1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Venezuela bên bờ nội chiến - Vũ khí Nga Mỹ tranh hùng

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Ho_XuanHuong, 24/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Lý do dân Venezuela thiếu đói dù sống trên biển 'vàng đen'
    Giá dầu lao dốc cùng chính sách kiểm soát giá nông sản khiến nông dân Venezuela từ bỏ đồng ruộng, thực phẩm ngày càng khan hiếm.

    [​IMG]
    Chuồng trại bỏ hoang ở Venezuela trong cuộc khủng hoảng lương thực. Ảnh: Washington Post.

    Khi mặt trời vừa mọc ở một thung lũng vùng nông thôn phía tây bắc Venezuela, cách thủ đô Caracas vài giờ lái xe, cụ ông 86 tuổi Rafael Farfan chuẩn bị ra cánh đồng mà ông đã canh tác suốt 5 thập kỷ qua. Dù đã rất già, ông vẫn phải đi cày cuốc, vì không có tiền để thuê người làm công như trước đây, theo CGTN.

    "Tôi không còn khỏe như trước đây nữa. Công việc đồng áng rất nặng nhọc, tôi thì không có máy móc phù hợp, nên mọi thứ vẫn phải làm bằng tay", ông tâm sự. Khi lạm phát ở Venezuela lên đến mức một triệu % mỗi năm, chi phí mua giống, phân bón, bảo dưỡng thiết bị và thuê nhân công đã vượt quá khả năng của gia đình Farfan.

    Họ phải trông cậy vào số chuối, đậu nành và sắn trồng được để đắp đổi qua ngày, khi mỗi tháng cả gia đình 6 người ở nông trại chỉ nhận được một hộp thực phẩm theo chương trình bao cấp của chính phủ. "Hộp thực phẩm này chỉ đủ cho nhà tôi dùng trong ba ngày. Những ngày còn lại, chúng tôi phải ăn những thứ gì mình trồng được", Farfan nói.

    Khi chưa tới mùa thu hoạch, gia đình Farfan chỉ dám ăn ngày hai bữa, có những lúc hết sạch đồ ăn và phải chống đói bằng cốc cà phê.

    Ở vùng Aragua gần đó, Saulo Escobar từng nuôi tới 200.000 con gà trong trang trại của mình, nhưng giờ đây chỉ còn chưa tới 70.000 con. Escobar buộc phải bỏ hoang nhiều khu chăn nuôi bởi không còn tiền để mua thức ăn cho chúng.

    Với những nông dân như Farfan hay Escobar, việc trồng trọt, chăn nuôi đã trở thành một gánh nặng thực sự và chỉ giúp họ chống đói qua ngày. Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro thực thi chính sách kiểm soát giá cả hàng hóa nghiêm ngặt và buộc nông dân phải bán lương thực, thực phẩm theo giá quy định, vốn thấp hơn rất nhiều so với chi phí để làm ra các sản phẩm đó.

    Chính sách kiểm soát giá của chính phủ khiến nông dân không thể kiếm được tiền từ công sức lao động của mình, thậm chí lâm vào cảnh "càng làm càng lỗ" và buộc phải từ bỏ ruộng vườn, trang trại. Farfan cho biết gần một phần tư số hộ trong làng ông đã bỏ nghề nông, chuyển tới các thành phố lớn để sinh nhai hoặc vượt biên ra nước ngoài.

    Những người như ông vẫn tiếp tục bám trụ lại để trồng trọt, nhưng không phải tạo ra sản phẩm bán cho thị trường, mà là để giúp gia đình khỏi chết đói. Tình cảnh này xảy ra ngày càng phổ biến, dù vùng đất xung quanh họ hội đủ điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp: đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi. Trữ lượng dầu mỏ, nguồn tài nguyên được ví như "vàng đen", lên tới gần 300.000 triệu thùng giúp người dân Venezuela hưởng giá xăng rẻ nhất thế giới, chỉ ở mức 0,01 USD/lít, theo Washington Post.

    Người tiền nhiệm của Maduro, cố tổng thống Hugo Chavez, từng thực thi các chính sách cải cách kinh tế một cách triệt để bằng cách quốc hữu hóa các nông trường và thực thi chế độ phân phối thực phẩm dưới sự giám sát của nhà nước. Trong thời kỳ giá dầu tăng cao đem về cho Venezuela 43 tỷ USD vào năm 2009, mọi thứ có vẻ ổn thỏa khi chính phủ ban phát trợ cấp một cách rộng rãi và mọi người hài lòng về những gì mình nhận được.

    [​IMG]
    Dân Venezuela chen lấn bên ngoài một điểm phân phối lương thực. Ảnh: AFP.

    Venezuela từ lâu đã phải nhập khẩu một số loại nông sản, chẳng hạn như lúa mì, vì khí hậu nhiệt đới ở nước này không thuận lợi cho việc trồng lúa mì quy mô lớn. Nhưng các số liệu thống kê thương mại cho thấy các chính sách cải cách ruộng đất của Chavez đã khiến Venezuela phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu lương thực.

    Chính phủ Venezuela nhiều năm qua không công bố dữ liệu thống kê về nông nghiệp, nhưng chuyên gia nông nghiệp Carlos Machado ước tính số tiền trung bình trên đầu người mà Caracas chi ra mỗi năm để nhập khẩu lương thực năm 2012 là 500 USD, tăng gấp năm lần so với năm 2004. Đây là thời kỳ chính phủ Venezuela quốc hữu hóa hơn 4 triệu hectare đất nông nghiệp trên toàn quốc. Cũng trong thời kỳ này, giá dầu lao dốc và lượng hàng hóa nhập khẩu giảm 73%.

    Khi giá dầu lao dốc và sản lượng khai thác dầu sụt giảm kéo theo tỷ lệ lạm phát phi mã, Venezuela không còn đủ ngoại tệ để nhập khẩu lương thực nhiều như trước đây và người dân nước này bắt đầu đối mặt với một cuộc khủng hoảng đói ăn thực sự.

    "Vấn đề không chỉ nằm ở việc quốc hữu hóa trang trại", Machado nhận định. "Chính sách bao cấp biến chính phủ Venezuela thành nhà sản xuất, chế biến và phân phối lương thực, khiến chuỗi sản xuất bị ảnh hưởng bởi tệ quan liêu trì trệ".

    Nông dân Venezuela thì cho rằng việc sản xuất của mình bị bóp nghẹt, khi sản lượng lúa, ngô và cà phê đã giảm 60% chỉ trong vòng một thập kỷ, theo số liệu của Hội Nông dân Venezuela (Fedeagro). Gần như toàn bộ nhà máy đường hoạt động cầm chừng hoặc tê liệt sau khi quốc hữu hóa từ năm 2005.

    "Nông sản bán ra theo giá quy định nên chúng tôi không thu được lời lãi gì mà chỉ có lỗ", một chủ trang trại bò sữa ở bang Guarico giấu tên cho biết. Người này tiết lộ rằng để mua một chiếc máy kéo mới, ông sẽ phải dùng toàn bộ số tiền kiếm được trong một năm. "Chỉ có phép màu mới giúp ngành nông nghiệp của chúng tôi sống sót".

    Theo Vicente Carrillo, cựu chủ tịch hiệp hội các nhà chăn nuôi gia súc Venezuela, tổng đàn gia súc của nước này đã giảm từ 13 triệu con năm 2012 xuống còn khoảng 8 triệu con năm 2017. Bản thân Carrillo cũng phải bán trang trại của mình cách đây hơn 10 năm. "Tôi đã dành 30 năm cuộc đời cho công việc này, nhưng cuối cùng phải bỏ lại mọi thứ", ông nói.

    Sản xuất đình đốn, giá cả tăng cao, chỉ có một bộ phận nhỏ người giàu ở Venezuela mới có thể mua đủ thực phẩm trên thị trường chợ đen, nơi giá nửa cân gạo nhập khẩu từ Brazil hay Colombia có thể lên tới 6.000 bolivar. Mức giá này chỉ tương đương 1 USD theo tỷ giá chợ đen, nhưng ngang ngửa tiền công cả ngày của một công nhân bình thường, vì đồng bolivar đã mất giá tới 99% trong 5 năm qua.

    Những người nghèo không có ngoại tệ buộc phải sống dựa vào thực phẩm bao cấp của chính phủ hoặc xếp hàng suốt nhiều tiếng tại các siêu thị để được mua hàng hóa theo giá quy định của nhà nước. Tuy nhiên, các kệ hàng trong siêu thị thường xuyên trống rỗng do không đủ nguồn cung.

    [​IMG]
    Các kệ siêu thị ở Venezuela thường xuyên trong trạng thái trống rỗng. Ảnh: MIC.

    Bộ Y tế Venezuela năm 2017 công bố số liệu cho thấy hơn 11.000 trẻ em nước này tử vong trong năm 2016, khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng lên đến 30%. Một báo cáo do NYTimes công bố sau khi phỏng vấn các bác sĩ tại 21 bệnh viện công ở Venezuela cho thấy gần 400 trẻ chết vì suy dinh dưỡng ở nước này trong năm đó.

    Những nông dân như Escobar không thể làm được gì để tăng nguồn cung cho thị trường và giải quyết nạn đói. Ông cần tới 400 tấn thức ăn gia cầm độ đạm cao mỗi quý cho trang trại của mình, nhưng chỉ được nhập khoảng 100 tấn. Cũng như nhiều nông dân khác, Escobar buộc phải tìm tới thị trường chợ đen, nhưng cũng chỉ mua được loại thức ăn gia cầm chất lượng thấp, khiến đàn gà của ông ngày càng gầy gò và đẻ ít trứng hơn. "Chất lượng sản phẩm của tôi đi xuống, năng suất cũng xuống theo", ông nói.

    Tổng thống Maduro gần đây công bố kế hoạch mới nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực. Ông kêu gọi người dân ở các thành phố tận dụng mọi ô đất trống để tăng gia sản xuất, đồng thời cam kết đầu tư 1,2 tỷ USD cho các dự án nông nghiệp. Tuy nhiên, các giải pháp này đến nay chưa phát huy hiệu quả, khi các nhà kinh tế cho rằng mô hình tăng gia nhỏ lẻ chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực của một bộ phận nhỏ dân chúng, còn các dự án đầu tư vẫn chưa thực sự hiệu quả do nạn tham nhũng, quản lý yếu kém.

    Theo Escobar, cách duy nhất để những nông dân của ông vẫn tiếp tục bám trụ với trang trại, ruộng đồng là tìm cách lách luật và bán nông sản theo giá thị trường chợ đen, với hy vọng nhà chức trách sẽ "ngó lơ". "Nếu cứ bán thịt gà theo giá quy định của nhà nước, tôi thậm chí còn không thể mua nổi một cân thức ăn cho gà", ông nói.
  2. newbiess

    newbiess Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/11/2015
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    852
    http://soha.vn/my-khuay-dong-venezu...quoc-20190129082036671rf20190129155344093.htm

    Mỹ “khuấy động” Venezuela để chặn nguồn cung dầu cho Trung Quốc?
    Trung Hiếu | 29/01/2019 10:00 AM

    Việc Mỹ đẩy mạnh hỗ trợ phe đối lập Venezuela hạ bệ Tổng thống Maduro có thể không chỉ giới hạn vào câu chuyện “sân sau” mà còn nhằm vào Trung Quốc.


    Trong những ngày qua, nỗ lực của Mỹ trong việc lật đổ Tổng thống hợp pháp của Venezuela, ông Nicolas Maduro, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích năng lượng của Trung Quốc.

    Oleg Matveychev – nhà khoa học chính trị và giáo sư tại trường Kinh tế Cao cấp của Nga, nói với hãng thông tấn Nga Sputnik rằng áp lực mà Mỹ gây lên Iran và Venezuela cuối cùng cũng là nhằm đến Trung Quốc.

    “Đả thảo kinh xà” (đập cỏ dọa rắn)

    Theo chuyên gia người Nga này, ngay trước khi nhậm chức tổng thống, ông Donald Trump đã coi Trung Quốc là đối thủ kinh tế và chính trị chủ yếu của Mỹ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là một khía cạnh của thế đối đầu địa chính trị này.

    Giáo sư Matveychev tin rằng chính quyền ông Trump hy vọng sẽ làm xói mòn được các lợi ích kinh tế của Trung Quốc trên thị trường năng lượng thế giới.

    Vị chuyên gia này nhắc lại việc cả Iran và Venezuela đều hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ. An ninh năng lượng của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các nước này, trong bối cảnh Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực sản xuất dầu của Venezuela và Iran, đồng thời là nước nhập khẩu chính các nguyên liệu thô từ hai nước này.

    Oleg Matveychev nhận xét: Nhằm đạt các mục tiêu của mình, người Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên mặt hàng dầu xuất khẩu của Iran và cấm hoạt động đầu tư phát triển các mỏ dầu của Iran. Và giờ đây, Nhà Trắng ủng hộ một cuộc “đảo chính” để hạ bệ Tổng thống Venezuela Maduro, đe dọa trực tiếp lợi ích năng lượng của Trung Quốc.

    “Dĩ nhiên, sẽ có những động thái tinh vi chống lại Trung Quốc, bao gồm một số thủ thuật trên thị trường dầu thế giới. Người Mỹ biết cách thao túng dầu mỏ để theo đuổi lợi ích chính trị của mình”, ông Matveychev nói.

    Quan hệ đặc biệt giữa Caracas và Bắc Kinh

    Hồi tháng 9/2018, Tổng thống Maduro tuyên bố rằng Venezuela có ý định tăng nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc, lên mức 1 triệu thùng/ngày. Nói cách khác, họ muốn tăng gấp 3 lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Venezuela đã ký tới 28 thỏa thuận hợp tác, hầu hết liên quan đến chế biến dầu thô, kỹ thuật năng lượng, và khai khoáng. Venezuela cũng công bố bán 9,9% cổ phần tại Sinovensa – một liên doanh giữa 2 nước, cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC). Sau khi hoàn thành giao dịch này, Trung Quốc sẽ kiểm soát 49% liên doanh này.

    Giáo sư Matveychev tin rằng cuộc tranh giành quyền lực hiện nay ở Venezuela (với sự tiếp lửa của Mỹ) tạo ra nguy cơ lớn cho các lợi ích của Trung Quốc ở quốc gia Mỹ Latin này.

    Cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng gây đau đầu cho Mỹ và giờ đây Mỹ đang đứng trước cơ hội phục thù. Ông Chavez trước đây đã quốc hữu hóa ngành dầu khí Venezuela, qua đó giáng đòn mạnh vào các lợi ích của Mỹ .

    Việc Mỹ kiểm soát được nguồn dầu Venezuela sẽ khiến Venezuela pbải chịu những tổn thất nhất định do họ đã ký một loạt các thỏa thuận và giao dịch với Trung Quốc. Nếu từ bỏ các thỏa thuận đó, Venezuela sẽ phải đền bù cho đối tác, mà điều này rốt cục sẽ tác động tiêu cực lên đời sống người dân nước này.

    Trung Quốc theo dõi sát sao tình hình Venezuela

    Vào ngày 25/1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản ứng thứ 2 đối với diễn biến ở Venezuela. Động thái này gián tiếp xác nhận mối quan tâm nghiêm túc của Trung Quốc về các nguy cơ ngày càng lớn mà họ đối mặt ở Venezuela.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố như sau: “Trung Quốc phản đối đe dọa can thiệp quân sự vào Venezuela và sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của chính quyền nước này trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự ổn định của mình”.

    Trung Quốc giành giật ảnh hưởng tại châu Mỹ Latin

    Bà Hoa Xuân Doanh cũng chỉ ra rằng “Trung Quốc cổ xúy cho việc tất cả các nước tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt là việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, và không đe dọa sử dụng vũ lực”.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lưu ý rằng Trung Quốc tin là các vấn đề của Venezuela phải do bản thân người dân Venezuela lựa chọn và quyết định.

    Bà Doanh nói: “Trung Quốc kêu gọi các bên tôn trọng sự lựa chọn của người dân Venezuela và ủng hộ các bên tìm kiếm giải pháp chính trị thông qua đối thoại hòa bình trong khuôn khổ Hiến pháp Venezuela”./.
  3. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.547
    Đã được thích:
    18.304
    Tư duy như đứa trẻ lên 3 như thế này em phải tụt quần 1 phát mới được. Ngứa mắt lắm rồi.

    Bác em chưa bao giờ tự nhận là lợn, phớ hôn? Thế nhưng việc thế giới kết luận bác em là lợn luôn tồn tại, độc lập, khách quan, cần đ.éo gì ý kiến ý cỏ của bác em, phỏng?

    Ní với lại chả nuận.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    giáo dục thất bại ah em?
    đọc gì cũng nên đọc ít nhất 2 chiều nhé.
    Cái gọi là "Thổ Nhĩ Kỳ" theo bài của em là "ý kiến của 1 lãnh đạo Đảng bé tẽo xếp thứ 9 trong chính trường TNK ko có ghế nào trong quốc hội, ko nắm 1 vị trí nào trong chính quyền các cấp và thường xuyên được Sputnik - 1 báo thường xuyên có thông tin 1 chiều của Nga phỏng vấn nhé.

    bôi vào chữ Erdogan là sai bét

    https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_political_parties_in_Turkey#Major_parties

    8 đảng đứng phía trên ít nhất còn có 1 ghế trở lên trong Quốc hội
    Lần cập nhật cuối: 31/01/2019
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.743
    Đã được thích:
    10.143
    Juan 'lâm thời' mời Mỹ vào giúp đỡ vãn hồi sự cùng khổ của Venezuela thì các bạn gọi là 'cõng rắng cắn gà nhà'. Maduro mời Tin hói vào giúp đỡ thì nên gọi là gì ? Bạn bè tốt àh ?

    Nga có thể làm gì được ? TQ có thể làm gì được ? Để cứu vãn nền kinh tế Venezuela ? Câu trả lời là chẳng có gì. Vì hai thằng này chỉ biết lợi ích bản thân chứ quan tâm đếch gì đến sự cùng khổ của đất nước Venezuela. Mấy năm qua Venezuela vật lộn trong nợ nần. 2 nước này đã giúp được gì ? Ngoài việc thỉnh thoảng an ủi bảo anh giãn nợ cho, nhưng mà phải chia cho anh ít dầu. Rosneft của Nga trong 2 năm gom góp hơn 7% tổng dự trữ dầu khí của Venezuela qua các hợp đồng liên doanh béo bở, TQ nắm 10% tổng sản lượng dầu của Venezuela qua các hợp đồng liên doanh béo bở. Venezuela vẫn ngập trong nợ. Hơn 60% sản lượng dầu bơm ra là phải chở sang hai nước này để cấn nợ, trả nợ.

    Nhưng có một số bạn vẫn cho rằng cần phải tránh xa nước Mỹ tiếp tục chìm ngập trong nợ của Nga, nợ của TQ mới là con đường cho đất nước Venezuela. Tư duy 2 phe vẫn còn hằn quá sâu trong trí não của các bạn.
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    hố hố thì ra là tồng chí này quote bài mình :))

    năm mới Tết đến rồi sống nó vui vẻ lên tí đi, đừng trong cái sự thù hận Tàu tận xương tuỷ nó làm bản thân trở nên hèn mọn đi. Chơi diễn đàn thì cứ thoải mái vui vẻ với nhau, sân chấp từng chữ không làm bản thân bác giỏi hơn đâu nhé :))

    Mà gần đây e bắt đầu nghĩ là bác là nữ chứ không phải nam, confirm phát cho ae biết với, trên đây nữ đc ưu ái lắm :D
    rugi thích bài này.
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    anh chỉ trao đổi kinh nghiệm "tránh bị dắt mũi" với em thôi,
    anh chả thù ai với việc chỉ ra bản chất của ý kiến đó "chả là gì, chả đại diện 1% của Thổ Nhĩ Kỳ" em nhé.

    đọc nhiều nguồn, nghe 2 tai nhé. Ích cho mình thôi.
  9. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.881
    Đã được thích:
    17.404
    đừng anh em kiểu vậy nó không đc văn hoá lắm, trên diễn đàn nên tôn trọng nhau 1 chút, ấy là nói riêng vì nick bác cũng lâu đời rồi :D, chứ thể hiện đàn bà tính kiểu này là kiểu e rất thích chọt ngoáy đấy ;-)
    despair thích bài này.
  10. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Thế xin mời show link phủ nhận đi, toàn nói mồm rồ Mỹ là thế à
    --- Gộp bài viết: 31/01/2019, Bài cũ từ: 31/01/2019 ---
    Thằng đó là 1 thằng công nhân làm ở nhà máy đóng tàu của Nhật, bị bọn Nhật lùn bóc lột tận xương tủy mà vẫn khóc thuê hộ bố Mỹ mẹ Nhật
    --- Gộp bài viết: 31/01/2019 ---
    Bọn Dog Mỹ làm như Vene mới có biểu tình năm nay, trong khi Vene nó đã hàng trăm cuộc biểu tình từ thời Chavez rồi, chưa có cuộc biểu tình nào lật đổ được, cuộc biểu tình này cũng vậy thôi

Chia sẻ trang này