1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tại sao CNXH (Mác) không thành công tại Tây Phương & ảnh hưởng lớn tại Đông Phương ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hoailong, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Liên quân các nước can thiệp Trung Quốc:

    LIÊN QUÂN TÁM NƯỚC, BAO GỒM: MỸ, ANH, PHÁP, ĐỨC, NHẬT, Ý, ÁO-HUNG VÀ NGA, cùng đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn vào năm 1900
    [​IMG]
    2. Anh

    [​IMG]

    Lâm Tắc Từ - tướng nhà Thanh giám sát việc thiêu hủy thuốc phiện

    Người Trung Quốc xem Anh là “tên đế quốc háu ăn”, hay kẻ xâm lược đến sớm và hùng mạnh nhất. Anh bắt đầu sự thống trị ở Trung Quốc bằng việc bán thuốc phiện cho người Trung Quốc.

    Lâm Tắc Từ - tướng nhà Thanh thi hành lệnh cấm hút thuốc phiện một cách kiên quyết triệt để, ông cho thiêu hủy thuốc phiện và cấm buôn bán thuốc phiện, vì thế Anh ngang nhiên gây chiến với Trung Quốc và giành phần thắng.
    Trung Quốc phải cắt Hồng Kông cho Anh làm thuộc địa (mãi đến năm 1997 mới được trả lại), phải nhượng lại rất nhiều thành phố cảng cho Anh kiểm soát.

    3. Pháp
    Phần lớn miền Nam Trung Quốc do người Pháp cầm quyền, gồm: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và đảo Hải Nam. Pháp liên kết với Anh đánh Trung Quốc trong suốt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần 2 (1856 - 1860),
    2 nước này đã phá hủy Viên Minh Viên của Bắc Kinh, mang rất nhiều đồ tạo tác và của báu đi khỏi đây.

    4. Nga

    [​IMG]

    Nga kiểm soát phần lớn phía bắc Trung Quốc, bao gồm các vùng Mông Cổ ngày nay, Nội Mông, đông bắc Trung Quốc, và còn cố “duỗi chân” đến tận Tân Cương.
    Một số thành phố ở phía đông bắc như: Cáp Nhĩ Tân (Harbin) và Đại Liên chịu ảnh hưởng rất lớn của người Nga như: kiến trúc kiểu Nga, việc làm ăn buôn bán, đồ ăn.

    Khi Bolsheviks lật đổ Nga hoàng và thành lập liên bang Xô Viết, mới đầu họ hứa trao trả cho Trung Quốc thứ đã chiếm hữu, nhưng rốt cuộc đã không làm như vậy.

    Nga và Trung Quốc giữ mối quan hệ gần gũi và ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, họ là đồng minh hợp tác cả về kinh tế và quân sự.

    5. Bồ Đào Nha

    [​IMG]

    Ma Cao khi là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Ảnh Wiki

    Từ năm 1557 - 1999, Bồ Đào Nha thống trị một vùng đất rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng của Trung Quốc, đó chính là bán đảo Ma Cao. Ma cao là trạm thông thương buôn bán trong một chuỗi các thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát của Bồ Đào Nha, nó là thuộc địa đầu tiên và cũng là thuộc địa cuối cùng của một nước châu Âu ở Trung Quốc.

    Mới đầu, Ma Cao chỉ là một cảng mậu dịch cho Bồ Đào Nha thuê, năm 1887, nó mới trở thành thuộc địa của đế quốc này. Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999, và Ma Cao có quyền tự trị ít nhất là đến năm 2049.

    6. Mỹ
    Khi Mỹ không có thuộc địa hoặc vùng ảnh hưởng ở Trung Quốc, vào năm 1899, ngoại trưởng Mỹ - John Hay tung ra Chính sách mở cửa, tuyên bố:
    Trung Quốc sẽ được mở cửa giao thương với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, nhằm ngăn chặn việc một nước nào đó đòi chi phối tất cả hoặc gây khó dễ cho nước khác qua các cảng thông thương.

    Mỹ cũng đưa quân đến cùng các nướchợp thành LIÊN QUÂN TÁM NƯỚC, BAO GỒM: MỸ, ANH, PHÁP, ĐỨC, NHẬT, Ý, ÁO-HUNG VÀ NGA, cùng đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
    . Đức
    Đức kiếm được chỗ đứng của mình ở Trung Quốc khá muộn, và chỉ được kiểm soát một phần đất nhỏ, nhưng lại để lại dấu ấn sâu sắc và riêng biệt ở đây trong suốt thời gian xâm lược ngắn ngủi của mình.

    Năm 1897, hai linh mục Công giáo người Đức bị người Trung Quốc giết chết, sau bao nhiêu năm ròng tìm đất đậu trên người “con rồng béo tốt này”, Đức đã kiếm được cái cớ để xâm lược Trung Quốc.

    [​IMG]

    Khi ấy, Đức được thuê tô giới vịnh Giao Châu thuộc bán đảo Sơn Đông, với thủ phủ là Thanh Đảo(TsingTao). Người Đức đã đổ hàng triệu USD để cải tạo Thanh Đảo(TsingTao):
    xây dựng trường học, hệ thống xử lý nước thải, xây các bến cảng, ngân hàng, nhà máy, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thành phố này, biến nó trở thành một trong những thành phố hiện đại tân tiến bậc nhất Trung Quốc.

    Cho đến tận ngày nay, Thanh Đảo(TsingTao) được xếp vào danh sách các thành phố đáng sống nhất ở Trung Quốc. Rất nhiều tòa nhà ở đây còn giữ nguyên phong cách kiến trúc Đức, ngay cả bia cũng chính là do người Đức đã mang đến đây.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Mục tiêu hiện tại của TQ là khôi phục vinh quang từ quá khứ, thủ tiêu các “thế lực bên ngoài” can thiệp vào khu vực và gây áp lực buộc các nước nhỏ chấp nhận vai trò dẫn dắt của họ.
    Từ Biển Đông cho tới Hoa Đông, từ việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đến kế hoạch Một vành đai – Một con đường (OBOR), sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế, chính trị và quân sự của TQ gây ra nhiều tranh luận về ý định của nước này.

    Để hiểu được TQ, cần phải hiểu rõ cách thức TQ tự định nghĩa bản thân trong hệ thống quốc tế,
    hay nói cách khác là hiểu rõ thế giới quan của họ.

    TQ: Một thế kỷ ô nhục và vinh quang từ quá khứ

    Một thế kỷ ô nhục


    Có bốn yếu tố về mặt nhận thức có tác động mạnh mẽ tới thế giới quan của TQ. Yếu tố nổi bật nhất, theo học giả Merriden Varral, chính là ý thức của người TQ nói chung về “Thế kỷ ô nhục” (a century of humiliation).

    “Thế kỷ ô nhục” (百年国耻) là một thuật ngữ bắt nguồn từ chính người TQ, nhằm miêu tả thời kì TQ bị xâu xé dưới sự thống trị của các nước đế quốc. Thế kỷ ô nhục kéo dài khoảng 100 năm, bắt đầu từ sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Nha phiến lần đầu tiên vào năm 1839 đến khi nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949. Tuy nhiên cũng có những nguồn tư liệu khác nói rằng “thế kỷ ô nhục” chấm dứt ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

    Tài liệu của GS William Callahan, Trung tâm nghiên cứu TQ đương đại, cho rằng khái niệm “Thế kỷ ô nhục” hay “国耻” có thể được đề cập lần đầu tiên tại một tạp chí ở Thượng Hải vào tháng 6/1915 nhân dịp kỷ niệm việc TQ nhượng bộ trước “Bản yêu cầu 21 điểm” (Twenty-one Demands) của Nhật Bản.

    Các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc phương Tây đã khiến cho lợi ích của người TQ trên chính đất nước của họ bị tổn hại. Sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1911 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2.000 năm chế độ phong kiến TQ, khởi đầu một giai đoạn bất ổn kéo dài, Trung Hoa bị phân thành nhiều vùng nhỏ, loạn lạc và bị các nước đế quốc đe dọa.
    (còn Tiếp)
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    TQ: Một thế kỷ ô nhục và vinh quang từ quá khứ
    (Tiếp & còn Tiếp)

    “Thế kỷ ô nhục’ chi phối mạnh đến thế giới quan của TQ.
    “Thế kỷ ô nhục” được cho rằng dựa trên ba mất mát chính trên tầm quốc gia:

    (1) mất mát về lãnh thổ với hàng loạt các cảng và những khu vực quan trọng biến thành các “tô giới” hay thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát của nước ngoài.

    (2) mất kiểm quyền soát đối với môi trường trong nước và quốc tế khi các cuộc khởi nghĩa nông dân lớn liên tục nổ ra, các phong trào độc lập ở Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ phát triển mạnh, các cuộc chiến tranh với bên ngoài đối diện với những thật bại lớn.

    (3) mất mát về vị thế quốc tế cũng như lòng tự trong quốc gia.

    Đây là ba mất mát được coi là hữu hình, cho thấy rõ ràng hơn về một nước TQ yếu kém về mặt thực lực và vị thế quốc tế. Những mất mát hữu hình này là các công cụ chính giúp cho các nhà lãnh đạo TQ tạo ra được một làn sóng chủ nghĩa dân tộc và định hình nên cách tiếp cận của TQ đối với thế giới.

    Tuy nhiên, chính những mất mát hữu hình đó đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý của cả dân tộc TQ, rồi dẫn đến những tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều: những mất mát vô hình, bao gồm lòng tự trọng bị xâm phạm, sự uất hận về một thế kỷ bị đè nén, và cảm giác luôn nghĩ rằng TQ bị các nước xung quanh ức hiếp.

    Các nhận thức về văn hoá và lịch sử

    “Thế kỷ ô nhục” là đặc trưng có thể được nhìn nhận rõ nhất. Ngoài ra, một số yếu tố về văn hoá và lịch sử khác đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới quan của TQ.
    Thứ nhất là quan điểm cho rằng các tính cách văn hoá của người Trung Hoa từ xưa tới nay là không bao giờ thay đổi, là cố hữu. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong các tuyên bố của TQ là nhận thức cho rằng TQ luôn luôn là một quốc gia coi trọng hoà bình và không bao giờ chủ động theo đuổi bành trướng (?).

    Quan điểm về tính lịch sử của văn hoá này không chỉ được TQ áp dụng cho bản thân mình, mà còn cho các quốc gia khác. Ví dụ như Mỹ luôn bị xem là một đế quốc luôn mong muốn tìm kiếm bá quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Và Nhật Bản thường bị xem là một quốc gia có tư tưởng bành trướng.

    Thứ hai là quan điểm về “tính tất yếu của lịch sử”, quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác. Theo quan điểm này thì TQ đã là một quốc gia hùng mạnh, đáng được tôn trọng và là một nhân tố đảm bảo hoà bình trong quá khứ, thì trong tương lai cũng sẽ như vậy. Tuy nhiên, “những thế lực thù địch” ở bên ngoài đã bao vây và ngăn cản TQ đạt được mục tiêu đó, như những gì mà họ đã làm trong “thế kỷ ô nhục”.
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Nhìn vào lịch sử, cần hiểu được “hệ thống quốc tế” theo quan điểm của TQ là gì.
    Cho tới cuối thế kỷ 19, TQ vẫn tự xem bản thân quốc gia mình là ở trung tâm (cái tên Trung Hoa thể hiện ý niệm đó). Hệ thống quan hệ “sách phong-triều cống” là đặc trưng cho mối quan hệ quốc tế ở Đông Á cho đến tận khi TQ phong kiến sụp đổ. Trong suốt hơn 2.000 năm, TQ là quốc gia thống trị quan hệ quốc tế và thương mại tại Đông Á, trong đó các quốc gia láng giềng cần phải “triều cống” để được nhận “sách phong” và các lợi ích kinh tế và chính trị khác.

    Mục tiêu của mối quan hệ “sách phong-triều cống” là đảm bảo một hệ thống khu vực ổn định, ít xáo trộn trong đó các các nhỏ hơn giữ được độc lập tương đối về mặt chính trị, nhưng chấp nhận vị trí thống trị của TQ.

    Thứ ba, xuất phát từ các giá trị Khổng giáo, người TQ coi trọng lòng trung thành và mối quan hệ thứ bậc dựa trên sự kính trọng lẫn nhau. Nghĩa vụ kiểu gia đình và Khổng giáo như vậy phần nào định hình nên nhận thức về vai trò của TQ tại Đông Á, khi TQ tự coi mình là “anh cả” của tất cả các quốc gia xung quanh. Nhận thức rằng cả “thiên hạ” đều xoay quanh trung tâm đặt dưới lòng trung thành và nghĩa vụ đối với “thiên tử” không phải là điều gì mới.

    Có thể thấy, thông qua bốn đặc điểm nhận thức như đã đề cập, thế giới quan của TQ xoay quanh việc nước này tự coi mình sở hữu quyền lãnh đạo đương nhiên ở Đông Á.
    “Thế kỷ ô nhục” đã tước đi quyền lịch sử “đương nhiên” này và mục tiêu hiện tại của TQ là lấy lại vinh quang từ quá khứ, không để cho các “thế lực bên ngoài” can thiệp vào khu vực và khiến các nước nhỏ hơn chấp nhận vai trò dẫn dắt của TQ.
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    TQ: Một thế kỷ ô nhục và vinh quang từ quá khứ
    (Tiếp & còn Tiếp)
    Từ: chủ nghĩa dân tộc nước lớn

    Chủ nghĩa dân tộc là một thứ tình cảm mới lạ được đưa vào Trung Hoa thông qua chính sự xâm lấn của phương Tây. Chủ nghĩa dân tộc ở TQ hoàn toàn không giống với những quốc gia khác. Một nền văn minh lâu đời cộng với chính "thế kỷ ô nhục" đã tạo nên một thứ chủ nghĩa dân tộc nước lớn đặc trưng: chủ nghĩa Đại Hán.
    Chẳng hạn họ cho rằng cho rằng đất nước TQ muốn hùng mạnh và phát triển không phải chỉ kiểm soát phần lãnh thổ cốt lõi của TQ mà còn cần phải kiểm soát các "khu vực đệm" xung quanh TQ

    Thứ chủ nghĩa dân tộc đặc trưng Trung Hoa này tạo ra một tâm lý mà trong đó người dân và cả giới lãnh đạo cảm thấy bị chèn ép, bị đối xử không công bằng và xuất phát từ tâm lý hận thù, với "thế kỷ ô nhục" là khởi nguồn.

    Nhiều học giả TQ cổ súy cho những tư tưởng bành trướng, sử dụng vũ lực mà không cân nhắc thiệt hơn, tạo ra một nhận thức cho rằng dân tộc Trung Hoa đang bị các nước khác, mà đứng đầu là Mỹ chèn ép.

    Phần lớn các học giả này tới từ quân đội TQ hay đại diện cho các thành phần hiếu chiến trong xã hội TQ. Sau sự kiện cắt cấp tàu Bình Minh 02 vào năm 2011, Trung tướng Peng Guangqian – Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia TQ, đã tuyên bố rằng TQ từng dạy cho Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam một bài học lớn hơn do Việt Nam và Philippines liên tục "khiêu khích TQ" trong tranh chấp tại biển Đông.

    Hay một nhân vật khác là Thiếu tướng Luo Yuan – Phó tổng thư kỳ Hội khoa học lịch sử quân sự TQ luôn luôn đưa ra các ý kiến "diều hâu" khi cho rằng TQ nên sử dụng các biện pháp quân sự nhằm khống chế các khu vực xung quanh, bất kể lợi ích của các nước khác trong khu vực.
    Thiếu tướng Han Xudong, người đang giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, thì cho rằng TQ đã đến lúc nên từ bỏ chính sách chống bành trướng mà nước này đã thực hiện nhiều năm nay.

    Mặc dù đây chỉ là những tiếng nói của một bộ phận nhỏ học giả, nhưng chúng lại đặc biệt có những tác động rất lớn tới dư luận TQ, đặc biệt là giới trẻ. Các ý kiến "diều hâu" kể trên đã được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng thông tấn lớn ở TQ đăng tải, qua đó tuyên truyền những tư tưởng dân tộc nước lớn cực đoan, qua các lập luận dựa tâm lý bị chèn ép và đối xử không công bằng trong môi trường quốc tế hiện đại.
  7. Caydangh

    Caydangh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2011
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    18
    Sau khi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ,các nước XHCN chuyển sang kinh tế thị trường, các nước gần gũi với Việt Nam như Nga và Trung Quốc vẫn giữ được giá trị và mệnh giá của đồng tiền của họ ổn định.Mệnh giá cao nhất của rup là tờ 5000 và 1USD=26 rup,của nhân dân tệ là tờ 100 và 1USD=6.6.Trong khi đó tiền Việt Nam có tờ 500.000 và 1USD hơn 20.000 đ.

    Qúy vị nào biết được nguyên nhân đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá hãy chia sẻ dùm.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    ~ Điều mà Bác hỏi liên quan đến ~ yếu tố khách quan & chủ quan trong cuộc chiến thứ 3 trong 3 cuộc chiến xãy ra trên Bán đẩo ĐD trong cuối thiên niên kỷ vừa qua (Chiến tranh Tây Nam & Chiến tranh phía Bắc) mà chủ yếu là ảnh hưởng cuộc chiến tranh Tây Nam. V/đ này nằm ngoài tầm chủ đề này.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Trở lại V/Đ TQ với CN Mác_Lê Nin & mo^ hình Toàn Trị.
    Sau dây là 1 loạt bài rất hữu ích do Nhà báo Phan Đăng dăng tãi về QĐ của
    GS.TS Trần Ngọc Vương giải mã vềTrung Quốc :Tại sao mô hình toàn trị kéo dài?



    Giới thiệu vềGS.TS Trần Ngọc Vương:
    - GS.TS Trần Ngọc Vương - người có hơn 40 năm nghiên cứu về Trung Quốc, cũng là nhà khoa học xã hội Việt Nam duy nhất dạy sau Đại học ở Đại học Bắc Kinh giải mã những giằng xé Nho gia - Pháp gia trong việc tạo dựng và duy trì mô hình toàn trị của Trung Quốc, từ xưa đến nay.
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    46
    Lời Bình:
    Trong fần trình bày: giải mã vềTrung Quốc :Tại sao mô hình toàn trị kéo dài? của
    GS.TS Trần Ngọc Vương, Ông có đề cập & so sánh về Mác trong việc phân loại các phương thức SX & hình thái XH của phương tây & TQ thời cổ đại Hạ, Thương & sau này là Nhà Chu.

    Ng Viết đả có 1 tiểu luận đề cập đến sự hình thành & phương thức SX & hình thái XH của thời Hạ, Thương trong chủ đề sau đây:

    Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại:
    trang 17-->18

    http://ttvnol.com/threads/kinh-dich...ly-hoc-hien-dai.1412925/page-17#post-43625182


    Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại | Page 18 | Trái tim Việt Nam Online (ttvnol.com)

    trong đó có đề cập & hé lộ khởi thủy ~ V/đ về sự hình thành ~ tư tưỡng của Nho gia - Pháp gia qua trước tác của Khổng tử (Thập Dực) về Kinh Dịch ;
    và Qui phạm luận (Nomology) Qui hoạch ( 洪範九疇Hồng Phạm Cửu Trù trong Mo hình Hậu Thiên Bát Quái & LẠC THƯ còn có tên là Hà Lạc) đc thiết lập qua việc trị thủy của Vua Đại Vũ (còn gọi là Hạ Vũ) thời nhà Hạ. & đc hoàn thiện dưới thời nhà Chu do có CHỮ VIẾT.

Chia sẻ trang này