1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tướng Hossbach(*), chỉ huy quân đoàn, tập kết trung đoàn xe-tăng SS mới tăng cường tại làng Maciejow, bởi vì Muehlenkamp đã thuyết phục ông rằng bọn Đỏ sẽ tấn công qua vùng đầm lầy ở phía bắc tuyến đường sắt Kovel-Lublin và để rồi hướng thẳng phía con sông Bug. (Khu vực đầm lầy này thường không thể đi qua nhưng sẽ dễ dàng vượt qua được trong mùa hè nóng bức 1944). Muehlenkamp còn dự đoán, mục tiêu của người Nga sẽ là chiếc cầu vượt sông Bug thuộc phía tây Luboml.

    Đòn tấn công thăm dò đầu tiên của Hồng quân bắt đầu vào buổi chiều - một thời điểm khá bất thường đối với người Nga — và khiến cho những người lính SS hoàn toàn bất ngờ. Có 3 người: Trung úy SS Lichte, một thiếu úy, và một trung sĩ đang ngâm mình tắm trong một cái ao gần đó khi xe-tăng của Hồng quân áp sát. Chỉ mặc bộ đồ lót, họ cố gắng xoay xở, bò ngược lại Sở chỉ huy, nhưng chỉ thấy nó đang bùng cháy dưới hỏa lực pháo binh hạng nặng của người Nga. Họ định lăn xuống 1 cái hố ẩn nấp nhưng buộc phải bò ra khi ba chiếc T-34 tiến đến, cách họ chỉ có 50 thước Anh. May mắn làm sao, các chỉ huy xe tăng của Nga lại dừng lại và cùng đứng trên tháp pháo xe-tăng bàn luận. Vì vậy, họ không trông thấy những người lính SS trong tình trạng gần như “trần như nhộng” lẻn thoát được – đúng là không ai có thể nghi ngờ về tình trạng trớ trêu của họ. Đóng nắp đậy, cả ba chiếc T-34 tăng tốc tiến lên, lao luôn vào họng pháo của một cặp Panther được ngụy trang rất hoàn hảo, và xe tăng Đức nhanh chóng thổi bay cả 3 chiếc T-34 tung ra từng mảnh….

    Đòn tấn công chủ lực của Hồng quân được tiến hành vào ngày hôm sau – 7/7/1944 – dẫn đầu là một mũi giáo với trên 100 chiếc xe-tăng. Đòn trinh sát của Hồng quân đã thất bại trong việc phát hiện ra có sự xuất hiện của Cụm tăng Muehlenkamp (gần làng Maciejow), nên xe-tăng SS không bị tấn công bởi các máy bay ném bom thuộc Không quân Nga. Đúng như Muehlenkamp dự đoán, các xe-tăng Nga giờ đây đang ập xuống con đường quốc lộ theo đội hình hành quân, phơi 2 bên sườn tăng trước hỏa lực pháo binh Đức. Mở màn, là cơn bão lửa từ 2 bên đường ập xuống thật khủng khiếp. Chỉ trong khoảng khắc, hàng chục xe-tăng Sô-viết bị hủy diệt. “Ở khắp nơi, toàn là những khối thép đang chìm trong lửa cùng với những mảnh vỡ đang cháy âm ỉ!”. Peter Strass-ner hồi tưởng lại…Trận hủy diệt tăng kéo dài trong 90 phút. Vào thời điểm người Nga rút lui, họ phải bỏ lại trên chiến trường gần 100 (???) xe-tăng bị phá hủy hoàn toàn cùng với hàng chục chiếc khác bị hư hại. Chỉ riêng Trung đội 1 Panther, do Trung sĩ SS Alfred Grossrock (**) phụ trách, đã loại khỏi vòng chiến đấu 26 xe-tăng Nga, ngoài ra Trung đội của Trung úy người Phần lan Olin đánh gục thêm hàng chục chiếc tăng khác nữa….

    Không hề đếm xỉa tới thiệt hại, người Nga tung ra tới 10 Sư đoàn Bộ binh, 1 Quân đoàn xe-tăng và 2 Lữ đoàn tăng độc lập trong trận chiến Kovel. Một trận chiến phòng thủ đẫm máu trong 4 ngày liền diễn ra, nổi bật lên những đơn vị chiến đấu đặc biệt quên mình là: Cụm xe-tăng Muehlenkamp, Sư đoàn 26 Bộ binh Rhineland-Westphalian (Đại tá Frommberger), và Sư đoàn Bộ binh 342 Rhine-Mosel (Trung tướng Heinrich Nickel). Vào thời điểm người Nga tạm thời dừng các cuộc tấn công vào Kovel trong ngày 11/7/1944, họ đã mất tới 295 xe-tăng…

    Chiến thắng tại Kovel đã dẫn đến việc đưa Tướng Hossbach lên kế nhiệm Kurt von Tippelskirch (***) làm Tư lệnh Tập đoàn quân IV vào ngày 18/7/1944. Không rõ liệu Tippelskirch có bị thương, gặp thương tích trong một tai nạn bất ngờ, hay ngã bệnh, nhưng ông sẽ không trở lại vị trí chỉ huy cho đến tận mùa đông. Dù sao đi nữa, Hossbach là một chỉ huy chiến trường tốt, mặc dù ông ta là người có tính khí cực kỳ độc lập. Hossbach về phe ủng hộ Hitler từ năm 1938, thậm chí ông to tiếng với cả Quốc trưởng khi còn đang đeo lon Đại tá. Là một sĩ quan có trình độ, một nhà chiến lược gia tài năng, nhưng ông rất cố chấp; thỉnh thoảng, ông ta còn bỏ qua ngay cả những mệnh lệnh hợp lý từ các chỉ huy xuất sắc như Reinhardt cho nên sẽ rất khó cho bất kỳ sĩ quan cấp cao nào làm việc cùng với Hossbach.

    Tất nhiên, Hồng quân không hề nản lòng với thất bại tạm thời tại Kovel. Ngày 13/7/1944, một lần nữa, họ lại tổng công kích vào Kovel cùng lúc với một đòn tấn công chủ lực vào phía đông thành phố Lvov (Lemberg), thuộc khu vực do Quân đoàn Panzer III của Tướng Breith phụ trách, được bảo vệ bằng 2 Sư đoàn Bộ binh 349 và 357 yếu kém. Thiếu tướng Werner Friebe (****) cùng Sư đoàn tăng số 8 cố gắng phản công nhưng đã bị tàn sát bởi Không quân Sô-viết. Đến ngày 14/7/1944, rõ ràng là cuộc tấn công của Hồng quân có 2 trọng tâm nhắm vào Kovel, đầu tiên là trong vùng trách nhiệm của tướng Harpe với Tập đoàn quân Panzer IV bên cánh phải; tiếp theo tại Ternopol, thuộc khu vực của Tướng xe-tăng Erhard Raus với Tập đoàn quân Panzer I bên cánh trái. Ngoài ra còn có một đợt tấn công hỗ trợ (hướng chính diện) hướng thẳng vào Lvov. Các địa điểm do Cụm Tập đoàn quânBắc Ukraine dần dần rơi vào tay Hồng quân cho đến ngày 17/7/1944, ngày mà người Đức bắt đầu rút lui về phòng tuyến gọi là Prinz Eugen, tình hình vẫn chưa hề được cải thiện và khó có thể xuất hiện rõ rệt trên bản đồ.

    Đến đây, chúng ta hãy tạm ngừng diễn biến với tình hình chiến sự, để phân tích câu chuyện về đất nước Uk-raina trong Thế chiến thứ II, cũng như hình ảnh của những người lính tình nguyện phương Đông đầu quân vào lực lượng Wehrmacht của Đức, tiêu biểu là Sư đoàn Bộ binh Cơ giới 14 SS mang tên là “Galicia”…

    ………………………………

    (*). Friedrich Hossbach nhập ngũ vào năm 1910, là sĩ quan phụ tá trong quân đội Hitler cho đến năm 1938, khi ông ta bị sa thải vì đã thông báo cho Đại tướng Baron Werner von Fritsch, Tổng tham mưu trưởng quân đội, cho rằng SS và SD đang âm mưu thải hồi ông ta bởi vì Hossbach liên quan đến đồng tình luyến ái. Sau đó, ông ta lại tiếp tục phục vụ trong quân đội, kinh qua các chức vụ; Tư lệnh Trung đoàn bộ binh 82 (1938-39); Tham mưu trưởng Quân Đoàn XXX (1939); trở về làm Tư lệnh Trung đoàn bộ binh 82 một lần nữa (1939-42); tạm quyền chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 31(1942); chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 82(1942-43); chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 31 lần thứ hai (1943); Quân đoàn phó Quân đoàn Panzer LVI-56 (1943); Quân đoàn trưởng Quân đoàn Panzer LVI-56 (1943-44); tư lệnh Tập đoàn quân IV (1944-45)….

    (**). Grossrock, sinh tại Ludwigsburg, Wuerttemberg, vào ngày 2/1/1918, được trao tặng Hiệp sĩ Thập tự. Do bị thương nặng nên đã bị người Nga bắt trong chiến dịch tại Hungary và qua đời trong khi bị giam cầm ngày 5/4/1945….

    (***). Kurt von Tippelskirch trở lại làm nhiệm vụ vào cuối tháng 10/1944 với tư cách là phó Tư lệnh Tập đoàn quân I đóng tại Pháp (1944). Sau đó, ông chuyển sang làm phó Tư lệnh Tập đoàn quân XIV tại nước Ý (1944-45) và Tư lệnh Tập đoàn quân XXI )1945. Tippelskirch có thời gian ngắn chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Vistula (1945). Sau chiến tranh đã qua đời tại Lueneburg năm 1957…..

    (****). Người kế nhiệm tiếp theo của Friebe, là Thiếu tướng Gottfried Froelich, đến nắm quyền chỉ huy trong ngày 21/7/1944. CònFriebe sau đó chuyển sang làm Tham mưu trưởng Wehrkreis (Quân khu) III (Tháng 9 /1944 – 4/1945) và qua đời tại Stuttgart năm 1962.
    --- Gộp bài viết: 14/07/2019, Bài cũ từ: 14/07/2019 ---
    [​IMG]
    Thống chế Walter Model (phải), người liên tiếp chỉ huy Sư đoàn Sư đoàn tăng số 3 (1940-1941), Quân đoàn Panzer XXXXI-41 (cuối 1941-1942), Quân đoàn IX (đầu 1942-1944), tạm quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc (9/1/1944); Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraine (31/3/1944) và đương nhiệm thêm cả Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (29/6/1944). Ông trở thành Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B ở Mặt trận phía Tây vào ngày 17 tháng 8 năm 1944 và ở vị trí này cho đến khi bị Đồng minh tiêu diệt trong Trận chiến vùngRuhr (năm 1945). Thay vì đầu hàng, Thống chế Walter Model đã tự sát gần Duisburg vào ngày 21/4/1945 ( Tài liệu của viện Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ)……
    gaume1, tatpcit, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    UKRAINA TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI


    Ukraina thời điểm đó có một lịch sử chính trị nóng bỏng và phức tạp. Bước vào thế kỷ hai mươi, Ukraine được chia thành hai phần: Tây Ukraina (hay còn được gọi là Galicia), là một phần của Đế chế Áo-Hung, và phía đông thuộc Ukraina lớn hơn rất nhiều, vốn bị chiếm đóng bởi Sa hoàng nước Nga. Trong suốt Thế chiến thứ nhất, vùng đất này bị tàn phá bởi những người lính thuộc Quân đội Hoàng gia Đức, những người được chào đón như những chiến sĩ giải phóng. Tuy nhiên, cả hai phần đất của Ukraina, đều mong muốn điều tương tự: một nước Ukraina tự do và thống nhất. Năm 1918, Đế chế Áo-Hung sụp đổ và với nước Nga đang ở trong tình trạng hỗn loạn, người Ukraina đã có cơ hội để thiết lập cái điều mọi người đều mong muốn: một nước Ukraina tự do và độc lập. Chính vì vậy, họ nhanh chóng tuyên bố nền độc lập của nước mình…..

    Đúng thời điểm đó, tình hình chính trị quốc tế đã đối nghịch lại với một quốc gia còn non trẻ, và Ukraina sớm bị tấn công bởi các nước Nga và Ba-lan mới hồi sinh, họ lại được ủng hộ bởi các đồng-minh phương Tây, đặc biệt là người Pháp. Năm 1920, nền độc lập của Ukraina không còn tồn tại nữa. Ba Lan sáp nhập vùng Galicia, trong khi những người Bolshevik chinh phục miền đông Ukraine. Galicia đã phải chịu một loạt các chiến dịch "bình định" tàn nhẫn, trong đó người Ba Lan ra sức tìm cách đàn áp văn hóa cũng như mọi bản sắc dân tộc Ucraina. Họ đã phạm một số tội ác tàn bạo và thậm chí thiết lập hai trại giam giữ các tù nhân chính trị Ucraina, tại vùng Bereza Kar-tuska và Biala Podlaska.

    Thế nhưng, các chiến dịch "bình định" của người Ba Lan lại có vẻ nhẹ hơn khi so sánh với cách đối xử của Liên Xô tại miền đông Ukraine. Mặc dù nó không bao giờ phổ biến trong các nhà biện hộ cho chủ nghĩa xã hội tại nước Mỹ và những người lầm lạc khác nhưng vẫn có nhà văn dám đứng lên chỉ trích chủ nghĩa cộng sản – những người anh em đồng đạo trí tuệ của họ - rằng ông có bằng chứng chỉ ra rằng Hồng quân đã gây ra hàng loạt các cuộc thảm sát cũng như một nạn đói kinh hoàng làm hàng triệu người bỏ mạng…

    Với một số lượng lớn các vụ đàn áp tàn khốc, những hành vi tàn bạo do những người Bolshevik thực hiện tại Ukraina trong đầu những năm 1930 có thể so sánh với thảm họa Holocaust (sự diệt chủng người Do-thái) trong nỗi kinh hoàng của người dân. Đến khi Hồng quân tiến vào miền đông Ba Lan vào tháng 9/1939, nền khủng bố trong sự cai trị của Stalin cũng được mở rộng sang cả vùng Galicia. Mọi nhà thờ đều bị đóng cửa, các trang trại đều bị tịch thu, vô số các nhà lãnh đạo, các thành viên trong giới thượng lưu bị sát hại hàng loạt. Chỉ trong vòng có 2 năm, hơn 600.000 người Ukraina bị “trục xuất” mà không bao giờ được nhìn thấy mặt một lần nữa. Ngay cả khi buộc phải rút lui trước sức mạnh của cuộc “Đông tiến” do Hitler khởi xướng vào tháng Sáu năm 1941, Liên-xô vẫn tiếp tục giết những người không hề có chút khí giới tự vệ. Khi lính Đức vào một nhà tù tại Lvov hồi tháng 6/1941, họ tìm thấy một số lượng thi hài trong số 2.400 tù nhân Ukraina, tất cả đều bị bắn vào cổ. "Những góa phụ khóc lóc, lũ trẻ em mồ côi của những nạn nhân này đứng bâu quanh một phần các xác chết cha và chồng họ tạo nên một cảnh tượng khủng khiếp!" Tiến sĩ Hans Frank (*), được coi là một tay phát-xít cuồng tín đã nhớ lại như vậy….

    Nhiều vụ thảm sát tương tự cũng xảy ra tại Stryi, Stanyslaviv, Ternopil, Sambir, Zolochiv, Lutsk hoặc nhiều nơi khác. Một sự ngạc nhiên nho nhỏ khi người dân Ukraina đã đổ xô ra chào đón người Đức như là những người giải phóng trong thời gian đầu của cuộc xâm lược nước Nga năm 1941. “Trong mỗi ngôi làng mà chúng tôi tới đều được các cô gái đẹp ôm những bó hoa tươi thắm ra đón tiếp, thậm chí còn nhiều hơn khi chúng tôi tiến vào Thủ đô Vienna” – trích nhật ký của một lính Đức viết vào tháng 6/1941. Tướng Guderian (lúc đó đang là Tư lệnh Tập đoàn quân Panzer II) cảm thấy mình như là một tù nhân trong niềm hạnh phúc bởi sự chào đón của các người dân ngụ cư trong một ngôi làng tại Ucraina. Họ từ chối để ông ra đi cho tới khi họ thấy ông đã được vinh danh một cách thích đáng. Dân làng và nông dân chào đón quân đội Đức với bánh mì và muối ở các buổi tiệc dân dã (món ăn truyền thống Ukraina dành cho những vị khách danh dự), trong âm điệu của đàn balalaika, được cung cấp mọi thức ăn và đồ uống, với những chiếc cổng chào được dựng lên mang khẩu hiệu như: “Người dân Ucraina cảm ơn những người giải phóng - quân đội Đức dũng cảm. Heil Adolf Hitler – Hitler muôn năm! ”….

    …………………………

    (*). Là luật sư riêng của Hitler trong suốt thời kỳ Đảng quốc xã lên nắm quyền lực, Tiến sĩ Hans Frank (sinh năm 1900) là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục ngàn người Do Thái và Ba Lan. Ông trở nên thất vọng với chế độ mà ông ta đang phục vụ vào cuối năm 1942,khi Đức quốc xã bắt giữ và hành quyết người bạn thân của mình - Tiến sĩ Karl Lasch – nguyên Giám đốc Học viện Luật Đức. Khi Frank giận dữ kêu gọi xem xét lại hiến pháp, Hitler đã tước bỏ tất cả mọi vị trí danh dự trong Đảng Quốc xã của ông, mặc dù ông vẫn giữ chức Đại diện toàn quyền Đức tại Ba-lan. Frank thú nhận tội lỗi của mình tại tòa án Nuremberg, lên án Hitler, và cầu xin lòng thương xót trên cơ sở của sự cải đạo gần đây của ông sang Kitô giáo. Tuy thế, ông vẫn nhận án tử hình và bị hành quyết vào ngày 16/10/1946, cùng với Rosenberg, Streicher, Keitel, Jodi, và nhiều nhân vật quan trọng khác…
    --- Gộp bài viết: 17/07/2019, Bài cũ từ: 17/07/2019 ---
    [​IMG]
    ẢNH ; TIẾN SĨ HANS FRANK (1900-1946)
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    NGÀY HÈ MỌI NGƯỜI BIẾN ĐÂU HẾT RỒI NHỈ...MÌNH CỨ KỲ CẠCH GÕ BÀN PHÍM MÀ CHẢ THẤY MỘT CÁI LIKE HƯỞNG ỨNG CHÚT NÀO.....:-(:-(:-(:-(:-(......
    malutki1981, gaume1, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đó là thời điểm trước khi họ gặp Erich Koch, Tân Đại diện toàn quyền Đức tại Ukraine. Vốn là một cựu thư ký ngành đường sắt và là bạn thân của Martin Bormann xảo quyệt, Erich Koch đã là thành viên của Đảng quốc xã từ năm 1922, được bổ nhiệm làm toàn quyền Đông Phổ năm 1928 theo lời giới thiệu của nhà chính trị gia với tư tưởng bài trừ Do thái khét tiếng Ju-lius Streicher . Ông ta rất tàn nhẫn, tàn bạo nhưng là một tay tham nhũng có hạng khi được Hermann Goering đề cử vào chức vụ Đại diện toàn quyền của Đế chế trước khi cuộc xâm lược tháng sáu năm 1941 nổ ra. Về mặt lý thuyết, Erich Koch vẫn là cấp dưới của Alfred Rosenberg, người mới được bổ nhiệm đặc trách về các vấn đề tại Đông Âu, nói cụ thể là Bộ trưởng các lãnh thổ bị chiếm đóng thuộc phía đông. Nhưng Koch đã nói rõ ràng trước khi cuộc xâm lược bắt đầu là ông ta có ý định bỏ ngoài tai tất cả những gì mà Rosenberg nói. Rosenberg phản đối bằng toàn bộ sức mạnh quyền lực của bản thân, nhưng vô ích….

    Mệnh lệnh chính thức đầu tiên khi Erich Koch lên nắm quyền là đóng cửa tất cả các trường học địa phương, và tuyên bố: ”Trẻ em Ukraina không cần trường học. Những gì chúng học sau này sẽ do những ông chủ Đức quốc đến dạy bảo...”. Ông ta nhanh chóng phát động một chiến dịch xóa bỏ nền văn hóa, phá hủy cũng như cướp bóc các viện bảo tàng hoặc thư viện tại Ucraina, điển hình phải kể đến tất cả các thư viện thuộc các trường đại học, thư viện của Viện hàn lâm khoa học Ucraina đặt tại Kiev. Viên Đại diện toàn quyền chủ trương nói rõ cho mọi người, là hoàn toàn không đếm xỉa ngoài việc khinh thường chủng tộc Slavic Untermenschen (thấp hèn); trong một bài diễn văn khai mạc, Erich Koch đã nói với các thuộc hạ :”Thưa các quí ông! Mọi người thấy tôi như một con sói dữ dằn. Chính vì thế, tôi mới được Quốc trưởng bổ nhiệm làm Đại diện toàn quyền của Đế chế tại Ukraina. Nhiệm vụ của chúng ta là lấy từ vùng đất này tất cả mọi thứ tốt nhất mà ta có thể mang đi được, không cần quan tâm đến cảm xúc hoặc vật chất của dân tộc này....”. Sau đó, Koch còn nói: “Chúng ta là chủng tộc thượng đẳng, các Ngài phải nhớ rằng, những công nhân Đức là tầng lớp thấp nhất về mặt chủng tộc và sinh học nhưng họ vẫn có giá trị gấp 1.000 lần so với những người dân ở đây…!”.

    Cuộc khủng hoảng đầu tiên xảy ra vào ngày 30/6/1941, khi Tổ chức Quốc dân Ukraina (hay còn gọi là Tổ chức những người theo Chủ nghĩa dân tộc Ukraina) thuộc phe Bandera (Viết tắt theo chữ Latin là OUN/B) bất ngờ tạo nên một cuộc bạo động tại Lvov, thủ phủ Đông Galicia, vừa bị Wehrmacht chiếm được. Những người bạo động tuyên bố thành lập một nhà nước độc lập dưới sự lãnh đạo của Yaroslav Stetsko, một viên Trung úy trung thành tuyệt đối với Stephen Bandera (*), nhà lãnh đạo lâu năm của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, sau đó đang bị lưu đày ở Paris. Trước một sự việc đã rồi như vậy, quân Đức đã coi cuộc nổi loạn là sự kiện mang tính “hấp tấp, vụng về” và không mấy nguy hiểm…

    Thật ấn tượng khi Tiểu đoàn “Chim Sơn ca” của OUN/B đã dám tổ chức một cuộc nổi dậy ngay sau khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu. Bởi vì, họ đang ở các địa điểm bị Bộ Dân ủy Nội vụ Liên-xô (NKVD), một tổ chức bảo vệ an ninh của Đảng Cộng sản đàn áp đẫm máu. Khi Hồng quân rút lui, họ đã ra sức tiến hành các cuộc thanh trừng, thảm sát vô độ nhằm loại bỏ hết những kẻ chống cộng, Ba-lan, Do Thái. Thế nhưng, Erich Koch và lực lượng Cảnh sát bảo vệ Đức lại không tỏ ra mặn mà lắm tới toàn bộ sự kiện này….

    Vào ngày 2/7/1941, lực lượng SD bắt đầu bắt giữ những người ủng hộ phe Bandera, và ba ngày sau chính phủ Stetsko bị chính quyền Đức giải tán. Stetsko bị bắt trong ngày 12/7/1941, và cùng Bandera bị giam lỏng trong một nhà tù đầy đủ tiện nghi tại Berlin. Tuy vậy, vào tháng 9/1941, Bandera với viên trung úy thân cận bị đưa tới trại tập trung Sachsenhausen. Và như để nhấn mạnh quan điểm rằng người Ukraina sẽ không có tiếng nói gì trong việc cai trị, Koch đã cho di dời hàng ngàn dân làng ra khỏi quận Zuman, nơi mà sau đó ông ta sẽ chuyển đổi thành một khu vực săn bắn tư nhân rộng 175.000 mẫu Anh dành cho chính mình.

    Koch (**) đồng ý với Goering khi cho rằng "điều tốt nhất sẽ là giết tất cả những người đàn ông Ukraina trên 15 tuổi, và sau đó sẽ gửi các con tuấn mã SS tới…”. Ông sớm thực hiện một thỏa thuận không chính thức với Thống chế Đế chế và Himmler theo đó, bên SS sẽ được trao một bàn tay tự do trong giải pháp hủy diệt, để đổi lại lấy việc phân bổ các nguồn lực kinh tế và “cướp bóc tài sản ” cho Goering. Cả hai, lần lượt, sẽ hỗ trợ Koch chống lại kẻ thù không đội trời chung của mình - Alfred Rosenberg. Họ đã thực hiện một chế độ tam quyền xấu xa nhưng lại rất hiệu quả. Sở trường đặc biệt của Koch, là để cho các tù nhân bị đánh đến chết trong các quảng trường, công viên hoặc công cộng, nhằm dập tắt ý chí phản kháng của mọi người dân Ukraina. Thế nhưng, những hành vi như vậy lại phản tác dụng, mang hiệu quả ngược lại. Bởi vì chính sách “Đức hóa” đàn áp, giết người, tận thu của cải do Erich Koch khởi xướng, khu vực quản lý của ông sớm bị quân du kích nhẩy vào quấy phá. Thậm chí, Quân đội Đức cũng coi thường Koch, vì thế họ đã từ chối đem quân bảo vệ khu vực săn bắn của ông ta trước sự xâm nhập của du kích, và cuối cùng buộc phải đốt cháy; còn trên thực tế, vào tháng 9/1942,một tay súng trong trang phục sĩ quan Đức đã có thời cơ mưu sát Koch, nhưng bị bỏ lỡ và may mắn trốn thoát được trên chiếc xe Mercedes. Thời gian sau, Erich Koch bị buộc tội chịu trách nhiệm thảm sát bốn trăm ngàn người Ba Lan, cũng như hàng chục ngàn người Do Thái và người Ukraina.

    Quả thật, chính quyền của Koch ở miền đông Ukraine quá tàn nhẫn và hung bạo……
    ………………………..
    (*). Stepan Bandera (1/1/1909-15/10/1959) là một nhà cách mạng Ukraina yêu nước và chống Đảng Cộng sản khét tiếng.Tất nhiên, ông cũng không phải là người cộng tác với chủ nghĩa phát xít. Vì thế, Bandera bị Gestapo bắt giữ vào tháng 9/1941 vì đã từ chối hủy bỏ tuyên bố ngày 30/6/1941. Trong thời gian WW II, ông phải trải qua nhà tù nổi tiếng Prince Albert Place của Gestapo hoặc trong trại tập trung Sachsenhausen. Cả hai anh em của Bandera đều chết ở Auschwitz. Cha ông là Andriy Bandera cũng bị Bộ Dân ủy Nội vụ Liên-xô (NKVD) hành quyết vào ngày 10/7/1941 tại Kiev. Sau chiến tranh, ngày 15/10/1959, Stepan Bandera bị điệp viên Bohdan Stashynsky thuộc Cơ quan An ninh Liên xô KGB ám sát tại Munchen (Đức) bằng súng bắn chất độc xyanua……

    (*). Erich Koch tuy bị người Ba-lan kết án tử hình năm 1959, nhưng ông ta lại không bị hành quyết; Ông đã sống một cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở Barczewo, Ba Lan, cho đến khi qua đời ngày 12 /11/1986….Nhiều người cho rằng có thể Erich Koch nắm được rất nhiều thông tin về các báu vật bị Đức quốc-xã cướp phá, chính điều này đã giúp ông mặc cả với chính quyền đương thời về số phận của mình....????
    --- Gộp bài viết: 21/07/2019, Bài cũ từ: 20/07/2019 ---
    [​IMG]

    STEPAN BANDERA (1909-1959) - NHÀ LÃNH ĐẠO THEO CHỦ NGHĨA DÂN TỘC UKRAINA

    [​IMG]

    ERICH KOCH (1896-1986) - TOÀN QUYỀN ĐỨC TẠI UKRAINA VÀ ĐÔNG PHỔ
    malutki1981, gaume1, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  5. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Quân hàm của tay toàn quyền lạ nhỉ, ko giống SS.
    tatpcit thích bài này.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Đấy là Đảng phục Quốc xã ạ
    bloodheartvn thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    SORRY MỌI NGƯỜI, VỪA ĐI NGHỈ MÁT VỀ...LẦN TRƯỚC VỘI QUÁ, QUÊN MẤT MỘT ĐOẠN NHỎ, GIỜ BỔ SUNG TIẾP....

    Quả thật, chính quyền của Koch ở miền đông Ukraine tàn bạo đến mức mà Tướng Richard Gehlen, giám đốc tình báo quân đội Tây Đức sau này, còn cho rằng ông ta là một đặc vụ Xô-viết. Mặc dù điều này rất khó xảy ra, nhưng khó có đặc vụ được trả lương nào có thể làm việc tốt hơn trong việc xa lánh hoàn toàn người dân ở miền đông Ukraine so với Erich Koch.

    Một lần nữa, miền tây Ukraine lại may mắn hơn so với miền đông (tất nhiên nếu như họ không phải là dân tộc Do Thái). Hitler đã biến nó thành một phần của “General gouvernment” ( Chính phủ Toàn quyền – vùng đất Balan thuộc Đức) được cai trị bởi Hans Frank. Tiến sĩ Otto Waechter được chỉ định làm người đại diện cho Hitler tại vùng Galicia, đó là một con người sắc sảo , có thiện cảm hơn nhiều so với mọi quan chức Quốc xã điển hình. Dưới sự cai trị của ông, vào năm 1943 , điều kiện sống thuộc Galicia tốt hơn nhiều so với những khu vực khác ở Châu Âu bị Đức Quốc xã chiếm đóng, thậm chí có thể được coi là tương đối yên ổn….


    SỰ THÀNH LẬP SƯ ĐOÀN GALICIA VÀ TRẬN CHIẾN BRODY….


    Học thuyết chủng tộc của Đệ Tam Đế chế luôn cho rằng những người dân phương Đông là chủng tộc thấp hèn, chỉ thích hợp cho việc cần phải tiêu diệt hoặc sử dụng theo hình thức bán nô lệ dưới những ngọn roi đến từ các ông chủ Đức của họ. Tuy nhiên, trận Stalingrad dẫn đến sự đầu hàng của Tập đoàn quân VI làm rung chuyển chế độ phát-xít đến tận đáy linh hồn của họ. Thậm chí, một số người Đức thức tỉnh nhất đã bắt đầu đặt câu hỏi về niềm tin tưởng chính yếu của họ khi đối diện với những con người phương Đông. Có lẽ thẳng thắn nhất là Gunter d’Alquen, biên tập viên của Cơ quan ngôn luận thuộc Tổ chức SS Das Schwarze Korps (Đoàn quân Áo đen) đã cho rằng; vũ khí bí mật duy nhất mà người Đức bỏ đi chính là sự bất mãn của các cựu công dân Sô-viết.

    Trong số những người đồng ý với quan điểm của Gunter d’Alquen là Tiến sĩ Otto Waechter (*). Chỉ năm tuần lễ sau khi Tập đoàn quân VI đầu hàng người Nga, Tiến sĩ Volodymyr Kubijovyc đã viết thư gửi đến Waechter một đề xuất; có thể tuyển dụng một lực lượng vũ trang bao gồm những công dân Ukraina nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa cộng sản. Waechter liền nắm bắt ngay ý tưởng này: ”Anh nên gặp các nhà lãnh đạo Ukraina tại Galicia để sau đó đưa ra quan điểm về việc thành lập một Sư đoàn tình nguyện gốc Ukraina trực tiếp thẳng tới Tổng hành dinh SS (SS-Führungshauptamt viết tắt là SS-FHA)”.

    Viên Tư lệnh SS-FHA (SS-Obergruppenfuehrer Thượng tướng) Gottlob Berger, từ lâu đã là một người ủng hộ quyết liệt chủ trương tuyển dụng những người không xuất thân từ chủng tộc Aryan làm đồng minh quân sự và ông đề xuất ý tưởng tới Himmler, Reichsfuehrer-SS (Thống chế SS), một con người luôn lo lắng tới lối thoát cho Đế chế bành trướng của ông ta. Một con người nữa phải kể đến là Hans Frank, lúc này đã vỡ mộng với chủ nghĩa phát xít, cũng ra sức ủng hộ chủ trương trên. ”Phe phản đối được dẫn đầu bởi một con người không xa lạ gì với chúng ta - Erich Koch – luôn là một kẻ cứng rắn. Nhưng những kẻ thực dụng người Đức đã nhận được sự chấp thuận miễn cưỡng của Fuehrer, bởi vì Hitler phải đối đầu tình trạng quân sự bết bát cũng như sự khan hiếm nguồn nhân lực ngày càng tăng của Đức. Quốc trưởng đã khăng khăng phải đặt tên cho Sư đoàn này là “Galicia” thay vì “Ukraina”, một từ quan trọng gợi cho mọi người nhớ tới chủng tộc Slav sau đó…”

    Đại tá Alfred Bysanz, cựu sĩ quan Áo-Hung và một người mang hai dòng máu Đức-Ukraina được giao trách nhiệm tuyển mộ. Vào tuần lễ đầu tiên của tháng Sáu năm 1943, có khoảng 82.000 tình nguyện viên đăng ký. Khoảng 32.000 người trong số này đã bị loại bởi nhiều lý do khác nhau (tuổi tác, thể lực …), những người còn lại đủ để cho Alfred Bysanz lập ra 8 Trung đoàn Bộ binh, 1 Trung đoàn pháo binh trực thuộc Sư đoàn sau đó cũng như tất cả các Tiểu đoàn phụ trợ (công binh, chống tăng, trinh sát, thông tin liên lạc, quân y…) với hệ thống quản lý đầy đủ. Vì biên chế của một Sư đoàn chỉ bao gồm 13.000 người (3 Trung đoàn) nên số dư thừa sẽ được SS thành lập thêm 5 Trung đoàn Cảnh vệ Ukraina mới (Trung đoàn tình nguyện SS Galicia 4-5-6-7 & 8). Sang tháng sau, 2.000 người Ukraina đầu tiên được đưa lên xe lửa để tới các cơ sở đào tạo Heidelager SS gần Debica, Ba Lan bắt đầu vào đợt huấn luyện cơ bản. Sau đó họ mang phiên hiệu là Sư đoàn Tình nguyện SS số 14 “Galicia số 1”. Ban đầu, chỉ huy Sư đoàn là SS-Brigadefuehrer (Thiếu tướng SS) Walter Schimana (**), xuất thân là tướng cảnh sát. Ông ta chỉ là một nhà tổ chức, chứ không phải là sĩ quan chiến trường nên sau đó được thay thế bằng SS-Oberfuehrer (tương đương với Chuẩn tướng) Fritz Freitag, một viên Tư lệnh Sư đoàn ổn định hơn kể từ ngày 20/10/1943…

    Fritz Freitag là người gốc Đông Phổ, (sinh tại Allenstein ngày 28/4/1894), con trai của một quan chức đường sắt. Ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cơ giới số 1 (Đông Phổ) ngay sau khi vượt qua kỳ thi Trung học. Vài tháng sau, Đại chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra, ông phải phục vụ cả 2 mặt trận miền Đông – Tây. Được bổ nhiệm làm Thiếu úy thuộc quân dự bị, ông phải chỉ huy đại đội trong 3 năm với 4 lần bị thương. Sau chiến tranh, năm 1919, ông phục vụ trong lực lượng Freikorps (lực lượng dân quân bán quân sự) để chống nước Cộng hòa Weimar non trẻ mới thành lập, trước khi gia nhập lực lượng Schutzpolizei Đông Phổ – Cảnh sát cấp Tiểu bang tại Đức – vào năm 1920…Mặc dù gia nhập Đảng Quốc xã tương đối muộn, nhưng Freitag đã là 1 Đại úy Cảnh sát khi Hitler lên nắm chính quyền và là Trung tá khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ. Trong chiến dịch Ba-lan, anh giữ chức Trưởng phòng tác chiến thuộc Trung đoàn Cảnh sát số 3, sau đó làm Tham mưu trưởng cho Trung đoàn Ordnungspolizei (Cảnh sát trật tự) trực thuộc Tập đoàn quân XIV hoạt động tại khu vực phía nam Ba-lan. Nhưng ông ta vẫn chưa gia nhập lực lượng SS cho đến tháng Chín năm 1940. Fritz Freitag đã đầu quân cho Bộ tham mưu của Himmler vào năm sau. Mùa thu năm đó, ông làm việc trong Sở chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Mô-tô Cơ giới SS số 1, đang chiến đấu tại mặt trận miền Đông. Tháng 12/1941, ông trở thành Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh Cảnh vệ SS số 2 tại nước Nga. Sau khi thể hiện xuất sắc trên vai trò chỉ huy một nhóm chiến đấu trong ‘túi vây” Volchov, ông được thăng Đại tá SS. Ngày 13/1/1943, ông đảm nhận chức vụ chỉ huy tạm thời Sư đoàn Kỵ binh SS, nhưng bị ốm và được thay thế bởi August Zehender. Freitag sau đó lại tiếp tục chỉ huy nhóm tàn dư thuộc Lữ đoàn Mô-tô SS số 2 (Tháng 4-8/1943); Kampfgruppe Sư đoàn Cảnh vệ SS (tháng 8-10/1943) trước khi chuyển tới Heidelager làm Tư lệnh Sư đoàn SS “Galicia số 1”….

    ………………………….

    (*). Tiến sĩ Otto Waechter sinh tại Áo vào ngày 8/7/ 1900. Cha ông là một vị tướng người Áo-Hung……

    (**). Walter Schimana sinh ngày 12/3/1898 tại Troppau, Silesi thuộc nước Áo, con trai của một biên tập viên báo chí người Đức. Ông gia nhập quân đội Áo-Hung trong Thế chiến thứ nhất và chiến đấu trên Mặt trận phía Đông và nước Ý. Ông chuyển đến Bavaria năm 1919, gia nhập Đảng Quốc xã năm 1926 và Cảnh sát trật tự vào đầu những năm 1930. Ông đã tiến hành các chiến dịch “bình định” chống du kích tại miền trung nước Nga năm 1941. Sau khi rời Sư đoàn”Galacia", ông làm thủ lĩnh SS tại Quân khu “Danube” (Donau) và được thăng chức trung tướng cảnh sát vào năm 1944. Sau chiến tranh, ông bị người Mỹ bắt, bị coi là tội phạm chiến tranh, nhưng lại được thả ra sau khi không có những bằng chứng chính xác. Tuy nhiên, vào năm 1948, ông được một viên chức cảnh sát trước đây thông báo rằng người Mỹ đang chuẩn bị bắt giữ và giam cầm ông. Ngay sau đó, Schimana tự sát. Trớ trêu thay, thông tin “người bạn” của ông ta lại là một tin đồn sai lệch. Đồng minh không hề chuẩn bị bắt giữ Walter Schimana vào thời điểm ông ta tự bắn vào đầu mình…..
    --- Gộp bài viết: 27/07/2019, Bài cũ từ: 27/07/2019 ---
    [​IMG]
    ẢNH : ĐÂY LÀ CÁCH MÀ QUÂN ĐỨC ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ NGHI NGỜ LÀ DU KÍCH TẠI NƯỚC NGA. CÁC CHÍNH SÁCH TẠI PHƯƠNG ĐÔNG CHÍNH LÀ MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG DẪN ĐẾN THẤT BẠI CUỐI CÙNG CỦA HITLER…
    caonam_vOz, tatpcit, ngthi963 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mặc dù rất dũng cảm, giàu kinh nghiệm và có khả năng chiến thuật, Fritz Freitag lại là một sự lựa chọn không tốt trên vị trí chỉ huy Sư đoàn tình nguyện Ukraine. Ông không có kiến thức về nền văn hóa, lịch sử cũng như ngôn ngữ Ukraine, đặc biệt là không quan tâm để tìm hiểu cũng như hiểu biết về con người Ukraine nói chung. Trên thực tế, Freitag lại đặc biệt thành kiến với dân tộc này, ông phân ra thành 3 loại người: Phổ, Đức và Ukraina, theo trình tự giảm dần nhanh chóng. Ông giao các sĩ quan Đức phụ trách các vị trí cao nhất bất cứ khi nào có điều kiện, ngay cả khi nhiều ứng viên Ukraina với trình độ kinh nghiệm hơn sẵn sàng cho vị trí đó…

    Đương nhiên, điều này gây ra một sự oán giận đến từ các tình nguyện viên Ukraina. Ngoài ra, Freitag không có tiếng nói chung với Thiếu tá Wolf Dietrich Heike – Trưởng phòng tổ chức tham mưu Sư đoàn – là người đã mô tả Freitag là con người “ích kỷ, khó ưa, quan liêu” giống như một “vị công chức đẹp mã nhưng lại không tin tưởng bất cứ một ai..”. Vốn là thành viên thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội và là con trai trong một gia đình dòng dõi quân sự Phổ, Heike sinh năm 1913 và từng phục vụ trong các chiến dịch tại Ba Lan, Tây Âu, và nước Nga. Heike tuy còn trẻ tuổi đã đeo quân hàm Sturmbannfuebrer SS (tương đương với Thiếu tá), nhưng ban đầu, anh ta từ chối mặc đồng phục SS – nhiều lần đến mức làm cho Freitag cảm thấy bị xúc phạm. Thậm chí, sau đó Heike vẫn hiếm khi mặc. Chính vì lý do như vậy, Freitag đã hai lần chặn việc thăng cấp của Heike, nhưng lại không chấp nhận việc anh ta thuyên chuyển khỏi Sư đoàn. Vì thế, điều này dẫn đến một sự oán giận lớn và sẽ khó có sự hợp tác với nhau trong công việc…

    Chất lượng các nhân viên tham mưu sư đoàn bị suy yếu hơn nữa theo cách thức nó được hình thành. Bởi vì lực lượng Waffen-SS nhanh chóng được mở rộng, nên Tổng hành dinh SS dùng những các sĩ quan tham mưu thuộc các sư đoàn cũ có uy tín đủ mọi cấp bậc để làm bộ khung dành cho các sư đoàn mới thành lập. Thế nhưng các Sư đoàn SS cũ sẽ chỉ lựa chọn những sĩ quan tham mưu không nhất thiết phải giữ lại bằng bất kỳ giá nào, hoặc không tỏ ra quan tâm lắm nếu họ được chuyển đi. Do đó, chất lượng nhân viên tham mưu của Sư đoàn SS 14 không thể nào đạt chất lượng tiêu chuẩn như các Sư đoàn SS cũ…

    Tuy thế, các tình nguyện viên Ukraina vẫn tiếp tục được đào tạo và huấn luyện. Vào tháng 1/1944, Fritz Freitag được theo học một khóa đào tạo đặc biệt dành cho các Tư lệnh Sư đoàn tại Trung tâm huấn luyện Hir-schberg, Silesia. Người thay thế ông tạm thời là Trung tá SS Friedrich Beyersdorf, tư lệnh Trung đoàn Pháo binh của Sư đoàn SS 14. Chính Beyersdorf đã phụ trách một Cụm quân (kampfgruppe) tiến hành chiến dịch đầu tiên của Sư đoàn, nhằm tiêu diệt các du kích quân trong khu vực Kholm, phía tây bắc Lvov. Việc này đủ để được nhận lời khen ngợi từ Thống chế Model, vốn không phải là người quen tán thưởng cho những thứ vô vị…..

    Vào tháng Hai năm 1944, Sư đoàn SS 14 được gửi đến bãi tập Neuhammer, một khu vực huấn luyện hiện đại hơn nhiều so với Heidelager. Tại đây 3 Trung đoàn (mỗi Trung đoàn bao gồm 3 Tiểu đoàn) Vệ binh SS (29,30,31), các Trung đoàn Pháo binh, Công binh, Trinh sát, Thông tin liên lạc, các Tiểu đoàn dự bị đã hoàn thành xong công việc tổ chức, phiên chế của Sư đoàn SS 14….

    Ngày 28/6/1944, với thành phần chưa đầy đủ, Sư đoàn SS 14 đã lên tàu hỏa ra mặt trận thuộc khu vực Trung tâm của mặt trận miền Đông, đang đứng trên bờ vực của sự sụp đổ (Tiểu đoàn 3 thuộc mỗi Trung đoàn chưa hoàn thành xong công việc huấn luyện nên vẫn tạm thời ở lại phía sau). Trong hai tuần đầu tiên của tháng Bảy, Sư đoàn được triển khai phía sau phòng tuyến vài dặm về hướng tây thành phố Brody (thuộc khu vực do Tập đoàn quân Panzer I đảm trách) và khoảng 15 dặm phía sau Quân đoàn XIII của Arthur Hauffe (*). Tính từ trái (phía bắc) sang phải, Sư đoàn triển khai các Trung đoàn 31-30-29. Tiểu đoàn dự bị cũng thiết lập một tuyến phòng thủ chính sau Sư đoàn khoảng 15 dặm tây, và bây giờ chỉ để lại Tiểu đoàn Thông tin liên lạc làm lực lượng dự trữ…..

    Tướng bộ binh Arthur Hauffe là một sĩ quan kỳ cựu thuộc Bộ Tổng tham mưu với 32 năm phục vụ, tự nhiên cảm nhận rõ ràng ngay từ đầu là ông có linh cảm rất xấu về trận chiến này. Quân đoàn ông từng bị bao vây vào đầu năm 1944 cũng tại đây (từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư), nhưng về sau được giải cứu bởi các Sư đoàn tăng Đức buộc quân Nga phải bỏ dở công việc của họ. Hauffe cảm thấy rõ ràng nguy cơ bị bao vây lần 2 là định mệnh, khó có thể tránh được, nhưng ông phát hiện người Nga đang xây dựng xung quanh sườn Quân đoàn XIII một vòng vây kép. Như vậy, chắc chắn Hitler sẽ không thể đưa ra mệnh lệnh rút quân kịp thời. Đây chính là lý do mà tại sao Sư đoàn tình nguyện Ukraina được điều chuyển tới Brody…
    ………………………………
    (*). Arthur Hauffe sinh năm 1891 và gia nhập quân đội với tư cách lính bộ binh tập sự năm 1912. Các chức vụ ông từng trải qua liên tục là : Phụ trách phòng hành quân Tập đoàn quân III (1937), Tham mưu trưởng Lực lượng biên phòng vùng Thượng lưu sông Rhine (1939) ,Tham mưu trưởng Quân đoàn XXV (1939), Tham mưu trưởng Quân đoàn XXXVIII Panzer (1940), Phụ trách Lực lượng Quân sự Đức tại Rumani (1941), Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 46 (1943) và làm Tư lệnh Quân đoàn XIII (7/9/1943)…..
    --- Gộp bài viết: 29/07/2019, Bài cũ từ: 29/07/2019 ---
    [​IMG]
    ẢNH : TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN SS 14...TƯỚNG FRITZ FREITAG [​IMG]
    ẢNH : TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN XIII - TƯỚNG ARTHUR HAUFFE
    meo-u, caonam_vOz, bloodheartvn5 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cám ơn sự tư vấn của Danngoc rất nhiều...
    gaume1danngoc thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tuyến phòng thủ của Quân Đoàn XIII (từ bắc xuống nam) bao gồm; Sư đoàn Cảnh vệ 454 (Thiếu Tướng Johannes Nedtwig) bảo vệ cánh trái Quân đoàn, thuộc phía bắc Stanyslavchyk, trên cả hai bờ của Sông Styr; Sư đoàn 361 Bộ binh (Thiếu tướng Gerhard Lindemann(*)), phụ trách khu vức bắc và tây bắc Brody; Quân đoàn tác chiến Độc lập C dưới quyền Trung Tướng Wolfgang Lange (bao gồm những người còn lại của các Sư đoàn Bộ binh 183, 217 cũng như những người còn sống sót trong Sư Đoàn 339 Bộ Binh của chính Lange), có trách nhiệm bảo vệ thành phố Brody và kéo dài về phía nam tới Boratyn; Sư đoàn Bộ binh 349 (Trung tướng Otto Lasch) cai quản sườn nam, bao gồm các điểm dân cư Lytovytsi, Peniaky, và Markopil. Sư đoàn Bộ binh Cơ giới SS 14”Galicia 1” đặt làm lực lượng dự bị, chốt phía sau Quân đoàn tác chiến Độc lập C. Cả 4 Sư đoàn trên tuyến đầu đều thiếu sức mạnh đáng kể. Sư đoàn 361 Bộ binh là Sư đoàn còn tương đối nhất trong các Sư đoàn đó…..

    Trên sườn trái (phía bắc) của Hauffe là Quân đoàn Panzer XLVI (46) dưới quyền Tướng Bộ binh Friedrich Schulz (**) (trực thuộc Tập đoàn quân Panzer IV); còn phía sườn phải là Quân đoàn Panzer XLVIII (48) của Tướng Xe-tăng Hermann Balck (một phần của Tập đoàn quân Panzer I). Cả hai Quân đoàn Panzer này phải yểm trợ cho phòng tuyến của các Sư đoàn Bộ binh nhưng cả hai Quân đoàn lại có tới 2 Sư đoàn tăng đang trong tình trạng dự bị. Tóm lại, cả 4 Sư đoàn tăng trong khu vực chỉ còn lại sức mạnh của một Cụm quân (kampfgruppe)

    Trong khi Sư đoàn Ukraina đang gia cố các tuyến hào ở phía tây Brody, thì người Nga đã tập trung 2 Tập đoàn quân với 5 Quân đoàn xe-tăng và Cơ giới di động, 2 Quân đoàn Kỵ binh, 16 Sư đoàn Bộ binh cùng với 29 Lữ đoàn xe-tăng độc lập áp sát sườn bắc của Quân đoàn XIII, nhất là tại nơi tiếp giáp với 2 Tập đoàn quân Panzer 1 & 4 của Đức (cũng là nơi tiếp giáp của Quân đoàn XIII và Quân đoàn Panzer XLVI-46 Đức). Còn tại sườn phía nam, nơi tiếp giáp giữa Quân đoàn XIII và Quân đoàn Panzer XLVIII-48 Đức, Nguyên soái Liên Xô Ivan Stepanovich Konev đã tập trung được 4 Tập đoàn quân với 5 Quân đoàn xe-tăng và Cơ giới di động, 29 Sư đoàn Bộ binh và 44 Lữ đoàn xe-tăng. Tổng cộng người Nga có tới 1.700-1.800 xe tăng quyết đè bẹp 40-50 chiếc của Tập đoàn quân Panzer IV.

    Đây là một chiến lược quân sự có truyền thống từ lâu đời, nhằm mở ra các đòn tấn công vu hồi vào những điểm tiếp giáp của các đơn vị lớn, chắc chắn sẽ gây ra sự hỗn loạn trong các trụ sở chỉ huy dã chiến đối phương, dẫn đến các giải pháp phòng thủ, phản công lại sẽ gặp nhiều khó khăn vì không thể phối hợp được với nhau. Tại Mặt trận miền tây thuộc Thế chiến thứ nhất, Quân đội Hoàng gia Đức thường tung các đòn phản công đặc biệt – thường là toàn bộ các sư đoàn mà họ có trong tay – đánh vào nơi tiếp giáp của các đơn vị lớn kẻ thù, nhưng điều này này không thể thực hiện tại mặt trận miền Đông trong Thế chiến thứ II. Đã vậy, Hồng quân lại đặc biệt giỏi trong việc tấn công vào những địa điểm dễ bị tổn thương này.

    Cuộc tấn công của người Nga bắt đầu lúc 3:45 sáng ngày 13/7/1944 với màn “dọn cỗ” của pháo binh và không quân khủng khiếp tới tận 9.30 sáng. Sau đó, các Sư đoàn bảo vệ sườn trái và phải của Quân đoàn XIII đã phải chống đỡ những đòn tấn công ào ạt của Hồng quân. Những người sống sót sau đó đã tuyên bố rằng họ chưa bao giờ thấy một số lượng quân lính, xe tăng, pháo binh và máy bay của người Nga nhiều đến như vậy. Vào ban đêm, người Nga đã thâm nhập sâu vào cả phía bắc và nam của Brody. Ngày hôm sau, họ đánh tan Sư đoàn Bộ binh 291 “Elk” dưới quyền Thiếu tướng Oskar Eckholt (***) tại khu vực Lopatyn, nằm trên sườn bắc Quân đoàn XIII. Hai Sư đoàn tăng 16 và 17 do Thiếu tướng Hans-Ulrich Back và Trung tướng Karl-Friedrich von der Meden, ngay lập tức cố gắng phản kích lại, nhưng họ không thể địch được với một làn sóng T-34, được hỗ trợ bới các đơn vị bộ binh cơ giới, pháo binh và máy bay ném bom Nga. Họ nhanh chóng dừng lại, rút về phía tây cùng với đám tàn quân thuộc Quân đoàn Panzer XLVI (46)….

    Tại sườn nam, Hồng quân đã vượt được qua điểm tiếp giáp của Quân đoàn XIII và Quân đoàn Panzer XLVIII (48), nơi được liên kết lỏng lẻo giữa Sư đoàn Bộ binh 349 và Sư đoàn Bộ binh 357 dưới quyền của Đại tá Norbert Holm. Cùng thời điểm đó, người Nga mở cuộc tấn công lớn thứ ba vào Quân đoàn XIII, nhắm vào điểm tiếp giáp giữa Sư đoàn Bộ binh 361 và Sư đoàn Cảnh vệ 454, nhưng người Nga bị đẩy lui sau những trận chiến khốc liệt chưa từng có.. Nhận thấy một sợi dây thòng lọng đang thít dần vào số phận Quân đoàn XIII, Tướng Harpe, Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina nhanh chóng cam kết tung Quân đoàn Panzer XLVIII (48) của Balck nhằm phản công theo hướng tây nam Brody.

    Lực lượng dự trữ cơ động của Quân đoàn Panzer XLVIII (48) bao gồm 2 Sư đoàn tăng 1 và 8, được dẫn dắt bởi các Thiếu tướng Werner Marcks và Werner Friebe. Sư đoàn tăng số 1 đã phản kích theo mệnh lệnh của chỉ huy Quân đoàn buộc Tập đoàn quân Nga số XXXVIII (38) phải bất ngờ dừng lại ở gần Oliiv (cách Ternopol 20 dặm theo hướng tây bắc). Tuy nhiên, tướng Friebe, hoàn toàn không chú ý đến mệnh lệnh của Balck (chỉ cho phép tiến qua hoặc đi trên những con đường nhỏ xuyên qua các khu rừng), ông lại cho Sư đoàn tăng số 8 di chuyển xuống một con đường lộ rộng rãi. Thế là cả Sư đoàn nhanh chóng bị không quân Nga vồ lấy và tàn sát, chỉ riêng trong ngày 15/7/1944 họ đã thực hiện gần 2.000 phi vụ chống lại Sư đoàn. Vô cùng tức giận, Balck liền cách chức Tư lệnh của Werner Friebe và thay thế ông ta bằng Đại tá F. W. von Mellenthin, Tham mưu trưởng Quân đoàn Panzer XLVIII (48)…..
    ………………………………….
    (*). Johannes Nedtwig và Gerhard Lindemann được phóng thích khỏi các nhà tù Liên Xô năm 1955. Lindemann trở về thị trấn Verden quê hương của ông, nhưng nơi ở của Johannes Nedtwig là vùng Pomerania (Đông Đức thời đó). Về sau, ông ta định cư tại Rhineland.


    (**). Friedrich Schulz sinh tại Silesian vào năm 1897, khi Thế chiến I bùng nổ, ông tình nguyện ra mặt trận, là một pháo thủ. Sau đó, ông chuyển về Trung đoàn Bộ binh 58 (1916) và được giữ lại ở đội quân 100.000 người (Reichsheer) sau chiến tranh. Là Đại tá tham mưu thuộc Bộ Tư lệnh tối cao quân lực (OKW) khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, sau đó ông giữ chức Tham mưu trưởng Quân đoàn XLIII (43) tại Pháp và Nga (1940-1942).Sau đó, ông trở thành Tham mưu trưởng Tập đoàn quân XI của Manstein thuộc Cụm Tập đoàn quân Don và Nam. Tiếp theo, Schulz chỉ huy Sư đoàn khinh binh 28 vào mùa xuân năm 1943. Tiếp theo, ông nắm quyền chỉ huy Quân đoàn Panzer XIII (1/12/1943 đến 1/1/1944), tạm quyền chỉ huy Quân đoàn LIX (59) vào đầu năm 1944 trước khi nhận trách nhiệm chỉ huy Quân đoàn Panzer XLVI (46) vào ngày 22/3/1944. Ông được phong làm tướng Bộ binh ngày 1/4/1944. Sau chiến dịch Brody, Schulz về làm Tư lệnh Tập đoàn quân XVII (tạm quyền chỉ huy từ ngày 25/7/1944) và Cụm Tập đoàn quân Nam (2/4/1945 cho đến khi kết thúc chiến tranh). Ông ta được tặng thưởng Hiệp sĩ Thập tự với Lá sồi và Thanh kiếm….

    (***)Oskar Eckholt, người được thăng chức Thiếu tướng chỉ vài tuần trước đây. Trong chiến dịch Brody, ông bị thương nặng và không bao giờ trở lại vị trí chỉ huy được nữa. Ông là quân nhân xuất sắc tại mặt trận miền Đông, bắt đầu Tư lệnh Trung đoàn pháo binh số 4/251 (1941); Trung đoàn pháo binh 251 (1942); Trung đoàn pháo binh 178 (1942-1943); Sư đoàn Bộ binh 291. Ông bị người Mỹ bắt giữ trên giường bệnh tại Heiligenstadt,với vết thương trên đầu. Được phóng thích năm 1947, sau đó sinh sống và qua đời tại Bielefeld năm 1982.
    --- Gộp bài viết: 31/07/2019, Bài cũ từ: 31/07/2019 ---
    [​IMG]
    ẢNH : NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ KONEV, KHẮC TINH CỦA NGƯỜI ĐỨC TRONG CHIẾN DỊCH BRODY
    meo-u, gaume1, tatpcit2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này