1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CẢI LƯƠNG - Tấm lòng dân Việt !

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi insightbb, 17/08/2005.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    trời không có nơi đăng ký thàn viên á. huỷ box traiitmtính nguyện rồi giờ cũng ko được làm mod nữa lang bạc khắp nơi kết nghĩa bạn bè. Cho mình tham gia với nhé.
    Mình là Vũ Quang Hoàn:
    Điện thoại : 0909669339
    Hiện đang ở HN
    Hiện đang ******** nguyện
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tôi có sưu tầm được một bài viết về cải lương rất tiếc là không còn giữ được tên tác giả bài viết.
    NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA CẢI LƯƠNG.
    Cùng với sự ra đời của tiểu thuyết, kịch nói, thơ mới... sự ra đời Cải lương được xem như là sản phẩm mang tính tất yếu của lịch sử. Nó hình thành từ sự tiếp xúc giữa nền văn hóa nông nghiệp lúa nước và nền văn hóa công nghiệp phương Tây. Nếu như kịch nói có lịch sử lâu đời và nguồn gốc từ phương Tây, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa, của quan điểm thẩm mỹ phương Tây thì sự ra đời của Cải lương đầu thế kỷ XX có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống dân tộc và sự du nhập lối biên kịch Châu Âu. Yếu tố đầu tiên mang tính cội nguồn của nghệ thuật cải lương là âm nhạc tài tử Nam Bộ.
    Những năm đầu thế kỷ XX, vào khoảng năm 1917 có những bậc tiền bối làm nên sân khấu Cải lương như Nguyễn Tống Triều, André Thận, Thầy Năm Tú... Đầu tiên là hình thức ca nhạc tài tử. Thời ấy,Tuồng (Hát bội) không còn giữ vị trí độc tôn trong thưởng thức nghệ thuật trình diễn của đồng bào miền Nam, nên từ các vùng nông thôn bắt đầu phong trào đờn ca tài tử phục vụ trong các cuộc vui như lễ cưới, lễ hỏi, đám tiệc, đám giỗ... Sau đó là hình thức ca ra bộ. Sự khởi đầu của hình thức này được đánh dấu tại cuộc trình diễn của nhóm ca nhạc tài tử trên sân khấu hộp trong đó có cô Ba Đắc tại Hội chợ thuộc địa tại Pháp. Sau này ca ra bộ phát triển như một trào lưu tại Nam bộ. Tiết mục được trình diễn rất thô sơ trên một bộ ván gõ, diễn viên vừa ca, vừa diễn với điệu bộ, động tác minh họa. Ca ra bộ chính là gạch nối giữa hình thái âm nhạc và hình thái sân khấu. Sau đó nhờ những soạn giả như ông Trương Duy Toản, Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền... viết lại từng mảng các chuyện tích xưa để diễn ca ra bộ, với hình thức đối ca, liên ca rồi kết hợp lại thành những vở tuồng Cải lương đầu tiên như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều... Cải lương hình thành và phát triển rất mau nhờ những đóng góp của những bậc tài danh như Năm Phỉ, Năm Châu, Trần Hữu Trang, Tư Chơi, Năm Nở, Phùng Há...
    Bước đầu hình thành, Cải lương giống như tên gọi cũng chịu ảnh hưởng đủ thứ nghệ thuật (đầu Ngô mình Sở). Tình trạng hỗn độn trong trang phục,hay phong cách diễn vẫn thường xảy ra; chẳng hạn diễn viên đóng Lữ Bố mang giày bốt, đóng Điêu Thuyền mặc áo dài, cột dây ngang lưng, đầu thắt bánh lái, cũng hát đủ kiểu tích Tàu, chuyện Tây. Tuy nhiên, những gì phi nghệ thuật làm mất bản sắc dân tộc dần dần bị đào thải. Nhờ các tác giả có tri thức, có tài năng mà sân khấu cải lương hình thành hai dòng: tuồng Tàu và tuồng Tây mà sau này các nhà nghiên cứu sân khấu khẳng định là Cải lương có hai phương pháp:Phương pháp hiện thực tâm lý và phương pháp biểu hiện tả ý.
    Trong bối cảnh văn hóa Việt nam đầu thế kỷ,nếu nói hát Bội là loại hình nghệ thuật cũ, Kịch nói là loại hình nghệ thuật mới thì Cải lương lại đứng giữa cái cũ và cái mới. Tính dân tộc qua phương pháp biểu hiện tả ý và tính hiện đại qua phương pháp tả thực tâm lý. Sân khấu Cải lương vừa dân tộc vừa hiện đại là do kết hợp một cách tài tình hai phương pháp hiện thức tâm lý và biểu hiện tả ý.
    Đã nói đến sân khấu Cải lương, không thể nào không nói đến bản nhạc "đinh" trong các vở tuồng. Đó là bản vọng cổ. Có người cường điệu "không có bản vọng cổ không thể trở thành một đêm hát cải lương... "Lời khẳng định trên có phần hơi quá đáng, nhưng nghĩ kỹ lại cũng không sai. Tính hấp dẫn của một đêm diễn Cải lương không thể không nói tới sức thu hút kỳ diệu của bản vọng cổ.
    Được biết vào năm 1918 ông Cao Văn Lầu đã sáng tác bản Dạ Cổ Hoài Lang, sau này trở thành bản vọng cổ. Dạ Cổ Hoài lang tiền thân của bản vọng cổ đã tạo ra một không khí mới cho nền ca nhạc cổ miền Nam. Từ đó trở đi, bất kỳ trong một vở Cải lương nào, bản vọng cổ vẫn là bản nhạc chủ đạo, thể hiện một cách đa dạng qua tất cả tình huống, trong một vở Cải lương.
    Theo nhà nghiên cứu Tuấn Giang dựa theo một số công trình nghiên cứu thì ngoài âm nhạc tài tử Nam bộ ra có một dòng hình thành nên nghệ thuật Cải lương là cải cách nghệ thuật hát Bội .Theo chúng tôi việc làm đó không tránh khỏi khiên cưỡng và áp đặt. Đúng là trong thực tế Cải lương có một số điệu thức phương thức biểu đạt của Tuồng, nhưng nếu chỉ dựa vào đó coi đó là yếu tố hình thành Cải lương là chưa đúng về mặt thực tế và chưa thuyết phục về mặt khoa học. Cũng như có một thời gian dựa vào sự kiện Lý Nguyên Cát bị bắt làm tù binh, dạy múa hát cho người nước Nam mà chúng ta cho rằng nghệ thuật Tuồng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đó là sự ngộ nhận đáng tiếc. Dù Lý Nguyên Cát có tài giỏi đến đâu cũng chỉ góp phần thúc đẩy sự hình thành sân khấu Tuồng được nhanh chóng hơn, chứ không thể nào quyết định việc có hay không của Tuồng. Ở Cải lương cũng vậy. Nếu nói cải cách hát Bội là sự dịch chuyển, đổi mới từ hình thức cũ sang hình thức mới mà không phá bỏ nền móng, mô hình của hát Bội thì ở Cải lương nó đã phá bỏ mô hình hát Bội. Các điệu thức , phương thức biểu đạt của hát Bội có trong Cải lương là một sự thật không ai có thể chối cãi nhưng nó không phải là điệu thức chính. Điệu thức oán, lý và bài vọng cổ mới là điệu thức chính của Cải lương mới là chất men làm say lòng người. Đó là sự khác xa mà các nhà nghiên cứu đã khẳng định. Hay nói chính xác hơn Cải lương đã vay mượn các điệu thức ,các phương thức biểu đạt của Tuồng để làm giàu thêm cho mình và để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của tầng lớp công chúng thị dân mới.
    Khẳng định Cải lương không hình thành từ dòng cải cách hát Bội mà từ phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ, không những không làm giảm phẩm chất và tổn thương danh giá của nó mà còn trả lại tính khách quan lịch sử cho nó.
    Ngay từ lúc mới ra đời Cải lương đã thể hiện tinh thần ái quốc theo kiểu riêng của mình. Tầng lớp trí thức ,tiểu tư sản có nền học vấn Tây học thể hiện lòng yêu nước ,lòng tự tôn dân tộc dưới nhiều hình thức nhiều vẻ. Trong đó nhu cầu giải phóng cá nhân, nhu cầu tự khẳng định mình thóat khỏi sự o ép, quản thúc của xã hội ?" là một nhu cầu bức bách của giới này. Trào lưu lãng mạn chi phối tất cả các lĩnh vực văn chương, nghệ thuật lúc đó. Thực chất đó là một thái độ một cách phản ứng với xã hội đương thời. Nếu báo chí đầu thế kỷ với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đi đầu trong việc tuyên truyền lòng tự tôn dân tộc bằng chữ quốc ngữ; nếu sân khấu kịch nói được nhập vào Việt Nam qua những bản dịch kịch Molie và sản phẩm ?onội? đầu tiên là ?oChén thuốc độc? (Vũ Đình Long); nếu văn học với ?otiểu thuyết mới? với ?o Tự lực văn đoàn?, phong trào thơ mới với Tản Đà (cái tôi ngông nghênh được xuất hiện, trưng bày như một nhu cầu của con người thời đại) thì Cải lương thể hiện ái quốc theo cách của mình. Khuynh hướng giải phóng cá nhân được đề cao, và mau chóng trở thành chủ đạo trong toàn bộ công tác biên kịch của nghệ thuật cải lương. Trong tiến trình xã hội Việt Nam nói chung, nghệ thuật sân khấu Việt Nam nói riêng, đặt ra vấn đề giải phóng cá nhân, đề cao cái tôi là một bước tiến, một bước ngoặt. Đó là một mặt của tinh thần dân chủ, là sự đổi mới của hệ suy luận mà ở châu Au ngay từ thế kỷ Khai sáng thế kỷ XVIII đã đề ra. Với một xã hội nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm, với tinh thần truyền thống luôn đề cao cái ?ota? ?" một cái ?ota? mang tính trung quân của nho giáo, một cái ?ota? mang tính cộng đồng làng xã, thì chuyển sang cái ?otôi? cá nhân với bản sắc riêng, một cái ?otôi? muốn tự khẳng định, muốn vùng vẫy với tinh thần tự do ?" lãng mạn là cả một bước ngoặt. Tuồng hát bội đã có một loại nhân vật trung quân: từ tâm tư đến hành động luôn bị đạo trung quân chi phối, và cũng bởi vậy cái con người cá nhân với cái riêng sống động của nó hoàn toàn bị con người theo chất lý tưởng Nho giáo che khuất. Ơ cải lương cái ?otôi? đã mang đậm bản sắc rất riêng của con người. Đó là những con người muốn thóat khỏi ràng buộc của lễ giáo, muốn tự giải phóng mình, muốn sống vì tinh yêu, đi theo tiếng gọi của tình yêu mà rũ bỏ công danh, địa vị và đôi khi tự vẫn. ?oKhi người điên biết hát?, ?oNỗi lòng người bếp?, ?oTô Anh Nguyệt?, ?oĐời cô Lựu? và rất nhiều những vở thuộc loại này. Đó là cái ?otôi? biết hát vang lên khúc ca tình yêu, biết thổn thức, biết xả thân vì tình yêu, không vì một tư tưởng trung quân nào ràng buộc. Chất lãng mạn, nhu cầu giải phóng cá nhân? là một nhu cầu mang tính thời đại, một nhu cầu có tính tiên tiến đối với con người của văn hóa lúa nước vốn bị ?ophương thức sản xuất châuA? đã ngàn năm trói buộc. Đó cũng là những vấn đề lớn, là nội dung mà nghệ thuật Cải lương quan tâm thể hiện.
    honghoavi
    u?c temely s?a vo 03:29 ngy 23/09/2005
  3. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    SINH VIÊN MỸ HỌC ĐỜN CA TÀI TỬ
    HUỲNH KIM
    Tuần rồi ở Đại học Cần Thơ có ba sinh viên Mỹ học bốn tiết chuyên về đờn ca tài tử Nam bộ. Đây là một phần nhỏ trong ?ohọc kỳ mùa xuân? của nhóm sinh viên Mỹ đầu tiên tới học tại Đại học Cần Thơ, gồm các môn về sinh thái và văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta: Natural and Cultural Ecology). Bốn tháng học, ngoài những giờ lý thuyết trong giảng đường, họ còn đi nghiên cứu thực địa nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long như Tràm Chim Tam Nông, Sóc Trăng, Cà Mau, Châu Đốc, chợ nổi Cái Răng? Để hiểu thấu vùng đất này, họ còn đi học thực địa thêm tại đồng bằng sông Hồng và cả ở Biển Hồ Campuchia.
    Tiến sĩ Dương Vân Thanh, giám đốc học thuật (Academic Director) thuộc Trường Đào tạo Quốc tế SIT - School For International Training (Mỹ), cho biết đây thuộc chương trình hợp tác đào tạo giữa SIT với Đại học Cần Thơ. Ba sinh viên sẽ làm tiểu luận kết thúc học phần này; và cô Thanh sẽ ?otrên từng cây số? với họ suốt học kỳ.
    Trở lại chuyện họ học về âm nhạc truyền thống Việt Nam và riêng đờn ca tài tử Nam bộ. Một phòng học nhỏ của Bộ môn Văn - Khoa Sư phạm, có đàn bầu, đàn sến, đàn tranh, song loan, ghi-ta phím lõm? trước bục giảng. Giảng viên, thầy giáo Lê Đình Bích - nhà văn và cũng là người có khiếu hát hò. Phụ họa cho thầy Bích là chị Ba Tuyết và anh Hồ Phước, những người dân bình thường ở Cần Thơ mê đờn ca tài tử, ban đêm hay đi đờn ca trên du thuyền Tây Đô ở bến Ninh Kiều. Ba học trò, có hai cô gái: Gina Quiram (Đại học Gustavus Adolphus), Ashley Elliot (SIT) và chàng trai Philip Arthur Moore thuộc Rice University ở bang Texas.
    Ba sinh viên này đã đi từ lạ lẫm tới say mê trước những tiếng đàn, câu hát sinh thành từ cái nền nhạc ?ovọng cổ? bài ?oDạ cổ hoài lang? của cụ Cao Văn Lầu sáng tác ở Bạc Liêu từ năm 1918. Họ hiểu rằng ?ovọng cổ? là ?omong được nghe (tiếng) trống? do rút gọn từ ?oDạ cổ hoài lang?, tức là ?oĐêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng? chứ không phải ?ocổ? là ?oxưa?. Lạ nữa, họ biết rằng tiếng ?ođờn ca tài tử? lại có gốc từ chữ ?oAmateus? do người Pháp gọi từ thời Pháp thuộc vì người Pháp rất lạ khi thấy ở đâu người bình dân Nam Việt cũng biết ca hát với những ngón đàn điệu nghệ, dù bà con không được học nhạc chuyên nghiệp và dù họ làm đủ thứ nghề khác nhau.
    Thú vị hơn, các bạn Mỹ hiểu rằng, cải lương (trong đó có vọng cổ) ở Nam bộ đã ra đời từ thuở lưu dân miền Trung đi mở cõi phương Nam. Và như lời thầy Bích: ?oNhững sắc thái trang nghiêm của âm nhạc cung đình hòa với chất dân dã của bài chòi, xuân nữ? cùng tâm trạng của người rời bỏ quê hương, đã sanh ra vọng cổ?. Ba sinh viên Mỹ còn ?onể? hơn khi biết, cây đàn sến ở phương Nam là thoát thai từ cây đàn nguyệt của phương Bắc và giờ đây cùng với cây đàn ghi-ta phím lõm và chiếc song loan, nó đã trở thành một ?obộ tam? không thể thiếu trong bất kỳ một ban hát tài tử nào.
    Các bạn Mỹ đã không hiểu nổi vì sao mình cứ vỗ tay hết sức ?ođã đời? mỗi khi chị Ba Tuyết hát dứt một câu trong sáu câu vọng cổ. Thầy Bích giảng giải: ?oHẳn không có một loại hình âm nhạc nào trên thế giới có nét độc đáo, đáng yêu như vậy, dù cho người ta hát không hay cả bài vọng cổ?. Những câu chuyện thường ngày trong xóm làng cho tới những chuyện nhân tình thế thái xa xôi đều có thể dệt nên lời bài ca vọng cổ. Và vì vậy mà cũng không giống bất cứ hình loại sân khấu nào, người ta có thể đờn ca tài tử ở trong nhà, ngoài sân, trên đồng, dưới ruộng? chứ không nhất thiết phải xây rạp, dựng chòi làm sân khấu.
    Giờ giải lao, cả ba sinh viên Mỹ thử khảy vài tiếng đàn tranh và hết thảy họ đều la trời than khó nhưng lại cười vang thích thú.
    Thầy Bích kết thúc bốn tiết học: ?oCác bạn ra Trung, ra Bắc, vẫn có thể gặp người ta ca vọng cổ. Khác với quan họ, chèo, bài chòi? không lan tỏa vào phương Nam, thì cải lương của phương Nam lại lan tỏa ra Trung, ra Bắc. Còn sân khấu? Ngay trước mặt các bạn cũng là một sân khấu. Thầy giáo cũng thành ca sĩ. Và ngay chị Vân Thanh, người hướng dẫn của các bạn, lúc nãy cũng xung phong hát bài dân ca Nam bộ Ru Con theo tiếng đàn bầu đấy!?.
    Trước khi ra về, ba bạn sinh viên này có ghi lại cho tôi mấy dòng ?ocảm tưởng? vui vui. Ashley Elliott: ?oNhững ấn tượng này tôi sẽ lưu giữ cho cả cuộc đời tôi?. Philip Arthur Moore: ?oTôi đã được học một phần độc đáo về đời sống và văn hóa Việt Nam. Có cảm tưởng, ở Việt Nam, mỗi ngày tôi có thể học được một điều mới lạ?. Còn Gina Quiram thì tỏ ra tâm đắc: ?oÂm nhạc này thật là đẹp. Lịch sử lan truyền vào Nam của âm nhạc Việt thật thú vị. Các loại nhạc cụ thì độc đáo và đầy tính nghệ thuật. Và ai cũng biết đờn ca một cách điệu nghệ. Tôi sẽ chia sẻ với bạn bè ở Đại học Gustavus Adolphus về cái món đờn ca tài tử này?.
    Phần mình, tôi chỉ mong sao, hằng ngàn học sinh, sinh viên trong nước cũng có được những tiết học, nhất là cách học, bổ ích như thế này - những tiết học mà hai trường SIT và Đại học Cần Thơ đã bàn với nhau kỹ lưỡng từ hơn sáu tháng trước đây./.
  4. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Nhà mình có gần 100 băng casset cải lương và cũng khoảng 20 vở VCD cải lương và một số tài liệu sách dạy đàn hát, vũ đạo. Nếu ai cần nháy mình nha. có gì gọi điện thoại nhé. Minh dạo này bạn nên ko lên mạng được.
    0909669339(Hoàn)
  5. smurf

    smurf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0

    Hi phoipha,
    Nếu bạn rảnh, cho mình xin mấy bài cải lương nha.
    Tại vì lở khoe với lại người nhà, nên bây giờ bị hỏi hoài.
    Nếu có bài càng xưa càng quí, như từ những ca sĩ Thành Được, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Út Trà Ôn... hoặc như tếu của Thanh Việt, Tùng Lâm... hay tuồng ''Nghêu Sò Óc Hến''...
    Xin lổi nếu giống như mình đòi hỏi nhiều quá. Chỉ là nếu bạn hoặc bạn nào có, thì cho mình xin. Cám ơn rất nhiều.

  6. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Ok smurf
    Đợi khi về nhà mình sẽ tìm lại và up cho, giờ vẫn đang đi chu du thiên hạ
  7. smurf

    smurf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Wow, Phoipha đang ở đâu vậy? Có vui không? Nghe đi chơi là cứ ngứa ngái tay chân, mà mình thì ít nhất cũng phải vài ba tháng nửa mới đi được.
    Mình không gấp, lúc nào bạn rảnh mới load lên cũng được. Cám ơn nha.
    Enjoy your trip.
    --------------------------------------------------------------------------------------
  8. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
  9. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
  10. smurf

    smurf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Phoipha thật nhiều . Cho mình xin thêm vài bài nữa đi.
    Mình cũng cám ơn bạn Traitimtinhnguyen, nhưng mình ở xa nên không điện thoại cho bạn. Nếu bạn có thể post lên thì tốt biết mấy nhỉ.

Chia sẻ trang này