1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồ sơ điệp viên tỷ đô của CIA: Mỹ đã ăn cắp công nghệ của Liên Xô ra sao

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi oplot1x, 19/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot1_

    oplot1_ Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/10/2017
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    72
    Khiếp sợ bầu trời Việt Nam, Mỹ tổ chức không đoàn 'Đại bàng đỏ' huấn luyện phi công giao chiến với MiG

    Từ thất bại trên không ở Việt Nam, trong mười năm liên tiếp, các phi công của không đoàn 'Đại bàng đỏ' siêu bí mật của Không quân Mỹ bay trên các máy bay danh tiếng của Liên Xô và 'chiến đấu' với các đồng nghiệp. Các ace Mỹ thực sự kính nể và gắn bó với máy bay kẻ thù.
    [​IMG]

    Lực lượng phi công Mỹ bên máy bay tiêm kích Liên Xô trong dự án Đại bàng đỏ. Ảnh minh họa The National Intertst

    Từ năm 1978 đến 1988, sau những thất bại thảm họa trên bầu trời Việt Nam, một đơn vị Không quân bí mật của Mỹ được thành lập, thu giữ và phục hồi các máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô với nố lực huấn luyện các phi công Mỹ không chiến và giành thắng lợi trong những cuộc đối đầu tiềm năng với các máy bay Xô Viết.

    Không đoàn siêu bí mật nghiên cứu và thử nghiệm số 4477 là đơn vị của các phi công Mỹ, mang tên hiệu “Đại bàng đỏ” còn mang mật danh là Constant Peg. Người Mỹ đã viết rất nhiều sách và bài viết về đơn vị này, cách đây không lâu xuất bản hẳn một bộ phim tài liệu, phóng sự về không đoàn 4477, được giữ bí mật trong một thời gian dài trước khi tất cả những máy bay MiG của Liên Xô được về hưu.

    Trên tạp chi The National Intertst, tác giả David Axe công bố một bài viết, ghi lại những thông tin ấn tượng nhất của không đoàn Constant Peg.

    Dự án siêu bí mật này bắt đầu từ năm 1978 và kéo dài đến tận năm 1988. Trong thời gian đó, các phi công Mỹ “đại bàng đỏ” đã tiến hành 15.000 lượt xuất kích chiến đấu, huấn luyện được hơn 6 000 phi công. Một con số đáng nể đối với lực lượng nghiên cứu và thử nghiệm.

    Mục đích của chương trình là huấn luyện cho các phi công Mỹ thực tế chiến đấu với các tiêm kích Liên Xô mà họ đã thất bại thảm hại trong những cuộc không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Kinh nghiệm không chiến này là kiến thực vô giá cho không quân, không quân hải quân và không quân Lính thủy đánh bộ Mỹ. Mặc dù đây chỉ là huấn luyện chiến đấu, nhưng cũng không ít tổn thất về sinh lực và vũ khí trang bị.

    Earl Henderson, trung tá phi công nghỉ hưu và chỉ huy không đoàn Constant Peg những năm 1979 và 1980, phát biểu trong phim tài liệu "Constant Peg có sứ mệnh huấn luyện cho các phi công của Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ cách bay và chiến đấu với một máy bay Liên Xô thực sự”.

    "Chương trình được bắt đầu từ kinh nghiệm trong Chiến tranh Việt Nam," Henderson giải thích. "Mỹ cố gắng sở hữu một số MiG thực sự của Liên Xô. Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng, tìm ra phương pháp hoạt động và thông số của các bộ phận kỹ thuật. Những phi công thử nghiệm bay trên máy bay này và “không chiến” giả định với máy bay Mỹ. Các phi công Mỹ thấy được các máy bay bay nhanh thế nào, trần bay, khả năng cơ động, làm sao có thể đeo bám được mục tiêu."

    Bộ Quốc phòng Mỹ thu thập tất cả các máy bay Liên Xô bằng tất cả những biện pháp có thể, bao gồm cả mua lậu chợ đen của những kẻ ăn trộm đồ quân sự trên toàn thế giới.

    Tướng Không quân Mỹ Hoyt Vandenberg – con đưa ra ý tưởng tổ chức một không đoàn MiGs thay vì tham gia các chương trình bay mô phỏng kẻ thù. Đại tá nghỉ hưu Gail Peck, trở thành chỉ huy trưởng không đoàn Constant Peg từ năm 1978 đến năm 1979, đặt cho phi đoàn cái tên, kết hợp giữa tên gọi vợ của Vandenberg "Constant" với mật danh bay của ông ta.

    Peck đề xuất xây dựng một sân bay cho không đoàn mới. Ông phác thảo bố cục ban đầu với một đường băng, đường chạy và ba nhà chứa máy bay, căn cứ cho lực lượng không quân bí mật. "Toàn bộ ý tưởng xây dựng sân bay là một thách thức lớn", Peck nói trong bộ phim tài liệu của Không quân.

    Một sân bay không được công bố xây dựng tại thao trường Tonopah ở Nevada, gần căn cứ không quân Nellis. Đây là căn cứ thao luyện chiến thuật Cờ đỏ (Red Flag) và trường huấn luyện sử dụng vũ khí, nơi không quân rèn luyện những phi công có kỹ năng không chiến rất cao.

    "Ngay sau khi họ xây dựng nhà chứa, chúng tôi bắt đầu lắp máy bay", Don Lyon, thượng sĩ thợ máy chính đã nghỉ hưu và trợ lý giám đốc bảo trì bảo dưỡng của Constant Peg từ 1978 đến 1981, trong bộ phim tài liệu cho biết "Chúng tôi có những bộ phận máy bay ... chúng tôi có khung máy bay, cánh và tất cả những bộ phận cần thiết, nhưng chúng không thể bay được."

    Đội kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng đôi khi phải lắp ráp các máy bay chiến đấu của Liên Xô theo từng phần một.

    Gail Peck cho biết, những chiếc máy bay này được thu nhặt và gom ở đầm lầy và sa mạc, chủ yếu trong cuộc chiến Trung Đông. Chúng tôi tin tưởng hoàn toàn đội bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật tài năng. Họ đã không làm chúng tôi thất vọng, tất cả các máy bay lắp ráp được đều bay.

    Theo John Manklark, một trong những chỉ huy trưởng của Constant Peg, đến năm 1985 không đoàn có 26 máy bay MiG-21 và MiG-23.

    Nhưng cũng có nhiều tổn thất, các máy bay hay bị rơi sau một vài nghìn giờ bay. Số lượng rơi chiếm khoảng 30% tổng số máy bay khai thác sử dụng, vượt quá tỷ lệ thông thường của không quân Mỹ. Các phi công thích máy bay MiG-21, nhưng sợ MiG-23, Manklark thừa nhận, MiG-23 có tốc độ rất cao, nhưng lại dễ bị tai nạn nổ tung. Nguyên nhân chính là tốc độ MiG-23 khoảng 720 dặm (1333 km/h), nhưng trên thực tế, tiêm kích có thể tăng tốc lên 880 dặm (hơn 1600 km /h), động cơ hoạt động hết công suất và có thể gây rủi ro với tính mạng người lái. Mặc dù vậy, các phi công thường phấn khích và kéo tốc độ đến cực đại.

    Đây là tốc độ lớn nhất mà không quân có thể có vào thời điểm đó, nhưng cảm giác thực sự đáng sợ. Ông Manklark nhận xét.

    Đấy là những nhận xét của người trong cuộc, nhưng các phi công Mỹ cảm nhận thế nào khi phát hiện ra tiêm kích đối phương, khi phải đối mặt trong 1 cuộc không chiến? 100% các phi công huấn luyện khi thấy máy bay đối phương là shock.

    "Vấn đề chủ yếu là không chiến với các máy bay đã biết và một vấn đề khác, chiến đấu với các máy bay đối phương mà phi công không hề biết tính năng kỹ chiến thuật cũng như khả năng tác chiến của nó” thượng sĩ nghỉ hưu Don Lyon cho biết.

    Chỉ huy trưởng không đoàn các “đại bàng đỏ” Gail Peck nhớ lại, hầu như tất cả các phi công, lần đầu tiên tham chiến với MiG đều bị choáng và vô cùng kinh ngạc.

    Không đoàn nghiên cứu và thử nghiệm 4477 "Đại bàng đỏ" hoạt động trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất. Theo thuyết âm mưu (sử dụng máy bay của Liên Xô tấn công lãnh thổ Liên Xô), các phi công thậm chí tạo hình dáng khác biệt với các nhân viên Không quân Mỹ. Tất cả đều để tóc dài và râu.

    Dự án của không đoàn 4477chỉ được giải mật vào năm 2006, nhiều thập kỷ qua đi sau khi lực lượng bị giải thể. Kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam vẫn còn ám ảnh đến tận ngày này, hiện nay có các tổ chức khác chịu trách nhiệm thu thập và bay trên các máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Nga tại Mỹ. Những không đoàn này được giữ bí mật đến tuyệt đối với bất cứ con người hoặc phương tiện truyền thông nào.

    https://baomoi.com/khiep-so-bau-tro...en-phi-cong-giao-chien-voi-mig/c/29626204.epi
  2. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Hồ sơ: Phương Tây và Do Thái vẫn luôn thèm khát học hỏi công nghệ Nga

    Chiến dịch đánh cắp hụt tiêm kích MiG-29 của Israel
    Israel hối lộ một tướng Ba Lan để đưa tiêm kích MiG-29 tới nước này năm 1985, nhưng chiến dịch bí mật bị Liên Xô phát hiện.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-29 trong biên chế quân đội Syria. Ảnh: National Interest.

    Năm 1985, không quân Syria bắt đầu biên chế tiêm kích MiG-29 do Liên Xô chế tạo. Việc quốc gia đối địch sở hữu tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới khi đó thúc đẩy Israel tìm phương án đối phó để duy trì ưu thế chiến trường.

    Tình báo Israel vào cuối năm 1985 móc nối được với một tướng không quân Ba Lan, quốc gia đang sở hữu nhiều tiêm kích MiG-29. Đây là quan chức Ba Lan phụ trách hoạt động vận chuyển vũ khí tới Iran và Syria, trong đó có dòng tiêm kích hiện đại MiG-29.

    Ba Lan lúc đó chuẩn bị chuyển một chuyến hàng gồm các bộ phận của một tiêm kích MiG-29 gần hoàn chỉnh, được đóng trong nhiều thùng hàng để đưa bằng máy bay tới Syria. Viên tướng không được tiết lộ danh tính trên nhận tiền hối lộ của tình báo Israel để đảm bảo chiếc máy bay vận tải sẽ chuyển hướng tới Israel vào cuối năm 1985.

    Chiến dịch tình báo này thành công khi máy bay hạ cánh xuống lãnh thổ Israel và Tel Aviv nắm trong tay một trong những mẫu tiêm kích hiện đại nhất thời đó. Tuy nhiên, một sĩ quan cấp dưới của tướng Ba Lan phát hiện ra số hàng bị mất nên thông báo cho Liên Xô.

    Moskva yêu cầu Tel Aviv lập tức trả lại máy bay và chính phủ Israel buộc phải chấp thuận để không ảnh hưởng đến quan hệ với Liên Xô. Quân đội Israel chỉ kịp chụp ảnh các bộ phận của chiếc MiG-29 mà không thể nghiên cứu sâu mẫu tiêm kích vừa thu được. Viên tướng Ba Lan chạy sang Mỹ xin tị nạn.

    Dù vậy, Israel không từ bỏ nỗ lực nghiên cứu MiG-29. Sau năm 1990, họ tìm cách liên hệ với Đức, quốc gia được thừa hưởng lượng lớn khí tài từ khối Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã, để tìm mua những chiếc MiG-29.

    Israel mượn được bộ radar N019 trên tiêm kích MiG-29 Đức vào năm 1991, bên cạnh nhiều loại vũ khí khác như xe tăng T-72. Tất cả được đăng ký là máy móc nông nghiệp trước khi chuyển tới Israel. Nước này mổ xẻ và nghiên cứu rất kỹ hệ thống radar, sau đó trả lại cho quân đội Đức.

    Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ dừng ở đánh giá từng bộ phận, không quân Israel vẫn chưa biết năng lực thực sự của MiG-29.

    [​IMG]
    Một trong 3 chiếc MiG-29 được Israel mượn năm 1996. Ảnh: IAF.

    Cơ hội được mở ra sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khi việc thuê và mượn máy bay trở nên dễ dàng hơn. Trong nửa đầu thập niên 1990, các phi công Israel tới một số quốc gia Đông Âu bay thử, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm về khả năng cơ động của MiG-29. Nước này cũng muốn cho MiG-29 đối đầu với tiêm kích F-15, F-16 trong các trận đánh mô phỏng.

    Năm 1996, Israel mượn được ba chiến đấu cơ MiG-29A từ một quốc gia Đông Âu, nhiều khả năng là Ba Lan. Trong suốt hai tuần thử nghiệm tại sa mạc Negev tháng 4/1997, mỗi chiếc MiG-29 xuất phát 20 lần để không chiến với phi cơ F-15, F-16 của không quân Israel.


    Quảng cáo

    Nhiều tính năng độc đáo của MiG-29 như kính ngắm gắn trên mũ phi công và hệ thống bám bắt hồng ngoại - đo xa laser đều được kiểm nghiệm kỹ càng, sát với điều kiện thực chiến hết mức có thể. Các phi công thử nghiệm Israel đều tỏ ra ấn tượng với tính năng tiêm kích Liên Xô.

    "MiG-29 ngang ngửa, đôi khi còn vượt trội so với máy bay F-15 và F-16. Động cơ của nó mang lại tỷ lệ lực đẩy/khối lượng lớn, giúp cho MiG-29 có khả năng tăng tốc và cơ động rất tốt. Phi công Israel phải rất cẩn thận khi đối đầu với những chiếc tiêm kích này. Nó là đối thủ đáng gờm nếu được điều khiển bởi phi công giỏi", một phi công thử nghiệm Israel nhận xét.

    [​IMG]
    Tiêm kích MiG-29 (trên) và F-15, F-16 sau một trận đánh mô phỏng năm 1997. Ảnh: IAF.

    Một tướng không quân Israel cũng tán thành quan điểm này và đặc biệt đánh giá cao khả năng cơ động của chiến đấu cơ Liên Xô. "Bay trên MiG-29 là trải nghiệm hiếm có đối với phi công thử nghiệm. Kết quả đối đầu giữa nó và máy bay Israel sẽ phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Trong một trận đánh cân bằng thì đây sẽ là mối đe dọa thực sự", ông cho hay.

    Không quân Israel thu được nhiều thông tin quý giá mà trước đây họ chỉ nắm được bằng cách bắt sống hoặc đánh cắp vũ khí đối phương. Sau cuộc thử nghiệm, những chiếc MiG-29 được trả lại cho quốc gia Đông Âu với màu sơn được giữ nguyên. Phần đuôi máy bay được sơn thêm phù hiệu của Phi đoàn Thử nghiệm 253 và Trung tâm thử nghiệm bay thuộc không quân Israel.
    https://vnexpress.net/the-gioi/chien-dich-danh-cap-hut-tiem-kich-mig-29-cua-israel-3974762.html
  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Nga tố ngược Mỹ ăn cắp công nghệ vũ khí
    Thứ Hai, 19/08/2019 07:58

    Vũ khí) - Sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, John Bolton tố Nga ăn cắp công nghệ vũ khí, Moscow đã đáp trả tương tự khiến Mỹ khó có thể chối cãi.


    Chương trình vũ khí gây nhiều tranh cãi nhất của Mỹ và bị Nga cho rằng đạo ý tưởng từ vũ khí Nga chính là F-35B.

    Loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35B Lightning II có nguồn gốc Nga và mang những đặc điểm chung với máy bay chiến đấu trên hạm Yak-141 của Liên Xô.

    Năm 1991, Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ đã tìm mọi cách thu thập thông tin về Yak-141, bao gồm những dữ liệu đã phải trải qua "nhiều năm phát triển và thử nghiệm" của dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) tương lai mà các công trình sư Liên Xô phát triển dang dở.

    [​IMG]
    Sự giống nhau kỳ lạ giữa Yak-141 và F-35B.
    Đó là thông tin vô cùng quan trọng, thừa đủ điều kiện để cho phép nhà sản xuất Mỹ bắt đầu phát triển động cơ - trái tim của những chiếc máy bay F-35B hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, Mỹ từng nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Nga về vấn đề này.

    Chương trình vũ khí thứ 2 của Mỹ có liên quan đến công nghệ của Nga chính là hệ thống sonar. Vào năm 2012, Anh đã công bố chi tiết về hoạt động bí mật hàng đầu của tàu ngầm Mỹ do hệ công nghệ sonar tàu Anh đánh cắp được và chuyển giao cho Mỹ nghiên cứu.

    Tại thời điểm đó, một chiếc tàu ngầm HMS Conqueror của Anh đã âm thầm tiếp cận sát phần đuôi của tàu ngầm Nga đang hoạt động trên Biển Barents và cắt hệ thống sonar đang được kéo bằng dây phía sau. Để không bị lộ, tàu ngầm Anh đã chọn cách cắt sao cho nó giống vết dây đứt do bị sờn.




    Khi HMS Conqueror đến căn cứ, hệ thống sonar nói trên đã được Anh chuyển giao cho phía Mỹ. Ngay khi được tiếp cận, các chuyên gia hàng đầu của Hải quân Mỹ đã tiến hành phẫu thuật và tháo từng cái ốc vót trên chiến lợi phẩm để nghiên cứu. Có vẻ bí mật của hệ thống sonar này đã bị Mỹ chinh phục và sử dụng để phát triển hệ thống sonar riêng của mình.

    Ngoài những công nghệ trong những chương trình vũ khí nói trên, nguồn tin quân sự Nga cung cấp cho RIA còn tiết lộ, hệ thống ghế phóng của phi công K-36DM, một số loại súng máy 12,7mm, súng trường tấn công cũng bị Mỹ đánh cắp công nghệ và phát triển phiên bản riêng của mình. Đặc biệt trong đó là súng trường tấn công AK-47.


    Sự sụp đổ của Liên Xô và khối Hiệp ước Vacsava đã tạo điều kiện đáng kể cho tình báo NATO hoạt động. Nếu trước đó, các thiết bị quân sự của Liên Xô rơi vào tay phương Tây chủ yếu là chiến lợi phẩm quân đội Israel đoạt được tại Ai Cập và Syria, thì sau năm 1991, việc đoạt bí mật quân sự của Liên Xô dễ dàng hơn nhiều.

    Chỉ cần chi tiền. Kết quả là Mỹ và các đồng minh của nước này, cũng như các nước như Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc, có trong tay nhiều mẫu vũ khí Xô viết. Một lượng lớn vũ khí đó được lấy trong kho của quân đội CH Dân chủ Đức trước đây.

    Người Đức bán cho tất cả những ai muốn sở hữu chúng. Kết quả là, tăng T-72M1 được nghiên cứu tại Israel, Thụy Điển và Hàn Quốc. Một lượng lớn công nghệ máy bay và tên lửa được đưa tới Mỹ.

    Có thể nói các nước thuộc Hiệp ước Vacsava chủ yếu được trang bị công nghệ đã được xuất khẩu hoặc từng do quân đội Liên Xô sử dụng. Tuy nhiên vấn đề nằm ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Ví dụ Moldova bán cho Mỹ một lượng lớn máy bay MiG-29. Trong thập niên 1990, rất nhiều mẫu vũ khí mới nhất của Nga được đưa ra bên ngoài.

    Đó là xe tăng T-80U, BMP-3, SAU 2S19M MSTA, hệ thống phòng không Tor, Tunguska, S-300V, tên lửa đối hạm. Chỉ tới cuối thập niên 1990, Nga mới thận trọng hơn với phương Tây. Còn Mỹ ngày càng quan tâm tới khí tài Nga. Họ muốn mua tăng T-90, hệ thống bảo vệ chủ động Arena cùng các bí mật quân sự khác song bị Nga "lịch sự" từ chối.
    https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-to-nguoc-my-an-cap-cong-nghe-vu-khi-3385913/
  4. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Bài viết hay, nhưng làm thêm topic có thừa ko cụ? Cụ đưa vào topic Mỹ hoặc Nga cũng dc
    Rugivnb thích bài này.
  5. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    loãng quá cụ ạ

Chia sẻ trang này