1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. AUDISUVQ3

    AUDISUVQ3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2016
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    774
    Cụ hỏi câu này có dư quá không?
    Thằng bị tấn công không bao giờ đưa ra bằng chứng nó bị tấn công và chống trả thành công. Vì như vậy sẽ lộ nhược điểm, chi bằng tự khắc phục nếu có.
    Thằng tấn công cũng chẳng bao giờ đưa ra thông tin nào rõ ràng, vì như vậy cũng lộ phương thức.

    Nếu ai nói đưa ra bằng chứng được thì chắc chỉ có Quảng nổ thôi cụ ạ.
    bloodheartvn thích bài này.
  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ có đưa ra bằng chứng nào đâu, thằng bị tấn công vd Syri nó có quyền ém nhẹm thương vong mỗi lần bị Israel tấn công, nhưng nó vẫn công khai đó thôi, còn thằng Saudi, UAE thì ém nhẹm thương vong khi Houthi tấn công, các nước phe Mỹ luôn giối trá
  3. AUDISUVQ3

    AUDISUVQ3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2016
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    774
    Cái khác em không rành chứ vụ tấn công mạng này, em thề chẳng bao giờ em nói cụ em hack máy cụ bằng cách nào mà chỉ noi rằng em đã hack máy của cụ. Còn muốn biết cách nào thì chi tiền ra hoặc thuê Quảng nổ.
    Nếu cụ có đội ngụ IT tốt, cụ củng chỉ im lặng khắc phục nếu IT cụ thua. Nếu thắng cụ mới nói là đã chống trả thành công.
    Không gian mạng nó khác cụ à. Không có gì được chụp hình đâu mà trưng ra.
    bloodheartvn thích bài này.
  4. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Tôi cũng mong Mỹ trả đủa Iran thật, chứ cứ thế này mất mặt Mỹ quốc quá
    --- Gộp bài viết: 25/06/2019, Bài cũ từ: 25/06/2019 ---
    Giặc lái của ai đây ?

    [​IMG]
  5. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    IRAN có xác nhận là bị tấn công mạng đấy thôi, tất là chuyện bị tấn công mạng đã đc chứng thực cần gì xác minh nữa.
    Tuy nhiên Iran nói Mỹ tấn công thất bại, cũng mới có bài nhiều Rađa Iran ngừng hoạt động trùng thời điểm ngta cho rằng mỹ tấn công mạng Iran v.v...
    Ai thắng thì chỉ có 2 thằng đó biết thôi.
  6. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Khách khách:))

    Các ả xì tiền tươi ra thì Cầy hoang mới quăng ám khí nhá! Trước mắt cứ rút trộm tiền từ tài khoản của Y Lăng ra đúc con vô nhân cơ mới bay chơi, rồi lại lái vào gần bờ cho Y Lăng bắn rụng để vòi tiền các chú khú khú:D

    Thằng nào không chịu nôn tiền ra thì Cầy hoang lập tức cho SEAL leo thành tàu dầu gắn mìn. Vụ này nghe giống mấy vụ bắn rơi MH17 và tàu dầu ghê cơ;;)

    Tổng thống Trump đề nghị các nước trả tiền để Mỹ bảo vệ Eo biển Hormuz

    http://soha.vn/tong-thong-trump-de-...e-my-bao-ve-eo-bien-hormuz-20190625114334.htm
    Massu, ngotuanconvitbuoc thích bài này.
  7. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ muốn lập liên minh toàn cầu chống Iran

    Pompeo cho biết Mỹ sẽ thảo luận với các đồng minh trên khắp thế giới để thống nhất chiến lược đối phó Iran.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters.

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/6 tuyên bố sẽ thảo luận với các nước về cách thức xây dựng một liên minh toàn cầu nhằm sẵn sàng chống lại "quốc gia tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới", đề cập đến mối đe dọa từ Iran. Ông cho biết liên minh này sẽ không chỉ giới hạn ở các quốc gia khu vực Vùng Vịnh, mà sẽ bao gồm cả các nước châu Á và châu Âu.

    Tuyên bố được Pompeo đưa ra trước khi lên đường tới Trung Đông thăm Arab Saudi và UAE trước khi tới Ấn Độ, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du dài ngày tới châu Á bắt đầu từ ngày 25/6. Chuyến đi của ông được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng tại Vùng Vịnh tiếp tục leo thang sau khi quân đội Iran bắn hạ máy bay không người lái (UAV) RQ-4N "BAMS-D" của Mỹ. Iran cho rằng chiếc UAV bay vào không phận nước này nhưng Mỹ nói nó hoạt động trong không phận quốc tế.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã hủy quyết định không kích các mục tiêu của Iran để trả đũa, đồng thời tuyên bố sẽ áp đặt "các lệnh trừng phạt bổ sung đáng kể" với Tehran vào ngày 24/6. Trước đó, ông cho hay không muốn chiến tranh với Iran, nhưng nếu điều đó xảy ra, sẽ có "sự xóa sổ chưa từng thấy". Đáp lại, Iran cảnh báo "một viên đạn bắn vào Iran sẽ châm lửa thiêu rụi lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực"
    https://vnexpress.net/the-gioi/my-muon-lap-lien-minh-toan-cau-chong-iran-3942583.html

    Vâng cú tát vào mồm các con giời rồ Mỹ bảo rằng chỉ cần 1 mình Israel cũng cân được Iran, cả Mỹ 1 mình còn chưa chắc đánh lại được Iran, chính bố Mỹ trắng tuyên bố đấy ko phải thằng Nga, Tàu nào bịa ra đâu nha, khinh thường quân sự Iran và cái kết

    Mỹ hiện nay rất cay cú, vì bị bắn rụng niềm tự hào công nghệ, 1 số con giời rồ mỹ nói con Drone đó có gì đâu ra chợ mua đầy, rất khôi hài khi loại MQ-4C đó chỉ sản xuất giới hạn 8 chiếc, rất đắt tiền và trang bị cực kì tối tân cả F22/35 còn thua xa (MQ4C trang bị hệ thống gây nhiễu hiện đại và radar cảnh báo sớm, thứ mà F22/35 ko hề trang bị, khung thân của nó cho phép trần bay cao hơn cả F22/35, khả năng trinh sát tầm xa của nó F22/35 cũng thua xa), chi phí mỗi chiếc là 200tr đô đắt hơn cả F22 và F35. Iran bắn rụng được nó thì khả năng bắn rụng được cả b2 là bình thường
    Lần cập nhật cuối: 25/06/2019
    Massu thích bài này.
  8. minhchau1110

    minhchau1110 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2018
    Bài viết:
    2.195
    Đã được thích:
    3.745
  9. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Nhà ngoại giao hàng đầu Saudi Arabia đến Manbij của Syria để làm gì?
    https://anninhthudo.vn/the-gioi/nha...ia-den-manbij-cua-syria-de-lam-gi/815388.antd

    Kurd giờ có thêm Saudi hỗ trợ nữa ngày càng giàu mạnh trong khi bọn ăn hại Assad vẫn chết thảm trước FSA hoho . Thỉnh thoảng lại bị IS phục kích
  10. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Mỹ sợ Iran từ... trong suy nghĩ

    Với 80 triệu dân, địa hình của Iran là một thách thức lớn. Tổn thất của một cuộc xâm lược theo thời gian có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.

    Hỏa lực... trừng phạt

    Như đã tuyên bố, ngày 24/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran. Theo đó, các biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào Đại giáo chủ Ali Khamenei, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và 8 quan chức cấp cao thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.

    Ông Trump khẳng định các biện pháp trừng phạt có thể chấm dứt ngay ngày hôm sau, hoặc "kéo dài nhiều năm", phụ thuộc vào hồi đáp của Iran. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi Mỹ và Iran đối thoại và tiến hành các biện pháp giúp chấm dứt căng thẳng tại vùng Vịnh.

    Phát biểu với phóng viên tại Liên hợp quốc, Đại sứ Iran tại LHQ Majid Takht Ravanchi tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Iran cho thấy Washington không tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông kêu gọi Mỹ phải chấm dứt "cuộc chiến kinh tế nhằm vào người Iran", đồng thời khẳng định Tehran sẽ không chấp nhận đối thoại với Washington khi vẫn bị đe dọa trừng phạt.



    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donad Trump ký sắc lệnh trừng phạt Iran ngày 24/6
    Trong phản ứng đầu tiên khi bản thân cùng nhiều quan chức cấp cao Iran bị Mỹ áp đặt trừng phạt, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đúng khi nói rằng các lực lượng Mỹ "không có phận sự" tại vùng Vịnh.

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Trump kêu gọi các nước khác tự bảo vệ hoạt động vận chuyển dầu của mình, khẳng định Mỹ chỉ có lợi ích chiến lược hạn chế tại khu vực “nguy hiểm” này, thậm chí cho rằng Mỹ không cần hiện diện ở đây nữa.

    Trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Zarif khẳng định Tổng thống Trump "đúng 100% khi cho rằng quân đội Mỹ không có phận sự tại Vịnh Persian. Việc rút quân hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Mỹ và thế giới".

    Đề cập tới Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton và các quan chức khác xung quanh Tổng thống Trump, những người đang thúc đẩy lập trường cứng rắn đối với Tehran, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran nói: "Rõ ràng 'Nhóm B' (ý chỉ Cố vấn Bolton và các quan chức khác) không đề cập tới các lợi ích của Mỹ, họ xem thường ngoại giao và thèm khát chiến tranh".

    Theo giời phân tích, Tổng thống Donald Trump không chỉ mắc kẹt giữa hai phe “bồ câu” và “diều hâu” mà còn lâm vào thế bí khi vừa mới khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Muốn tái đắc cử, ông Trump không thể thiếu lá phiếu của nhiều cử tri Mỹ đã “chán ngấy” chiến tranh.

    [​IMG]
    Hướng tới mục tiêu tái đắc cử, ông Trump chưa thể "phiêu lưu" với Iran
    Để giữ thể diện, Mỹ buộc phải tỏ ra cứng rắn bằng cách điều động lực lượng quân sự hùng hậu tới sát Iran và tiếp tục sử dụng tới “hỏa lực” trừng phạt, con bài an toàn nhất vào thời điểm này. Nói như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Sayyed Abbas thì liệu có còn biện pháp trừng phạt nào mà Mỹ chưa áp đặt chống Iran trong suốt 40 năm qua.

    Có lẽ những nguyên nhân trên đã buộc ông Trump phải hủy bỏ hoặc làm ra vẻ hủy bỏ kế hoạch tấn công vào phút chót hôm 21/6.

    Buộc Mỹ trả giá đắt

    Ngoài thế kẹt của cá nhân Tổng thống Trump, giới phân tích Mỹ cũng chỉ ra thách thức thực sự một khi tấn công Iran.


    Tạp chí Foreign Affairs nói thẳng Washington cố tỏ ra cứng rắn trước công luận bằng việc triển khai thêm lực lượng quân sự tới khu vực, nhưng động thái này cũng không hiệu quả hay đáng chú ý. Nếu Mỹ thực sự đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, thì số lượng tài sản quân sự được điều động tới vùng Vịnh sẽ phải lớn hơn rất nhiều.

    Mặc dù vậy, chiến tranh vẫn có thể xảy ra do những tính toán sai lầm, tín hiệu sai lệch và logic leo thang đều có thể biến một vụ đụng độ nhỏ thành một cuộc chiến tranh khu vực, với những hệ quả thảm khốc đối với cả Iran, Mỹ và Trung Đông.

    Tạp chí Mỹ cho rằng một cuộc xung đột nhiều khả năng sẽ bắt đầu bằng một đòn tấn công quy mô nhỏ của Iran nhằm vào các mục tiêu liên quan đến Mỹ. Trong trường hợp này, giới lãnh đạo Iran quyết định đã đến lúc phải đứng lên chống lại Tổng thống Donald Trump. Khi đó, hoặc là các chiến binh dòng Shiite tại Iraq có mối liên hệ với Iran sẽ tấn công một xe quân sự của Mỹ tại Iraq, giết chết một số binh sĩ Mỹ; hoặc là các đặc vụ Iran sẽ tấn công một tàu chở dầu khác ở vùng Vịnh, nhưng lần này gây ra sự cố tràn dầu.

    Từ kinh nghiệm trong quá khứ, Iran hiểu rằng những cuộc tấn công như vậy sẽ không dẫn tới đòn trả đũa trực tiếp từ phía Mỹ, nhất là khi thiếu bằng chứng rõ ràng để quy kết toàn bộ trách nhiệm cho Iran. Ví dụ được tờ Foreign Affairs nêu ra là việc lực lượng ủy nhiệm của Iran tại Iraq đã sát hại khoảng 600 lính Mỹ trong giai đoạn 2003-2011, nhưng Iran hầu như không phải chịu hậu quả gì.

    [​IMG]
    Mỹ tỏ rõ quyết tâm bằng cách điều lực lượng quân sự tới sát Iran


    Nhưng lần này, Mỹ có thể sẽ không kích một số cơ sở quân sự của Iran, tương tự như việc Mỹ và đồng minh đánh phá các mục tiêu tại Syria trong năm 2017 và 2018 sau cáo buộc về sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

    Một khi không chịu “xuống nước”, Iran sẽ có nhiều lựa chọn hơn Syria. Nước Cộng hòa Hồi giáo có thể dùng lực lượng ủy nhiệm ở Afghanistan, Iraq, Lebanon, Syria và Yemen để tấn công Mỹ và đồng minh. Iran có một kho tên lửa đạn đạo có thể nhằm mục tiêu vào các căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Bahrain, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).

    Các loại mìn và tên lửa mặt đất chống hạm có thể phá hủy khu vực eo biển Hormuz và đẩy giá dầu toàn cầu tăng vọt. Iran cũng có đủ khả năng làm tê liệt một phần đáng kể hoạt động sản xuất dầu mỏ của Saudi Arabia thông qua đòn gây hấn hay tấn công mạng. Và lực lượng bán quân sự được biết đến với tên gọi Lực lượng Quds, Iran có thể tấn công các mục tiêu của Mỹ toàn thế giới.

    Với kịch bản leo thang, Mỹ có thể đánh chìm một vài tàu chiến của Iran, tấn công một bến cảng và nhiều cơ sở huấn luyện quân sự của Iran. Iran sẽ rải mìn, tấn công tàu chiến của Mỹ ở vùng Vịnh. Lực lượng ủy nhiệm Iran sẽ sát hại hàng chục binh lính, nhân viên cứu trợ và nhà ngoại giao của Mỹ ở khu vực; Iran sẽ phóng tên lửa nhằm vào các căn cứ của Mỹ ở Bahrain, Saudi Arabia, và UAE gây thiệt hại ở mức độ hạn chế.

    Theo tạp chí Mỹ, trong mọi trường hợp, Iran sẽ tìm cách giữ thể diện bằng cách tỏ rõ quyết tâm, nhưng tránh để tình hình phát triển thành một cuộc chiến tổng lực. Về phần mình, Washington với ý định “tái lập sự răn đe” sẽ trả đũa với mức độ lần sau lớn hơn lần trước. Không lâu sau đó, hai bên sẽ rơi vào một cuộc chiến tổng lực.

    [​IMG]
    Đại giáo chủ Ali Khamenei cùng các tướng lĩnh Iran
    Tại thời điểm hiện nay, Mỹ phải đối mặt với một lựa chọn: tiếp tục leo thang theo kiểu ăn miếng trả miếng hay áp đảo kẻ thù và phá hủy tiềm lực quân sự của Iran ở mức lớn nhất có thể, như Mỹ từng làm trong chiến dịch Bão táp sa mạc chống lại Iraq trong năm 1991.

    Quyết định “đánh lớn”, Mỹ phải điều khoảng 120.000 quân tới các căn cứ của họ ở Trung Đông, gần bằng con số 150.000-180.000 quân được triển khai tới Iraq trong giai đoạn 2003-2008, sẵn sàng xâm lược Iran nếu cần thiết.

    Máy bay Mỹ tấn công các mục tiêu thông thường của Iran và phần lớn cơ sở hạ tầng hạt nhân của nước này tại Natanz, Fordow, Arak và Esfahan. Hiện tại, Bộ Quốc phòng Mỹ chưa khởi động một cuộc tấn công trên bộ hay tìm cách lật đổ chế độ ở Tehran, nhưng bộ binh đang được phái đến khu vực,.


    Để đáp trả, Iran tăng cường rải mìn và dùng tàu cỡ nhỏ ồ ạt tấn công các lực lượng của Mỹ ở vùng Vịnh. Các cuộc tấn công bằng tên lửa, tấn công mạng và các hành động phá hoại khác nhằm vào các cơ sở dầu mỏ ở vùng Vịnh sẽ đẩy giá dầu tăng lên đến ít nhất là 150 USD/thùng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

    Iran ồ ạt phóng tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ. Nhiều tên lửa trong số này trượt mục tiêu, nhưng chắc chắn sẽ có một số trúng đích. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran sẽ tấn công binh lính Mỹ ở Afghanistan, Iraq và Syria; lực lượng Houthi tại Yemen được Iran hậu thuẫn sẽ gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Saudi Arabia.

    Israel có thể bị cuốn vào cuộc xung đột thông qua những lần đụng độ với Hezbollah – một tổ chức quân sự và chính trị của người Hồi giáo dòng Shiite tại Lebanon. Iran có ảnh hưởng rất lớn đối với Hezbollah và có thể thúc đẩy lực lượng này tấn công Israel, sử dụng kho vũ khí gồm 130.000 quả rocket của Iran để tăng phí tổn mà Mỹ và Israel phải gánh chịu.



    Hậu quả kéo dài

    Theo Foreign Affairs, một vụ va chạm nhỏ giữa Mỹ và Iran khi đó sẽ nhấn chìm toàn bộ khu vực, không chỉ gây ra những thiệt hại khủng khiếp đối với giới lãnh đạo và người dân Iran, mà còn làm hao tổn sức người và sức của của Mỹ, Israel, Lebanon, các nước vùng Vịnh và các bên tham gia khác trong khu vực.

    Ngay cả khi các chiến dịch quân sự lớn đã dừng lại, xung đột vẫn chưa chấm dứt. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran còn lại sẽ nhắm mục tiêu vào các lực lượng Mỹ và đồng minh tại Trung Đông trong những năm tiếp theo.

    Các trận không kích của Mỹ có thể khiến chương trình hạt nhân của Iran bị trì hoãn từ 18 đến 36 tháng, nhưng không thể phá hủy bí quyết khoa học, và xung đột có thể đẩy Iran tới chỗ thực hiện chương trình hạt nhân một cách bí mật hơn và chế tạo một vũ khí hạt nhân thực sự - mục tiêu mà tính đến thời điểm này Tehran vẫn kiềm chế.

    [​IMG]
    Giới quân sự cảnh báo Iran có khả năng đánh chìm tàu sân bay Mỹ
    Không những thế, ngay cả khi bị cuốn vào cuộc xung đột với hy vọng chỉ làm suy yếu Iran về quân sự, Mỹ vẫn sẽ sớm phải đối mặt với những đòi hỏi ở trong nước và yêu cầu từ phía Jerusalem, Riyadh và Abu Dhabi đòi đánh bại nước Cộng hòa Hồi giáo. Hệ quả là Mỹ có thể sa chân vào một chiến dịch thay đổi chế độ theo kiểu mà họ từng làm ở Iraq vào năm 2003 và Libya vào năm 2011, nhưng lần này là với quy mô lớn hơn nhiều.

    Iran hiện nay có số dân là 80 triệu người, lớn gấp 3 lần so với Iraq tại thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh Iraq. Địa hình của Iran là một thách thức lớn hơn nhiều so với Iraq. Tổn thất của một cuộc xâm lược theo thời gian có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD. Đó là còn chưa tính tới tác động gây bất ổn của một cuộc khủng hoảng người tị nạn từ một đất nước có quy mô dân số bằng cả Afghanistan, Iraq và Syria cộng lại.

    Tạp chí Mỹ cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa Iran và các quốc gia từng bị Mỹ xâm lược trong khu vực. Theo đó, Iran không phải là sản phẩm nhân tạo của chủ nghĩa đế quốc châu Âu, mà là một nền văn minh có lịch sử hàng nghìn năm mang đậm bản sắc dân tộc.


    Người dân Iran sẽ không đối phó với một cuộc chiến tranh lớn với Mỹ bằng cách đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo của mình và lật đổ họ. Một kịch bản tồi tệ có thể xảy ra là cuộc xâm lược của Mỹ có thể thúc đẩy một cuộc nội chiến ở Iran. Khi đó, Iran sẽ trở thành chỗ trú ẩn cho những kẻ khủng bố và gây ra dòng người tị nạn khổng lồ.



    Theo tạp chí Mỹ, chưa cần tính đến những kịch bản tồi tệ nhất như vậy, bất kỳ cuộc chiến nào với Iran cũng sẽ đẩy Mỹ vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông trong những năm tới. Chiến tranh và những hệ quả của nó sẽ tiêu tốn hàng trăm tỉ USD và gây khó khăn không chỉ cho Trump mà cả các tổng thống tương lai của Mỹ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-so-iran-tu-trong-suy-nghi-3382565/?paged=3

    Massu thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này