1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý Học Giáo Dục: Tản mạn cùng Bạn suy ngẫm !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    :-t
    Quan điẽm PG:
    (*) TT. Thích Nhật Từ nói gì về Cách Đánh Vần Mới Tiếng Việt Cải Cách và Ký Hiệu Tròn Vuông Tam Giác


    (*) Lý giải của cô giáo trẻ thách thức bằng giáo sư ông Hồ Ngọc Đại

    ~X(~X(:-t:-t\m/\m/^:)^^:)^:sick::sick:8-x:bz
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    BÀN VỀ CÔNG NGHỆ VUÔNG TRÒN TAM GIÁC CỦA HỒ NGỌC ĐẠI
    Sau khi viết bài “Từ kỹ nghệ lấy Tây đến công nghệ giáo dục” thì tôi nhận được vô số thư đòi giải thích về những dấu vuông, tròn của công nghệ Hồ Ngọc Đại.

    Như bài trước tôi đã giải thích, ông Vũ Trọng Phụng đã dùng từ “kỹ nghệ” lấy Tây để tạo ấn tượng cho cuốn sách của ông mà thôi, chứ thực sự không có ngành kỹ nghệ lấy Tây.

    Ở đây cũng vậy, ông Hô Ngọc Đại dùng từ “công nghệ” giáo dục để gây ấn tượng cho phương pháp giảng dạy như máy của ông mà thôi, chứ thực ra không có ngành “công nghệ giáo dục” nào cả.

    Tôi đã xem nhiều video clip và đọc nhiều bài viết chửi rủa ông Hồ Ngọc Đại, nhưng tất cả đều chửi rủa vì không hiểu công nghệ vuông tròn của Hồ Ngọc Đại ra sao. Chứ không ai phân tích được cái hay, cái dở của cách dạy vuông tròn.

    Trong khi đó các nhà trí thức khoa bảng trong nước không dám lên tiếng vì có biết gì đâu về “công nghệ giáo dục” mà lên tiếng. Vả lại ông ta trưng ra cái mác “Tiến sĩ” và khoe đã từng du học ở Liên Xô cho nên chẳng ai dại gì mà đi phê bình ông tiến sĩ Liên Xô.

    Nhưng không may cho ông Hồ Ngọc Đại, năm nay công nghiệp vuông tròn của ông du nhập vào Miền Nam.
    Dĩ nhiên trí thức Miền Nam cũng nín khe, nhưng giới bình dân Miền Nam thì nổi điên, họ chửi toáng lên, bất kể Hồ Ngọc Đại là tiến sĩ du học Liên Xô và là con rễ của cựu Tổng bí thư Lê Duẩn.

    Một video clip với tựa đề “Phụ huynh xé sách khi nghe con mình đọc chữ bằng những ô vuông” đã nhanh chóng được phát tán trên mạng. Trong vòng 1 tuần lễ đã có hơn 200.000 người xem và đã có hơn 1.200 người tán đồng mặc dầu ngôn ngữ trong clip không nên để cho những nhà trí thức và trẻ em xem vì toàn là những lời chửi rủa tục tỉu chưa từng có.

    Ngôn ngữ tục tỉu trong clip đã diễn tả trọn vẹn nỗi tức giận điên người của một người cha kém học nhưng đầy ý thức trách nhiệm với con. Trong khi đó lời lẽ ngây thơ sợ hãi của đứa con khiến người xem xúc động muốn bật trào nước mắt. Trẻ con có tội tình gì ? Người dân quê ít học có tội tình gì ? Nhân vật chính trong clip không khóc, nhưng người xem phải khóc.

    Sự thực về những dấu vuông tròn của Hồ Ngọc Đại

    Trong trang thứ nhất có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía dưới có hai câu thơ :

    “Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

    Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ”.

    Và ở dưới hai câu thơ có hai hàng ô vuông, hàng trên có 6 ô vuông và hàng dưới có 8 ô vuông, tất cả là 14 ô, tượng trưng cho mười bốn chữ của câu thơ lục bát. 6 ô hàng trên tượng trưng cho 6 chữ trong câu “lục”. Và 8 ô hàng dưới tượng trưng cho 8 chữ của câu “bát”.

    Không cần dùng 14 hình vuông để tượng trưng, mà có thể dùng 14 hình tròn, 14 hình tam giác, hay 14 cái hoa thị, hay 14 cái chén, 14 trái banh, v.v…. Mỗi hình, mỗi cái tượng trưng cho một chữ xếp theo thứ tự. Ví dụ như tôi dùng 14 chữ X :

    X X X X X X

    X X X X X X X X

    Vị trí 14 chữ X trên đây sẽ là vị trí 14 chữ của câu thơ . Tôi sẽ đánh số thứ tự từng chữ một :

    1 2 3 4 5 6

    7 8 9 10 11 12 13 14

    Rồi tôi tập cho các cháu đọc :

    Tôi chỉ vào chữ X số 1 rồi đọc là “tháp”, rồi gõ vào bảng đen một cái thứ nhất cho các em đọc. Và gõ cái thứ hai để cho các em đọc lại, rồi gõ một cái lần 3 để cho các em đọc lại ; rồi lần,4,5 ….

    Xong rồi tôi chỉ vào chữ X số 2 và đọc : “mười”, rồi gõ cái thứ 1,2,3…..

    Xong rồi tôi chỉ vào chữ X số 3,4,5….

    Cho tới chữ X số 14.

    Như vậy sau 100 lần đọc đi đọc lại ( 40 phút ) thì các em sẽ nhìn vào vị trí của chữ X thứ mấy mà đọc lên là chữ gì. Thí dụ tôi chỉ vào chữ X thứ sáu của hàng trên thì các em sẽ đọc ngay là “sen”. Tôi chỉ vào chữ thứ 2 của hàng dưới thì các em sẽ đọc là “nam”

    Sau khi các em đã thuộc nhẵn vị trí của từng chữ X thì tôi thay mỗi chữ X bằng chữ viết :

    THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤT BÔNG SEN

    VIỆT NAM ĐẸP NHẤT CÓ TÊN BÁC HỒ

    Và tôi chỉ vào từng chữ mà gỏ bảng cho các em nhẩm thêm 100 lần….

    Cuối cùng tôi chỉ ngược lên 14 chữ trong câu thơ dưới hình Hồ Chí Minh và bảo các em đọc. Các em sẽ đọc vanh vách từng chữ.

    Như vậy là chỉ sau buổi học đầu tiên thì các em sẽ về nhà và chỉ vào câu thơ dưới hình bác Hồ mà đọc vanh vách. Còn trường hợp có ai bất ngờ chỉ một chữ chính giữa thì các em sẽ nhẩm từ chữ đầu tiên để đọc được chữ mà người ta đã chỉ.

    Dĩ nhiên là cha mẹ sẽ phục lối dạy công nghệ của tôi sát đất, bởi vì chỉ cần một buổi học đầu tiên mà con mình đã đọc được cả câu thơ lục bát. Quả là thần kỳ.

    Nhưng cái thần ký đó chỉ là trò ảo thuật, tức là đồ dỏm

    Ai phải chịu trách nhiệm về thứ đồ dỏm đó ?

    Ông bố trong video clip nói trên đã nổi điên văng tục và xé cuốn sách. Tội nghiệp con bé, nó tưởng ông bố nổi điên vì nó, nó thất kinh khi ông bố phán “ngày mai con ở nhà”. Trong khi bà mẹ thì tưởng ông bố nổi điên vì cô giáo.

    Nhưng thực ra ông bố giận trời giận đất, giận cái chế độ lưu manh tàn nhẫn mà không dám chửi. Anh ta nói với con : “Cha bó tay rồi,… cha thua rồi…!!”. Chỉ một câu này còn hơn một ngàn bài văn, bài báo phê bình phương pháp giáo dục của tiến sĩ Hồ Ngọc Đại.

    Người cha không đủ hiểu biết để trách ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải cấm cuốn sách của Hồ Ngọc Đại ngay từ đầu. Nhưng đau lòng là cuốn sách đó đã được áp dụng cách đây 30 năm. Không biết trước đây 30 năm ai là Bộ trưởng Giáo dục ?

    Và không biết trong 30 năm qua đã trải qua bao nhiêu đời Bộ trưởng. Cũng như không biết bao nhiêu ngàn trí thức ăn lương của bộ Giáo dục mà cúi mặt ngậm miệng trước kẻ làm sai.

    Suy cho cùng, những trí thức chỉ biết cúi đầu ngậm miệng thì không phải là trí thức.

    BÙI ANH TRINH
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    KH (cờ H) KHỜ ngu: thì CH (cờ H) KHờ hay CHờ?
    PHỤ HUYNH MIỀN NAM DẬY SÓNG Với Sách Cải Cách Tiếng Việt Lớp 1
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Q (Cờ) uải Cách đánh vần phát âm trong chương trình CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (CNGD) hay
    C (cờ) ải Cách đánh vần phát âm trong chương trình CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (CNGD)

    Đâu cái chữ ..... để ĐIỀN => ĐIÊN cái chữ ..... để ĐẦU ......(*)!!!:-t:-t%-(X_XX_X Đâu cÁI ĐIỀN >>> ĐIÊN cái ..... ĐẦU
    BÀN về ~ BẢN LĨNH VỀ NGHỆ THUẬT, HỌC THUẬT , & VHỌC, LSVH TRONG SÁCH đánh vần phát âm trong chương trình CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (CNGD)

    Thêm 1 Giáo Sư cải cách TIẾNG VIỆT khiến cách đánh vần và phát âm # Lạ


    Xem thêm:

    Siêu bảo tàng trên nghìn tỉ Trưng bày Cái CHi ? Bạn Hảy đề nghị ...

    http://ttvnol.com/threads/sieu-bao-...ung-bay-cai-chi-ban-hay-de-nghi.740087/page-5

    Tin liên quan
    [​IMG]
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời các ý kiến của cử tri
    Ngày 27/11/2018, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

    Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã có nhiều đóng góp ý kiến xoay quanh vấn đề giáo dục, đất đai, tội phạm ma túy, tham nhũng...
    [​IMG]
    Cử tri Dương Văn Bé
    >>>
    Liên quan đến giáo dục, cử tri này cho rằng việc cải cách của ông Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền không phù hợp với nền giáo dục.

    ...
    Còn về vấn đề giáo dục, theo Chủ tịch QH, chương trình cải cách công nghệ mới chỉ là thí điểm và đây không phải là chủ trương của Đảng, Nhà nước.
    “Tôi cũng không đồng ý với cách đánh vần phát âm của mấy giáo sư đó.
    Cải cách thì phải tiến bộ, làm người ta dễ hiểu, thông minh hơn chứ không phải cải cách để xóa bỏ hết nền tảng của nền giáo dục từ thời xa xưa đến nay…. Bà con yên tâm, đây KHÔNG PHẢI LÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯA CÁI TRÒN TRÒN VUÔNG VUÔNG VÀO LÀM KÝ HIỆU GIẢNG DẠY CHO CÁC CHÁU”, CHỦ TỊCH QH NÓI

    CÁC bác cao nhân cho ý kiến nhé ,,,,:bz:bz^#(^^#(^:sick::sick:8-x8-x
    Lần cập nhật cuối: 15/02/2019
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    GÓC NHÌN TÂM LÝ

    Bức tranh mạng xã hội qua vụ CHẾ NHẠO 'tròn, vuông' của GS Hồ Ngọc Đại
    Câu chuyện sách Công nghệ Giáo dục (CNGD) thời gian qua một lần nữa cho thấy bức tranh sống động về cách mà cư dân mạng tranh luận một vấn đề.
    Khi bắt đầu có một số thông tin về sách giáo khoa CNGD dựa trên clip giáo viên dạy đánh vần "VUÔNG, TRÒN, TAM GIÁC", rất nhiều cư dân mạng chỉ trích, công kích cá nhân, thậm chí đòi GS Hồ Ngọc Đại ra đối chất.

    Phát biểu trên mạng và báo chí, không ít người thách thức rằng: "Nếu gặp ông Đại, tôi viết ra những hình vuông, tròn, tam giác xem ông ấy có hiểu không".

    ĐÁM ĐÔNG GIẬN DỮ
    Nhiều "trạng thái mỉa mai" xuất hiện và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Giới trẻ viết đơn xin việc, thư gửi người yêu bằng "hình vuông, tròn, tam giác". Đám học sinh khoe tin nhắn gửi cho nhau cũng "vuông, tròn, tam giác" như "teen code" từng một thời tung hoành trong đám trẻ.

    Ngoài rất nhiều những video chế giễu, đả kích, thậm chí, nghệ sĩ nổi tiếng cũng hát bằng... hình "VUÔNG, TRÒN, TAM GIÁC". Xem:
    TÂM LÝ GÌ ĐÂY ?

    (*) http://ttvnol.com/threads/tam-ly-gi-day.388460/page-4

    Nhiều người còn nhầm lẫn sách CNGD với chuyện đổi chữ viết và tưởng chương trình này chưa bao giờ được áp dụng. Họ không bỏ thời gian ít ra là “hỏi Google” xem CNGD là gì, cách đánh vần này thực hư ra sao.

    Kinh tế học hành vi chỉ ra rằng con người có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố lệch lạc trong hành vi, khiến họ khó thay đổi quan điểm, cho dù có nhận được thông tin mới đáng tin cậy nhưng ngược với quan điểm của họ.

    Một người bạn tôi chịu không nổi, đã gửi tin nhắn qua mạng: “Giờ ai cũng thành chuyên gia đánh vần và ngữ âm cả”. Bạn khác sâu sắc hơn: “Giáo dục là con voi mà ai cũng là thầy bói sờ voi”.

    Dù nhiều thông tin được đưa ra ở cả hai chiều và GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng, số đông vẫn chỉ lựa chọn thông tin có lợi cho quan điểm trước đó của mình. Người ủng hộ CNGD tiếp tục ủng hộ, ai chỉ trích tiếp tục chỉ trích, không nhiều dân mạng bình tĩnh phân tích câu chuyện.

    Có những người không quan tâm GS Đại nói gì, tiếp tục “ném đá” ông. Ở chiều ngược lại, một số người tỏ ra hiểu biết về CNGD cũng quay ra… tấn công cá nhân những người tấn công GS Đại và chương trình của ông.

    Một số bạn của tôi đăng những bài về tranh luận nghiêm túc, tránh ngụy biện, đưa ra phương pháp tranh luận để đi đến chân lý. Thế nhưng, mấy ai sẽ nghe họ?
    (CÒN TIẾP)
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Chúng ta hãy nghe tiếp ~ Lời giãi thích của Ông Đại & 1 số Fản Biện:


    Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tròn, Vuông, Tam giác tồn tại vĩnh viễn
    & 1 số Fản Biện:


  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    GÓC NHÌN TÂM LÝ
    Bức tranh mạng xã hội qua vụ CHẾ NHẠO 'tròn, vuông' của GS Hồ Ngọc Đại (tiếp)
    Daron Acemoglu, giáo sư kinh tế học của Đại học MIT, Mỹ, từng có nhận xét rằng sự bất đồng giữa các cá nhân trong xã hội về chủ đề từng được tranh cãi qua hàng thế kỷ là chuyện thường, ít khi nào họ đạt đến đồng thuận. Ông đưa ra nhiều mô hình toán để mô hình hóa chuyện bất đồng giữa số đông trong xã hội.

    Kinh tế học hành vi cũng chỉ ra rằng con người có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố lệch lạc trong hành vi, khiến họ khó thay đổi quan điểm, cho dù có nhận được thông tin mới đáng tin cậy nhưng lại ngược với quan điểm của họ.

    Họ chỉ tìm kiếm thông tin có lợi cho suy nghĩ ban đầu của mình và từ chối tiếp nhận hướng ngược lại. Hiện tượng này gọi là tìm thông tin để củng cố thành kiến (confirmation bias).

    Vì vậy, đừng mong đợi nhiều người bàn luận có lý trí, bài bản, đúng logic tranh luận. Họ sẽ cãi theo quan điểm của mình, dựa trên kinh nghiệm và tình cảm - quan điểm - suy nghĩ của đám đông bạn bè, đồng nghiệp gặp hàng ngày.

    Ở khía cạnh khác, nhiều người lên mạng sau một ngày dài mệt mỏi với bao bức xúc của bộn bề cuộc sống. Từ chuyện công sở, học hành, con cái, bị kẹt xe, bị va quệt ngoài đường, đến đọc báo thấy nhiều ý kiến “sôi máu”, thế là họ lên mạng xã hội tìm chỗ giải trí và… trút giận.

    Những người đó thường không đầu tư thời gian hoặc cố tình không tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề. Họ không đi tìm chân lý, mà đi tìm nơi thỏa mãn nhu cầu thể hiện ý kiến, tương tác với người khác và giải tỏa bực tức bị dồn nén cả ngày thông qua... bình luận, status.
    Sách CNGD và GS Hồ Ngọc Đại có thể k0 may là 1 trong số những nạn nhân của "trào lưu đám đông" đó.

    Đám đông giận dữ, sẵn sàng ném đá trên mạng xã hội chỉ là tấm gương phản chiếu của bề mặt xã hội.
    Đọc tin trên báo, tôi thấy có nhận xét bây giờ người ta dễ nóng nảy hơn, ra ngoài đường va quệt nhẹ cũng đòi đánh nhau. Nhiều người sẵn sàng giải quyết vấn đề bằng nắm đấm hơn.

    Mạng xã hội không phải nguồn gốc gây ra bức xúc. Nó chẳng qua là công cụ khuếch đại những thứ đó lên, chính xác hơn là tấm gương phản ánh sự bức xúc của nhiều người trong xã hội về đủ loại vấn đề quanh họ.

    Trước khi có mạng xã hội, người ta không có công cụ để thể hiện sự giận dữ và bức xúc đó ra mà thôi. Có mạng xã hội, chúng ta mới thấy được cách suy nghĩ, thành kiến của nhiều người, nhiều nhóm cộng đồng
    Có mạng xã hội, chúng ta cũng thấy rõ hơn "văn hóa đám đông" và "gió đổi chiều" quá nhanh, quá nguy hiểm của một bộ phận núp danh cư dân mạng.
    (còn Tiếp)
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    CƯỜI (CHẾ NHẠO) ???!!!!....


    ... hay Khóc VỚI TIẾNG VIỆT CẢI CÁCH VUÔNG TRÒN

    ;-):-(:-t:-t~X(~X(:)):((:-?(%)(%)
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    GÓC NHÌN TÂM LÝ: "HỖN CHIẾN" TRÊN MẠNG
    Bức tranh mạng xã hội qua vụ CHẾ NHẠO 'tròn, vuông' của GS Hồ Ngọc Đại & ~ Nhạn định 3 phải (tiếp)

    Vì sao cư dân mạng chạy theo đám đông, cứ thích"ném đá" người khác, mặc dù mình chưa tìm hiểu rõ?
    Vì sao cư dân mạng thường bị lên án về văn hóa trao đổi, tranh luận khi"nghe ít, bình luận nhiều và thiếu tinh thần xây dựng".

    Có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là họ sợ trở thành kẻ đi sau trong “trào lưu mới” mà bạn bè, người quen, thậm chí chỉ là bạn Facebook chưa từng gặp, đang tham gia. Nó cũng như trào lưu bắt Pokemon hay chạy theo sao Hàn vậy.

    Có mạng xã hội, chúng ta mới thấy cách suy nghĩ, thành kiến của nhiều người, nhóm cộng đồng. Có mạng xã hội, chúng ta cũng thấy rõ hơn "văn hóa đám đông" và"gió đổi chiều" quá nhanh, quá nguy hiểm của một bộ phận núp danh cư dân mạng.
    Trong thời đại thông tin tràn ngập và đã vượt qua khả năng tự lọc của con người, tình trạng"hỗn chiến" trên mạng sẽ K0 biến mất.

    Nhiều chuyên gia cố gắng kêu gọi người khác học cách tranh luận có phương pháp và bình tĩnh phân tích, nhưng khó khả thi, bởi số đông K0 có nhiều thời gian (thậm chí K0 muốn) suy nghĩ, tìm hiểu kỹ.

    Thói quen của họ là"còm" trước té nước theo mưa, chẳng thèm quan tâm bản chất vấn đề là gì và nó có xúc phạm người khác.

    Nỗi lo cơm áo gạo tiền, bức xúc trong cuộc sống mỗi ngày, và cả nhu cầu tranh phần trong một trào lưu mới khiến người ta K0 dừng lại vài giây trước khi bấm nút gửi “viên đá” đi.

    Thế nhưng, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này nếu mọi người cố gắng bình tĩnh, biết tôn trọng người khác hơn một chút, để đơn giản chấp nhận rằng người ta có quan điểm khác mình và thôi K0 tranh cãi hay tấn công lẫn nhau nữa. Ông bà ta có câu “một điều nhịn chín điều lành”.

    Cuộc sống hàng ngày đã mệt mỏi, sao ta còn phải chuốc thêm phiền toái và bực dọc trên mạng xã hội?

    Theo TG:
    Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn Giảng viên Đại học Bristol, Anh; từng nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy đầu tư tài chính và kinh tế học về thông tin và hành vi ở Anh, cũng như Việt Nam. Ông là cộng tác viên của nhiều báo và tạp chí ở Việt Nam với các bài viết đề cập vấn đề kinh tế, xã hội.

Chia sẻ trang này