1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tâm Lý Học Giáo Dục: Tản mạn cùng Bạn suy ngẫm !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 16/11/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    Học sinh lớp 1: Nhọc Nhằn và những nỗi khổ thời “cải cách giáo dục”
    Học thêm, thi cử, thiếu sách giáo khoa, hoang mang giữa hai cách phát âm, phải học nhiều nội dung vô nghĩa … là những gì các em học sinh lớp 1 đang trải qua trong thời đại “cải cách giáo dục.”

    [​IMG]
    Bộ sách Tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục
    Nhọc nhằn học thêm trước tuổi

    Em Đ.N.M (6 tuổi), con chị N.T.Q.A (Tây Hồ, Hà Nội) dù chưa từng một ngày đi học chính thức, nhưng đã nếm trải “cú trượt đầu đời” khi bị đánh trượt trong kỳ thi vào lớp 1 của một trường tư có tiếng ở Hà Nội.

    Đây là điều đã không còn lạ với nhiều vị phụ huynh có con chuẩn bị đi học. Những kỳ kiểm tra đầu vào lớp 1 tại một số trường tư thục với tỷ lệ cạnh tranh như thi đại học đã diễn ra trong nhiều năm nay. Không ít phụ huynh đã bắt đầu tìm thầy cô giáo để dạy thêm cho con em mình từ khi các em mới 4, 5 tuổi – được gọi là các lớp “tiền tiểu học” – với mức phí không hề rẻ.

    Sự chuẩn bị kỹ càng này đã khiến nhiều em “đọc thông viết thạo” trước khi vào lớp 1. Không chỉ có vậy, các em còn có thể làm trôi chảy nhiều phép toán phức tạp, nói tiếng Anh lưu loát, thể hiện khả năng hùng biện trước đám đông, đàn hay vẽ giỏi v.v, khiến áp lực càng gia tăng với gia đình những phụ huynh có con em không được “ưu tú” và “chuyên nghiệp” như thế nhưng có kỳ vọng con mình cũng được hưởng môi trường giáo dục tốt tại trường tư.

    Không chỉ ở khu vực tư thục, tâm lý muốn con học trước để không bị bỡ ngỡ cũng rất phổ biến với phần đông phụ huynh ở trường công.

    Lý giải về xu thế trên, nhiều người cho rằng hiện nay khối lượng kiến thức của lớp 1 khá nhiều, đòi hỏi học sinh thích ứng nhanh, tiếp thu nhanh, nếu không học trước thì sợ không theo kịp bạn bè, hình thành tâm lý tự ti, chán nản. Do đó, học thêm trước tuổi đã và đang trở thành xu thế chủ đạo của nhiều gia đình có con nhỏ chuẩn bị vào lớp 1.

    Lẽ ra là lứa tuổi cần được vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, học các kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất là học về đạo đức để phát triển một nhân cách tốt đẹp, thì nhiều em học sinh đã phải cấp tập đi “ôn thi” ở những lò luyện và bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Sự ganh đua và tranh chấp diễn ra từ thuở “còn bơ vơ” sẽ không chỉ “cướp” mất một phần tuổi thơ của các em mà còn dễ khiến các em hình thành nên tâm lý đố kỵ, hiếu thắng, trọng điểm số và thành tích.

    (còn Tiếp)
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Hoang mang với muôn kiểu “thí điểm”, “cải cách”

    Gần đây khi dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về cách đánh vần trong tài liệu “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”, Bộ GD-ĐT cho biết đây là chương trình đã được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định quốc gia, là một cách tiếp cận mới về phương pháp dạy đánh vần, và đã được thí điểm ở gần 50 tỉnh thành, với hơn 800.000 học sinh theo học.
    Hiện tại, chương trình phổ thông có 2 bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, một bộ là “Tiếng Việt lớp 1” (gọi là bộ sách hiện hành), còn một bộ là “Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục” gồm 3 tập, của GS Hồ Ngọc Đại, do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.
    [​IMG]
    Cách phát âm khác giữa 2 chương trình
    Được biết, hiện Bộ GD-ĐT cũng đang tiến hành cải cách sách giáo khoa cho toàn bộ các cấp học, và bộ sách giáo khoa mới sẽ được áp dụng đưa vào học đại trà năm 2019.

    Như vậy, không chỉ học sinh lớp 1, mà học sinh cấp học phổ thông nói chung thường xuyên bị đưa ra “làm chuột bạch” trong công cuộc cải cách không ngừng nghỉ từ sách giáo khoa đến thi cử. Điều này đã gây lãng phí rất lớn cho ngân sách, nguồn lực, cũng như chi phí giáo dục cho mỗi học sinh.
    Hiện tại, cải cách giáo dục Việt Nam đang chỉ dừng chân ở cải cách sách giáo khoa và thi cử, trong khi hiệu quả của việc cải cách này khó có thể đo lường và cũng không có ai phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Việt Nam thiếu hẳn một chương trình cải cách tổng thể về triết lý giáo dục lẫn cơ chế thực hiện. Khi các chính sách được định hướng và can thiệp từ một nền chính trị “tập quyền” như hiện nay, việc loay hoay cải sửa tới lui sách giáo khoa, thi cử, chỉ là quơ quào trên phần nổi mà không động chạm được vào thực chất của vấn đề.

    Trong khi phương pháp đánh vần cũ vẫn thực hiện được vai trò của nó như bao thế hệ người Việt đã từng học tập, việc sa vào tiểu tiết tranh luận đánh vần theo chương trình nào, bỏ kỳ thi này hay kỳ thi kia, giống như một bức màn che cho những yếu kém khác to lớn hơn được mặc sức thực thi.
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)

    … đến những nội dung giảng dạy thiếu tính giáo dục

    Nhìn vào sách “Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”, có thể thấy không thiếu những bài đọc, những câu chuyện vô nghĩa và thiếu tính giáo dục.

    Ví dụ, câu chuyện kể về “Mụ phù thuỷ” có nội dung như sau:

    “Có kẻ doạ Huy : mụ phù thuỷ dữ như quỷ sứ, cứ đi qua ngõ nhà Huy đó !

    Huy cho chú chó ra dò thử. Chú chó nhỏ mà chả sợ gì. Chú ra quỳ ở ngõ chờ… Khi mụ phù thuỷ đi qua, chú chỉ gừ gừ mà mụ ta đã ngã quỵ, vì quá sợ.”

    [​IMG]
    Bài “Mụ phù thuỷ” trong sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
    Chưa bàn đến cách dùng dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm chưa đúng, mà chỉ xét về mặt ngữ nghĩa đã thấy câu từ được sử dụng không theo quy chuẩn văn viết, lối dùng từ tuỳ tiện (“dữ như quỷ sứ”, “chả sợ gì”, chó “quỳ”?), chủ đề vô nghĩa, thiếu nhân văn.

    Còn ở bài đọc với tựa đề “Vẽ gì khó”:

    “Hoạ sĩ Hoành vẽ ở đâu, các bạn nhỏ vây quanh ở đấy.

    – Bác à, vẽ gì khó ạ?

    – Vẽ chó, vẽ trâu khó

    – Vẽ gì dễ ạ?

    – Vẽ ma quỷ

    – Sao lại thế ạ?

    – Chó, trâu, quanh năm ngày tháng ai chẳng thấy, vẽ sai bị chê ngay. Ma quỷ đã ai thấy bao giờ, thích thế nào thì vẽ thế ấy, ai dám hoạnh hoẹ.”

    Dù chỉ là bài dạy tập đọc cho các bé, nhưng nội dung ít nhất cần có tính giáo dục, ý nghĩa; còn với nội dung như trên thì sẽ giáo dục được gì cho các em ngoài lối nói cộc lốc, trống không cùng thói bao biện như “hoạ sĩ Hoành”?
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & Kết)
    Đó là chưa kể đến hàng loạt những câu ngắn 4 chữ được viết ở cuối trang để minh hoạ cho phần đánh vần, nhưng được đặt một cách tuỳ tiện, ví như “Đổ vỡ toé loe”, “Dĩ ân báo oán”, “San sát như bát”, “Lớ quớ bị ngã” v.v.

    Trong sách, còn có rất nhiều từ mang tính địa phương được sử dụng, ví như “quả quéo” (quả xoài), “khuơ mũ” (huơ mũ), “chú ỉ” (con lợn), “gà qué” (con gà), “con ngoé” (con ếch)… cùng những cụm từ láy ít dùng như “chằn chặn”, “răn rắn”, “thườn thượt”, “mườn mượt”, “câng cấc”, “xấc lấc”, “tâng hẩng”, “quằm quặm”, “khuýp khuỳm khuỵp”…
    [​IMG]
    Liệu trẻ con lớp 1 sẽ hiểu những gì được viết trong này?
    Cải cách giáo dục cần nhìn thẳng vào sự thật và đi vào thực chất
    Có vị phụ huynh sau khi xem chương trình học và thời khoá biểu dày đặc của cậu con mới chập chững bước vào lớp 1 của mình đã thốt lên: học sinh thời nay quá khổ. Tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và cần được vui chơi của các em dần bị những áp lực của người lớn, những buổi học thêm, những nội dung hàn lâm, và cả những toan tính lợi ích của người lớn lấp đầy.

    Cái “được” lớn nhất của cuộc “cải cách giáo dục” này, có lẽ là việc lập ra các đề án cải cách và bán sách giáo khoa. Hàng trăm tỷ đã được chi để làm những công cuộc cải cách nhưng vẫn loanh quanh bế tắc. Sách giáo khoa được sửa đổi liên tục qua nhiều năm, sách của năm trước không dùng được cho năm sau, gây ra sự lãng phí khổng lồ cho xã hội, nhưng lại làm đầy cho túi tiền của những NXB được chỉ định độc quyền in ấn.

    Điều cần thiết của việc cải cách này, đó là nhìn thẳng vào sự thật và dám vượt qua các rào cản để thay đổi.
    Dũng khí ấy và khả năng ấy chỉ có thể được tạo nên nếu nó thật sự xuất phát từ cái tâm muốn xây dựng một nền giáo dục nhân văn, sạch sẽ và trung thực của những người đứng đầu ngành.

    TG: Lê Xuân
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    ~PHẢN BIỆN Bàn về TƯ TƯỞNG & Triết Lý GIÁO DỤC CỦA HỒ NGỌC ĐẠI

    Tranh luận về Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục đã lắng xuống vì nó đơn thuần chỉ là một phương pháp có tính kĩ thuật.
    Nhưng tư tưởng giáo dục hay triết lí giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thì phải xem xét cẩn trọng vì nó là lí luận. Mà lí luận chỉ đường cho thực tiễn.
    GS Hồ Ngọc Đại cho rằng vấn đề căn bản nhất để xây dựng nền giáo dục mới là phải xây dựng nền giáo dục trên một cơ sở lí thuyết không thể bắt bẻ được và một nền tảng cơ sở vật chất không thể hơn được.

    Về nền tảng cơ sở vật chất thì có thể khẳng định ngay là Việt Nam còn rất kém.
    Có thể hơn một số nước châu Phi nhưng kém rất xa các nước phát triển hay đang phát triển. Có mấy bằng chứng rất rõ:

    - Phải đi vay và vay không ít, hàng tỉ đô la, để giải quyết vấn đề giáo dục.

    - Còn phải nhập khẩu mô hình của Cô-lôm-bi-a như Mô hình trường học mới (VNEN).
    Vụ này do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (đã về hưu) thực hiện.
    Và Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại thực chất là lí luận của các vị thầy thời Xô Viết mà GS Hồ Ngọc Đại được học và mang về ứng dụng.

    - Còn thiếu trường lớp, thiếu giáo viên trầm trọng. Có nơi sĩ số các lớp tiểu học là trên 50 hs/lớp. Ở vùng sâu vùng xa, miền núi thì thiếu tất cả.

    - Nhà nước do còn nghèo nên chưa thể miễn phí cho bậc Tiểu học về học phí và tài liệu học tập – SGK – dẫn đến nạn thu phí tràn lan ở các trường học.
    Nạn độc quyền và lợi ích nhóm về SGK. Vừa rồi Bộ GD-ĐT có dự án xin miễn phí bậc Trung học cơ sở. Đang là một hi vọng.

    - Cơ sở căn bản nhất của mọi cơ sở là con người làm giáo dục. Đây là vấn nạn chung cho toàn bộ, từ giáo dục Mầm non đến trên Đại học. Tình hình là có thể phải ngậm ngùi quên đi câu nói của nhà sư phạm Xô Viết nổi tiếng Makarenko: “Tương lai của con em chúng ta nằm trong trái tim bằng vàng của các thầy, cô giáo” (Bài ca sư phạm). Cũng khó tránh trong cơ chế thị trường – lợi nhuận khi trái tim bằng vàng có thể mua được bằng vàng.
    Giáo dục từ khởi thủy, ít ra là từ Khổng Tử, cách nay hơn 2.500 năm, là việc dạy người: Hối nhân bất quyện (Dạy người không biết mệt). Đó là việc nhân nghĩa, đạo đức, Khổng Tử xem thầy học còn trọng hơn cha đẻ: Quân – Sư – Phụ. Và người Việt có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Đây là đề tài lớn, chỉ sơ qua như thế.

    Trong thực tế, các thầy, cô giáo có trái tim bằng vàng vẫn còn nhiều. Thầy và trò say sưa cố gắng học tập – Học nhi bất yếm (Học không biết chán) – vẫn còn rất nhiều qua chương trình Lên đỉnh Olimpia hay các Huy chương Vàng – Bạc – Đồng ở các kì thi quốc tế mà học sinh Việt Nam giành được.
    Nhưng tình hình đó không chiếm thế áp đảo nên mới có tình trạng giáo dục như hiện nay.
    (còn Tiếp)
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Như vậy, về cơ sở vật chất của nền giáo dục mới do GS Hồ Ngọc Đại chủ trương chỉ là 1 ảo tưởng duy ý chí.
    Tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức cho các hoạt động học tập của học sinh “muốn học cái gì thì trước hết phải làm bằng tay, học sinh muốn học thì phải tự làm bằng tay.
    Mối liên hệ giữa hiện tượng phải do các em tự phát hiện chứ K0 phải qua nghe giảng”. Như thế là dạy học ở giai đoạn tư duy chỉ vạch, tư duy cụ thể, hiện tượng. Có thể áp dụng ở cấp đầu tiểu học, các lớp mầm non, lớp 1, và nó có giới hạn. Cách dạy học này có từ xa xưa, ở nền giáo dục quí tộc cả Tây lẫn Đông, mà cơ cấu lớp học kiểu này là 1 thầy 1 trò hoặc vài ba trò.
    (*) Xem các tiểu thuyết phương Tây thấy trong các gia đình quí tộc, việc nuôi dạy trẻ thơ giao cho các nhũ mẫu, gia sư, để các quí bà còn phải giữ eo, trau chuốt bộ ngực bộ đùi và tiếp khách.
    (*) Ở phương Đông có câu tầm sư học đạo. Các thầy đồ xưa đi dạy tư cho các gia đình giầu có, quan lại (Tôn Quang Phiệt 1900-1973. NXB Văn học. H.2015). Cũng có những sư phụ nổi tiếng có đông học trò như Chu An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Siêu, Vũ Tông Phan, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu… Nhưng đó là thời đại của giáo dục tư thục.
    Còn giáo dục hiện đại, khi 100% trẻ em đến trường như ở Việt Nam thì số học sinh tiểu học là hàng triệu trong khi giáo viên chỉ đến hàng vạn. Với sĩ số 1 giáo viên/50 học sinh thì tổ chức cho mỗi cá nhân (học sinh) được là chính mình là 1 thực tế bất khả thi cho dù mỗi giáo viên có đến hai, ba trái tim bằng vàng với tâm huyết siêu chuẩn (lượng máu khoảng 5 lít/cơ thể giáo viên).

    Nếu K0 chuyển được tư duy chỉ vạch, cụ thể sang tư duy trừu tượng thì K0 thể nắm được khối kiến thức vô cùng lớn của nhân loại cho đến hôm nay và nó đang tăng lên có thể nói là vô tận. Học bằng tay chỉ là với học sinh lớp 1, chỉ là chuyện Ai ơi cơm nếp thịt gà/Ăn hai thứ ấy phải là bằng tay…

    Theo GS Hồ Ngọc Đại, là phải xây dựng được 1 lí thuyết K0 thể bắt bẻ được. Giáo sư diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và quá trừu tượng: Thế nào là 1 lí thuyết K0 thể bắt bẻ được.
    Theo phong cách khoa học, chúng tôi hiểu là 1 lí thuyết đúng đắn, phản ánh đúng bản chất của đối tượng. Còn có sự bắt bẻ (phê phán, phê bình, góp ý, trao đổi…) là sự phải có trong học thuật.
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Như vậy, về cơ sở vật chất của nền giáo dục mới do GS Hồ Ngọc Đại chủ trương chỉ là 1 ảo tưởng duy ý chí. Tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức cho các hoạt động học tập của học sinh "muốn học cái gì thì trước hết phải làm bằng tay, học sinh muốn học thì phải tự làm bằng tay. Mối liên hệ giữa hiện tượng phải do các em tự phát hiện chứ K0 phải qua nghe giảng".
    Như thế là dạy học ở giai đoạn tư duy chỉ vạch, tư duy cụ thể, hiện tượng. Có thể áp dụng ở cấp đầu tiểu học, các lớp mầm non, lớp 1, và nó có giới hạn. Cách dạy học này có từ xa xưa, ở nền giáo dục quí tộc cả Tây lẫn Đông, mà cơ cấu lớp học kiểu này là 1 thầy 1 trò hoặc vài ba trò. Xem các tiểu thuyết phương Tây thấy trong các gia đình quí tộc, việc nuôi dạy trẻ thơ giao cho các nhũ mẫu, gia sư, để các quí bà còn phải giữ eo, trau chuốt bộ ngực bộ đùi và tiếp khách. Ở phương Đông có câu tầm sư học đạo. Các thầy đồ xưa đi dạy tư cho các gia đình giầu có, quan lại (Tôn Quang Phiệt 1900-1973. NXB Văn học. H.2015). Cũng có những sư phụ nổi tiếng có đông học trò như Chu An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Siêu, Vũ Tông Phan, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu… Nhưng đó là thời đại của giáo dục tư thục. Còn giáo dục hiện đại, khi 100% trẻ em đến trường như ở Việt Nam thì số học sinh tiểu học là hàng triệu trong khi giáo viên chỉ đến hàng vạn. Với sĩ số 1 giáo viên/50 học sinh thì tổ chức cho mỗi cá nhân (học sinh) được là chính mình là 1 thực tế bất khả thi cho dù mỗi giáo viên có đến hai, ba trái tim bằng vàng với tâm huyết siêu chuẩn (lượng máu khoảng 5 lít/cơ thể giáo viên).

    Nếu K0 chuyển được tư duy chỉ vạch, cụ thể sang tư duy trừu tượng thì K0 thể nắm được khối kiến thức vô cùng lớn của nhân loại cho đến hôm nay và nó đang tăng lên có thể nói là vô tận. Học bằng tay chỉ là với học sinh lớp 1, chỉ là chuyện Ai ơi cơm nếp thịt gà/Ăn hai thứ ấy phải là bằng tay…

    Theo GS Hồ Ngọc Đại, là phải xây dựng được 1 lí thuyết K0 thể bắt bẻ được. Giáo sư diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và quá trừu tượng: Thế nào là 1 lí thuyết K0 thể bắt bẻ được.
    Theo phong cách khoa học, chúng tôi hiểu là 1 lí thuyết đúng đắn, phản ánh đúng bản chất của đối tượng. Còn có sự bắt bẻ (phê phán, phê bình, góp ý, trao đổi…) là sự phải có trong học thuật. Nếu GS Hồ Ngọc Đại ưng 1 thứ lí thuyết khép kín, 1 thành tựu (giáo dục) vĩnh viễn… thì đó là thứ lí thuyết của các bác gấu ngủ đông tự ăn bàn tay mình là thủ dâm lí thuyết thì đó là siêu học thuật ta K0 nên bàn đến.
    Song, lí thuyết K0 thể bắt bẻ được GS cụ thể ra như sau:

    1) Đây là thời đại của mỗi cá nhân và giáo dục cũng phải đáp ứng được điều đó.
    2) Sứ mệnh của giáo dục là tạo ra cái mới cho trẻ em.
    3) Khi có thế hệ trẻ em mới, lịch sử cần 1 nền giáo dục hoàn toàn mới.
    4) Nền giáo dục hiện đại của tôi sẽ K0 theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, rất riêng biệt, K0 chịu áp lực của người đời.
    5) Cha mẹ đừng can thiệp vào việc học của con… để chính nó tự xác lập cuộc đời…
    6) Chúng nó tự xác lập cuộc đời chúng, K0 lấy cha mẹ làm gương, v.v… và v.v…
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Quả thật lí thuyết của GS Hồ Ngọc Đại là cần phải bắt bẻ và K0 khó gì để bắt bẻ.

    Về thời đại: Quan niệm của GS là quá lạc hậu và rất sai. Sai đến mức nguy hại tận gốc.
    Con người – con người cá nhân tha hóa – con người cá nhân hài hòa là 1 đề tài rất rộng lớn. Chỉ nêu vài tư liệu để cùng suy ngẫm:

    - Trước 1945, Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam viết đại ý càng đi vào con người cá nhân càng cô đơn giá lạnh.
    - Xuân Diệu có câu: Ta là 1 là riêng là tất cả.
    - Khí phách như Nguyễn Bính thì Giày cỏ gươm cùn ta đi đây…
    Ta đi nhưng biết về đâu chứ/Đã dấy phong yên khắp bốn trời…

    Lịch sử nhân loại cho đến nay có thể nói ở 1 khía cạnh, là lịch sử của con người cá nhân tha hóa và cuộc đấu tranh để vươn tới con người cá nhân hài hòa.
    Con người cá nhân tha hóa là 1 khái niệm triết học, dài chuyện lắm, nhưng dễ thấy, hôm nay, quanh ta:

    - Các vụ đại án nghìn tỉ.
    - Lừa đảo, cá độ, bài bạc… cũng trăm tỉ nghìn tỉ.
    - Đại gia Đà Nẵng mua 1 bông lan 6,7 tỉ. 1 giò lan 17 tỉ.
    - Biệt phủ của các đại gia.
    - Đôi dép lê của hoa hậu Mai Phương Thúy giá 24 triệu đồng, chiếc áo len dài tay 340 triệu đồng, bộ váy áo 200 triệu. 1 buổi mua sắm hết cả tỉ đồng.
    - Người đẹp nhận lời đi ăn với các đại gia mỗi buổi hàng chục nghìn đô.
    - Nạn loạn luân, vô đạo đến khủng khiếp: cha mẹ, anh em, bà cháu giết nhau…
    Xâm hại ti`nh dục với các bé gái dưới 10 tuổi, cưỡng hiếp cả bà già 78 tuổi.
    Cha hiếp con, thầy hiếp trò…
    - Tội phạm trong mọi lĩnh vực…
    Lần cập nhật cuối: 12/07/2019
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Con người cá nhân tha hóa (theo cơ chế thị trường, lợi nhuận) là thủ phạm đã và đang đưa nhân loại đến diệt vong.
    Theo Stephan Heikin thì Trái Đất chỉ chịu đựng được 200 năm nữa.
    Theo Kolodko thì khai thác và sản xuất như hiện nay phải cần đến hai Trái Đất (Thế giới đi về đâu. NXB Thế giới. H.2015).
    Theo Michel Beau thì vẫn là cạnh tranh và chiến tranh (Lịch sử chủ nghĩa tư bản 1500-2000. NXB Thế giới. H.2015).

    Trong phạm vi quốc gia, đất nước, con người cá nhân cực đoan tha hóa đang tàn phá đất nước, tàn phá gia đình và chính bản thân con người đó, tàn phá di sản quí báu mà dân tộc đã tạo nên: Thương người như thể thương thân; Môi hở răng lạnh; Chị ngã em nâng; 1 cây làm chẳng nên non; Ăn trông nồi ngồi trông hướng; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…

    Tư tưởng về thời đại và con người của GS Hồ Ngọc Đại đi ngược lại tư tưởng Hồ Chí Minh: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
    Cũng đi ngược lại nhạc phụ của ông – Cố Tổng Bí thư ********************** Lê Duẩn:
    Mỗi đảng viên phải tự kết nạp lại mình hàng ngày – Ý nói luôn luôn phải ghi nhớ lý tưởng và lời thề khi gia nhập Đảng.

    1 lí thuyết giáo dục đi ngược lại những nguyên lí khoa học xã hội cơ bản nhất, đi ngược lại tư tưởng nhân văn của Danh nhân văn hóa – Lãnh tụ dân tộc, đi ngược lại Lãnh tụ cách mạng cũng là cha đẻ của vợ mình, đi ngược lại nhu cầu xây dựng con người của đất nước và dân tộc trong hiện tại là vấn đề như chúng tôi đã nói: cần phải xem xét 1 cách nghiêm cẩn.

    GS Hồ Ngọc Đại có thể nói Công nghệ giáo dục của ông đã được ứng dụng ở 49 tỉnh thành với 800.000 học sinh theo học… Có như thế. Nhưng nếu K0 có công văn hướng dẫn của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, K0 có sự "lách luật" để đưa vào chương trình của Bộ GD-ĐT với văn bản của nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thì chắc chắn K0 thể có Trung tâm Công nghệ giáo dục của Bộ GD-ĐT do GS Hồ Ngọc Đại, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nguyên Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Ngô Trần Ái cắt băng khánh thành. 800.000 học sinh theo học là do thầy cô, do nhà trường, do Thứ trưởng, Bộ trưởng chọn chứ các em biết gì mà lựa chọn. Cha mẹ học sinh thì cũng chỉ có 1 số rất ít biết lựa chọn. Và tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh K0 chọn!

    Xin đừng lầm chương trình Tiếng Việt 1 với cuộc cách mạng giáo dục, với cả nền giáo dục. Nhà toán học Ngô Bảo Châu là học sinh lớp 1 khóa I của thầy Hồ Ngọc Đại. Nhưng cả Viện Toán học Việt Nam, Hội Toán học Việt Nam, giới Toán học Việt Nam có cùng là Công nghệ giáo dục đó K0. Nếu khiêm tốn, Thực nghiệm giáo dục, Công nghệ giáo dục, Tiếng Việt 1 – CNGD cũng chỉ là 1 trong nhiều phương pháp, K0 phải là vĩnh viễn duy nhất, tất cả!

    Nhà thơ Lưu Trùng Dương có mấy câu:

    Giữ hòa bình anh hiến máu trẻ trung
    Ghì đất nước trong vòng tay K0 mỏi.
    (Đáng sống bao nhiêu 1 ngày vì cách mạng)

    Gọi là minh họa chính trị, khẩu hiệu, tuyên truyền, mĩ học đồng phục hay gì gì đi nữa cũng được. Nhưng cần những con người như thế, nên giáo dục cho con người theo hướng đó.
    Vì con người cá nhân chỉ biết ghì chặt cổ phần, cổ phiếu, thần tượng, siêu sao… mà K0 cần biết đến cộng đồng, đồng bào, đồng bọc.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    1.997
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)

    1 số thắc mắc mong được Giáo sư giải đáp:

    1) Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh), ở lớp 1 thì cũng mới bắt đầu quá trình "học ăn học nói học gói học mở".
    Vậy chúng có gì để phát triển như chính nó, trở thành chính nó, xứng đáng với nó?
    Chúng tôi nghĩ cá tính, tính cách bẩm sinh rất khác với sự hình thành tính cách, sự đổi thay của cá tính. Và để cho trẻ tự phát triển, như tính cách riêng biệt của nó, K0 giống bất kì ai, K0 chịu áp lực của người đời thì bất tất phải có giáo dục,
    phải "bách niên chi kế mạc nhược chủng nhân" (Kế trăm năm K0 gì bằng trồng người – Quản Trọng, trước Khổng Tử 200 năm).
    Con người sinh học, bẩm sinh K0 trùng lặp vân tay và ADN. Nhưng con người xã hội thì sao? Giữa cái riêng (cá tính) và cái chung (ý thức xã hội) phải như thế nào?

    2) Tỉ lệ sinh ở Việt Nam hiện nay được khống chế dưới 2%/năm. Vậy cứ 5 hay 10 năm là có 1 thế hệ trẻ em mới.
    Vậy phải có Nx Hồ Ngọc Đại mới đáp ứng được. Có hiện thực và khả thi K0?

    3) Trẻ em thế kỷ XXI có những thứ mà bố mẹ chúng K0 hề có và K0 thể hiểu được. Vậy chỉ có Công nghệ Hồ Ngọc Đại mới hiểu được chúng còn bố mẹ chúng chỉ biết nuôi ăn, mua sắm, đóng các loại phí học đường cho chúng thôi ư?

    4) Trong tất cả các phát minh của nhân loại, tôi (Hồ Ngọc Đại) đánh giá cao nhất là xe đạp.
    Hàng triệu năm đi bộ đến cuối TK XIX mới có xe đạp… Nó như 1 bàn đạp để thay đổi, xe máy, ô tô, máy bay được sinh ra sau đó.

    5) Cuộc cách mạng giáo dục này (Công nghệ giáo dục) tạo ra 1 cuộc cách mạng mới cả về vật chất lẫn tinh thần.
    Ví dụ cuộc cách mạng 1.0 sức mạnh là hơi nước, cuộc cách mạng 2.0 là hơi nổ, 3.0 là máy tính đến cuộc cách mạng 4.0 hiện nay là "máy nghĩ" (hay còn gọi là "trí tuệ nhân tạo").

Chia sẻ trang này