1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

John Hughes-Wilson - Người múa rối: Lịch sử bí mật của ngành tình báo

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi shinsaber, 24/03/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Chương 2: Khởi nguồn

    ‘Điều quan trọng là phải biết rõ về kẻ địch và các sĩ quan chỉ huy của chúng…’ – Flavius Vegetius


    Từ những ghi chép cổ xưa, chúng ta đã tìm thấy những bằng chứng về hoạt động thu thập tình báo. Người Sumeria, dân tộc đã phát minh ra chữ viết, cũng đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên về vai trò quan trọng của tình báo trong sức mạnh quân sự của họ. Tương tự, người Ai Cập cũng đã bỏ rất nhiều công sức để mã hóa thông tin tình báo rất lâu trước khi Chúa ra đời và khởi đầu thời hiện đại. Vào khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, đã tồn tại những ghi chép cổ xưa nhất về một báo cáo trình lên cho Pharaoh từ một nhóm trinh sát ở biên giới phía nam Ai Cập: “Chúng tôi đã phát hiện dấu vết của một nhóm 32 người và 3 con lừa.” Ngày nay, chúng ta vẫn thi thoảng nhìn thấy bóng dáng của những phương pháp thu thập tin tức sơ khai đó trong, ví dụ, dân Jivaro ở Ecuador có luật là luôn luôn đếm số căn lều trong làng địch trước khi tấn công nhằm cướp bóc của cải và phụ nữ. Bằng cách đó, họ có thể tính ra được số lượng đại khái các chiến binh mà họ phải đối mặt.


    Phần lớn các sách về tình báo thường nhìn vào Kinh thánh như những bằng chứng đầu tiên về tình báo quân sự và cụ thể hơn, nó đề cập đến nhiệm vụ do thám nổi tiếng của Mose ở Israel ngày nay. Khi chạy trốn khỏi Ai Cập và bị mắc kẹt trong sa mạc Sinai khô cằn nóng bức, các bộ tộc Hebrew cần một nơi để trú ngụ, một nơi có nhiều nước, đất đai màu mỡ và cây xanh. Các bộ tộc Hebrew biết rất rõ ai có thể giúp họ khi cần thiết: như lời khuyên của tác giả Thánh Vịnh*; ‘Tôi sẽ hướng đôi mắt của mình lên những ngọn đồi; Từ nơi trợ giúp sẽ tới…’ Những người Israel đã thực sự “hướng đôi mắt lên những ngọn đồi”, và đặc biệt là ở phía Bắc : Canaan. Như kinh Cựu Ước đã viết,


    “Và Chúa đã nói với Moses, Cử người của ngươi đi tìm kiếm vùng đất Canaan…

    “Và Moses đã cử họ đi thăm dò vùng đất Canaan và nói với họ… “Và nhìn xem mảnh đất đó, nó là gì; và những người sống ở đó, họ mạnh hay yếu, nhiều hay ít.

    “Và mảnh đất nơi họ sinh sống, trong lều hay trong thành…”


    Nói theo ngôn ngữ hiện đại, Moses đã đưa ra “những đòi hỏi quan trọng về tình báo”.


    Sự thật là trong Kinh thánh có rất nhiều những câu chuyện về sức mạnh quân sự, các trận đánh, sự lừa gạt và, trên hết, thu thập tin tức. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, như nhiều học giả đã tin rằng Thượng đế của người Hebrew, ‘Jehovah’, là vị thần chiến tranh trong hệ thống thần thoại nguyên bản của họ. Về sau (trong sách Joshua 2) người kế vị Moses, Joshua đã cử 2 điệp viên đi thăm dò tòa thành Jericho, và khả năng phòng thủ của nó, vào khoảng năm 1200 trước Công Nguyên. Theo như Kinh thánh miêu tả, hai điệp viên này đã được che dấu bởi một kỹ nữ thân thiện tên là Rahab; lần đầu tiên, nhưng không phải lần cuối, bằng chứng về sự hợp tác giữa hai nghề “cổ xưa nhất”. Bị phản bội bởi một kẻ chỉ điểm, những điệp viên Hebrew đã trốn thoát khỏi thành phố nhờ sự trợ giúp của Rahab, và nhờ đó gia đình cô đã được tha khi quân đội Do Thái tấn công và cướp phá Jericho. Đó là một ví dụ điển hình về hoạt động tình báo.


    Một ví dụ khác trong kinh Cựu Ước là câu truyện về Delilah, một ví dụ sớm nhất về cái gọi là “cái bẫy ngọt ngào”, hoặc nói theo cách của KGB, là chim yến*. Người Philistine – chịu áp lực lớn từ đối thủ cạnh tranh Hebrew (từ đó chứng minh rằng kể từ thời sơ khai, các dữ kiện lịch sử luôn viết theo lời người thắng cuộc) – đã quyết định rằng Delilah là công cụ lý tưởng để trói chân dung sĩ của Israel, Samson. Delilah đã rất thành công với nhiệm vụ bí mật của mình, dụ dỗ chàng dũng sĩ Do Thái say khướt đang đắm đuối vào phòng ngủ của mình. Bị gài bẫy, có lẽ là do sự mê muội sau khi ********, Samson đã tiết lộ bí mật sức mạnh của mình (mái tóc), giống như những người đàn ông trước và sau này, lăn ra ngủ say vì “quá mệt”. Cơn buồn ngủ trí mạng đã khiến chàng dũng sĩ Do Thái phải trả giá bằng đôi mắt và tự do. Sức mạnh của chàng bị tước bỏ bởi một thợ cắt tóc và đôi mắt bị chọc mù bởi những người Philistine không-thân-thiện, Samson bị giam giữ cho đến khi kéo sập cột chèo và mái nhà tù lên đầu những kẻ tra tấn, khi mái tóc của chàng đã mọc lại. Đó là một câu chuyện cảnh tỉnh về sức mạnh của phụ nữ và điểm yếu của đàn ông khi phải đối mặt với những thủ đoạn quyến rũ và “cái bẫy ngọt ngào”.

    * Thánh Vịnh: là một sách nằm trong Kinh Tanakh và Cựu Ước.
    * Chim yến: ám chỉ các điệp viên nữ của KGB chuyên nhằm vào các đối tượng là nam giới.
    DepTraiDeuhuytop thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác ơi, các từ nhạy cảm bác đặt dấu gạch giữa thì sẽ kg bị xoá nhé.....
    shinsaber thích bài này.
  3. CheburashkaVN

    CheburashkaVN Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2017
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    44
    Cụ shinsaber không làm bộ này nữa à.
  4. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Bận công việc với cá nhân quá nên chưa có thời gian làm nữa cụ ạ. Nhà em sẽ cố khởi động lại vào đầu tháng
  5. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Có những bằng chứng khác, chắc chắn hơn, về các hoạt động tình báo ngoài những huyền thoại trong Kinh thánh về những cạm bẫy tình-dục. Trên bức tường của ngôi đền Karnak ở Ai Cập, bức tranh minh họa vua Tutmoses III ca khúc khải hoàn sau khi dập tắt cuộc nổi loạn ở Syria năm 1488 trước Công Nguyên được chạm khắc bằng đá. Theo những chữ tượng hình ghi lại, các chiến binh của Pharaoh đã phản ứng thần tốc để dập tắt cuộc nổi dậy nhờ các điệp viên bí mật ở Megiddo. Những gián điệp bí mật này đã phát hiện ra việc quân đội của Khadesh đang mở rộng quy mô ở phương bắc và nhanh chóng cảnh báo các tiền đồn của Ai Cập ở phía nam tại Tjuru (gần Port Said ngày nay) về mối nguy hiểm sắp tới, nhiều tháng trước khi quân phản loạn sẽ sàng để nổi dậy chống lại vị Pharaoh trẻ tuổi.

    Những người Hy Lạp cổ cũng cung cấp cho chúng ta những câu chuyện thú vị về những phương thức liên lạc bí mật kỳ lạ, có thể sánh ngang với tiểu thuyết James Bond. Khi Histiaeus xứ Milesia được cử đến diện kiến vua Darius của Ba Tư, đối với những người Ba Tư, ông ta chính xác là một điệp viên tiềm năng để thăm dò điểm yếu của đế quốc Ba Tư. Để không làm mất lòng đồng minh trong quá khứ, giờ là kẻ địch tiềm tàng, họ đã đề nghị Histiateus nghỉ chân ở kinh thành, Sousa. Khi tới đó, ngay lập tức ông bị biệt giam trong nhà và mọi liên lạc đều bị cắt đứt. Bị mắc kẹt trong chiếc ***g vàng, Histiateus nghĩ rằng ông đã phát hiện ra điểm yếu của người Ba Tư; nhưng làm sao để báo cho những người anh em Hy Lạp? Và phải làm sao để thoát khỏi sự kiểm soát của người Ba Tư?

    Histiaeus đã nghĩ ra một phương thức đơn giản và sáng tạo. Ông đã cạo đầu của người hầu, sau đó xăm lên da đầu anh ta thông điệp cần chuyển đi, rồi đợi tóc mọc lại. Người hầu được cử về nhà. Mặc cho lính canh Ba Tư kiểm soát gắt gao, người hầu không hề đem theo thư từ gì và thế là lính của Darius đã để anh ta đi mà không biết gì về thông điệp trên đầu anh, “Histiateus khuyên các vị hãy kêu gọi dân Ionia nổi dậy và chống lại Darius.” (Câu hỏi là tại sao không đơn giản yêu cầu người hầu học thuộc thông điệp đơn giản này; có lẽ là để ngăn anh ta khai ra nếu bị bắt và tra hỏi.) Mánh khóe này đã thành công. Người hầu trở về nhà mang theo thông tin tình báo quan trọng trên đầu anh ta.

    Truyền thuyết nói rằng, con rể của Histiaeus là Aristagoras phát sinh xung đột với các lãnh chúa Ba Tư và khi đó đang ngồi thẫn thờ trên đống đổ nát – đế chế Ba Tư nổi tiếng tàn nhẫn đối với các chư hầu Hy Lạp của mình – khi người hầu quần áo đầy bụi bặm trở về cùng với thông điệp bí mật, đã đưa ra một yêu cầu kỳ cục, “Cha vợ của ngài, Histiaeus yêu cầu ngài hãy cạo đầu tôi…” Người Hy Lạp nhận được lời nhắn và Aristagoras đã kích động các chư hầu Ionia nổi dậy chống lại các lãnh chúa đáng ghét của họ. Ngoài ra, truyền thuyết còn nhấn mạnh sự cần thiết của những thông điệp bí mật phải ngắn gọn và rõ ràng. Dù sao, da đầu cũng không có nhiều chỗ cho lắm.

    Chúng ta có rất nhiều bằng chứng khác về tầm quan trọng của tình báo thời cổ đại. Mithridates, vị vua trẻ tuổi của Pontus được cho là đã dành không ít hơn 7 năm thời niên thiếu để lang thang khắp vùng Tiểu Á nhằm thu thập thông tin trong các phiên chợ bằng cách đóng vai một người dắt lạc đà hay thương buôn, trước khi chính thức lên ngôi năm 21 tuổi. Khi đó, với tư cách là chỉ huy của một đội quân nhỏ nhưng thiện chiến, vào năm 88 trước Công Nguyên, ông đã tổ chức một cuộc tấn công mãnh liệt ở bán đảo Tiểu Á. Các tướng lĩnh dưới quyền ông dường như biết mọi con đường, mọi lối đi từ trước đó. Nguy hiểm hơn, họ biết chính xác danh tính của những kẻ bất mãn, phản bội và những người có khả năng trở cờ sẵn sàng gia nhập nếu được mời chào ở bất cứ nơi nào họ tiến đến. Các thành bang lần lượt sụp đổ dưới gót chân của ông. Chỉ vài năm ngắn ngủi, Mithridates đã thống trị Tiểu Á, một chiến thắng vẻ vang hoàn toàn dựa vào nguồn tin tình báo hiệu quả.

    Kẻ địch lớn nhất của Mithridates là Rome. Cùng với sức mạnh ngày càng gia tang ở phía đông Địa Trung Hải, các sứ giả và thương nhân La Mã cũng bị nhìn với ánh mắt nghi kị của các quốc gia nơi họ tới. Khi Mithridates quyết định gây chiến với Rome, một trong những hành động đầu tiên của ông là ra lệnh xử tử toàn bộ người La Mã trong lãnh thổ của mình để loại trừ hoàn toàn mối nguy cơ gián điệp và phản bội.

    Một trong những vấn đề về công tác tình báo thời La Mã là niềm tin có tính văn hóa rằng gián điệp và sự lén lút thường dính dáng đến ‘các giá trị Cộng hòa cũ’. Cái nhìn thiện cảm với thời vàng son của chủ nghĩa anh hung, được tổng hợp chuẩn nhất trong những câu thơ của Macaulay:

    “Cho những người La Mã tranh cãi tại Rome
    Không bỏ qua một tấc đất một đồng vàng
    Không con không vợ, không chân tay không sinh mạng
    Ở quá khứ hào hùng khi đó…
    Chẳng một ai ham muốn chơi bời
    Và tất cả chỉ vì quốc gia
    Khi người giàu có giúp đỡ kẻ bần hàn
    Và người nghèo khổ yêu mến kẻ giàu sang…”

    Những người La Mã ở thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên không hề miễn nhiễm với những thứ hoài niệm vớ vẩn về quá khứ tốt hơn chúng ta ngày nay là bao. Người La Mã tự hào là họ đã chiến thắng những trận chiến nhờ vào tài tổ chức siêu việt, phẩm đức ngay thẳng và sức mạnh quân sự - hay ít nhất là họ tự cho là như vậy. Những thủ đoạn lét lút và hèn nhát được coi là đáng khinh trong mắt những con người cao quý, đạo đức và chính trực của nền Cộng Hòa.

    Ít nhất đó là về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, nếu xem xét kĩ hơn sẽ thấy là người La Mã cũng sở hữu một trong những cơ quan tình báo phức tạp, bí mật và cũng bẩn thỉu như các cường quốc khác. Khó khan ở đây là cơ chế an ninh của người La Mã có vẻ rất chặt chẽ. Các chiến dịch bí mật từ hai nghìn năm trước đến nay có lẽ vẫn còn là bí mật. Những bằng chứng rõ ràng và hoạt động tình báo, tuy nhiên, có phần nào lộ ra trong lớp sương mù của quá khứ trong thời kỳ mà Rome chưa đạt tới đỉnh vinh quang của danh vọng. Rất dễ để người ta quên rằng ‘Rome’ đã tồn tại gần 800 năm. Câu hỏi hóc búa đối với tất cả các sử gia về La Mã cổ đại là, ‘Anh đang nói về La Mã cổ đại nào?’
    huytop, tunghpvndanngoc thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Bác làm đi...Anh em đang muốn đọc quá....Tớ hết ngày mai sẽ post tiếp
  7. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Hóa ra Rome đã sử dụng gián điệp từ đầu. Như lời của Livy, rất lâu từ những năm 300 trước Công Nguyên, quan chấp chính Fabius Maximus đã cử em trai mình đóng giả làm một nông dân Etruscan để xâm nhập và dò la những vùng đất của người Umbri* phía sau tuyến phòng thủ của kẻ địch. Vào thời điểm Hannibal và tượng binh của ông ta đã tung hoành tại nước Ý sau cuộc đột kích bất ngờ từ Tây Ban Nha một thế kỷ sau, Rome nhận ra mình đang phải đối đầu với một kẻ địch có hệ thống tình báo vô cùng tinh vi. Hannibal sử dụng gián điệp và điệp viên một cách rộng rãi để cảnh báo ông về những kẻ địch của Carthage, thậm chí các điệp viên của ông còn xâm nhập cả vào Rome. Khi Cato đang giận dữ hét lên từ chỗ ngồi của mình trong Nghị viện, “Carthage phải bị hủy diệt!” Như những bằng chứng cho thấy, rất có thể một vài khán giả chính là các điệp viên được trả tiền bởi Carthage.

    Đến khi Scipio ‘Africanus’ nắm quyền lãnh đạo người La Mã chống lại Hannibal vào năm 210 trước Công Nguyên, ông đã hiểu ra rằng các giá trị cũ của nền Cộng Hòa về danh dự và sự khắc kỷ không có chút tác dụng nào ngoài việc giúp nuốt trôi sự nhục nhã của thất bại. Và Rome đã phải chịu quá nhiều thất bại dưới tay đội quân Châu Phi thiện chiến và thông thạo của Hannibal.

    Scipio kiểm soát các hoạt động tình báo của mình ngay từ đầu, đã có lần ông ra lệnh cho các Centurion đóng giả làm nô lệ để đi theo sứ giả đến doanh trại địch. Dưới vỏ bọc nô lệ, họ được tự do đi lại mà không bị kiểm tra, trong khi có thể bí mật thăm dò vị trí của kẻ địch, sức mạnh và số lượng. Đó là một lựa chọn vô cùng thông minh. Việc để cho một sĩ quan cao cấp La Mã hạ mình đóng giả làm một người thuộc tầng lớp hạ đẳng quả thật là một điều khó tin.

    Một điều đáng kinh ngạc khác là mệnh lệnh của Scipio khi một người lính Numidia của Hannibal nhận ra một trong những ‘nô lệ’, Lucius Statorius, là Centurion của quân La Mã. Scipio lập tức chối bay, thậm chí còn ra lệnh công khai quất roi tên ‘nô lệ’ đó để chứng minh vị trí thấp kém của anh ta. Anh chàng Statorius đáng thương đành phải nghiến răng chịu đựng sự đau đớn trong khi tự an ủi bản thân bằng các giá trị đạo đức của nền Cộng Hòa về tinh thần và sự khắc kỷ khi phụng sự Rome. Lớp vỏ bọc của anh đã được giữ vững. Những người Numidia đã bị thuyết phục. Không một Centurion La Mã kiêu hãnh nào lại chịu đựng một sự sỉ nhục công khai như vậy. Chúng ta chỉ biết hi vọng rằng Scipio sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho anh chàng sĩ quan bất hạnh sau khi vết thương lưng đã lành.

    Đến thời ******-Caesar ở thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, chúng ta có thể chứng kiến một cách rõ ràng hệ thống tình báo hiện đại đầu tiên hoạt động, mặc dù các tổ chức tình báo La Mã thời đó là tư nhân, và thường của người giàu: các nghị sĩ, thương nhân và chính trị gia. Ví dụ, Crassus, vị đồng sự của Caesar và là một người cho vay, hiển nhiên sở hữu một tổ chức tình báo không thua kém ai. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy của Spartacus ở phía nam Ý vào năm 71 trước Công Nguyên, Crassus đã thiết lập một mạng lưới tình báo bao phủ toàn bộ đế chế và được sắp đặt để cảnh báo ông ta về mọi sự việc, hoặc đó là mối đe dọa với Rome hay, quan trọng hơn, đối với người đàn ông giàu có nhất La Mã, bất kì sự thay đổi nào trên trị trường có thể ảnh hưởng tới việc buôn bán của đế chế. Crassus hiểu rõ sự cần thiết của thông tin chính xác như bất kì giám đốc ngân hàng nào ở phố Wall ngày nay.

    Crassus đã sử dụng các gián điệp ngay từ đầu. Ông đã xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách điều hành đơn vị cứu hỏa của Rome và đảm bảo rằng nó được kết nối với tất cả các đầu mối của mình trong mọi ngõ ngách của thành phố. Những điệp viên này được lệnh báo ngay cho ông khi hỏa hoạn xảy ra trên những con phố đông đúc dễ cháy của Rome. Một khi đội chữa cháy tư nhân của ông ta đến, họ đưa ra đề nghị: chỉ khi người chủ đồng ý bán tòa nhà đang cháy với giá thấp. Khi người chủ khốn khổ đồng ý trong cuộc thương lượng chớp nhoáng, người của Crassus nhanh chóng dập tắt đám cháy. Nghiễm nhiên, Crassus sở hữu một tòa nhà lớn khác. Thậm chí người ta còn đồn rằng chính tay chân của Crassus đã phóng hỏa. Cách áp dụng tàn nhẫn chính sách bảo hiểm nhà ở rất nhanh đã khiến Crassus giàu có ngoài sức tưởng tượng và sở hữu phần lớn Rome, cả đất đai và, bởi vì tiền bạc sẽ mang đến bạn bè, rất nhiều các cư dân có ảnh hưởng.

    Nhờ đế chế tài chính này, Crassus có thể tập trung vào chính trị. Với vô số các điệp viên ở mọi ngõ ngách của thành phố và được tưởng thưởng xứng đáng cho tin tức chính xác, mạng lưới tình báo tư nhân của Crassus vừa hiệu quả vừa kịp thời. Rất dễ dàng cho chúng ta ngày nay khi sống trong thời đại vô tuyến toàn cầu và thông tin tức thời, bỏ qua tầm quan trọng của báo cáo nhanh từ những nơi xa xôi. Mạng lưới điệp viên của Crassus là công cụ thiết yếu để giúp ông ta không chỉ là người giàu nhất thành Rome mà còn giàu nhất đế chế. Với các điệp viên, nội gián, tay trong, ông ta có thể ảnh hưởng đến xu thế chính trị và đánh lừa hay bỏ xa những đối thủ của mình, cuối cùng ông đã trở thành quan chấp chính cùng với Pompey vào năm 70 trước Công Nguyên.

    Mặc dù đã đạt được danh vọng và tiền tài nhờ vào mạng lưới gián điệu siêu việt của mình, lòng tham của Crassus đã chiến thắng sự cẩn trọng. Khi ông ta quyết định giành lấy tiền bạc và đất đai của Parthia cho riêng mình, một quyết định thiếu suy xét, người đàn ông La Mã đã bị mắc kẹt giữa Ba Tư và bị giết chết trước mặt quân đoàn của mình. Cái chết của Crassus không được đề cập chính xác. Theo truyền thuyết, ông ta đã bị xử tử bằng cách đổ vàng nung chảy vào cổ họng như một cách trừng phạt cho sự tham lam của mình; nhưng di sản của ông đã được truyền lại nhờ mạng lưới tình báo tuyệt vời, sau đó được trao cho Caesar.

    *Umbri: một sắc dân Ý cổ sống ở miền Trung Italia
    tunghpvn, huytopdanngoc thích bài này.
  8. shinsaber

    shinsaber Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2009
    Bài viết:
    1.644
    Đã được thích:
    483
    Caesar đã phát triển hệ thống tình báo quốc gia thật sự đầu tiên cho Rome. Là một quân nhân tài ba, ông đã nhận ra tầm quan trọng của thông tin chính xác, kịp thời về kẻ địch và sự cần thiết của phương thức liên lạc bảo mật và nhanh gọn để đảm bảo kế hoạch của mình được giữ kín. Cuộc chiến tranh xứ Gaul có rất nhiều những chỉ dẫn về thu thập tình báo, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là những hoạt động trinh sát tại Anh do điệp viên của Caesar, quan hộ dân* Gaius Volusenus vào năm 54 trước Công Nguyên ngay trước khi Caesar đổ bộ lên Kent. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn hoàn toàn thuộc về Caesar mà không phải Rome. Tình báo, cho dù là tình báo quốc gia, vẫn là những tổ chức tư nhân, được điều hành bởi các lãnh chúa quyền lực.

    Khi Caesar bị ám sát vào năm 44 trước Công Nguyên, mạng lưới này thuộc quyền kiểm soát của Octavius, ‘Caesar Augustus’. Là người được lợi cuối cùng sau cuộc nội chiến đẫm máu, Augustus không bỏ lỡ cơ hội. Ông nhanh chóng tập hợp tất cả tin tức tình báo ngoại giao cũng như quân sự vào tay mình và thành lập một mạng lưới thông tin toàn đế chế, Cursus Publicus*, cái sẽ trở thành cốt lõi của Cơ quan mật vụ đế chế La Mã.

    Tác dụng của nó là đế chế La Mã giờ có thể dựa trên những tổ chức tư nhân của Crassus và Caesar để thành lập cơ quan cảnh sát và tình báo được thiết kế để đưa ra những cảnh báo về các mối đe dọa cho ngai vàng và tình trạng tham nhũng, hay bạo loạn trong lãnh thổ. Trajan và những người kế vị ông đã hoàn thiện Cơ quan mật vụ La Mã với một mạng lưới điệp viên và nội gián để bao phủ toàn bộ thế giới văn minh để hỗ trợ nhu cầu của trung ương về an ninh và thương mại, và để trợ giúp các quân đoàn bảo vệ tiền tuyến dài dằng dặc. Những điệp viên bí ẩn được trợ giúp bởi các sĩ quan tình báo: các Speculatores, được chiêu mộ từ các sĩ quan tình báo của quân đội và, từ hệ thống hậu cần quân sự của đế chế, các Frumentarii, những người chịu trách nhiệm thu mua lương thực cho quân đội với giá tốt.

    Frumentarii được hỗ trợ bởi những đồng sự tàn nhẫn của họ, Peregrini, đóng quân trong các doanh trại đặc biệt trên đồi Caelian. Như cái tên ám chỉ, Peregrini đóng vài trò cảnh sát mật và đơn vị hành pháp sẵn sàng đi bất cứ đâu theo lệnh của Hoàng đế. Vào đầu thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên, tổ chức này nằm dưới sự chỉ huy của một Princeps* chỉ báo cáo trực tiếp với Hoàng đế và quản gia của ông ta, người này có các sub-Princeps và Centurion làm trách nhiệm chỉ huy các đơn vị cảnh sát mật.

    Frumentarii đóng ở Rome rất nhanh chóng đã trở nên nổi tiếng giống như các tổ chức tương tự. Những điệp viên của cơ quan cảnh sát mật này bị căm ghét bởi những dân chúng. Vai trò của họ giống như Gestapo trong các thành phố lớn vào thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, và Thiên Chúa giáo là một trong các mục tiêu ưa thích của họ. Bất kì một hoạt động chính trị nào ủng hộ sự bình đẳng giữa Nô lệ và Dân thường và sự tồn tại của một cái gọi là vương quốc thiên đường rõ ràng là mối đe dọa đối với trật tự xã hội La Mã và được coi là sự xâm phạm nghiêm trọng an ninh nội địa.

    Frumentarii được giao nhiệm vụ săn lùng những phần tử cách mạng nguy hiểm này. Giống như các cơ quan an ninh hay cảnh sát mật, tuy nhiên, Frumentarii rất thiếu khả năng tưởng tượng. Một trong những tín đồ Thiên chúa giáo đầu tiên, Dionysius, đã thoát khỏi tay họ bằng một phương thức khôn ngoan, đó là trốn ngay trong nhà ông ta. Thủ đoạn khôn khéo này đã gây khó khăn lớn cho những viên cảnh sát mật khi họ lục tung cả thành Rome trong suốt 4 ngày, hoài công tìm kiếm tên tội phạm nguy hiểm. Dionysus sau đó được đưa ra khỏi an toàn nhờ những người Thiên Chúa giáo, và do đó chứng minh một sự thật rằng các chính quyền chuyên chế thường không thể đe dọa được các phong trào kháng chiến vốn quyết tâm và sáng ý chỉ bằng hệ thống tình báo và điệp viên của nó.

    *Quan hộ dân: Tribune, một chức danh được bầu bởi hội nghị bình dân với chức năng kiểm soát quyền lực của các nghị sĩ, có quyền vô hiệu hóa các đạo luật không công bằng với bình dân. Nó đồng thời có vai trò trong quân đội, chức trách như sĩ quan phụ tá cho các vị chỉ huy cấp cao

    *Cursus Publicus: Tương đồng với khái niệm dịch trạm của Trung Quốc, là dịch vụ vận tải và đưa thư được nhà nước quản lý của La Mã.

    *Princeps: một chức vụ bắt nguồn từ nền cộng hòa La Mã, nó có nghĩa là người thứ nhất, hay người đứng đầu, chỉ huy. Được Augustus nâng thành một chức vụ không chính thức năm 23 trước Công Nguyên. Từ Prince chính là biến thể của từ này.

Chia sẻ trang này