1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tiếp đó thượng sĩ Banks từ bốt gác nhà Norodom điện thoại sang bảo Harper kiểm tra xem VC đã vào được bên trong tòa nhà chính chưa? Harper bò ra khỏi kho súng, vọt tới cửa dành cho nhân viên phục vụ thì bất ngờ có 1 bóng người Việt từ hốc tường thò đầu ra. Tí nữa khẩu Beretta của Harper đã bắn bay đầu tay này nhưng anh kịp lỏng cò trong tíc tắc khi nhận ra đó chính là ông gác dan. Khi cuộc tấn công bắt đầu ông này đã rời vị trí nơi cửa trước trốn vào đây.

    Harper an ủi người gác dan rồi dẫn ông này về kho súng. Tại đó ông ta rúc vào góc trốn đến hết đêm. Trong khi ấy, Soto đã khóa cửa lên sân thượng vì nghĩ địch đã lọt được vào tòa nhà. Nghe tiếng người cố mở cửa, ko biết đó là Fisher đưa Zahuranic lên sân đỗ trực thăng, Soto lúc đó đã hết vũ khí vội chạy trốn, tới nấp ở 1 xó hẻo lánh trên sân thượng.

    Nhân viên cơ yếu xuống bảo Harper mình lấy chìa khóa cái, anh thảy luôn cho người này thêm khẩu súng ru lô. Trước khi anh ta chạy lên, Harper gọi với nói phải khóa 2 thang máy ở tầng 4 lại để nếu địch lọt vào tào nhà thì cũng ko thể sử dụng được. Sau đó anh lại tiếp tục một mình cố thủ dưới sảnh.

    Sau khoảng 20 phút, quân cảnh đã phái đội ứng chiến đầu tiên từ khách sạn Quốc Tế, trung tâm Sài Gòn đến Tòa Đại Sứ. tiểu đoàn quân cảnh 716 của trung tá Rowe đặt sở chỉ huy tại khách sạn này cùng với 3 đại đội. Đại đội thứ 4 đang ở Tân Sơn Nhất. Trung tá George kể: "Phương án tác chiến của chúng tôi rất đơn giản. Lúc nào cũng có 1 đội ứng chiến sẵn sàng 24/24. Khí tài, đạn dược... đều được để sẵn trước trên xe; binh sĩ trang bị sẵn sàng hết. Ngay khi toán ứng chiến đầu tiên được phái đi là có ngay 1 toán được chỉ định từ trước thế chỗ..."

    Toán ứng chiến đầu tiên do trung úy Frank Ribich chỉ huy. Đó là 1 tiểu đội thuộc đại đội quân cảnh 527. Sau khi xuống xe chỗ công trường JFK (tức công trường Kennedy phía trước nhà thờ Đức Bà nay là công xã Pari. ND) dưới lằn đạn bắn tỉa, họ tiến từng chặng kiểu nhảy cóc trên đường Thống Nhất.

    Đến 3g30 phút thì số quân cảnh trên tới được nhà Norodom. Đang chiếm lĩnh vị trí cùng quân cảnh TQLC thì Huss chạy về chỗ thượng sĩ Banks báo anh ta biết có cánh cổng mở sang khu sứ quán. Banks lấy 2 quân cảnh có khẩu M60 vừa mới đến trên xe jeep gắn súng rồi cùng 6 TQLC nữa hộc tốc chạy tới cổng. Ở đấy 3 quân cảnh TQLC đang đấu súng với mấy VC nấp sau đám ô tô trên bãi đỗ xe. Banks nghĩ mỗi lúc sang 1 người thì sẽ được. Và thế là do có khẩu Beretta, nên trung sĩ Jimerson được chọn đi đầu tiên. Anh vọt qua cổng, nã hết băng đạn tiểu liên về phía 2 địch quân đang chạy qua bãi đỗ xe. Anh bắn trúng 1 còn người kia nhao vào chỗ nấp. Nhưng địch bắn trả rất dữ và Jimerson buộc phải tháo lui để tránh đạn. 1 quả RPG bắn trúng tường, nổ tung. Anh ngã xuống, tai ù đặc, đầu óc mụ mẫm, bị thương vào tay.

    Ngay sau đó Jimerson lại bị đạn vào chân, nhưng do được tổ M60 chia lửa nên anh mới bò về được qua cổng. Quả RPG cũng khiến tay của Banks bị thương nhẹ. Khi Banks cùng mấy TQLC nữa đưa Jimerson về bốt gác thì 1 quả RPG khác lại lao đến khiến bọn họ phải chúi xuống nấp. Sau khi băng bó xong, Jimerson đang nằm ngửa gần bốt gác thì địch lại phụt quả RPG thứ 3. 2 quân cảnh mặc áo giáp lập tức phủ phục lên người Jimerson, nên anh chỉ dính thêm 1 mảnh nhỏ ở tay sau vụ nổ.

    Đến 3g55 phút thì Jimerson được đưa ra xe cứu thương. Trận đánh vẫn tiếp tục. 2 hạ sĩ nhất James C. Marshall và Dennis L. Ryan đang ở trên nóc văn phòng trợ lý đặc biệt - Marshall lên đó trước nhưng do chỉ có súng lục nên khi thấy Ryan lên cùng khẩuBeretta, anh rất mừng. Bọn họ đang đọ súng với 1 toán địch nấp sau các bồn hoa cảnh trước mặt tòa nhà chính. Vì vướng cây, 3 chiến sĩ biệt động bèn tìm cách bò men theo tường tìm vị trí bắn hạ 2 TQLC. Tuy nhiên họ bị phát hiện phải nhỏm dậy chạy dưới lằn đạn.

    Ryan hạ hết cả 3. Từ sau bồn cây, 1 địch quân khác nhô ra, cầm lựu đạn bò tới. Ryan kể: "Marshall nã súng lục trúng đầu người này. Khi địch quân gục xuống cỏ, quả lựu đạn bên dưới phát nổ, hất anh ta lên cả nửa mét..."

    Ryan vừa quay súng lia về phía 1 biệt động thành khác cầm AK-47 nhô lên sau bồn cây thì 1 quả RPG bắn trúng mái nhà. Ryan bị hất tung ra sau, ngã xuống máng xối, bị thương nặng. Marshall đỡ Ryan xuống đất rồi ko đếm xỉa đến thương tích 1 bên đầu của mình, lại leo lên mái nhà cùng với 1 TQLC khác, dùng khẩu Beretta của Ryan chiến đấu tiếp.

    Trung úy Ribich cử 2 quân cảnh lên tham chiến cùng 2 TQLC trên mái nhà. Sau đó khi ra kiểm tra số quân cảnh ngoài đường anh thấy 1 ô tô con màu đen trên đường Thống Nhất đang chạy thẳng về hướng Tòa Đại Sứ. Ribich lệnh cho tài xế dừng lại nhưng anh ta vẫn phóng đi có lẽ vì bị những người khác đuổi ra khỏi khu vực. Cuối cùng chiếc xe cũng dừng lại chỗ chốt chặn cuối đường.

    Tài xế có thể là 1 dân thường đang khiếp hãi hay cũng có khi là người của địch định tới chỗ số biệt động thành. Anh ta nói với người quân cảnh đến gần xe rằng mình đang trên đường về nhà. Nhưng khi người quân cảnh nghiêng mình nhìn vào ghế sau thì anh ta đạp ga, vòng lại rồ máy vọt. Quân cảnh ở chốt chặn nổ súng máy bắn theo. Khi chiếc ô tô chạy ngang, Ribich nã đạn M16 xối xả vào tài xế, động cơ, lốp trước chiếc xe. Lính trên mái văn phòng trợ lý đặc biệt cũng bắn xuống. Trong cơn hỗn loạn 1 quân cảnh bên kia đường trúng đạn ngã. Ribich cũng phải nhào xuống nấp khi 1 loạt đạn cày tung bức tường. Trước ô tô bị đạn bắn thủng lỗ chỗ, kính cửa bên trái vỡ hết nó lạng sang phải đâm vào lề đường, dừng lại. Tài xế gục chết trên vô lăng.
    samuelb, altair, huymaya6 người khác thích bài này.
  2. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Nếu mình nhớ không nhầm thì bên ta vẫn gọi chung là đặc công. Riêng lực lượng hoạt động ở Sài Gòn - Gia Định thì gọi là "biệt động thành" thì phải. Tuy nhiên lực lượng tham gia chiến dịch này thì đâu chỉ có biệt động thành.
    Nếu dịch theo giọng của bên kia thì theo mình bác @ngthi96 cứ dịch "đặc công địch" là ok mà
    ngthi96 thích bài này.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Không sao đâu, chắc là trẻ trâu huytop nhậu xỉn phá đám đó. Cứ dịch đi
    tunghpvnngthi96 thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bên cổng phụ, đại úy O'Brien đã đọ súng được 10-15 phút. Anh cử trung sĩ Frattarelli quanh lại chỗ cái xe con có trang bị điện đài đã để lại ở chốt cảnh sát. O'Brien muốn Frattarelli gọi về cho thượng sĩ Allen Morrison ở nơi đóng quân để lấy thêm người và đạn dược. Thấy Frattarelli lại gần, đám cảnh sát nổ súng nhưng rồi ngừng bắn khi thấy anh xưng danh. Frattarelli liên lạc với Morrison, 1 hạ sĩ quan da đen, có tuổi, người sẽ đảm bảo công tác hậu cần trong suốt trận đánh, là cầu nối giữa các lực lượng đang tập trung về Tòa Đại Sứ cũng như truyền tin tức của Soto kiểu như cách thức đối phương bố trí hay duy trì sự phối hợp giữa quân cảnh với TQLC.

    Trong lúc Frattarelli vẫn ôm chiếc điện đài thì Leo E. Crampsey sĩ quan an ninh cao cấp Tòa Đại Sứ cùng với cấp phó là Robert J. Furey trờ tới. Nhà của Crampsey và Furey nằm trên đường Pasteur gần đó vốn được coi là nơi ẩn náu của đại sứ Ellsworth Bunker trong trường hợp khẩn cấp. Ngay khi 2 sĩ quan an ninh nhào lên xe chạy đến vì nghe thấy tiếng súng ở Tòa Đại Sứ, thì ông đại sứ cũng đi xe bọc thép tới.

    Trung sĩ Kenneth W. Ariola, quân cảnh TQLC trong vai trò cận vệ của đại sứ tới đánh thức Bunker dậy đem theo tin bất ngờ là Sài Gòn bị tấn công. Hiển nhiên là địch biết căn biệt thự nằm cách Tòa Đại Sứ 4 khối nhà này là nhà của Bunker. Sau khi nói chẳng kịp đóng bộ đâu Ariola lấy khăn tắm choàng lên bộ pijama của ông đại sứ. Ariola vội vã đưa Bunker ra xe bọc thép. Những TQLC phải ở lại để bảo vệ căn căn biệt thự bắt đầu lôi tài liệu mật trong két sắt và cặp của Bunker ra đốt.

    Khi tới nhập đội cùng với O'Brien, Furey thử dùng khẩu súng .357 Magnum (Colt xoay hay ru lô nòng dài. ND) của mình bắn vào ổ khóa cổng phụ nhưng vô hiệu. Thất vọng ê chề, cuối cùng O'Brien và Crampsey đành quyết định phong tỏa mọi lối ra khỏi khu sứ quán đợi quân tiếp viện tới thì mới tấn công tiếp. Ribich cùng Banks cũng đi tới quyết định tương tự. Thượng sĩ Morrison kể lại: "Do nhận thấy bất kỳ nỗ lực nào nhằm leo tường nhảy vào đều sẽ chịu tổn thất nặng nề, tôi bèn lệnh cho toán của Banks nhập cùng với lính quân cảnh chuyển sang thế thủ chờ trời sáng. Tôi tin đây là chiến thuật hợp lý nhất khi mà kẻ thù vẫn chưa lọt được vào tòa nhà cũng như thoát được ra ngoài."

    Vào lúc ấy tướng Westmoreland tuy đang bị mắc kẹt trong biệt thự của mình trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần. ND) nhưng vẫn duy trì liên lạc được với Trung tâm hành quân của MACV ở Tân Sơn Nhất. Cả nam VN đang rực lửa nên vị tư lệnh chiến trường chẳng mấy quan tâm đến chuyện 1 tiểu đội VC đang bị tỉa dần trong khuôn viên Tòa Đại Sứ. Trợ lý của ông là đại úy TQLC Charles W. Sampson, gọi điện hỏi Harper về tình hình tòa nhà chính. Nghe giọng hoảng hốt của viên quân cảnh TQLC, Sampson quát hỏi: "Có rắc rối gì thế, trung sĩ?".

    " VC đang ở ngoài cửa đấy, tôi nói cho ông rõ "

    " Anh không sợ hay bị sao chứ? trung sĩ" Sampson hỏi lòng ngờ rằng Harper đã phóng đại tình hình.

    "Tôi thề là không đâu" Harper đáp.

    Biệt động thành có đủ chất nổ để phá tan cửa vào sảnh nhưng thay vì sử dụng họ chỉ bắn thêm 4 quả RPG nữa lên các tầng trên. Do đã hy sinh mất 2 cán bộ ngay từ đầu trận - mất chỉ huy nên số chiến sĩ còn lại ko nhận ra rằng sẽ có tác động tâm lý lớn hơn nữa nếu họ chiếm được tầng nào đó của tòa nhà chính thay vì chỉ tìm chỗ cố thủ và chiến đấu như những người lính giản đơn, hăng hái vốn dĩ xưa nay.

    Trung tá George kể do ko liên lạc được với người bên trong đại sứ quán nên: "Tôi cho đơn vị tác chiến theo kịch bản xấu nhất là VC đã lọt được vào tòa nhà chính. George muốn đổ lính xuống sân thượng để phối hợp với cuộc tấn công từ dưới đất nhưng lại ko thể kiếm được trực thăng hỗ trợ nào từ các đơn vị quân Mỹ đóng quanh Sài Gòn.

    Do bị các quan chức dân sự thúc ép phải nhanh chóng giảm thiểu những bất lợi về chính trị trong vụ tấn công Tòa Đại Sứ, Westmoreland đã gọi điện cho George với chỉ thị: "Đại sứ quán là ưu tiên một". Thoạt tiên George bị từ chối khi gọi tới sư đoàn dù 101 yêu cầu trực thăng hỗ trợ. Ông gọi lại nhưng lần này thêm cụm từ "tướng Westmoreland nói..."

    Lập tức 1 giọng nói êm ái bên kia đầu dây cắt ngang lời vị lữ đoàn trưởng quân cảnh. "Anh cần trực thăng đến đâu?"

    Trong khi ấy tiến trình phản kích vẫn lâm vào bế tắc. Từ nóc 1 tòa nhà 2 tầng bên kia tường hông nhìn sang, Furey dùng khẩu M16 mượn được bắn 1 biệt động thành mà ông phát hiện đang bò tới trước tòa nhà chính. Để ngăn ko cho đối phương thoát qua lối tường sau, đại úy O'Brien cùng Crampsey phóng qua đường sang trường nông nghiệp nằm giữa Tòa Đại Sứ và đồn cảnh sát. Sau khi dùng thang tre leo lên mái nhà kho nằm sát chân tường sau sứ quán, O'Brien và Crampsey nổ súng bắn 2-3 chiến sĩ biệt động chỗ lối đi đằng sau biệt thự đại tá Jacobson. Có vẻ viên sĩ quan an ninh đã bắn trúng 1 biệt động - vì thấy người này té ngã đằng sau chiếc ô tô.

    Đại úy O'Brien cử Frattarelli lại ô tô của mình lần nữa để lấy thêm đạn. Thế nhưng trong bóng tối dù đã hô lên bảo mình là người Mỹ anh vẫn bị cảnh sát bắn phải bò tới nấp sau gốc cây. Vì đại úy O'Brien đã tách khỏi lính của mình cùng chiếc điện đài duy nhất nên Banks phải cử mấy binh sĩ sang bắt liên lạc lại. Đáng ngạc nhiên là đám cảnh sát VNCH tại chốt kiểm soát lại nhất quyết ko cho mấy TQLC vượt qua.

    Đến 4g30 sáng, toán ứng chiến có 50 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của đại úy James T. Chester, đại đội trưởng đại đội B, tiểu đoàn quân cảnh 716 từ khách sạn Quốc tế được điều đến bằng xe tải. Quân tăng viện đến đúng lúc giao tranh bùng lên dữ dội - 1 trực thăng tải thương định đáp xuống sân thượng nhưng ko thành - và lúc lính quân cảnh từ tường phía trước chạy qua đường, họ bị nhiều loạt AK bắn phải nấp vội sau các gốc cây, cột điện, xe cộ. Lính Mỹ nã súng qua chấn song bằng thép ở cổng chính bắn trả.
    samuelb, altair, huymaya5 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Các nhà báo cũng bu tới, 1 người hỏi xem VC đã chiếm được tòa nhà chính hay chưa? Đại úy Chester trả lời "Lạy Chúa, chiếm rồi. Chúng đang bắn từ trên đó xuống. Đừng có ngóc đầu lên!". Những bài báo ko chính xác nói rằng VC đã chiếm được tòa nhà chính đều lấy nguồn từ lời số lính Mỹ trên. Các binh sĩ quân cảnh này đâu biết hầu hết đạn bắn về phía mình thực ra lại là đạn lạc của TQLC.

    Những lộn xộn này có thể có căn nguyên từ 1 bi kịch. Vào lúc 6g sáng, hạ sĩ nhất Marshall đang bắn tiểu liên Beretta từ mái văn phòng trợ lý đặc biệt thì bị đạn xuyên cuống họng chết. 2 quân cảnh Mỹ đi cùng vội đưa xác người TQLC xuống đất vì nghĩ họ bị tay bắn tỉa địch nấp trong tòa nhà bên kia đường ngắm bắn. Đúng là đạn đã từ bên kia đường bắn sang nhưng suy đoán sau này lại qui trách nhiệm phát đạn cho số lính quân cảnh đang căng thẳng dọc trên đại lộ Thống Nhất.

    Thượng sĩ Banks thì ko nghĩ thế. "Chúng tôi phát hiện có tên bắn tỉa dùng súng M16..."

    15 phút sau, đại úy Thomas W. Hill, phi công của chiếc trực thăng tải thương bị bắn dạt ra lúc trước lại cố thử thêm lần nữa. Hill tắt đèn rồi cho máy bay tiếp cận tòa nhà chính từ phía sau rồi đáp xuống sân đỗ trực thăng có đèn đánh dấu ở 4 góc chỉ được bật lên vào phút cuối. Phi hành đoàn đẩy xuống mấy thùng đạn M16 – thứ vô tích sự vì bên trong Tòa Đại Sứ ko ai có loại súng này. Sau khi Soto cùng Fisher dìu Zahuranic lên máy bay, nhân viên cơ yếu chỉ huy việc sơ tán ra hiệu cho phi công cất cánh. Chiếc Huey vừa rời khỏi nóc nhà thì đạn bắn lên dữ dội. Đang giữ Zahuranic, Soto thấy 1 viên đạn xuyên qua sàn tàu bay lên chỉ cách đầu người thương binh đang nằm có vài cm.

    Chiếc Huey bị trúng nhiều phát đạn. Đại úy Hill buộc phải đáp xuống 1 cánh đồng lúa cách thành phố mấy dặm về phía nam. Thùng nhiên liệu trên máy bay bị thủng khiến xăng chảy ra. 1 trực thăng tải thương khác nhận lời kêu cứu tức tốc đáp xuống cạnh đó. Soto cùng lính cứu thương của Hill lội bì bõm trong bùn, nước cao đến thắt lưng chuyển Zahuranic qua chiếc máy bay thứ nhì để nó cất cánh trong khi người cơ phi chui xuống dưới bụng trực thăng mình, lấy giẻ rách bịt các lỗ thủng. Mấy phút sau đó họ lại ở trên không trung.

    Trời sáng dần, đại úy O'Brien bảo Reed cố thử về dùng điện đài chỗ chiếc ô tô. Ánh sáng đã khiến đám cảnh sát ham nhả đạn nhận ra Reed. Họ ngưng bắn, cho phép người và đạn dược đi qua. Thấy viện binh sắp tới, O'Brien và trung sĩ Patullo leo qua tường sau dưới sự yểm hộ của Crampsey, trên mái nhà kho trường Nông nghiệp. Vừa lên tới đầu tường thì Patullo bị bắn trúng đùi. O'Brien cùng 1 lính quân cảnh buộc ga rô cho anh này còn Frattarelli chạy lại chỗ xe tải và cùng Inemer lái nó tới sơ tán Patullo.

    Viện binh đã đến. Thượng sĩ Morrison kêu người tình nguyện rồi cùng các trung sĩ David R. Bothwell, Richard L. Johnson, và Joseph S. Wolff ra xe tải lên đường. Họ mang rất nhiều đạn lên cho O'Brien ở chỗ nhà kho để nhóm của anh này quấy rối ko cho địch quanh căn biệt thự của đại tá Jacobson rảnh tay. Bọn họ bắn súng lục về phía 2 VC ở góc xa tòa nhà chính, thấy cả 2 đều ngã.

    Cùng lúc đó, các trung sĩ Reed, Johnson, và Wolff đi tìm vị trí có thể bắn xuống bãi đỗ xe. Họ di chuyển qua nhiều căn nhà nằm chen chúc rồi dùng sào tre bò qua đám dây kẽm gai giăng trên mái rồi nhảy qua khoảng trống rộng 1,5m sang nhà để máy phát điện nằm sát tường sau. Johnson bò đến phía sau lỗ cửa thông gió bắn vài loạt tiểu liên Beretta sang chỗ 3 biệt động thành bên kia bãi đỗ xe. Bị bất ngờ, VC vội chạy sang dãy cột nơi tầng trệt tòa nhà chính để nấp.

    Khi Johnson ngưng bắn để nạp đạn, 1 địch quân rời cây cột bước ra bắn trả liền bị dính đạn của Reed. Anh này vừa chiếm lĩnh vị trí chỗ 1 lỗ thông gió khác và nã cả tràng 15 viên đạn tiểu liên Beretta vào người lính địch. Hết đạn, Reed hô Johnson ném cho mình 1 băng. 2 biệt động thành khác nhô ra khỏi chỗ nấp bắn Reed và có lẽ Johnson đã hạ được người ở gần nhất bằng mấy loạt đạn. Còn 5 viên đạn cuối cùng, Johnson bắn cả vào người địch quân còn lại nhưng người này vẫn vùng dậy được chạy sang mặt kia của tòa nhà chính. Nhưng anh ta chỉ mới tạm thoát thân vì lính quân cảnh sắp đánh thẳng vào cổng chính.

    Đã 7g sáng nhưng trời vẫn khá u ám. Cuộc tấn công tái chiếm Tòa Đại Sứ bắt đầu sớm hơn 15 phút để thu hút hỏa lực tạo điều kiện cho lực lượng được trực thăng vận đáp xuống. Vừa vận động vừa tránh đạn, quân cảnh đã tới được chỗ cánh cổng chính, đang cố phá khóa thì 6 chiếc trực thăng bay tới trên đầu Tòa Đại Sứ. Thiếu tá Hillel Schwartz, sĩ quan tình báo và đại úy John C. Speedy III, chỉ huy đại đội C, đại đội 1, trung đoàn 502 bộ binh, sư đoàn dù 101 - đơn vị được chọn đổ quân tái chiến sứ quán - đi trên chiếc Huey dẫn đầu. Cú đáp ko thành công, dạn AK bắn trúng sườn phải chiếc trự thăng chỉ huy và người xạ thủ đại liên, máu bắn tung tóe lên trần khoang hành khách.

    Chiếc Huey bị thương bay trở lại Long Bình. Schwartz cùng ban chỉ huy của Speedy lập tức nhảy lên chiếc trực thăng khác quay lại Sài Gòn. Trong khi đó, sĩ quan an ninh Furey chui qua cái lỗ VC phá thủng trên tường. Vừa mới ló người qua ông bị bắn ngay nhưng có lẽ cũng kịp dùng súng lục bắn trúng 1 biệt động thành. Mượn khẩu M16, Furey thận trọng chui qua tay súng địch bị thương sắp ném lựu đạn về phía mình. Ông giương súng lên vai nhưng người lính địch đã quá yếu ko thể ném nổi nữa. Lựu đạn nổ tung trước khi Furey kịp bóp cò.

    Khi đã chế áp được hỏa lực địch ngoài cổng chính, 1 trung úy liền bắn vào ổ khóa nhưng nó vẫn chẳng hề suy chuyển. Quân cảnh bèn lái xe jeep đâm thẳng vào cổng để nó hé ra 1 khoảng đủ để từng người 1 lách vào. Binh nhất Paul V. Healey, đại đội B, tiểu đoàn quân cảnh 716 là người lọt qua đầu tiên. Khi các binh sĩ tỏa ra khắp sân thì cả đoàn ký giả, nhiếp ảnh gia, phóng viên truyền hình cũng ùa vào theo. Đang bò men theo tòa nhà chính, Furey bị nhầm là VC và bị TQLC trên tường sau xạ kích. 1 phát đạn trúng mặt đá granite ngay cạnh đầu ông, mảnh văng ra đau nhói.
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Người viết đã hay, người dịch thổi hồn vào tác phẩm lại càng hay hơn...Cám ơn ngthi...
    viagralessngthi96 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hình trận đánh sứ quán Mỹ do ND sưu tầm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    samuelb, huymaya, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Vào lúc này thì tiểu đội biệt động thành chỉ còn lại có mấy người. Ko thấy đạn bắn lên mũi tấn công của lính sư dù 101 nữa. Sau khi tiếp đất, lính dù bắt đầu cẩn thận tảo thanh tòa nhà chính từ trên xuống dưới. Trong khi đó binh nhất Healey chạy tới cửa trước bảo Harper mở khóa ra. "Tay quân cảnh đã hô đồng đội ngừng bắn vì trong nhà có TQLC" Harper kể - thế nhưng khi đi ngang cửa sổ thì anh vẫn bị đám quân cảnh nhầm là VC và nổ súng. Dù đã hô tất cả ngừng bắn rồi bỗng Healey lại thấy đạn M16 nã tới. Anh ta kể với phóng viên "Tôi nghe có động bên tay trái liền quay lại thấy 1 VC đang ném lựu đạn về phía mình. Tôi giết hắn mà bụng nghĩ mình toi rồi. Nhưng quả lựu đạn lại ko nổ..."

    Healey, người được tặng huân chương chữ thập Biệt công bội tinh còn dùng 1 quả lựu đạn hạ thêm 2 địch nữa. Theo công bố chính thức, số VC bị giết là 19 người. Quân cảnh và TQLC có 5 chết, 15 bị thương. Số địch chết đúng ra chỉ là 16 bao gồm cả 1 tài xế người Việt, nhân viên của sứ quán suốt 17 năm nay, trước là lái xe của ông đại sứ - nằm chết với khẩu AK-47 bên mình, súng lục giắt trong thắt lưng. 3 tài xế khác bị giết trong Tòa Đại Sứ nhưng cũng bị gộp thành quân địch, dù chẳng ai có vũ khí. 1 trong số đó mất mạng khi đang nấp sau bồn cây, cuống cuồng la hét, vẫy vẫy mấy thứ hóa ra là thẻ nhân viên của mình.

    1 chiến sĩ biệt động, mình mẩy đẫm máu vẫn còn sống. Ảnh anh đã xuất hiện trên bìa tạp chí Life, đi kèm 2 bên là trung sĩ quân cảnh Robert Kuldas - người đã bắt sống anh - cùng 1 lính Mỹ trẻ khác. Người lính VC bị bắt khi Kuldas và 1 quân cảnh nữa phát hiện có dấu chân vấy máu trên bức tường ngăn cách Tòa Đại Sứ với khu Norodom. Anh ta bị thương và đã leo sang khu bên kia. 1 gác dan người Việt bên khu Norodom đã thấy tay súng địch trốn vào văn phòng Trợ lý đặc biệt. Người này báo cho các TQLC đang tham gia truy tìm cùng với 2 quân cảnh trên. Khi cố mở cửa vào phòng bản đồ trong văn phòng Trợ lý đặc biệt, thì bị người bên kia cửa giữ chặt. Lính Mỹ gọi hàng nhưng ko thấy bên kia đáp lại. Bọn họ nổ súng, phá bung cánh cửa. Đứng trong góc phòng là người chiến sĩ biệt động tay ko còn vũ khí.

    Khoảng 8g30, sau hơn tiếng đồng hồ đấu súng với 1 chiến sĩ biệt động bị thương cố thủ trong căn biệt thự 2 tầng màu trắng của đại tá Jacobson, phía sau tòa nhà chính, Tòa Đại Sứ mới chính thức an toàn. Suốt đêm ấy Jacobson thủ ở hành lang trên lầu ôm khư khư thứ vũ khí duy nhất có được - là 1 trái lựu đạn trong ngăn bàn phòng ngủ. Điện thoại vẫn liên lạc được với bên ngoài nên khi thấy trên thảm có những đốm máu trên thảm dưới cầu thang ông liền gọi báo cho TQLC ở 1 nơi khác trong thành phố biết trong nhà mình có địch để họ báo lại cho lực lượng an ninh trong Tòa Đại Sứ biết.

    Thì ra đây là 1 chiến sĩ biệt động rất ngoan cường. Furey vừa dẫn 1 số quân cảnh cùng TQLC xông vào cửa sau liền bị AK-47 của người lính địch đánh bật. Họ đánh vào cửa trước và cũng chuốc lấy thất bại y như thế. Binh nhất Healey lại 1 lần nữa đi đầu, anh đạp văng cánh cửa khác ở hiên rồi cùng trung sĩ Bothwell xông vào bên trong. Bothwell lập tức bị đạn thấu đùi. Healey kéo người TQLC ra ngoài rồi ném vào nhà 1 quả lựu đạn. Chẳng hiểu có kết quả gì với kẻ địch ko nhưng nó khiến cho Jacobson choáng váng, điếc đặc. Ông này vẫn nằm im trên đầu cầu thang trong nhà sẵn sàng tung lựu đạn nếu người chiến sĩ biệt động kia xuất hiện.

    Đại úy O'Brien rạp người chạy dọc hàng hiên, phóng vụt lên thềm kéo Bothwell tới chỗ an toàn. Người chiến sĩ biệt động ném 1 quả lựu đạn qua cửa về phía họ. O'Brien vội phục xuống nằm che cho người trung sĩ bị mảnh lựu đạn găm chi chít vào sườn và tay. Được 1 quân cảnh khác tới giúp, O'Brien đưa Bothwell vào chỗ nấp rồi lấy mặt nạ phòng độc ra đeo cho anh này vì thấy cay rát do có khí CS trong không khí. O'Brien cũng đeo mặt nạ phòng độc.

    1 lính quân cảnh đã ném 2 quả lựu đạn hơi cay vào cửa sổ tầng 1. Cùng lúc đó Crampsey ba chân bốn cẳng chạy lại, nâng khẩu Beretta lên quá đầu bắn qua cửa sổ rồi lập tức chúi xuống nấp khi chiến sĩ biệt động trong nhà nhả đạn đáp trả.

    Đại tá Jacobson xuất hiện nơi cửa sổ phòng ngủ, cuống cuồng vẫy tay xin súng vì biết rằng nếu khí CS tràn vào tầng 1 thì người lính địch sẽ phải chạy lên lầu tới chỗ mình nấp. Healey xổng lưng ngoài bãi cỏ ném khẩu Colt.45 cùng cái mặt nạ phòng độc lên cho ông này. Ông đại tá đeo mặt nạ vào rồi bò tới nấp sau góc tường ván. Người lính VC bị thương chạy lên đến đầu cầu thang, anh ta nổ súng, găm đạn AK-47 sang 2 bên đề phòng hờ. Hơi cay làm anh ta như mù dở. Đạn găm vào tường sát sạt đầu Jacobson. Khi người lính địch quay sang bắn vào bức tường kế tiếp thì ông đại tá bật dậy nã 2 phát súng lục. Anh chiến sĩ biệt động lảo đảo, ngã chúi và Jacobson lập tức chộp lấy khẩu AK-47 của người chết, hườm sẵn chờ những kẻ địch tiếp theo để rồi lát sau được chào đón bởi số lính quân cảnh từ cửa sau xông vào.

    Trận đánh ở Tòa Đại Sứ Mỹ đã kết thúc.

    (theo tài liệu của ta thì các chiến sĩ biệt động đã chiếm gần hết tầng 1, phát triển lên tầng 2 và 3 Toà đại sứ. Các chiến sĩ Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. đến 9g sáng thì toàn đội hy sinh. Đội trưởng Ba Đen bị thương, bị bắt. ND)
    samuelb, altair, huymaya3 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    8

    Húc đầu vào tường


    Trận đánh ở Tòa đại sứ vừa chấm dứt thì tướng Westmoreland đến. Tại đây, đứng nơi mặt tiền sứt sẹo của tòa nhà chính cùng đám quân cảnh nhem nhuốc bên trên những cái xác đẫm máu của các chiến sĩ biệt động thành, vị tư lệnh quân đội Mỹ tại VN tuyên bố trước đông đảo máy quay phim, máy chụp ảnh về trận tấn công đại sứ quán: "những kế hoạch chu đáo của kẻ địch đã phá sản. Toà nhà chỉ bị hư hại chút ít bề ngoài. Tất cả kẻ địch đột nhập vào khu sứ quán mà theo tôi biết đến nay đều đã bị giết. 19 xác đã tìm thấy trong khu sứ quán-xác kẻ thù."

    Westmoreland nói những đợt tấn công vào đô thị chỉ để "đánh lạc hướng", nỗ lực chính của đối phương vẫn đang nhắm vào Khe Sanh và hành động ‘dại dột’ này đã khiến "địch đã bộc lộ lực lượng, chịu tổn thất lớn... Với sự đồng ý của chúng tôi, Tổng thống Thiệu đã thủ tiêu lệnh ngừng bắn, quân đội Mỹ lập tức chuyển sang tấn công và truy kích kẻ địch cực kỳ mãnh liệt..."

    Nếu bỏ qua thực tế Khe Sanh mới là hướng nghi binh chứ ko phải Sài Gòn và chỉ xét ở góc độ thuần túy quân sự thì những đánh giá của Westmoreland là đúng - địch đã bị tổn thất nặng, hầu hết những thành phố họ chiếm được đều mau chóng bị tái chiếm nhờ hỏa lực Mỹ. Nhưng buồn thay về khía cạnh chính trị phát sinh của đợt tổng tiến công thì những phát biểu lúc ấy lẫn hồi ký sau này vị tư lệnh chiến trường là hết sức vụng về, không chỉ ở nước Mỹ mà còn đối với nhân tâm người dân miền nam VN, những người phải chứng kiến cảnh Hải lục không quân Mỹ hủy diệt các thành phố thị trấn bị lọt vào tay kẻ địch nhằm 'cứu lấy chúng'.

    Tướng Westmoreland còn ko thấy được nhiều điều khác nữa. Giới báo chí chẳng ai tin vào lời huênh hoang chiến thắng của vị tổng tư lệnh và Westmoreland sẽ phải ôm hận khôn nguôi khi Hà Nội, dù chẳng thắng lợi trên chiến trường lại giành được chiến thắng tâm lý với người dân Mỹ vì những bài báo tiêu cực về cuộc tổng tiến công Tết.

    Tuy nhiên việc khẳng định mình ko bị bất ngờ đã khiến Westmoreland chở thành kẻ trơ trẽn chẳng biết nhận lỗi; làm giấy lên nhiều thắc mắc. Có lẽ ông tướng sẽ vớt vát được chút uy tín nếu chịu thừa nhận việc các đơn vị VC tấn công các thành phố của nam VN ít ra cũng tương tự với những trận đánh tiêu hao mà theo mình từng mô tả là sắp đi tới bước ngoặt giành chiến thắng chiến tranh hồi tháng 11 năm 1967. Theo chuẩn úy James W. Creamer, người từng phục vụ 2 kỳ hạn trong biệt đội quân báo 179 (179th Military Intelligence (MI) Detachment), lữ đoàn bộ binh nhẹ 199, thì "Với những gì Westy từng nói trước Tết thì MACV đâu có tâm trạng mà nhận ra cái gì đang xảy đến. Ngay cả nếu có đặt những thông tin tình báo ngay trước mặt thì MACV cũng chẳng chịu tin là kẻ thù sắp tổng công kích đâu. Thật là trái lẽ nếu bắt toàn bộ guồng máy quân sự - chính trị Hoa Kỳ dừng lại và bảo rằng ta sắp bị toàn bộ các đơn vị địch, mà ngài tư lệnh vừa tuyên bố là đã quét sạch, tiến công. MACV đã đánh giá thấp địch thủ, 1 sai lầm rất nghiêm trọng trong chiến tranh. Họ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn ko thể tin nổi."

    Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc tổng tiến công sắp diễn ra. Vào giữa tháng 11 năm 1967, Chuẩn úy Creamer có tham dự 1 sự việc hết sức lạ lùng, khi 1 trung đội thuộc đại đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 17 kỵ binh, lữ đoàn 199 chạm địch trong 1 khu làng cách phía tây Sài Gòn chừng 5 cây số. Trung đội báo cáo đang áp đảo 1 VC nấp trong hầm. Do có ý đồ bắt tù binh phục vụ công tác tình báo, Creamer mang theo 1 túi dết đầy lựu đạn cay CS cùng nhiều lựu đạn lân tinh đầy uy lực nữa để phòng việc hơi cay ko bức được người du kích ra khỏi hầm. Anh phốc lên trực thăng bay tới khu chiến. Khi đến nơi thì mọi việc đã an bài. Đám lính thiết kỵ nóng vội đã cho xe bọc thép càn lên, đè bẹp người chiến sĩ ngoan cường dưới hầm. Creamer kể: "Do nghĩ trong làng có 1 đơn vị VC, họ bèn bao vây rồi tiến vào lục soát. Đó là 1 cái làng xinh xắn, ngăn nắp. Nhà nào cũng có 1 đống cỏ khô bên cạnh. Bên dưới chúng là những đống súng ống, đạn dược. Những thứ tìm thấy trong làng thật đáng kinh ngạc. Những thùng đạn cối, đạn súng bộ binh, vô số lựu đạn, súng B40 - nghĩa là đủ thứ mà anh có thể nghĩ ra."

    Do đã quá muộn, chẳng thể nào đưa hết số khí tài ấy lên trực thăng được. Vả lại, trung đội Kỵ binh cũng ko muốn trú đêm trong làng, giữa 1 vùng chắc chắn có 1 đơn vị lớn quân địch. Quyết định cuối cùng là đốt hết những đống cỏ trong những mảnh ruộng khô quanh làng.

    Creamer lên lại chiếc Huey. Anh kể: "Chúng tôi bay xà quần, mỗi đống cỏ tôi đều thảy cho 1 trái lựu đạn. Trong phạm vi 5 cây số quanh làng, đống cỏ nào cũng bị đốt hết. Nhìn những cột khói bốc lên ngùn ngụt giống y cảnh bên Nga hồi chiến tranh TG II ấy."

    Khi vụ Tết xảy ra thì Creamer mới nhận thức đầy đủ được những sự việc xảy ra lúc ấy. Ngôi làng chính là 1 mắt xích đưa hàng tiếp tế vào Sài Gòn. Từ Cambuchia hàng vượt biên giới rồi được chở bằng xuồng ba lá theo 1 con kênh từ hướng tây đến ngôi làng. Hẳn đối phương đang định vận chuyển vũ khí, đạn dược tới 1 nghĩa trang ở Sài Gòn, nằm về phía đông cái làng ấy. Creamer nói: "Tôi ngờ rằng VC trữ hàng mỗi khu vực cần đến thành 2-3 chỗ vì biết chúng tôi có thể tìm ra. Điểm kinh ngạc nhất trong toàn bộ câu chuyện là ngôi làng nằm rất gần Sài Gòn, đứng trên sân thượng là nhìn thấy. Làng đó có đâu tầm 2000 dân và là nơi luôn bị các đơn vị quân Mỹ và VNCH tuần tra gắt gao. Trong làng lúc nhúc quan chức chính phủ, cảnh sát, giáo viên. Một ngôi làng rất an ninh, yên bình - vậy mà cấm ai hé lộ một lời. Địch vào làng rất đông nên hầu như ai cũng phải thấy. Thế nhưng dù là có ủng hộ cộng sản hay ko đi nữa thì cũng chẳng người nào đi bẩm báo hết. Chúng tôi đã tình cờ khám phá ra, chỉ tình cờ. Điều đó đã cho tôi thấy thái độ thực sự của người dân với chính quyền Sài Gòn là như thế nào."
    samuelb, altair, huymaya6 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ở Sài Gòn dịp tổng tiến công Tết, ngoài việc tấn công sứ quán Mỹ, tướng Độ còn tập trung đánh vào các cơ quan của nam VN nữa. Bộ tư lệnh thiết giáp cùng trường pháo binh VNCH đã thất thủ. Đài phát thanh cũng vậy. Nó bị 1 toán VC mặc quân phục cảnh sát dã chiến chiếm lấy. Địch đến thẳng cổng chính trên 1 đoàn xe jeep và ô tô con. Viên 'trung úy' trên xe jeep chạy đầu xăng xái báo cho tay lính gác biết lực lượng 'tăng cường' đã đến nơi. Khi người lính gác bối rối nói mình ko nghe nói gì về chuyện này thì bị anh ta rút súng lục ra bắn. Ổ súng máy của địch đặt trên cửa sổ tòa nhà gần đó lập tức khai hỏa, diệt gọn 1 trung đội nhảy dù VNCH, khi đó đang ngủ trên sân thượng Đài phát thanh. Số lính dù này bố trí tại đây đêm đó là để phòng hờ việc cơ quan quan trọng này bị tấn công.

    Đối phương dự định sẽ từ Đài Phát thanh phát lời hiệu triệu Tổng khởi nghĩa giải phóng Sài Gòn. Tuy nhiên khi trận tấn công bắt đầu thì nguồn điện để dùng đã bị cắt.

    Cũng như từng thất vọng khi vào bộ tư lệnh thiết giáp mà ko thấy xe tăng đâu, hay vào trường pháo binh chỉ gặp toàn pháo hỏng, số địch chiếm Đài phát thanh cũng ko tận dụng được chiến quả mà phải căng mình ra chống phản kích. Phải mất tới 6g đồng hồ quân lực VNCH mới quét sạch được đống hổ lốn trị giá 6 triệu đô la này. Và cũng sẽ phải mất đến 4 ngày thì 2 tiểu đoàn TQLC ưu tú VNCH mới trục được ổ đề kháng cuối cùng của địch ra khỏi trại Phù Đổng và trại Cổ Loa. (Tại Đài phát thanh Sài Gòn, Đội biệt động số 4 (cụm 1) do đồng chí Nguyễn Văn Tăng chỉ huy, sau ba phút chiến đấu đã chiếm được đài, loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội cảnh sát dã chiến bảo vệ. Nhưng nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh của ta bị địch ngăn chặn ở Phú Thọ Hoà không đến kịp nên ý đồ sử dụng Đài phát thanh làm công cụ tuyên truyền, gây tiếng vang dư luận không thực hiện được. Nhận rõ vị trí quan trọng của Đài phát thanh, ngay sau khi đài bị mất, địch đã dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ nhanh chóng tổ chức lực lượng phản kích. Chỉ 15 phút sau khi ta nổ súng, chúng đã hình thành thế bao vây toàn khu vực. Cuộc chiến diễn ra không cân sức, ta phá hỏng một góc Đài phát thanh. Lực lượng biệt động của ta thương vong gần hết (chỉ còn hai nữ đồng chí phục vụ viên. ND).

    Dù thế phần lớn các cuộc tấn công của địch đều thất bại nhanh chóng. 12 chiến sĩ biệt động đánh vào Bộ tư lệnh Hải quân - với ý đồ chiếm tàu, phà đón các đơn vị chủ lực đang chờ bên kia bờ qua sông Sài Gòn - đều hy sinh, bị bắt trong vòng 5 phút sau khi đã phá nổ 1 lỗ trên tường bao Bộ tư lệnh. (Đây là 16 chiến sĩ Đội biệt động số 3 (Cụm 1) do đồng chí Trần Văn Lém (Bảy Lốp) chỉ huy. Tất cả đều anh dũng chiến đấu cho đến khi hy sinh gần hết, chỉ còn hai đồng chí về được căn cứ và Phân khu 4. ND)

    Đơn vị biệt động tấn công dinh Tổng thống (dinh Độc Lập) bị đánh bật ra cổng bên hông rồi bị dồn vào 1 tòa cao ốc đang xây dở bên kia đường trước khi bị tiêu diệt. (Tại Dinh Độc lập, 18 chiến sĩ Đội biệt động số 5 (Cụm 1) do đồng chí Trương Hoàng Thanh chỉ huy tiến công vào dinh từ cổng bên đường Nguyễn Du. Ta dùng ba xe hơi loại nhỏ (trong đó có một xe chở chất nổ để phá mục tiêu). Đến gần dinh, lính gác phát hiện bắt phải dừng xe, các chiến sĩ ta lập tức nổ súng diệt lính gác và dùng bộc phá để phá cổng cho xe chở chất nổ vào trong. Nhưng bộc phá không nổ, chỉ có tổ đột phá lọt được vào bên trong. Địch từ ngôi nhà án ngữ bên trái bắn ra xối xả, ba đồng chí của ta bị thương. Số còn lại chiến đấu quyết liệt với lực lượng bảo vệ của địch.

    Gần sáng, bộ binh địch được xe tăng, xe bọc thép yểm trợ đến tăng viện. Lực lượng ta phải lui ra chiến đấu ngoài khu vực cổng chờ bộ phận tăng cường theo hiệp đồng. Chờ mãi không thấy, các chiến sĩ Đội 5 buộc phải lùi lên cao ốc 56 Thủ Khoa Huân cố thủ. Địch dùng thang cứu hoả trèo vào các tầng lầu, cố đẩy ta ra khỏi cao ốc. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt. Đồng chí Lê Tấn Quốc hy sinh, đội trưởng Trương Hoàng Thanh bị bắt. Số còn lại kiên cường đánh trả địch đến viên đạn cuối cùng rồi theo các tầng lầu, nóc nhà, ra đến số 8 Gia Long thì bị bắt. Trận đánh kết thúc lúc 17 giờ ngày 30-1-1968. ND)


    Mũi tấn công thành công hơn là mũi đánh chiếm Bộ tổng tham mưu (tức trại Trần Hưng Đạo. ND) nằm về phía đông sân bay Tân Sơn Nhất 1km. Trận đánh nổ ra lúc 3g sáng khi cổng chính mở để cho xe của 1 viên tướng VNCH vào. Thấy có cơ hội, tiểu đội biệt động thành liền xung phong dưới hỏa lực yềm hộ bắn ra từ ngôi chùa gần đó.

    Vừa lúc đó xuất hiện 1 xe jeep quân cảnh Mỹ. Các chiến sĩ biệt động dừng lại nổ súng khiến lính VNCH có đủ thời gian đóng cổng lại. Trung tá George, tư lệnh quân cảnh Mỹ tại Sài Gòn viết: "Có vẻ như cứ đúng những nơi mà VC đang thử thời vận là định mệnh rui rủi cho quân cảnh có mặt". Thực ra lệnh cảnh giác tối đa đã khiến những toán tuần tra cơ động tăng lên gần gấp đôi. Khi cuộc tiến công Tết nổ ra thì trên đường phố Sài Gòn có tới 41 toán tuần tra như thế.

    2 xe jeep nữa cũng tới tham chiến và vô tình phá hỏng trận tập kích vào Bộ tổng tham mưu. Lính Mỹ báo cáo nhầm "BOQ 3 bị tấn công!" về bộ tư lệnh quân cảnh rồi yêu cầu điều lực lượng ứng chiến trong khu vực tới. Cư xá sĩ quan số 3 (Bachelor Officers Quarters 3) là nơi cư trú của các sĩ quan cấp tá Không quân Mỹ nằm trên đại lộ Võ Tánh chạy theo hướng đông-tây (nay là đường Hoàng Văn Thụ. ND) đối diện với tường bên hông Bộ tổng tham mưu. Đạn địch từ phía đó bắn sang bị lính quân cảnh nấp sau xe jeep đỗ xịch 2 bên đường và trước cổng khu cư xá bắn trả.
    samuelb, altair, huymaya6 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này