1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Tay congtubl này không biết có đọc hay không mà cứ đi hỏi chuyện đã được trình bày xuyên suốt từ đầu.

    Thay liner cho nòng pháo, monobloc hay jacket gì thì cũng dùng lý thuyết giãn nở nhiệt, heat-shrink. Muốn tháo liner ra thì chỉ cần bỏ cái nòng pháo vào lò ủ nhiệt. Chạy ống nước qua ruột nòng pháo để duy trì nhiệt độ bên trong. Lớp trong và lớp ngoài sẽ có chênh lệch giãn nở. Đến một mức nào đó (khoảng 2-300 độ C) thì chúng nó sẽ rời ra. Muốn nhét cái mới vào thì cũng vậy. Ủ vỏ nòng cho nóng, giãn nở đến mức chấp nhận được liner thì xỏ 2 cái vào nhau. Để nguội lại thì sẽ dính cứng ngắt. Có thể xả nước chạy qua lòng liner để ổn định nhiệt, hạn chế giãn nở liner trong quá trình luồn 2 lớp lại với nhau để duy trì khoảng cách cho phép (clearance).

    Quy trình này đã có từ thời trước thế chiến thứ nhất. Shrinkage-pit:
    https://play.google.com/store/books/details?id=j2FBAQAAMAAJ&rdid=book-j2FBAQAAMAAJ&rdot=1
    [​IMG]
    congtubl thích bài này.
  2. trquanghoan

    trquanghoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2012
    Bài viết:
    764
    Đã được thích:
    41
    Thấy nâng cấp để chống tên lửa vác vai rồi cụ ơi. Có cả phòng vệ chủ động và giáp phan ứng nổ thể hệ vn nữa.
  3. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.177
    Đã được thích:
    8.424
    T54-2 (1949)

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    dulichbanme, donkisot2711congtubl thích bài này.
  4. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Nòng pháo xe tăng ngày nay là nòng trơn bạn trẻ à. Các loại pháo xe tăng ngày nay có áp lực nòng pháo rất lớn trong khi pháo yêu cầu phải nhẹ để cơ động tầm hướng. Lúc bắn có khi nòng giãn rộng đường kính thêm khoảng 6mm, là con số rất lớn. Chính vì thế nòng pháo rất chóng hỏng theo kiểu bị giãn rộng đường kính nòng đoạn gần khoá nòng không thể phục hồi. Với loại hư hỏng như thế thì không có cách gì phục hồi được ngoài thay nòng mới.

    Bạn có thể tham khảo biểu đồ giãn rộng nòng pháo xe tăng 125mm theo khoảng cách với loại đạn tương ứng như sau

    [​IMG]

    Vấn đề lớn nhất của pháo xe tăng hiện đại là giãn nòng không hồi phục được. Chính vì thế các bạn thấy các pháo 120mm của xe tăng phương tây họ bó đoạn gần khoá nòng bằng 1 lớp vật liệu rất dày. Đó chính là bó sợi kevlar để chống giãn đường kính nòng pháo. Sợi kevlar là loại sợi có khả năng chịu lực gấp hàng chục lần thép nhưng lại rất nhẹ. Đó là giải pháp mà các nước phương tây như pháp đức mỹ họ nâng cao tuổi thọ nòng pháo xe tăng. Trước đây có rất nhiều bạn trẻ diễn giải rằng lớp bó ấy là lớp cách nhiệt cũng đúng nhưng chưa đủ. Họ bó sát nòng 1 lớp cách nhiệt và bên ngoài quấn sợi kevlar để gia cường nòng pháo đoạn phía trước bore evacuator để chống giãn nòng.

    Về giải pháp tăng bền mặt nòng pháo xe tăng (bore) thì ngày nay người ta cũng không còn dùng phương pháp xử lý bề mặt bằng cách mạ kim loại nữa. Họ lót bên trong nòng 1 lớp bo cạc bua B4C, người ta gọi là boron carbide. Đây là vật liệu cách nhiệt và chịu nhiệt rất tốt, có nhiệt độ nóng chảy đến trên 3 nghìn độ là gần gấp đôi thép. Chính vì thế nó chậm truyền nhiệt ra thân nòng thép và chịu nhiệt tốt nên nòng chậm nóng và mềm, giãn đường kính lúc bắn. Ngoài ra, có thể xem bo cạc bua là vật liệu siêu cứng gấp vài chục lần thép nên phần đai đạn pháo rất khó làm xước mặt nòng. Một số nơi người ta gọi là nòng gốm chính là nòng này hoặc silicon carbide, silicon nitride.

    Với pháo nòng xoắn tiên tiến hiện nay thì người ta dùng nguyên bề mặt rảnh xoắn bằng crôm như pháo m777a2 của mỹ.

    Trong tất cả các phương pháp xử lý bề mặt nòng pháo thì phương pháp mạ điện phân kim loại electroplate là phương pháp xa xưa nhất đã không còn dùng. Từ lâu người ta đã nghiên cứu ra phương pháp xử lý bề mặt bằng cách thẩm thấu hợp kim bay hơi lên bề mặt trong môi trường điện từ áp suất thấp gọi là electromagnetically-enhanced physical vapor deposition (EPVD). Phương pháp này ưu điểm đầu tiên xử lý được bề mặt tất cả cở nòng chứ không như điện phân chỉ dùng cho các nòng đường kính lớn.
    congtubl thích bài này.
  5. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Trước hết mình xin cung cấp nguồn tư liệu về chuyện pháo nòng trơn 'Lúc bắn có khi nòng giãn rộng đường kính thêm khoảng 6mm'. Và mình khẳng định không có chuyện bắn pháo nòng trơn 125mm đến mức nòng giãn đường kính 6mm.
    http://www.naun.org/main/NAUN/mechanics/17-292.pdf
    [​IMG]

    Đây là một nghiên cứu nhỏ về đặc trưng mòn của pháo nòng trơn 125mm của Nga tùy theo chủng loại đạn sử dụng. Cái thông số 6mm là lấy từ đồ thị, đo đường kính nòng ở khoảng cách 850mm tính từ khoá nòng- breech end. Ở đây có sự hiểu lầm là đường kính 131mm thể hiện nòng đã giãn ra 6mm. Không chính xác.

    _ Thứ nhất đây là nghiên cứu về mòn, không phải giãn. Nòng pháo không giãn đều ra 6mm như trong bài nghiên cứu.

    _ Thứ hai vị trí có đường kính 131mm là khu vực cuối buồng đạn - côn nòng (forcing cone), khoảng cách ~ 800- 850mm tính từ khoá nòng. Đường kính thiết kế của côn nòng - force cone - pháo nòng trơn 125mm là ~128mm. Như vậy nòng pháo chỉ mòn mất tối đa 3mm, không phải là giãn ra 6mm.
    http://www.naun.org/main/NAUN/mechanics/2003-111.pdf
    [​IMG]

    _ Thứ ba theo tài liệu đào tạo kỹ thuật về pháo 125mm nòng trơn của Nga thì tại vùng côn nòng, nếu độ phình là ~4.5mm thì đã phải vứt nòng pháo. Không có chuyện bắn đến lúc phần côn nòng giãn ra đến 6mm.
    [​IMG]
    congtubl thích bài này.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bây giờ mình xin nói thêm về chuyện biến dạng của nòng pháo.

    _ Như đã nói lúc trước công nghệ sản xuất nòng pháo nguyên khối -monobloc- kể từ thời WWII đến hiện nay chủ yếu là dùng phương pháp nén giãn nòng - autofrettage - để gia công. Sau khi nén giãn nòng thì lớp ruột bên trong nòng đã bị biến dạng ngoài miền đàn hồi. Nó sẽ giữ nguyên hình dáng, kích thước, và chỉ biến dạng giãn ra thêm khi áp suất thuốc phóng lớn hơn áp suất nén khi gia công. Điều này là không thể. Không có chuyện nòng pháo khi bắn sẽ giãn đều ra vài mm vì áp suất thuốc phóng.

    _ Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết. Thực tế thì quá trình sản xuất công nghiệp sẽ luôn có sai số, có khiếm khuyết trong quy trình gia công, nhiệt luyện. Các khiếm khuyết này sẽ tạo ra các vị trí yếu về mặt kết cấu bền bên trong lòng nòng pháo. Khi bắn, dưới áp suất của thuốc phóng tại các vị trí yếu này sẽ hình thành các vết nứt, vết lõm. Lưu ý đây là biến dạng lõm, vật liệu bị xê dịch vị trí chứ không mất đi như biến dạng mòn. Do đó nòng pháo sau khi bắn một thời gian sẽ xuất hiện một số vùng lõm trên bề mặt nòng pháo. Đây là hư hỏng không thể phục hồi, chỉ có quy định đến mức nào thì vứt. Nếu các bạn có đọc tài liệu về quy định an toàn pháo binh do tay meo u đưa lên lúc trước thì sẽ thấy phụ lục C. Quy định về giới hạn cho phép về độ phình đường kính tại điểm lõm cũng như bề rộng tối đa của một vết lõm bất kỳ trong lòng nòng pháo.

    https://thuvienphapluat.vn/van-ban/...BQP-an-toan-lao-dong-phao-mat-dat-359722.aspx

    Ở bài trên mình cũng đã đưa bảng quy định độ lõm cho phép của pháo nòng trơn 125mm của Nga. Lưu ý biểu đồ là biến dạng cho phép của lớp vỏ bên ngoài, tương đương với phụ lục B trong quy đinh an toàn về pháo binh VN. Còn độ lõm cho phép trong nòng của pháo 125mm thì chắc không đến 1mm.
    Lần cập nhật cuối: 06/10/2019
  7. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Bạn trẻ không cần phải đi đính chính điều không ai nói cả.

    Việc mình nói trên kia là đường kính nòng giãn ra lúc bắn chứ không ai nói là bắn rồi thì nòng vẫn bị giãn như thế. Vì như thế ai cũng biết là sai. Không lẽ nòng bắn có 1 phát đạn lại giãn ra 6mm rồi thay nòng khác.

    Nhưng vì nhiều lần giãn ra co lại thì nòng sẽ bị rộng ra do đường kính bị kéo giãn nhiều lần gây hỏng nòng. Nguyên nhân nó khác với việc bị đai đạn mài rộng ra hay làm khuyết gây hư hỏng.

    Bạn lại nói rằng đường kính nòng không phải giãn khoảng 6mm cũng sai. Bạn xem lại biểu đồ người ta đo nòng giãn từ sau khoảng 850mm chứ không phải đo ở đoạn côn. Đường kính đoạn ấy là 125mm y như hình bạn đăng. Tức là bạn nói trái với chính cái hình bạn đăng lên làm dẫn chứng.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Phần vật liệu trong nòng sau khi sx thì đã giãn ra ngoài miền đàn hồi sau khi nén autofrettage. Làm sao mà biến dạng phục hồi được nữa mà bảo chỉ giãn ra lúc bắn, sau khi bắn sẽ tự phục hồi, thay đổi đường kính (co lại) một lần nữa ? Xem lại các định nghĩa về đàn hồi để biết chính xác.


    Tài liệu đào tạo của Nga quy định tiêu chuẩn phân loại kỹ thuật của nòng pháo là đo độ mòn ở khu vực 850mm này. Nòng mòn, đường kính trong nòng rộng hơn 3.3mm so với thiết kế thì vứt. Không thể có chuyện bắn đến lúc vùng này phình ra đến 6mm so với thiết kế như bạn suy luận từ 2 cái đồ thị của bài nghiên cứu kia.

    [​IMG]
    The pipe must be replaced when the diameter of the bore is increased by 3.3 mm at a distance of 850 mm from the breech section of the pipe.


    Và mình cũng đã gạch dưới phần chú thích cho đường đứt quãng chữ L trong đồ thị mà bạn đã dựa vào để suy luận về con số 6mm. Đường đứt quãng chữ L nó thể hiện tượng trưng đường kính thiết kế của một nòng mới. 'The nominal dimensions of a new barrel bore are shown by the dotted line'. Đồ thị thẳng đứng ở vị trí 850mm, nằm ngang đều 125mm trong suốt chiều dài còn lại. Thể hiện tại vị trí 850mm đó đường kính thiết kế nòng không phải là 125mm.
    Lần cập nhật cuối: 06/10/2019
  9. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Đường cong zich zắc màu xanh và màu đen chỉ biến dạng nòng theo phương ngang và phương đứng trên cái đồ thị này mà cũng nói là đường thẳng thì đúng là bạn trẻ này chẳng biết phải trái gì cả. Còn cái đường "dotted line" chấm chấm nằm ngang thể hiện đoạn nòng ấy là 125mm mà bài trước cố cãi là 128mm đấy. Người ta cũng chỉ đo từ khoảng cách gần sát mức 1000mm tính từ khoá nòng, tức ngoài đoạn côn 850mm. Mình cũng chẳng hề nói bắn đến khi nó rộng ra 6mm thì mới thay nòng.

    [​IMG]

    Và mình cũng không hề xét đến đoạn côn 850mm kia vì cái đồ thị này không nói đến đoạn ấy.

    Còn nòng nén trước thì chỉ có 1 lớp lòng trong nòng Tin là bị nén đến giới hạn bền vật liệu thì bạn trẻ này lại cho là cả cái nòng nó không còn đàn hồi nữa

    [​IMG]

    Nếu nòng pháo mà nó không còn đàn hồi nữa thì đúng là mỗi nòng chỉ bắn được có 1 phát thật. Thảo luận thế thảo nào chỉ dẫn đến thoá mạ nhau.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bạn nói khi bắn nòng có thể giãn đến 6mm.

    Mình biết rằng vật liệu không đàn hồi thì nếu giãn đến 6mm thì sẽ giữ đường kính rộng hơn đến 6mm. Không đàn hồi về lại như cũ được. Do đó mình mới khẳng định không thể. Vì tiêu chuẩn của nước Nga thì bọn nó không cho phép dùng nòng pháo 125mm mà đường kính đã mòn quá 3.3mm tại phần côn nòng.

    Bạn bảo rằng nòng pháo nếu không đàn hồi thì chỉ bắn được một phát. Mình thì bảo rằng nòng pháo - autofrettage - không đàn hồi vẫn bắn được cả ngàn viên đạn mà không bị giãn nòng vì áp suất thuốc phóng. Vì khi sản xuất người ta nén nòng pháo giãn ra bằng một áp suất cực lớn, hàng trăm MPa. Sau khi nén nòng pháo có đường kính đúng bằng đường kính thiết kế theo tính toán. Áp suất bắn của viên đạn thường chỉ cỡ vài MPa, cao nhất mà mình biết thì cũng chỉ chục MPa. Lý thuyết đàn hồi bảo rằng nếu không đủ lực thì không gây biến dạng. Áp suất đạn < áp suất gia công thì nòng không thể biến dạng giãn nở.

    Biến dạng nòng pháo là do khiếm khuyết trong quá trình sx công nghiệp. Các vị trí không đủ bền trong nòng pháo sẽ tạo ra các vùng lõm, vết nứt cục bộ. Biến dạng nòng pháo không phải là biến dạng giãn nở đều đường kính nòng.
    --- Gộp bài viết: 07/10/2019, Bài cũ từ: 07/10/2019 ---
    Còn về chuyện vị trí bắt đầu đo mà bạn suy luận thì trong tài liệu của bạn đã viết rất rõ rằng bọn nó bắt đầu đo từ đoạn 850mm tính từ khoá nòng. Thậm chí còn cho biết chỉ lệnh về tiêu chuẩn nòng pháo 125mm là không mòn quá 3.3mm ở vị trí này.

    http://www.naun.org/main/NAUN/mechanics/17-292.pdf
    [​IMG]

    Một bài nghiên cứu về đặc trưng mòn của nòng pháo, đồ thị thể hiện độ mòn đường kính nòng pháo đo được sau khi đã bắn hàng trăm viên đạn. Bạn cắt đồ thị ra để cố suy luận thành khi bắn 1 viên đạn thì nòng pháo có thể giãn ra đến 6mm.
    Lần cập nhật cuối: 07/10/2019

Chia sẻ trang này