1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ác chiến tại Sài Gòn, Tết Mậu thân 1968!

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 21/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chỗ dịch trên có vẻ sai sai...ngthi nhỉ...Sao lại 17.00 ngày 30/01/1968....theo tớ là phải 1/2/1968 mới đúng lịch trình chứ...
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sách lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước tập 5 viết thế...e chỉ copy lại thui
    danngoc thích bài này.
  3. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    708
    Đã được thích:
    363
    đọc mà thấy xót xa, cảm ơn bạn ngthi96 rất nhiều
    ngthi96 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ngthi96 thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Toán biệt động thành vẫn cố đánh chiếm Bộ tổng tham mưu. Tới rạng sáng thì cổng phía bắc bị 1 quả RPG thổi bung nhưng chỗ mà VC tràn vào tưởng là văn phòng Bộ tổng tham mưu thực ra lại là sở chỉ huy của 1 đại đội trợ chiến ko quan trọng.

    Dù có xe tăng hỗ trợ, lính dù VNCH cũng phải mất cả ngày mới đánh bật những kẻ chiếm đóng. Trong khi đó, lúc cuộc tấn công mới nổ ra chừng vài phút, lực lượng ứng chiến đầu tiên dưới quyền trung úy Waltman, đại đội C, tiểu đoàn 716 quân cảnh đóng tại sân bay Tân Sơn Nhất đã lên đường. Waltman cùng lái xe trên chiếc jeep đi đầu rời căn cứ Không quân, kính chắn gió hạ xuống, tắt hết pha đèn, tất cả đều đội mũ sắt, mặc áo giáp. Đoàn xe phóng nhanh qua những đường phố tối om, vắng tanh vắng ngắt. Theo sau chiếc jeep là chiếc xe tải 2 tấn rưỡi có 3 lính quân cảnh trong ca bin cùng 17 người nữa ngồi trên 2 băng ghế sau thùng xe mui che bạt. Đi cuối là 1 chiếc xe jeep gắn súng chở theo 3 binh sĩ nữa.

    Đám quân cảnh rất thông thuộc khu vực này. Trung úy Waltman tránh đi đường thẳng tới nơi xung đột - là từ cổng chính sân bay Tân Sơn Nhất phóng thẳng xuống Võ Tánh tới cổng Cư xá sĩ quan số 3; đường này đã bị đạn bắn nhau phong tỏa - mà đi sang đường Nguyễn Minh Chiếu chạy song song phía nam đường Võ Tánh, cách đó chỉ 1 khối nhà (nay là Nguyễn Trọng Tuyển. ND).

    Từ đường Nguyễn Minh Chiếu toán quân cảnh rẽ trái vào 1 con hẻm không tên dẫn lên phía bắc đến đường Võ Tánh, đâm thẳng tới cổng bên Bộ Tổng tham mưu (đường Trương Quốc Dung. ND). Khu cư xá nằm cách giao lộ này về phía đông chưa đến 1 khối nhà. Thế nhưng, toán ứng chiến chẳng bao giờ có thể ra khỏi con hẻm nữa. Hẻm đã bị 1 đơn vị quân giải phóng - sau này ước chừng 1 đại đội - án ngữ. Quân du kích chốt trong những căn nhà đầu hẻm và sau những hàng rào cây, tường bao cao đến ngực chạy dọc lối đi. Đối phương có thể đang lợi dụng sự che chở của bóng đêm tiến đến cổng bên Bộ Tổng tham mưu hoặc mai phục đón đánh lực lượng tăng viện được điều đến đối phó với các chiến sĩ biệt động đang bị chặn ngoài cổng trước.

    Địch nổ súng từ cự ly chỉ 3-4m.

    Đối phương mở đầu cuộc phục kích bằng cách điểm hỏa mìn định hướng hoặc bắn súng chống tăng RPG. Lúc đó xe jeep của trung úy Waltman còn cách phía cuối con hẻm dài 200m khoảng 25-26m. Lái xe đang chạy chậm lại tìm chỗ đỗ để hành quân bộ tới khu cứ xá sĩ quan. Chiếc xe tải thì vừa mới qua khỏi tòa nhà xây màu trắng đầu hẻm. Xe jeep gắn súng ở đâu đó ở đoạn sau.

    quân giải phóng tấn công chiếc xe tải đầu tiên. Hạ sĩ John R. Van Wagner, tài xế chiếc jeep chạy đầu kể: "Bỗng có 2 tiếng nổ lớn. 1 quầng sáng lóe lên sau lưng tôi. Súng liên thanh nổ ran khắp hẻm..."

    Chuyển sang số 2, Van Wagner rồ máy vọt khỏi vùng tử địa húc thẳng vào 1 cơn mưa đạn của lính VNCH ở cổng bên Bộ Tổng tham mưu. Tay quân cảnh trong bốt gác mái tôn, bằng gạch đắp bao cát phía trước khu cư xá cùng 1 xe jeep gắn đại liên trên đường cũng nổ súng hùa theo.

    Waltman cùng Van Wagner nhao khỏi xe, lăn xuống cái rãnh bên lề đường cùng phía khu cư xá. Van Wagner, với Waltman theo sau kể lại: "Dưới rãnh toàn kẽm gai nhưng tôi cứ bò bừa qua. Tôi vứt luôn cái mặt nạ phòng độc chết tiệt khi nó bị mắc lại. Đạn của tay quân cảnh từ bốt gác bắn thẳng vào chúng tôi. Vừa bò tới tôi vừa gào tướng bảo hắn đừng bắn nữa. Đã mấy lần tôi nhắm khẩu M16 về phía hắn bụng nghĩ nếu mày ko chết thì tao chết. Tôi nhìn rõ hắn, thấy cả chữ MP sơn trên mũ sắt nhưng ko dám siết cò."

    Rốt cục tay quân cảnh cũng nghe thấy tiếng la ó và ngừng bắn. Sau khi đến bốt gác, trung úy Waltman chộp lấy máy điện đài trong đó cố gọi để xem chuyện gì đã xảy ra. Thì ra chiếc xe jeep gắn đại liên đi cuối đã kịp chạy lui thoát khỏi con hẻm mà ko hề hấn gì. Chiếc xe tải đã hứng trọn đòn phục kích. Sau những tiếng nổ đầu tiên nó khựng lại - lốp trước văng ra khỏi mâm - vải bạt trùm xe bị đạn của quân du kích nấp trên những căn nhà 2 bên hẻm bắn thủng lỗ chỗ. Cả 20 lính quân cảnh đều trúng đạn chỉ trong mấy giây đồng hồ. 1 số chết ngay tức khắc. Nhiều người khác cũng dần tử thương khi các lực lượng tới cứu bị sức kháng cự mãnh liệt của địch chặn lại.

    Cả thảy trên xe tải có 16 lính quân cảnh thiệt mạng.

    Họ chẳng có 1 cơ hội nào. "Lẽ ra toán tuần tra phải xuống xe đi bộ ngay khi cách nơi đọ súng tầm 1-2 khối nhà". Trung tá George viết, ông trích dẫn qui định nhằm hạn chế khả năng bị phục kích của tiểu đoàn 716. "Những binh sĩ trên ko tuân thủ qui tắc có lẽ vì khi đó họ đang quá hăng hái [hoặc bối rối]"

    Nguyên nhân của sự vội vàng là thế này. Rất nhiều khu cư xá, kho tàng ở thủ đô hầu như chẳng có khả năng tự bảo vệ. Nếu có được 1-2 lính quân cảnh Mỹ trong bốt gác trước cổng thì coi như là 'nhất' rồi. Nhiều nơi chỉ có độc bảo vệ người Việt do "những vị IQ cao trên bộ tư lệnh MACV cho rằng có dùng họ để thay thế, giảm bớt số lượng quân cảnh tại Sài Gòn." George viết. "Nhiều bảo vệ ko có mặt hay có nhưng bỏ vị trí chuồn mất ngay khi có biến. Báo hại chúng tôi phải tung lính quân cảnh trong các đội ứng chiến ra trám vào những vị trí đó."

    Do ko được phép mang vũ khí nên chỉ vài người ở trong cư xá là có súng ngắn cá nhân. Chẳng khu cư xá nào có kho súng để dùng trong trường hợp khẩn cấp cả. Trung úy Waltman phân bua: "Nhiệm vụ của chúng tôi là trái độn chèn giữa những kẻ tấn công với đám sĩ quan hầu hết là tay không trong cư xá...thế nên mới phải chạy vắt chân lên cổ..."
    samuelb, altair, huymaya5 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trớ trêu thay khu cư xá lại hầu như chẳng bị tấn công. Hạ sĩ Van Wagner leo lên mái cư xá, vốn là 1 biệt thự Pháp ngăn cách với ngoài đường bằng bức tường bao quanh, bắn xuống mấy lùm cây trong hẻm. Trong bản báo cáo sau trận đánh, anh thuật lại việc mấy sĩ quan Không quân cấp tá đã cáu kỉnh thế nào khi bị đập cửa phòng, làm họ mất ngủ sau chầu nhậu: "Sau khoảng 2 chục phút, tôi đi khắp cư xá xem tình hình mọi người thế nào...đa số vẫn còn ngủ mê mệt, chả biết gì hết và còn phát cáu vì bị đánh thức nữa. Ngay cả những người nghe thấy tiếng súng nổ cũng cho rằng đó chỉ là tiếng pháo đốt cả ngày lẫn đêm dịp Tết mà thôi..."

    1 số sĩ quan chạy ra cửa xem có thể giúp gì ko nhưng trung úy Waltman lùa họ vào nhà vì sợ lính bắn tỉa địch phát hiện ra cấp bậc của họ. Waltman nhớ lại: "Chỉ có tôi với Van Wagner mà quá trời địch nhằm tới bắn. 1 đội ứng chiến khác đang được điều đến nhưng phải mất hơn tiếng đồng hồ nữa thì họ mới tới nơi." Trong lúc đó, Waltman cùng Van Wagner - cả 2 sau được thưởng huân chương Sao bạc - cố gắng ko ngừng nghỉ nhằm tiếp cận chiếc xe tải bị diệt. Họ lợi dụng xe jeep che chắn rồi chạy nấp sau các gốc dừa trồng dọc con hẻm tối tăm. Waltman kể: "Có mấy lần chúng tôi đã tới được gần nhưng địch bắn rát lắm. Có thể thấy họng súng địch nhá lửa trong những căn nhà nhìn ra hẻm, chúng tôi nhằm vào đấy mà bắn. Rốt cục, đạn hết và thế là đành quay lại chỗ chiếc jeep có gắn súng để lấy."

    Thật là xót xa khi bế tắc mãi như vậy. Tiếng kêu, rên của những lính quân cảnh bị thương sau chiếc xe tải trong hẻm thì vẫn cứ vọng tới..

    "Có ai tới đây ko?"

    "Cứu với!"

    Waltman kể: "Họ nằm đè lên nhau vừa bắn vừa gào thét. Chúng tôi cố bảo họ im đi để VC tưởng tất cả đã chết ko bắn nữa."

    Có 3 quân cảnh bị thương cố bò thoát ra khỏi hẻm. Người cuối cùng còn sống vẫn đang nằm dưới gầm xe. Hông và háng của anh ta bị trúng 6 phát đạn. Van Wagner vẫn nhớ: "Thi thoảng lại thấy anh ấy khẽ rên, chân cử động. Chúng tôi vẫn cố thử bò tới nhưng cứ thấy động là VC bắn ngay. Tôi lại quay lên mái nhà cố hạ chúng rồi lại hộc tốc quay xuống hẻm, thử bò vào lần nữa. Tiếp tục bị chặn đứng, tôi bèn lên lại mái nhà nã đạn rồi chạy vòng ra đầu hẻm - nhưng cứ mỗi khi nghĩ đã diệt xong địch ở 1 trong những căn nhà khốn nạn ấy thì vừa xuống đến nơi súng lại rộ lên ầm ầm.."

    Nhiều sự kiện xảy ra cùng 1 lúc. Pháo sáng treo lơ lửng ở phía tây chỗ sân bay. Cuộc chiến bé nhỏ, đơn độc trong hẻm của trung úy Waltman chẳng là gì so với mớ âm thanh ầm ĩ liên hồi của trận đánh nơi ấy. Anh đang sử dụng điện đài trong bốt gác - mạng liên lạc của quân cảnh lúc ấy cứ rối rít cả lên với trận tấn công sứ quán Mỹ cùng các cuộc đọ súng khác toàn thành phố - thì toán ứng chiến thứ nhì từ sân bay Tân Sơn Nhất ra báo đã tới cột đèn tín hiệu giao thông giao lộ Võ Tánh - Cách Mạng 1/11 (nay là nút giao Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi. ND) nằm phía tây đầu hẻm 1 khối nhà. Đại lộ Cách Mạng 1/11 chạy chéo cắt qua đường Nguyễn Minh Chiếu rồi kết thúc ở nút giao Võ Tánh ngay phía tây hẻm.

    Trung úy Joseph Cisneros, chỉ huy toán ứng chiến thứ 2 dự tính khóa chặt cuối hẻm rồi từ đó tấn công xuống. Cisneros gọi điện đài cho Waltman "Tôi tính cứ từ từ theo đường Cách Mạng 1/11 tiến xuống có được ko?"

    Waltman đồng ý. Anh bảo Cisneros nhớ "Coi chừng phía sau!". Cuộc điện đàm giữa 2 người đã được 1 sĩ quan cấp trên ghi lại.

    Vào khoảng 4g40 sáng thì 1 xe jeep đậu trước cư xá sĩ quan số 3 gọi "Waco, Xe 6-0 đây."(Waco là mật danh liên lạc của trung tâm truyền tin cơ quan quân cảnh) "Có 1 người còn sống thuộc lực lượng ứng chiến trốn ra được. Anh ta bị thương khá nặng. Cần phải sơ tán gấp..."

    "Gọi 6-0. Đã nhận. Có cách nào đưa xe cứu thương tới đó, hoặc gần đó rồi đi bộ tới lấy thương binh ko?

    "Để chúng tôi thử xem đã."

    "10-2-4 (tức Yes. ND), chúng tôi sẽ điều xe cứu thương tới"

    " 6-0 gọi Waco. Phải có pháo sáng soi rõ khu vực này thì mới biết chuyện gì đã xảy ra được."

    Waco báo 2 trực thăng vũ trang có mang theo pháo sáng đang từ bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở trung tâm Sài Gòn bay đến. Trong khi ấy trung úy Cisneros vừa mới định đi thì chiếc xe cứu thương của bệnh viện dã chiến số 3 đóng trên đường Võ Tánh tới nhập đội. Cisneros báo cho Waltman: "Số 1 đâu [Sĩ quan đại đội Charlie], Số 2 đây. Xe cứu thương đã tới chỗ chúng tôi. Cho nó lên chỗ anh nhé?

    Waltman trả lời: "Đang rất cần nó đây. Rất muốn xe tới ngay cổng chính cư xá... nhưng lên đấy là ăn đạn đấy."

    "Okay, Để tôi đưa nó sang đường [Võ Tánh]. Xem đi được bao xa thì mới bị bắn. Lái xe quyết tâm lắm. Over."

    "Hết sức thận trọng..."

    Do sợ trúng mai phục, họ tiến lên rất chậm chạp. Rốt cục Waltman phải lên máy giục Cisneros tăng tốc. "Chúng tôi cần xe cứu thương gấp lắm."

    "10-2-4. Chúng tôi đang cố cho xe tới chỗ các anh."

    "10-2-4. Tango Yankee. " Waltman gửi lời cảm ơn.

    Chiếc trực thăng đầu tiên đã bay đến nhưng pháo sáng lại đi trệch mục tiêu khá xa. Chiếc xe cứu thương trên đường Võ Tánh đã tới gần cư xá. Bỗng có tiếng hét trên điện đài: "Bảo xe tránh ngay đi! Chúng nó ném lựu đạn!

    Xe cứu thương quay về. Tuy nhiên trung úy Cisneros lúc này cũng đã ra tới đường Võ Tánh và cùng phần lớn toán ứng chiến chiếm lĩnh vị trí trước lối vào hẻm. Từ đầu kia con hẻm, Waltman dùng điện đài gọi: "Chú ý! VC nấp trong đám cây và cả trên mái nhà nữa. Chúng từ trên cao bắn xuống chứ ko phải ngang tầm các anh đâu..."
    samuelb, altair, huymaya4 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Xe cứu thương quay về. Tuy nhiên trung úy Cisneros lúc này cũng đã ra tới đường Võ Tánh và cùng phần lớn toán ứng chiến chiếm lĩnh vị trí trước lối vào hẻm. Từ đầu kia con hẻm, Waltman dùng điện đài gọi: "Chú ý! VC nấp trên cây và cả trên mái nhà nữa. Chúng từ trên cao bắn xuống chứ ko phải ngang tầm các anh đâu..."

    Tiếng súng hiện đang tạm lắng. Nhưng khi Cisneros vừa cử 1 tiểu đội vào hẻm thì hỏa lực bỗng rộ lên dữ dội. Cisneros hổn hển gọi, giọng như muốn chực khóc: "Số 1 đâu, Số 2 đây. Chúng tôi vừa thử tiến vào hẻm. Địch cho nổ 1 quả mìn định hướng rồi nã đạn liên thanh tập kích. Tất cả đành thủ ở đây. Đó là điều tốt nhất mà chúng tôi làm được.Over"

    Waltman trấn an: "10-2-4. Tôi biết anh khó có thể lên giúp. Nhưng hãy cố lên. Hãy làm hết khả năng..."

    "Các anh có ai bị sao ko số 2?"

    Cisneros đáp: "Ơn chúa là ko. Họ thoát được. Giờ chúng tôi bám ở khúc quanh. Đang cố thủ. Có bị bắn tỉa nhưng mỗi khi chúng bắn là bọn tôi bắn trả lên mái nhà ngay.Over."

    "10-2-4. Cứ ngắm lên cao..."Waltman nói "...ta đã vây chặt chúng rồi. Chỉ cần cố lên là diệt được..."

    Quân Mỹ vẫn tiếp tục ra sức. Pháo sáng do trực thăng hải quân bắn giờ đã soi trúng mục tiêu. Lợi dụng ánh sáng, Cisneros tung tổ súng máy vào đánh và cho 4 lính quân cảnh lên chiếm lĩnh vị trí bắn thuận lợi trên mái nhà lân cận. Chỉ vô ích. Du kích quân nấp quá kín nên dù lính Mỹ bắn như đổ đạn mà vẫn chẳng nên cơm cháo gì. Địch nấp trong khu mộ nhỏ, có tường bao gần 1 ngôi nhà ném ra 1 chùm lựu đạn khiến mấy quân cảnh bị thương.

    Trung úy Cisneros kêu xe jeep chở đạn đến và sơ tán thương binh ra xe cứu thương. Tuy đường Nguyễn Minh Chiếu đến bệnh viện dã chiến số 3 vẫn còn đi được nhưng đạn địch đã khiến chiếc xe cứu thương chết dí trên giao lộ Võ Tánh - Cách Mạng 11/1, ko tài nào tới lấy 3 thương binh nặng mới thoát khỏi con hẻm tới cư xá nổi.

    Chẳng biết làm gì hơn, Waltman rốt cục chán nản gọi Cisneros: "Chỉ còn cách đợi chúng tự rút thôi."

    Waltman và Cisneros những tưởng VC sẽ rút trước khi trời sáng - khoảng 1 tiếng rưỡi nữa - và khi ấy, họ có thể tiến vào thu nhặt những người trên xe tải còn sống sót. Thế nhưng họ đã lầm. Khi còn 30 phút nữa thì trời sáng, Waltman giận giữ gọi điện cho Cisneros. "Xe tải của bọn tôi lại trúng lựu đạn nữa. Lính tôi vẫn còn ngoài ấy. Phải làm gì đó để cứu họ ra. Có M79 ko cho tôi 1 khẩu?"

    Cisneros thở dài bảo: "10-2-3 (tức No. ND). Ở đây tôi chỉ có lựu đạn nổ mảnh thôi. Over."

    "10-2-4. Dưới này bọn tôi vướng 1 ổ súng máy [trong khu mộ nhỏ]. Nếu thoát được nó thì sẽ vào được"

    Do vẫn có thể theo những con đường chạy bên hông để tới cư xá sĩ quan số 3; Cisneros gọi Waltman: "Tôi sẽ cử 1 xe jeep mang lựu đạn xuống chỗ cậu."

    "10-2-4. Bảo họ cẩn thận."

    "10-2-4. . ."

    "Chỉ huy đội 2, chỉ huy đội 1 gọi."

    "Thẳng tiến, 1"

    "Thông báo, đã nhận được lựu đạn..."

    Lựu đạn cũng chẳng thể đánh bật nổi đối phương.

    Tảng sáng, 2 binh sĩ bị thương của trung úy Cisneros vẫn bị ghim chặt trong hẻm. Về chiếc GMC M35 thứ nhì của toán mình anh nói. "Tôi sẽ cho thằng con 2,5 tấn vào đó. Phải vào thôi vì đó là cách duy nhất để tôi cứu lính mình ra." và yêu cầu quân của Waltman "đừng bắn, đợi xe tải ra khỏi hẻm đã.Over."

    "10-2-4. Khoan. Để tôi báo cho họ đã" Waltman nói:"....Chúng tôi sẽ hết sức yểm hộ cho anh..."

    Cisneros tiến vào hẻm cùng chiếc xe tải.

    "Số 1 gọi. May mắn chứ hả?"

    "Trung úy vẫn đang thử, sếp ạ." điện đài viên của toán ứng chiến thứ 2 đáp.

    "10-2-4. Có gì báo tôi biết..."

    Cuối cùng khi Cisneros liên lạc lại, Waltman liền hỏi xem anh ta đã cứu được thương binh chưa?

    Cisneros trả lời sung sướng "Tuyệt. Cứu được cả 2..."

    ***

    Lát sau, Cisneros gọi báo Waltman "...địch ở trong khu mộ nhỏ, ném lựu đạn ra....Chúng vừa làm 1 người nữa của tôi bị thương."

    Trời đã sáng mà địch vẫn ko chịu rút. Trận đánh kéo dài tới tận trưa vì quân cảnh ko có đủ hỏa lực để diệt số quân giải phóng đang thủ trong mấy ngôi nhà. "Thật chó má. Chúng tôi chỉ có độc xe jeep gắn đại liên nên mỗi khi cố vào hẻm lấy thương binh, tử sĩ thì lại ôm đầu máu chạy về." Trung tá George, người ngồi ở sở chỉ huy chỉ đạo tác chiến, phát biểu. Do ko có các đơn vị chiến đấu Mỹ, ông yêu cầu Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô phái 1 đơn vị thiết giáp VNCH tới cư xá sĩ quan số 3. Yêu cầu ko được thực hiện. "Việc mạng sống của người Mỹ tại Sài Gòn phụ thuộc vào đám VNCH tiền hậu bất nhất ở Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, những gã hoàn toàn bất lực, thật chẳng phải là giải pháp." George viết thư cho 1 sĩ quan khác vào lúc ấy. "Như thường lệ lính VNCH, cảnh sát quốc gia đều chuồn sạch bách". Ông chua thêm "Tình tiết cuối cùng này khiến tôi thất vọng với đám 'đồng minh' Việt Nam của ta vô kể. Những chỗ chúng ta bị tổn thất họ đều có khả năng chi viện hết chỉ mỗi tội ko làm...Tại cư xá sĩ quan số 3, quân lực VNCH có 2 xe tăng nằm trong khuôn viên Bộ tổng tham mưu chỉ cách trận đánh vỏn vẹn có 40 thước mà chẳng xe nào đến giúp cả. Thậm chí chi viện hỏa lực cũng ko. Tôi chắc chắn nhiều thương binh sẽ khỏi chết nếu ta đến được kịp thời. Điều quan trọng là phải có thiết giáp."
    maseo, samuelb, altair5 người khác thích bài này.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Sách viết cho Mỹ đọc, vậy mà trang nào cũng chỉ rộ lện một từ "hỏa lực". CT VN có lẽ còn ám ảnh thế giới vài thế kỷ nữa.
    ngthi96 thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Những lời kêu cứu khẩn thiết hòa với tiếng súng nổ trong điện đài thật như 1 cơn ác mộng. Trung tá George viết: "Đẩy đám con cái vào hoàn cảnh ấy mà chẳng thể giúp đỡ khi chúng cần thật ko tài nào chịu nổi. Thời gian trôi đi, tôi càng cảm thấy mệt mỏi. Cả đời mình chưa bao giờ tôi cảm thấy bất lực đến thế..."

    Bầu trời buổi sáng xám xịt, u ám. Lúc này, trung úy Waltman rốt cục cũng có thể sơ tán được 3 thương binh thoát ra từ trong hẻm của mình. Đạn địch bắn đuổi theo trên đường Võ Tánh khúc giữa cư xá với bệnh viện dã chiến 3 cũng vơi dần. Ngoài ra, thêm nhiều quân cảnh nữa cũng đã tới. Trong đó có đại úy Drolla, chỉ huy đơn vị an ninh của bộ tư lệnh vùng, 1 bộ chỉ huy trợ chiến của Mỹ trên địa bàn Sài Gòn. Lực lượng ứng chiến có qui mô trung đội của Drolla - gồm toàn quân cảnh đội mũ sắt, mặc áo giáp chống đạn mới cáu cạnh, hầu hết đều được vũ trang bằng súng trường M14 - chiếm lĩnh vị trí sau bức tường chạy dọc đường 2 bên đầu hẻm. Họ cũng được trang bị cả súng máy lẫn những khẩu phóng lựu 'vô giá' nữa. Toán ứng chiến bắt đầu nã 1 cơn bão đạn vào những ngôi nhà nằm 2 bên hẻm.

    Hỏa lực quân Mỹ dường như đã dồn được đối phương vào 2 ngôi nhà 2 tầng màu trắng án ngữ 2 bên đầu hẻm. Waltman kể: "Chúng tôi bắt đầu đột nhập những ngôi nhà kế cận rồi từ sân và lầu bắn ra. Đạn bắn tơi bời hoa lá nhưng VC cứ như có phép tàng hình. Vừa bắn chúng tôi vừa phải tránh đạn. Nhô lên, xả đạn, rồi lại hụp xuống nấp - thật sự chẳng hiểu mình có bắn trúng gì ko nữa?"

    "Hãy nã thật nhiều đạn vào hy vọng rồi sẽ trúng. Cứ thế mà diễn thôi." Waltman chua thêm.

    Thiếu tá Eugene J. Conner, sĩ quan hành quân toán cố vấn 100 của MACV tới nhập đội với Drolla và Waltman. Ông ta điều lên trước 2 xe V100 của VNCH - loại xe bọc thép có 4 bánh lốp to xù cùng 2 khẩu đại liên 30 gắn song song trên tháp súng.

    Thiếu tá Conner, sĩ quan có cấp bậc cao nhất tại đó, tổ chức 1 đợt tấn công nhắm vào 2 ngôi nhà cuối cùng của địch ở đầu hẻm. Trong khi 1 xe V100 đỗ sau bức tường đầu hẻm nã đạn chế áp thì chiếc còn lại tiến đến chỗ cái xe tải bị diệt. Bám sau chiếc V100 thứ 2 là 11 binh sĩ có nhiệm vụ chất thương binh, tử sĩ lên xe. Để bảo vệ công tác sơ tán, Conner cùng Waltman sẽ dẫn 25 lính quân cảnh theo bên trái hẻm tiến xuống nhằm diệt hoặc đánh bật địch ra khỏi ngôi nhà bên phía này, đồng thời Drolla và 30 binh sĩ dưới quyền cũng theo bên phải hẻm tiến đánh cứ điểm đối diện.

    Waltman nhớ lại: "Đám lính VNCH thật là rắc rối. Họ ko muốn lâm trận và chẳng mặn mà gì với ý tưởng tiến vào hẻm hết. Đại để chúng tôi phải nói họ hoặc tiến vào hẻm đánh VC hoặc ở lại 'chiến' với chúng tôi mới xong việc."

    Các mũi tấn công nhanh chóng tiến vào con hẻm rợp bóng cây, 2 bên là những bờ tường chạy mãi. Tới chỗ xe tải, Waltman kinh ngạc thấy người lính bị 6 vết thương nằm co quắp dưới gầm xe hãy còn sống. Trên chiếc xe cháy dở, thủng lỗ chỗ là xác lính mặc áo giáp nằm chồng chất. Thêm nhiều xác chết cứng ngắc khác nằm cạnh xe. Mũ sắt tênh hênh rải rác trên đường.

    Ngưởi duy nhất còn sống được đưa lên xe V100. Hẻm chật chỉ vừa chỗ cho nó lách qua sườn xe tải bên phía ghế lái. Báo cáo của binh nhất Van Wagner sau trận đánh: "Rời xe tải được 1 đoạn, hỏa lực trên 2 xe V100 của VNCH bắt đầu giảm dần và thế là các loại hỏa khí VC lại dữ dội nã vào chúng tôi..."

    Hậu quả thật điên rồ. Tài xế chiếc V100 trong hẻm lập tức lùi lại, theo tường trình thì cán qua cả 1 lính quân cảnh đang vội vã rời khỏi khu vực. Toán quân của đại úy Drolla cũng hộc tốc tháo lui dưới lằn đạn, bỏ lại mũi quân cảnh bên đối diện.

    Thiếu tá Conner, trung úy Waltman cùng 9 binh sĩ dưới quyền nhào vào nơi ẩn náu gần nhất - 1 cái nhà trệt bên trái hẻm, sát cạnh ngôi nhà 2 tầng địch chiếm. 1 báo cáo sau trận đánh đề cập tới căn phòng nhỏ quay mặt ra hẻm này: "Viên thiếu tá đứng chỗ cửa sổ nhìn xem tất cả đã vào nhà nấp hết chưa. Khi đã chắc mọi người đều đã an toàn, ông ta ngó ra kiểm tra thêm lần cuối thì lãnh trọn quả đạn B-40 vào ngực, chết ngay tức khắc."

    Thiếu tá Conner bị cắt làm 2 mảnh.

    Trúng úy Waltman bị bắn văng ra khỏi phòng. Mảnh găm chi chít nơi mặt, vai và tay trái. Vụ nổ khiến căn phòng đầy khói, trong cơn choáng váng, mù tịt, Waltman kêu cứu. Van Wagner cuống cuồng băng bó khuôn mặt đầy máu của người trung úy mà ko nhận ra cánh tay trái mình cũng bị 1 mảnh kim loại găm vào.

    Binh nhất Jerome A. Jefferson, 1 lính quân cảnh da đen, bị mảnh xuyên thủng ngay trên mắt trái khiến anh vĩnh viễn mù lòa. Sau khi băng cho Waltman, Van Wagner quay sang 1 thượng sĩ trong toán cố vấn. Người này đứng sau lưng Conner khi quả RPG bay vào. Van Wagner còn nhớ: "Anh ta ngồi đó, tay trái cụt tới vai. Có 1 khúc xương lòi ra khỏi vết thương. Chỗ đó cháy đen, ám khói. Trung sĩ đang bị sốc. Anh ta cứ bảo tôi kéo thẳng ngón tay trái ra cho mình nhưng làm gì còn tay nữa..."

    Có 1 lỗ thủng trên mái nhà. Van Wagner nhìn lên thấy ngay 2 bộ đội trên khung cửa sổ mở toang của ngôi nhà 2 tầng bên cạnh. Đối phương gần đến nỗi anh thấy cả khuôn mặt lẫn cái băng tay 2 màu xanh đỏ khi họ nã đạn AK-47 dọc hẻm ra phía đường Võ Tánh.

    Van Wagner từ từ cử động, chĩa khẩu M16 lên cái cửa sổ rồi thì thầm với Waltman. "Gerry, muốn tôi xử 2 thằng gook này ko?"
    samuelb, huymaya, altair5 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Đừng. Đừng bắn chúng."

    Suy nghĩ của viên trung úy là thấu đáo. Nếu bắn 2 bộ đội trên cửa sổ, vị trí ẩn nấp của họ sẽ bị lộ và những địch quân khác sẽ cho tất cả 'lên đường' bằng vài phát RPG nữa.

    Mọi người nín khe, nép sát vào bức tường giữa phòng họ với căn nhà địch chiếm, hy vọng ko bị nhìn thấy trong khi Waltman thì thào gọi điện cho đại úy Drolla báo tình hình. Đúng lúc ấy tay trung sĩ cụt tay lại lắp bắp nói gì đó. Van Wagner kể: "Tôi cố bảo hắn im đi vì sợ địch nhìn xuống qua lỗ thủng trên mái." Từ cửa ra vào, người lính quân cảnh có thể thấy xác bạn bè nơi xe tải. Mặt nhiều người đã bị bắn nát bét.

    "Tôi nhớ mình ngồi thu lu, chân co tới ngực, mũ sắt sụp xuống trán, tay vòng qua ôm lấy đầu gối chỉ mong lấy mũ che mặt để nếu có bề gì, sau có ai tìm ra xác mình thì còn nhận diện được."

    Trực thăng vũ trang phóng rocket tới chi viện. 1 trong số chúng nã trúng ô cửa có 2 bộ đội đang đứng bắn. Waltman kể lại: "Khi họ vừa phóng xong rocket, khói bụi lập tức tung tóe, mù mịt. Quả rocket bay sạt qua đầu chúng tôi. Gần đến độ nếu ở ngoài có thể đọc được cả số sê ri của chúng."

    Trực thăng vũ trang đã ngăn cản đáng kể hoạt động của quân giải phóng. Waltman tiếp: "Chúng tôi biết họ sẽ phóng rocket. Âm mưu là lợi dụng lúc địch bối rối thì vùng dậy, vọt ra ngoài. Và chúng tôi đã làm đúng như thế. Tất cả rạp người chạy biến ra khỏi hẻm."

    Có 1 xe cứu thương đậu trên đường Võ Tánh cùng với rất nhiều phóng viên. Trong số ảnh về trận đánh cư xá sĩ quan số 3 được in trong tạp chí Time có 1 tấm ghi lại khoảnh khắc binh nhất Jefferson thoát khỏi hẻm quị xuống ngước nhìn chiếc xe với 1 con mắt băng kín quanh đầu. Tấm ảnh tiếp theo chụp trung úy Waltman, băng trên mặt tuột xuống, tới đỡ Jefferson, lúc này đang nằm sóng soài dọc con đường vì quá kiệt sức.

    Chiếc xe cứu thương rú ga chở thương binh đi.

    Trận đánh vẫn tiếp diễn. Ngoài cái chết của viên thiếu tá còn có thêm 20 cố vấn, quân cảnh, lính an ninh khác bị thương trong mấy đợt tấn công không thành công nữa vào hẻm.

    Trung tá George nói đúng. Cuối cùng, phải nhờ tới thiết giáp thì mới đánh bật được quân giải phóng ra khỏi vị trí. Các tài liệu ko cho biết phiên hiệu của đơn vị tới giải cứu chỉ biết nó đang trên đường tới 1 mục tiêu khác thì đột ngột ko đi nữa và chuyển hướng đến cư xá sĩ quan số 3. George kể lại: "Quãng 14g, tôi nhận được cuộc gọi của 1 đơn vị kỵ binh thiết giáp đang từ bắc Sài Gòn tiến xuống phía nam. Viên trung tá chỉ huy bảo đơn vị anh ta đang tiến quân qua Sài Gòn về phía nam làm nhiệm vụ và nhờ tôi hộ tống. Tôi phái 1 toán tuần tra ra cầu xa lộ ở phía bắc đón họ."


    Có thể đơn vị này chính là đại đội A, tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 Kỵ binh, sư đoàn 1 bộ binh. tiểu đoàn này được giao nhiệm vụ phái 1 đại đội về thủ đô trưa ngày mùng 1 Tết chứ ko phải tiến xuống phía nam như ký ức của George. Thay vì thế đại đội A được phái tới bảo vệ 5 cư xá của lính Mỹ tại trung tâm Sài Gòn. "Tôi bảo toán tuần tra thông báo quá trình hành quân qua thành phố của đơn vị này và đợi đến khi ở gần cư xá sĩ quan số 3 nhất thì bảo họ chặn đoàn xe lại, mời chỉ huy đơn vị đến điện đài. Tôi lại nói chuyện với viên trung tá, dãi bày khó khăn hiện hữu rồi hỏi "Anh có thể giúp chúng tôi ko?". Anh ta nói: "Chết tiệt. Được." và thế là mọi chuyện kết thúc sau đó 20 phút. Họ tiến đến bắn tan tành nhà cửa dọc con hẻm. Đập vụn cả 1 vùng."


    Bị tấn công dữ dội, quân giải phóng buộc phải rút lui. Tới 5 giờ chiều khu vực mới an toàn, sau 16 tiếng đồng hồ giao chiến. Cây cối dọc con hẻm bị pháo tăng bứng sạch. Mấy nhà tầng quét vôi trắng lở loét, lỗ chỗ bởi hàng ngàn vết đạn đại liên. Tôn lợp nhà rải đầy hẻm. Trong khung cảnh hoang tàn đó, chỉ thấy quân giải phóng để lài có vài ba xác. Đổi lại, trận đánh tại cư xá sĩ quan 3 chính là 1 trong số những trận gây cho quân Mỹ ở Sài Gòn nhiều tổn thất nhất. Có 1 bức ảnh màu của tạp chí Time đã lột tả được thất bại đau đớn này. Ảnh có hình 1 xe bọc thép M113 đang đem xác lính từ chỗ xe tải ra ngoài. Trên tấm bửng sau được hạ xuống, có ít nhất 6 thi hài quân cảnh nằm chất đống lên nhau trong đủ mọi tư thế kỳ quặc. Gương mặt họ nám đen, tay chân cứng đờ chìa cả ra khỏi tấm bửng sau.

    Hình ảnh trận đánh trên đường Trương Quốc Dung, Q Phú nhuận (cái hẻm ở trong sách) do ND sưu tầm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    altair, maseo, samuelb7 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này