1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Căng thẳng biên giới Ấn Độ - Pakistan

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 27/02/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Máy bay JF-17 không phải máy bay kém. Nó được phát triển từ nguyên mẫu của Mig-29, phiên bản mới còn bắt chước kiểu dáng đầu hút không khí (DSIs) của F-35 . Vì thế việc nó bắn được Mig-21 là rất bình thường.

    Ngành hàng không vũ trụ của TQ không kém, nó được sự trợ giúp của Liên Xô và Nga. Điểm yếu của nó là động cơ, bộ phận khó nhất của máy bay. Còn các linh kiện khác của nó như radar, hệ thống điều khiển, TQ đã làm được, hơn nữa những bộ phận này cũng có nhiều nhà cung cấp, từ Nga đến châu Âu (châu Âu chỉ cám vũ khí sát thương thôi). Nhưng Nga đã ký hiệp định cung cấp động cơ cho TQ rồi, thì vấn đề động cơ cũng không còn là vấn đề với hàng không TQ nữa.

    Máy bay JF-17 không chỉ trang bị động cơ RD-93 của Nga, trong quá trình phát triển, Nga cũng trợ giúp cho việc thiết kế.

    Radar của JF-17 có trang bị của FIAR Grifo-S7 của Italy, hoặc Phazotron Super Komar của Nga, GEC-Marconi Blue Hawk của Anh, Radar Thomson-CSF RC-400 của Pháp.

    Nói chung, vì JF-17 được trang bị động cơ RD-93 của Nga nên các nước mua loại máy bay này sẽ phải lo về quan hệ không chỉ với Trung Quốc mà còn phải lo quan hệ với cả Nga để có thể bảo trì và phụ tùng thay thế khi cần. Nhưng nếu việc mua RD-93 được thực hiện thông qua TQ thì có lẽ ok, Nga cũng là một đối tác tương đối tin cậy và ổn định hơn phương Tây.

    Nói chung, thông tin cũng là vũ khí trong chiến tranh, nên rất khó để biết được sự thật. Nhưng tôi thì tin rằng có 3 máy bay đã rơi: 2 Mig-21 và 1 F-16, chỉ là không rõ cái gì đã thịt F-16. Mig-21 hay Su-30 MKI? Nhưng nếu là Mig-21 cũng chẳng có gì lạ, vì nó đẫ dược nâng cấp, và khoảng cách giứa máy bay thế hệ 3 sau nâng cấp với 4 k phải là lớn như tuyên truyền trên media. Nếu máy bay thế hệ 3 có thiệt thòi thì chỉ là phụ tùng k còn dược sản xuất nên khó bảo trì, và bán kính hoạt động ngắn, nhưng đâu phải lúc nào cũng cần dài (ví dụ như cuộc chiến vừa rồi), vì thế nếu có chiến thuật tốt + trình dộ phi công tốt thì máy bay 3 hoàn toàn có thể vặn cổ 4 như thường.

    Sau chiến tranh Việt nam, các máy bay Mỹ chưa bao giờ phải đối đầu với 1 đối thủ không chiến thực sự, cũng chưa bao giờ phải đối đầu với 1 hệ thống phòng không đúng nghĩa của nó.
    Các đối thủ của Mỹ (Iraq, Afganistan, Lybia) đều không có tên lửa phòng không để bắn tới độ cao máy bay Mỹ. Nam Tư thì có tên lửa và hạ 1 F117 nhưng đó cũng chỉ là vũ khí phòng không, chưa hình thành thế trận phòng không thực sự, và số lượng thì ít, số lượng các máy bay Mig-29 của Nam Tư cũng rất ít.
    Vì vậy hiệu quả của các máy bay của cả Mỹ, Pháp, các nước phương tây khác, và dĩ nhiên cả Nga, TQ đều chỉ dựa trên thông số, tập luyện mà đánh giá thôi. Mỹ cũng hay quảng cáo về "tàng hình", nhưng nếu cái "tàng hình" này bị bắt vở, hoặc bị những hệ thống phòng không hiện đại như S-400 "học" được, thì cái "tàng hình" này cũng thành vô dụng. Ngoài ra, chính những trắc thủ tên lửa cũng có thể "học" được (dù k hiệu quả bằng máy học như S-400) thì cũng vẫn có thể dùng những tên lửa kém hiện đại hơn để bắn rụng máy bay tàng hình.

    Tóm lại, trong chiến tranh, trừ khi là chênh lệch lớn về vũ khí (như giữa vũ khí nóng và lạnh), còn lại thắng thua phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác, chứ k chỉ là vũ khí.
    convitbuoc, maison2510, Racuta4 người khác thích bài này.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    J31 của Không quân TQ? viết có 1 câu đã sai mje rồi.
  3. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Nick kì cựu có khác, hơn 10 năm vào cmt chuẩn quá bác ạ :D

    Quote lại vì sang page

  4. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan: Nỗi kinh hoàng ở Kashmir - MiG Nga chiến đấu với MiG Trung Quốc

    Tại sao chiếc máy bay đánh chặn JF-17 lại nguy hiểm đối với các máy bay tiêm kích "Made in Russia" của Ấn Độ.

    Tiêm kích JF-17 Thunder Pakistan đã tham chiến...

    Ngày 27/02, trong cuộc không chiến giữa F-16 và MiG-21 được cả thế giới biết đến, các máy bay tiêm kích hạng nhẹ JF-17 Thunder đã cất cánh lên bầu trời Kashmir từ phía lãnh thổ Pakistan.

    "Thunder", theo tuyên bố của Islamabad, đóng vai trò kiềm toả vô cùng quan trọng đối với phi đội máy bay của Không quân Ấn Độ. Tung các cỗ máy này để ngăn chặn đối phương, Pakistan chứng tỏ không chỉ ý định chiến đấu, mà còn quảng cáo năng lực của lĩnh vực công nghiệp quân sự.

    Trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, Không quân Pakistan tích cực cho hai loại máy bay JF-17 – Block I và Block II tham chiến. Loại thứ nhất, như đã biết, được bàn giao cho quân đội vào năm 2007 và thậm chí từng là tin giật gân của lĩnh vực chế tạo máy bay, loại thứ hai – xuất hiện vào năm 2013.

    Tập đoàn Pakistan Aeronautical Complex (PAC) hiện nay đã xuất xưởng 25 chiếc máy bay loại này và tiếp tục gia tăng công suất. Ngoài ra, trong năm 2017, phiên bản JF-17 hai chỗ ngồi đã được bàn giao, mà mục đích chính đó là đào tạo phi công một cách nhanh chóng.

    [​IMG]
    Tiêm kích JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phối hợp sản xuất.


    Điều quan trọng: đề án liên doanh của Trung Quốc với Pakistan JF-17 tiếp tục được hoàn thiện, và trong nửa cuối năm 2019 tập đoàn PAC dự định thực hiện chuyến bay đầu tiên cho phiên bản Block III.

    Còn thời điểm xuất xưởng dự kiến vào năm 2021-2020. Căn cứ vào những tuyên bố của mình, Islamabad cam kết với lực lượng không quân của mình một cỗ máy thế hệ 4+, với tên lửa PL-15 mới của Trung Quốc, mà đang được chế tạo dành cho tiêm kích thế hệ thứ 5 Chengdu J-20.

    ... nhưng nỗi kinh hoàng trên bầu trời Kashmir còn hơn thế

    Để có thể hiểu rõ vấn đề: JF-17 là phiên bản cải tiến J-7 của Trung Quốc, có hơi hướng giống chiếc tiêm kích huyền thoại MiG-21, mà phiên bản do Ấn Độ nâng cấp được gọi là Bison – chiếc máy bay mà theo tuyên bố của New Dehli, vừa tiêu diệt tiêm kích "hàng đầu" F-16 do Mỹ chế tạo.

    Như vậy, trên bầu trời Kashmir các máy bay tiêm kích MiG của Ấn Độ và Pakistan đối đầu với nhau.

    Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt nào đó về thân vỏ của hai chiếc máy bay nói trên. Tiêm kích JF-17 Block II được trang bị thêm các bình nhiên liệu trên thân, giống y như những gì được lắp đặt trên MiG-29SMT. Độ sải cánh cũng được tăng lên thêm 0,5m, giúp nó không chỉ có thêm nhiên liệu, mà còn tăng cả tốc độ vòng ngoặt.

    Như vậy, các nhà sản xuất PAC và CAC (Chengdu Aircraft Corporation — Trung Quốc) đã không đánh giá hết được tiềm năng của MiG-21.

    Trong khi đó, tỷ sốlực đẩy/trọng lượng thấp, đặc biệt khi mang theo đầy đủ vũ khí, tác động không tốt tới chiếc máy bay huyền thoại trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.

    Người Ấn Độ cố gắng bù đắp điểm yếu này nhờ hệ thống điện tử hiện đại và, điều quan trọng, đó là vũ khí tên lửa. Tựu chung lại, như đã thấy, kinh nghiệm từ trận không chiến hôm 27/2, MiG-21 Bison, dù yếu thế trước máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4, nhưng vẫn có thể ra đòn chí mạng.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ.


    Như vậy: việc đánh giá không đúng chiếc MiG-21 Bison được cải tiến của Ấn Độ đã dẫn tới "cái chết’ của F-16, chiếc tiêm kích phổ biến nhất của Mỹ.




    Mặt khác, cũng vì lý do này, sai lầm khi đưa JF-17 vào danh sách thế hệ thứ 3 dù hệ thống điện tử chất lượng, hệ thống tác chiến điện tử và các tên lửa hoàn toàn hiện đại "không đối không" giúp nó có thể chiến đấu một cách ngang hàng với những cỗ máy thế hệ thứ 4.

    Dù thế nào đi chăng nữa, nhưng Không quân Pakistan cũng như Không quân Ấn Độ đặt ra cho JF-17 và MiG-21 Bison nhiệm vụ quan trọng - làm suy yếu đối phương nhờ các cuộc tấn công liều lĩnh bằng những máy bay rẻ tiền.

    Mặc kệ, bất chấp phải trả giá bằng việc chúng phải "chết". Thêm nữa, những tiêm kích này dễ bảo dưỡng và phù hợp để huấn luyện nhanh. Thậm chí nếu tỷ lệ thiệt hại là 2:1 trong các trận không chiến với những đối thủ mạnh hơn như F-16 hay MiG-29, cuộc chơi sẽ vẫn có giá trị hơn.

    Về phương diện này, chúng ta phải nể phục các phi công điều khiển Bizon và Thunder. Cơ hội sống sót trong trận không chiến của họ, tất nhiên là có, nhưng ít hơn nhiều của các phi công trên những máy bay hiện đại Su-30, Su-35 và F-22, F-35.

    Chính vì thế, Pakistan đào tạo các phi công JF-17 tận dụng tối đa ưu thế về độ cao và tên lửa, mà chắc chắn hơn hẳn trên những phiên bản F-16 và MiG-29 đời đầu.

    Thêm vào đó, người Trung Quốc, mà đã đạt được nhưng tiến bộ đột ngột trong việc truyền dữ liệu (chuẩn 5G), đã trang bị cho Thunder hệ thống liên lạc rất chất lượng. Điều này đã làm tăng khả năng nắm bắt thông tin thực chiến, thứ mà Bison rất thiếu.

    Nhưng đó chưa phải là tất cả. Theo thông tin của phía Mỹ, công ty PAC đã mua của Trung Quốc các radar NRIET KLJ-7 (được trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại Chengdu J-10) và lắp đặt chúng cho JF-17 phiên bản Block II.

    Chính vì thế, các kỹ sư của PAC khẳng định rằn, Thunder đệ nhị có khả năng theo dõi tối đa 10 mục tiêu ở khoảng cách lên tới 105km, còn nhờ những kênh truyền dữ liệu mới, chúng có thể tấn đối phương bằng các tên lửa tầm xa của Trung Quốc, bao gồm cả các mục tiêu theo dẫn hướng của những máy bay AWACS.

    Có đúng như vậy hay không – khó có thể đánh giá được, bởi vì những thiết bị mới này chỉ xuất hiện trong quá trình chiếc máy bay đang được chế tạo hàng loạt. Tuy nhiên, chiếc JF-17 phiên bản Block III tương lai chắc chắn sẽ có những khả năng này.

    Cho nên, Thunder đệ tam hiện nay đã được định vị như một sát thủ MiG-29 và Rafale, cũng như một đối thủ xứng tầm đối với Su-30MKI.

    Tuy nhiên, những mục tiêu đề ra khó mà có thể thực hiện được vì động cơ yếu. Bởi vậy, những lời lẽ ầm ĩ về "các sát thủ" và "những đối thủ xứng tầm’ hoàn toàn có thể coi như chiến dịch quảng cáo hoặc hành động PR chính trị của Islamabad.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-29UPG nâng cấp của Không quân Ấn Độ.


    Những đứa con của Mikoyan và Gurevich (MiG) được chế tạo từ giữa thập niên 50 hiện nay vẫn là sự tự hào dân tộc của người Pakistan.

    Còn Ấn Độ thích giữ âm mưu của mình liên quan tới các tiêm kích Su-30MKI khi gần như không cho chúng tham gia vào trận không chiến hồi cuối tháng 2. Các quan sát viên, bao gồm cả của Mỹ, Trung Quốc và Pakistan, rất kỳ vọng chứng kiến tiêm kích thế hệ thứ 4++ của Nga trong trận chiến thực sự với JF-17.

    Hơn nữa, các chuyên gia của NATO quan tâm nhiều tới tên lửa thần thánh K-100 của người Nga, mà dường như có thể tiêu diệt được các mục tiêu ở khoảng cách cực xa lên tới 300km. Tuy nhiên, New Dehli quyết định chưa cho nó ra mặt chiến đấu, nhiều khả năng, vì không muốn "mở bài" sớm hơn dự định.

    Được biết rằng các tập đoàn PAC và CAC vào đầu năm nay – trước khi cuộc xung đột tại khu vực Kashmir xảy ra, đã thông báo về tiềm năng xuất khẩu của chiếc tiêm kích tương lai JF-17 Block III.

    Dường như nó chưa được xuất xưởng, nhưng các nước thế giới thứ ba đã đứng xếp hàng chờ. Ai Cập, Malaysia, Myanmar và những quốc gia khác đã thông báo về mong muốn mua Thunder đệ tam.
    Thực ra, nhiều thứ phụ thuộc vào Bắc Kinh: Họ sẵn sàng tới mức nào để trang bị cho chiếc máy bay mới mà cũ của Pakistan tên lửa siêu hiện đại PL-15 của mình.

    Nói chung, việc các phiên bản MiG-21 được sử dụng nhiều trong cuộc xung đột tại Kashmir có lời lý giải hoàn toàn dể hiểu.

    New Dehli và Islamabad từng bước nâng cấp kho vũ khí tên lửa "không đối không" của mình mà tầm bắn, độ chính xác và hiệu quả hiện giờ tăng nhanh hơn những khả năng chống tên lửa của các tiêm kích tối tân.

    Bởi vậy, nếu đã liều lĩnh bằng các máy bay của mình, thì những cỗ máy rẻ tiền như MiG-21 hoàn toàn xứng đáng với tên gọi đúng nghĩa của nó – "võ sĩ không luật lệ".
    http://soha.vn/cang-thang-an-do-pak...-dau-voi-mig-trung-quoc-20190310175931617.htm
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    ờ thằng ngu liên tưởng 5G giúp JF 17 liên lạc tốt hơn ?
    nếu JF 17 liên lạc dùng 5G thì phải dùng hàng nghìn hàng vạn UAV để chuyển tiếp tín hiệu tới mặt đất
  6. phaohoa1004

    phaohoa1004 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2018
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    128
    ngày xưa ai cập cũng nghía con này xong lại chọn mua mig 29.sau vụ vừa rồi thì đúng là quyết định chính xác!




    mikoyan đã vứt nó vào sọt rác,chả hiểu sao mấy ông này lại nhặt về.

    tốc độ không tải mà cũng chỉ 1,6 mach.mang vài quả bom không chắc bay kip boeing 747. lắp cái rada mới mạnh hơn cái cũ xíu đã đòi ăn thịt hết tinh hoa của người ta như rafale với su 30 mki nữa chứ.
  7. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Vì MiG và Nga nói chung ko có tiền, trong khi Mỹ nhái, TQ-Pak nhái lại thành công (F16, JF17 đều là bản sao của Ye-8, MiG-33 Project), tại sao lại quyết định chính xác trong khi nó thực chiến thành công ? cảm thấy cay cú quá thì nói sang chuyện khác đi, dìm hàng 1 cách tiểu nhân, bịa đặt vậy bạn trẻ

    F35 cũng copy Yak-141 và cuối cùng Mỹ cũng lục cái đống rác đó để sản xuất hàng loạt Gen 5
    Tốc độ ko tải F35 cũng Mach 1.6 đó, mà chỗ nào nói JF17 tốc độ ko tải Mach 1.6 ? JF-17 Mach 1.8 là tối đa nhé

    Max level speed: Mach 1.6 to 1.8

    http://sinodefence.com/chengdu-fc-1-pac-jf-17-thunder/

    Su-30, Rafale ở đâu khi JF17 bắn rụng 2 máy bay Ấn, hạ nhục cả PKKQ Ấn ?
    công nghệ tên lửa radar Do Thái chuẩn NATO SPYDER ở đâu khi JF17 ị lên đầu ?

    [​IMG]


    JF17 có cần AWACS như máy bay Ấn đâu mà vẫn bắn rụng 1 lúc 2 máy bay Ấn độ đó cháu
    Thấy tức tối cay cú ko ?
    Lần cập nhật cuối: 11/03/2019
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Loại trẻ con 1 tấc lên trời như cháu, xã hội đâu có thiếu ...
  9. oplot1x

    oplot1x Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    83
    Cả thế giới đều biết tới sự thành công của JF17, cháu có nói láo cỡ nào cũng ko thể phủ nhận, chỉ càng thể hiện sự hèn kém, lộ tẩy những sự dối trá bịa đặt quảng cáo quá lố lăng về vũ khí phương tây

    Còn nhớ ngày 26-2 khi Ấn cho Mirage sang xâm phạm lãnh thổ Pak, bọn rồ Mỹ cười khoái trá, bảo là JF17 sao im hơi lặng tiếng, bè bĩu, dìm hàng vũ khí Pak-TQ là đồ dỏm, ai dè ngày 27-2 Pak trả đũa, phản công mãnh liệt khiến 2 máy bay Ấn rụng, PK Ấn tê liệt cho tới tận bây giờ ko dám bén mảng đánh Pak, khiến bọn rồ Mỹ cay cú tới mức bới rác bịa đặt, bị bó mẽ thì chỉ còn 1 chiêu cùn như mọi khi chửi đổng, tâm đắc nhất câu "thực chiến là minh chứng rõ ràng nhất" quá đúng , ko 1 video quảng cáo 3d, kĩ xảo nào bằng thực chiến

    KQ PAK phát hành áp phích chúc mừng chiến thắng của JF17 câu trả lời đanh thép dành cho những kẻ coi thường vũ khí TQ sản xuất, thật khôi hài có 1 số kẻ rồ Mỹ, anti TQ, ko phải là phi công máy bay chiến đấu, ngồi trước bàn phím ở 1 quốc gia xa xôi lại đi cãi lại chính quốc gia tham chiến, chính người chiến thắng, bịa đặt nói láo ko dẫn chứng hòng đầu độc cộng đồng internet sở tại

    --- Gộp bài viết: 11/03/2019, Bài cũ từ: 11/03/2019 ---
    Có nhiều kẻ nghĩ Pak dùng JF17 thì sợ nào là Rafale, Su-30MKI, thực sự Pak đã tin tưởng, xác định JF17 là xương sống chủ lực của KQ Pak trong tương lai, thay thế hoàn toàn F16 Block 52, để đối đầu vs máy bay chiến đấu Ấn

    Phiên bản JF17 Block III sắp tới đảm bảo thách thức mọi đối thủ trong khu vực, thậm chí cả F-35 cũng chưa chắc là đối thủ
    Radar AESA mới
    IRST mới
    Mũ bay tích hợp HMDS
    Tên lửa tầm xa PL15 (tầm bắn 200km cho bản xuất khẩu, Ấn ko có tên lửa loại này)
    Độ cơ động gần 9g
    Thiết kế DSI giảm RCS, IR phía trước, cũng như thiết kế khung thân vật liệu tổng hợp
    Thiết kế cấu hình delta nhanh nhẹn như F16, MiG-21
    Trang bị ECM pod đã kiểm nghiệm thực tế chiến đấu vừa rồi (JF17 sử dụng bom lượn tấn công thọc sâu và lãnh thổ Ấn, trước sự mù mờ của phòng không SPYDER)
    Giá rẻ, vận hành cũng rẻ

    ECM/Jammer pod series KG300/600/800 tích hợp trên JF17, 1 trong số những ECM pod này đã giúp JF17 an toàn trước SPYDER ngày 27-2 vừa rồi

    [​IMG]

    Radar AESA LKF601E JF17 Block I/II/III, Max Range 200km

    https://defense-update.com/20181106_lfk601e.html

    [​IMG]

    Điểm kém so với các đổi thủ hiện tại như Su-30, Rafale
    chỉ có 1 động cơ
    Phạm vi radar ngắn hơn
    Tải trọng ngắn hơn
    Bán kính chiến đấu ngắn hơn

    Nếu Pak ko mua J11D/16 thì dĩ nhiên Pak vẫn có cách để khắc phục nhược điểm
    Sử dụng AEW, AWACS hỗ trợ JF17
    Hiện Pak đang thiết kế 1 phiên bản JF17 EW tương tự EA18G, chuyên bảo vệ nhóm JF17 khi chiến đấu, tức là dù radar đối thủ có xa hơn cũng khó track-lock được nhóm JF17 (như vụ việc vừa rồi dù Su-30MKI ở sau MiG, cùng với dưới mặt đất có radar của PK SPYDER, cũng ko thể nào giúp Ấn bắn hạ được tốp JF17 tấn công)

    China’s Next Generation Missiles PL-15 being tested on JF-17

    https://www.newpakweb.com/2019/03/chinas-next-generation-missiles-pl-15-being-tested-on-jf-17.html

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 11/03/2019
  10. oanh89

    oanh89 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Bài viết:
    3.152
    Đã được thích:
    4.516
    lâu nay quy ẩn giang hồ, tham gia từ 2007 đến giờ , mất lão huy phúc nên mị cũng đâm ra chán chả muốn vật nhau với nhợn , he he , âm thầm vào xem chùa vì thiên hạ giờ lắm đầu đất thích buông đao chém gió mà chả hiểu cái mẹ gì . JF17 EW giống F18G của mẽo ? cái sự hoang tưởng đếngô nghê của lũ tàu con . chúng nó tưởng cứ mang được mấy trái tên lửa chống bức xạ và radar nhẩy tần số siêu nhanh là đọc gọi là máy bay tác chiến điện tử chắc :confused::confused:

Chia sẻ trang này