1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    [​IMG]

    Bệ pháo tự động CMI CPWS 25mm (M242) trên xe 4x4 Oshkosh
  2. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
  3. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Qua trung quốc thì bác tha hồ chọn, đẹp và rẽ.
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Mỹ phát triển tên lửa hành trình tầm xa hạt nhân đáp trả Kh-101, Kh-102 của Nga

    Theo thông báo Bộ tư lệnh hậu cần kỹ thuật không quân Mỹ, đăng tải trên trang web mua sắm của liên bang, hãng hàng không khổng lồ Boeing Mỹ nhận được hợp đồng tích hợp hệ thống tên lửa hành trình mới phóng từ trên không, thay thế tên lửa hành trình hạt nhân AGM-86 trên máy bay ném bom B-52H Stratofortress.
    Defense Blog dẫn thông báo của Bộ tư lệnh hậu cần kỹ thuật không quân cho biết, Trung tâm Vũ khí Hạt nhân Không quân, Cơ quan phát triển năng lực Không quân, Phòng mua sắm Vũ khí hạt nhân, Cơ quan quản lý Chương trìnhTên lửahành trình tầm xa (LRSO) quyết đinh trao hợp đồng cơ bản duy nhất cho Tập đoàn Boeing về Quốc phòng, Không gian và An ninh với nội dung thực hiện Tích hợp hệ thống vũ khí tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân với B-52H và các nội dung hỗ trợ liên quan đến việc khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống.

    Hợp đồng tích hợp LRSO B-52 WS là một phần của chương trình mua sắm tên lửa hành trình (CM), toàn bộ kế hoach tổng thể được giao cho Cơ quan giám sát, điều hành chương trình không quân về các Hệ thống chiến lược (AFPEO/SS), có trụ sở tại Kirtland AFB, New Mexico.

    Công nghệ tích hợp hai tên lửa LRSO, được thiết kế để trang bị cho B-52 đã hoàn thiện và giảm đến mức tối đa những rủi ro công nghệ (TMRR). Một tên lửa khác đang nằm trong giai đoạn hoàn thiện Kỹ thuật tên lửa và tổ chức dây chuyền sản xuất (EMD) thuộc chương trình LRSO.

    Hợp đồng cung cấp sản phẩm bao gồm cả các nội dung hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần và kiểm tra giám sát các tên lửa hành trình tầm xa, đảm bảo tích hợp hoàn hảo tên lửa hành trình LRSO trên phương tiện mang theo chỉ định - máy bay ném bom chiến lược B-52.

    Theo bản thông báo của Bộ tư lệnh hậu cần kỹ thuật lực lượng Không quân Mỹ : Thời gian hợp đồng phải thực hiện cơ bản sẽ là 5 năm, bàn giao sản phẩm trong vòng 12 tháng kể từ khi kết thúc thời hiệu của hợp đồng.

    Theo hợp đồng này, Boeing cũng thực hiện sửa chữa và cung cấp các bộ phận phần cứng được sửa đổi để hoàn thiện tích hợp tên lửa hành trình LRSO , không có trong kho kỹ thuật của không quân trong quá trình tích hợp.

    Boeing sẽ cung cấp tất cả các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát cần thiết, liên quan đến các bộ phận được thiết kế lại và thay đổi.

    Hệ thống vũ khí LRSO bao gồm các tên lửa hành trình, giá treo, bệ phóng quay revolver, phần mềm điều khiển, hệ thống kết nối điện thân máy bay MIL Standard 1760 và giao diện điều khiển.

    Hợp đồng có giá trị ban đầu là 250 triệu USD dành cho Nghiên cứu, Phát triển thiết kế, Thử nghiệm và Đánh giá (RDT & E) tính cho giai đoạn năm tài chính (FY) 2019 đến (FY) 2023.

    Boeing là nhà thiết kế, phát triển và sản xuất B-52 từ những năm 1950 và cũng là doanh nghiệp thực hiện các nâng cấp với dòng máy bay này. Đây là đơn vị công nghiệp quốc phòng duy nhất có kinh nghiệm, chuyên môn và phương tiện đặc chủng để thực hiện yêu cầu tích hợp hệ thống vũ khí LRSO với máy bay ném bom B-52.

    Máy bay B-52 trên thực tế đã lỗi thời, tương tự như Tu-95MS của Nga, không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong môi trường phát triển hệ thống phòng không hiện đại của đối phương.

    Chính vì vậy, người Nga đã nâng cấp hệ thống vũ khí, cho phép Tu-95 MS có khả năng phóng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-101, Kh-102 để kéo dài thời gian phục vụ của máy bay.

    Thực tế, nếu không được tích hợp tên lửa hành trình tầm xa LRSO, B-52 sẽ không còn là một trong các phương tiện răn đe hạt nhân khi không quân Mỹ loại biên tên lửa hành trình hạt nhân AGM-86.

    Không quân sẽ quyết định cho nghỉ hưu loại vũ khí này trước khi máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược tàng hình B-21 được biên chế vào lực lượng răn đe hạt nhân với số lượng đáng kể. Trong tình huống AGM-86 trở nên lỗi thời, B-52 có thể không còn là phương tiện mang răn đe hạt nhân vào cuối những năm 2020.

    Vũ khí tấn công tầm xa (LRSO) là tên lửa hành trình phóng từ trên không mang đầu đạn hạt nhân (ALCM) được phát triển để thay thế AGM-86 ALCM . Ngày 24.08.2017, Raytheon và Lockheed Martin nhận được các hợp đồng có trị giá đến 900 triệu USD từ Lầu Năm Góc và lực lượng Không quân Mỹ, hiện đang phát triển các nguyên mẫu của từng công ty.

    Thời hiệu hợp đồng kết thúc vào năm 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ lựa chọn một thiết kế tiên tiến và hiệu quả nhất để tiếp tục phát triển.

    Để thay thế AGM-86 ALCM, không quân Mỹ USAF lên kế hoạch giao các hợp đồng phát triển vũ khí độc lập tầm xa mới từ năm 2015.

    Theo kế hoạch này LRSO sẽ được trang bị trên nhiều máy bay khác nhau, bao gồm B- 52, và B-21 Northrop Grumman.

    Chương trình LRSO nhằm mục đích phát triển một loại vũ khí có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không đa tầng, đa vũ khí và tấn công chính xác những mục tiêu chiến lược dự kiến. Vũ khí theo kế hoạch sẽ đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu ban đầu (IOC) vào năm 2030.

    Các tên lửa hành trình được phát triển sẽ mang tên chỉ định là YAGM-180A và YAGM-181A là nguyên mẫu cho chương trình Vũ khí tấn công tầm xa, tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân W80 mod 4, từ điểm phóng phải vượt qua không phận quốc tế và châu Âu, có tầm bắn trên các phạm vi 1.000, 2.000, 3.000 và 4.000km theo thực tế chiến trường.

    http://soha.vn/my-phat-trien-ten-lu...a-kh-101-kh-102-cua-nga-20190417072705833.htm

    Tên lửa hành trình phóng từ trên không thì Mỹ đi sau TQ, Nga hàng chục năm, khi những loại tên lửa này gầm thét ở Trung Đông, Trung Á thì Mỹ phải dùng tàu chiến to lớn để mang Tomahawk mới bắn nhau được, nhưng tỉ lệ chính xác ko cao, tên lửa được phóng từ trên máy bay cho nó đạt được hiệu quả tốc độ và độ chính xác tối ưu nhất
    Photo_hunter thích bài này.
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Quân đội Mỹ lộ điểm yếu chết người

    Trong tổng số 10.000 thương vong và mất tích của phía Đồng minh, bộ binh Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng số 6.300 người.

    Bộ binh kêu khổ

    Trang National Interest mới đây có bình luận với tiêu đề: “Cách duy nhất Mỹ có thể đánh bại Nga và Trung Quốc trong chiến tranh”. Bài viết phân tích về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ, trong đó chỉ ra sự thiếu sót trong các kế hoạch phát triển thời gian tới.

    Chiến lược Quốc phòng 2018 (NDS 2018) của Mỹ xác định Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa hàng đầu.

    Nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2020 đã ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh các sáng kiến công nghệ cao và thế hệ tiếp theo trong các lĩnh vực hạt nhân, không gian mạng, vũ khí tự động và vũ trụ.

    Tuy nhiên, bài viết cho rằng, trong khi những ưu tiên trên là quan trọng và cần thiết thì chúng cũng hạ thấp tầm quan trọng của lực lượng quân sự trọng yếu nhất và mang tính nền tảng của quân đội Mỹ: Bộ binh.

    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan
    Lực lượng bộ binh có vai trò quan trọng trong cuộc chiến và cần nhận được sự hỗ trợ đúng đắn từ pháo binh, không quân, công binh, hậu cần chiến đấu. Về mặt lịch sử, các đơn vị bộ binh là lực lượng nền tảng để xây dựng để xây dựng các lực lượng chiến đấu phức tạp khác.

    Theo National Interest, khi các đối thủ như Trung Quốc đang tiếp tục giành được sự ảnh hưởng lớn về địa chính trị và thách thức sự độc tôn của Mỹ, việc xây dựng lực lượng bộ binh cần được đặt ở vị trí trung tâm.

    Dù cuộc chiến trong tương lai ở quy mô nào thì các đơn vị bộ binh vẫn là lực lượng cuối cùng tham gia các cuộc cận chiến để giải quyết đối phương, giữ đất và tạo các điều kiện để ổn định lâu dài.

    Tạp chí Mỹ khẳng định các loại đạn dược dẫn đường chính xác công nghệ cao có thể góp phần làm suy yếu kẻ thù nhưng không thể “chiếm đất”. Chính các lực lượng bộ binh, thủy quân lục chiến và các đội đặc nhiệm mới là những người tiến hành các nhiệm vụ then chốt với các trận đánh ác liệt trên bộ.

    Họ phải tham chiến trên các đường phố trong các khu dân cư đông đúc và không có gì khác ngoài các loại vũ khí trên người để đảm bảo sống sót.

    Các chuyên gia Mỹ thừa nhận với việc duy trì sức mạnh và khả năng quân sự công nghệ cao ngang nhau, một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và các cường quốc như Nga và Trung Quốc là khó xảy ra.

    Kỷ nguyên của các cuộc chiến như trong Thế chiến II với các cuộc ném bom ồ ạt mà không quan tâm tới những thiệt hại về nhân mạng và các thiệt hại khác đã là quá khứ.

    [​IMG]
    Lính Mỹ thiệt mạng ở nước ngoài được đưa về nước
    Thay vào đó, một cuộc chiến trong tương lai có thể bắt đầu từ không gian mạng và có thể kết thúc bằng một cuộc chiến ủy nhiệm. Bước đi đầu tiên của kẻ thù sẽ là cố gắng loại bỏ mạng máy tính của Mỹ, gây nhiễu các tần số vô tuyến, vô hiệu hóa khả năng dẫn đường và các khả năng kỹ thuật số khác của Mỹ.

    Sau đó, các lực lượng ủy nhiệm, các tay súng nổi dậy và các lực lượng đánh thuê chắc chắn sẽ tấn công binh sĩ Mỹ. Điều đó có nghĩa, bộ binh vẫn là lực lượng phải trực tiếp tham chiến để tấn công vào các “sào huyệt” của kẻ thù trong các khu vực phức tạp, nơi mà ranh giới giữa binh sĩ chiến đấu và binh sĩ không chiến đấu trở nên mờ nhạt.

    Khổ nhục kế?

    Với phân tích trên, bài viết tái khẳng định vai trò không thể thiếu của bộ binh trong việc bảo vệ nước Mỹ và giúp Mỹ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

    Tuy nhiên, bài viết này cho rằng Mỹ đã không dành sự quan tâm xứng đáng cho việc huấn luyện và trang bị lực lượng bộ binh. Tốc độ và chi phí trang bị dành cho lính bộ binh là rất nhỏ so với các chương trình công nghệ cao của Mỹ.

    Ví dụ điển hình là chỉ riêng một chiếc máy bay chiến đấu F-35A đã tiêu tốn gần 90 triệu USD. Trong khi đó, toàn bộ lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ mới đây ký hợp đồng mua 15.000 khẩu súng trường M27 Heckler và Koch mới chỉ hết hơn 29 triệu USD.
    Do đó, cần phải ưu tiên cập nhật các điều kiện huấn luyện, đảm bảo cung cấp các loại vũ khí nhỏ để duy trì và phát triển hệ thống vũ khí căn bản của đất nước, đó chính là người lính bộ binh.

    Đề xuất được đưa ra là cần có những chính sách như chương trình Lực lượng đặc nhiệm cận chiến (CCLTE) nhằm tăng cường và duy trì khả năng tác chiến của bộ binh. Mỹ cần xác định, thử nghiệm và đưa vào trang bị các loại vũ khí, đạn dược, công nghệ, khả năng huấn luyện và trang thiết bị bảo vệ cá nhân mới nhất cho bộ binh. Đây được coi là biện pháp giúp bảo vệ mạng sống cho bộ binh Mỹ, đồng thời xây dựng nền móng vững mạnh cho toàn bộ lực lượng.

    [​IMG]
    Có không ít ý kiến cho rằng trang bị cho một người lính Mỹ hiện quá cồng kềnh
    Một ví dụ được dẫn ra cho thấy hậu quả của việc không chú trọng đối với lực lượng bộ binh là trận đánh Khe núi Kasserine ở Tunisia trong Thế chiến II. Đây được coi là trận đụng độ lớn đầu tiên của bộ binh Mỹ với lực lượng Đức và Italy.

    Trong trận đánh kéo dài từ ngày 19-24/2/1943, lực lượng bộ binh được trang bị nghèo nàn, không được huấn luyện tốt và không có kinh nghiệm của Mỹ cùng với các lực lượng Anh, Pháp đã thất bại thảm hại, bị đẩy lui ngược trở lại 80km.

    Trong tổng số 10.000 thương vong và mất tích của phía Đồng minh, bộ binh Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng số 6.300 người. Đây được coi là thất bại “nhục nhã nhất” của Mỹ trong Thế chiến II.

    Để kết luận về vai trò quan trọng của lực lượng bộ binh, bài viết trên National Interest trích dẫn lại tuyên bố của Mark A. Smith, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, khẳng định: “Người nào cho rằng chiến trường tương lai sẽ không bao gồm bộ binh thì người đó không biết gì về chiến tranh”.

    [​IMG]
    Hải quân Mỹ cũng đang kêu khó với các loại tên lửa DF-21, 26 của Trung Quốc
    Tuy nhiên, cùng ngày với bài viết trên được đăng tải, National Interest còn cho đăng một loạt bài viết bàn về các vấn đề của hải quân, không quân Mỹ. Lực lượng nào cũng muốn được đầu tư nhiều hơn để chống lại “mối đe dọa” từ Nga và Trung Quốc.

    Dường như các nhánh trong quân đội Mỹ đều đang viện mọi lý lẽ nhằm thuyết phục về tầm quan trọng của mình, qua đó giành miếng bánh lớn hơn trong ngân sách quốc phòng hơn 700 tỷ USD của năm tài khóa 2020.

    Bài viết về bộ binh Mỹ sẵn sàng sử dụng cả “khổ nhục kế” khi sẵn sàng “kể khổ”, đem súng trường so sánh với F-35, thậm chí “ôn lại” cả thất bại “nhục nhã nhất” của Mỹ trong Thế chiến II.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc...oi-my-lo-diem-yeu-chet-nguoi-3378585/?paged=2
  6. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Để giải quyết bộ binh tàu mao thì bộ quốc phòng Mỹ đã giao trọng trách cho các học sinh trung học Mỹ
    Boston Dynamics chế tạo các chiến binh robot rồi,không cần dùng lính nữa.
  7. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
  8. chinchinchin

    chinchinchin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2018
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    444
  9. anhday71

    anhday71 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    118
    Máy bay mẽo bị tên lửa liên xô 196x bắn hạ, B52 chỉ cần súng phòng không 23 ly cũng đủ, tên lửa mẽo 70% bay lạc mục tiêu, bắn trúng mục tiêu sức nổ cũng chỉ -1/10 tên lửa của Nga ngố, còn so với tên lửa khựa thì chậc chậc ...
    Binh lính mẽo thì máy bay Nga ngố bay qua đầu cũng đái ra quần, 70% xin giải ngũ ngay tức khắc.
    F35 chỉ là con chim béo chờ Ngố với khựa làm thịt, tàu sân bay mẽo chỉ là cái quan tài nổi.
    còn gì nữa chú ốc ?
    Còn chờ gì khựa ko thịt mẽo đi ?
  10. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    rugi thích bài này.

Chia sẻ trang này