tấn công mạng vào Hải quân, Cơ quan Hàng không vũ trụ (NASA), Bộ Năng lượng và hàng chục công ty tại 12 nước. Các vụ tấn công nhằm vào bí mật kinh tế và sở hữu trí tuệ nhằm giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh thiếu công bằng.
    Anh, Úc và New Zealand lên tiếng cùng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về “chiến dịch toàn cầu” nhằm trộm thông tin sở hữu trí tuệ trên mạng, cho thấy nhiều nước đang phối hợp đối phó với hành vi này.
    “Không quốc gia nào lại là mối đe dọa lớn và nghiêm trọng hơn đối với kinh tế và hạ tầng mạng của chúng tôi hơn Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc là thay thế Mỹ để trở thành cường quốc đứng đầu, và họ dùng các phương thức phi pháp để đạt được điều đó”, giám đốc FBI Christopher Wray cáo buộc.
    Các nguồn tin tiết lộ những vụ tấn công đã xâm nhập vào hệ thống mạng của tập đoàn Hewlett Packard (HP) và IBM, và thông qua đó tấn công vào máy tính của khách hàng. HP không đưa ra bình luận trong khi IBM cho biết không có chứng cứ về việc dữ liệu nhạy cảm bị truy cập trái phép.
    TIN LIÊN QUAN

    Trong khi đó, các công tố viên cho biết hai bị cáo Chúc và Trương làm việc cho cơ quan tình báo thuộc Bộ Công an. Theo đó, hai nhân viên này thuộc nhóm tin tặc APT 10 và còn làm việc cho công ty khoa học và công nghệ Huaying Haitai ở Thiên Tân.
    NASA cho biết các hoạt động của công ty chưa bị ảnh hưởng và đã hành động tức thời đối với các máy chủ bị ảnh hưởng. Cũng trong ngày 21.12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các thông tin trên và kêu gọi Washington rút lại các cáo buộc.
  6. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388

    21/12/2018 08:19

    (NLĐO) - Bộ Tư pháp Mỹ hôm 20-12 truy tố hai tin tặc Trung Quốc tấn công mạng toàn cầu để đánh cắp bí mật kinh doanh trong khuôn khổ chiến dịch bị cho là do chính phủ Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo.

    Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein cho biết hai tin tặc này - thành viên của một nhóm được gọi là Advanced Persistent Threat 10 (APT 10) - đã phối hợp với cơ quan an ninh Trung Quốc đánh cắp thông tin từ hơn 45 công ty ở Mỹ.

    Theo đài BBC, cả hai người này chưa bị bắt.

    Hai tin tặc được xác định là Zhu Hua và Zhang Shilong làm việc cho một công ty có tên Huaying Haitai và liên kết với Bộ An ninh Trung Quốc.

    Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết từ năm 2006 - 2018, cả hai đã đột nhập vào hệ thống máy tính với mục đích đánh cắp tài sản trí tuệ, thông tin kinh doanh và công nghệ bí mật từ ít nhất 45 công ty thương mại và công nghệ quốc phòng tại ít nhất 12 bang của Mỹ.

    [​IMG]
    FBI ra lệnh truy nã hai tin tặc Trung Quốc. Ảnh: FBI

    Ông Rosenstein cho biết Mỹ đã phối hợp hoạt động với 11 quốc gia khác cũng bị tấn công gồm: Brazil, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Anh.

    Theo cáo trạng, tin tặc cũng nhắm vào các thành viên quân đội Mỹ, đánh cắp dữ liệu quan trọng của hải quân, bao gồm tên, số an sinh xã hội, ngày sinh, thông tin lương, số điện thoại cá nhân và địa chỉ email của hơn 100.000 nhân viên hải quân.

    Mỹ và Anh đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận liên quan đến gián điệp thương mại.

    Thứ trưởng Tư pháp Rosenstein phát biểu trong cuộc họp báo: "Đây hoàn toàn là hành vi gian lận và trộm cắp, nó mang lại lợi thế cho Trung Quốc bằng thiệt hại của các doanh nghiệp và những quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế để đổi lấy đặc quyền tham gia hệ thống kinh tế toàn cầu".

    Ông Rosenstein nói thêm chính phủ Trung Quốc không thể giả vờ rằng họ không biết về chiến dịch đánh cắp các bí mật kinh doanh và gọi hành động này là "xâm lược kinh tế". "Chúng tôi biết Trung Quốc đang làm gì, chúng tôi biết tại sao họ lại làm như vậy và trong một số trường hợp, chúng tôi biết ai đang thực hiện điều đó" – ông Rosenstein nhấn mạnh.


    Bộ An ninh Nội địa cùng ngày cho biết họ sẽ tạo một trang web mới để hỗ trợ các công ty Mỹ có thể bị ảnh hưởng.

    Tại cuộc họp quốc hội hồi đầu tháng này, các quan chức thực thi pháp luật cấp cao đã gọi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt, chỉ ra các âm mưu tấn công mạng do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn như các cuộc tấn công mạng và gián điệp công nghiệp của APT10 gây thiệt hại cho Mỹ khoảng 225 tỉ USD mỗi năm .
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Nó lại bày cách ép TQ thêm 225 tỷ mỗi năm
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc Thu Tóm Biển Đông

    Tác giả: Brahma Chellaney

    14-12-2018

    Lời người dịch: Trung Quốc đã biến Biển Đông thành ao nhà khi họ tuyên bố 1.3 triệu dặm vuông ở Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc, một yêu sách ngụy tạo. Trung Quốc đã cắm cờ, cải tạo đất, xây tiền đồn ở các đảo, các bãi cạn và sẽ còn tiếp tục bành trướng khu vực, nơi không còn là “Á Châu-Thái Bình Dương”, mà nay trở thành “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, một chiến lược mới song hành với Sáng kiến Vành đai và Con đường.

    Sự ổn định của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, kể cả bờ biển phía Tây châu Phi và Nam Phi sẽ do Trung Quốc khống chế. Kết quả này là do một đối sách mềm yếu của Mỹ dưới thời Obama, thiếu tinh thần đoàn kết của khối ASEAN và nô lệ tự nguyện của Việt Nam, đặc biệt nhất là Philipinnes đã không tận dụng ưu thế pháp lý của phe thắng cuộc trong tranh chấp.

    Hoa kỳ không có tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Biển Đông, nhưng phải đối phó vấn đề quyền tự do hải hành cho việc thương mại toàn cầu, một lợi ích quan trọng về chiến lược. Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc còn đang tiếp diễn, nên giải pháp Biển Đông của chính quyền Donald Trump được giải quyết hoàn toàn độc lập hay có ảnh hưởng hổ tương, đó chỉ là một giả thiết.

    Thực tế cho thấy là trong năm qua, Hoa Kỳ đã có đối đầu trực tiếp với Trung Quốc ở Biển Đông. Hoa Kỳ đã có 9 đợt tuần tra tự do hàng hải để thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Tháng 9 vừa qua, tàu chiến của hai phe suýt va chạm nhau.

    Rồi sẽ ra sao trong năm 2019? Một cuộc hải chiến của Hoa Kỳ với Trung Quốc có thể bùng nổ trên Biển Đông không? Mọi suy đoán đều thiếu cơ sở khi có quá nhiều yếu tố liên quan đầy bất trắc chung quanh: tranh chấp mới qua vụ Hoa Vi, triệt thoái khỏi Syria và Afghanistan, với tính khí bất thường cùa Donald Trump và chính sách bất toàn của Mỹ, khó ai lường đoán hồi kết cuộc.

    Một giải pháp êm đẹp nhất là khi chiến tranh thương mại tạm ổn định và thiện chí hiếu hoà của hai bên có thể xác định, tình huống đe dọa trực tiếp về an ninh và tự do hàng hải quốc tế ít được quan tâm và cũng không buộc Mỹ phải phản ứng mạnh bằng quân sự. Do đó, hai phe có thể ngăn chặn xung đột bùng nổ trên Biển Đông. Ngược lại, chuyện không muốn sẽ đến.

    Còn Việt Nam? Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Biển Đông trong cục diện mới và đối sách của Việt Nam”. Nhưng một giải pháp thu hồi các biển đảo bị Trung Quốc chiếm là ảo ảnh. Lãnh đạo Việt Nam cho rằng, thế hệ mai sau sẽ giải quyết chuyện đã rồi của lịch sử do họ gây ra, một quyết định của Đảng mà Học viện phải tuân thủ.


    ***

    Trong năm năm qua, Trung Quốc đã biến các yêu sách vể Biển Đông do giả tạo lịch sử của mình thành hiện thực và đạt được thành qủa về mặt chiến lược vượt xa hơn bờ biển. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không để cho kết quả đó thành chuyện tình cờ.

    Đã năm năm qua kể từ khi Trung Quốc khởi xướng cải tạo vùng đất chính ở Biển Đông và đã thay đổi hiện trạng lãnh thổ có lợi cho mình – mà không gặp phải bất kỳ phản ứng chống trả nào của quốc tế. Lễ kỷ niệm khởi công xây dựng hòn đảo nhấn mạnh về một nền địa chính trị bị biến đổi trong một hành lang chủ yếu của một trật tự quốc tế về hàng hải.

    Vào tháng 12 năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã đưa tàu nạo vét Thiên Kinh khổng lồ vào phục vụ tại rạn san hô Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, cách xa lục địa Trung Quốc. Trường Sa nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, tận dụng khi lực lượng của Mỹ rời khỏi Nam Việt Nam. Năm 1988, rạn san hô là cảnh quan của một cuộc tấn công của Trung Quốc đã giết chết 72 thủy thủ người Việt Nam và đánh chìm hai tàu của họ.

    Công việc của tàu nạo vét là phân mảnh các trầm tích dưới đáy biển và đưa nó vào trên một rạn san hô cho đến khi thành hình một hòn đảo nhân tạo thấp trũng. Với hệ thống hoạt động theo động lực riêng và khả năng khai thác trầm tích với tốc độ 4.530 khối mét vuông (5.924 cubic yards) mỗi giờ, Thiên Kinh tự hào đã thực hiện công việc rất nhanh, tạo ra 11 ha đất mới, bao gồm cả một bến cảng, trong thời gian chưa đầy bốn tháng. Trong khi đó, Trung Quốc có một chiến hạm tuần tra.

    Kể từ đó, Trung Quốc đã xây dựng thêm sáu hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông và liên tục mở rộng cơ sở quân sự tại khu vực có tầm vóc chiến lược quan trọng này, đường hàng hải cho một phần ba thương mại toàn cầu đi qua. Trung Quốc xây dựng các cơ sở cảng, tòa nhà quân sự, lắp đặt đài kiểm soát radar, các nơi trú ẩn cho hoả tiển, kho tiếp vận rộng lớn cho nhiên liệu, nước và đạn dược, và thậm chí cả phi đạo và nhà chứa máy bay trên các đảo nhân tạo. Để củng cố vị thế hơn nữa, Trung Quốc đã vũ trang mạnh mẽ các nơi lân cận đình chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

    Do đó, Trung Quốc đã biến các yêu sách về Biển Đông do giả tạo lịch sử thành hiện thực và đạt được ý nghĩa sâu xa về mặt chiến lược, bất chấp phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài quốc tế vô hiệu hóa các yêu sách đó. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như có ý định chứng minh câu ngạn ngữ cổ rằng “sở hữu là chín phần mười của luật pháp“. Và dường như thế giới đang để yên cho họ chiếm.

    Người Trung Quốc đã không để cho kết quả đó thành chuyện tình cờ. Trước khi bắt đầu xây dựng các hòn đảo của mình ở Biển Đông, họ đã dành vài tháng để thử nghiệm xem có thể có các phản ứng của Hoa Kỳ thông qua các động thái tượng trưng không. Đầu tiên, vào tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đã chiếm giữ Bãi cạn Scarborough còn đang tranh chấp với Philippines, mà quốc tế không có một phản ứng hữu hình nào.

    Gần như ngay lập tức, Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc – hiện đang chế tạo hàng không mẩu hạm thứ ba của Trung Quốc – đã xuất bản trên trang mạng bản phác thảo cho các đảo nhân tạo trên đỉnh các rạn san hô, bao gồm các bản vẽ các cấu trúc của các công trình xác định chương trình xây dựng Trường Sa của Trung Quốc. Nhưng các bản phác thảo đã nhận được rất ít thông báo ghi nhận của quốc tế, và đã sớm bị xóa khỏi trang mạng, mặc dù sau đó các bản này đã lưu hành trên một số trang mạng tin tức của Trung Quốc.

    Vào tháng 9 năm 2013, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tiếp theo: họ đã gửi tàu nạo vét Thiên Kinh đến rạn san hô Châu Viên, nơi họ ở lưu lại trong ba tuần mà không bắt đầu cải tạo đất. Các hình ảnh vệ tinh khả dụng trên thị trường sau đó cho thấy là một tàu nạo vét tại Đá Chữ Thập, một rạn san hô khác, làm việc lần nữa, nhưng rất ít. Một lần nữa, Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Barack Obama, đã không đẩy lùi, thúc đẩy cho Trung Quốc bắt đầu dự án xây dựng đảo đầu tiên của mình tại Đá Gạc Ma.

    Nói tóm lại, khi Trung Quốc tiếp tục xây dựng và quân sự hóa các đảo, họ đã thực hiện một cách hoàn chỉnh, dần dần tăng cường các hoạt động trong khi theo dõi phản ứng của Mỹ. Hai năm cuối cùng của tổng thống Obama được đánh dấu bằng việc Trung Quốc xây dựng cuồng nhiệt.

    Tất cả những điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đại dương trong khu vực. Trung Quốc đã phá hủy các rạn san hô để sử dụng làm nền cho các đảo cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài sinh vật của đại dương, cũng như cung cấp ấu trùng cho các loài thủy sản quan trọng của Châu Á. Thêm vào đó là dòng chảy tẩm hóa chất từ các đảo nhân tạo mới và các hoạt động của Trung Quốc đang tàn phá các hệ sinh thái Biển Đông.

    Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng cuối cùng của Obama, đã chỉ trích nhà lãnh đạo của mình về phương sách mềm yếu đối với Trung Quốc. Trong một bài tiểu luận phát hành gần đây, Carter đã viết rằng Obama đã lầm lạc bằng cách phân tích của chính mình, đã nghi ngờ khi cứu xét “những khuyến nghị của tôi và những người khác về thách thức gây hấn hơn trước các yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc và các hành vi phản tác dụng khác.“ Carters nói, trong khi đó Obama mang viễn kiến của Trung Quốc trong sự sắp xếp với Mỹ theo khuôn khổ của G2.

    Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump, đang đối phó với các hậu quả của sách lược Obama. Trump muốn thực hiện một viễn kiến về một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Nó là sự kế thừa cho chính sách chuyển trục về châu Á của Obama.

    Nhưng, từ những địa thế mới được xây dựng ở Biển Đông, Trung Quốc có vị trí tốt hơn không chỉ để duy trì các cuộc tuần tra trên không và trên biển trong khu vực, mà còn thúc đẩy chiến lược dự phóng về điện qua Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Làm thế nào có thể có bất kỳ hy vọng nào về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, khi hành lang quan trọng nối liền các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương đang ngày càng bị chế ngự bởi chế độ chuyên chế lớn nhất thế giới?

    Lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc, một chiến thắng của cường quốc thô bạo xem thường luật pháp, phơi bày tính cách tổn thương của một trật tự thế giới tự do hiện tại. Các gánh nặng về môi trường và địa chính trị có thể sẽ tăng lên, gây ra chi phí lớn lao cho các quốc gia khu vực và định hình lại các mới quan hệ hàng hải quốc tế.

    ***

    Brahma Chellaney: Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Nghiên cứu Chính sách, New Delhi, Học viện Robert Bosch, Berlin, tác giả của chín cuốn sách, kể cả Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

    Nguyên tác: China’s South China Sea Grab
  9. abcef

    abcef Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    16
    tàu ngầm nó vào tận lãnh hải VN bắn đạn thật vậy mà trên này vẫn có nhiều thằng thủ dâm bảo ko có gì xảy ra, còn bảo thu giữ được quả đạn giả kia là chiến thắng mới vl
  10. kimdungmk2

    kimdungmk2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2017
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    892
    thấy nó vào tận lãnh hải VN bắn luôn à , tài thế ? nhìn hình biết ngay đạn thật luôn à , tài thế? :o:-w có lắm quái nhân xem ảnh qua mạng vẫn biết được tường tận như này thì lo gì VN ko sớm thành siu cường nhể ;))
    tttoan thích bài này.

Chia sẻ trang này