1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    PK Iran là "thứ dữ": Đông đảo, bí ẩn và rắn mặt - Mỹ phải lường trước thất bại chấn động!

    Với sức mạnh hiện tại, phòng không - không quân Iran chưa đủ sức bẻ gãy hoàn toàn cuộc tập kích đường không của Mỹ, nhưng gây thiệt hại đến mức chấn động thì họ hoàn toàn có thể.

    Liên tiếp hai sự kiện nổ tàu dầu ở eo biển Hormuz và việc Vệ binh Cách mạng Iran bắn rơi máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ đã đẩy quan hệ Tehran - Washington tiến gần hơn tới "miệng hố chiến tranh".

    Động thái hai bên chỉ trong hơn một ngày qua càng khiến cho giới phân tích nhận định một cuộc chiến là khó tránh khỏi sau nhiều năm tháng "rập rình".

    Thật vậy, chỉ một ngày sau khi Iran tuyên bố bắn rơi UAV MQ-4C Triton, một biên đội máy bay ném bom chiến lược B-52H đã bay vọt qua vùng vịnh Péc-Xích.


    • [​IMG]

    Trong khi chỉ huy lực lượng không gian vũ trụ IRGC cho hay, các đơn vị phòng không nước này vừa "tha" máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ xâm phạm không phận.

    Nói chung lý do đã có đủ, còn lại chỉ là bao giờ và khi nào chiến sự sẽ nổ ra.

    Trước khi tới giờ "G", một trong những vấn đề đang nhiều người quan tâm là sức mạnh phòng không - không quân Iran thế nào, liệu có đủ sức đối phó với Tomahawk và máy bay Mỹ?

    Phòng không nội - ngoại đông đảo, sức mạnh rất lớn, đầy bí ẩn

    Trước hết, bàn về trang thiết bị phòng không Iran nói chung (gồm cả Quân đội Iran và Vệ binh Cách mạng IRGC), số lượng rất đông đảo, đa chủng loại, đủ cả "hàng nội và ngoại".

    Với vũ khí nhập khẩu, theo các số lượng thống kê tương đối, Iran hiện có chừng 700 bệ phóng tên lửa đất đối không do Nga sản xuất như S-200, 2K12 Kub (SA-6), Tor, S-300PMU2 và loại do phương Tây cung cấp trước năm 1990 như MIM-23 HAWK (Mỹ), Rapier (Anh).

    Giá trị nhất trong số các vũ khí nhập khẩu "không ai khác" là S-300PMU2 mà Nga chuyển giao cho Iran năm 2018. Số lượng ước tính 4 tổ hợp, trang bị đạn tầm xa 48N6E2 có tầm bắn tới 200km, độ cao tới 27km.

    [​IMG]
    Iran đã có diễn tập bắn đạn thật với S-300PMU2 thành công.


    Về kho vũ khí nội, trong nhiều năm Iran bằng nhiều cách thức đã tạo ra vô số các tổ hợp tên lửa đất đối không đủ kiểu loại, đủ hình dạng và tất nhiên là tính năng được quảng cáo "hiện đại".

    Số lượng rất khó có thể đo đếm một cách độc lập và chính xác, chỉ có thể ước đoán họ có con số tương đương kho vũ khí ngoại.

    Trong đó, nổi bật lên là hệ thống phòng không tầm trung Raad và 3rd Khordad vừa được IRGC sử dụng để bắn rơi UAV RQ-4 Global Hawk trị giá 182 triệu USD của Mỹ.

    Theo các thông tin từ truyền thông Nhà nước Iran, Raad và 3rd Khordad thực ra như là "một thể", đúng hơn 3rd Khordad là một trong 3 phiên bản của Raad ra mắt năm 2012.

    Loại tên lửa này có hình dạng bệ phóng khá giống với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 9K37 Buk của Liên Xô (cũ) nhưng giàn phóng thì chỉ có 3 đạn, trông như của SA-6 từng được mệnh danh là "3 ngón tay thần chết". Tầm bắn của các phiên bản từ 50-105km.

    Loại thứ 2 cũng có khả năng khiến Mỹ phải lo ngại đó là tên lửa tầm trung Sayyad ra mắt năm 2015. Loại này có kết cấu bệ phóng khá giống Patriot PAC-2, đạn thì giống với tên lửa hải đối không RIM-66 SM-1 cùng của Mỹ.

    Sayyad trước mắt có hai phiên bản gồm: Sayyad 2 (tầm bắn 100-120km, độ cao tới 27km) và Sayyad 3 (tầm bắn 120-150km, độ cao 30km).

    [​IMG]
    Iran bắn thử tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất Khordad 15 có tầm phóng hơn 100km.


    Ngoài ra, Iran còn "lai tạo" MIM-23 Hawk (Mỹ) sản xuất ồ ạt tên lửa Mersad có kết cấu giống hệt; Ya Zahra-3 có hình dạng hệt tên lửa HQ-7 của Trung Quốc; Sayyad-1 thì hệt như HQ-2 hay SA-2 nhưng có tầm bắn xa hơn tới 80-100km.

    Đáng phải quan tâm, Iran còn đang trong quá trình phát triển hệ thống phòng không mang tên Bavar-373 được cho là sánh ngang với S-300 của Nga.

    "Át chủ bài" không quân bị nắm thóp, rất căng!

    Trái ngược với sức mạnh phòng không, lực lượng không quân Iran được trang bị không quá hiện đại, thậm chí nhiều loại máy bay bị đối phương nắm rõ "ưu và nhược điểm".

    Theo thống kê của hãng thông tấn MEHR (Iran) và tạp chí Flight Global Insight, Không quân Iran hiện có gần 180 máy bay chiến đấu các loại còn IRGC có hơn 20 chiếc.

    Tuy vậy, số máy bay tiêm kích phòng không, chiếm ưu thế trên không chỉ có chừng 120 chiếc. Đóng vai trò "át chủ bài" là 24 tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat mà Iran có được trước Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.

    Dù giai đoạn sau đó tới nay bị Mỹ cấm vận dữ dội, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, Iran vẫn có thể duy trì 24-28 chiếc (trong tổng số khoảng 40-50 chiếc sau cuộc chiến với Iraq những năm 1980) trong biên chế tới tận thời điểm này.

    [​IMG]
    Không quân Iran gặp nhiều vấn đề nan giải.


    Các nguồn tin truyền thông Iran cho hay, hầu hết máy bay F-14 hiện tại đã được tích hợp nhiều linh kiện nội địa. Ngay cả tới vũ khí, Iran cũng đã thay đổi ít nhiều.


    • [​IMG]

    Tuy nhiên, dù cho có thay đổi linh kiện thì tính năng bay, các ưu - nhược điểm của tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe là không thể thay đổi.

    Mỹ có thời gian dài sử dụng F-14, cho nên họ chắc chắc hiểu rõ mình phải đối đầu cái gì.

    Đó là ưu thế của Mỹ và là bất lợi không nhỏ với Không quân Iran khi "Ách chủ bài" của họ sớm bị "nắm thóp".

    Phần còn lại của lực lượng tiêm kích không khá khẩm cho lắm, Iran có 47 chiếc F-4 Phantom II, 20 MiG-29A đời đầu lạc hậu, 17 F-7 (phiên bản MiG-21 Trung Quốc); 25 F-5.

    Đáng lưu ý là Iran từng tuyên bố đưa vào trang bị tiêm kích nội địa Saeqeh. Nhưng nhận định chung giới phân tích thì nó không khác gì một chiếc F-5 cổ lỗ lắp thêm một cái cánh đuôi trông như F/A-18. Tính năng của nó gần như không đáng được để mắt tới.

    Thiệt hại là chắc chắn, nhưng sẽ có bất ngờ lớn

    Dẫu vậy, nhìn chung năng lực phòng không - không quân Iran nếu hợp lại một cách nhuần nhuyễn, có hệ thống thì vẫn đủ sức đối phó với một cuộc tập kích đường không bằng Tomahawk và máy bay chiến đấu chiến thuật, máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

    [​IMG]
    Không dễ để đánh bại chiến tranh công nghệ của Mỹ, nhưng gây thiệt hại 20-30% sẽ là thành công.


    Thế nhưng, vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận là thiệt hại chắc chắn sẽ có. Nên nhớ Mỹ là nước chủ động gây chiến nhiều nhất trên thế giới, họ có vô số kinh nghiệm đối đầu hệ thống phòng không phức tạp và hiện đại ở Trung Đông thường theo mô hình Liên Xô.

    Từ Iraq tới Libya, Syria, đều được giá cao về sức mạnh phòng không, nhưng rốt cuộc họ vẫn thất bại thảm hại trước tên lửa Tomahawk và chiến đấu cơ của Liên quân.



    Cho nên, các mục tiêu chiến lược của Iran như nhà máy điện hạt nhân, cơ sở nghiên cứu vũ khí, căn cứ quân sự khó tránh khỏi việc bị thiệt hại nặng.

    Có chăng, Iran có thể làm tốt hơn so với các nước khác ở khả năng phản kháng, đánh trả. Vũ khí Iran nhiều phần khó được kiểm chứng, nhưng đó lại là lợi thế của họ - sự bí ẩn.

    Bí ẩn tới mức đối phương không đánh giá hết được sức mạnh là một ưu thế lớn với Iran lúc này, chỉ mong rằng các vũ khí của họ hoạt động tốt, đúng hoặc gần đúng với những gì họ đã tuyên bố.

    Bên cạnh đó, khả năng ngụy trang cũng là một điểm cộng với Quân đội Iran, lưu ý nhiều phần tên lửa Iran lâu này đều sử dụng các khung gầm xe vận tải dân sự.

    Cách làm này khiến hệ thống trinh sát đối phương không nhận ra đêu là mục tiêu dân sự, đâu là quân sự. Qua đó, Quân đội Iran có lẽ dễ dàng tránh né, rồi bất thình lình đánh trả.

    Có thể họ vẫn chịu thiệt hại, nhưng nếu hạ được một phần Tomahawk, hay một vài máy bay chiến đấu Mỹ thì đó vẫn là chiến thắng "vang dội".

    Thậm chí, họ có thể làm nhiều hơn thế khi mà trong tay lúc này đã có tên lửa S-300PMU2, một hệ thống có đầy đủ khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược như B-52H hay các chiến đấu cơ tàng hình F-22, F-35.

    Thiệt hại là có thể xảy ra, nhưng Iran dẫu thế nào, với những gì họ đã làm được tới lúc này thì điều bất ngờ chắc chắn sẽ đến - đó là một hoặc nhiều thắng lợi chấn động!

    http://soha.vn/pk-iran-la-thu-du-do...ruoc-that-bai-chan-dong-20190622102646078.htm

    Cái này là nhà báo cố nói giảm cho Mỹ, chứ tiềm lực Iran đủ quét sạch Mỹ khỏi Trung Đông luôn ấy chứ
    --- Gộp bài viết: 23/06/2019, Bài cũ từ: 23/06/2019 ---
    Trump không đánh Iran là vì Mỹ bận theo dõi người ngoài hành tinh

    https://vnexpress.net/the-gioi/trump-xac-nhan-my-dang-theo-doi-cac-vu-cham-tran-ufo-3942091.html

    lý do ko thể nào tuyệt hơn =))


    Cả tuần nay các đồng chí có thấy cu tước ko nhĩ ? từ khi Iran đạp vào mồm thằng Mỹ tới giờ nó lặn luôn @@
    Lần cập nhật cuối: 23/06/2019
    Massu thích bài này.
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.350
    Đã được thích:
    26.687
    Đệch mẹ thằng chó hoang @Rugivnb lại tha rác ra nhai vứt tùm lum
    graywolf83, beta22, kien24761 người khác thích bài này.
  3. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Kênh này lúc trước là chỗ có những tài liệu chuyên biệt không nơi khác có, lâu không vào giờ biến thành mục điểm báo rồi à?
    bloodheartvnmaison2510 thích bài này.
  4. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Rồ mỹ có thông tin j mới đăng lên đi, đang hóng mỹ đập iran đây lâu quá
  5. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Thiệt hại của Mỹ trong vụ trinh sát cơ bị Iran bắn rơi

    Washington không chỉ mất UAV trị giá 200 triệu USD mà còn bộc lộ điểm yếu trong năng lực trinh sát trước Iran.

    68
    [​IMG]
    Một nguyên mẫu RQ-4N của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy.

    "Phương tiện bay không người lái (drone) thường dùng để chỉ những máy bay cỡ nhỏ có giá rẻ, nhưng trinh sát cơ RQ-4N vừa bị Iran bắn hạ khác xa với những chiếc drone thông thường", tờ New York Post của Mỹ cho biết trong bài viết đăng hôm 21/6.

    Dù không có người lái, RQ-4 có sải cánh gần 40 m, lớn hơn cả máy bay chở khách Boeing 737. Dòng phi cơ này có thể thực hiện nhiệm vụ liên tục trong 30 giờ, tầm hoạt động 15.200 km, trần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Các phiên bản RQ-4 đã có tổng cộng 250.000 giờ bay tích lũy, tham gia nhiều chiến dịch của Mỹ ở Iraq, Afghanistan, Bắc Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Giới chuyên gia quân sự cho rằng việc mất chiếc RQ-4N sẽ khiến Mỹ tổn thất nặng nề, đồng thời đánh dấu lần đầu biến thể của dòng Global Hawk bị bắn rơi trong 18 năm vận hành. "Đây không phải máy bay không người lái (UAV) rẻ tiền mà quân đội Mỹ có thể dễ dàng vứt bỏ. Nó là một trung tâm dữ liệu trên không", Ulrike Franke, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế châu Âu (ECFR), nhận xét.

    Quân đội Mỹ xác nhận UAV bị Iran bắn rơi là chiếc RQ-4N "BAMS-D", nguyên mẫu thử nghiệm của dòng MQ-4C Triton. Mỗi chiếc BAMS-D có mức giá hơn 200 triệu USD, nhưng thiệt hại của Washington không chỉ dừng ở chi phí chế tạo phi cơ này.

    "RQ-4N được thiết kế để lẩn tránh lưới phòng không hiện đại, với độ cao hành trình nằm ngoài tầm đánh chặn của nhiều tổ hợp tên lửa. Việc nó bị bắn rơi đã khiến nhiều quan chức Lầu Năm Góc bất ngờ", New York Post cho biết thêm.

    [​IMG]



    Tên lửa phòng không Iran bắn hạ UAV Mỹ hôm 20/6. Video: PressTV.

    Theo Amy Zegart, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli thuộc Đại học Stanford, mỗi nguyên mẫu RQ-4N có giá cao hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 và đắt gấp nhiều lần các UAV chủ lực của Mỹ như MQ-9 Reaper. BAMS-D có giá cao vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất để thực hiện hoạt động trinh sát từ độ cao gần gấp đôi trần bay của máy bay chở khách.

    "UAV này bay rất cao, nên việc Iran có thể bắn hạ nó cho thấy họ sở hữu năng lực phòng không đáng kể. Nói cách khác, vụ bắn hạ là cách Iran phát tín hiệu tới Mỹ rằng họ mạnh hơn Washington vẫn tưởng", Zegart nói.

    Hãng tin Tasnim News của Iran cho biết vũ khí được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sử dụng để bắn hạ UAV Mỹ là tổ hợp phòng không tầm trung Raad do nước này tự phát triển. Đây là một trong những khí tài phòng không hiện đại nhất của Tehran, có đặc điểm chiến đấu tương tự hệ thống tên lửa Buk-M2EK của Nga.

    Raad có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, trong đó biến thể nguyên gốc trang bị tên lửa Taer với tầm bắn 50 km và tầm cao 27 km. Các phiên bản hiện đại hơn như Khordad có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách tới 105 km.

    Chi phí chế tạo một tổ hợp Raad không được Tehran công bố, nhưng giới chuyên gia đánh giá nó không thua kém tổ hợp Buk-M2EK Nga, với mỗi quả đạn tên lửa có giá gần một triệu USD. "Đây là mức giá khá rẻ so với nhiều tên lửa phòng không hiện đại ngày nay, nó càng chứng tỏ hiệu quả khi bắn rơi UAV đắt tiền của Mỹ", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway cho biết.

    Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tới các đồng minh ở Trung Đông và nhiều nước khác trong tương lai, khi Iran chứng tỏ những UAV đắt tiền, được trang bị nhiều công nghệ tối tân vẫn có thể bị hạ bởi tên lửa có mức giá tương đối rẻ.

    Australia hồi năm ngoái ký hợp đồng 5,1 tỷ USD để mua 6 chiếc MQ-4C cùng hệ thống đi kèm, trong khi Đức cũng tỏ ý muốn sở hữu dòng UAV này vào năm 2025. Hải quân Ấn Độ đang xem xét khả năng mua MQ-4C để phối hợp cùng phi đội P-8I trong biên chế nước này.

    [​IMG]
    Binh sĩ Mỹ kiểm tra một chiếc RQ-4N trước giờ xuất phát. Ảnh: US Navy.

    Máy bay RQ-4N được triển khai đến Trung Đông trong kế hoạch tăng cường lực lượng nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran chỉ 5 ngày trước khi bị bắn hạ. Mẫu UAV này được lựa chọn vì nó có một số tính năng không có trên dòng RQ-4 nguyên bản, như khả năng nhanh chóng hạ độ cao để nhận diện tàu biển và phối hợp hành động với trinh sát cơ P-8A Poseidon.

    Vụ bắn rơi UAV sẽ tạo ra lỗ hổng lớn trong khả năng trinh sát của Mỹ, nhất là khi nước này chỉ sở hữu 4 nguyên mẫu RQ-4N và hai chiếc MQ-4C Triton. "Dường như chỉ có đội bay BAMS-D sẵn sàng hoạt động khi căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Hải quân Mỹ phải triển khai hai nguyên mẫu RQ-4N tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho tới khi dòng Triton đạt khả năng vận hành cơ bản vào cuối năm nay", chuyên gia quân sự David Axe đánh giá.

    Lực lượng máy bay trinh sát của Washington cũng bị lộ điểm yếu nguy hiểm sau sự cố, đó là khả năng xâm nhập không phận của những đối thủ sở hữu lưới phòng không hiện đại, nhiều tầng lớp.

    Quân đội Mỹ hiện nay sở hữu hàng trăm máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát, từ các mẫu có người lái như phi cơ do thám U-2, máy bay tình báo điện tử RC-135, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3, máy bay tuần thám P-8 Poseidon, cho tới các loại UAV như RQ-4, MQ-9 hay MQ-4 của hải quân. Tuy nhiên, tất cả chúng đều được xếp vào diện "không có khả năng thâm nhập", nghĩa là chúng rất dễ tổn thương trước các hệ thống phòng không hiện đại.

    Chúng đều không có khả năng tàng hình, tốc độ bay tương đối thấp và không có khả năng cơ động như tiêm kích. Trinh sát cơ Mỹ phải hoạt động xa lãnh thổ đối phương để bảo đảm an toàn, hoặc mạo hiểm tiếp cận không phận và đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ.

    Mẫu trinh sát cơ có người lái có khả năng thâm nhập cuối cùng của Mỹ là SR-71, nhưng chúng đã bị loại khỏi biên chế không quân nước này từ cuối thập niên 1990. Lầu Năm Góc hiện biên chế một số ít UAV tàng hình như RQ-170 Sentinel và RQ-180 có khả năng này, nhưng số lượng quá ít.

    Các mẫu UAV tàng hình này cũng không phải bất khả xâm phạm. Quân đội Iran từng chiếm quyền điều khiển và thu được một chiếc RQ-170 nguyên vẹn hồi năm 2011, cho phép họ phát triển bản sao mang tên Shahed 191.
    https://vnexpress.net/the-gioi/thiet-hai-cua-my-trong-vu-trinh-sat-co-bi-iran-ban-roi-3942007.html

    Cú tát vào niềm tự hào Hoa Kỳ
    Massu thích bài này.
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Thông tin dần dàn được hé lộ, vụ tấn công của Houthi ngày 23/5 có thể đã làm hư hại một chiếc AH64

    - 1. #Najran Airport #KSA Houthis Drone attack on 23.05.19 Geolocated and confirmed. 1 x AH-64 probably out of service as a result of the Qasef-2 impact. Ammo Depot intact as the rest of the airport, seen here on
    @Maxar
    sat imagery from the day of the attack. #GEOINT


    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 23/06/2019, Bài cũ từ: 23/06/2019 ---
    Lão này cũng mất kiên nhẫn rồi nhỉ :))
    bloodheartvnpolite people thích bài này.
  7. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Ở đây không ai rồ cái gì bệnh hoạn hơn nhà chú em đâu, vác báo về xả đầy.
  8. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Ồn đi ngoài spam nhảm ra chú có post bài được gì ko, ko có tôi và nhiều bác ở đây để cho các chú rồ mỹ phét lác sao dc
  9. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
  10. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Chú Tàu chê bai Mỹ của Dòi quá, chú phản biện đi chứ, để nó coi Drone Mỹ dek ra cái gì kìa :D
    bloodheartvnRugivnb thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này