1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quan hệ Việt - Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bravo0412, 16/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.446
  2. Connuocviet

    Connuocviet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2012
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    214
    Cụ không thấy nó nói là con T6 đó à (máy bay huấn luyện thay cho 1 cơ số Yak 52 đã già), UAV và thêm 1 tàu second hand nữa cho CSB thôi chớ F16 ở đâu ra.
  3. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.446
    He he... :-p
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-16 là do nhìn sang núi nọ ( Indo )
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Cái câu đó phải dịch là con tàu cutter thứ 2
    Connuocviet thích bài này.
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.276
    Đã được thích:
    26.585
    Cụ không thấy F-16 đeo pod chỉ thị mục tiêu và KCT-15 là phương án thay thế, bổ sung hoàn hảo và rẻ tiền cho Su-22 à? Hay cụ muốn mua JF-17? Tớ thì tớ vẫn thích J-10C hơn đấy :-D. Lào mua J-10C rồi kìa, 1 phi đội. Phen này mấy cái Su-30mk2 ở Thanh Hoá nằm đất hết
    --- Gộp bài viết: 16/02/2019, Bài cũ từ: 16/02/2019 ---
    Tớ là tớ đề nghị để nguyên máy bay hỏng vậy bay cho nó tiết kiệm và có cảm giác mạnh. Mình đek thèm nâng cấp gì. Chỉ mua vài thứ lặt vặt chẳng đáng tiền. Chủ trương là tăng xin giảm mua tích cực cầm nhầm. Mai tớ gửi phái đoàn sang tầu xin J-16 chứ không cần mua thêm Su-30mk2. Lấy đâu ra tiền chứ
    tenlatuan, NDT93igansanzenin thích bài này.
  7. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.446
    TỚ THẤY rafale ngon hơn ấy cụ :-p
  8. MMichelHungVII

    MMichelHungVII Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2016
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    74
    Cái nào rẻ thì ngon
  9. Connuocviet

    Connuocviet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2012
    Bài viết:
    1.019
    Đã được thích:
    214
    Ngon không cụ? Chớ em thấy bọn cà ri nó giàu thế mà còn dội luôn nói chi nhà nghèo như mình. Thôi thì ráng chờ thôi cụ ạ, chờ khi nào mình giàu rùi tính tiếp... mà chẳng biết đến bao giờ mình giàu để tính nữa...hic
  10. tenlatuan

    tenlatuan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2015
    Bài viết:
    783
    Đã được thích:
    108
    Mỹ đã giúp Trung Quốc những gì năm 1979

    Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một âm mưu lớn, được chuẩn bị kỹ càng, nhằm thỏa mãn tư tưởng nước lớn, khát vọng bá quyền và phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc của họ. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược ngày 17/2/1979, biết bao xương máu quân dân Việt Nam đã đổ xuống vì mưu đồ của những nước lớn.

    [​IMG]

    Trung Quốc luôn biện minh cho hành động của mình là một cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ” (?!). Tuy nhiên, cuộc chiến “phản kích” (thường ở trong trạng thái bị động) này thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, huy động lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc.

    Trung Quốc đã tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, từ tập trung các nguồn lực kinh tế cho đến hoạch định quân sự (đã xem trong kỳ trước). Song song với đó, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ hoặc chí ít là không phản đối của các nước khác.

    Quan hệ Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc

    Về bản chất, những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bộc lộ rõ rệt từ sau giai đoạn nước ta giải phóng Miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước. Tuy nhiên, những mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.

    Các rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện từ năm 1968, khi chúng ta nhất định cùng lúc giữ mối quan hệ với cả Moskva lẫn Bắc Kinh trong khi mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên cao, đặc biệt là sau xung đột biên giới Xô-Trung năm 1969.

    Ngoài ra, việc Việt Nam cương quyết tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước cũng bất đồng với chủ trương của Bắc Kinh là tiến hành chiến tranh có giới hạn để đàm phán với Mỹ, thông qua vai trò trung gian chi phối của Trung Quốc.

    Sau thời kỳ “Ngoại giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moskva là “những kẻ thù”.

    Giấc mộng cường quốc đã khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô, đồng thời ngăn chặn các nước khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với Liên Xô.

    Năm 1975, việc Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và hòa bình lập lại trên toàn bán đảo Đông Dương đã giúp vị thế của nước ta trong khu vực đã được nâng lên một tầm cao mới, khiến Trung Quốc lo ngại, sợ bị mất ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

    Quan điểm “quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước trong khối” được *********** Lê Duẩn tiếp tục tái khẳng định trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1977, với tuyên bố cảm ơn “tất cả các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em đã giúp đỡ Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

    Trong giai đoạn 1975-1978, Bắc Kinh giảm mạnh viện trợ với lý do cần kinh phí để hỗ trợ Hoa kiều hồi hương và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản trợ giúp của Liên Xô.

    Những âm mưu đầy tham vọng của nước láng giềng xấu bụng nhằm thực hiện sách lược bá quyền đã buộc Việt Nam phải tiến hành những bước đi vững chắc để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có xây dựng một mối quan hệ đoàn kết hữu nghị trên tầm chiến lược với Liên Xô.

    Viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam tăng đều từ năm 1975 đến 1979 từ 450 triệu USD lên 1,1 tỷ USD, viện trợ quân sự cũng tăng mạnh từ 125 triệu USD năm 1977 lên 600 triệu năm 1978 và 890 triệu năm 1979.

    Trước khi xảy ra cuộc chiến một thời gian, ngày 29-6-1978 Việt Nam đã gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Council of Mutual Economic Assistance, viết tắt là COMECON hoặc CMEA), hay còn gọi là tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn 1949 – 1991.

    Ngày 3-11-1978 tại Moskva, đại diện nhà nước Liên bang Xô Viết và Việt Nam đã ký kết Hiệp ước hữu nghị Xô-Việt.

    Ngoài các điều kiện tiêu chuẩn của hiệp ước về hợp tác thương mại và văn hóa, hiệp ước có được những vấn đề quan trọng về quốc phòng như một hiệp ước về “phòng thủ chung”, có nghĩa là “tham khảo ý kiến chung và hành động hiệu quả để đảm bảo an ninh quốc phòng của cả hai nước.”

    Trung Quốc không đạt được mục đích, họ đã hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam vào tháng 1-1978, đồng thời buộc lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước vào tháng 6, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi.

    Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam. Đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh – Hà Nội cũng bị cắt. Đây chính là giai đoạn Bắc Kinh đang vạch kế hoạch huy động hàng chục vạn quân xâm lược.

    Trong chuyến thăm Đông Nam Á tháng 12-1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ chủ nghĩa bá quyền nước lớn qua tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.

    Tuy ngày hôm sau báo chí chính thống của Trung Quốc “giảm nhẹ” thành “phải dạy cho Việt Nam bài học” nhưng truyền thông thế giới đã ghi nhận điều này và công khai bình luận về dã tâm của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

    Trên đây chỉ là 1 vấn đề thuộc về mảng quan hệ quốc tế, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc, đã có những tác động trực tiếp dẫn tới cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979.

    Thăm dò ý kiến các nước Asean

    Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.

    Sau khi một báo cáo đặc biệt của tình báo được trình bày, thì đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.

    Tuy nhiên khi đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.

    Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam – Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện vào ngày 3-11-1978 đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để “đo lường” phản ứng của khối này.

    Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt – Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để “tái cân bằng quyền lợi” của các nước Đông Nam Á.

    Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình không giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội.

    Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau và cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam.

    Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải “nhích hơn chút nữa” về phía Trung Quốc.

    Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Trung Quốc mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.

    Tìm kiếm sự ủng hộ của “đồng minh mới” (Hoa Kỳ)

    Sau thời kỳ “Ngoại giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moskva là “những kẻ thù”.

    Trong giai đoạn tiếp theo, Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô. Khi đó, Washington tập trung chống phá Moskva, với sự gây rối giúp sức của Bắc Kinh, đồng thời Trung Quốc cũng lãnh trách nhiệm ngăn cản sự lớn mạnh của Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô tới đông nam Á.

    Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình từ 28 đến 30 tháng 1 năm 1979, (sau khi vừa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 1979), sau đó là tới thăm Nhật Bản cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979.

    Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam cho đồng minh mới Hoa Kỳ, mong nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh của Washington trong khối NATO và ngăn chặn các nghị quyết chống nước này do Liên Xô khởi thảo trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Trong chuyến đi này, Đặng đã hứa lãnh trách nhiệm thay Mỹ “dạy cho Việt Nam một bài học”, dùng hành động thực tế để chứng minh những cam kết giữa hai bên, đồng thời cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng, có giới hạn và đạt hiệu quả cao.

    Giới chức Mỹ sau đó đã khuyến cáo Liên Xô chớ có can thiệp sâu vào mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối đầu với cả Mỹ và Trung Quốc, mà ảnh hưởng trực tiếp là các Hiệp định mà 2 nước có thể sẽ ký kết ngay sau đó, ví dụ như Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (SALT).

    Ngày 12-8-1978, trước khi tấn công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị có thời hiệu trong mười năm và sẽ tái ký sau đó.

    Những hành động ngoại giao vói mật độ dày đặc của Bắc Kinh đã đạt được hiệu quả mong muốn là tìm được sự ủng hộ của Mỹ và sự im lặng của một số nước, trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ đối với Việt Nam.

    Chuẩn bị dư luận

    Để chuẩn bị dư luận, Trung Quốc công khai tuyên bố trước dư luận trong nước và quốc tế rằng “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.

    Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1 năm 1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận bênh vực chính quyền của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, tố cáo Việt Nam xâm lược.

    Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô (không được tái ký), Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc có thể chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam.

    Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn Chủ tịch Hội đồng ********* (tương đương với chức vụ *********) Liên Xô A.Kosygin thì nhận định, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình có thể là một bản “tuyên ngôn chiến tranh với Việt Nam”.

    Tóm lại, thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ đồng tình, các nước ASEAN ít nhất cũng chưa lên tiếng phản đối, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng khó có khả năng can thiệp trực tiếp, cùng lắm cũng chỉ hỗ trợ vũ khí và chuyên gia quân sự.

    Trung Quốc cũng nhận định, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sự hao tổn sinh lực sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là lúc thời cơ đã chín muồi nhất để Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

    Vậy là guồng máy khổng lồ cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.

    Ngày nay, với sức mạnh của truyền thông, hầu như ai trong số chúng ta cũng đã nhận thức rất rõ những “cái mất” của Trung Quốc sau cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979, nhưng cơ bản vẫn còn mơ hồ về những điều Bắc Kinh đạt được, hay nói cách khác đó chỉ ra tính mục đích của họ khi tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

    Trung Quốc khởi xướng chiến tranh xâm lược Việt Nam

    …Đến giữa tháng 1/1979, hơn một phần tư quân đội thường trực của Trung Quốc đã được đưa đến biên giới Trung-Việt, với tổng cộng khoảng hơn 320.000 quân núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương, cùng với khoảng 30 vạn dân binh và lực lượng hỗ trợ hậu cần.

    Để thực hiện kế hoạch tác chiến theo kiểu “Biển người” này, Trung Quốc đã huy động tổng cộng tới 8 Quân đoàn và Tập đoàn quân tham gia tác chiến trực tiếp, một Tập đoàn quân được sử dụng làm lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng chi viện cho các hướng.

    Guồng máy khổng lồ hoạt động cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.

    Từ trước đến nay, mọi người thường chỉ bàn về nguyên nhân Trung Quốc đánh Việt Nam là do Trung Quốc không đạt được mục đích chi phối đường lối đối ngoại của Việt Nam, lo ngại Việt Nam tự lực tự cường lớn mạnh, trở thành một quốc gia có ảnh hưởng bao trùm Đông Dương.

    Hai nữa là Trung Quốc muốn ngăn chặn ảnh hưởng quá lớn của Liên Xô với Việt Nam và Đông Nam Á, tránh bị vây ép từ 2 phía, đồng thời thử độ bền vững của Hiệp ước hợp tác toàn diện mà Việt Nam và Liên Xô mới ký năm 1978.

    Ngoài ra còn có những vấn đề khác như mâu thuẫn Việt Nam-Trung Quốc trong vấn đề người Hoa, xuất phát từ việc Việt Nam cải tạo tư sản ở miền Nam sau giải phóng và những khúc mắc không thể tháo gỡ về chủ quyền biên giới-hải đảo những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.

    Ngày nay, với sức mạnh của truyền thông, hầu như ai trong số chúng ta cũng đã nhận thức rất rõ những “cái mất” của Trung Quốc sau cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979, nhưng cơ bản vẫn còn mơ hồ về những điều Bắc Kinh đạt được, hay nói cách khác, chỉ ra tính mục đích của họ khi tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

    Ban đầu, ý định xâm lược Việt Nam của Đặng Tiểu Bình vấp phải sự phản đối của phần lớn thành viên Quân ủy trung ương ************* Trung Quốc, bởi tất cả đều nhận định Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) “không được chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh”.

    Một số lãnh đạo của ************* Trung Quốc cũng hết sức hoài nghi, cho rằng quyết định tấn công Việt Nam, “đổ các nguồn tài nguyên khan hiếm trong giai đoạn hiện đại hóa mới cất bước vào một mục đích khác” là hành động không hợp lý.

    Giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc nói chung cho rằng PLA chưa phục hồi sau Đại ***************** (1966-1976), kỷ luật lỏng lẻo, huấn luyện yếu kém. Lần cuối cùng mà quân đội Trung Quốc “thực sự đánh trận” là chiến tranh biên giới với Ấn Độ năm 1962.

    Trong khi đó, quân đội Việt Nam được tôi luyện nhiều thập kỷ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do đó, có quan điểm lo sợ rằng nếu thua trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam có thể khiến Bắc Kinh bị “bẽ mặt” trong một thời gian rất dài.

    Một mối lo ngại khác mà các nhà quyết sách Trung Quốc nêu ra là khả năng quân đội hùng mạnh của Liên Xô sẽ can thiệp nếu PLA dám hành động càn rỡ. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình vẫn quyết định tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược này. Vì sao?

    Tại sao chúng ta lại phải đưa vấn đề “Đặng Tiểu Bình và cuộc chiến quyền lực” vào phần mục đích của Trung Quốc khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979? Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính.

    Một là: Quyết định xâm lược của Trung Quốc xuất phát từ phần lớn các quyết định cá nhân của Đặng Tiểu Bình, với mục đích thâu tóm quyền lực lãnh tụ tối cao từ tay Hoa Quốc Phong – nhà lãnh đạo thuộc trường phái thủ cựu, vẫn trung thành với lí luận của Mao Trạch Đông.

    Hai là: Cuộc chiến năm 1979 gắn liền với tư tưởng cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình được sự giúp đỡ đắc lực của Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là sự ngã giá của Bắc Kinh với Washington, đổi lấy 10 năm Mỹ hỗ trợ Trung Quốc cải cách và phát triển lớn mạnh.

    …tháng 10/1976, sau khi lãnh đạo xóa bỏ ***************** Trung Quốc, Hoa Quốc Phong đã thâu tóm tất cả các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương ************* Trung Quốc (Chủ tịch Đảng), ********* Quốc vụ viện và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

    Hoa Quốc Phong đã trở thành vị lãnh đạo Trung Quốc duy nhất cùng lúc đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao của đảng, chính phủ và quân đội, kể từ năm 1949 và nhận được sự ủng hộ của *************-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh (nhân vật số 2) và Phó Chủ tịch Đảng Uông Đông Hưng (nhân vật số 5).

    Ông Hoa Quốc Phong chính là người đã đề xướng phương châm “kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế” tại Đại hội ************* Trung Quốc lần 3 khóa XI (Tháng 12/1978), mở đường cho cuộc cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình cũng đang ấp ủ.

    Sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ XI (năm 1977), Đặng Tiểu Bình mới được phục chức (sau khi bị cách hết chức vụ vào đầu năm 1976) và chỉ là nhân vật lãnh đạo số 3 của Trung Quốc (sau Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh) và đang ấp ủ giấc mộng nắm quyền lãnh đạo để thay đổi Trung Quốc.

    Lúc đó Đặng Tiểu Bình nắm giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc, Phó ********* kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

    Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của ông ta cũng được công bố tại Hội nghị TW 3 là chuyển ưu tiên quốc gia của Trung Quốc sang hiện đại hoá kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài, nhưng Đặng đi xa hơn Hoa là muốn “Cải cách, mở cửa” mà trọng tâm là bắt tay với Mỹ.

    Theo sách lược này, Hoa Kỳ được xem là tấm gương để học tập các ý tưởng và công nghệ tiên tiến, đồng thời là tấm gương thích hợp nhất về hiện đại hoá. Đặng tin rằng, nếu Bắc Kinh mở cửa với các nước khác nhưng cự tuyệt Wasghington thì chính sách mới sẽ không có hiệu quả.

    Do đó, muốn “Cải cách, mở cửa” có hiệu quả thì phải bắt tay với Mỹ, cắt đứt quan hệ với Khối Xã hội Chủ nghĩa.

    Tư tưởng của Đặng Tiểu Bình cũng đã khởi đầu cho việc Trung Quốc quyết định chấm dứt Hiệp định Xô – Trung có thời hiệu 30 năm, về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14/2/1950, hết thời hiệu ngày 15/2/1979 và mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ (chính thức vào tháng 1/1979).

    Tuy nhiên, khi đó nhóm lãnh đạo cao nhất trong Trung ương ĐCSTQ của Hoa Quốc Phong vẫn chủ trương tiếp tục duy trì lý luận của Mao Trạch Đông. Trong quân đội Trung Quốc cũng có không ít cán bộ cao cấp tỏ ra không thông với đường lối chính trị và chính sách kinh tế của họ Đặng.

    Trong bối cảnh có nhiều tư tưởng “chống đối”, nếu chỉ dựa vào chức vụ của Đặng Tiểu Bình khi đó thì khó có thể xoay chuyển được tình thế, mà phải cần đến một phương thức cực đoan để có thể quét sạch được mọi chướng ngại của thế lực cực tả đối với “Cải cách, mở cửa”.

    Trải qua 3 lần mất chức, thậm chí phải đi cải tạo, Đặng Tiểu Bình hiểu rằng, muốn thực hiện giấc mộng lớn “Cải cách, mở cửa” thì phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Để xây dựng uy tín và thực quyền phải thông qua quân đội, cách nhanh nhất là gây chiến tranh.

    Việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam xuất phát từ ý đồ thâu tóm quyền lực để thực hiện sách lược “Cải cách, mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, đồng thời cũng là lời tuyên cáo đoạn tuyệt với Khối xã hội Chủ nghĩa của Bắc kinh, tạo lòng tin với người Mỹ để Washington trợ giúp trong quá trình cải cách.

    Ngày 10/5/2010, Trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc đã có bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam. Bài phát biểu này cũng đã được một số tờ báo của Việt Nam trích dẫn đoạn nói lên những nhược điểm của Trung Quốc.

    Thế nhưng, trong bài nói chuyện này, tướng Lưu có nhấn mạnh rằng, đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 (Trung Quốc gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ”), ngay cả nhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội của nước này cũng chưa nhận thức được hết ý nghĩa to lớn của cuộc chiến đó.

    Mở đầu đoạn nói về chiến tranh Trung-Việt 17/2/1979, ông Lưu phát biểu: “…khi ấy có người nói rằng, chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, những người hy sinh hiện nay được coi là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời: “Vẫn là liệt sĩ!”.

    Viên tướng Trung Quốc cho rằng, việc nước này tiến hành chiến tranh xâm lược năm 1979 phải nhìn nhận từ góc độ chính trị, bởi ý nghĩa nó nằm bên ngoài cuộc chiến. “Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là ************* Trung Quốc, hai là người Mỹ” – tướng Lưu nhận định.

    Sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại chính trường vào năm 1978, giữa tháng đó ông ta đi thăm Mỹ, sau khi 2 nước vừa bình thường hóa quan hệ vào ngày 1/1/1979. Và đến tháng 2/1979 thì Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam. Đối với Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến với Việt Nam phải nổ ra.

    Lí do thứ nhất là Đặng Tiểu Bình cần thâu tóm quyền lực tuyệt đối để thuận lợi tiến hành “Cải cách, mở cửa” nên phải nắm quân đội thông qua một cuộc chiến tranh với nước ngoài được tuyên truyền rầm rộ với vai trò “chính nghĩa” thuộc về Trung Quốc.

    Lí do thứ 2 là Đặng Tiểu Bình muốn vạch rõ ranh giới với khối Xã hội Chủ nghĩa để “bày tỏ gan ruột” với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter – người vốn không tin Trung Quốc có thể làm gì trước Liên Xô, khiến Mỹ thực sự tin tưởng và giúp đỡ Trung Quốc “Cải cách, mở cửa”.

    Tướng Lưu Á Châu nhận định rằng, Đặng Tiểu Bình gây ra cuộc chiến tranh này chính là vì người Mỹ, để trả hận cho người Mỹ, mà bằng chứng là ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình ra quyết định bắt đầu xâm lược Việt Nam.

    Ông ta cũng phân tích rằng, thực không phải Trung Quốc đánh Việt Nam vì Mỹ, mà là vì chính bản thân mình, vì công cuộc “Cải cách, mở cửa” đang bắt đầu triển khai. Trung Quốc không thể thực hiện được sách lược này mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ.

    Sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bề ngoài các nước phương Tây bao vây, cô lập Trung Quốc về ngoại giao nhưng bên trong, Washington ngấm ngầm ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc phát triển.

    Tướng Lưu khẳng định, dù “Tuần trăng mật” giữa hai nước chỉ kéo dài trong một thập niên (sau sự kiện Trung Quốc đàn áp học sinh, sinh viên biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989) là tan vỡ, nhưng Trung Quốc đã hưởng lợi rất nhiều.

    “Cuộc chiến tranh Vệt Nam đã đem lại cho chúng ta những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây thực sự là một thành công vĩ đại.” – ông Lưu Á Châu nhận định.

    Viên tướng này còn cho rằng, ý nghĩa to lớn nhất của cuộc chiến xâm lược Việt Nam là ở chỗ, nó là yếu tố quyết định thắng lợi của “Cải cách, mở cửa” ở Trung Quốc!

    Kết luận:

    Như vậy có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một âm mưu lớn, được chuẩn bị kỹ càng, nhằm thỏa mãn tư tưởng nước lớn, khát vọng bá quyền và phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc của họ, bất chấp trước đó 2 nước là anh em, đồng chí cùng ý thức hệ.

    Máu xương của quân dân Việt Nam đã phải đổ xuống vì những cái bắt tay, những âm mưu móc ngoặc chống phá nhau của các nước lớn. Cùng với sự kiện Hoàng Sa, đây chính là bài học lớn nhất, có giá trị xuyên suốt chiều dài lịch sử về giữ vững đường lối độc lập, tự chủ trong bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta.
    http://redsvn.net/chien-tranh-bien-gioi-1979-va-trung-quoc-da-mac-ca-nhung-gi2/

Chia sẻ trang này