1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THUẬT NGỮ MỚI VỀ NGỮ HỌC

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi Tran_Thang, 02/12/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    NGUYÊN HIỆU HAY NGUYÊN PHẦN?

    Chợt nhớ đến Tâm Lý Học Dạng Hình (Gestalt psychology), mình lại nghĩ ra một từ nữa, đó là "nguyên phần". Như vậy cái từ mình nghĩ ra phải thỏa 3 phương diện và đó chính là tính "hợp lý" của hệ thống tiếng Việt. À, còn một ý nữa, là những gì chưa định hình rõ rệt trong tư duy người Việt thì họ thường dùng từ "cái" ("cái biểu đạt", "cái được biểu đạt", "cái toàn thể"....).

    - I propose to retain the word sign to designate the whole and to replace concept and sound-image respectively by signified and signifier (F. de Saussure).
    - Whole language.
    - The whole is something else than the sum of its parts (Kurt Koffka).

    Vậy thì ta phải chuyển ngữ sao cho cả ba ý trên đều có sự "hợp lý" trong hệ thống tiếng Việt?

    Có lẽ nên dùng từ "nguyên phần".

    - Tôi đề xuất giữ lại từ dấu-hiệu để chỉ nguyên phần và thay thế khái-niệm và khuôn-âm lần lượt bằng thụ-hiệu và kí-hiệu (Saussure).
    - Ngữ nguyên.
    - Nguyên phần là...cái gì đó khác hơn tổng thành phần của nó (Kurt Koffka).

    Liên quan đến Tâm Lý Dạng Hình có luật "Law of Good Gestalt", tôi thấy tiếng Việt có câu "nhất dáng, nhì da, tam diện" đã diễn đạt rất đúng luật này. Vậy xin gọi luật này là Luật Nhất Dáng.

    [​IMG]
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    KHUÔN ÂM HAY TRIỆN ÂM?

    Sáng chủ nhật giở thư pháp ra đọc chợt thấy chữ Triện lại chợt nảy ra ý nghĩ: dấu triện (nay gọi chung là "con dấu") thể hiện đúng ý của Saussure về "sound-image" (hay "sound-pattern") mà tôi gọi là "khuôn-âm". Sao ta không gọi "sound-image" là "triện-âm" nhỉ?

    "A linguistic sign is not a link between a thing and a name, but between a concept and a sound pattern. The sound pattern is not actually a sound; for a sound is something physical. A sound pattern is the hearer's psychological impression of a sound, as given to him by the evidence of his senses" (Semiotics for Beginners).

    Tạm dịch:

    Ngữ-hiệu không phải là mối nối giữa một vật và một cái tên, mà là giữa khái niệm và một triện-âm. Triện-âm không thực sự là một âm thanh; vì âm thanh thuộc vật chất. Triện-âm là ấn tượng tâm lý về một âm thanh của người nghe, có được bởi dấu ấn trong giác quan người đó.

    Vậy từ nay tôi sẽ dùng từ "triện-âm" thay cho "khuôn-âm".

    Nhiều người thi nhau lí giải hệ thức Einstein E= MCC nhưng không thấy ai lý giải tường tận định đề Saussure vốn luôn hiện diện trong cuộc sống thường nhật của chúng ta:

    - "I propose to retain the word sign to designate the whole and to replace concept and sound-image respectively by signified and signifier" (F. de Saussure).

    - Tôi đề xuất giữ lại từ dấu-hiệu để chỉ nguyên-phần và thay thế khái-niệm và triện-âm lần lượt bằng thụ-hiệu và kí-hiệu (Saussure).

    [​IMG]
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỆ CHO TIẾNG VIỆT.

    Hiện tượng lười biên dịch, dùng sai chữ và ngoại ngữ hóa đang hủy hoại tiếng Việt. Tuy nhiên chúng ta cũng nên đặt câu hỏi, là tại sao tiếng Việt lại có nguy cơ bị "sạt lở" như thế? Đó là do xu hướng thời đại và do cấu trúc rời rạc của chữ, của nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Nhận định của Saussure có lẽ giúp ta vạch ra một chiến lược phòng vệ cho tiếng Việt.

    - "A language is not completely arbitrary, for the system has a certain rationality" (Saussure 1983, 73; Saussure 1974, 73).

    - Một ngôn ngữ không hoàn toàn độc đoán, vì hệ thống đó có sự hợp lý nhất định.

    Tại sao tiếng Anh thì đang bành trướng, chữ Hán không thể mất, mà tiếng Việt thì lại đang phải đánh vật trên mọi phương diện? Đấy là do hệ thống tiếng Việt thiếu sự hợp lý như nhận định của Saussure. Sự rời rạc của tiếng Việt là một nhược điểm nhưng ta cũng có thể biến nó thành ưu điểm (như một phân tử nước), việc chọn lựa từ vựng hợp lý sẽ giúp tạo nên sự hợp lý của hệ thống tiếng Việt.

    Trở lại định đề Saussure, tôi lại thấy cụm từ "triện-âm" tuy tạo một sự liên tưởng hình ảnh khá sát với khái niệm "sound-image" nhưng có vẻ nặng nề nên tôi nghĩ ra một cụm từ khác, đó "âm-tượng".

    - "I propose to retain the word sign to designate the whole and to replace concept and sound-image respectively by signified and signifier" (F. de Saussure).

    - Tôi đề xuất giữ lại từ dấu-hiệu để chỉ nguyên-phần và thay thế khái niệm và âm-tượng lần lượt bằng thụ-hiệu và kí-hiệu (Saussure).

    [​IMG]
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    TAM GIÁC QUỐC NGỮ.

    Hiệu chỉnh lại Tam Giác Quốc Ngữ. Lưu ý là chữ "sound-image" (sound-pattern) tôi gọi là "âm-tượng". Đây là định nghĩa về âm tượng:

    "A linguistic sign is not a link between a thing and a name, but between a concept and a sound pattern. The sound pattern is not actually a sound; for a sound is something physical. A sound pattern is the hearer's psychological impression of a sound, as given to him by the evidence of his senses" (Semiotics for Beginners).

    Tạm dịch:

    "Ngữ-hiệu không phải là mối nối giữa một vật và một cái tên, mà là giữa khái niệm và một âm-tượng. Âm-tượng không thực sự là một âm thanh; vì âm thanh thuộc vật chất. Âm-tượng là ấn tượng tâm lý về một âm thanh của người nghe, có được bởi dấu ấn trong giác quan người đó".

    Có lẽ đây cũng là khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai, vì âm-tượng cũng đóng vai trò thụ-hiệu (signified) nếu ta dùng lời nói và chữ viết để biểu đạt (signify, represent, designate, replace) cho nó (vai trò của ngôn ngữ thứ hai cũng vậy)

    Trong tam giác này thì:

    (1) mã hóa tiếng vào chữ theo lối ngữ nguyên (whole language).
    (2) mã hóa chữ vào tiếng (viết chính tả) theo lối âm học (phonics-based)
    (3) thực hành nghĩa-thô (làm văn miêu tả, ví dụ như hãy tả con cừu).

    Lưu ý là lối tiếp cận ngữ nguyên sát thực và giúp phát triển về văn học nghệ thuật hơn

    [​IMG]
  5. 0973123689

    0973123689 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2019
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    318
    Up
    0973352270 thích bài này.
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    LẠI TAM GIÁC QUỐC NGỮ

    Thực ra thì bản chính F. de Saussure dùng chữ "sound image" mà tôi gọi là "âm tượng". Chữ Nho thì âm và thanh đều như nhau. Tuy nhiên mẫu "tượng thanh" và "tượng hình" lại khác. Hôm qua đọc bài của học giả An Chi thì tôi vỡ ra được hai điều, đó là cụm từ "âm tượng" mà tôi đặt ra là một danh ngữ tức cả "âm" (âm thanh) và "tượng" (hình dáng) đều là danh từ (từ "sound" trong "sound image" cũng không phải tính từ). Hai danh từ này tương hỗ nhau, nghĩa là cái này gợi cái kia khi ta nói hoặc nghe.

    Thứ đến là danh ngữ "sound pattern" có lẽ là do các nhà ngữ học sau này cụ thể hóa hơn. Tôi xin đặt lại cho đúng với những tài liệu về âm học, là "mẫu âm". Cụm từ "mẫu âm" Việt ngữ này thì không phải là danh ngữ. Ở đây "âm" đóng vai trò tính từ. Có lẽ mô hình này nhằm thích ứng với ngữ pháp. Ví dụ như "Thượng Đế" là một mẫu danh ngữ làm chuẩn cho danh ngữ "thượng đỉnh" (An Chi). Và còn nhiều ví dụ nữa, như các thể thơ, điển hình là lục bát, đều có những mẫu âm như vần điệu, bằng trắc, nhịp...

    Đây là một cách giải thích về sound image (sound pattern):

    -""Linguistic sign is unites not a thing and a name, but a concept and a sound image.
    A sound image is not the material sound, but psychological imprint of the sound, the impression that it makes in our senses.
    Without moving our lips or tongue, we can talk to ourselves or recite mentally a selection of verse".

    Tạm dịch:

    - "Ngữ hiệu không hợp nhất một vật và một cái tên, mà là một khái niệm và một âm tượng ("sound image" hoặc "sound-pattern"- mẫu âm).
    Âm tượng không phải là âm thanh vật chất mà là dấu ấn tâm lý của âm thanh, là ấn tượng mà âm thanh đó tạo ra trong giác quan của ta.
    Không cần phải vận động môi hay lưỡi, ta vẫn có thể tự trò chuyện hoặc đọc thầm một đoạn thơ ca".

    Tam giác Quốc Ngữ có hiệu chỉnh.

    [​IMG]
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin nhắc lại là quan hệ giữa chữ và nghĩa là võ đoán và còn phụ thuộc vào mẫu-âm (sound-pattern). Một số người đề cao nghĩa của chữ Nho, cho rằng chữ Nho biểu đạt đầy đủ nghĩa là do bản chất từ nguyên học. Tôi nghĩ họ đã ngộ nhận, hoặc giải thích chưa thỏa đáng bằng luật nhất dáng (gestalt), vì chính những nét chữ (stroke) của chữ Nho mới tuân đúng luật này (chữ nào cũng nằm gọn trong ô vuông và các nét chữ được viết rất thuận tay đồng thời phân bố tối ưu trong ô vuông). Đây có thể gọi là luật gestalt cho cả thao tác (giống quyền thuật) và thị giác. Cái luật gestalt này lại được diễn giải bằng sự ngộ nhận như trên. Nói cách khác thì tính chất giáo dục của chữ Nho nằm ở trật tự và quy củ của nó. Như lời của Kant "science is organized knowledge. Wisdom is organized life" đã đúc kết, chữ Nho vừa có tính khoa học vừa có tính thông thái. Tuy nhiên ta cũng không nhất thiết phải học chữ Nho mới có được khoa học và thông thái...

    Đây sẽ xem xét thêm một ví dụ, đó là ví dụ về chữ "gia". Cụ Cao Xuân Hạo cho rằng chữ "gia" của cụm từ "gia đình" do thói quen hàng trăm năm mà ta nhớ như in là chữ "gia" chứ không thể là chữ "za" hay "da" được. Tôi cho rằng sự giải thích này là chưa thỏa đáng, vì chữ "gia" này không tuân theo luật nhất dáng (gestalt) nào cả. Hơn nữa yếu tố âm học (phonics) của chữ này đã lấn lưới yếu tố hình-vị (morpheme). Chữ "gia" này tuân theo mô hình mẫu-âm (sound pattern) của Saussure, nghĩa là bất cứ âm (gia, da, za, ja) nào cũng qui về mẫu "gia đình" khi ta nghe, nhưng ngược lại khi ta nói hay viết thì ta lại lấy mẫu âm của bất cứ cụm từ nào (như "da thịt", japan hay...Ozawa) và ta ghép thành "za đình" chẳng hạn. Vì thế khi hỏi nghĩa của một âm (gia, da, ja, za) thì ta phải hỏi lại bằng cách dùng một cụm từ, như "gia đình" hay "da thịt", khác với cách hỏi chính tả của Anh ngữ là phải phát âm từng âm vị một.

    Với chữ Nho thì chữ "gia" được chiết tự thành mái hiên, người và đám gia cầm. Nếu viết chữ "gia" này đủ nghĩa theo ký âm latin thì: GIA = (máihiênngườigiacầm) = (M-N-G).

    Tuy nhiên cách viết latin này không mấy ấn tượng, vì nó không tuân đúng luật nhất dáng (gestalt). Viết đi viết lại cụm (M-N-G) thì có thể ta cũng có được một từ "gia" đúng như chữ Nho đã thể hiện nó. Chữ (MHG) mới này cũng như chữ Nho biểu đạt nó sẽ tuân theo mô hình âm-tượng (sound-image) của Saussure nhưng có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa âm (âm thanh) và tượng (hình dạng) của chữ. Đây chính là lí do người dùng Trung Văn thường yêu cầu viết ra chữ nào họ không rõ nghĩa.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    WHOLE LANGUAGE - NGỮ NGUYÊN.

    Thứ bảy trốn nhậu nhẹt...

    Ngữ nguyên (whole language) là thuật ngữ tiếng Việt do tôi đặt ra, nó đối lập với âm vị học (phonology). Liên quan đến chữ "nguyên" (whole) này phải kể đến câu được cho là của Aristotle "The whole is more than the sum of its parts" (Aristotle), câu này có thể tổng quát hóa cho ngữ học (linguistics). Sau đây tôi xin tổng kết một số câu nói nổi tiếng có liên quan đến chữ "nguyên" này, với ví dụ là từ "tan".

    1. The whole is more than the sum of its parts (Aristotle) - "Nguyên phần khác hơn tổng thành phần". Câu này dành cho ngôn ngữ nói chung, ví dụ:

    Tan ≠ nat ≠ (a t n) ≠ (a n t) ≠ (t n a) ≠ (n t a).

    Với tiếng Việt thì chỉ chữ "tan" và "nat" là có ý nghĩa (nguyên phần). Với tiếng Anh thì có chữ "ant" có nghĩa tức hơn khác những trật tự còn lại.

    2. The whole is equal to the sum of its parts (Euclid) - "Nguyên phần bằng tổng thành phần". Câu này dành cho toán học, ví dụ:

    Tan = nat = (a t n) = (a n t) = (t n a) = (n t a).

    3. The whole is something else than the sum of its parts (Kurt Koffka) - "Nguyên phần là một cái gì đó nữa khác với tổng thành phần". Câu này dành cho tâm lý học nhận thức (Gestalt psychology), ví dụ:

    Tan ≠ TAN ≠ tấn ≠ tận ≠ tần ≠ tán ≠ tân ≠ nat ≠ nạt.

    Ví dụ này cho thấy sự khác biệt với câu của Aristotle mà mọi người thường đồng nhất với câu của Koffka.

    4. The whole is something else more than itself (Phan Thang) - "Nguyên phần là một cái gì đó nữa khác hơn chính nó". Câu này dành cho Thư Pháp (và phim hoạt hình), ví dụ:

    Tan = TAN = tAn = TAn = tAn = taN = tan = t a n

    5. Difference in itself (Deleuze) - "Khác biệt trong chính nó", câu này dành cho Thế Luận (Rhizomorphism), ví dụ:

    Tan ≠ nat ≠ (a t n) ≠ (a n t) ≠ (t n a) ≠ (n t a) ≠ tAn ≠ taN ≠ TAn ≠ tAN ≠ nAT ≠ naT ≠ NAt.

    Ở đây tôi dùng cụm từ "nguyên phần" chứ không dùng "cái toàn thể", vì trong "cái toàn thể" vẫn chứa đựng những phần nguyên nhất định (đã có sẵn trong nhận thức). Hơn nữa cái toàn thể phụ thuộc vào quan sát chứ không phải nhận thức vốn có cơ sở trong tâm trí ta (Gestalt Principles are in the Mind, Not the Eye).

    Đúng ra tôi phải để câu của Euclid trước câu của Aristotle vì những câu sau bao hàm câu trước.

    Chỉ cần một câu nói, Phan Thắng đã sánh ngang với những triết gia lỗi lạc, thậm chí còn vượt cả Deleuze...hì...hì...

    [​IMG]
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    PHONOLOGY - ÂM HỆ HỌC.

    Tôi chủ trương dùng thuật ngữ tiếng Việt ngắn gọn để dễ nhớ và dễ tư duy. Tôi có một số đề xuất sau:

    - Letter nên gọi là "tự" thay cho "mẫu tự", như các tự a, b, c...
    - Word là "từ", một từ gồm nhiều tự.
    - Syllable nên gọi là "tiết" thay cho "âm tiết", tiếng Việt thuộc "đơn tiết".

    - Phonology nên gọi là "âm hệ học" để không nhầm với cái cụ thể hơn là "phonemics" là "âm vị học" (cũng giống như "linguistics" là "ngữ học" so với "language" cụ thể hơn là "ngôn ngữ" từng nước). Phonology tức âm hệ học là ngành nghiên cứu về ngữ âm học (phonetics), âm vị học (phonemics) và âm học (phonics).

    Nếu tiếng Việt có thể phân tích thành những âm vị (phoneme) thì điều tất yếu là âm vị học thích hợp với nó. Thế cho nên cái gọi là "trường-âm-vị" (macrophoneme) của Cao Xuân Hạo là thừa và có thể hiểu đó chỉ là ngữ nguyên (whole language). Lối đánh vần "chay" của Hồ Ngọc Đại cũng chỉ là một dạng "đánh vần kháng chiến" của Hoàng Xuân Hãn, tức bằng cách gieo vần (rime/rhyme) và thuộc về âm học tương tự (analog phonics). Người ta ví ngữ âm và âm học (âm thanh vật lí nói chung) là thức ăn "sống", còn âm vị học (đánh vần từng tự một) là thức ăn "chín". Hiểu đơn giản thì mã hóa thế nào viết thế ấy.

    Bảng này lấy trên mạng và có chú thích thêm.

    [​IMG]
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lời người dịch: Ngữ nguyên (whole language) là một khiếm khuyết rất lớn về kiến thức chữ Quốc Ngữ mà các nhà ngữ học chưa cập nhật. Do sự khiếm khuyết này mà người VN gần như bị “giam hãm” vào trong âm vị học (phonemics). Cũng giống như con kiến mà “leo cành đa, leo phải cành cụt leo vào leo ra”, khi ta “leo” đến đỉnh tháp âm hệ Latin này (là lối đánh vần cổ điển từng tự một) ta lại tụt xuống với lối “đánh vần kháng chiến” của Hoàng Xuân Hãn, rồi lại được “công nghệ hóa” với lối đánh vần “chay” của Hồ Ngọc Đại. Cả hai lối đánh vần này đều thuộc loại “chiếu dưới” ở các nước có hệ âm học Latin mà đối với họ thì lối đánh vần cổ điển từng tự một mới là lối đánh vần “chiếu trên” sang chảnh. Thay vì đang ở “chiếu trên” với lối đánh vần âm vị học đỉnh cao mà các nước học chữ Latin phải ghen tị thì các vị giáo sư VN lại lôi con cháu mau mau xuống “chiếu dưới”(!?) Chữ Quốc Ngữ tương đối dễ học đối học sinh VN nhưng phương pháp học ngôn ngữ nói chung còn lôi thôi dzách việc. Đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta bị “giam hãm” trong tòa tháp âm vị học. Vì thế tôi nghĩ cần phải giải phóng tiếng Việt khỏi âm vị học, bằng ngữ nguyên và bằng nhiều biện pháp phụ trợ như học thêm chữ Nho....

    Phát triển bề rộng là để cấu trúc lại nội hàm, phát triển chiều sâu là để tổng quát hóa.
    Trở lại vấn đề thì có lẽ chữ “blend” mới đúng là “hòa kết”, còn “flexional language” phải gọi là “ngôn ngữ biến tố”.

    Phan Thắng dịch từ:
    https://www.garfortheducation.com/phonology-phonemes-phonics/
    Và: https://classroom.synonym.com/list-onsetrime-phonics-7891300.html

    Âm hệ học (vs) Âm vị (vs) Âm học.

    Dù âm hệ học, âm vị và âm học thảy đều có nguồn gốc từ hình thức kết hợp tiếng Hy Lạp, (phon) hoặc (phono) nghĩa là âm, điều quan trọng là các nhà giáo phải hiểu sự khác biệt giữa chúng khi hướng dẫn trong mỗi trường hợp sao cho thích hợp.

    Âm hệ học

    Kiến thức âm hệ học là một chủ đề rộng bao trùm nhiều kĩ năng liên quan đến âm trong ngôn ngữ nói. Những kĩ năng này gồm:

    -Biết có bao nhiêu từ trong một câu
    - Biết các từ tạo thành vần
    - Biết các từ bắt đầu hay kết thúc với cùng một âm
    - Đếm các tiết trong một từ
    - Chia một từ thành những âm nói riêng (kiến thức âm vị)
    - Thay đổi các phần trong từ theo yêu cầu.

    Tôi nghĩ Kiến Thức Âm Hệ giống như việc leo tháp Eifel. Ở đáy thì dễ leo nhưng càng lên cao thì càng khó.

    [​IMG]

    Kiến thức âm hệ bắt đầu phát triển ở lứa tuổi nhỏ và được mở mang kinh qua ngôn ngữ.

    Cho dù kiến thức âm hệ phát triển một cách tự nhiên, thì các các nhân khác nhau đánh vật với những mức kiến thức âm hệ khác nhau. Những cá nhân này cần giúp đỡ với những bài tập cụ thể liên quan đến kiến thức âm hệ.

    Kiến thức âm hệ là một nhân tố then chốt trong việc học cách đọc bất cứ ngôn ngữ nào, thậm chí nếu hệ thống viết của nó dựa trên các chữ biểu đạt hình-vị thay vì hệ alphabet biểu đạt âm (eg. Goswami, 2002).
    Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng việc đánh vật với kiến thức âm hệ là lí do phổ biến nhất cho những khó khăn trong việc đọc hiểu các mức từ (eg. Stanovich, 1996).

    Các hoạt động được thiết kế để tăng cường kiến thức âm hệ có thể được bắt đầu ở trường mầm non và đó là một cách tuyệt vời mà các nhà giáo mầm non có thể giúp chuẩn bị cho học sinh thành công khi chúng bắt đầu đi học chính thức.

    Âm vị

    Âm vị là những âm nói cá biệt của một ngôn ngữ. Kiến thức âm vị cho phép ta phân biệt những từ có âm có vẻ giống nhau như "look" và "book", "star" và "stir", hay "cat" và "can".

    Khi nhìn vào Tháp Âm Hệ, bạn có thể thấy kiến thức âm vị là mức cao nhất của kiến thức âm hệ. Đó là mức cao nhất để đạt đến, và có nhiều cá nhân đánh vật với những mức kiến thức âm vị cao hơn.
    Mức kiến thức âm vị dễ nhất là chia một từ thành những âm nói. Số âm nói trong một từ thường khác số tự trong từ đó.

    Ví dụ, đếm xem có bao nhiêu âm nói trong 5 từ sau:

    - and - eight - rabbit - box - hat

    Mức kiến thức âm vị kế tiếp cần các cá nhân thêm hoặc xóa các âm vị khỏi một từ.

    Ví dụ, nói từ "and" mà không có tự "d". Đáp án sẽ là "an". Ví dụ nữa sẽ nói từ "and" với tự "b" ở đầu. Đáp án là "band".

    Mức kiến thức âm vị cuối cùng cần các cá nhân vận dụng khéo léo các âm trong từ.
    Ví dụ, nói từ "band" với tự "h" thay cho tự "b". Đáp án là "hand".

    Kiến thức âm vị là một kĩ năng vốn điển hình không tự phát triển. Trừ khi nó được dạy một cách rõ ràng, nó phát triển cho đến khi các cá nhân bắt đầu học cách đọc (Mann, 1986).

    Cho dù nó không có vẻ tự phát triển trước khi trẻ bắt đầu học đọc, thì vẫn có nhiều hoạt động có thể thực hiện ở nhà, trường mầm non, mẫu giáo và xa hơn nhằm giúp một cá nhân phát triển kiến thức âm vị (Moats, 2004; NICHD, 2000).

    Âm học

    Sau cùng, chúng ta nói về âm học. Âm học khác với âm hệ và âm vị ở chỗ nó là môn duy nhất trong ba môn có vai trò kết hợp giữa tự và âm.

    Hướng dẫn âm học là phần chính yếu của việc học đọc vì khi đó người nhập môn học về quan hệ giữa tự và âm.

    Việc hướng dẫn song hành cùng việc dạy một tự, âm liên quan đến tự đó sẽ cho ta một từ khóa nơi có tự tạo nên âm đích.

    Mọi học sinh học đọc nên được dạy cách sử dụng chương trình âm học dựa trên khoa học về đọc hiểu. Những chương trình này đảm bảo rằng học sinh học những âm khác nhau mà các tự tạo nên và khi sử dụng chúng.

    Tóm lại:

    - Những khái niệm về âm hệ, âm vị và âm học thảy đều liên quan và đóng vai trò quan trọng trong việc học đọc.
    - Âm hệ học và âm vị bao gồm các âm của ngôn ngữ nói và đều thích hợp để dạy trước khi việc hướng dẫn chính thức bắt đầu.
    - Âm học có quan hệ đến cả âm và tự và nên được dạy cho mọi học sinh lúc nhập môn học đọc.
    - Ba kĩ năng này có thể được dạy một cách rõ ràng nhằm giúp các cá nhân trở thành những đọc giả thành thạo.

    ==============//

    ÂM HỌC KHỞI-VẦN
    Christy Moreland

    Khởi-vần gồm hai phần. Phần khởi (onset) là âm bắt đầu mà ta nghe khi các từ được phát âm. Phần vần là phần của từ còn lại sau khi loại bỏ phần khởi. Khi hai phần được tách ra, nó được gọi là phân đoạn khởi-vần.

    Khởi một- tự.

    Khởi một-tự không phải là những hòa-kết hay khoanh, mà là những tự đơn ở đầu của một vần. Khởi một-tự là một tiết đơn. Tự "c" trong cat là khởi một-tự, cũng như tự "h" trong house. Tự đó đứng tách biệt khỏi phần còn lại của vần. Những họ từ thông dụng có nhóm khởi-vần một-tự là: best, light, sink, tick, coat, tub, bug, hand và pail.Loại bỏ phần khởi một-tự bạn có thể tạo một khởi-vần một-tự nữa hoặc nếu bạn hòa-kết thì bạn sẽ sử dụng phần khởi hai-tự.

    Khởi hai-tự

    Những khởi hai-tự là sự hòa-kết nơi điển hình bắt đầu một câu. Hòa kết là khi hai tiết nhóm lại để tạo một âm mới khác với âm ban đầu. Ngôn ngữ tiếng Anh có 35 hòa kết tự đôi. Danh sách hòa két tạo nên những khởi hai-tự là: ch, tr, sh, th, bl, pl, sn, br và pr. Với khởi-vần như bread thì phần khởi là "br".

    Phân đoạn khởi-vần

    Điều quan trọng là phân loại sự khác-biệt giữa một khởi hai-tự và một khởi một-tự khi đến lúc phải phân đoạn. Các giáo viên sử dụng phân đoạn nhằm giúp học sinh xây dựng những từ và mẫu vần. Giáo viên sẽ làm mẫu xóa bỏ phần khởi và nói phần vần còn lại. Khi học sinh thêm một phần khởi khác nữa vào phần vần thì chúng đã tạo một cặp vần. Ví dụ nếu giáo viên nói "dog" rồi bỏ tự "d" và để lại phần "og" thì học sinh sẽ thêm "fr" và đọc từ mới "frog", khi đó học sinh đã tìm ra một cặp từ vần. Đó là một kĩ năng đọc quan trọng ban đầu để trẻ có thể phân đoạn những khởi-vần. Khi học sinh gặp khó khăn trong việc phân đoạn khởi-vần thì chúng thường gặp rắc rối trong việc học đọc sau này.

    Những hoạt động dựa trên những khởi-vần

    Trong một lớp học, giáo viên có thể sử dụng bảng ô vuông (pocket chart) để chơi game với học sinh. Giáo viên có thể viết ra nhiều từ và yêu cầu học sinh nói phần nào cần xóa để tạo vần mới. Khi chúng yêu cầu giáo viên xóa phần khởi, thì giáo viên có thể xóa tự đầu tiên.Rồi giáo viên sẽ đặt vần vào bảng ô vuông và yêu cầu học sinh viết ra những phần khởi mới để tạo những từ vần với khởi-vần ban đầu.Cuốn sách của Tomie dePaola "Andy, Đấy Là Tên Tôi" là một hướng dẫn tốt về những khởi-vần, khi các nhân vật xây nên từ bằng tên của Andy

Chia sẻ trang này