1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.876
    Đã được thích:
    17.402
    1 Răng mà cấm vận mới thì xấu nhất cũng trở lại như trc khi có p5+1 thôi :D, khi đó thì nhân dân 1 răng anh hùng lại nghiến răng cạp đất chế tạo đầu đạn hạt nhân, thoả thuận P5+1 khi đó sẽ đi vào lịch sử như 1 bằng chứng rõ nét là đại ca Mỹ chơi dơ như thế nào, sau này thì dụ ngon ngọt kiểu j thì chỉ có chó mới tin nữa thôi, ngon ngọt đủ lời rồi khi người ta đồng ý thực hiện sẽ quay ngoắc 180 độ (bài này trc đây thực ra đã từng làm với Triều Tiên khi xúi đc nó đập cái lò của nhà nó ra).

    Từng bc rồi 1 Răng sẽ có vũ khí hạt nhân, từng bước rồi tầm bắn tên lửa đạn đạo của Răng sẽ ngày càng gần biên giới Mỹ hơn, Răng trc sau gì cũng sẽ trở thành Triều Tiên thứ 2 :D
    bloodheartvn thích bài này.
  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Thằng rồ Mỹ này lâu lâu cmt mà lần nào cmt cũng đầy mùi thất học, chú mày có thấy thằng tước pót bài nào là bị ng ta bóc phốt chém gió láo toét bài đó ko >?

    còn bài của thầy bài nào cũng đầy đủ dẫn chứng, có thể đối với lũ thất học chuyên bịa đặt khó chịu là đúng rồi, rác rưởi chỗ nào chú có thể chỉ ra để tôi xóa bài đc ko ?

    Thằng tước của các con giời rồ mỹ làm gì biết quái gì, nó còn chẳng biết Patriot hình thù ra sao

    http://ttvnol.com/threads/tinh-hinh...ap-nhat-7-2014.569262/page-6394#post-45293675
    Lần cập nhật cuối: 24/06/2019
  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mặc kệ lũ thất học, tiếp tục mang đến tin tức cập nhập về chiến sự Iran-USA cho độc giả

    Tướng Iran cảnh báo sai lầm 'trả giá bằng mạng sống' của Mỹ

    Chỉ huy cấp cao Iran cho rằng Mỹ cần hành động có trách nhiệm, tránh những động thái có thể tự gây tổn thất lực lượng.

    [​IMG]
    Tướng Rashid trong cuộc họp hôm 23/6. Ảnh: Fars News.

    "Cộng hòa Hồi giáo Iran đang ở trong cuộc đối đầu chiến lược để bảo vệ sự tồn tại cũng như vị thế cường quốc khu vực trước liên minh Mỹ - Arab Saudi. Chính phủ Mỹ nên hành động có trách nhiệm, không có các động thái sai lầm để tự bảo vệ lực lượng, tránh đe dọa mạng sống binh sĩ Mỹ", tướng Gholam Rashid, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm Khatam-al Anbiya, cơ quan quản lý hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang Iran, hôm qua phát biểu.

    Tướng Rashid khẳng định Tehran không muốn gây ra xung đột, nhưng sẵn sàng dùng biện pháp mạnh để bảo vệ lợi ích quốc gia trước mọi mối đe dọa. "Chỉ lời nói là không đủ để ngăn chiến tranh, nó cần sự quyết tâm và hành động đúng đắn", ông phát biểu trong cuộc họp với các chỉ huy Lực lượng Không gian vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

    Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran vẫn ở mức cao sau vụ IRGC bắn hạ máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4N trị giá hơn 200 triệu USD của Mỹ sáng 20/6. Tehran cho rằng chiếc UAV có hành vi gây hấn và xâm phạm không phận nước này, trong khi Washington khẳng định nó bị bắn hạ trên không phận quốc tế.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/6 cho biết ông hủy quyết định không kích mục tiêu của Iran để trả đũa khi được thông báo 150 người có thể thiệt mạng. Trump cảm thấy số thương vong này không đáng bởi Mỹ chỉ mất một UAV và không có thiệt hại về người.

    Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung đáng kể với Iran vào ngày 24/6. Trump khẳng định không muốn chiến tranh với Iran, nhưng sẽ có "sự xóa sổ chưa từng thấy" nếu điều này xảy ra. Đáp lại, Tehran cảnh báo "một viên đạn bắn vào Iran sẽ châm lửa thiêu rụi lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực".
    https://vnexpress.net/the-gioi/tuon...am-tra-gia-bang-mang-song-cua-my-3942475.html
  4. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    Drone của dép lê tấn công vào bãi đậu xe tại sân bay nội địa Abha (Cách biên giới Yemen 200 km) nhà 6 đũy. 1 người gốc Syria thiệt mạng 21 người khác bị thương.
    https://www.reuters.com/video/2019/...6&videoChannel=118261&channelName=News Agency
    Ngày 13-6 sân bay này cũng đã bị dép lê quăng dép làm 26 người bị thương.
    --- Gộp bài viết: 24/06/2019, Bài cũ từ: 24/06/2019 ---
    Căng thẳng gia tăng. Mỹ tung đòn độc nhằm hạ gục đối thủ.

    [​IMG]
    Giới game thủ tại Iran/Syria bị chặn không được truy cập vào trò chơi liên minh huyền thoại. https://dotesports.com/league-of-legends/news/us-government-blocks-league-in-syria-and-iran
    US government blocks League of Legends in Syria and Iran amid escalating tensions
    :))
    --- Gộp bài viết: 24/06/2019 ---
    Em vớt được ve chai các bác ợ

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 24/06/2019 ---
    Thương nhân bắn nhau với phỉ thổ đến đòi tiền bảo kê tại Al-Bab.
    bloodheartvnsouri thích bài này.
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Mí nay bọn Syria nó nghỉ xả hơi chứ không rượt nhau chạy nữa hả các cụ?
    beta22 thích bài này.
  6. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Thằng Mỹ nổ cho đỡ nhục

    Iran tuyên bố Mỹ không có cửa tấn công mạng Iran


    TTO - Bộ trưởng Viễn thông Mohammad Javad Azarari Jahromi tuyên bố không có quốc gia thù địch nào có thể tấn công hệ thống mạng của Iran "dù chúng đang ngày đêm cố gắng làm điều đó".

    [​IMG]
    Bộ trưởng Viễn thông Iran Mohammad Javad Azarari Jahromi - Ảnh chụp màn hình


    "Truyền thông đang hỏi về độ xác thực của các cuộc tấn công mạng chống lại Iran. Tôi phải nói rõ thế này: Không có cuộc tấn công nào của chúng thành công cả, dù chúng đang ngày đêm cố gắng làm điều đó", Bộ trưởng Viễn thông Iran nhấn mạnh trên Twitter ngày hôm nay 24-6.

    Truyền thông Mỹ hôm 22-6 cho biết Washington đã phát động các cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống kiểm soát tên lửa của Iran và một mạng lưới gián điệp của Tehran sau khi tên lửa nước này bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Mỹ.

    Báo Washington Post dẫn các nguồn thạo tin khẳng định đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ lệnh cho Bộ tư lệnh Không gian mạng của Mỹ tiến hành vụ tấn công trả đũa.

    Cuộc tấn công được cho là đã làm tê liệt các máy tính được sử dụng để điều khiển các vụ phóng tên lửa của Iran và không hề gây ra bất kỳ thương vong nào.

    Yahoo trích dẫn hai cựu quan chức tình báo cũng cho biết Mỹ đã nhắm vào một nhóm gián điệp chịu trách nhiệm theo dõi các tàu trong eo biển chiến lược Hormuz.

    Dù tuyên bố các cuộc tấn công của Mỹ thất bại, ông Azarari Jahromi thừa nhận Iran đã "đối mặt với khủng bố mạng - như virus Stuxnet - và chủ nghĩa đơn phương - như các lệnh trừng phạt".

    Theo Hãng thông tấn AFP, virus mạng Stuxnet được phát hiện vào năm 2010, được cho là sản phẩm do Mỹ và Israel cùng nghiên cứu, thiết kế để phá hoại các cơ sở hạt nhân của Iran.






    Các động thái của Mỹ và đồng minh buộc Iran phải tăng cường năng lực tác chiến mạng nhằm bảo vệ các cơ sở trọng yếu cả về quốc phòng, an ninh lẫn kinh tế.

    "Chúng tôi đã chặn đứng thành công không phải chỉ một, mà là 33 triệu cuộc tấn công bằng lá chắn mạng Dejpha", ông Azari Jahromi đề cập đến thành tích của bức trường thành trên không gian mạng do Iran phát triển.

    Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã tăng cao kể từ năm ngoái khi Tổng thống Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia năm 2015 với Tehran và áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nước này.

    Trong diễn biến khác có liên quan, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 23-6 tuyên bố ông không tin vụ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ được đưa ra bởi cấp lãnh đạo cao nhất tại Iran.

    Đáp lại, chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi - Tư lệnh hải quân Iran, tuyên bố vụ bắn hạ là một cách đáp trả "cứng rắn và nó sẽ sẵn sàng được lặp lại một lần nữa".
    https://congnghe.tuoitre.vn/iran-tuyen-bo-my-khong-co-cua-tan-cong-mang-iran-20190624142627613.htm

    đấy rõ ràng là đếch có cuộc tấn công mạng nào hết, tự thằng Mỹ bịa ra cho đỡ nhục, xấu hổ cho Mỹ quá
  7. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Em cũng thấy vậy , Tước viết nhăng cuội nhưng trình độ vẫn cao hơn thằng tàu con rugi rất nhiều, tàu con chỉ biết ngoạm miếng dán có cánh rồi xả rác ủng hộ tàu cha.
    bloodheartvn, beta22graywolf83 thích bài này.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Tặng cậu halosun vài bài viết hồi tưởng về cái thời bao cấp, chống Mỹ. Để cậu biết quân đội hùng mạnh, vũ khí to nhớn phải trả cái giá như thế nào. Nhớ năm đó Việt Nam chúng ta vỗ ngực tiểu bá. Phía nam doạ bọn Thái dúi sợ vãi đái. Phái bắc cương với TQ từng con suối, điểm cao, không gì phải sợ. Thời ấy mà có internet thì người như cậu tha hồ mà ngẩng cao đầu làm người, nhỉ.

    https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/g...m-co-dai-ca-co-quan-370841.html#inner-article

    Nhà văn cưới vợ: Hai con gà làm 6 mâm cỗ đãi cả cơ quan

    Nhớ về đám cưới của mình năm 1986 và những đám cưới cùng thời, nhà văn Lê Tự (SN 1955), tác giả của tập truyện ngắn "Đời quân tử" cho rằng, đó là những đám cưới vô cùng giản dị.
    Tuy vậy, tất cả vẫn phải tuân theo các quy định chung của nhà nước. Nhà văn Lê Tự cho biết thêm, thời bao cấp, muốn lấy vợ lấy chồng thì phải có bà mai mối.
    Ông kể: “Tôi có người bạn, anh ấy lấy vợ ngay sát dậu mùng tơi nhưng vẫn phải nhờ tới bà mối. Bà mối được coi là người quan trọng sau bố mẹ. Các cặp đôi có thể được tác thành hay không là nhờ cách nói của bà mối.
    Một lời nói của người này có giá trị hơn tất cả những lời có cánh nào của tuổi trẻ. Vì thế những cặp đôi sau khi được tác thành, ngày lễ, ngày Tết đều phải đến chúc nhà bà mối. Ngày cưới, bà mối cũng phải được một cái đầu lợn”.
    Nhớ lại chuyện kết hôn và tình yêu thời bao cấp, nhà văn Lê Tự cho rằng, đối tượng đắt chồng nhất là những cô gái bán hàng trong cửa hàng thương nghiệp.
    Ông lý giải: “Thời đó, toàn xã hội đều phải mua theo diện phân phối. Hệ thống cửa hàng của nhà nước phân phối lương thực và thực phẩm. Vì vậy, các cô gái bán hàng trong hệ thống cửa hàng này là những người được các chàng trai nhắm đến.
    Thế mới có chuyện, một chàng trai cưới được cô vợ làm trong cửa hàng thương nghiệp mà cả họ mừng. Ai cũng nghĩ, từ nay đi mua hàng sẽ không phải xếp hàng, lại mua được đồ ngon hơn người khác.
    Con cái của những người có mẹ làm trong cửa hàng sẽ không sợ bị suy dinh dưỡng...”.
    Theo ông Tự, đối tượng đắt chồng thứ hai là những người làm nghề giáo và thứ ba là những cô gái hiền lành, chất phác.
    “Thời xưa, kén dâu kén rể người ta đều hướng tới những cô gái/chàng trai hiền hậu, thật thà” - nhà văn SN 1955 chia sẻ.
    Về việc tổ chức đám cưới thời hợp tác xã, nhà văn này cho biết thêm: “Đám cưới được tổ chức rất đơn giản. Ai cưới vợ hay lấy chồng đều phải đến báo cáo với xã. Xã sẽ cấp cho cặp đôi một chiếc giấy giới thiệu ra cửa hàng thương nghiệp để mua 2 kg kẹo, mấy gói chè và mấy bao thuốc.
    Việc ăn uống đám cưới rất ít, chủ yếu chỉ có liên hoan trong gia đình. Những gia đình có điều kiện có thể làm chục mâm cỗ để mời anh em họ hàng. Những trường hợp ít có điều kiện có khi chỉ mổ mỗi con gà.
    Ông Tự kể: “Năm 1986, đám cưới của tôi được tổ chức ở cơ quan. Vợ tôi nuôi được mấy con gà. Ngày cưới chúng tôi chỉ mổ 2 con gà nhưng làm thành 6 mâm cỗ để mời cả cơ quan”.
    Về việc tổ chức đám cưới, nếu là người làm việc nhà nước thì người đứng lên điều hành đám cưới là lãnh đạo cơ quan. Còn không, ở đám cưới chỉ có 1 người đứng lên giới thiệu. Các anh chị em bạn bè đoàn thể ngồi uống nước, uống trà sau đó là văn nghệ, hát hò.
    Ông nói thêm: “Đám cưới thời bao cấp hầu như người ta không mừng nhau bằng tiền. Tất cả mọi người đều tặng nhau bằng vật chất. Chủ nhà sẽ chuẩn bị một chiếc bàn lớn để người dân mang tặng phẩm đến và đặt tại chiếc bàn đó. Tặng phẩm có thể là đôi gối, cái xoong, cái màn, cái phích, chiếc đèn, cuốn sổ …”.
    Trang phục cưới theo định nghĩa của thanh niên thời đó là chỉn chu, phẳng phiu, khác hơn so với ngày thường. Cô dâu mặc áo dài, chú rể diện comple. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để may đo bởi giá thành may áo dài, comple rất đắt (khoảng 70 - 100 đồng/bộ trong khi lương nhà nước chỉ khoảng 50 đồng/tháng). Vì thế, hầu hết trang phục cưới của cô dâu chú rể là mượn lẫn của nhau.
    “Người may đầu tiên sẽ may lớn hơn 1 - 2 size (cỡ) để sau này còn cho bạn mượn”- nhà văn Lê Tự nói. Thế nhưng theo nhà văn Lê Tự, trong đám cưới thời xưa những khó khăn thiếu thốn đó chưa phải là nỗi khổ lớn nhất đối với các cặp vợ chồng trẻ.
    Theo ông, thời kỳ khó khăn đó, không phải cặp vợ chồng nào cũng có một đêm tân hôn trọn vẹn, thoải mái ...
  9. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Cấm vận Iran hiện tại chưa thấm vào đâu với BTT đâu cụ.

    Tụi Mỹ chơi bẩn thì thiên hạ ai ko biết :))
    Nhưng tớ quan ngại dân Iran ôm cái đầu đạn hạn nhân rồi như BTT tới cái tàu buôn cũng bị bắt bớ, sống vậy tớ nghĩ thôi đã vã lắm rồi.

    Thà nó như CuBa thôi, với lực Iran sẽ tiến xa, nhưng cứ ăn cấm vận mãi thế là quốc lực cũng cạn dần thôi.
    beta22 thích bài này.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Hay như là tiêu chuẩn mỗi người dân vài lạng thịt một tháng. Nạn suy dinh dưỡng trầm kha để lại di chứng ngày nay dân Việt vẫn được xếp vào hàng lùn nhất khu vực. Trong khi bọn đàn ông nam hàn cao trung bình hơn 1.7m. Chị em xứ việt hâm mộ quá xá phải trả tiền thuê mối lái, rồi xếp hàng để được có cơ hội lấy chống xa xứ.
    Đến bao giờ thì cậu @halosun mới thông cảm được cho cuộc sống người dân thường BTT ? tên lửa, VKHN của xứ BTT được làm trên xương máu, được trả bằng tương lai của đất nước BTT. Ở đó mà suốt ngày trầm trồ, tưởng bở có VKHN xong rồi tự dưng mọi thứ sẽ thay đổi tốt đẹp hơn.

    https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/nhung-noi-kho-kho-noi-cua-phu-nu-thoi-bao-cap-539100.html

    Những nỗi khổ khó nói của phụ nữ thời bao cấp

    Ngồi trong căn nhà ở ngõ 424 đường Trần Khát Chân (Hà Nội), ông Nguyễn Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Hiền - con trai và con gái nhà văn Kim Lân nhớ lại những ngày tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp.
    Ông Dũng được mọi người trong nhà gọi vui là ‘quản gia đỏ’ vì ông luôn sát cánh cùng mẹ lo chuyện ăn uống, cơm nước cho cả gia đình 7 người con. Cũng chính vì thế mà ông rất tường tận những câu chuyện bếp núc trong nhà.
    Nhắc đến thời bao cấp, ông nói, có một thứ mà không ai có thể quên được, đó là tem phiếu. ‘Chỉ trừ dân buôn có tiền ra chợ đen mua đồ, còn lại tất tật đều mua bằng tem phiếu, từ gạo, thịt, đường, mắm… cho tới bó lá dong’.
    Cảnh xếp hàng từ 5 giờ sáng đến 9-10 giờ trước cửa hàng mậu dịch là hình ảnh quen thuộc . ‘Đi mua hàng là phải cầm theo mũ nón, rổ rá hoặc kiếm một viên gạch bọc tờ giấy ghi tên để cùng lúc mua được mấy thứ. Đang xếp hàng bên này phải ngó sang bên kia xem đến lượt mình chưa. Có những hôm xếp hàng từ 5 giờ sáng, 10 giờ đến lượt mình thì hết hàng, đành ra về tay trắng’.
    Ông Dũng nhớ lại, tiêu chuẩn của nhân dân khoảng 3 lạng thịt/ tháng. Nếu ai muốn ăn nhiều hơn thì phải mua thịt chân giò, thịt thủ… được tính một nhân đôi, không bao giờ dám mua thịt nạc. Hôm nào mua được chân giò thì rất sung sướng.
    ‘Tem phiếu sắp hết hạn mà chưa mua được hàng là hai mẹ con tôi cuống lên, chỉ đợi xem loa có thông báo gia hạn không. Được gia hạn thêm mấy ngày là mừng lắm’, ông nói.
    Thời thiếu ăn, ông Dũng vẫn nhớ cảnh chia phần mỗi bữa cơm. ‘Nhà đông con, mỗi bữa ăn đều phải chia phần. Ví dụ ăn đậu, ăn thịt thì mẹ chia mỗi đứa 3 miếng. Phải chia như thế chứ không thì ào ào hết ngay’ - ông cười khi nhớ lại.
    Ăn độn là khái niệm quen thuộc với hầu hết người dân thời bao cấp. Ngoài bột mỳ còn có món ngô răng ngựa để ăn độn. ‘Ngô rất cứng, phải ngâm vôi rất lâu, bung mãi mới ăn được’ – ông Dũng kể.
    ‘Mỗi dịp Trung thu qua đi, nếu muốn mua gói thuốc lá Trường Sơn là phải mua kèm thêm cái đầu sư tử bán ế. Dân ăn chơi mua bia vài hào thì lại phải mua kèm đồ ăn mất vài đồng’.
    ‘Cái câu ‘gạo châu củi quế’ trong thời bao cấp là ý chỉ gạo quý như ngọc trai, củi quý như quế. Tôi còn nhớ, khi nào kiếm được bó củi là bày ra phơi cẩn thận, gọn gàng từng thanh một như thể đếm xem có mất thanh nào không’.
    Một món gia vị quan trọng khác và cũng quý hiếm không kém là nước mắm. Thời ấy, mỗi nhà được tiêu chuẩn 1 lít nước mắm/ tháng. Để đủ ăn, người ta đổ nước lọc vào đun, cho thêm muối, sau đó pha vào nước mắm.
    Ông Dũng kể, ngày đó nhà văn Kim Lân được chế độ phiếu C, mua hàng ở phố Nhà Thờ. Chế độ này, tuy không bằng chế độ cao cấp mua hàng ở phố Tôn Đản nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với mua ở cửa hàng mậu dịch ngoài chợ.
    ‘Lương cụ Lân được 140 đồng. Thời sơ tán, gia đình sống chủ yếu dựa vào nghề sửa chữa quần áo của cụ bà’.
    ‘Vì thế mà tôi nắm rõ cả những nỗi khổ trong ăn mặc của phụ nữ thời ấy. Áo ngực phụ nữ may từ vải vụn được chần đi chần lại cho dày lên, sau đó uốn cho nhọn hoắt như cái phễu’, ông Dũng nói.
    Theo lời ông Dũng, ‘Phụ nữ đến tháng thì khổ lắm, phải dùng vải màn gấp lại, dùng xong lại giặt đi lần sau dùng tiếp. Dùng nhiều đến nỗi miếng vải màn chuyển thành màu cháo lòng'.
    'Ngày ấy, hiếm người đi may quần áo mới, mà chủ yếu là sửa chữa, cứ rách là lại ‘tích kê’’.
    Nhớ lại những ngày đi sơ tán, ông Dũng kể tiếp, mỗi nhà cứ quây một miếng đất dưới chân đồi để trồng rau. ‘Đi học về thấy phân trâu ngoài đường cũng phải cắm cái que vào xí chỗ, để người ta biết là nó có chủ rồi. Phân ấy mang về bón cho rau’.
    Ăn còn thiếu, sách để học cũng phải rút thăm. Người rút được quyển Hóa học, người được quyển Văn, thế là học chung. Cặp sách con gái được may từ vải vụn nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau. Con trai thì cứ thế nhét sách vở vào cạp quần.
    Nhớ lại những gian khổ thời bao cấp, bà Nguyễn Thị Hiền ngồi cạnh góp chuyện: ‘Chính vì đói khổ như thế nên trẻ con rất háo hức mỗi dịp lễ Tết. Cả năm mới được ăn bánh chưng nên bọn trẻ con ngồi trông bánh chín cả đêm. Mẹ tôi cho các con mỗi đứa tự gói một cái bánh nhỏ, tự ghi tên mình. Cảm giác bồi hồi khi vớt những chiếc bánh nóng hổi ra khỏi nồi, bây giờ không thể nào có được nữa’.
    NamtuocLexusGX460 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này