1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Trung Quốc phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi halosun, 23/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    cất cánh thẳng đứng thì ko mang được tải nhiều.
    nên vẫn phải chạy đà, nhưng đít nó ngoáy do đó lực nâng tốt hơn nhiều, nên tải trọng vũ khí và nhiên liệu của nó tốt hơn J15

    còn hạ cánh thẳng đứng thì ngon,
    chẳng qua thằng Tàu ko đủ trình độ đúc 1 con thôi,
  2. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Tiêm kích do TQ chế tạo đâm xuống đất, hai phi công tử nạn

    https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/q...-xuong-dat-hai-phi-cong-chet-tham-607245.html

    Thằng Pak dùng F-16 của Mỹ 11 năm rồi chưa rơi phát nào . Dùng J-7 của Tàu rơi liên tục .
    Máy bay tàu quá lởm
    F16 Còn bắn rơi cả Mig-21 Ấn Độ, Pakistan xây cả đài tưởng niệm vinh danh cho F-16



    [​IMG]
    [​IMG]
  3. Rugivnb

    Rugivnb Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/06/2019
    Bài viết:
    1.359
    Đã được thích:
    325
    Sửng sốt tên lửa Iran vừa làm Mỹ “bó tay” có nguồn gốc từ Trung Quốc

    Theo thông tin từ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), IRGC đã sử dụng 2 loại tên lửa để tấn công vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq, đó là tên lửa Fateh-313 và tên lửa Qiam-1. Trong đó, tên lửa Fateh-313 do Iran tự nghiên cứu chế tạo dựa trên phiên bản tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn Fateh-110, chính xác thì Fateh-313 là bản nâng cấp của Fateh-110.

    [​IMG]
    Căn cứ Mỹ ở Iraq vừa bị 2 loại tên lửa "sát thủ" của Iran tấn công sáng 8/1. Nguồn: Sina.

    Sau khi Chính quyền Khomeini của Iran được thành lập năm 1979, do các lệnh trừng phạt của phương Tây, nên Iran đã tìm kiếm các kênh để cải tiến các tên lửa đất đối đất Sam-2 được sử dụng trong chiến tranh Iran - Iraq.

    Nhu cầu của Iran là động lực của Trung Quốc để tiến hành cải tiến tên lửa phòng không HQ-2 thành tên lửa đất đối đất 8610 hay còn gọi là tên lửa B610, phiên bản xuất khẩu mang ký hiệu M-7.

    Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng, trên thực tế, tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn của Iran đa số đều mang "huyết thống" Trung Quốc.

    Tuy nhiên, Fateh-110 không phải là tên lửa được chế tạo dựa trên DF-11 của Trung Quốc như một số hãng truyền thông đưa tin vừa qua, tên lửa này thực chất được phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo B610 - phiên bản cải tiến của tên lửa phòng không HQ-2 (Hồng Kỳ-2).

    [​IMG]
    Tên lửa B610 của Trung Quốc (trên) và tên lửa Fateh-313 của Iran (dưới). Nguồn: Sina.

    Năm 1991 Trung Quốc xuất khẩu sang Iran 90 tên lửa loại này, từ đó Iran tiến hành phỏng chế tên lửa theo M-7, sản phẩm phỏng chế là tên lửa Tondar-69. Trọng lượng đầu đạn là 190 kg, tên lửa nặng 2,65 tấn, đường kính 60 cm, tầm phóng 150 km. Từ năm 1999-2003, Trung Quốc tiếp tục nâng cấp B610 thành B611 và xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trên cơ sở Tondar-69, Iran tiếp tục nghiên cứu phát triển loại tên lửa mới, có thời gian phóng ngắn hơn, độ chính xác cao hơn.

    [​IMG]

    Năm 1997, tên lửa Fateh-110 ra đời, năm 2002 Iran tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với loại tên lửa này. Đầu đạn tên lửa nặng 650 kg, tầm phóng 200 km.

    Năm 2004 tiếp tục "trình làng" thế hệ 2 của loại tên lửa này, với đầu đạn nặng 450 kg, tầm phóng 250 km và đến năm 2010 đưa vào bố trí tên lửa Fateh-110 thế hệ 3, đầu đạn nặng 650 kg, tầm phóng 300 km. Có thể nói, tên lửa M-7 của Trung Quốc chính là "cha đẻ" của tên lửa Fateh-110 hiện nay của Iran.

    [​IMG]
    Tên lửa Fateh-110 của Iran được nhiều lực lượng vũ trang thân Iran sử dụng rộng rãi ở Trung Đông. Nguồn: Sina.

    Fateh-110 sử dụng một tầng nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa lên cao với khả năng mang đầu đạn chứa thuốc nổ mạnh hay bom chùm. Phía trước của tên lửa có ba cánh hình tam giác và phía sau có bốn cánh để giữ ổn định. Tên lửa có thể gắn trên ba loại hệ thống phóng di động.


    Thứ nhất là hệ thống giống S-75 Dvina, thứ hai là bệ dùng chung với các tên lửa Zelzal và cuối cùng là hệ thống mới có tên Zolfaghar có thể chở được hai lửa. Fateh-110 từng được Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Amir Hatami mô tả là "tên lửa tàng hình chiến thuật, dẫn đường độ chính xác cao, được chế tạo nội địa 100%".

    Fateh-313 sử dụng trong cuộc tấn công căn cứ Mỹ ở Iran vừa qua về cơ bản tính năng không có gì khác so với Fateh-110. Điểm khác biệt duy nhất đó là tầm phóng của Fateh-313 đã được nâng lên 500 km, đây đã là cự ly tối đa của dòng tên lửa Fateh.

    [​IMG]
    tên lửa Qiam-1 được phát triển trên nền tảng tên lửa Shahab-2 của Iran với phiên bản gốc là tên lửa Scud-C thời Liên Xô. Nguồn: Sina.

    Còn đối với tên lửa Qiam-1, đây là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Iran sản xuất, có tầm bắn 500-600 km, mang theo đầu đạn nặng 340kg.
    Qiam-1 được phát triển trên nền tảng tên lửa Shahab-2 của Iran, vốn là một bản sao được cấp phép của Hwasong-6 do Triều Tiên sản xuất. Tất cả đều từ phiên bản gốc là tên lửa Scud-C thời Liên Xô.

    Iran tuyên bố tên lửa Qiam được phát triển để nhắm mục tiêu căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông. Tên lửa được lắp trên xe phóng cơ động cho phép tấn công từ bất kỳ vị trí nào.

    Trong cuộc tấn công của Iran sáng 8/1, một quan chức giấu tên của Bộ tư lệnh Trung tâm Quân đội Mỹ tiết lộ, Iran đêm qua phóng 15 tên lửa. 10 quả đánh trúng căn cứ không quân Ain al-Asad gần thủ đô Baghdad, một quả bắn vào sân bay Irbil ở phía bắc và 4 quả gặp trục trặc trong hành trình bay.

    Lực lượng phòng thủ của Mỹ tại hai căn cứ này dường như đã phát hiện vụ tấn công, nhưng không kịp phóng đạn đánh chặn. Tuy nhiên, một nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ khẩu đội phòng không Patriot tại Irbil đã bắn hạ ít nhất một tên lửa đạn đạo Iran.
    https://soha.vn/sung-sot-ten-lua-ir...nguon-goc-tu-trung-quoc-20200109135445158.htm

    Tên lửa tq lập công liên tục từ C802 thịt hàng loạt tàu chiến Saudi được NATO đóng , cho tới tên lửa phòng không bắn hạ RQ4 đều gốc tq





    C802 và Noor (C802 Iran)
    HQ16 và phiên bản Iran 3rd Khordad
    Lần cập nhật cuối: 11/01/2020
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Khi Iran xác định nhầm máy bay chở khách vừa cất cánh được 2 phút là tên lửa hành trình Mỹ và bắn hạ nó
    hình như không thấy bạn nào nhận công cho Nga và Tàu nhỉ?

    Nhân tiện nói về tầm bay của tên lửa hành trình cụ thể là loại phóng từ trên không hoặc mặt nước chống hạm đi,

    ví dụ: Mỹ có tên lửa tầm bay tới 370-900km .
    có bạn nói là Mỹ phải làm loại này vì máy bay cả tàng hình lẫn không tàng hình sợ bị bắn hạ nếu bay gần mục tiêu.
    Cũng hợp lý đó.

    Nhưng phân tích việc sử dụng tên lửa này ntn sẽ làm rõ hơn nhận định đó hợp lý đến đâu.
    1. Bắn tên lửa từ xa sẽ an toàn hơn cho mọi loại máy bay : đúng. Nói thêm là khi tấn công vào 1 nước rộng lớn, việc khai hỏa ngoài lãnh thổ, vùng trời của nước đó, đòi hỏi tên lửa phải có tầm bay lớn để tìm tới mục tiêu sâu trong nội địa.
    2. Tuy nhiên tầm bay lớn của tên lửa này ko nên hiểu đơn giản là cứ phóng cho nó bay thẳng hết tầm, vì tính năng nổi bật của nó là tự tìm ra mối nguy hiểm và bay vòng vèo tránh cụm phòng không.
    Mà bay vòng vòng thì rõ ràng phải bay quãng đường dài hơn là theo đường chim bay, ... tên lửa có tầm bay ngắn ko thể bay vòng vòng lâu và phức tạp như loại tầm bay dài kia được.

    Dễ hình dung là: 2 tên cướp đổ 1 bình xăng, chạy xe từ Hà Nội - Lào Cai, hy vọng cướp được 1 ai đó ở đoạn Yên Bái chẳng hạn chỉ là 1 lựa chọn, tầm xe chạy dài thì khả năng cướp được xa hơn. Nhưng rất nhiều khả năng là ko cướp được gì.
    Tuy nhiên, cũng 1 bình xăng đó, 2 tên này chọn chạy từ Phúc Yên vào HN và vòng vòng trong phốrình rập những người mất cảnh giác, đồng thời tránh các cảnh sát chìm hay camera an ninh rồi mới ăn hàng thì tỷ lệ thành công còn cao hơn.
  5. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Màn trình diễn đáng thất vọng của J-11A trong tập trận tại Thái Lan 2015

    [​IMG]
    Cái này có cả tháng rồi nhưng rảnh không gì làm post lên tham khảo , có các fact sau :
    (1) Không quân Trung Quốc ( PLAAF ) mang J-11A đến tập trận tại Thái Lan vào 2015 trong chương trình Falcon Strike 2015 , tại căn cứ không quân Korat trong 2 tuần , đây là diễn tập trên không đầu tiên của hai nước
    (2) Không quân Hoàng gia Thái Lan có sẵn F-16 tại căn cứ Korat nhưng mang Gripen C từ căn cứ không quân Surat Thani để đối đầu J-11A
    (3) Ngày đầu tương đối thuận lợi cho J-11A trong các bài chiến đấu trong tầm nhìn ( WVR ) khi đối đầu một tiêm kích một động cơ hạng nhẹ kiểu Gripen , J-11A dễ dàng thổi bay Gripen với sức mạnh của cơ động với tỉ lệ ( ratio ) 16:0
    [​IMG]
    Theo báng thống kê thì ngày đầu 17.11.2015 J-11A hạ Gripen với tỷ số 16:0
    (4) Vào ngày thứ hai thì các bài chiến đấu tầm gần tiếp tục , J-11A vẫn vô địch ở cự ly hẹp rất dễ dàng với pháo 30mm và tên lửa hồng ngoại ( nếu J-11A là R-73 còn J-11B là PL-8 )
    (5) Nhưng đến ngày sau với các bài chiến đấu ngoài tầm nhìn ( BVR ) chủ yếu dựa vào sức mạnh radar , chiến thuật và phán đoán của phi công thì J-11A tuột dốc thảm hại , rõ ràng các phi công Trung Quốc cực kỳ kém cỏi trong tác chiến tầm xa và huấn luyện cứng nhắc
    Thằng National Interest tuyên bố là " poor situational awareness " không hề oan , phi công J-11A chỉ chúi mũi vào phía trước máy bay và kệ hai bên , thiếu kỹ năng team-work với đồng đội , nên Gripen với tên lửa dẫn đường tầm xa AIM-120 dễ dàng hạ 19 J-11A và chỉ mất 3 chiếc
    Các ngày sau tiếp tục vẫn là ưu thế trên không Gripen-C đến tận ngày 25.11
    [​IMG]
    Các chiến thắng của J-11A trước Gripen-C chỉ ở khoảng cách dưới 30km , trong khoản cách 30-50km thì chỉ 14% tỷ lệ chiến thắng , nghĩa là 10 J-11A đổi lấy 1 Gripen còn ở trên 50km thì J-11A không có bất kỳ cơ hội nào chiến thắng được Gripen


    Nguồn : https://nationalinterest.org/blog/buzz/one-cheap-fighter-jet-sweden-crushed-chinas-air-force-115416

    Bài báo cáo dựa trên thuyết trình của phi công Li Zhonghua người đã tham gia tập trận Falcon Strike 2015 tại Đại học Bách khoa Tây Bắc Trung Quốc ( China’s Northwestern Polytechnical University ) ngày 9.12
    --- Gộp bài viết: 23/01/2020, Bài cũ từ: 23/01/2020 ---


    Không quân Đài Loan với AIM-9X , thế còn cơ hội nào cho mớ J-11 giả cầy trong chiến đấu tầm gần =))
  6. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Thất bại là Mẹ thành công. Hi vọng bà mẹ này lâu đẻ!
  7. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    https://thanhnien.vn/the-gioi/phong...-chien-tranh-sinh-hoc-trung-quoc-1175407.html

    Tin về Vũ Hán về liên tục
    Nhưng công nhận tin này chọt vào cũng kiếm đc khối view quảng cáo đấy.

    The Chemical Weapons Convention (CWC) and Biological Weapons Convention (BWC)
    https://en.wikipedia.org/wiki/Biological_Weapons_Convention

    Nói chunh TQ có trong công ước BWC và CWC nên bài báo có hàm ý TQ đang điên dại nghiêng cứu 1 cách bí mật nhằm thôn tính thế giới ai ngờ kiểm soát ko đc nên bị "gậy ông đập lưng ông" .
  8. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Tàu chữa thành công rồi, báo Mẽo chắc nhiễm nặng Resident Evil mới nghĩ ra bài báo kiểu này :D

    Chiến tranh sinh học thì e nghĩ bọn Mẽo chơi Tàu xác suất cao hơn Tàu tự bóp bi mình
  9. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    Dễ hiểu thôi cụ. Sau khi thấm đòn từ chiến tranh thương mại và kinh tế đi xuống hẳn thì cần 1 cái gì đó đổ lỗi cho những con số tăng trưởng âm.
    Một cái cớ khá hay và sau khi đo đạc vu vơ thiệt hại do corona rồi thì ko lạ gì khi TQ công bố vó thuốc trị triệt để và nhanh chóng dập nhanh dịch bệnh trong 1 nốt nhạc.
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    convitbuoc thích bài này.

Chia sẻ trang này