1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
  2. minhchau1110

    minhchau1110 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2018
    Bài viết:
    2.195
    Đã được thích:
    3.745
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.708
  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Báo Mỹ nghi ngờ bom chính xác JDAM "mù"

    (Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa trao cho Boeing hợp đồng 139,8 triệu USD mua thêm hệ thống dẫn đường để tăng độ chính xác cho bom JDAM khi tấn công mục tiêu.

    Số tiền trên dùng để mua 12.000 bộ dẫn đường chính xác cho bom JDAM (Joint Direct Attack Munition). Những hệ thống này được thiết kế để gắn ở phần đuôi của quả bom JDAM.

    Bộ điều khiển quỹ đạo trên sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom. Theo thiết kế, JDAM sử dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.

    [​IMG]
    Bom JDAM.
    JDAM có thể được ném từ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu. Bom cũng cho phép ném từ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom.

    Với độ cao khi khai hỏa có thể đạt được khiến chiến đấu cơ Mỹ và những lực lượng được trang bị an toàn hơn khi bay trong vùng tác chiến của phòng không đối phương.

    Việc dẫn hướng của bom được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS (INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu).

    Khả năng này cho phép JDAM chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối phương. Vì vậy, JDAM được coi là loại bom thông minh bậc nhất hiện nay của Không quân và Hải quân Mỹ.

    Tuy nhiên, tạp chí Business Insider cho rằng, từ tuyên bố đến thực tế chiến đấu là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau bởi liên tiếp chỉ trong chưa đầy 1 tháng hồi cuối năm 2017 và đầu năm 2018, vũ khí này đã tấn công nhầm khiến hàng chục người Afghanistan và lực lượng được Mỹ hậu thuẫn ở Syria thiệt mạng.

    Ngoài ra, JDAM cũng là vũ khí tiến hành không kích nhầm hàng chục vụ trong những cuộc không kích của Mỹ và đồng minh tại Iraq trước đó. Sau những vụ tấn công nhầm đáng tiếng, Không quân Mỹ đều thực hiện những cuộc điều tra với nguyên nhân được xác định do bộ điều khiển gắn ở đuôi bom gặp sự cố.

    Đây chính là nguyên nhân khiến quả bom đã xác định nhầm vị trí tấn công và thương vong đáng tiếc đã xảy ra. Vì vậy, việc Không quân và Hải quân Mỹ mua thêm hệ thống dẫn đường cho JDAM đơn thuần chỉ nhằm tăng cường số lượng bom mà không mang ý nghĩa cải thiện độ chính xác cho vũ khí này.

    Khác với Mỹ, trong phương án biến bom ngu thành bom thông minh của Nga, bộ điều khiển SVP-24 được Nga đặt trên máy bay chứ không phải gắn ở bom như trường hợp của JDAM.

    Với đặc điểm này, SVP-24 vượt trội hệ thống JDAM của Mỹ ít nhất về giá thành. Mỗi thiết bị JDAM có giá 25.000 USD, nhưng nó chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất. Còn SVP-24 được cài đặt trên máy bay và nó có thể được sử dụng nhiều lần.

    Và trong khi JDAM liên tiếp dính tai tiếng do không kích nhầm thì kể từ khi được Nga mang đến Syria hồi cuối năm 2015, hệ thống SVP-24 đã cho thấy độ chính xác gần như tuyệt đối khi Không quân Nga dùng để không kích vào mục tiêu phiến quân.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-nghi-ngo-bom-chinh-xac-jdam-mu-3380074/
    --- Gộp bài viết: 16/05/2019, Bài cũ từ: 16/05/2019 ---
    Tại sao Mỹ có JASSM, SLAM mà lại ko thèm dùng, vẫn tiếp tục dùng JDAM, điều này chứng tỏ rằng các loại tên lửa tấn công tầm xa của Mỹ ko chính xác, nên chỉ còn sử dụng JDAM mà thôi, TLAM thì đã ko còn sản xuất, cũng chỉ bắn được từ tàu chiến
  5. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Đòn dằn mặt của Mỹ xóa sổ nửa hạm đội Iran năm 1988
    https://vnexpress.net/the-gioi/don-dan-mat-cua-my-xoa-so-nua-ham-doi-iran-nam-1988-3922813.html



    Nhà báo còn kể thiếu năm 87 Mỹ còn bắt 26 tên lính thủy Iran úp mặt xuống đất ngay tại eo biển Hormuz sân nhà thằng Iran ,bắt đi diễu hành trên tàu chiến Mỹ ngay tại eo biển Hozmuz . Eo Hormuz thằng Iran ko bao giờ dám khóa

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    BREAKING: A F-16 jet has crashed into a warehouse building near March Reserve Air Force Base in Riverside. Northbound/southbound 215 freeway closed from Cactus to Harley Knox per CHP. Pilot was able to eject, and is being evaluated. Parachute apparently in grass.
    @FOXLA


    [​IMG]


    [​IMG]
  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Hàng Mỹ đấu hàng Mỹ: F-14 Iran có hạ gục nổi F-15C? - Đáp án nằm ở bí mật công nghệ Nga-TQ

    Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, năng lực tác chiến không-đối-không của F-15 và F-14 được đặt lên bàn cân. Rất có thể trong tương lai, 2 mẫu máy bay do Mỹ chế tạo sẽ đối đầu.
    Đợt triển khai gần đây của phi đoàn F-15C Eagle tới vịnh Ba Tư trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Iran đã làm dấy lên nhiều câu hỏi, như các tiêm kích chiếm ưu thế trên không tinh nhuệ của Mỹ sẽ đối phó với Không quân Iran như thế nào, nhất là khiF-14Tomcat – mẫu chiến đấu cơ mạnh nhất của Tehran, với số lượng lên tới 40 chiếc, vẫn đang hoạt động.

    F-15C không còn là mẫu tiêm kích chiếm ưu thế trên không tốt nhất của Mỹ, vị trí này đã nhường cho mẫu máy bay kế nhiệm thế hệ năm F-22 Raptor (gia nhập biên chế tháng 12/2005).

    Tuy nhiên, các vấn đề về bảo dưỡng và tình trạng sẵn sàng chiến đấu thấp đã gây ra nhiều vấn đề cho phi đoàn Raptor quy mô nhỏ của Mỹ, khiến tháng 2 năm nay, Washington phải rút về một phi đội F-22 mà trước đó đã triển khai tới UAE. Ba tháng sau, chúng được thay thế bằng các tiêm kích F-15 Eagle thế hệ cũ.

    Bên cạnh đó, do lệnh cấm xuất khẩu của Quốc hội Mỹ đối với F-22 mà F-15 Eagle vẫn là tiêm kích phương Tây chiếm ưu thế trên không mạnh nhất bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Chúng là trụ cột lớn đối với các quốc gia đồng minh của Mỹ, như Israel và Saudi Arabia, để đối phó với phi đoàn F-14 Tomcat của Iran trong trường hợp nổ ra xung đột khu vực.

    Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng tại vịnh Ba Tư và trên khắp Trung Đông, năng lực tác chiến không-đối-không của F-15 và F-14 được đặt lên bàn cân. Rất có thể trong tương lai hai mẫu máy bay do Mỹ sản xuất sẽ phải đối đầu.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-15C tại căn cứ không quân của Mỹ ở Trung Đông tháng 5/2019

    F-14 chiếm ưu thế lớn…

    F-14 và F-15 đều được thiết kế trong những năm 1960 với vai trò tương tự nhau, chúng đều là máy bay hạng nặng hai động cơ, được thiết kế để tác chiến không-đối-không và thay thế cho mẫu F-4 Phantom thế hệ 3 của không quân, hải quân Mỹ.

    Ở thời điểm được đưa vào trang bị (1974 và 1976), thì Tomcat và Eagle là các chiến đấu cơ thế hệ 4 duy nhất phục vụ trên thế giới, mang lại cho Mỹ lợi thế lớn so với không quân Liên Xô, cho tới khi MiG-31 và Su-27 đi vào hoạt động trong năm 1981 và 1985.

    Tuy nhiên, Tomcat là mẫu máy bay hạng nặng hơn và đắt đỏ hơn bất cứ mẫu chiến đấu cơ nào cùng thế hệ vào thời điểm đó. Điều này khiến nó trở nên kém cơ động hơn, động cơ F110 của Tomcat cũng có lực đẩy yếu hơn so với động cơ F100 của Eagle.

    Sự kết hợp giữa tên lửa AIM-54 Phoenix (tầm bắn 190km) với radar AN/APG-71 mang lại cho F-14 khả năng tấn công ngoài tầm nhìn "không có đối thủ". Hệ thống radar của F-14 ban đầu có phạm vi phát hiện mục tiêu khoảng 200km – vô đối vào thời điểm đó – và sau này còn tiếp tục tăng lên nhờ các chương trình nâng cấp của cả Mỹ và Iran.

    Khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn đã mang lại cho F-14 tỷ lệ tiêu diệt không-đối-không 160:3 trong chiến tranh Iran-Iraq, với 61 máy bay bị tiêu diệt bởi tên lửa AIM-54.

    Với khả năng mang 6 tên lửa Phoenix trên một máy bay, F-14 được thiết kế chú trọng hơn vào khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn so với các mẫu máy bay hạng nhẹ khác trong biên chế Không quân Mỹ.

    Trong khi đó, radar của F-15 không chỉ thiếu khả năng cung cấp nhận thức tình huống – điều cần có để tận dụng được hết tầm bắn của tên lửa AIM-54, mà tên lửa này còn quá nặng đối với Eagle. Mỗi tên lửa nặng 470kg – gấp 2 lần khối lượng tên lửa AIM-7 mà F-15 vốn được thiết kế để có thể triển khai.

    Cảm biến và khả năng tác chiến không-đối-không của F-15 cũng đều thua kém F-14.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-14 Tomcat của Iran

    … nhưng gió đã xoay chiều

    Song, tới cuối Chiến tranh Lạnh, sau khi Liên Xô sụp đổ và Mỹ có kế hoạch cho nghỉ hưu sớm F-14 do chi phí vận hành đắt đỏ, không đoàn F-15 được đầu tư nhiều hơn để tăng cường khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn.

    Tới năm 1990, F-15 bắt đầu triển khai phiên bản mở rộng của tên lửa AIM-7 Sparrow với tầm bắn 70km (ngắn hơn 73% so với tên lửa AIM-54 của F-14).

    Khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn của nó được cải thiện đáng kể từ những năm 1990 nhờ tên lửa không-đối-không AIM-120. Các phi đoàn Eagle là lực lượng đầu tiên của Không quân Mỹ được tích hợp mẫu tên lửa này.

    Phiên bản mới nhất – AIM-120C được tích hợp các biện pháp chống nhiễu và có tầm bắn 105km. Nó tiên tiến hơn AIM-54 nhưng lại không có tốc độ siêu vượt âm (chỉ dừng ở Mach 4).

    Mặc dù tiêm kích F-15C trong biên chế các quân đội nước ngoài vẫn gặp bất lợi lớn về khả năng nhận thức tình huống so với F-14 nhưng F-15 của Không quân Mỹ từ đầu những năm 2010 đã bắt đầu được tích hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động Raytheon APG-63(V)3.

    Song, những nâng cấp này được tiến hành với tốc độ rất thấp, chỉ 46 chiếc F-15 nâng cấp dự kiến được chuyển giao vào tháng 6/2021 trong tổng số 123 máy bay cần nâng cấp.

    Những chiếc F-15 trang bị radar AESA đã được ưu tiên triển khai ở Thái Bình Dương để đối phó với năng lực không quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Do đó, khó có khả năng chúng có thể tham gia đợt triển khai dài hạn tới Trung Đông trong tương lai gần.

    Iran không chịu ngồi yên

    Mặc dù Mỹ đã nâng cấp các tiêm kích chiếm ưu thế trên không của mình nhưng ngành quốc phòng Iran cũng đã tích cực cải tiến lực lượng F-14 Tomcat để giúp chúng tăng khả năng sống sót – nhất là khi khả năng tác chiến không-đối-không của chúng đang ở trong tình trạng tồi tệ.

    Trong số 17 phi đoàn máy bay chiến đấu của Iran, 2 phi đoàn F-14 là lực lượng duy nhất được trang bị cho nhiệm vụ tác chiến không-đối-không tầm xa.

    Các máy bay chiến đấu thế hệ 3 mua từ Mỹ, Trung Quốc, và tiêm kích MiG-29 (Liên Xô) của Iran hiện không được trang bị các loại tên lửa không-đối-không hiện đại như R-77 hoặc AIM-120, cũng như các cảm biến thích hợp, khiến chúng gặp bất lợi rất lớn ngay cả khi đối đầu với các chiến đấu cơ hạng nhẹ hơn, và được trang bị ít hơn như F-16 của Israel/Mỹ.

    Mỗi chiếc tiêm kích F-14 của Iran đã nhận được 250 cải tiến và nâng cấp, trong đó có tích hợp radar mới, buồng lái hiện đại, các thiết bị tác chiến điện tử vượt trội…

    Tehran từng gửi một chiếc F-14 sang Liên Xô để phân tích và kể từ khi thiết lập mối quan hệ quốc phòng thân thiết với Trung Quốc, cò nhiều đồn đoán cho rằng Iran đã nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ các bên thứ ba để nâng cấp mẫu tiêm kích do Mỹ chế tạo.

    Cùng với việc mở rộng F-14, Iran đã loại biên tên lửa AIM-54 để phát triển mẫu tên lửa nội địa Fakour-90 với tầm bắn 250-300km, trang bị hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử vượt trội.

    Một lần nữa, lại có nghi ngờ Iran nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển mẫu tên lửa mới. Hiện vẫn chưa rõ Fakour-90 có tốc độ siêu vượt âm như AIM-54 hay không.

    [​IMG]
    Tên lửa không-đối-không Fakour-90 của Iran

    Mèo nào cắn mỉu nào?

    Theo trang mạng MW, không có gì có thể đoán chắc được kết quả nếu F-15C và F-14 đối đầu trên bầu trời vịnh Ba Tư. Mặc dù F-14 có phạm vi phát hiện mục tiêu và tầm tấn công xa hơn nhưng tên lửa Fakour-90 có đáng tin cậy như AIM-120C hay không? Hiện chưa thể chắc chắn được, nhất là khi các tiêm kích F-15 của Mỹ có lợi thế về tác chiến điện tử.

    Tuy nhiên, sự thành công của Iran khi có được những công nghệ tiên tiến của Nga-Trung Quốc rồi tích hợp chúng vào trong các máy bay chiến đấu và tên lửa của mình có thể sẽ đóng vai trò quyết định xem họ có thể đánh bại được mẫu Eagle hay không.

    Giả sử mức độ tin cậy của tên lửa không-đối-không hai phía là ngang ngửa nhau thì F-14 Tomcat vẫn duy trì được lợi thế lớn hơn và có thể bắn ra nhiều tên lửa Fakour-90 trước khi F-15 có thể đến gần và tấn công chúng.

    Do Fakour dự kiến có tốc độ nhanh hơn và tầm bắn xa hơn so với AIM-120C nên nó sẽ khó bị phát hiện hơn mẫu tên lửa hạng nhẹ mà F-15 Eagle đang trang bị.

    F-22 có thể được triển khai để phá vỡ lợi thế tầm bắn của Tomcat nhờ khả năng tàng hình và tên lửa AIM-120D (tầm bắn 180km) nhưng các máy bay F-15, do không có khả năng tàng hình, vẫn có thể gặp nguy hiểm trước các cuộc tấn công tầm xa.

    Chỉ khi F-15 tiếp cận thành công F-14 Tomcat và vẫn duy trì được lợi thế thì tên lửa AIM-9X của chúng – vũ khí lý tưởng cho các trận cận chiến, với tốc độ cao hơn và tầm hoạt động lớn hơn – mới có thể mang lại cho Eagle lợi thế đáng kể trước các máy bay Tomcat Iran.

    http://soha.vn/hang-my-dau-hang-my-...bi-mat-cong-nghe-nga-tq-20190516165139281.htm
  8. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    F-16 đâm vào nhà kho

    [​IMG][​IMG]
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Houthi công bố video bắn gãy cánh 'Đại bàng xám' Mỹ

    (Vũ khí) - Từng tung hoành trên bầu trời Afghanistan, Iraq, Syria nhưng ở Yemen, MQ-1C Grey Eagle Mỹ sản xuất đã bị Houthi bắn hạ bằng vũ khí tự hoán cải.

    Thông tin và hình ảnh về vụ bắn hạ này được lực lượng Houthi tại Yemen công bố trong đoạn video được thực hiện hôm 14/5 cho biết, vụ bắn hạ được thực hiện khi chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-1C Grey Eagle bay trên bầu trời thủ đô Sanaa của Yemen.

    [​IMG]
    Phần còn lại của chiếc MQ-1C Grey Eagle bị bắn hạ hôm 14/5.
    "Ngay khi phát hiện ra chiếc UCAV xâm nhập Sanaa, hệ thống tên lửa đất đối không đã được chuyển sang trạng thái chiến đấu và phóng 1 quả đạn. Ngay sau đó, chiếc MQ-1C Grey Eagle bị đánh trúng và bốc cháy dữ dội", tay súng của Houthi nói và cho biết thêm rằng, lực lượng đã dùng tên lửa R-27T tự hoán cải thành đất đối không thực hiện vụ đánh chặn.

    Được biết, đây cũng chính là loại tên lửa thường được lực lượng này dùng để tấn công lực lượng liên quân Arap do Saudi Arabia dẫn đầu. Mặc dù vậy, tay súng này không tiết lộ chiếc MQ-1C Grey Eagle bị bắn hạ thuộc lực lượng Saudi Arabia hay thuộc Không quân Mỹ.

    Mặc dù vậy, thông tin về việc Gray Eagle (Đại bàng xám) bị bắn hạ trên bầu trời Yemen cũng đủ khiến nhiều người bất ngờ bởi chính dòng UCAV này từng được Mỹ triển khai và làm mưa làm gió tại chiến trường Afghanistan, Iraq, Syria và vùng Sừng Châu Phi.

    Từ năm 2010, Grey Eagle đã trở thành hệ thống bay không người lái đầu tiên của Quân đội Mỹ đảm nhận nhiệm vụ không kích, hỗ trợ trên không cho các lực lượng liên minh tại Afghanistan. Từ mùa hè 2011 đến hè 2012, Gray Eagle đã thực hiện 20 cuộc không kích bằng tên lửa Hellfire, kết quả, 32 chiến binh địch bị giết.

    Ngoài Trung Đông, dòng UCAV này còn có mặt tại các chiến trường Châu Phi, tại đây các Gray Eagle được sử dụng để theo dõi các mục tiêu khủng bố ở phí đông, bắc và tây Phi.

    Một số lượng nhỏ Gray Eagles còn được triển khai tới Garoua, Cameroon để giúp các lực lượng hoạt động đặc biệt khác của Mỹ trong các chiến dịch chống Boko Haram và IS đang đồn trú ở tây Phi.

    Gray Eagle không phải là máy bay không người lái vũ trang duy nhất được Mỹ sử dụng trong các chiến dịch chống IS. Song các thế hệ Gray Eagle hiệu quả hơn trên chiến trường so với các phương tiên bay khác.

    Để thực hiện nhiệm vụ tấn công, chiếc MQ-1C Grey Eagle có thể được trang bị bốn quả tên lửa dẫn đường AGM-114 Hellfire hoặc bốn quả bom dẫn đường GBU-44/B Viper Strike.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/houthi-cong-bo-video-ban-gay-canh-dai-bang-xam-my-3380143/

    UCAV TQ thì chỉ bị bắn hạ đúng 1 cái, còn UCAV Mỹ bị bắn hạ liên tục
  10. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Lần cập nhật cuối: 18/05/2019

Chia sẻ trang này