1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    đội tuyển VN hôm qua đá thật là quả cảm...:-D... e tự dưng có cảm hứng dịch cuốn này để mọi người biết thêm tinh thần anh dũng của quân dân ta và cũng để kỷ niệm dịp 41 năm tổng tiến công Tết Mậu thân 1968 nữa...Mong các bác like nhiệt tình...Do là tg Mỹ nên ko khỏi có những nhận định sai lầm, phiến diện mong các bác gạn đục khơi trong ạ...cám ơn tất cả

    [​IMG]

    "Chúng đang tràn vào, tràn vào. Cứu với! Cứu với!"

    Hạ sĩ Charles L. Daniel, đại đội quân cảnh 527, Đại sứ quán Mỹ, Sài Gòn


    Đại tướng William C, Westmoreland: Vị tư lệnh đẹp trai, tự tin, cực kỳ thẳng thắn, có trong tay sức mạnh vô địch của hỏa lực và sự cơ động nhưng lại bảo thủ với tư duy hồi chiến tranh TG thứ 2, chỉ chú mục vào trận đánh qui ước ngoài Khe Sanh trong khi quân giải phóng đã luồn vào Sài Gòn 1 cách vô hình vô ảnh.


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng bộ quốc phòng Bắc VN và là người tạo ra cuộc tổng tấn công Tết. Với niềm tin có thể giành thắng lợi chung cuộc bằng cách tập kích các thành phố thị xã ko được bảo vệ ở miền nam VN, ông đã đánh lừaWestmoreland bằng 1 loạt trận nghi binh 'hoành tráng' ở những nơi hoang vu hẻo lánh. Những người cộng sản vẫn rất tự tin dù đó là 1 canh bạc lớn trước sức mạnh vượt trội của quân Mỹ.


    "Tôi nhận lệnh tấn công từ sư trưởng. Khi đó chúng tôi đang đứng ngoài hiên cạnh nhà ăn của ông tướng và được ông chỉ thẳng cho VC đang ở đâu. Đó là 1 tình huống khá ảo"

    Trung tá David E. Grange, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, trung đoàn 506, sư đoàn dù 101


    Trung tướng Fred C. Weyand - tư lệnh quân đoàn chịu trách nhiệm các tuyến đường tiếp cận Sài Gòn đã cứu lực lượng đồng minh thoát khỏi thảm họa bằng cách thuyết phục Westmoreland rút 1 số đơn vị quân Mỹ khỏi biên giới Campuchia, nơi mà tướng Giáp đang có động thái nghi binh.


    Hạ sĩ Dwight W. Birdwell - lính tăng 20 tuổi của đại đội C, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh. Khi đơn vị bị đánh 'tan nát' trên quốc lộ 1 lúc nó vừa hộc tốc quay về Sài Gòn, Birdwell đã lên thay thế người trưởng xe bị thương dội 1 cơn mưa đạn đại bác và súng máy ngăn ko cho địch tràn ngập đoàn xe. Dù bị thương nhưng sự kiên cường của Birdwell đã tạo điều kiện để đại đội C tập hợp lại và tổ chức phản kích.


    "Lần này thì địch đã 'giúp' chúng tôi. Chúng lao vào tấn công chúng tôi, khác hẳn mọi khi"

    Đại tá Frederic E. Davison, Quyền Lữ đoàn trưởng lữ đoàn bộ binh nhẹ 199.


    Hạ sĩ Richard D. Vincent - 1 tội phạm vị thành niên chuyển sang binh nghiệp. Vincent cùng 5 thành viên mặt sơn xanh lè xanh lét trong toán thám báo của đại đội F, trung đoàn 51 bộ binh (viễn thám) phát hiện ra tiểu đoàn VC đang hành quân hướng đến bộ chỉ huy quân Mỹ tại Long Bình, gần Sài Gòn. Dù có thể bị lộ khi cách địch có vài bước chân, Vincent vẫn báo tin quan trọng này về cho thượng cấp ngay cả lúc toán của mình bị đạn bắn chéo cánh sẻ và vây chặt.


    Đại úy Robert L. Tonsetic - chỉ huy 1 đại đội được lữ đoàn 199 bộ binh nhẹ phái đi chặn đường tiến về Long Bình của tiểu đoàn quân giải phóng. Hai lực lượng đã tao ngộ với nhau trong trận cận chiến giằng co diễn ra ban đêm, dưới ánh hỏa châu và lửa từ những ngôi nhà cháy. Sự chỉ huy dũng cảm trong tình thế nguy nan đã khiến Tonsetic được tặng thưởng huân chương chữ thậpBiệt công bội tinh(Distinguished Service Cross)


    Lời tựa

    Cuộc tổng tiến công Tết Mậu thân là 1 sự kiện bước ngoặt của chiến tranh VN và ngày đầu tiên của cái chiến dịch diễn ra trên phạm vi cả nước ấy - thứ 4, 31 tháng 1 năm 1968 - cũng là ngày mà cuộc chiến đã thất bại trong nhân tâm người Mỹ. Công chúng giờ chẳng thể nào liên hệ nổi thứ ánh sáng cuối đường hầm mà những nhà lãnh đạo đang ra sức khoa trương với những thước phim thời sự quay cảnh lính Mỹ đang đọ súng quyết liệt với đặc công VC trong Sứ quán Hoa Kỳ ngay tại trung tâm Sài Gòn.

    Đã có rất nhiều giấy mực viết về sự chia rẽ chính trị sau Tết. Tác động của nó kiến cho chính quyền Johnson phải tan rã, tinh thần phản chiến của công chúng tăng vọt. Nixon - tuyên thệ nhậm chức chỉ sau Tết 1 năm - chỉ để tìm ra phương cách rút quân Mỹ khỏi VN. Cũng đã có rất nhiều trang giấy viết về nhưng phương diện hẹp hơn như việc thất bại của tình báo đồng minh trong việc giải mã ý đồ của đối thủ hay như tầm ảnh hưởng cùng độ chính xác của báo chí trong dịp Tết.

    Tuy nhiên ngoại trừ trận vây hãm Khe Sanh hay cuộc giao tranh trên đường phố ở Huế thì rất hiếm có người viết về các hoạt động chiến đấu thực tế khác đã xảy ra trong dịp Tết. Cũng đáng ngạc nhiên là trận đánh bi tráng trong phạm vi Sài Gòn - bao gồm cả thủ đô, các trung tâm chỉ huy quân Mỹ tại Tân Sơn Nhất và Long Bình cùng các căn cứ không quân quan trọng ở Biên Hòa, Tân Sơn Nhất - lại chỉ được đề cập khá sơ sài. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ lấp đầy được khoảng trống đó.
    caheo999, honglanx, maseo16 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mở đầu - Gài thế

    Quyết định phát động cuộc tổng tiến công được ra ngày ngày 7 tháng 7 năm 1967 trong cuộc họp diễn ra ở Hà Nội giữa Hồ Chí Minh, chủ-tịch nước VN Dân chủ cộng hòa - hay vẫn thường gọi là bắc VN - cùng các thành viên chủ chốt của Đảng Lao động (đảng Cộng Sản) trong đó có cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ Quốc phòng. Cuộc tổng tiến công Tết sẽ đòi lại chiến thắng mà họ đã bị tước mất. Những người cộng sản lẽ ra đã giành chiến thắng nếu ko có việc các đơn vị bộ binh đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào VNCH - hay nam VN - để 'đỡ đòn' cho chính quyền Sài Gòn. Quân Mỹ ngày càng đổ đến ào ạt. Hết sư đoàn này đến sư đoàn khác của cái lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới với sự yểm hộ hùng hậu của pháo binh, máy bay phản lực cùng hàng đàn hàng lũ máy bay trực thăng - trực thăng chuyên chở từ 1 tiểu đội thám báo cho đến nguyên cả lữ đoàn vào trận; trực thăng để bắn phá, phóng rocket; trực thăng tản thương; trực thăng chở bia và cả thịt bò bít tết nữa. Chỉ huy quân Mỹ lựa chọn tiến hành chiến tranh tiêu hao, chắc mẩm với ưu thế tuyệt đối về công nghệ họ sẽ nghiền cả du kích VC sinh trưởng ở miền nam lẫn bộ binh nhẹ của quân đội Bắc Việt ra cám.

    Chính những công nghệ tân kỳ này đã tạo cho giới chỉ huy Mỹ 1 ảo tưởng chiến thắng. Để cuộc chiến tranh du kích trường kỳ có 1 thắng lợi quyết định, các lãnh đạo chủ chốt của cộng sản đã đề xuất phát động 1 cuộc tấn công diễn ra trên phạm vi cả nước - cuộc "Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa".

    Thế giới gọi cuộc tấn công này là tổng tấn công Tết. Tết là chính là dịp lễ ăn mừng năm mới âm lịch của người Việt. Chiến tranh sẽ tạm ngừng lại trong dịp Tết. Ngày thiêng liêng nhất của Tết là ngày mùng 1, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968. Tướng Giáp đã phát động cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa sau nửa đêm ngày 31/1 (rạng mùng 2 Tết) trong lúc miền nam hãy còn bận lễ lộc, tiệc tùng. Do Tết cũng là dịp để các gia đình đoàn tụ nên khi 1 nửa quân đội VNCH được cho nghỉ phép thì 10.000 du kích quân liền tổ chức tấn công các thành phố, thị xã khắp cả nước trong đêm tối. Mục tiêu ban đầu của đối phương là bỏ qua các vị trí của quân Mỹ, tập trung đánh vỡ các vị trí ‘hạng 2’ của VNCH trước khi lực lượng Mỹ có thể tập hợp về để bảo vệ. Đó dường như là những mục tiêu khá thực tế đối với các cán bộ kỳ cựu cùng những chiến sĩ đầy nhiệt huyết trong hàng ngũ quân giải phóng.

    Cuộc tổng tiến công sẽ lần đầu tiên mang chiến tranh tới các đô thị. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Giáp tin rằng với việc tan rã của quân lực VNCH trong khi quân Mỹ thì vẫn đang cố gắng tập hợp lại, toàn miền Nam sẽ nổi dậy hưởng ứng. Những người dân bị áp bức sẽ đứng lên tham gia cùng quân giải phóng lật đổ chế độ tham nhũng, tay sai Sài Gòn, khiến Mỹ chẳng còn cách nào khác ngoài việc cút khỏi VN.

    Đó là 1 canh bạc lớn. 1 số chỉ huy chiến trường từng có đơn vị bị tổn thất nặng khi đối mặt với quân Mỹ trong những trận đánh mở cố gắng chống lại Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa với lý lẽ những mắt xích yếu nhất trong chiến lược của Mỹ sẽ được khai thác tốt hơn bằng cách đánh du kích lâu dài. Đối thủ của họ, đại tướng lục quân Hoa Kỳ William C. Westmoreland, vị tư lệnh đẹp trai, tự tin, cương trực, người có trong tay sức mạnh vô địch của hỏa lực, sự cơ động khi ấy lại đang bị mê hoặc bởi những con số 'đếm xác' trở nên ‘đui mù’ trước thực tế hiển nhiên của chiến tranh VN. Đó là việc Mỹ ko thể buộc được quân giải phóng phải chiến đấu - hầu hết các cuộc giao tranh dù trong rừng rậm tối tăm hay bảo vệ xóm làng đều do du kích quân chủ động khởi xướng - nên họ chưa bị tổn thất đến độ bị tiêu diệt. Mọi tổn thất đều được bổ sung và chiến tranh lại cứ thế tiếp diễn. Họ có thể chiến đấu kiểu như thế năm này qua năm khác cho đến khi cuối cùng người Mỹ ko tài nào chịu nổi cái vòng luẩn quẩn của các cuộc phục kích, mìn bẫy và túi đựng xác nữa.

    Ỷ vào sức mạnh, tướng Westmoreland tác chiến ở VN theo kiểu 1 cuộc chiến qui ước sử dụng các đơn vị lớn. Ông ta chẳng mấy mặn mà đến công tác dân vận. Tuy nhiên VN đâu phải là chiến tranh TG thứ II!

    Chiến thắng trên chiến trường chỉ là thứ vô tích sự nếu ko có những nỗ lực tiếp sau đó để thu phục nhân tâm tại những vùng vừa tạm vắng bóng quân giải phóng.

    Chiến lược tìm - diệt của Westmoreland chẳng những hoàn toàn sai lầm mà còn khiến cho mục tiêu chiến thuật của các chỉ huy đơn vị chỉ là làm sao tạo ra nhiều xác địch - khiến nó bị thất bại khi tiến hành. Các đơn vị ko lo bảo vệ thôn làng mà chỉ lo càn quét 1 thời gian nhằm săn lùng những đối thủ vô hình vô ảnh. Hậu quả của hành vi lạm sát - cưỡng bách dân chúng rời bỏ mảnh đất cha ông, lính tráng chán nản quay sang đốt nhà, pháo kích, bỏ bom, ném napalm bừa bãi, sử dụng chất độc khai quang phá hoại mùa màng - đã khiến số người gia nhập du kích tăng thêm còn những người dân quê nếu ko hợp tác với cách mạng thì cũng tỏ ra thù địch, bất hợp tác với phe đồng minh.

    Với những lỗ hổng vốn có, nỗ lực chiến tranh của Mỹ cuối cùng cũng tàn lụi và khi mà lâu đài cát của Westmoreland đã sụp đổ thì chẳng còn gì ngăn nổi Hà Nội nữa: Vị tư lệnh chiến trường VN đã ko tăng cường kiểm soát tính 'chủ bại' của chính quyền Sài Gòn thì chớ mà còn cũng chẳng thèm nâng cao năng lực của cái quân đội VNCH vốn ốm yếu, chỉ tài cướp bóc. Tuy nhiên trong cuộc họp diễn ra tháng 7 năm 1967, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa thay vì đánh du kích lâu dài. Tướng Giáp được giao trọng trách chỉ huy. Giai đoạn đầu là 1 loạt các trận đánh tàn khốc nhằm nhử Westmoreland rời xa khỏi những mục tiêu đô thị tới vùng biên viễn. Tháng 8 năm 1967, bộ đội Bắc Việt và sư đoàn 3 TQLC Mỹ đã kịch chiến ác liệt dọc khu Phi quân sự (DMZ) chia đôi 2 miền đất nước bằng cách gia tăng gấp đôi các cuộc phục kích đường giao thông, các cuộc tấn công qui mô tiểu đoàn và trung đoàn vào các đơn vị TQLC. Sang tháng 9 và tháng 10 thì TQLC đóng tại cứ điểm Cồn Tiên đã bị pháo kích nặng nề từ bên kia khu DMZ.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong trận đánh kéo dài 3 tuần lễ tháng 11 năm 1967. Lữ đoàn dù 173 ưu tú đã bị thiệt hại nặng tại Đắk Tô, 1 vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh ở Tây Nguyên, khúc giữa VN, gần biên giới Lào.

    Dù thương vong của quân Bắc Việt ở Cồn Tiên, Đắk Tô cùng các vị trí ngoại biên khác cũng khá lớn nhưng kế hoạch đánh lạc hướng của họ đã thành công. Đòn nghi binh chủ yếu diễn ra đầu tháng 1 năm 1968 khi tướng Giáp tung ra thêm hàng ngàn quân nữa bao vây Khe Sanh, 1 cứ điểm biệt lập của TQLC Mỹ nằm ở đầu tây khu phi quân sự. Các trận đánh ở biên giới đã khiến tướng Westmoreland ảo tưởng rằng đối phương đang rút chạy và chiến tranh chỉ còn có thể diễn ra trên vùng núi non, rừng rú. Ông ta hoan hỉ trước cái viễn cảnh tướng Giáp vì quá thất vọng sẽ cố gắng biến Khe Sanh thành Điện Biên Phủ thứ nhì. Hỏa lực của Mỹ mạnh gấp Pháp cả ngàn lần nên nếu phía Bắc Việt tập trung đông đảo tại Khe Sanh, dại dột cố lặp lại lịch sử thì chắc chắn họ sẽ bị tận diệt dưới mưa bom, bão đạn. Westmoreland đang cực kỳ háo hức đón chờ 1 trận đánh qui ước để bẻ gãy xương sống địch thủ đến nỗi chẳng mấy quan tâm đến các báo cáo cho biết nhiều đơn vị địch đang luồn về phía các thành phố cũng như ko thèm tin cung từ của tù binh cùng các tài liệu thu được tiết lộ kế hoạch cuộc tổng tiến công sắp tới trên phạm vi cả nước. Những tin tức tình báo ấy chẳng hề 'hạp' với định kiến của Westmoreland.

    Nhưng trung tướng Fred C. Weyand, viên tư lệnh quân đoàn với vùng trách nhiệm bao gồm các tuyến đường dẫn về Sài Gòn thì lại ít lạc quan hơn. Trước Tết chưa đầy 3 tuần, dù tướng Westmoreland đã huy động rất nhiều nhân lực, vật lực ra Khe Sanh và các vùng biên giới, Weyand vẫn thuyết phục được vị tư lệnh chiến trường VN rút 1 số đơn vị quân Mỹ từ khu vực giáp ranh Campuchia về bố trí tại những vị trí chiến lược xung quanh thủ đô.

    Tướng Weyand chính là trở ngại lớn nhất của tướng Giáp trong dịp Tết. Trong lúc đó, khi tướng Westmoreland chỉ chú mục vào Khe Sanh xa xôi, những người cộng sản đã sẵn sàng phát động giai đoạn 2 kế hoạch - tiến công vào đô thị. Từ khi ra quyết định đến khi tiến hành, phía đối phương đã giành 7 tháng trời ko những để điều động lực lượng - mà theo ước lượng sau Tết của Mỹ thì số quân giải phóng tham gia tấn công là từ 67.000 cho đến 84.000 người - mà còn để chuẩn bị chiến trường, tức là, trinh sát, điều nghiên những mục tiêu được giao; chuyển vũ khí, đạn dược cần thiết ra tiền tuyến. Do nguồn hàng tiếp tế đưa xuống theo đường Hồ Chí Minh thường xuyên bị đánh phá và chậm trễ nên hậu cần đối phương đã sử dụng 'đường mòn Sihanouk' tại đất Campuchia trung lập, chưa bị ném bom, dễ đi hơn. Sau khi tới miền nam VN, giao cho các đơn vị tấn công, tiếp liệu sẽ được cất trữ trong những căn cứ, thôn làng và đưa vào các thành phố mục tiêu bằng cách giấu trong những chiếc xe tải chất đầy lúa gạo, trái cây, hoa màu hoặc cả trong những áo quan tại những đám ma giả hiệu.

    Các đơn vị quân giải phóng cũng phân tán, chia nhỏ ra để xâm nhập vào các thành phố. Những du kích quân đóng giả dân thường hay lính VNCH về phép hòa lẫn vào đám đông những người du xuân. Thế nhưng dân chúng miền nam VN - cả ở nông thôn lẫn thành thị - lại chẳng ai hé răng tiết lộ chuyện các sư đoàn, trung đoàn hay tiểu đoàn quân giải phóng đã ở sẵn trong lòng họ cả. Sự im lặng của họ đã đủ để nói lên cái chế độ mà Hoa Kỳ đã đóng góp tiền của, sinh mạng binh lính của mình ra bảo vệ là thế nào.

    Do những hạn chế trong công tác thông tin liên lạc nên 1 số đơn vị quân giải phóng đã đánh sớm và cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa đã nổ ra sau nửa đêm 30 tháng 1 (đêm 30 rạng mùng 1 Tết) 35 phút. Đó là cuộc tấn công vào Nha Trang. Trong đêm đó, còn có thêm 6 thành phố khác ở phía bắc miền nam VN bị tập kích. Sai lầm này dẫu khiến các đơn vị đồng minh ‘tỉnh giấc’ nhưng tất cả vẫn bị sốc trước phạm vi rộng lớn và sự mãnh liệt của đợt tổng công kích diễn ra lúc rạng đông ngày 31 tháng 1 (mùng 2 Tết). Quân giải phóng đã tiến đánh 50 làng mạc, 64 thị trấn, 36 thị xã cùng 5 thành phố lớn trên toàn miền nam VN. 1 lực lượng cỡ sư đoàn bộ đội Bắc Việt đã chiếm cố đô Huế, lá cờ đỏ sao vàng ngạo ngễ tung bay. Đối phương cũng tiến đánh khắp nơi suốt vùng duyên hải - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn. Tại châu thổ sông Cửu Long, lửa đã rực cháy từ Mỹ Tho, Bến Tre đến tận Cà Mau. Khu vực trọng yếu nhất là Sài Gòn thì cũng ầm ầm trong những tiếng nổ và tiếng những tràng đạn liên thanh.

    Cả ‘thế giới’ đã đảo lộn. Theo tính toán của Hà Nội thì các bộ chỉ huy quân Mỹ - bị cô lập trong bối cảnh quân giải phóng chiếm các thành phố, động viên quần chúng nổi dậy - sẽ tê liệt hết. Nhiều đơn vị bộ đội Bắc Việt sẽ hành quân từ các khu 'đất thánh' ở Lào, Campuchia về tham gia cùng quân của mặt trận giải phóng miền Nam tiến hành giai đoạn cuối cùng là nghiền nát những lực lượng VNCH còn ngoan cố chống cự. Quân giải phóng sẽ giành thắng lợi, chiến tranh sẽ kết thúc. Nước nhà cuối cùng cũng được thống nhất.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Phần 1

    Tân Sơn Nhất

    "Trước Tết chúng tôi rất coi thường VC"

    Lời hạ sĩ Dwight W. Birdwell, đại đội C, tiểu đoàn 3, trung đoàn 4 Kỵ binh, sư đoàn 25 bộ binh.



    1

    Chúng tôi cần cứu giúp


    Đòn đột kích vào phần phía tây, mặt xung yếu nhất của sân bay diễn ra sau 1 loạt những trận tập kích nghi binh bằng hỏa lực. Trận đầu tiên đánh vào phía đông chu vi phòng thủ. Khi những viên đạn vạch đường xanh lét vừa rạch chéo bầu trời đêm, thì đại úy Carl B. "Bernie" DeNisio cùng trung úy Melvin G. Grover, Jr. thuộc tiểu đoàn cảnh vệ số 377, tập đoàn không quân 7 (377th Security Police Squadron (SPS), 7th U.S. Air Force) đang ngồi trên xe jeep tại bãi đỗ máy bay chính ở trung tâm sân bay. DeNisio đang cùng Grover trong phiên tuần canh bắt đầu lúc 8g tối hôm đó. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra những vị trí bảo vệ dọc theo phi đạo, các kho bom, kho nhiên liệu trong cái chu vi rộng 20 cây số của căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất.

    Lúc đó là 3g21 phút sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (mùng 2 Tết). Trung úy Grover vội lái xe chạy về hướng tiếng súng liên thanh. Trong khi đó, DeNisio dùng mật danh liên lạc báo qua điện đài "[Mobile] 5-6 đây. Chúng tôi đang trên vành đai ngoài". Viên đại úy đang liên lạc trực tiếp với thượng sĩ James Bloom, 1 thành viên nhiều thâm niên thuộc trung tâm chỉ huy an ninh của tiểu đoàn 377. (Central Security Control)

    Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất nằm phía tây bắc Sài Gòn và đối phương đang từ những tòa nhà bên ngoài hàng rào bắn vào. DeNisio báo cáo tiếp "1 số viên đạn lửa bay song song phía đông chu vi phòng thủ". Lời của anh được trung tâm chỉ huy an ninh thu lại. "Tuy nhiên đa số đạn toàn bay thấp nhằm vào bên trong căn cứ. Chúng đều là đạn lửa và hình như đang nhắm cả vào POL (Kho xăng nhớt nằm ở phía bắc của đường băng chính chạy theo trục đông - tây)"

    Đạn bắn khá dữ dội. Sở dĩ Đại úy và Grave phải đích thân đi kiểm tra vì rất có thể tiếp theo sẽ là 1 cuộc tập kích bằng súng cối hoặc đặc công địch. Grover là chỉ huy ca gác đêm nay. Còn DeNisio tuy trong cương vị sĩ quan hành quân chịu trách nhiệm bảo vệ khí cụ (Weapons Systems Security Operations Officer) của tiểu đoàn 377, 1 nhiệm vụ vốn làm ban ngày, nhưng lại thường chỉ kết thúc chuyến kiểm tra cuối cùng trước lúc nửa đêm. Anh nhớ rằng: "Lý trí vẫn mách bảo tôi phải ra đó". Do biết tin về những cuộc tấn công sớm của kẻ thù ở các tỉnh phía bắc, toàn căn cứ đã được báo động đỏ. DeNisio kể: "Khu vực chúng tôi tuy chẳng có gì xảy ra cả nhưng tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng. Chúng tôi lên kế hoạch làm việc cả đêm, kiểm tra kỹ lưỡng từng phân khu một, nhắc nhở bảo ban lính gác - cũng chỉ để đối phó ngoài ấy. Nếu có tấn công thì hẳn phải xảy ra ban đêm"

    Cuộc tập kích đã diễn ra được 20 phút, lúc này đạn liên thanh đã bắn ra từ nhiều nhiều vị trí xung quanh căn cứ. 1 bốt gác báo về: "Có đạn cối hoặc lựu đạn rơi xuống hàng rào phía tây sân bay!" Đòn tấn công chủ yếu đã bắt đầu. Ít phút sau đó, giọng binh nhất Không quân Alan D. Tucker, đang đứng gác trong cái tháp canh nhỏ có 4 chân có tên Tango 4 nằm cuối phi đạo chính ở đầu tây Tân Sơn Nhất, la lên trong bộ đàm "Chúng ngay phía trước chỗ tôi khoảng 100m! Có khoảng 20 tên, bọn chúng đang bắn súng cối..."

    Bloom đáp "10-4. Địch vào căn cứ chưa?"

    "Chúng ở ngay trước mặt tôi, cách chu vi phía tây 100m."

    Địch quân bị ánh đèn trong sân bay làm lộ. Đại úy DeNisio lệnh cho các đội ứng chiến tiến ra khu vực này nhưng Tucker, do chưa biết chính xác những việc đang được thực hiện vẫn tỏ ra hết sức bấn loạn gọi tiếp về trung tâm. Anh tức tối la lên: "Phải dùng pháo sáng chiếu sáng khu vực vì có lẽ chúng sắp đánh vào căn cứ." Giọng Tucker bỗng trở nên thất thanh "Chúng chỉ còn cách căn cứ có 10m!"

    Mặt tây của Tân Sơn Nhất nằm song song với quốc lộ 1 chạy từ bắc vào nam (nay là trục đường quốc lộ 22 - Trường Chinh - Cộng Hòa, quận Tân Bình. ND), mặt quay ra những ruộng lúa trống trải cũng những ấp xóm nhỏ trong vùng nông thôn chật ních, xập xệ ngoại vi Sài Gòn (khu Bà Quẹo. ND). Khi chạy tới mũi tàu ở đây con đường nhựa tách ra 1 nhánh chạy về hướng đông bắc phía sau hàng rào; nhánh còn lại chạy qua hướng đông nam.Tango 4 ở ngay chính chỗ này. Ngay trước mặt tháp canh 15m là 1 con đường dành cho nhân viên phục vụ ít được sử dụng cắt qua đỉnh mũi tàu rồi chạy qua cổng 51 từ quốc lộ 1 vào căn cứ.

    Lực lượng tấn công của đối phương đã lên kế hoạch đột nhập vào sân bay qua cổng 51 và những tiếng nổ đầu tiên ko phải là do đạn cối hay lựu đạn như báo cáo lúc trước mà là tiếng bộc phá ống, thủ pháo của toán đặc công VC đi trên 1 xe taxi theo đường 1 xông đến. Sức nổ đá phá bung 3 lớp rào bùng nhùng trong đám cỏ giữa quốc lộ với hàng rào cây leo phủ kín bao quanh chu vi. Quân tấn công lợi dụng những lỗ hổng vừa mở ra trong đám rào từ điểm tập kết trong cái ấp bên kia đường 1 ùa vào.

    Xung kích địch đầu trần, mặc quân phục mang dép cao su, đeo bao xe đựng đạn trước bụng có dây đeo vai và quàng ra sau lưng. Họ được trang bị súng trường tấn công AK-47 và súng chống tăng B-40 rất uy lực vừa xung phong vừa nhả đạn.

    "Echo 3-7 đây. Tôi trúng đạn rồi..."

    Thượng sĩ Bloom lập tức trả lời "10-4, Echo 3-7, cố chịu đựng, xe cứu thương đang đến"
  5. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    1.001
    Những chuyện đau thương của Tết Mậu Thân năm ấy, đến giờ bao lớp người miền Nam từ U90 đến U60 vẫn còn nhớ mãi ko quên... :oops:
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Echo 1 gọi trung tâm" thượng sĩ Billy M. Palmer, hạ sĩ quan phụ trách phân khu E bao gồm cả mũi tàu phía tây gọi về. Anh ôm khư khư tổ hợp nghe nói của điện đài trên chiếc xe jeep có gắn súng của mình. "Chúng tôi cần chi viện lô cốt Oh-5-1 gấp..."

    Lô cốt 051 do trung sĩ Louis H. Fischer chỉ huy và 4 lính cảnh vệ khác nằm phía nam cách Tango 4 vài trăm mét trên đường vành đai. Chiếc lô cốt bê tông được sơn ngụy trang vằn vện, thấp lè tè. Tầng trên xếp đầy bao cát có thêm 1 nóc bê tông, khẩu súng máy M60 của Fischer trên này quét những luồng đạn chết chóc vào sườn lực lượng địch đang đánh vào cổng 51. Để đáp trả, quân giải phóng dùng AK-47 bắn rào rào về phía lô cốt. Mấy quả RPG khoan thủng bê tông lộ cả gạch đá bên trong. 1 người lính trên đỉnh lô cốt lập tức gục xuống nhưng những người còn lại vẫn tiếp tục nhả đạn, bắn ra những trái sáng kéo theo 1 đuôi khói khi từ từ theo cánh dù nhỏ rơi xuống chiếu sáng khu vực.

    Địch bắt đầu rót cối xuống phân khu E. Trong lúc đó đại úy DeNisio và trung úy Grover cũng gặp đội ứng chiến tại chỗ hẹn ở đầu bắc sân bay, nơi 1 mũi nghi binh đang đánh vào. Do cần phải đánh giá mức độ nghiêm trọng của trận đánh lớn phía tây vành đai, họ khoác áo giáp, đội mũ sắt, tắt đèn xe rồi phóng xe jeep đến. Grover lái xe theo con đường vành đai nhưng vừa đến khúc cua tay áo chỗ đầu tây thì DeNisio hét lớn "Dừng lại. Nhảy ra!" Grover chưa nhận ra rằng xe đã bị nhắm bắn. Rời khỏi chiếc jeep đậu trên con đường vừa mới được nâng thêm gần 50cm để tránh xói lở khi mùa mưa đến, DeNisio và Grover nằm rạp xuống bên vệ đường phía đông, chân mắc vào hàng rào cũi lợn (tanglefoot wire) chạy dọc theo vệ đường. Đạn lửa rít veo véo, nhiều viên găm trúng chiếc xe jeep chơ vơ trên đường.

    Lô cốt 051 là tâm điểm của trận đánh. Tango 4 nằm bên trái, trước mặt DeNisio và Grover cũng thấy đạn lửa bắn trúng rồi bật ra. quân giải phóng đã tới ngoài cổng 51, ngay bên kia con đường. Grover kể "Có thể nghe thấy tiếng địch nói lao xao nhưng rất khó nhìn thấy chúng. Tôi bắn mấy phát đạn M16 về phía cổng nhưng toàn vướng phải sống đường cong nẩy lên. Do ko muốn nhô người quá cao nên tôi đành ngừng bắn. Cứ tưởng mình chỉ bắn hết 1 băng đạn nhưng đến sáng hôm sau khi kiểm tra lượng đạn dự trữ thì hóa ra tôi đã bắn hết 4 băng. Chẳng hiểu sao tôi lại bắn nhiều đến thế; chắc là do cuống quá."

    Hầu hết đạn địch cũng bắn trúng sống đường. Đại úy DeNisio, sử dụng khẩu tiểu liên CAR 15 tưới đạn vào hàng rào khi ấy nhớ lại "VC tìm mọi cách để vượt qua cổng. Địch dùng tay giật hàng rào. Ném cả bộc phá. 1 số đã bị trúng đạn nhưng những người khác vẫn cố xông lên."

    Quân giải phóng nhanh chóng làm nổ tung cánh cổng.

    Lúc này là 3g44 phút sáng. 1 lính cảnh vệ báo qua điện đài: "VC đã phá thủng hàng rào gần cổng Oh-5-1 "

    Đóng trong căn cứ Tân Sơn Nhất có 1 đại đội trực thăng tấn công thuộc lữ đoàn bay 1, lục quân Mỹ. 4 chiếc trực thăng vũ trang UH1C Huey lập tức cất cánh nã rocket, đạn súng máy xuống quân địch. DeNisio báo về trung tâm "Trực thăng đang ở ngay trên đầu chúng". Các phi công Mỹ những tưởng sẽ chỉ có 1 "đội cảm tử" định đánh lạc hướng mình khỏi trận địa súng cối nhưng họ thất kinh khi thấy dưới ánh pháo sáng địch có tới hàng trăm người. Mấy chiếc trực thăng trực thăng tuy bị trúng nhiều phát đạn nhưng vẫn ko ngừng đốn ngã những chiến sĩ đối phương đang xung phong qua cổng.

    Đạn địch bắn vào lô cốt 051 mạnh đến nỗi những người còn lại trong toán lính của trung sĩ Fischer buộc phải rời khỏi nóc bao cát chui xuống hầm. 1 cảnh vệ trên đỉnh tháp nước phía tây nam căn cứ báo về: "Tango 1 gọi trung tâm. Có khoảng 80 địch đang ở gần chỗ lô cốt Oh-5-1"

    " Ko còn thấy lô cốt Oh-5-1 bắn ra nữa"

    Có người dưới lô cốt gọi về trung tâm "Echo 37 gọi trung tâm...Giờ chúng đã bao vây chúng tôi rồi. Mọi người đang sắp hết đạn..."

    Thượng sĩ Bloom gọi báo DeNisio "Địch đã chọc thủng. Chúng đang tràn ngập vị trí của Echo 37"

    "10-4," DeNisio đáp rằng mình chẳng thể làm gì vì "đang bị ghìm chặt chỗ cổng 51"

    Đội ứng chiến tiến lên nhưng quân giải phóng đã chiếm được lô cốt 051 trước họ. Khi đó ko ai biết số phận những lính cảnh vệ bên trong thế nào cả.Sự thực là thượng sĩ Fischer, cùng các trung sĩ William J. Cyr, Charles E. Hebron, và Roger B. Mills đều thiệt mạng. Fischer được truy tặng huân chương sao bạc. Thành viên thứ 5 trong toán lính thoát chết do đã bị thương nặng. Quân giải phóng lấy khẩu M60 trên đỉnh lô cốt dùng bắn vào bên trong căn cứ yểm hộ cho các đồng đội đánh tới phi đạo.

    Thất vọng với cung cách tiếp cận quá chậm và cẩn trọng của đội ứng chiến, thượng sĩ Bloom quát 1 trưởng toán qua bộ đàm: "Tới cổng Oh-5-1 trước mặt Tango 4 ngay. VC sắp tràn ngập căn cứ rồi!"
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko ai có thể ngờ tình hình lại xấu đến vậy. Là 1 nơi quá ‘hoành tráng’ đến độ bất khả xâm phạm, Tân Sơn Nhất là trung tâm chỉ huy toàn bộ nỗ lực chiến tranh của đồng minh tại VN. Đại tướng William C. Westmoreland, tư lệnh phái bộ viện trợ quân sự Mỹ ở VN (MACV) cùng tướng William M. Momyer, tư lệnh tập đoàn Không quân số 7 cũng như Không lực VNCH đều đặt bộ chỉ huy tại Tân Sơn Nhất. Tòa nhà bộ tư lệnh MACV, biệt hiệu là Lầu 5 góc phương đông là 1 cấu trúc đồ sộ bằng bê tông sắt thép cao 2 tầng với nhiều phòng ốc trang bị máy điều hòa nhiệt độ phục vụ 4000 sĩ quan và nhân viên tham mưu. Nó chiếm dụng tới gần 1,2 hecta đất ở mặt đông căn cứ và vào lúc này cũng đang bị ăn đạn cối cùng đạn liên thanh.

    Đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH, cũng đặt bộ chỉ huy tại khu nhà ngoài đầu đông sân bay. Chính Bộ tổng tham mưu cũng là 1 mục tiêu bị tấn công ác liệt trong dịp Tết.

    Mới 2 tháng trước, Westmoreland còn nói với các nhà báo rằng đối phương chỉ có thể từ những căn cứ ngoài biên giới xa xôi đánh vào dù có thế thì cũng sẽ bị đẩy lui ngay. Sau khi cho hay sẽ đập nát các căn cứ đó MACV còn dự đoán đến năm 1969 thì quân Mỹ có thể rút khỏi VN. Tuy nhiên Westmoreland vẫn luôn cho rằng mình ko hề bất ngờ trước cuộc tổng tiến công Tết. Chuẩn tướng Phillip B. Davidson, trưởng phòng tình báo của MACV đã viết sau này rằng các cuộc tấn công sớm trên phía bắc đã "giúp cảnh báo các lực lượng đồng minh", rằng ngày 30 tháng 1 (mùng 1 Tết) là 1 ngày "hết sức chộn rộn..." Đến 7g sáng thì tôi báo cho tướng Westmoreland, nói ông hay chuyện đối phương đã tấn công khúc giữa nam VN và dự kiến đêm đó địch sẽ tiếp tục tiến đánh những phần còn lại. Westmoreland nhanh chóng đồng ý. Ông gọi cho các chỉ huy cao cấp, bảo họ đêm đó sẵn sàng đón nhận những đòn tập kích mạnh của địch nhằm vào thành phố, thị xã và các bộ chỉ huy. Ông cũng cho báo động tối đa toàn thể bộ tư lệnh của mình"

    Westmoreland đã thuyết phục tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho tất cả các thành viện thuộc quân lực VNCH hiện đang đi phép về ngay đơn vị. Theo Davidson thì "Tối hôm ấy diễn ra 1 cảnh tượng thậm vô lý. Trong lúc người dân VN vẫn "ko tin chuyện quân giải phóng sẽ tấn công đúng dịp Tết, tiếp tục tiệc tùng, đốt pháo" thì các bộ chỉ huy quân Mỹ và VNCH đang "gấp rút chuẩn bị đối phó với cuộc tổng tấn công chắc chắn sẽ diễn ra trong đêm..."

    Lời của Davidson thật khó thuyết phục. Bằng chứng rõ ràng nhất là các bộ chỉ huy chỉ mới biết sơ sơ về các cuộc tập kích nhỏ. Tổng thống Thiệu vẫn ở Mỹ Tho ăn Tết, lệnh triệu hồi của quân lực VNCH cũng chỉ được thực hiện qua loa chiếu lệ. Chẳng thấy tướng Westmoreland cố gắng điều binh khiển tướng gì hết; ông ta bỏ về nghỉ đêm trong ngôi biệt thự ở trung tâm Sài Gòn. khi cuộc tiến công bắt đầu vị tư lệnh MACV đã bị kẹt lại đó chỉ với 1 đội cận vệ nhỏ. Cho đến gần trưa ông ta mới quay về được bộ chỉ huy. Trong cuộc nói chuyện đầu tiên với các phóng viên ông còn thông báo những cuộc giao tranh tại Sài Gòn chỉ là chiêu đánh lạc hướng cho đòn đánh chủ yếu nhằm vào Khe Sanh.

    Khi trận đánh bắt đầu, cả Viên lẫn Davidson cũng như hầu hết nhân viên bộ tư lệnh hiện đang sống rải rác trong những khu cư xá được bảo vệ sơ sài khắp Sài Gòn đều bị cắt rời khỏi nhiệm sở. Trớ trêu thay số này bao gồm cả 200 sĩ quan cấp tá thuộc phòng 2 MACV. Bọn họ còn đang mải tham dự buổi tiệc tùng hoành tráng có cả đàn ca sáo nhị lẫn em út trong 1 khu cư xá diễn ra trước khi cuộc tiến công bắt đầu có 1 giờ đồng hồ.

    Hậu quả là lầu 5 góc phương Đông đã ko hoạt động đủ công suất khi có biến. Những điều Davidson viết sau chiến tranh cũng rất mâu thuẫn với những bình luận thẳng thắn của chuẩn tướng TQLC John Chaisson, giám đốc trung tâm hành quân tác chiến MACV đưa ra trong buổi họp báo diễn ra ngày thứ 3 của Tết. Ông nói: "Chẳng tin tức tình báo nào bật mí cho chúng tôi biết sẽ phải đối phó với 1 trận đánh ác liệt, có phạm vi rộng lớn như thế. Tôi có lời khen đối thủ vì đã thiết kế, lập 1 kế hoạch tiến công rất thành công trong giai đoạn đầu. Nó được phối hợp ăn ý đến độ thật đáng ngạc nhiên..."

    Trước Tết Mậu Thân chỉ có 2 trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. 1 là trận pháo kích diễn ra tháng 4 năm 1966 và cuộc đột kích của 1 trung đội đặc công lúc nửa đêm ngày 4/12/1966. Trận thứ 2 đã khiến lính cảnh vệ Mỹ thiệt mạng 3 người, bị thương 15. 28 VC bị giết, 4 bị bắt. "Tiểu đoàn đánh rất tốt và thực tế là họ đã diệt hết quân tấn công"; thiếu tá Carl A. Bender, người về làm sĩ quan hành quân tiểu đoàn 377 cảnh vệ vào tháng 4 năm 1967 nhớ lại. Tuy nhiên Bender quan tâm đến sự anh dũng của lính cảnh vệ trong trận đọ súng thì ít mà lo chuyện đặc công địch đã cắt rào mặt tây vành đai chui vào mà ko bị phát hiện thì nhiều. Địch suýt nữa tới được khu đỗ máy bay mới bị lính canh dắt chó phát giác báo động. Giao tranh nổ ra, quân giải phóng bắn B-40 thẳng vào chỗ để máy bay, phá hỏng 20 chiếc. (theo wiki, tiểu đoàn đặc công của F100 do Lê Minh Xuân chỉ huy đã phá hủy 260 máy bay các loại, 1 kho bom 300 tấn, 13 xe quân sự, tiêu diệt 600 sĩ quan, lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng hòa. Phía Mỹ tuyên bố 18 lính Quân Giải phóng thiệt mạng, quân Mỹ có 3 chết và 15 bị thương, quân Việt Nam Cộng hòa chết 3 và bị thương 4, 20 máy bay Mỹ các loại bị phá hỏng. Cuộc tấn công này đã trở thành cảm hứng sáng tác bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" của nhà thơ Lê Anh Xuân. ND)

    Bender kể: "Địch đột nhập vào bên trong, bắn tan nát mọi thứ. Ko bao giờ được phép để địch vào sâu như lần đó nữa."

    Vấn đề ở đây là ko được tự mãn với thắng lợi nhỏ kiểu đó - tiểu đoàn 377 thực tế là 1 đơn vị giỏi, tinh thần cao - nhưng lại bị thượng cấp giao cho công việc 'thấp kém' là bảo vệ sân bay. Thiếu tá Bender đã chứng kiến thái độ đó trong buổi họp báo định hướng do 1 vị đại tá lục quân ở bộ tư lệnh MACV ngay ngày thứ 2 ông đến VN. Đứng trong căn phòng đông nghẹt các sĩ quan được khen thưởng, vị đại tá huênh hoang về các cuộc hành quân của quân Mỹ và VNCH quanh Sài Gòn rồi chuyển qua vấn đề an ninh với nhận định với tình hình này thì số địch đông nhất mà sân bay Tân Sơn Nhất có thể đối mặt chỉ tầm 1 đại đội 200 người. Bất kỳ lực lượng nào lớn hơn hoặc những cố gắng chuẩn bị vũ khí, đạn dược phục vụ cho 1 trận tập kích qui mô lớn, sẽ đều bị bộ binh phát hiện.
    Lần cập nhật cuối: 28/01/2019
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ôi!...Chúc mừng ngthi96...Bây giờ anh mới vào một chút...Mấy hôm nay bận quá...
    ngthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu tá Bender chán nản dợm bỏ về. Chính bởi tư duy kiểu ấy mà tiểu đoàn 377 chẳng có vũ khí nặng, ko đủ lô cốt, bãi mìn và cả hệ thống chiếu sáng đều chưa đạt yêu cầu. Hệ chiếu sáng này cũng mới chỉ được lắp đặt sau vụ đột nhập thành công của đặc công địch.

    "Buổi họp đã kết thúc đâu?" vị đại tá nạt.

    Bender đáp: "Nếu đây là những thông tin tốt nhất mà sếp có thì tôi nghĩ cũng chẳng còn gì bổ ích nữa."

    Vị đại tá hỏi cố gắng bắt anh quay lại: "Thế anh tới đất nước này lâu chưa?". Người thiếu tá nóng tính, bướng bỉnh liếc nhìn đồng hồ đeo tay rồi đáp "E là mới có 48 tiếng"

    "Vậy mà đã tưởng mình là chuyên gia rồi sao?"

    Bender trả lời "Ko thưa sếp. Nhưng đây là kỳ hạn phục vụ thứ tư tôi phục vụ ở phương đông đó ạ. Tôi biết dân ở đây có thể làm gì." Trong lần phục vụ trước tại Nhật Bản, ông đã choáng váng trước cách mà dân địa phương dùng để lẻn vào ban đêm, chôm mấy tấm ghi sắt trải trên phi đạo ngay trước mũi đám cảnh vệ canh gác sân bay, như sau này họ được biết.

    "Ồ, Thế cơ à" Vị đại tá nói, chẳng hề tỏ ra ấn tượng.

    "Vâng, thưa sếp" Bender vẫn nói rất bình tĩnh.

    "Vậy thì anh nhận định ra sao, thiếu tá?"

    Câu trả lời của Bender đã 'xổ toẹt' buổi họp. Ông nói: "Bất cứ lúc nào dù ngay hay đêm, tại bất cứ nơi đâu suốt chu vi 12 dặm của Tân Sơn Nhất, địch cũng có thể tung 1 lực lượng 2000 người tấn công qua hàng rào."

    Trung tá Billy Jack Carter về nhận quyền chỉ huy tiểu đoàn cảnh vệ Không quân 377 tháng 7 năm 1967. Ông cũng đồng ý với Bender và đã bỏ ra rất nhiều công sức để cải thiện an ninh cho căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại. Văn bản chính thức còn ghi lại: "Vật nuôi được chăn thả trong khu vực được coi là bãi mìn". Những bãi mìn quanh chu vi chẳng thể ngăn được việc đặc công địch đột kích và cũng ko hiệu quả nhiều trong trận tiến công Tết. "Tất cả những bãi mìn cũ của Pháp và Nhật cần phải được gỡ bỏ, thay thế." Bender đã viết như vậy trong báo cáo kết thúc kỳ hạn phục vụ để xin công binh giúp đỡ. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp do Tân Sơn Nhất lại là 1 căn cứ của VN; tập đoàn không quân 7 chỉ là đơn vị tới thuê đất. Tất cả mọi việc xây cất, cải tạo phải được sự cho phép của chính quyền. Bender viết "chúng tôi rất rất cần... các bãi mìn dù có phải để chúng cận kề khu dân cư, nhà xưởng" tin rằng người VN sẽ miễn cưỡng chấp thuận 1 kế hoạch phòng thủ toàn diện vì cũng ko muốn "mở đường cho đám trộm cắp hiện đang thừa mứa".

    Tiểu đoàn cảnh vệ 377 chia căn cứ thành 6 phân khu. Mỗi phân khu do 1 hạ sĩ quan đảm trách có 2 xe jeep gắn súng đại liên cùng lượng binh sĩ để chia nhau quản lý 50 lô cốt, tháp canh trong chu vi phòng thủ cùng những vị trí bổ sung khác bên trong nữa. Tiểu đoàn 1000 quân này có 14 toán ứng chiến làm dự bị. Mỗi toán gồm 1 hạ sĩ quan chỉ huy, 2 tổ súng máy cùng với 10 binh sĩ. Bender kể lại: "Chúng tôi đã diễn tập 1-2 lần và phải mất đến 45 phút thì các toán ứng chiến mới ra khỏi doanh trại, lấy vũ khí, lên xe tải triển khai ra các phân khu trong trường hợp có xảy ra tấn công. Vậy đấy, ta sẽ nhường cho bọn Gook 45 phút lợi thế ban đầu. Giống như tới nơi xem bóng thì trận đấu đã kết thúc vậy."

    Chậm trễ xảy ra phần nhiều là ở kho vũ khí, nơi mà mỗi người lính phải ký nhận súng theo đúng số rê ri. Dưới thời của Carter, lính tráng dùng thẻ nhận súng đã ký tên từ trước nên có thể đổi lấy súng đạn nhanh hơn. Bender cho biết: "Cuối cùng, thời gian ứng chiến từ doanh trại ra bất kỳ chỗ nào trong chu vi phòng thủ cũng được chúng tôi rút ngắn xuống còn 20 phút. Doanh trại nằm ở khu nhà phía tây nam căn cứ, nơi đường băng chính đông - tây giao cắt với phi đạo bắc - nam. Bender kể tiếp: "Chúng tôi lấy xe tải 2 tấn rưỡi của bên công trình rồi xếp chúng trên con đường chỗ mình đóng quân. Mỗi chiếc đều có bảng kẻ số của toán lính sẽ được đi trên đó. Cuối cùng khi đêm đến, các toán ứng chiến đều phải trả lại súng ống và để tránh việc dồn ứ chỗ kho vũ khí. Súng, đạn, lựu đạn, trái sáng, bộ đàm của từng toán đều được xếp gọn gẽ vào 1 quan tài bằng nhôm. Những quan tài này được đặt trên xe tải và phủ bạt để khỏi bị ướt. Lúc nào cũng có lính gác chỗ xe tải." Bender nói: "Sáng nào chúng tôi cũng ra lấy quan tài xuống, mở ra, lau chùi vũ khí, rồi mới đưa lại vào kho."

    ***

    Đối với các sĩ quan cảnh vệ thì Tết luôn là những ngày hết sức căng thẳng. Người du xuân đông nghịt, lính VNCH về phép lúc nhúc, đâu đâu cũng lễ hội, pháo nổ...tạo điều kiện dễ dàng để quân giải phóng bật ngờ tập kích. Bender nhớ lại: "Chẳng có thông tin tình báo gì nhưng tôi và trung tá Carter cũng có cách riêng của mình. Cả 2 chúng tôi đều có linh tính sẽ có điều gì đó xảy ra trong dịp Tết. Những điều gì đó nhỏ thôi..."

    Mỗi buổi sáng có tới hàng ngàn công nhân viên VN đi qua cổng chính sân bay Tân Sơn Nhất. Trong căn cứ có 1 ga giành cho hành khách dân sự và 1 nghĩa trang cũ nằm trong vành đai phía tây. Cả Carter lẫn Bender đều tin rằng địch cài trinh sát vào trong đám người Việt tới đi máy bay hoặc ra nghĩa trang viếng. Việc cho qua rất dễ dàng bởi đám "Thối nát, vô tích sự, bỏ đi" được Bender gán cho quân đội, không quân và cảnh sát quốc gia VNCH tại Tân Sơn Nhất. Bender kể: "Khi binh sĩ của tôi tại 1 chốt kiểm soát dừng mấy nhà sư khoác áo choàng màu cam lại. Tôi bảo phải khám thì mới cho vào nhưng tay cảnh sát VNCH lại ko chịu chạm vào người họ vì ngại sẽ xúc phạm người của đức Phật. Tôi thì chẳng nể nang gì sất. Xuống đến nơi tôi lấy mũi khẩu M16 hất cái mũ trùm đầu ra và thấy tất cả đều ko cạo đầu. Thế là họ ko vào được sân bay. Vì thế mà tôi gặp nhiều rắc rối nhưng chuyện này thật là đáng ngờ. Tôi bảo ' Tôi chẳng quan tâm họ là ai hết - dù đó có là đức Chúa cùng 12 môn đệ đi nữa - muốn vào căn cứ thì cũng phải kiểm tra tuốt."
    huymaya, lopbopp, tunghpvn4 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Việc gia tăng số lượng các ngôi mộ trong nghĩa trang gần căn cứ cũng có gì đó ko bình thường. 1 tuần trước Tết, Trung tâm Phòng thủ Hành quân Hỗn hợp (Joint Defense Operations Center) nơi phối hợp tất cả các đơn vị không quân, mặt đất, hỏa lực yểm trợ trong yếu khu Tân Sơn Nhất đã tổ chức 1 cuộc diễn tập. (trong giai đoạn tăng cường cảnh giác, tiểu đoàn 377 kiêm luôn việc chỉ huy của biệt đội 35, 1 lực lượng ứng chiến huy động từ những đơn vị trợ chiến lục quân tại Tân Sơn Nhất). Cuộc diễn tập chú trọng tới phần phía tây căn cứ vì đây là nơi có đường tiếp cận ngắn và dễ dàng nhất tới khu đỗ máy bay. Ruộng lúa nơi đây tạo điều kiện cho kẻ thù tiếp cận bí mật dễ hơn hẳn khu vực có nhiều nhà cửa ở hướng đông và hướng nam. Khu vực phía bắc tuy cũng trống trải, nhưng nếu muốn xâm nhập từ đó những kẻ tấn công sẽ phải di chuyển quãng đường 4 cây số qua những kho bom, kho nhiên liệu thì mới tới được nơi để máy bay.

    Lệnh ngừng bắn vào dịp Tết bắt đầu ngày 29/1 (tức 30 Tết). Nó bị hủy bỏ lúc 9g45 sáng ngày 30/1 (mùng 1 Tết) sau làn sóng tấn công đầu tiên của địch. Lúc 11g25 Westmoreland ra lệnh "Cảnh giác tối đa" và đến 17g30 thì tướng Momyer Momyer ban bố tình trạng "báo động đỏ" tại tất cả các căn cứ không quân toàn miền nam VN. Bender kể lại: "Tới lúc đó thì chúng tôi sẵn sàng rồi." Nhưng sợ sắp xẩy ra cuộc tấn công trong khu vực mình, ngay từ hồi đêm trung tá Carter đã chỉ thị cho tiểu đoàn cảnh vệ 377 lập tức đánh trả nếu bị bắn. Bender nói: "Chúng tôi đã làm liều trước khi lệnh báo động đỏ được ban bố trong khi qui tắc giao chiến luôn qui định mọi hành vi xạ kích trong thành phố phải được sự cho phép của chính quyền VNCH." Lịch sử Không quân Hoa Kỳ cũng có ghi " Các quan chức VNCH đãrất nhiều lần quên, trì hoãn hay khước từ yêu cầu xin được xạ kích - khiến cho các đơn vị quân Mỹ rất thất vọng và giận dữ. Việc vận dụng cứng nhắc qui tắc giao chiến cùng chế tài nặng cho những người vi phạm đã khiến hầu hết các chỉ huy trở nên đắn đo khi có ý định sử dụng quyền tự vệ.

    Carter cùng Bender cũng quyết định tăng quân cho tuyến lô cốt và cho các đội ứng chiến chuẩn bị sẵn sàng.Bender nhớ lại: "Trời vừa tối, chúng tôi cho các đội ứng chiến triển khai tất tật ra nhiều điểm khác nhau trên khắp chu vi phòng thủ. Do ở đây như ở trong 1 cái bể cá trong suốt, mọi động thái của ta địch đều nhìn thấy được hết nên chúng tôi cứ để xe tải giả vờ đậu ở khu trú quân như bình thường còn lính các đội ứng chiến thì đi bộ lẻn ra ngoài. Họ cũng được lệnh mang theo chăn với lời dặn 'cứ quấn chăn mà ngủ, nếu ko có gì xảy ra thì sáng mai sẽ ra đón'".

    Tiểu đoàn 377 chỉ đón chờ 1 cuộc tập kích của quân du kích chứ ko lường được đây là tổng tiến công Tết Mậu Thân. Đại úy DeNisio nói: "Chúng tôi ko nhận thức được những gì mình đang phải đối mặt. Kế hoạch tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất do thượng tá Nam Truyen (?), tư lệnh sư đoàn 9 quân giải phóng tổ chức. Kế hoạch này sử dụng 1 trung đoàn của ông ta là trung đoàn chủ lực 271, với 4 tiểu đoàn trực thuộc là tiểu đoàn 2 độc lập; tiểu đoàn 16 và các tiểu đoàn chủ lực 267, 269. Lực lượng nòng cốt của những đơn vị này là người miền Nam nhưng do thương vong, tổn thất mà 1 nửa số chiến sĩ đã được bổ sung bằng bộ đội Bắc Việt. (đúng ra lực lượng đánh Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân là cụm biệt động 2 (gồm các đội 6, 7, 9) do Đỗ Tấn Phong chỉ huy đánh vào cổng 5 Bộ Tổng tham mưu và cổng Phi Long cùng với Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn đặc công 12đánh vào từ hướng tây - tây nam. Trong khi đósư đoàn 9 với sư trưởng là bác Tạ Minh Khâm với trung đoàn 1tiến công trung tâm huấn luyện Quang Trung; trung đoàn bộ binh 2 có nhiệm vụ chốt chặn trên đường số 22, đoạn giữa Quang Trung với Hóc Môn qua xã Tân Phú Trung huyện Củ Chingăn chặn sư đoàn 25 Mỹ ở Đồng Dù; trung đoàn 3 tiến công chi khu quân sự Thủ Đức. ND).

    Quân số của lực lượng tấn công là 2665 cán bộ chiến sĩ.

    Thượng tá Truyen (?), 1 người rất trẻ trông chỉ tầm 35 tuổi, cải trang thành sinh viên về nhà nghỉ lễ và đã bước vào sân bay Tân Sơn Nhất dịp Giáng sinh năm 1967. Báo cáo sau đó cho biết "1 trung đoàn trưởng của ông đã về thăm 'phần mộ gia đình' trong nghĩa trang quân sự gần căn cứ không quân to lớn đó. Những người thăm mộ đều được cung cấp giấy tờ giả. Ko thấy báo cáo đề cập đến trục trặc gì tại các chốt kiểm tra của cảnh sát trên đường vào thành phố cũng như khi quay trở ra cứ cả."

    Quân giải phóng hành quân tới vị trí tấn công trong các đêm 30-31/1/1968. Tiểu đoàn 2 độc lập cùng 1 số lớn quân của trung đoàn 271 được giao nhiệm vụ chiếm Bộ Tổng tham mưu VNCH và Tân Sơn Nhất là mục tiêu thứ yếu. (cùng lúc đó, 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 101 quân giải phóng đã phong tỏa bộ chỉ huy thiết giáp cùng căn cứ huấn luyện pháo binh ở Gò Vấp nằm ở ngoại ô cách sân bay Tân Sơn Nhất 1 cây số về phía đông. (tức trại Phù Đổng Thiên Vương và trại Cổ Loa. ND). Lính tăng quân giải phóng cũng đi cùng bộ binh để lái những xe tịch thu được tới sân bay nhưng rồi họ phát hiện tất cả xe tăng đều đã bị điều đi từ trước. Tương tự như vậy, lính VNCH đã tháo bộ phận khóa nòng của pháo trước khi rút khiến chúng trở thành vô dụng)

    Sở chỉ huy của mũi tiến công chủ yếu đặt trong hãng dệt Vinatexco nằm cặp theo quốc lộ 1 cách cổng 51 1 km về phía tây bắc (công ty dệt may Thắng Lợi hiện nay. ND). 350 bộ đội của tiểu đoàn 16 chiếm khu nhà xưởng để bảo vệ ban chỉ huy đóng trong tòa nhà chính của hãng dệt và tổ chức hỏa lực chế áp từ trên sân thượng bắn xuống. Các đại đội hỏa lực của 3 tiểu đoàn cũng bố trí bên trong xưởng dệt và vội vã tổ chức những hỏa điểm đại liên trên khu ruộng lúa nhằm bắn hạ trực thăng tới chi viện.

    300 chiến sĩ thuộc tiểu đoàn 269 là lực lượng đi đầu tiến đánh cổng 51. Các tiểu đoàn 267 và tiểu đoàn 1, trung đoàn 271 dàn thành đội hình hàng dọc tiến theo sau. 1 báo cáo sau trận đánh của Mỹ mô tả: "Cuộc tiến công diễn ra trên 1 chính diện rất hẹp. Nhiệm vụ của tiểu đoàn đi đầu là đột phá. tiểu đoàn thứ 2 có nhiệm vụ phát huy, mở rộng chiến quả. tiểu đoàn thứ 3 được giao trách nhiệm phá hủy trang thiết bị, cơ sở vật chất trong căn cứ Tân Sơn Nhất..."

    (theo tài liệu của ta thì đơn vị đánh sân bay Tân Sơn Nhất từ góc tây, tây - nam là tiểu đoàn 16, tiểu đoàn 267, tiểu đoàn đặc công 12 của phân khu 2, Long An nằm trong đội hình trung đoàn 31 (các tiểu đoàn 267, 269 và 16). Đơn vị được chia làm 2 bộ phận, C dự bị và trợ chiến bố trí ở khu vực hãng dệt Vinatexco do tiểu đoàn phó Phan Thái Nguyên chỉ huy, cách sân bay khoảng 1km. Mũi chủ công do D trưởng Nam Sơn và chính trị viên Nguyễn Văn Sáu chỉ huy thọc sâu từ hướng Tây vào sân bay. tiểu đoàn 12 là đơn vị đi đầu mở cửa, sau đó là tiểu đoàn 16 - Tiền thân là tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 304B, quân khu 3. Chiến sĩ tiểu đoàn phần lớn quê ở Nam Hà, Thanh Hóa. Đơn vị hành quân từ Ba Thu vượt sông Vàm Cỏ đến tập kết tại Mỹ Hạnh, Long An rồi mới tiến về Sài Gòn.ND)
    lopbopp, tunghpvn, viagraless1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này