1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Giải mật: Nga mất lòng tin vào "đồng minh" Lực lượng Tiger ở Syria - Đâu là sự thật?

    Lực lượng Tiger mặc dù gặp khó khăn nhưng với không kích của Nga vẫn đạt được những thắng lợi ngoạn mục ở khu vực Idlib-Hama, tây bắc Syria trong chiến dịch diễn ra 3 tháng qua.

    Ngày 25/6, trang tin Pепортер/Reporter/Phóng viên của Nga xuất bản bài viết: "Любимый генерал Путина" из сирийских "Сил Тигра" теряет доверие России ("Viên tướng Syriamà TT Putin yêu quý" đánh mất sự tin tưởng của Nga: Lung lay, bay chức?).

    Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều cũng như phản bác lại lập luận của bài viết nói trên, chúng tôi xin được trình bày phân tích sâu về các vấn đề mà tờ Reporter đã đề cập.


    • [​IMG]

    Tính "trung lập" của nguồn tin?

    Bài viết trên tờ Reporter được dẫn nguồn từ Zaman al-Wasl, một trang tin được nhà báo Fathi Ibrahim Bayoud tuyên bố thành lập tại Homs vào năm 2005 (trước khi nội chiến Syria bắt đầu 6 năm).

    Điều đáng chú ý là nhà báo này đã không sống ở Homs từ 8 năm nay, lưu vong tại Qatar và hoạt động báo chí ở vùng phiến quân kiểm soát ở Idlib. Nói cách khác, tờ Zaman al-Wasl là một tờ báo có định hướng rõ ràng và ủng hộ phe đối lập Syria.

    [​IMG]
    Nhà báo Fathi Ibrahim Bayoud (Phải) và cựu thủ môn tuyển Syria, chỉ huy chiến trường của Jaysh al-Izza, Abdul Baset al-Sarout - đã bị tử thương sau giao tranh tại Tel Malah, Hama vào ngày 8/6/2019 (Trái). Cả hai là đồng hương ở thành phố Homs và bức ảnh được chụp tại Idlib.


    Dựa vào mối quan hệ của Fathi Ibrahim Bayoud và nhóm phiến quân Jaysh al-Izza nói riêng, phe đối lập Syria nói chung, có thể thấy một phần nguồn tin của tờ Zaman al-Wasl được cung cấp bởi các chỉ huy chiến trường thuộc phiến quân tại thực địa.




    Với các bài viết có xu hướng ủng hộ phe đối lập, tờ Zaman al-Wasl hoàn toàn hoạt động "ngoài vòng pháp luật" tại Syria và chắc chắn là nhà báo Fathi Ibrahim Bayoud không được tác nghiệp tại vùng chính phủ Syria kiểm soát.

    Điều này khẳng định việc đưa ra bất kỳ lập luận nào về Quân đội Arab Syria (SAA) và Lực lượng Nga ở Syria của tờ Zaman al-Wasl (và sau đó được dẫn nguồn bởi Reporter) đều từ suy luận chủ quan của trang tin.

    [​IMG]
    Trang tin Zaman al-Wasl đưa tin định hướng ủng hộ phiến quân và nêu bật thất bại của SAA


    Lực lượng Tiger của tướng Suhel al-Hassan đang ở đâu khi "Tam giác thép" lọt vào tay phiến quân?

    Bài viết của tờ Reporter đề cập tới việc Tướng Suheil al-Hassan có vai trò "quan trọng" trong chiến dịch Idlib-Hama như sau:

    "Chính tướng al-Hassan là người chỉ huy các chiến dịch trên bộ của những đơn vị đặc nhiệm Syria, được triển khai dưới sự yểm trợ trực tiếp của các lực lượng không quân Nga tại Syria.

    Nhưng "Lực lượng đặc hiệm Tiger", bất chấp sự trợ giúp của Không quân Nga, vẫn không thể hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra ở tỉnh Hama. Bản thân các binh lính tham gia chiến dịch đã tốn rất nhiều công sức và thậm chí cả sinh mạng nhưng chỉ đạt được hiệu quả thấp".

    Chiến dịch Idlib-Hama là rất quan trọng đối với cả Syria và Nga do vị trí then chốt về kinh tế nông nghiệp cũng như dân số của khu vực này. Kiểm soát khu vực này cũng là bàn đạp để SAA có thể tiến quân về phần còn lại của Idlib trong tương lai.

    [​IMG]
    Một chỉ huy lực lượng đặc biệt người Nga tham gia trực tiếp trong chiến đấu tại Hama


    Mặc dù phe đối lập cũng như phe ủng hộ chính phủ tuyên truyền rằng Lực lượng Tiger đóng vai trò chỉ huy của cả chiến dịch, nhưng thực tế họ chỉ là lực lượng xung kích trong các mũi tiến quân trọng điểm (chỉ huy chiến trường).

    Cụ thể họ phụ trách tấn công hướng Tây Bắc Hama, dân quân Thiên chúa giáo địa phương phụ trách phòng thủ Chính Bắc Hama. Các đơn vị còn lại như Sư đoàn Thiết giáp số 4 phòng thủ Latakia và dân quân Liwa al-Quds phòng thủ Tây và Tây Nam Aleppo.

    Lực lượng Tiger đóng vai trò chính trong các thắng lợi liên tục trong các trận đánh tại Tel Othman, al-Bani và al-Janabara (7/5) Chiếm lần đầu tiên Kafr Nabudah (8/5), Qalaat al-Madiq , Tel Huwash, Al-Tuwainah và Al-Karkat (9/5).

    Cho tới trung tuần tháng 6, Lực lượng Tiger đã đẩy lui 2 đợt phản kích của phiến quân tại Kafr Nabudah (tái chiếm ngày 26/5) với thương vong ở mức trung bình. Cho tới thời điểm đó mặt trận của Lực lượng Tiger được cho là thành công về mặt chiến thuật.

    [​IMG]
    Một bản đồ ngày 4/6 cho thấy lực lượng Tiger đang mở rộng tấn công ở ngoại vi Kafr Nabudah


    Tuy nhiên lực lượng "cơ động" này đang phát triển tấn công ở khu vực thị trấn trọng điểm Kafr Nabudah và đề cao cảnh giác trước việc nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) liên tục tổ chức tấn công cả đêm lẫn ngày.

    Ngày 6/6, liên minh HTS, nhóm khủng bố Wa Harid al-Mumimin (WHM), nhóm khủng bố Đảng Hồi giáo Đông Turkestan (TIP), phiến quân Jaysh al-Izza và Mặt trận giải phóng quốc gia (NLF) thân Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch phản công lần 3 "al-Fatah al-Tahrir".

    Lần này thay vì tấn công vào hướng Lực lượng Tiger ở Kafr Nabudah, nhóm quân được chỉ huy bởi WHM này lựa chọn một vị trí "yếu" hơn, đó là mặt Chính Bắc do lực lượng dân quân Thiên chúa giáo phòng ngự, khu vực "Tam giác thép" Tal Malah - Jibeen.

    [​IMG]
    Tướng Suheil al-Hassan chụp ảnh cùng các binh sĩ người Nga hôm 15/6.


    Do yếu tố bất ngờ, các đơn vị phòng ngự của dân quân Thiên chúa giáo tan vỡ nhanh chóng với thiệt hại nặng.



    Việc phiến quân kiểm soát Tal Malah - Jibeen, nằm trên tuyến tiếp vận đã khiến Bộ chỉ huy SAA phải ngưng hoàn toàn mũi tấn công của Lực lượng Tiger, một phần lực lượng này cùng dân quân Liwa al-Quds ở Aleppo, Sư đoàn 4 ở Latakia đã phải di chuyển tới mặt trận này để tái chiếm lại "Tam giác thép".

    Có thể khẳng định, lực lượng Tiger không có mặt tại "Tam giác thép" ở thời điểm phiến quân phản công và chỉ đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn sau này khi hai phía tiếp tục chuyển mặt trận chính từ Kafr Nabudah về "Tam giác thép" cho tới khi kiểm soát lại toàn bộ khu vực (1/8).

    [​IMG]
    Lực lượng Tiger dưới sự hỗ trợ của Không quân Nga đã kiểm soát khu vực "Tam giác thép" từ ngày 29/7


    Tướng Suheil al-Assad và Sư đoàn 4 Thiết giáp Vệ binh Cộng Hòa?

    Bài viết của tờ Reporter kết luận: "Nhưng sau một loạt những chiến dịch thất bại, vị thế của viên tướng này đã bị lung lay rõ rệt và không loại trừ khả năng ông sẽ bị thay thế bởi một viên tướng khác.

    Người ta đã nêu danh vị tướng này – Maher Assad, em trai của tổng thống Basar Assad, hiện đang chỉ huy Sư đoàn xe tăng số 4".

    [​IMG]
    Tướng Suheil al-Hassan (Lực lượng Tiger) và Tướng Maher al-Assad (Sư đoàn 4 VBCH Syria)


    Có thể khẳng định, kịch bản này không bao giờ có thể diễn ra, lý do đầu tiên là về chính trị - Sư đoàn 4 Thiết giáp Vệ binh Cộng Hòa được cho là có mối quan hệ thân thiết với Iran chứ không phải Nga.

    Bằng chứng là việc quân trang vũ khí đạn dược của Sư đoàn là do Iran viện trợ, đặc biệt là hệ thống pháo phản lực (IRAM) Golan-1000 cũng như các xe tăng T-55, T-72 Adra được thừa hưởng các công nghệ nâng cấp do Iran viện trợ.

    TIN LIÊN QUAN

    Người Nga khó có khả năng bàn giao việc chỉ huy một đơn vị do mình dày công huấn luyện cho những người thân Iran.

    Thứ hai, và là quan trọng nhất - mặc dù Sư đoàn 4 tấn công ở Latakia, nhưng trong chiến dịch vừa qua, với hỏa lực vượt trội, sư đoàn chỉ đóng vai trò nghi binh, sử dụng pháo kích và đột kích (nhưng không hiệu quả) nhằm kìm chân một bộ phận quan trọng của sinh lực đối phương.

    Cách sắp xếp này chứng minh tầm quan trọng của Lực lượng Tiger nếu so với Sư đoàn 4.

    Cuối cùng, Tướng Suheil al-Hassan và Tướng Maher al-Assad đều là người Hồi giáo Alawite, thành viên đảng Baath và có mối quan hệ mật thiết trong thành phần lãnh đạo chính phủ và quân đội Syria.

    Việc bỏ đi "tay phải" và thay thế bằng "tay trái" sẽ là điều điên rồ nhất mà Tổng thống Syria Bashar al-Assad không bao giờ làm, tuy nhiên với các lập luận của bài viết thân phe đối lập thì "không gì là không thể".
    https://soha.vn/giai-mat-nga-mat-lo...-o-syria-dau-la-su-that-20190805150056382.htm

    Dần dần những nguồn tin lá cải bịa đặt lộ tẩy , bọn hèn hạ mới vậy
    polite peoplelopbopp thích bài này.
  2. AUDISUVQ3

    AUDISUVQ3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2016
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    774
    Em chán đọc mấy bài báo dài ngoằng chẳng có gì mới như vầy.
    Phải thấy rằng tướng Cọp được Nga cắt cử vệ sĩ là đủ hiểu.
    Còn tướng sư 4 lại là thân tín, anh em nhà Assad.
    2 ông này không thể thay thế nhau và đều phục vụ cho sự tồn tại của chế độ. Một ông ở tiền tuyến và một ông nắm vệ binh cộng hoà
    Cái Nga cần là có 1 đội quân đủ lì lợm để làm các mũi xung kích và chỉ huy am hiểu đối phương cũng như lối chỉ huy đánh dứt khoát và sử dụng hoả lực trong trận kiểu Nga.
    Dù Nga đã thành lập và đào tạo sư 5 thì đội này chỉ dùng để bình định chứ không phải đối thủ của HTS vốn rất giống IS.
    Sự loay hoay của Nga trong trận Hama chính là sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các đội mà nhân tố chính vẫn là tướng Cọp. Ông này dù đánh hay vẫn chưa đủ tầm để làm tư lệnh cho đội quân SAA tại chiến trường có dội hình chắp vá vốn được bổ sung nhân lực từ các nhóm NDF chạy nhanh hơn bắn.

    Một giả thiết khác em đặt ra là Nga trước mắt chỉ muốn đẩy xa phỉ khỏi Latakia và Hama, loại nguy cơ pháo kich căn cứ Nga. Còn giải quyét dứt điểm phỉ thì chắc còn lâu vì nó là cái cớ để Nga giữ quân ở Syria.

    Và nếu đúng như những gì em phân tích thì tướng Cọp vẫn còn được Nga tin tưởng sử dụng dài dài.
    --- Gộp bài viết: 07/08/2019, Bài cũ từ: 07/08/2019 ---
    Còn việc loại các đội thuộc Iran thì không phải có sự kình chống nhau giữa Nga vơi Iran là nước mà Nga có lợi ích không nhỏ. Đó là nhận định sai lầm.

    Nhân tố chính ở đây chính là Do Thái, vì Do Thái và Iran vốn không đội trời chung và luôn hoài nghi sự hiện diện ở Syria ngày càng đông va gần vơi biên giới Do Thái của các đội thuộc Iran. Họ lo sợ có cuộc chiến thành Jerusalem trong tương lai.

    Để trấn an, Nga “đành” để mình đúng ra làm trọng tài, thiêt lập vùng đệm giữa 2 bên đẩy Iran ra xa biên giới, bước đi khôn ngoan của cáo già Putin.

    Để Do Thái yên tâm để yên cho sự hiện diện lực lượng sát nách ở Latakia và bán được nhiều đồ chơi cho Iran thì tại sao Nga phải chọn kình chống các đội hơn là nổi lên như một đàn anh có tiếng nói trọng lượng và là đối trọng của Mỹ, Thổ tai Syria nói riêng và Trung Đông nói chung?
    Massu, Bonmua, kien24768 người khác thích bài này.
  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Cụ này rồ mẽo nhưng nói gì cũng có lý lẽ chuẩn xác, tôi tôn trọng chả bù thằng tuấngu
  4. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Tuy Lybia ko tính vào trung đông nhưng có liên quan chút thôi có mình ghé tạm vào đây.
    Thêm 1 vận tải Uka bắn cháy trên đường băng ở Lybia. Tổng cộng 3 chiếc.
    Chuyến hàng đc Thổ thuê máy bay đưa sang.
    Sau vụ này chắc khỏi cho thuê nữa !
    Tình hình này phe dân chủ không rõ trụ đc bao lâu.
  5. graywolf83

    graywolf83 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    329
    Lybia up mạnh đi bác :D đang đói tin cái vũng lầy này
  6. sinbadvking

    sinbadvking Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2014
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    660
    Cụ @polite people up tin chiến sự đi ạ! Chán 2 ông thần kia cãi nhau quá @@
    graywolf83Bonmua thích bài này.
  7. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Cùng Mỹ đến Hormuz: Nước cờ hiểm của Trung Quốc

    (Bình luận quân sự) - Mỹ có thể xui nước Anh bắt tàu chở dầu của Iran nhưng tàu chở dầu của Trung Quốc mua dầu của Iran lại là chuyện khác…
    Thế giới đang chăm chú cuộc chiến thương mại – tiền tệ của Trung Quốc và Mỹ đang đến hồi căng thẳng bổng nhiên chưng hửng khi Trung Quốc có ý đình chấp nhận gia nhập Liên minh Hải quân với Mỹ trên vùng vịnh Oman và eo biển Hormuz.

    Số là sau khi tình hình “cuộc chiến tàu dầu” đã nổ ra bởi Iran, nguy cơ các tàu dầu quốc tế đi qua eo biển Hormoz bị đe dọa, Mỹ kêu gọi thành lập một liên minh Hải quân do Mỹ lãnh đạo để bảo vệ và hộ tống tàu chở dầu qua eo biển này.

    Lục địa già châu Âu và NATO không muốn căng thẳng với Iran như Đức, Pháp…chưa ai tham gia, mới chỉ có Vương quốc Anh tham gia lời kêu gọi của Mỹ…

    Reuters cho biết từ Đại sứ Trung Quốc tại Abu Dhabi – UAE, rằng, “Trung Quốc sẽ tham gia liên minh do Mỹ lãnh đạo để bảo vệ và hộ tống tàu dầu qua eo biển Hormuz…”

    Thực hư, cách hiểu của Reuteurs như nào thì chúng ta không quan tâm, vấn đề là nếu như Trung Quốc có đội tàu Hải quân ở đây thì đó là một nước cờ khôn ngoan được rút ra từ kinh nghiệm…xương máu của mình với Mỹ cách đây 26 năm…

    Sự kiện tàu Yinhe Trung Quốc



    [​IMG]
    Tàu Yinhe của Trung Quốc bị Hải quân Mỹ khống chế bắt giữ bị nghi chở VKHH cho Iran
    Tháng 7 năm 1993, tàu container Trung Quốc rời cảng Thiên Tân đi đến đích đến Kuwait. Trong khi Yinhe đang ở Ấn Độ Dương ở Vịnh Ô-man về phía Dubai, Hoa Kỳ cáo buộc Yinhe đang mang vũ khí hóa học đến Iran…

    Các tàu chiến và máy bay trực thăng của Hải quân Hoa Kỳ đã theo dõi tàu Trung Quốc yêu cầu nó được đưa lên và kiểm tra bởi các nhân viên Hoa Kỳ.

    Vào ngày 3 tháng 8, Yinhe tiếp tục hành trình tới Dubai để thực hiện ghé cảng theo lịch trình theo sau là Cảng Dammam của Saudi và điểm đến cuối cùng là Kuwait, nhưng Hải quân Hoa Kỳ buộc các nước xung quanh Trung Đông từ chối quyền cập cảng của Yinhe, buộc nó bị mắc kẹt trong vùng biển quốc tế trong 24 ngày với 3 tàu chiến Mỹ và 5 máy bay trực thăng bay vòng quanh Yinhe ...

    Khi neo đậu ở Eo biển Hormuz thì Yinhe có hiện tương rê neo, lập tức Hải quân Mỹ tuyên bố nếu Yinhe tiến về Iran, họ sẽ đánh chìm nó ngay lập tức. Các thủy thủ tàu Yinhe Trung Quốc nhận thấy các tàu chiến Mỹ đã lùi ra ở cự ly tác chiến hiệu quả nhất để sẵn sàng nổ súng…

    Vào ngày 24 tháng 8, thủy thủ đoàn tàu Yinhe đã được chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ đi đến cảng Dammam của Saudi ngay lập tức để chấp nhận sự kiểm tra chung giữa Mỹ và Saudi.

    Kết quả không có cái gọi là VKHH, đó chỉ là những thùng sơn.

    Ai cũng nghĩ Hoa Kỳ sẽ xin lỗi Trung Quốc qua sự cố này nhưng không đời nào vì đó là thời điểm vào năm 1993, Mỹ tự xưng là cảnh sát thế giới, muốn gì được nấy…là Vua thì không xin lỗi dân đen là điều mà Trung Quốc quá hiểu và chấp nhận.

    Đến đây, chúng ta hiểu chính xác lý do tại sao Trung Quốc có ý định đưa lực lượng Hải quân của mình đến eo biển Hormuz từ lời kêu gọi của Mỹ. Tất nhiên, lực lượng đó dưới sự chỉ huy của Mỹ hay không, mục tiêu nhiệm vụ là gì thì lại chuyện khác…

    Chống...Mỹ?

    [​IMG]
    Tầu chiến bảo vệ hộ tống tàu dầu qua eo biển Hormuz
    Rõ ràng, nếu theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump thì các tàu Hải quân của quốc gia nào bảo vệ, hộ tống tàu dầu của quốc gia đó đi qua eo biển Hormuz (bởi sự đe dọa của Hải quân Iran)…Vậy Hải quân Trung Quốc có cần phải đưa lực lượng của mình đến eo biển Hormuz để bảo vệ tàu dầu của mình trước Iran hay không?

    Đương nhiên là không cần, bởi theo logic thì Hải quân Iran sẽ tấn công những tàu dầu nào vận chuyển dầu từ các quốc gia vùng vịnh như Saudi, UAE…thực hiện mục tiêu của tuyên bố “Nếu Iran không xuất khẩu dầu thì cũng không có quốc gia nào ở vùng vịnh xuất khẩu dầu qua eo biển Hormuz”. Cho nên, Iran đâu có tấn công những tàu mua dầu của họ như Trung Quốc, Ấn Độ…


    Sự lo ngại nhất của Trung Quốc khi tàu chở dầu của mình qua lại eo biển Hormuz không phải là Hải quân Iran mà là Hải quân Hoa Kỳ. Bởi Hoa Kỳ đã có lệnh trừng phạt bất kỳ quốc gia nào mua dầu của Iran thì liệu Hải quân Hoa Kỳ có lặp lại “sự cố Yinhe” hay chơi kiểu như Hải quân Anh bắt tàu Iran tại eo biển Gibraltar hay không, Trung Quốc nghi ngờ điều đó.

    Thực tế là Trung Quốc – Mỹ đang xảy ra cuộc chiến thương mại – tiền tệ căng thẳng, trong khi Trung Quốc lại ngang nhiên coi lệnh trừng phạt mua dầu của Iran không ra gì, vẫn mua dầu của Iran thì Mỹ có chấp nhận sự thách thức đó hay không? Điều gì xảy ra nếu một tàu dầu của Trung Quốc bị Mỹ - Anh bắt giữ vì tội mua dầu của Iran?

    Tất nhiên, Trung Quốc thừa hiểu, nếu Mỹ đã có ý định đó thì ngoài Hormuz ra, trên Biển Đông, đặc biệt là eo biển Malacca cũng là tử huyệt của Trung Quốc để Mỹ ra tay nếu cần thiết. Tuy nhiên, Hormuz vẫn thuậu lợi, có ưu thế hơn vì Mỹ đã có sẵn Hạm đội 5 túc trực ở đó trong khi Hạm đội 7 không có ưu thế so với Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương.



    Chính vì thế, việc đưa lực lượng Hải quân Trung Quốc đến eo biển Hormuz để bảo vệ hộ tống tàu chở dầu của mình nhưng không phải bởi do de dọa của Iran mà đe dọa từ Mỹ là yêu cầu cần thiết thực tế mà không để hải quân Mỹ - Anh làm mưa làm gió ở đây.

    Việc Trung Quốc dựa theo lời kêu gọi của Mỹ đưa lực lượng Hải quân đến eo biển Hormuz là một hành động khôn ngoan. Vấn đề là Mỹ có chấp nhận ngồi nhìn khi tàu chở dầu Trung Quốc lũ lượt mua hàng triệu thùng dầu/ngày của Iran đi qua mũi của mình hay không là chuyện khác.

    Thật đáng buồn là “cảnh sát thế giới Hoa Kỳ” hiện nay đã không còn quyền uy như trước…

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...n-hormuz-nuoc-co-hiem-cua-trung-quoc-3385216/

    Đúng là thâm nho như Tầu, Mỹ chỉ là thằng khôn vặt thôi
  8. mimosalq

    mimosalq Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    842
    Đã được thích:
    137
    Trump ổng ị ra thằng tập chứ thâm nho cái gì. Nhìn tằng tập y như thằng lái heo.
  9. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Lý do thực sự khiến Iraq “ngoảnh mặt” với S-400 là gì?
    https://infonet.vn/ly-do-thuc-su-khien-iraq-ngoanh-mat-voi-s400-la-gi-post308910.info

    Iraq cần gì S-400 khi mà có Mỹ bảo vệ rồi . Thằng Thổ nó mua S-400 vì thằng Nga bán đất Syria cho Thổ có qua có lại .
    Chứ S-400 éo ai cần .
  10. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Thổ mua S400 là đủ vả mồm bọn rồ Mỹ 3/ rồi, ko cần phải nói nhiều đâu thằng 3/ tuấngu à ai chả biết IQ của mầy, 1 hệ thống mà suốt ngày bọn 3/, media Mỹ Âu dìm hàng dỏm thì việc gì nó phải bỏ tiền ra mua, mua Kilo còn có ý nghĩa hơn, chẳng có 1 nguồn phân tích của Mỹ nào nói rằng Thổ mua S400 vì Nga bán đất Syri cho Thổ :rolleyes: Iraq nó còn chả thèm mua thêm M1 Abram mua cả đống T90 để thay cho số Abram bị nướng đó

    tuấngu tiếng anh thì nói gì cũng láo toét hết

    [​IMG]

    Iraq cần Mỹ bảo vệ >? vậy mà có cả lực lượng thân Iran ở Iraq, thì Iraq mới thắng được IS, lực lượng Mỹ lẫn Iraq bị IS đánh cho tụt quần, toàn nói đần độn để làm xấu mặt bọn rồ Mỹ là sao nhĩ ? có khi thằng này là quân xanh của phe rồ Nga cài vào để hạ nhục phe rổ Mỹ chăng ?

    Lần cập nhật cuối: 08/08/2019
    Massu thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này