1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VNFan

    VNFan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    4.383
    Đã được thích:
    3.521
    Tốt, 2 thằng này chẳng thằng nào tốt lành gì, cứ quất nhau thật lực đi. Đừng nghĩ TQ nó ko có đồ chơi lại Mẽo trong cuộc chiến công nghệ nhé.
  2. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Tôi xin bàn chút về
    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang leo thang ngày càng mạnh mẽ sau khi ông Trump đã quyết định ra những đòn hiểm đánh vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Vậy, Tại sao Mỹ quyết leo thang chiến tranh thương mại, Thiệt hai 2 bên là gì?

    1- Tại sao Mỹ quyết leo thang

    Khi Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì từ đầu những năm 1980 đến nay Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP liên tục tăng từ 8 - trên 10% trong suốt 2 thập kỷ, gần đây giảm xuống nhưng vẫn là top đầu thế giới. Tổng GDP Trung Quốc đã vượt xa Nhật và chuẩn bị vượt Mỹ trong những năm tới dù GDP per Capita vẫn ở mức dưới 10 ngàn USD. Do vậy, Mỹ bắt đầu lo vị trí siêu cường kinh tế bị mất.

    Thứ 2, Trung Quốc nhiều năm xuất siêu nhưng dùng giải pháp phá giá nhân dân tệ bằng cách gắn với đồng USD yếu sau thời kỳ 2008, do vậy, thâm hụt thương mại Trung quốc với các quốc gia phát triển ngày càng lớn. Trung Quốc ngày càng có nhiều thặng dư ngoại tệ ở cả cấp Chính phủ và Công ty nên tích lũy được tư bản, mua lại các hãng lớn. Trình độ sản xuất, công nghệ tăng mạnh giống Hàn những năm 1980 -2000 và Nhật giai đoạn 1970 - 1990.

    Thứ 3, khác với Nhật, khi Trung Quốc tăng thặng dư xuất khẩu thì không chấp nhận đề nghị tăng giá Nhân dân tệ, dẫn đến các quốc gia khác mất việc làm, thâm hụt thương mại với TQ trở thành kinh niên trong đó có Mỹ.

    Thứ tư, Trung Quốc trong thời kỳ FDI tăng mạnh từ Nhật, Hàn, Mỹ, Châu Âu có các điều khoản phải chuyển giao CN, những hãng không chuyển giao CN bị TQ không hợp tác làm nhiều hãng Mỹ thiệt hại, các công ty chuyển giao công nghệ cho TQ lại bị cạnh tranh ngược và thua (như nhiều hãng Nhật). Trung Quốc có công nghệ, làm hàng nhái, giá rẻ đánh mạnh vào các hãng, điển hình nhiều hãng Nhật phá sản hàng loạt do không cạnh tranh hàng rẻ từ TQ, các hãng sản xuất hàng tiêu dùng Mỹ và các quốc gia khác chịu chung số phận.

    Tuy nhiên, riêng mảng phần mềm. công nghệ cao, công nghệ quân sự do có yếu tố sáng tạo (được bảo mật) và lợi thế quy mô nên Mỹ vẫn đứng vững là quốc gia có công nghệ phần mềm hàng đầu dù phần cứng máy tính IBM đã phải bán cho TQ. Từ đó các công ty công nghệ TQ trỗi dậy chuyển sang cạnh tranh hàng cao cấp hơn. Nếu Mỹ mất nốt mảng này coi như Mỹ thua Trung Quốc và chấp nhận nhường vị trí số 1 trong cay đắng.

    Thứ năm, chính phủ TQ hạn chế các công ty phần mềm lớn của Mỹ như Google, Facebook ... và phát triển hệ thống phần mềm nội địa riêng, điều này làm các đại gia phần mềm Mỹ không vui, chính phủ Mỹ không vui và nước Mỹ thất thiệt thòi (bị thâm hụt thương mại nhưng công ty lớn bị cấm).

    Thứ 6, lý do Mỹ cáo buộc HW là Mỹ cho rằng công ty này được CP hỗ trợ, thậm chí hợp tác sâu với Chính phủ ảnh hưởng an ninh QG. HW có làm ăn với Iran ... nên áp lệnh trừng phạt. Về bản chất Mỹ đang ngại TQ vượt Mỹ về CNTT khi họ vừa nhái vừa tập trung tiền lời khổng lồ để phát triển CN bằng đủ mọi cách, không loại trừ các hình thức do thám.
    Google và nhiều hãng phần mềm khác của Mỹ đồng ý vì họ cũng tính thế cạnh tranh chiến lược và họ cho rằng TQ đã kiềm chế Google, Facebook ... từ lâu, việc mất chi phí tại TQ cũng lớn nhưng lợi ích lâu dài về chiến lược là lớn hơn.

    2- Thiệt hại

    Cả 2 quốc gia đều thiệt hại nhưng TQ chắc chắn thiệt hại hơn do thặng dư thương mại của TQ sang Mỹ là rất lớn, hàng hoá TQ sang Mỹ dễ thay thế hơn hàng Mỹ sang TQ. Thậm chí Mỹ muốn giảm bớt kinh doanh công nghệ với TQ vì sợ nước này ăn cắp, nhái CN thông qua hình thức vi phạm bản quyền.

    Phía Mỹ
    Kinh tế Mỹ có thiệt hại nhưng ít hơn TQ. Về dài hạn, việc giảm giao dịch các hàng CN cao với TQ lại làm giảm nguy cơ cạnh tranh, kiềm chế các công ty TQ về dài hạn, mức thiệt hại của Mỹ phần nào được bù đắp. Các mặt hàng nông sản của Mỹ bị thiệt hại, nhưng sản lượng và giá trị không lớn.

    Các hãng công nghệ như Dell, Apple, HP ... bị thiệt hại lớn nhưng họ cũng xác định nếu chơi lâu dài như hiện nay trước sau gì họ cũng thua TQ vì chi phí TQ thấp hơn Mỹ nhiều, thậm chí CP Trung Quốc tiếp tục thiết lập tỷ giá thấp thì tốc độ các Công ty China to rất nhanh và họ bị thất thế là sớm hay muộn thôi. Do vậy, thiệt trước mắt nhưng lợi lâu dài với công ty sản xuất đồ công nghệ Mỹ.

    Bài học của các công ty công nghệ của Nhật, Mỹ, Châu Âu chết hàng loạt đã cho Mỹ, Nhật, Châu Âu thấy là tiếp tay cho đối thủ cạnh tranh phát triển là hại mình. Ví dụ, Nhật là quốc gia hỗ trợ cho TQ phát triẻn mạnh nhất sau khi mới mở cửa. Nhưng khi TQ mạnh lên, người TQ lại khơi lại quá khứ và gây áp lực chính trị mạnh lên các công ty Nhật. CT Nhật thất thế, Chính phủ Nhật đắng cay nhìn lại quá khứ nối giáo cho đối thủ. Nhật đánh giá lại chiến lược và chấp nhận chiến lược dịch chuyển sản xuất sang ĐNA, sau đấy có thể là Ấn Độ. Từ bài học của Nhật, Mỹ cũng rút ra "Thà chiến khi còn có thể còn hơn đắng cay thua trận như các hãng Nhật".

    Phía Trung Quốc

    Nguy cơ các công ty lớn công nghệ bị khó khăn mảng ĐTDD do hàng chỉ bán được thị trường nội địa, các công nghệ 4G, 5G sẽ bị ảnh hưởng do lợi nhuận sụt giảm, nhưng họ vẫn tiếp tục triển khai mạnh.

    Khi mất thị trường Mỹ, TQ phải đẩy hàng vào các TT còn lại để tăng doanh số. Trung Quốc gặp phải rủi ro từ các quốc gia EU khác, thậm chí cả Nhật và Hàn khi các quốc gia này xác định TQ là đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

    Về dài hạn, Trung Quốc vẫn xác định và coi Mỹ là đối thủ chính, mang tính chiến lược, ngoài Mỹ hiện TQ không sợ ai. Nếu TQ vượt Mỹ sẽ hoàn thành giấc mộng bá chủ khu vực Châu Á dẫn chiếm vị thế hàng đầu về quân sự và kinh tế. Tuy nhiên, đòn của Mỹ sẽ làm quá trình phát triển của TQ chậm lại, thậm chí mất lợi thế cạnh tranh nếu đối thủ Ấn Độ trỗi dậy.

    Ai được lợi

    Cuộc chiến này làm Hàn, Nhật được lợi, Việt Nam và khu vực ĐNA được lợi. Đáng chú ý nhất là Ấn Độ với tư cách là quốc g ia dân số không kém Trung Quốc nhưng "Hiền lành hơn" sẽ được lợi lớn nếu chính sách ngoại giao và cải thiện năng lực sản xuất (nhưng mấy ông Hồi giáo có vẻ bị kém hiệu quả vì lý do văn hóa).

    Với Việt Nam, chiến tranh Mỹ - Trung càng làm vị thế VN được tăng lên với tư cách một quốc gia khá cởi mở với Nhật, Hàn, Mỹ và EU trong khi đó với TQ lại gần địa lý và chế độ chính trị. Do vậy, càng đánh nhau to. càng kéo dài thì các quốc gia đứng ngoài có sản phẩm cạnh tranh với TQ càng có lợi. Hy vọng VN tận dụng được cơ hội này để phát triển nhanh hơn, tốt hơn.

    Một yếu tố nữa cũng nên nhắc đến, thế kỷ 21 sẽ có những đổi thay lớn về công nghệ, khí hậu, năng lượng và sẽ có những sáng tạo bất ngờ (kiểu Intenet trong thế kỷ trước). Do vậy, cuộc chiến tranh chấp vị trí bá chủ kinh tế, quân sự còn hấp dẫn. Sẽ rất thú vị với người quan sát như chúng ta và có biến để theo dõi các cuộc lội ngược dòng, vươn lên thứ hạng của các quốc gia đi sau. Ông nào còn sống xem được 12 kỳ WC nữa chắc được chứng kiến nhiều thay đổi thú vị.

    Ý kiến cá nhân : Chiến lược kiềm chế TQ là đúng nhưng khá muộn, Mỹ không làm thì sẽ cay đắng chấp nhận mất vị trí số 1 trong vài chục năm tới. Đúng ra, Mỹ phải sớm nhìn nhận TQ mới là đối thủ lớn về Kinh tế, Quân sự chứ không phải Nga. Việc Mỹ kiềm chế Nga nhưng không mạnh tay với TQ là sai lầm mang tính chiến lược tạo ra một con rồng mạnh có thể chiếm vị trí số 1 của Mỹ. Sau cuộc chiến này, chắc chiến lược kinh tế, quân sự của Mỹ sẽ có những định hướng mới. Với Việt Nam, ông nào số 1 cũng không quan trọng, việc tận dụng lợi thế để phát triển trong bối cảnh này là quan trọng nhất, VN mà có GDP cỡ 1000 tỷ USD thì mới mong có tiếng nói ở tầm quốc tế được.
    loyallance, arrow2, huongkts11 người khác thích bài này.
  3. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.364
    Đã được thích:
    18.727
    Tập hợp tỉ số TM Mỹ Trung đây :D

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Những thiệt hại, kết quả ngắn hạn sẽ chỉ thể hiện 1 phần, khi có những đòn đánh vào nền kinh tế thì quá trình tái cấu trúc và ảnh hưởng sẽ phải kéo dài tầm 5 năm, thậm chí hơn. Trong những năm gần đây, khi lao động TQ đắt hơn, các quốc gia làm ăn với Trung Quốc đã có kế hoạch dịch sang ĐNA rồi và làn sóng này sẽ tiếp tục trong những năm tới đòi hỏi TQ phải phát triển những ngành có GTGT cao hơn, NSLĐ cao hơn. Tất nhiên, TQ sẽ không suy sụp nhưng giảm tốc là chắc chắn, quá trình chuyển dịch ra khỏi bẫy thu nhập trung bình của TQ sẽ bị kéo dài và khó khăn hơn, nhưng với nội lực TQ chuyển dịch ra khỏi mức thu nhập trung bình là tất yếu.

    Việc Mỹ ngăn chặn TQ cạnh tranh ở các lĩnh vực công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, sức sáng tạo lớn mới thực sự là nguy cơ cho nền kinh tế TQ về dài hạn vì tiếp tục cạnh tranh ở cấp độ hàng tiêu dùng thì khó có thể duy trì năng lực cạnh tranh với các quốc gia có lao động rẻ hơn. Đây mới là điều Mỹ hướng tới và Trung Quốc phải đau đầu đối phó. Thậm chí Hàn, Nhật, EU,, Đài Loan cũng là những đối thủ kinh tế, đối thủ cạnh tranh chiến lược mà TQ phải đối phó trong tương lai gần.
    hungxongbengThiet_Moc_Chan thích bài này.
  5. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1.376
    Chiến tranh Mĩ - Trung đang leo thang dữ dội, Trump ra đòn tới tấp : https://vnexpress.net/so-hoa/hon-140-cong-ty-trung-quoc-bi-my-dua-vao-danh-sach-den-3931376.html

    Hơn 140 công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen
    Ngoài Huawei, có 143 cá nhân và tổ chức khác của Trung Quốc nằm trong danh sách đen mà Mỹ cho rằng gây rủi ro tới an ninh quốc gia.

    Danh sách đen của Mỹ có tên gọi chính thức là "Danh sách thực thể", xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ đáng kể vào các hoạt động trái với lợi ích đối ngoại hoặc an ninh của Mỹ. 143 thực thể Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách này, dựa trên đánh giá từ 281 trang tài liệu được xem xét bởi Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

    Danh sách của BIS được xem xét và sửa đổi liên tục, trong đó ngày 15/5, Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và 68 chi nhánh khác không thuộc Mỹ, xuất hiện trong danh sách đen của Mỹ. Các tổ chức, cá nhân thuộc "Danh sách thực thể" phải xin giấy phép từ BIS trước khi mua phần mềm, công nghệ từ Mỹ. Tuy nhiên, theo SCMP, hầu hết các đơn xin này sẽ bị từ chối.

    Đa số các thực thể Trung Quốc bị Mỹ cấm hoạt động trong các lĩnh vực như điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật và vật liệu công nghệ cao. Bao gồm, Viện Thiết bị điều khiển tự động Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu công nghệ hàng không Bắc Kinh, Viện Máy điện Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc hay Tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc.

    Một số nhà phân phối linh kiện công nghệ cao đến từ Trung Quốc cũng nằm trong danh sách này như Tenco Technology, Avin Electronics, Multi-Mart Electronics. Ngoài ra còn có các tổ chức học thuật lớn như Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử...

    Chính phủ Mỹ đang cân nhắc bổ sung các nhà cung cấp hệ thống giám sát như Dahua Technology, Hikvision Digital, Megvii, Meiya Pico và iFlytek vào "Danh sách thực thể".

    Khởi đầu từ một tranh chấp thương mại, Washington đơn phương áp đặt thuế quan và châm ngòi cho các khoản thuế trả đũa từ Bắc Kinh. Cuộc chiến đã leo thang thành chiến dịch rộng lớn và làm tê liệt các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bằng cách cắt quyền tiếp cận công nghệ với Mỹ. Ngay cả những công ty không phải của Mỹ nhưng có sử dụng công nghệ Mỹ cũng có thể bị cấm cung cấp cho các công ty Trung Quốc.

    Năm ngoái, chính quyền Mỹ ra lệnh cấm làm tê liệt hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị viễn thông ZTE, buộc công ty Trung Quốc phải nộp phạt 1,2 tỷ USD, thay thế các cán bộ quản lý cấp cao và chịu sự giám sát của Mỹ
  6. anhtrai81

    anhtrai81 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2004
    Bài viết:
    1.006
    Đã được thích:
    566
    Nếu ko kiềm chế đc TQ thì liệu có chiến tranh thực sự ko. liệu có phải dùng đến giải pháp cuối cùng ko
  7. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1.376
    Tiếp tục bài viết của Facebooker nổi tiếng về kinh tế chính trị : https://www.facebook.com/profile.php?id=100001370467846

    CUỘC CHIẾN TRANH THỨ 3 MÀ MỸ PHÁT ĐỘNG VỚI TRUNG QUỐC - CHIẾN TRANH TRI THỨC, CŨNG ĐÃ BẮT ĐẦU

    Song song với chiến tranh thương mạichiến tranh công nghệ, Mỹ cũng tiến hành chiến tranh tri thức và nó cũng đã bắt đầu mà biểu hiện cụ thể là việc một tổ chức khoa học lớn nhất thế giới có trụ sở đóng tại Mỹ, Viện kỹ nghệ điện và điện tử IEEE vừa tuyên bố cấm các thành viên của tổ chức này mà đang công tác tại Huewei tham gia một số hoạt động chuyên môn.

    Việc làm này gây sốc cho Huawei nói riêng và giới nghiên cứu khoa học Trung quốc nói chung khiến một vài người trong họ lên tiếng phản đối.

    Chiến tranh tri thức mặc dầu không được gọi tên nhưng các bước tiến hành cho thấy Mỹ sẽ tiến hành cuộc chiến này thông qua việc chặn dòng tri thức khoa học từ Mỹ đến với các nhà khoa học và sinh viên Trung quốc.

    Đối với sinh viên Trung quốc thì Mỹ đã áp dụng một số biện pháp thắt chặt và theo tôi trong tương lai gần Mỹ có thể tiến tới cấm sinh viên Trung quốc học một số ngành học.

    Vào hồi tháng 6/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu giảm bớt thời hạn visa của các sinh viên Trung Quốc theo học sau đại học về ngành hàng không, tự động hóa và chế tạo công nghệ cao ở Mỹ và kiểm tra nhân thân sinh viên Trung quốc một cách gắt gao.

    Đối với giới các nhà khoa học Trung quốc thì bước đầu Mỹ thực hiện ngăn chặn dòng tri thức trong vụ việc liên quan Huawei, theo đó trong lệnh cấm giao dịch với Huawei có việc cấm chuyển giao thông tin khoa học công nghệ và tất cả các công ty hay đơn vị liên quan đang trú đóng trên nước Mỹ sẽ phải thực hiện lệnh này. Và khi Mỹ mở rộng việc thực thi với 142 công ty đơn vị khác trong danh sách đen, phạm vi lệnh cấm này sẽ trở nên rộng lớn hơn rất nhiều và đó là một phần rất chủ yếu của chiến tranh tri thức.

    Một bước tiến hành khác cũng rất quyết liệt là Mỹ chuẩn bị cấm cửa những nhà khoa học quân sự Trung quốc đến Mỹ. Hiện nay, Đạo luật An ninh thị thực PLA đang chờ quốc hội Mỹ phê chuẩn, theo đó tất cả những ai từng phục vụ trong quân đội Trung quốc hay có liên quan quân đội Trung quốc đều không được phép đến Mỹ trong tư cách sinh viên hay nghiên cứu sinh với bất cứ ngành học nào. Thượng nghị sỹ Chuck Grassley nhấn mạnh rằng sinh viên và nghiên cứu sinh cần phải được dành cho những người nước ngoài muốn đóng góp cho các viện nghiên cứu và trường đại học Mỹ, thay vì những người đi ngược lại mục đích đó.

    Như vậy là trong những ngày tới, ba cuộc chiến tranh sẽ cùng bao vây Trung quốc trong thế trận tổng lực để làm suy kiệt nền kinh tế nước này nhanh chóng hơn.
  8. R0tho

    R0tho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2016
    Bài viết:
    813
    Đã được thích:
    641
    Thiet_Moc_Chan có vẻ pro mẽo, toàn đề cập các đòn của mẽo mà không thấy đề cập gì những đòn thâm hiểm của béo.
    Nói chung là mẽo, âu giờ mới có động thái kìm béo thì nó đã thành đại thế rồi nên chỉ là câu giờ thôi chứ không ăn thua nữa. Thay vì 5 năm nữa béo nó vượt mẽo, âu thì giờ câu giờ thêm được mươi mười lăm năm là cùng, đại thế đã mất, giờ mẽo chỉ có tiểu thế là lĩnh vực công nghệ cao để kìm béo chứ còn cái gì nữa đâu.
    Bọn âu cũng đểu nó nhìn mẽo với béo đấu nhau cho cả 2 cùng yếu thì nó lợi nhất còn gì, 1 mình mẽo lúc trước thì chạy qua bịt gấu, giờ chạy qua bịt béo thả cửa gấu, vài năm lại chay qua bịt gấu, khổ thân mẽo, chạy đông chạy tây bịt 2 con gấu với con rồng khổng lồ, bọn âu âm thầm đi đêm với tất cả kiếm xèng, đến 1 ngày béo nó mua luôn cả âu, mẽo, gấu thì tha hồ xài nhân dân tệ.
    Lịch sữ của béo là bành trướng từ từ mà lớn đến như ngày nay, vài thế kỷ nữa có khi thế giới này chỉ còn mỗi con béo các bác nhỉ.
  9. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.287
    Đã được thích:
    2.245
    Không có chuyện đó đâu bác ạ, TQ giá trị cốt lõi là gì mà đòi lên chức đại ca?9
  10. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1.376
    "giờ mẽo chỉ có tiểu thế là lĩnh vực công nghệ cao để kìm béo chứ còn cái gì nữa đâu" --> công nghệ cao mà là tiểu thế ? Thời đại 4.0 rồi mà bác còn nói vậy ? Mĩ hơn TQ rất nhiều mặt, từ kinh tế, công nghệ cao, quân sự, ....Mĩ là nơi hội tụ của những tinh anh thế giới, bao nhiêu giải Nobel thuộc về người Mĩ. Nội các của Trump là nội các tỉ đô, toàn những giáo sư, chuyên gia, nhân tài thực sự. Còn nội các của Tập có rất nhiều tụi COCC, tụi tham nhũng, tụi nịnh hót, đấu lại sao nổi !

    Nói về lịch sử Tàu, nó bành trướng được chẳng qua là nhờ cung tên, giáo mác của các dân tộc thiểu số, mấy khi nhờ được người Hán đâu ! Sau thời Tam Quốc là thời Ngũ hồ loạn Hoa. Loạn bát vương khiến cho hoàng tộc nhà Tây Tấn chém giết nhau như quân thù, để cho 5 rợ Hồ vào hốt trọn miền Bắc Trung Nguyên. Được 300 thời Tùy Đường, sau đó lại loạn, đến thời Ngũ Đại Thập quốc. Cũng nhờ nhà Đường suy yếu mà nước Đại Việt mới có cơ hội tách ra và tự chủ đến ngày nay

    Nick của tôi lấy tên Thiết Mộc Chân, là người anh hùng Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn. Ko có Thiết Mộc Chân và con cháu của ổng thì ko hiểu mấy nước Tống, Liêu, Kim, Tây Hạ, Nam Chiếu, Đại Lí đến bao giờ mới được thống nhất ? Hài hước là rất nhiều người TQ nhận vơ Thành Cát Tư Hãn cũng là người TQ !

    Sau thời bị Mông Cổ đô hộ, người Hán lại tiếp tục bị tụi người Mãn Thanh đô hộ. Lần này ko chỉ mất nước mà còn phải cạo đầu giốc tóc như người Mãn, nỗi nhục muôn đời của người Hán !

    Đột Quyết, Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ, ... là những bộ tộc giỏi võ bị, nhưng văn hóa thấp. Vì vậy tuy thắng được người Hán về quân sự nhưng lại thua về văn hóa, nên cuối cùng bị người Hán đồng hóa. Nhưng đến thế kỷ 19, người TQ đã gặp đối thủ cứng : phương Tây. Phương Tây hơn hẳn TQ về quân sự, nhưng lại chẳng hề thua về văn hóa, vì vậy thế kỷ 19 là thế kỷ ô nhục của người Trung Hoa, bị phương Tây xâu xé

    Nếu như trước kia, Anh gây chiến tranh Nha phiến với nhà Thanh là để xâm chiếm thuộc địa, thì nay Mĩ tiến hành chiến tranh lạnh với TQ là để đưa TQ vào khuôn khổ. Nếu TQ ko chịu thay đổi thì thế kỷ ô nhục sẽ quay trở lại ! Thế giới văn minh ko thể chấp nhận chuyện lươn lẹo, xảo trá, quỷ quyệt, dùng bá quyền để chèn ép các nước nhỏ

    1000 năm trước, Vương An Thạch thi hành Tân pháp, vực dậy kinh tế nhà Tống. Vào thời điểm mà chỉ cần 10 năm nữa là có thể hóa rồng, thì Vương An Thạch lại có 1 chủ trương hết sức sai lầm là rèn luyện binh mã để đánh Đại Việt. Việc chuẩn bị này được vài năm thì Đại Việt biết được. Lúc đó thái hậu Ỷ Lan cùng các triều thần bàn rằng : "Đợi họ đến đánh ta chẳng bằng ta chủ động đánh trước". Thế là Lý Thường Kiệt, Tông Đản chủ động đem quân đi đánh Tống, tiêu diệt các đội quân mới huấn luyện của chúng, phá hủy kho lương, đường sá, cầu cống của chúng. Việc này đã làm cho nhà Tống thiệt hại rất nặng nề. Các viên tướng chống Liêu phía Bắc là Quách Quỳ, Triệu Tiết phải bị điều xuống phía Nam để trả thù Đại Việt. Và sau đó lại bị tổn thất tiếp như mọi người đã biết. Sau vụ này Vương An Thạch bị bãi chức, Tân pháp bị bãi bỏ, việc canh tân của nhà Tống trở thành dang dở

    1000 năm sau, tình thế cũng tương tự ! Khi hàng hóa TQ tràn ngập khắp nơi trên thế giới, khi vòi bạch tuộc của chính phủ TQ vươn ra khắp nơi, khi chiến lược "Một vành đai, một con đường" trở nên thách thức, thì những con người cần thiết đã xuất hiện. Đó là giáo sư kinh tế học Peter Navarro, người viết ra cuốn sách "Death by China" thức tỉnh giới tinh hoa Mĩ trong nhiều năm, giờ là Chu tich Hội đồng Thương mại Nhà Trắng. Đó là Donald Trump và nội các tỉ đô của ông. TQ sẽ bị cô lập với thế giới nếu ko chịu tự thay đổi mình. Thị trường 1.2 tỉ dân mà ko có nổi 1 chuỗi cung ứng hoàn chỉnh thì sẽ trở thành họa nhân mãn đầy nguy hiểm !
    Lần cập nhật cuối: 01/06/2019
    hoalongtrang thích bài này.

Chia sẻ trang này