1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trò chuyện linh tinh giữa 2 hiệp

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi sole_husband, 20/09/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Năm 2018, VN xuất khẩu sang Mỹ 47,75 tỷ ; sang EU 41,8 tỷ . VN nhập khẩu hàng hoá của Mỹ 12,75 tỷ nghĩa là VN thặng dư được 35 tỷ ; nhập hàng EU 13,9 tỷ , VN cũng thặng dư khoảng 28 tỷ ... Khi liên minh châu Âu ký hiệp định thương mại với VN (EVFTA) phải nói đây là 1 thành công của CP, nỗ lực tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp trong nước xuất khẩu ... Thế nhưng VN đã chuẩn bị hàng hoá như thế nào cho cái thị trường to lớn như thế ? Hay tiếp tục lấy hàng tàu rồi gắn nhãn “made in Vietnam” xuất khẩu ? Thế thì khác gì cho tàu hưởng cái ưu đãi mà tụi châu Âu dành cho người lao động VN. Thế giới ngày nay là thế giới bình đẳng , có qua có lại . VN bán hàng cho nó thì cũng nhớ phải mua lại hàng của nó , đừng vác hết qua thằng láng giềng là OK
  2. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Sau khi có hiệp định thuế quan, việc kiểm soát truy suất nguồn gốc hàng hoá sẽ làm chặt chẽ, nước nào vi phạm sẽ bị xử lý, thậm chí loại ra khỏi liên minh. Ví dụ TPP dự kiến hàng xuất xứ nội khối phải đạt tầm 70% cấu thành sản phẩm. Nếu Việt Nam không làm được thì chắc chắn gặp rủi ro nên vào liên minh thuế quan là cơ hội nhưng cũng đòi hỏi nền kinh tế phải nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát được nguồn gốc hàng hoá xuất vào liên minh.
  3. PhieuLinh

    PhieuLinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2014
    Bài viết:
    475
    Đã được thích:
    564
    Nói tới vấn đề này thì tôi nghĩ cần truy về lịch sử chút. Ngày xưa chưa có tư bản thì làm gì có khái niệm kinh doanh, chỉ có những khái niệm thương nhân, thương gia, thương mãi, con buôn. Bản chất của "thương" là lấy cái thừa bù vào chỗ thiếu hoặc không có để kiếm lời. Cho nên nếu con buôn mà không nghĩ đến lợi bằng mọi giá thì không phải con buôn. Khi con buôn ngày càng phát triển, thương đạo vươn ra khắp mọi ngõ ngách của địa cầu nhờ công nghệ thì cái tính chất lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu ngày càng ít đi, ai cũng có thể tự làm ra thứ mà mình thiếu, như ta thấy Trung Quốc ngày nay.

    Do vậy ngày xưa con buôn dù chỉ biết nghĩ đến mình nhưng không có họ thì văn minh nhân loại không thể được như ngày nay. Sau đó họ kiếm quá nhiều tiền và công nghệ phát triển họ không muốn làm cái nghề này nữa. Họ hướng đến những hình thức buôn bán cao cấp hơn như buôn chính trị, buôn kiến thức, buôn quan hệ...Rồi mới đẻ ra khái niệm kinh doanh "Business".

    Việt Nam thì thế hệ con buôn không phát triển được do cuồng nho, sau này cuồng kẻ mà ai cũng biết la ai đấy nên họ không tiến lên trở thành những "businessman" được mà vẫn chỉ là những "entrepreneur" thôi. Vì vậy nên cho dù sau này được gán cái mác "doanh nhân" nhưng bản chất thì vẫn là con buôn. Những trường hợp như Asanzo, Khải silk cũng vậy. Thay vì tự nhận thức mình là con buôn nhưng bị ttuyền thông nhãn mác nó đầu độc hàng ngày lại cữ ngỡ mình lên tới doanh nhân rồi nên chịu chết.

    Ngành nghề nào cũng cao quý kể cả ban dam nhưng quan trọng là xã hội định nghĩa như thế nào. Chừng nào mà còn mập mờ giữa "buôn phế liệu" và "kinh doanh phế liệu" thì những Asanzo sẽ còn tồn tại thôi.

    1 câu hỏi cho ai muốn trả lời: Ban dam là buôn hay kinh doanh?
  4. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Ttuy xuất ? Truy xuất bằng cách nào ? Có văn bản hay qui luật nào hướng dẫn cụ thể ? Bây giờ, ngay cả cơ quan quyền lực nhất quyết định xuất xứ hàng hoá - cục xuất nhập cảng còn chưa có văn bản hay bất kỳ nghị định nào của chính phủ để phân biệt, làm rõ vai trò thế nào là hàng “made in Vietnam” , thế nào gọi là “assembled in Vietnam” hay “product of china designed by Vietnam” .,.

    https://ictnews.vn/thoi-su/nong-asa...han-chua-co-quy-dinh-hang-viet-nam-184638.ict
  5. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.287
    Đã được thích:
    2.245
    Có rồi đấy bác, hồ sơ nhập liệu có ghi rõ ràng chứ có phải bác ra chợ mua món đò không rõ ràng đâu. Khi các đoàn như VCCI hay bên mua họ thuê bên giám định thứ ba thì làm CO bừa không phải đơn giản.
    Chưa kể Việt Nam chắc không ngu gì đi tiếp tay cho đội buôn lậu rồi ăn đòn. Tôi thấy cơ chế đang chuyển biến rất mạnh mẽ đấy chứ.
  6. chinchinchin

    chinchinchin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2018
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    444
    Trump tuyên bố chiến thắng chiến tranh thương mại. sau cuộc gặp giữa trump và Tập đã đạt được một số thỏa thuận đình chiến, cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán linh kiện cho Trung Quốc..Có bác nào phân tích sâu hơn về vấn đề này không vậy, như tôi thấy anh Mỹ là chúa chơi cái trò "chiến thắng trong danh dự".
  7. warhorses

    warhorses Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    1.179
    Để hàng tiêu dùng vào được các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu một cách bài bản thì chính phủ bắt buộc phải kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá một cách tương đối bài bản và tự giác bằng cách thiết lập các bộ tiêu chuẩn hàng hoá phù hợp với thị trường nhập khẩu. Không có bộ tiêu chuẩn để chủ động vào các nước phát triển thì hàng VN chịu rủi ro cao và khó có thể thâm nhập thị trường dù có sản lượng khá và thị trường dễ tính nhất để cho hàng VN là ông Hàng xóm khổng lồ, dễ tính nhưng thu mua giá thấp.

    Bác nói đúng là Việt Nam khó có thể kiểm soát tỷ lệ nội địa và chất lượng hàng Made in VN, chính vì thế nhiều mặt hàng có thế mạnh chỉ đi làm gia công, hàng nông, thuỷ sản hay bị các nước cấm nhập (vì dư lượng kháng sinh, tiêu chuẩn an toàn, chống bán phá giá ...), nói chung hàng mình làm vẫn thuộc dạng thiếu tiêu chuẩn, thiếu sự tự giác kiểm soát (cái này chức năng của Tổng cục đo lường chất lượng), quy mô rất manh mún . Riêng nguyên liệu thô như dầu thì nó có tiêu chuẩn quốc tế tương ứng với giá, hàng vào nhóm nào bán nhóm đó và ứng xử khác hẳn với hàng tiêu dùng. Chính vì vậy, hàng tiêu dùng nhất là nhóm thực phẩm của Việt Nam sang các thị trường khó tính kém hẳn so với bọn Thái và ĐNA, không thể so với China.

    Nếu vẫn tiếp tục trò OEM hàng China sau gắn mác tức là làm sân sau xuất khẩu cho TQ và không kiểm soát được xuất xứ thì có vào liên minh nào cũng khó thúc đẩy sản xuất bài bản, trừ khi TQ cũng ở trong liên minh đó (vì lúc đó hàng China là hàng nội khối nên dễ chứng minh CO). Kiểm soát xuất xử nó phải làm ở quy mô toàn bộ nền kinh tế do chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm rất phức tạp và phải tính đúng VA trong nước hoặc nội khối (ví dụ sản xuất hàng hoá có CO nước ngoài là 50% giá trị và mua nội địa là 50% nhưng mấy thằng mua nội địa nó sử dụng 80% hàng nhập khẩu ngoại khối thì tỷ lệ nội khối lúc đó chỉ là 10%. không phải là hàng nội khối được ưu đãi thuế).

    Nếu không kiểm soát được CO và tỷ lệ nội địa, nội khối thì chấp nhận cuộc đời làm Gia công cho thằng khác, bán nhân công rẻ thôi. Để phát triển hàng chế biến thì việc kiểm soát xuất xứ (để tính VA nội địa, nội khối) và thiết lập tiêu chuẩn an toàn đối với hàng hoá, nhất là hàng thực phậm là bắt buộc. VN hiện nay làm việc này rất kém nhưng buộc phải cải thiện nếu muốn phát triển hoạt động xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo.
    Lần cập nhật cuối: 01/07/2019
  8. hungxongbeng

    hungxongbeng Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2016
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    308
    cũng thấy lạ, nên muốn hỏi bác lấy số liệu mấy cái này ở đâu ?
  9. hungxongbeng

    hungxongbeng Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2016
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    308
    businessman và entrepreneur khác nhau như thế nào, muốn thỉnh giáo bác. Bản thân tôi cũng học tiếng Anh nhưng mà cũng chưa bao giờ nghĩ đến sự khác biệt giữa hai từ này.
    Ban dam thì theo tôi nghĩ là kinh doanh.
  10. bdnuocnam

    bdnuocnam Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    613
    Nói thì rất dễ nhưng làm lại là chuyện khác. Nghiêm chỉnh thì lấy quái gì chúng nó có cái đút vào họng ? Asanzo, Sunhouse là những vụ mới nhất xảy ra tại VN nhưng pháp luật xử lý thế nào ? Ngoài chuyện đưa lên truyền thông chịu điều tiếng trước dư luận và kích Shark Tam khỏi show truyền hình thì huề cả làng . Vua thuỷ sản Minh Phú nhập tôm Ấn Độ (mặt hàng đang chịu thuế chống phá giá tại Mỹ) xuất sang Mỹ ; người Mỹ phát hiện gian dối xuất xứ đòi áp thuế chống phá giá thì bla bla bla ... lượng tôm Ấn Độ chỉ chiếm 10% (1% đã là gian dối rồi). Năm ngoái (2018) công ty Finewood VN nhập gỗ ván ép thành phẩm từ TQ (mặt hàng đang thọ thuế đặc biệt) gắn nhãn “made in Vietnam” xuất sang Mỹ kết quả gỗ VN hiện đang bị áp thêm 67% thuế ... Lực lượng quản lý thị trường và Hải quan muốn bắt gian lận không phải là dễ, tất cả đều như Asanzo đều nhờ công ty khác nhập hàng nghĩa là đưa hàng đi lòng vòng tránh tai mắt . Thoát được thì Ok , không thì cũng chẳng sao chẳng bị chế tài hay tù đày bởi luật xuất xứ hàng hoá tại VN rất mơ hồ

Chia sẻ trang này