1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    Căn cứ của liên quân 6 đũy bị dép lê quăng dép - thiệt hại nặng.
    [​IMG]

    Có 30+ em Sp.Forces pro Hadi đi chăn dê
    [​IMG]
    [​IMG]
    ...

    Massugraywolf83 thích bài này.
  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Chiến trường Lybia đột ngột nóng trở lại

    Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến: Libya đột ngột nóng - Hãy cầu nguyện để không xảy ra Thế chiến 3

    Hôm 29/6, TT Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đe dọa sẽ tấn công lực lượng LNA ở Libya. Nếu điều này xảy ra chắc chắn Ai Cập, Arab Saudi và UAE sẽ không để yên.


    Ngày 3/7, tờ Town Hall xuất bản bài phân tích có tựa đề "Nội chiến Libya hiện tại khiến Thổ Nhĩ Kỳ hồi tưởng tới năm 1911" (Turkey's Latest Libyan War Recalls 1911) của tác giả Austin Bay.

    Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về xung đột vẫn đang diễn ra tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông nói chung, cũng như sự phức tạp của các bên can thiệp vào Libya nói riêng, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

    Tham vọng phục hồi đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ tắt

    Tuần trước, mặc dù lực lượng phiến quân trung thành với Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu vào cuộc nội chiến tàn khốc ở đất nước láng giềng Syria, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự trong một thuộc địa cũ của Đế chế Ottoman: Libya.

    Mối quan hệ giữa đế chế Ottoman với Libya có thể coi là một chương kỳ lạ của lịch sử. Sự cai trị của Ottoman ảnh hưởng đến chính trị Libya đương đại theo những cách kỳ lạ nhưng hiển nhiên.

    [​IMG]
    Đế chế Ottoman sau khi thua trận trước Italia đành chịu mất Libya vào năm 1912.


    Kết nối giữa đế chế và thuộc địa này có một số cộng hưởng tới Thổ Nhĩ Kỳ ở thế kỷ 21. Cái gọi là "Vinh quang hoàng gia" cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của nhà lãnh đạo Erdogan độc đoán. Biệt danh của ông ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là Sultan (vua Hồi giáo) Recep.

    Đế chế Ottoman có hai tỉnh lớn nay thuộc Libya: Tripolitania và Cyrenaica.

    Tripolitania nằm ở phía tây, Cyrenaica cổ đại nằm ở phía đông. Sự phân chia của đế chế Ottoman là nối tiếp sự phân chia của Đế chế La Mã cổ đại.

    Người Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nối và áp đặt một sự cai trị tàn bạo và tham nhũng ở cả hai tỉnh. Sự kiểm soát của thực dân Italia từ năm 1912 đến 1943, tiếp tục di sản độc hại đó và điều đó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến Libya thế kỷ 21.


    Hình ảnh được GNA ghi lại giao tranh với LNA ở khu vực Gharyan, phía nam Tripoli ngày 2/7 trước khi LNA rút khỏi chiến tuyến.


    00:02:20

    Hình ảnh được GNA ghi lại giao tranh với LNA ở khu vực Gharyan, phía nam Tripoli trước khi LNA tháo chạy và bỏ lại vũ khí do UAE viện trợ.


    Lực lượng LNA mạnh và Libya thống nhất là điều Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận?

    Truyền thông châu Âu và Trung Đông đã chú ý đến đe dọa của ông Erdogan và quay sang chỉ trích phe mạnh nhất về quân sự của Libya, Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

    Trong năm 2015 và 2016, lực lượng LNA được lãnh đạo bởi vị tướng gây tranh cãi Khalifa Haftar nổi lên từ "phía đông" Libya và bắt đầu kiểm soát các thành phố ở phía đông. Hầu hết các cơ sở sản xuất và xuất khẩu dầu của Libya đều ở phía đông.

    LNA cam kết bảo đảm an ninh cho họ và bắt đầu đối đầu trực tiếp lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở phía tây.

    Với cam kết trung thành, LNA nhận được tài trợ bởi Chính phủ Tobruk ở phía đông, còn chính phủ GNA có trụ sở tại Tripoli, thủ đô thì nằm ở phía tây.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái trinh sát Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hỗ trợ GNA trinh sát tại Tripoli.


    Vào tháng 4/2019, LNA đã phát động một chiến dịch quân sự nhằm chiếm lấy Tripoli. Vào tháng 6, khi các dân quân trung thành với GNA gần Tripoli bắt đầu tháo chạy, các quan chức LNA và Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị các cuộc thảo luận ngừng bắn.


    Trận chiến gần Tripoli đã khiến khoảng 600 người chết. Hơn 120,000 thường dân đã rời bỏ nhà cửa của họ để tránh bạo lực.

    Các chiến binh LNA gần cảng biển phía đông của Benghazi đã bắt giữ 6 thủy thủ Thổ Nhĩ Kỳ. Động tác của LNA được cho là cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Libya.

    Mặc dù LNA đã phóng thích các thủy thủ sau đe dọa của Erdogan, tuy nhiên đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra rất nhanh và không cân bằng với hành động, đặc biệt là khi các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra với sự bảo trợ của LHQ.

    [​IMG]
    Tên lửa Javelin do UAE viện trợ LNA bị lực lượng trung thành với GNA phát hiện và tố cáo.


    Thủ thuật của Sultan

    Thủ thuật của ông Erdogan làm phức tạp nỗ lực chấm dứt cuộc chiến vô chính phủ ở Libya, đó được coi là mục tiêu thực sự của ông. Các con tin đã cho Erdogan một lý do hợp lý để đe dọa can thiệp quân sự. Giờ đây GNA sẽ có một động lực để tiếp tục cầm súng.

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng là thành viên NATO. Khi một thành viên NATO đe dọa chiến tranh, các đồng minh NATO phương Tây cũng phải xem xét các cam kết hiệp ước của họ liên quan đến một khu vực tiềm tàng nguy cơ.


    [​IMG]
    Sân bay Mitiga được cho là nơi xuất phát của UAV Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ GNA bị LNA tấn công hôm 30/6.


    Trước đây, thông qua NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã thận trọng cung cấp một số hỗ trợ cho phiến quân Libya chống lại nhà độc tài Muammar Gaddafi trong Mùa xuân Ả Rập 2011.
    Hiện nay tồn tại chia rẽ sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Arab vùng Vịnh về Syria. Điều này cũng đúng với thực tế ở Libya.

    UAE, Arab Saudi và Ai Cập không che giấu rằng họ ủng hộ LNA, Pháp, quốc gia châu Âu được cho là ngả theo nhóm này. Trong một mối quan hệ "kỳ quặc", cả Nga và Mỹ đều tuyên bố ủng hộ LNA.

    Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ và Italia ủng hộ GNA, chính phủ được LHQ hỗ trợ trên danh nghĩa. Tuy nhiên GNA chỉ kiểm soát khu vực Tripoli.

    Rõ ràng là các cường quốc một lần nữa đang xâu xé thế giới. Xin cầu nguyện rằng năm 2019 không theo kịch bản này để dẫn tới một cuộc Thế chiến mới.
    http://soha.vn/tho-tuyen-bo-tham-ch...hien-20190703212825015rf20190703212825015.htm
  3. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Mợ Hương chém gió vụ tên lửa S75 bay được 250km rồi. Đúng là tên lửa đạn đạo hoán cải từ công nghệ S75 có thể đạt tầm ấy. Nhưng tên lửa phòng không nguyên bản lại không thể bắn quá 150km. Bởi vì quỹ đạo ko tối ưu cho bắn xa ở góc 45 độ, và một số cải tiến tăng nhiên liêi, giảm trọng lượng đầu đạn cũng như hệ thống điều khiển để đạn cải tiến bay xa. Trong KCCM có ghi nhận một đạn mất điều khiển bay xa 100km.

    Cái xác tên lửa ở Sip nhìn giống phần cánh của đạn S75. Đặc biệt cái gân trên thân nhỏ hơn đạn S200.

    Bất kể là đạn S75 hay S125. Chứng tỏ có người làm hiện trường giả. Chỉ có đạn S200 mới bay tới đó thôi.
    bloodheartvn, ngotuanRugivnb thích bài này.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.750
    Đã được thích:
    10.161
    Theo thông tin la liếm internet của kỹ sư Tàu Con thì S-200 không thể bay đến Síp mà rớt được.
    NamtuocLexusGX460 thích bài này.
  5. iloveubaby

    iloveubaby Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    701
    Nản các chiên gia QS ghê . Không có vụ rảnh mà đi dàn dựng hiện trường như các nhà âm mưu học Việt Nam đưa ra .Khẳng định cái vật thể rơi trên đảo Síp là phần đuôi của đạn S-200 . Hình minh họa so sánh .
    https://flic.kr/p/2gqJ2mY
  6. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Khách khách:)) Hôm nay mưa bão cô mèo ú @meo-u lại mon men vào ăn vụng quanh chõng của chị hả;;)

    Các cô phải hiểu cơ chế bay tựa đạn đạo trong pha bay thụ động của các đạn tên lửa phòng không. Miễn là nó còn điều khiển được và chưa tự huỷ thì nó còn lướt như tên lửa có cánh hay bom lượn một quãng khá xa. Với đạn S-200, có khi nó lượn được 600 km nếu đầu đạn không có chế độ tự huỷ.

    Với hệ thống TLPK S-200, bệ phóng luôn "cửng" ở góc tà 48o khi 4 động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn khai hoả. Góc này là tối ưu để bù trọng lực giúp đạn nằm trong góc phóng 45o ở pha bay tích cực (còn động cơ đẩy). Góc này giúp đạn đạt tầm bắn xa nhất với những mục tiêu ở kịch tầm với của tổ hợp này. Khi tách tầng khởi tốc, động cơ nhiên liệu lỏng tầng đạn mới hoạt động. Nếu bắn mục tiêu ở gần hay có tốc độ cao, tay ga tự động của bơm nhiên liệu tăng áp sẽ đặt ở mức tối đa để đạn đạt tốc độ bắn đón, bắn đuổi tối ưu. Nếu bắn mục tiêu ở xa, tay ga tự động được chỉnh ở mức đốt nhiên liệu tối ưu từ tối đa xuống tối thiểu và đạn được cố định góc leo 45o trong 100 giây đầu để tầm bắn đạt cự ly xa nhất . Ở giây thứ 30 sau khi phóng, khí nén mới được bơm vào 2 thùng nhiên liệu chính để hỗ trợ bơm tăng áp hút nhiên liệu cho pha tiếp cận. Khi áp suất bình khí nén xuống ngưỡng 50 át, khí nén sẽ bị ngừng cấp cho các thùng nhiên liệu chính để dành cho việc hỡ trợ bơm nhiên liệu từ các thùng phụ cho máy phát điện chạy động cơ thuỷ lực điều khiển cánh lái khi đạn đã tắt động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Khi máy phát điện trên khoang hết nguồn ở pha bay thụ động, đầu đạn S-200 sẽ tự huỷ sau 10 giây nếu không gặp mục tiêu.

    Như vậy có thể thấy, xác đạn rơi xuống phía bắc đảo Síp:
    - Dựa trên hình ảnh mảnh xác và vật chứng hiện trường, tính năng kỹ chiến thuật hoàn toàn được xác định là đạn của hệ thống S-200. Chị lưu ý các cô là góc chụp phản ảnh rất rõ phần ống dẫn nhiên liệu từ thùng nhiên liệu tới máy bơm tăng áp ở khoang động cơ được đặt phía ngoài vỏ thân đạn. Ngoài ra, phần cánh nâng phía thân là phần sau của các cánh đạn S-200, với các tham số vát cạnh trước 75o và vát cạnh sau 11o.
    - Dựa theo các nhân chứng, đầu đạn đã nổ trên không khi quả đạn này có thể đã bắn trúng một mục tiêu nào đó ở cuối tầm hoặc tự huỷ theo thiết kế.
    - Khi rơi xuống đất, xác đạn có thể gây cháy do nhiên liệu còn lại trong các thùng nhiên liệu động cơ tên lửa chính và thùng nhiên liệu máy phát điện trên khoang.
    iloveubabyhalosun thích bài này.
  7. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    xin lỗi đồng chí đã sai rồi

    nhiều đồng chí cho rằng phần kim loại hình nắm tay kia là phần gắn kết 4 rocket với quả đạn S200, nhưng ko phải vì nó ko rõ ràng, trong khi đường gân phần nắm tay kéo dài tới phần tầng đẩy ban đầu của quả đạn, trong khi hình ảnh của đồng chí vẽ vời ko hề giống
    Đạn S200 được kết nối với 4 rocket đẩy phụ với điểm gắn kết khác kiểu tay cầm, hoàn toàn ko có phần thiết kế tay cầm nào cả
    Cuối cùng phần cánh vây lớn nhất lộ ra còn gần như nguyên vẹn là hình chữ nhật chứ ko phải hình tam giác, làm sao trong lúc rơi xuống nó lại tạo ra hình chữ nhật được trong khi gốc nó là hình tam giác ?

    Tiếp nữa chỗ tôi tô đỏ là phần cánh vây tầng đẩy của S125 đặc trưng có khe rộng hơn so với phần cánh vây chính của S200, cánh vây chính S200 rất hẹp và mỏng, ko hề có khe hở nào như vậy, cuối cùng nếu có va đập cũng ko thể ra hình chữ nhật, cùng lắm là hình thang thôi

    Có vài vị rồ Nga cứ 1-2 cho là S200 thông qua vài tiểu tiết nhỏ, thực ra S125/200 đều có trong kho của bọn NATO (Ba Lan) hoặc thân Mỹ (Georgia, Ukraine) việc chúng bố thí cho nhau để học hỏi là bình thường, bọn Síp có thể đã rải đều các thiết bị của cả 2 loại đạn xung quanh hiện trường, tiếp nữa thiết kế S125 hay 200 cũng gần tương tự nhau vì cùng 1 dòng Sxx thời LX cũ nên 1 số phần nhỏ nhặt khá giống nhau là bình thường, cái tôi đang nói là phần vật thể lớn nhất, công khai dễ nhận biết nhất là 1 tầng đẩy của S125

    S200VE là phiên bản duy nhất Syri sử dụng, ko có thông tin nào Syri mua loại đạn mới hơn, nó chỉ có tầm bắn 200km (đối với bản nội địa, còn bản xuất khẩu ko rõ có cắt giảm ko). Quãng đường từ vị trí Syri khai hỏa tới Síp lên tới >255km

    Hãy nhớ mọi chuyện đều có thể xảy ra, các vị hay tranh luận trong chủ đề Syri này quên bọn mũ trắng cũng chuyên gia đóng kịch bịa đặt đó sao, tôi đoán rằng máy bay Fxx bị rơi có liên quan tới F35, nên cả phe phương tây do thái phải hợp lực để che đậy tinh vi như vậy

    Mời con hoang dẫn chứng lập luận phân tích tính toán làm sao đạn S125 bay tới được Síp :cool:
    Lần cập nhật cuối: 04/07/2019
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    thực ra việc có bắn rơi đc F các loại hay không là 1 vấn đề khác, còn hiện trường có nhiều chi tiết của tên lửa phòng không hệ Nga, còn với tên lửa phòng không S200 nó có tầm bắn mục tiêu tối đa là 200 km, thì nếu bắn hụt, hết lực đẩy đạn vẫn theo quán tính bay thêm đc 1 đoạn nữa là bình thường bác ah
    bloodheartvn thích bài này.
  9. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    1 đoạn cùng lắm là khoảng 1000m tức 1km thôi, ko thể nào bay tới tận thêm >55km được, mà thông số 200km chỉ là với máy bay ném bom, còn nếu ngắm bắn F16 hoặc F35 thì con số nhỏ hơn, tầm bắn vì thế cũng giảm, vì khi đó góc ngẩng của bệ phóng nâng thấp hơn để ngắm bắn F15/16/35 vốn có trần bay thua B52 (thứ mà S200 được thiết kế để bắn hạ chủ yếu) , vì thế trần bay chịu lực hút của trái đất mạnh hơn do đó phạm vi của nó sẽ ngắn hơn do tiêu hao nhiều năng lượng để kéo, tôi ko tin S200 có thể bắn tới tận phía bắc đảo Síp được

    Bây giờ thử đặt ra bài toán, đạn S200VE bắn max range 200km, hết nhiên liệu, khi đó nó ko còn đạt được vận tốc Mach 4 như ban đầu (bởi nó ko dùng động cơ ramjet, nên ko duy trì được liên tục), như vậy nó sẽ bay được khoảng Mach 0.8 (ko có quả đạn nào ko còn nhiên liệu mà bay siêu âm được cả, Mach 0.8 là ước chừng dư ra cho nó), cho độ cao là 40km max độ cao mà nó có thể đạt được như vậy nó chỉ có thể đạt được phạm vi khoảng >94km mà thôi, đấy là ước lượng dân thường như chúng ta dùng công thức cơ bản tính toán, ai biết được khi nó hết nhiên liệu, liệu nó có rơi tự do tức thì hay ko thay vì lao vun vút đi ? bởi thiết kế S200 ko phải thiết kế bom lượn, nên ko chắc nó có thể lao vun vút khi hết nhiên liệu, còn nếu thay con số Mach 0.8 bằng con số Mach 4 (tức nó duy trì được tốc độ ko rõ bao nhiêu lâu - điều này khá vô lý) thì phạm vi quả đạn ko còn nhiên liệu đạt được >250km (rơi ở góc độ 30-60 độ) theo đúng ý những ng phản đối, đấy là những giả thiết mà thôi vì ko ai rõ tối hôm đó Syri có bắn S200 ko, rồi bắn ở góc độ cao cự ly nào, rồi làm sao PK Syri có thể ngắm bắn hợp lý tới mức đúng góc độ, độ cao để rơi tự do như bom lượn tận bắc Síp như đã nêu - tự mỗi người cảm nhận tôi ko nói nhiều :-D

    Ai muốn tính nhanh cứ vào đây mà tính là ra, nhưng dĩ nhiên bỏ đi toàn bộ những dữ kiện như vận tốc khi hết nhiên liệu của quả S200 là bao nhiêu chắc chắn ko ai rõ, quả S200 nếu có thật đêm đó, thì nó bay ở độ cao nào và khi rơi ở góc bao nhiêu độ chắc chắn ko ai rõ, nhưng ai cũng rõ 1 điều S200 ko phải bom lượn, nó ko thể nào với khí động học tên lửa PK lại có thể lượn tới quá 55km được, vd tốc độ của 1 quả đạn hết nhiên liệu lại còn đạt tương tự khi còn nhiên liệu, vậy thông số các vũ khí siêu âm của Nga phải sửa lại vd Kh-31 đạt mach 3 thì khi hết nhiên liệu nó phải đạt Mach 3+ và phạm vi 120km phải đổi thành 200km, khi chế tạo 1 vũ khí họ đã thử nghiệm toàn bộ khả năng của vũ khí đó, nên ko thể nào có chuyện vũ khí đó vượt qua tham số đã công bố tới mức khó tin

    https://www.omnicalculator.com/physics/range-projectile-motion
    https://www.omnicalculator.com/physics/free-fall
    1 điều đáng lưu tâm, nếu quả đạn S200 kia đạt được những dữ kiện giả tưởng mà tôi đã đưa ra, vậy làm sao nó có thể cháy lớn như vậy khi chỉ còn cái xác khô ?
    Ảnh hiện trường F16 bị bắn hạ năm ngoái
    Ảnh 1 trong 2 quả S200 năm ngoái khi bắn hạ F16 (đây là quả đạn thứ 2 bắn trật chiếc F16), 1 phần rơi xuống vườn dân, xung quanh hoàn toàn ko có xảy ra cháy nổ gì


    Đây là loại Qaher-M2 cải biên từ S-75, tuy nhiên sức công phá của nó hầu như ko cao bằng các loại tên lửa đạn đạo gốc như Tokcha, Scub, nhưng do Houthi ko có nhiều nên phải sử dụng để khủng bố Saudi, UAE , thời gian gần đây Houthi cũng ko còn sử dụng loại này mà chuyển sang loại Soumar sao chép Kh-55 của Iran, hoặc UAV cảm tử, tuy nhiên để loại Qaher-M2 này bay được 300km thì Houthi và Iran cũng đã cải tiến đi rất nhiều, đặc biệt là cơ chế ổn định cho quả S75 cải biên này để nó bay ổn định theo dạng đạn đạo, trong khi S200 nặng hơn và cơ chế của nó chỉ có 1 là phóng lên trời, nên nếu hết nhiên liệu và quá tầm radar dẫn bắn thì khó có thể tin được nó vẫn lượn lờ được >55km

    Lần cập nhật cuối: 04/07/2019
    Racuta thích bài này.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.886
    Đã được thích:
    17.409
    chỉ có 1 chi tiết phải công nhận là cảnh cháy nổ khi UFO chạm đất rất hoành tráng nên khả năng là vẫn còn nhiên liệu dư trong UFO, tới giờ chỉ có thể kết luận như vậy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này