1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tăng thiết giáp Việt Nam Phần 2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Su35Fk, 11/11/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Câu này cũng phải hỏi, vật liệu nào ko bị giản nở bởi nhiệt + áp suất. Vấn đề nằm ở giới hạn cho phép.
  2. mokurapov

    mokurapov Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    1.174
    Đã được thích:
    550
    Buồn cười. Tranh cãi nguỵ biện 1 lúc ra cái loại vật liệu làm nòng pháo không có tính đàn hồi. Các bạn đúng thật hết nói nổi.
  3. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Mình thì chỉ thấy lấy cái đồ thị về độ mòn của nòng pháo sau vài trăm phát bắn ra để suy luận rằng 'khi bắn nòng có thể giãn ra đến 6mm' như vậy là không chính xác.

    Còn chuyện vật liệu nòng pháo thì mình không hề có ý nói vật liệu không có tính chất đàn hồi. Mình nói rằng nòng pháo một khi chịu biến dạng ngoài miền đàn hồi (biến dạng dẻo) - như bạn nói là giãn ra nhưng không co lại về đúng kích thước ban đầu. Một khi như vậy thì không có chuyện nó phục hồi về (gần ?) kích thước ban đầu. Với những gì mình biết trong biến dạng dẻo của kim loại thì lượng đàn hồi là không đáng kể, khi bắn nòng giãn ra 125 + 6mm thì khi hết bắn sẽ nằm yên ở ~125 + 6mm, không có chuyện phục hồi về 125 + 0.5mm để chờ phát bắn sau thì giãn ra thêm 125 + 6.5mm rồi phục hồi về 125 + 1mm.

    Và quan điểm của mình là nòng pháo không có biến dạng khi bắn để mà cần phải đàn hồi. Thiết kế nòng pháo mục tiêu là triệt cái biến dạng giãn ra vì áp suất thuốc phóng này. Đó là lý do người ta đem cái nòng đi nén giãn ra ngay từ đầu. Một khi đã nén, có ứng suất siết, thì cái nòng sẽ chịu được áp suất thuốc phóng mà không hề xảy ra biến dạng.
    Lần cập nhật cuối: 09/10/2019
    thanhVNWnd2003 thích bài này.
  4. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Đọc kỹ bài của tôi chưa mà nói vậy? Vấn đề của tôi là đang chữa những ngộ nhận của Mr. Hoàng. Nó đang cố chứng minh nòng không giãn được với lý do là dự ứng lực cho nòng pháo.
  5. Ho_XuanHuong

    Ho_XuanHuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2015
    Bài viết:
    1.544
    Đã được thích:
    2.546
    Khách khách:))

    Nòng pháo không những giãn nở, mà còn biết co bóp ả Kùi @kuyomuko nhể;;)

    Chơi nòng pháo bao nhiêu năm nên chị biết với những nòng già như của ả Hoàng @Mr_Hoang hay trẻ thì đều cần có chất bôi trơn trên quả đạn để làm giảm ma sát và tránh hư hỏng nòng, nhưng vẫn duy trì độ khít nhất định theo độ co bóp của nòng.

    Một số chất bôi trơn quanh đầu đạn không biến thành bụi mịn sau mỗi phát bắn, mà két lại trên rãnh khương tuyến hay mặt trong của nòng, nên các nhà đạn pháo học còn đưa vào thuốc phóng một số chất có tác dụng làm sạch bề mặt trong lòng nòng pháo để lần xuất sau không bị vướng cặn.

    Sau khi cãi nhau chán về phương pháp thông nòng, lót nòng, chữa nòng nổ, nếu các cô trẻ có hứng về món bôi trơn nòng, sự co bóp của nòng pháo thì cứ lại gần chõng chị giảng cho nghe nhé:))
  6. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    [​IMG]

    GUỐC MỘC
  7. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    [​IMG] [​IMG] Bàn về kỹ thuật mà cứ chữ chay thế này thật là khó, ttvnol.com nên có công cụ đồ họa và công thức thì tốt quá.
    --- Gộp bài viết: 09/10/2019, Bài cũ từ: 09/10/2019 ---
    Như vậy tại sao phải ứng suất trước cho thép làm việc ở vùng dẻo?
    Lần cập nhật cuối: 09/10/2019
    congtubl thích bài này.
  8. AUDISUVQ3

    AUDISUVQ3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2016
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    774
    Em gửi các cụ quy định về độ phình nòng cho phép
    [​IMG]

    Ứng suất biến dạng nòng dưới tác dụng của khí thuốc
    [​IMG]
    congtubl thích bài này.
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.734
    Đã được thích:
    10.131
    Và thiết kế nòng pháo là tìm kiếm một giải pháp để tạo P2 đủ lớn, sao cho P1 không thể nén nòng quá miền đàn hồi. Không để xảy ra biến dạng dẻo làm nòng giãn ra vĩnh viễn. Quy trình nén giãn nòng -Autofrettage- hiện là giải pháp chính cho vấn đề này.

    Lấy nòng M256 120mm của Mỹ là VD cho dễ google thông số.

    _ Nòng pháo M256 120mm có giới hạn an toàn, Safe Maximum Pressure SMP là ~ 105 Ksi. Nòng M256 không thể xảy ra biến dạng viễn vĩnh trong quá trình sử dụng nếu áp suất thuốc phóng dưới 105 Ksi.
    Bài nghiên cứu này muốn dùng đo đạc thực nghiệm để chứng minh nòng M256 có SMP cao hơn 105 Ksi, có thể bắn đạn thử nghiệm M829E3. Nhưng mình chỉ cần con số 105 Ksi trên lý thuyết.
    https://apps.dtic.mil/dtic/tr/fulltext/u2/a406817.pdf

    _ Tất cả các loại đạn tăng hiện đang trang bị của Mỹ không có áp suất thuốc phóng lớn đến như vậy. Do đó nòng pháo M256 120mm của Mỹ trong quá trình sử dụng không có bị giãn nòng vì áp lực thuốc phóng.
    https://www.inetres.com/gp/military/cv/weapon/M256.html
    Đạn APFSDS mới nhất của Mỹ:
    https://www.gd-ots.com/munitions/large-caliber-ammunition/120mm-kew-a1/

    Mình lập lại một lần nữa là mục tiêu khi thiết kế nòng là để triệt tiêu biến số giãn nòng vì áp suất thuốc phóng. Biến số nhiệt và mòn thì buộc phải chấp nhận và tìm cách giảm thiểu vì không thể triệt tiêu hoàn toàn trong giới hạn kiến thức hiện nay. Nói nòng khi bắn bị sẽ biến dạng giãn ra vì áp suất phóng thì cũng tương đương nói thiết kế nòng/đạn chưa đúng, cần phải thiết kế lại.

    Biến dạng nòng pháo trong quá trình sử dụng là do sai số, khiếm khuyết trong sản xuất công nghiệp. Nòng pháo hình thành các vùng lõm, nứt cục bộ. Không có chuyện đường kính nòng giãn đều ra vì áp lực thuốc phóng.
    nd2003congtubl thích bài này.
  10. AnhcuaFStars

    AnhcuaFStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2015
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    302
    Chọn P2 thế nào thì khi nổ nòng vẫn giãn. Nếu trong giai đoạn đàn hồi thì sau khi nổ sẽ đàn hồi về kích thước cũ. Nếu nằm trong giai đoạn dẻo thì có biến dạng dư.
    Xác định P2 để tất cả làm việc trong gđ đàn hồi không phải là việc khó. Lập công thức hoàn toàn khả thi.
    Lần cập nhật cuối: 10/10/2019

Chia sẻ trang này