1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Địa chính trị Khu vực Châu phi

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 10/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Nguyên soái Khalifa Haftar – Ông là ai và tại sao lại là ông?

    [​IMG]


    Bằng nhiều cách, Libya trong suy nghĩ nhiều người không có gì khác ngoài Muammar Gaddafi. Nhưng gần đây, một nhân vật bất ngờ nổi lên trên các trang báo về Libya, mà quan trọng là được nhắc đến như một nhân vật đứng về phe Nga, đôi lúc được lấy ra làm minh chứng cho ”chiến thắng của Nga ở Libya”. Ông là Nguyên soái Khalifa Haftar, chỉ huy lực lượng mà chúng ta hay gọi là LNA đang kiểm soát phần lớn Libya.

    Vậy Nguyên soái Khalifa Haftar là ai? Ông quan trọng đến mức nào? Và tại sao một nhân vật như vậy lại vắng bóng trên các mặt báo từ trước đến nay? Bài viết này tổng hợp những thông tin trả lời cho caai hỏi đó

    1/ Khalifa Haftar là ai?

    Dù nhiều người chưa hề nghe đến tên của ông trước đây, thực tế là Khalifa Haftar đã là một nhân vật nổi tiếng từ lâu đối với những người nghiên cứu về Trung Đông – Châu Phi. Ít nhất họ cũng biết ông là nhân vật quân sự cấp cao bậc nhất không chỉ ở Libya mà trong cả thế giới Arab.

    Không biết chính xác nhưng người ta cho rằng tướng Haftar sinh ngày 7 tháng 11 năm 1943 tại Ajdabiya. Libya cho đến năm 1969 vẫn là một Vương quốc Hồi giáo, tương đối bảo thủ và hạn chế quan hệ với nước ngoài. Tướng Haftar được sau đó được học ở Học viện quân sự Hoàng gia Benghazi danh giá nhất của đất nước, nơi những tướng lĩnh cao cấp nhất được đào tạo. Nhưng ngôi trường cũng là nơi tập hợp của những sĩ quan cấp tiến, những người chống đối nhà vua và những người ủng hộ chủ nghĩa Thế tục mà nổi tiếng nhất chính là Muammar Gaddafi.

    Khalifa Haftar tốt nghiệp học viện vào năm 1966, trở thành sĩ quan quân đội Libya.

    2/Con đường binh nghiệp của Khalifa Haftar.

    Dù trở thành sĩ quan quân đội Hoàng gia những Hafar sớm tỏ ra không phục tùng nhà vua Idris I, và vì thế, ông tham gia Phong trào Sĩ quan tự do của Muammar Gaddafi, dự tính đảo chính lật đổ nhà vua để thiết lập nền Cộng hòa.

    Ngày 1/9/1969, một cuộc binh biến chớp nhoáng đã xảy ra ở Benghazi lớn nhất ở miền Đông Libya. Các sĩ quan Tự do đã chiếm được thành phố và tuyên bố phế truất vua Idris I. Không lâu sau, toàn bộ quân đội Libya ủng hộ cuộc đảo chính, và Vua Idris chấp nhận thoái vị trong cuộc chính biến không đổ máu. Libya chuyển sang nền Cộng hòa một cách êm đẹp, đưa Muammar Gaddafi lên trở thành Lãnh đạo quốc gia.

    Trong cuộc cách mạng này, tướng Khalifa Haftar có vai trò lớn nhất, là sĩ quan thân cận nhất với Gaddafi. Vậy nên không khó để ông thăng tiến vượt bậc dưới thời Gaddafi. Tướng Haftar được cử đi đào tạo quân sự ở Liên Xô, sau đó trở về Ai Cập để tiếp tục được các cố vấn Liên Xô ở đây huấn luyện. Sau khi hoàn tất huấn luyện, tướng Khalifa Haftar được Gaddafi ưu ái, nghiễm nhiên trở thành Tham mưu trưởng quân đội Libya.

    Khalifa Haftar tham gia cuộc chiến tranh lớn đầu tiên vào năm 1973. Khi quân đội Ai Cập và Syria phát động cuộc chiến bất ngờ tấn công Israel vào tháng 10 năm 1973, với tư cách là một sĩ quan được đào tạo ở Ai Cập, Khalifar Haftar đã dẫn đầu lực lượng Libya đến Ai Cập để hỗ trợ nước này.

    Trong cuộc chiến tháng 10 năm 1973, hay gọi là Chiến tranh Yom Kippur, các nước Arab lẫn Liên Xô và Cuba đã đẩy viện trợ cho Syria và Ai Cập lên mức cao nhất. Gần 1 triệu quân cùng những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô đã đổ vào cuộc chiến này. Nhưng Israel, với sự hỗ trợ của người Mỹ, đã chống trả thành công. Cuộc chiến dù kết thúc với thắng lợi của Ai Cập, giành lại các vùng đất đã mất, nhưng sau đó là thất bại chiến lược của họ và Liên Xô, làm thay đổi cán cân chính trị khu vực. Ai Cập kí thỏa thuận hòa bình công nhận Israel, quay lưng với Liên Xô. Các cố vấn Liên Xô lẫn những sĩ quan của các nước Arab khác được huấn luyện ở Ai Cập đều bị trục xuất, trong đó có tướng Haftar của Libya. Điều này làm quan hệ giữa Libya và Ai Cập xấu đi nghiêm trọng. Với bản thân tướng Haftar, thất bại trong cuộc chiến với Israel đã làm giảm uy tín của ông trong quân đội Libya.

    Năm 1977, do sự xấu đi trong quan hệ, lãnh đạo Libya Gaddafi tuyên bố Libya sẽ thay thế Ai Cập trong vai trò lãnh đạo khối Arab. Để thực thi lời tuyên bố đó, ngày 21 tháng 7 năm 1977, quân đội Libya tấn công qua biên giới Ai Cập, mở đầu cho cuộc chiến chớp nhoáng giữa hai nước và thường rất ít khi được nói tới. Trong cuộc chiến này, tướng Khalifa Haftar đã không được Gaddafi trọng dụng. Quyền chỉ huy quân Libya tấn công Ai Cập được giao cho tướng Không quân Mahdi Saleh al-Farijani thiếu kinh nghiệm. Điều này đã khiến quân Libya chuốc lấy thất bại nặng nề sau 4 ngày tham chiến, và phải nhờ các nước khác đứng ra giàn xếp thỏa thuận ngừng bắn khẩn cấp với Ai Cập. Thất bại đã khiến cho uy thế chính trị của Libya giảm đáng kể, trong khi Ai Cập củng cố lại vị thế lãnh đạo khối Arab của mình. Mặt khác, nó cũng khiến Gaddafi quay lại tin tưởng vào tướng Haftar.

    Để gạt bỏ thất bại trước Ai Cập, chỉ một năm sau Libya gây hấn với nước láng giềng Chad ở phía Nam. Lợi dụng các vấn đề biên giới với Chad, cụ thể là tranh chấp dải Aouzou và việc các nhóm phiến quân Chad nổi dậy chống chính phủ, năm 1978 quân đội Libya đã xâm chiến dải Aouzou, sau đó thiết lập một chính phủ bù nhìn thân Libya ở miền Bắc Chad. Dù sau đó phiến quân được Libya hỗ trợ đã nhiều lần tấn công và chiến thắng, thậm chí từng chiếm được thủ đô N’Djamena, nhưng nhờ sự can thiệp của Pháp và các đồng minh, chính phủ Chad vẫn đứng vững và đẩy lùi các phiến quân này.

    Để giải quyết tình thế giằng co ở Chad, Muamar Gaddafi quyết định đẩy mạnh can thiệp vào Chad. Năm 1986, một lực lượng lớn chưa từng có của quân Libya với hàng chục nghìn lính cùng những vũ khí tân tiến nhất của Liên Xô đã được đưa sang Chad, đặc biệt là trực thăng Mi-25 tham chiến lần đầu tiên. Ý đồ của quân Libya định sử dụng một lực lượng quân sự lớn để chiếm đóng lâu dài miền Bắc Chad. Để chỉ huy một lực lượng lớn như vậy, Libya cần một chỉ huy cấp cao, và lần này Gaddafi đã chọn tướng Haftar. Năm 1986, Khalifa Haftar được đưa sang Chad làm tổng chỉ huy các lực lượng Libya. Tổng hành dinh quân Libya được đặt ở căn cứ Ouadi Doum, một căn cứ nằm giữa sa mạc mà Libya tuyên bố ”bất khả xâm phạm”. Căn cứ Ouadi Doum được bảo vệ bởi 5.000 quân Libya, với 3 mặt được phủ kín mìn.

    Thế nhưng, kết thúc nỗ lực này là một thảm họa của quân Libya. Họ đánh giá qua thấp tinh thần của quân Chad và quyết tâm bảo vệ đồng minh của Pháp. Đối đâu với quân Libya với xe tăng, trực thăng hiện đại, Chad đã động viên tất cả các thiếu niên từ 14 tuổi gia nhập quân đội. Họ thay thế xe bọc thép bằng những chiếc xe bán tải Toyota, từ đó khai sinh ra cái tên ”Chiến tranh Toyota” làm thay đổi bộ mặt chiến trường Trung Đông từ đó. Dù Chad không có không quân, quân đội Pháp đã giúp họ. Máy bay quân đội Pháp đã oanh tạc phủ đầu căn cứ không quân Ouadi Doum, khiến căn cứ bị phá hủy nghiêm trọng và binh sĩ Libya hoảng loạn, nhiều người bỏ chạy và chết bởi mìn.

    Ngày 16/2/1987, sau khi quân Libya đã thất bại khắp các chiến trường, quân đội Chad và Pháp giáng đòn cuối cùng vào quân Libya. Máy bay Pháp chở lính Chad nhảy dù xuống căn cứ Ouadi Doum, nơi họ phát hiện lúc này chỉ còn 700 lính Libya còn ở lại. Nhưng họ đã có được chiến lợi phẩm lớn nhất: bắt sống Tham mưu trưởng Khalifa Haftar của quân Libya. Chiến thắng này của quân Chad được ví với chiến công bắt sống tướng Đờ-cát ở Điện Biên Phủ của QĐNDVN.

    Chiến tranh Libya-Chad kết thúc năm 1987 với thảm bại của Libya. Gần 8.000 lính chết và 3.000 quân bị bắt ở lại Chad cùng với Tham mưu trưởng Khalifa Haftar. Tòa án quốc tế xử Libya thua kiện toàn bộ các tranh chấp. Nhưng đó chưa phải là thảm họa cuối cùng.

    Bằng một lý do mà đến nay vẫn không ai rõ, sau chiến tranh Gaddafi đã từ chối việc hồi hương 3.000 tù binh chiến tranh Libya ở Chad, trong đó có cả tướng Haftar. Ở quê nhà Gaddafi thay thế một Tham mưu trưởng mới, tuyên bố rằng tướng Haftar đã phản bội và đầu hành quân Chad, mặc dù thực tế là họ đã chiến đấu kiên cường. Các binh sĩ Libya bị kẹt ở Chad trong các trại tù của Chad trong 3 năm. Việc bị từ chối hồi hương làm họ vô cùng bất bình, cho rằng bị phản bội bởi Gaddafi. Để phản đối Gaddafi, nhiều tù binh Libya đã tuyên bố bỏ đạo Hồi. Cũng trong thời gian bị giam ở Chad, Khalifa Haftar cùng nhiều sĩ quan đã hình thành quan điểm chống đối Gaddafi.

    Đến năm 1990, do tình hình kinh tế khó khăn chính phủ Chad không chấp nhận giam giữ các tù binh Libya lâu thêm nữa, đã đàm phán để đưa số tù binh này sang nước thứ 3. Ban đầu họ được người Pháp sắp xếp để sang Zaire (nay là CHDC Congo). Nhưng sau khi sang Zaire,phần lớn số tù binh này đã quyết định trở về Libya. Số còn lại đi theo tướng Haftar, thành lập một tổ chức đối lập với Gaddafi. Họ sang Kenya năm 1990, với khoảng 300 sĩ quan. Ở Kenya, nơi Mỹ có một trụ sở lớn của tình báo CIA, Khalifa Haftar đã móc nối với người Mỹ.

    Năm 1996, một cuộc nổi dậy nhỏ đã nổ ra ở miền núi phía Đông Libya, tướng Haftar đã trở về Libya định tham gia nổi dậy. Nhưng cuộc nổi dậy không lan rộng, nên tướng Haftar đã bay sang Mỹ ngay sau đó. Ông và gia đình định cư tại Virginia, Hoa Kỳ và gần như biến mất khỏi chính trường.

    Thậm chí đến năm 2011, khi Gaddafi bị lật đổ, Tướng Haftar vẫn không hề xuất hiện. Nhưng từ năm 2014, mọi chuyện bất ngờ thay đổi chóng mặt. Tướng Haftar bất ngờ trở lại Libya. Có lẽ không ai ngờ sự có mặt của tướng Haftar lại thay đổi tình hình Libya đến như vậy. Sau khi Haftar trở về, hàng loạt các sĩ quan, binh sĩ lẫn chính trị gia Libya đã đổ về miền Đông Libya để ủng hộ ông. Ngay sau đó tướng Khalifa Haftar được tôn làm chỉ huy Quân đội quốc gia Libya (LNA), nơi ông tự xưng Nguyên soái. Sự có mặt của tướng Haftar, cơ bản đã ******** hình chia năm xẻ bảy ở Libya giảm bớt, hiện chỉ còn 2 phe lớn là LNA của Haftar và phe Chính phủ đoàn kết dân tộc GNA ở phía Tây, nắm giữ thủ đô Tripoli.

    3/ Vai trò của tướng Haftar trong cuộc khủng hoảng hiện nay

    Ở tình hình hiện tại, phe LNA của Haftar được coi là phe mạnh nhất. Tướng Haftar được coi là có uy tín lớn nhất và là người có khả năng nhất lãnh đạo Libya trong tương lai. Uy thế rất lớn của tướng Haftar trong thế giới Arab giúp ông có sự ủng họ lớn của các nước lớn trong khối Arab, như Ai Cập, Arab Saudi, UAE,…Đặc biệt, tướng Haftar được coi là đồng minh của Nga, Pháp và chống lại phương Tây. Thậm chí đã có bằng chứng cho thấy lính đánh thuê Nga đang xuất hiện ngày càng nhiều trong hàng ngũ LNA.

    Chống lại LNA, chính phủ GNA ở miền Tây được LHQ và Liên minh Châu Âu công nhận, nhưng lại chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân sự. Nhưng vấn đề ở chỗ, sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ lại đang gia tăng nguy hiểm. Mới đây Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi quân trực tiếp đến Libya, hành động bị coi là thách thức trực tiếp Nga và khối Arab. Trong bối cảnh đó, Nga và các nước Ai Cập có vẻ chưa tìm ra cách đối phó. Còn EU dùng ủng hộ GNA nhưng lại không dám đưa quân vào Libya.

    Chiến sự ở Libya đã leo thang rất nhanh trong năm 2019. Hiện tại sau 1 năm, quân LNA đã tiến rất nhanh và đã kiểm soát tuyệt đại đa số lãnh thổ Libya và hiện nay đang vây hãm thủ đô Tripoli. Chiến sự ở Tripoli đang rất khốc liệt, và quân LNA vẫn chưa kiểm soát được thủ đô, trong khi sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đang gây lo ngại. Mới đây nhất, cuộc đàm phán ở Nga đã thất bại, tướng Haftar cự tuyệt ngừng bắn.

    Chiến sự Libya còn đang diễn biến phức tạp và chưa thể đoán được tình hình tiếp theo. Nhưng chắc chắn Nguyên soái Khalifa Haftar vẫn sẽ là người có vai trò lớn nhất trong tình hình sắp tới, do thế thượng phong mà LNA của ông đang nắm giữ.

    4/ Vị thế của Haftar trong quan hệ quốc tế.

    Tướng Haftar tự nhận mình là người theo chủ nghĩa Thế tục, chống lại Hồi giáo cực đoan. Điều này đã chi phối các quan hệ quốc tế của ông.

    Tướng Haftar được coi là đồng minh của Nga và Tổng thống Putin. Rất nhiều vũ khí và lính đánh thuê Nga đã tới hỗ trợ LNA của tướng Haftar. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng tướng Haftar ”hiếu chiến” hơn so với Putin mong đợi, và cự tuyệt đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ngoài Nga, Pháp được coi là đồng minh lớn thứ 2 của tướng Haftar. Nhưng họ không hoàn toàn nghiêng hẳn về Haftar. Pháp được cho là ủng hộ tướng Haftar nhằm bảo vệ các tài nguyên dầu mỏ của Pháp ở miền Đông Libya. Nhưng trong lịch sử Libya, nước Pháp lại có một vai trò đặc biệt, nên nghiễm nhiên họ cũng có ảnh hưởng lớn tới tình hình Libya.

    Đối với các nước Arab, chủ nghĩa thế tục của Haftar được ủng hộ bởi Ai Cập, UAE, Jordan,…Nhất là với Ai Cập, đất nước này rất đặc biệt với Haftar. Mẹ của Haftar là người Ai Cập. Ông được đào tạo quân sự ở Ai Cập, tham chiến cùng quân đội nước này trong chiến tranh. Hiện nay, tướng Haftar có quan điểm rất tương đồng với Tổng thống al-Sisi của Ai Cập – một tướng quân đội cứng rắn chống lại Hồi giáo cực đoan. Ai Cập là đồng minh hỗ trợ tại chỗ lớn nhất cho LNA của Haftar.

    Ngược lại, kẻ thù lớn nhất với tướng Haftar được xác định là Thổ Nhĩ Kỳ, mà có người nói là cá nhân Tổng thống Erdogan. Tướng Haftar nổi tiếng là người chỉ trích việc xa rời chủ nghĩa thế tục của Tổng thống Erdogan. Tướng Haftar từng tuyên bố ông Erdogan muốn trở thành “một Sultan thế kỷ 21”, một câu nói sau đó được phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên sử dụng. Còn trên thực địa, rõ ràng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chống lưng cho GNA và trực tiếp đối đầu với LNA của tướng Haftar.

    Đối với châu Âu, thực tế ngoài Pháp thì đa số các nước còn lại đều không ủng hộ tướng Haftar. Họ ủng hộ GNA, với lý do GNA được LHQ công nhận. Nhưng các nước này rất không muốn can thiệp hành động quân sự nào vào Libya. Châu Âu đã cực lực phản đối hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nhân tố cuối cùng là nước Mỹ, cũng là điều duy nhất chưa rõ ràng. Cho đến hiện tại người ta vẫn chưa biết liệu Mỹ sẽ ngang về bên nào trong tình hình Libya, nhưng nhiều người cho rằng nếu Mỹ thực sự ủng hộ LNA sẽ là dấu chấm hết cho cuộc chiến, bởi phe LNA gần như sẽ chắc thắng.

    Tuy vậy, thực sự tình thế của nước Mỹ cũng rất khó xử. Trước kia, Mỹ và châu Âu đều ủng hộ GNA được LHQ ủng hộ. Nhưng từ khi tướng Khalifa Haftar quay về Libya, nước Mỹ đã lâm vào thế rất khó xử. Chỉ riêng việc hiện tại, tướng Haftar vẫn là công dân Mỹ đã đủ khiến họ đau đầu. Lật lại lịch sử, Mỹ chính là nước đỡ đầu, hỗ trợ cho phe đối lập của tướng Haftar, cứu ông khỏi trại tù binh ở Chad sau khi bị Gaddafi bỏ rơi. Công khai chống lại tướng Haftar chẳng khác nào hành động tự bắn vào chân của Mỹ. Vậy nên cho đến lúc này, Mỹ đang chọn cách rút chân khỏi Libya, nhường sân chơi cho Nga-Thổ. Đây là điều nhiều người xem là “chiến thắng” của Nga trước Mỹ tại Libya.

    ---
    Long Vũ / ncls group

    https://nghiencuulichsu.com/2020/02/09/nguyen-soai-khalifa-haftar-ong-la-ai-va-tai-sao-lai-la-ong
    convitbuoc thích bài này.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Charles Taylor và cuộc chiến Liberia

    [​IMG]


    Liberia – cái tên có nghĩa là ”xứ giải phóng”. Có lịch sử tự hào là một trong 2 nước châu Phi giữ được độc lập trước làn sóng thực dân. Dù có nhiều người nói Liberia là đất nước của những người nô lệ châu Phi được giải phóng ở Mỹ trở về, điều đó là sai! Đại đa số dân cư của Liberia là thổ dân của 16 bộ lạc bản xứ. Họ không bị biến thành thuộc đia, với lý do chỉ là nằm ở vùng đệm giữa 2 thuộc địa: Côte d’Ivoire của Pháp và Freetown của Anh (nay là Sierra Leone). Phải đến năm 1910, những người châu Phi hồi hương từ Mỹ mới đạt thỏa thuận phân chia biên giới với Anh và Pháp, kết thúc sự xâm lấn của 2 đế quốc vào vùng đất mà họ khai khẩn. Sau đó, giống như nước Mỹ, Liberia mở rộng đất của mình bằng cách khai hoang sâu vào nội địa, giành đất với các bộ tộc bản xứ.

    Liberia trải qua thế kỉ 20 đến giữa thế kỷ 21 yên bình hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào. Những năm 1960, quốc gia này là thiên đường của Tây Phi. Tài nguyên giàu có, viện trợ từ Mỹ nhiều, hòa bình lâu dài, Liberia có cho mình thu nhập đầu người gấp 4 lần các nước Tây Phi. Đặc biệt ngành hàng hải phát triển khó tin với đội tàu cho thuê lớn thứ 2 thế giới, luôn là niềm tự hào với đất nước này. Niềm hãnh diện khác của họ, là “King” George Weah, huyền thoại bóng đá thế giới, cầu thủ vĩ đại nhất của châu Phi và là tổng thống hiện tại.

    Tuy nhiên, quá khứ là quá khứ. Ngày nay, Liberia là đất nước nghèo đói, tham nhũng, bệnh tật hoành hành và những con người không lành lặn. Lời khuyên của các chuyên gia du lịch cho người đến Liberia là: tốt nhất đừng đến!!!. Dù vẫn tự hào có đội tàu lớn thứ 2, thế giới hiện nay vẫn biết đến Liberia nhiều nhất qua vụ bùng phát dịch Ebola năm 2014 làm chao đảo toàn cầu.

    Bước ngoặt lịch sử nào đã đưa Liberia từ đỉnh cao xuống vực sâu? Đó là khi một tên lính đánh thuê của Libya, xuất hiện và làm tổng thống nước này: Charles McArthur Ghankay Taylor.

    Charles Taylor sinh năm 1948 tại Arthington, hạt Montserrado, Liberia. Năm 1977, Taylor lấy được bằng tại Đại học Bentley ở Waltham, Massachusetts, Hoa Kỳ và quay về phục vụ chính phủ Liberia.

    Tháng 4 năm 1980, Taylor ủng hộ tướng Samuel Doe làm đảo chính lật đổ tổng thống William R. Tolbert để chấm dứt tình trạng lạm quyền của tổng thống trong ngành khai mỏ. Sau cuộc đảo chính, Taylor được ưu ái, bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc của Tổng cục Dịch vụ. Tại đây, Taylor lợi dụng chức vụ ăn cắp 1 triệu USD ngân khố bỏ vào túi riêng ở ngân hàng Mỹ.

    Samuel Doe phát hiện và truy nã Taylor. Taylor trốn sang Hoa Kỳ nhưng bị Hoa Kỳ bắt giữ theo yêu cầu của Liberia vào ngày 21 tháng 5 năm 1984 tại Somerville, Massachusetts, Mỹ. Trong khi chưa bị kết án, Taylor bị giam tại Cơ sở cải huấn của Hạt Plymouth.

    Nhưng ngày 15 tháng 9 năm 1985, Taylor cưa song sắt vượt ngục. Sau này người ta mới biết hắn đã trốn qua Mexico, rồi sang Libya gặp Muammar Gaddafi – được biết là “cha đỡ đầu của các nhà độc tài châu Phi”. Ở Libya, Gaddafi cung cấp cho Taylor huấn luyện du kích, tiền bạc, vũ khí cùng lính đánh thuê để chuẩn bị về nước tiến hành cuộc chiến lật đổ Samuel Doe, thành lập một chính phủ tay sai của Libya.

    Taylor rời Libya đến Bờ Biển Ngà, nơi được tổng thống Félix Houphouët-Boigny che chở. Ở đây hắn tập hợp những người Liberia lưu vong thành lập Mặt trận Yêu nước Quốc gia Độc lập (INPFL).

    Nhưng trước khi hành động ở Liberia, năm 1987 Charles Taylor cùng INPFL phải làm “nhiệm vụ” của mình ở Burkina Faso. Burkina Faso là láng giềng phía Bắc của Liberia, lúc này do nhà cách mạng Cộng sản Thomas Sankara lãnh đạo. Thomas Snakara là người Cộng sản yêu nước, đồng thời là nhà cải cách lớn, tuy nhiên cự tuyệt với các viện trợ nước ngoài, kể cả với những món tiền khổng lồ từ dầu mỏ của Muammar Gaddafi. Thomas Sankara trở thành cái gai trong mắt Gaddafi. Để giúp đỡ nhổ cái gai này, Charles Taylor đã trực tiếp tham gia cuộc đảo chính ở Burkina Faso, lật đổ Thomas Sankara và đưa Blaise Compaoré lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài đến năm 2015. Blaise Compaoré trở thành bạn thân thiết của Charles Taylor. Cuộc đảo chính này, về sâu xa, biến Burkina Faso thành hậu phương cho Taylor trong cuộc chiến ở quê nhà Liberia.

    Vào tháng 12 năm 1989, Taylor đã phát động một cuộc nổi dậy vũ trang do Gaddafi tài trợ từ Bờ Biển Ngà vào Liberia để lật đổ chế độ Samuel Doe, dẫn đến Nội chiến Liberia đầu tiên. Với nguồn hỗ trợ dồi dào từ Libya, Bờ Biển Ngà, và 90.000 lính đánh thuê Burkina Faso, chỉ sau 1 năm quân của Taylor đã chiếm được thủ đô. Tổng thống Samuel Doe bị bắt, và tra tấn đến chết khi đang quay trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.

    Nghe có vẻ dễ, nhưng không đơn giản nhue vậy. Trong nội bộ INPFL đã chia rẽ từ trước, trong đó nhóm của Prince Johnson đã ly khai và chống đối Taylor. Các phe phái khác nhau đã đánh nhau suốt 7 năm trời nhằm giành quyền lực và tài nguyên của đất nước. Charles Taylor, với sự máu lạnh của mình, sử dụng các đòn khủng bố tàn bạo đẫm máu nhằm vào các đối thủ trước khi diễn ra bầu cử năm 1997.

    Cuộc bầu cử năm 1997 mang lại chiến thắng cho Charles Taylor. Tuy nhiên, trớ trêu ở chỗ là trên thực tế đa số người dân không hề ủng hộ ông. Họ bầu cho Taylor trên cơ sở là sự sợ hãi Taylor sẽ tiếp tục khủng bố nếu không đắc cử. Điều đó thể hiện qua slogan nổi tiếng của cuộc bầu cử này: “He killed my ma, he killed my pa, but I will vote for him.” (Ông ấy giết mẹ tôi, ông ấy giết cha tôi, nhưng tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ấy).

    Cuộc nội chiến 7 năm nhưng đã khiến 400.000 – 600.000 dân thường Liberia thiệt mạng, chiếm 1/4 dân số của đất nước chỉ có 2 triệu dân, một trong những cuộc chiến gây tỉ lệ tử vong cao nhất lịch sử nhân loại.

    Tuy nhiên, nói về chiến tranh Liberia mà bỏ qua chiến tranh Sierra Leone là một điều không thể chấp nhận.

    Giống như ông chủ Gaddafi của mình, sau khi làm cách mạng thành công ở quê nhà, Taylor cũng có nhu cầu ‘xuất khẩu’ nó. Mục tiêu mà Taylor nhắm đến là láng giềng Sierra Leone, quốc gia nhỏ bé 7 triệu dân nhưng có mỏ kim cương lớn hàng 3 châu Phi.

    Để xuất khẩu cách mạng, Taylor giúp quân nổi dậy Sierra Leone thành lập ”Mặt trận thống nhất cách mạng” – RUF do Foday Sankoh, một tay đồ tể khát máu (theo nghĩa đen – vì hay uống máu) đứng đầu. RUF đã gây ra cuộc nội chiến ở Sierra Leone với sự hỗ trợ cả về nhân lực lẫn súng đạn của Liberia, đổi lại giao nộp kim cương khai thác từ các mỏ giàu có của Sierra Leone cho Taylor.

    Nói đến đây các bạn mê phim đoán ra gì chưa à? Là phim ”Kim Cương Máu” của Leonardo DiCaprio đây. Bộ phim này đã đồng thời sinh ra một định nghĩa mới cho những tài nguyên bị khai thác bởi nô lệ cưỡng bức trong các cuộc chiến tranh trên thế giới, gọi chung là “kim cương máu”.

    Cuộc nội chiến Sierra Leone làm 50.000 người chết, nhưng có đến 2,5 triệu người (chiếm 1/3 dân số) phải đi tị nạn. Vậy nhưng sau cùng, Sierra Leone đã thoát khỏi thảm họa, nhờ sự can thiệp của người Anh. 17.000 lính Quân đội Hoàng gia Anh cùng quân đội của một liên minh các nước Tây Phi là thuộc địa cũ của Anh đã can thiệp để ngăn quân nổi dậy RUF chiến thắng. Gọi là liên minh nhưng thực ra 90% lính là của Nigeria, các nước khác không đáng kể. Chênh lệch quá lớn về khả năng chiến đấu nên cơ bản đến năm 2002 quân Anh đã đánh bại quân nổi dậy RUF. Nội chiến Sierra Leone chấm dứt.

    Hai cuộc chiến ở Liberia và Sierra Leone, được miêu tả là cuộc chiến tàn khốc có một không hai của thế giới thế kỉ 20-21. Và đó không phải nói suông. Thực sự có những điều người ta chưa tìm thấy ở cuộc chiến nào khác.

    Nạn chặt tay trong chiến tranh ở Liberia và Sierra Leone thực sự không còn ở mức có thể chấp nhận được nữa. Quân của Taylor sử dụng chặt tay làm đòn trả thù đe dọa đối phương. Đồng thời trong các hầm mỏ lao động cưỡng bức, người ta cũng sẵn sàng chặt tay những lao động, kể cả trẻ em. Con số khủng khiếp được LHQ đưa ra: 11% dân số Liberia và Sierra Leone bị chặt tay, 3% bị chặt cả 2 tay. Điều đó có nghĩa là, nếu Taylor ở Việt Nam, 10 triệu người sẽ mất tay. Cho đến nay, hình ảnh những người dân với cánh tay bị mất vẫn là một hình ảnh của Liberia và Sierra Leone, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

    Các nạn nhân bị chặt 2 tay trở thành biểu tượng ghê sợ của cuộc chiến này. Rất nhiều người bị chặt tay đã ra làm chứng trước tòa về tội ác của Charles Taylor. Một nhóm các nạn nhân, bị chặt cả tay chân đã đi từ Bordeaux (Pháp) đến La Hay (Hà Lan) để làm chứng chống lại Taylor, trong một nỗ lực hướng sự chú ý của thế giới đến những người bị mất khả năng lao động vì cuộc chiến Sierra Leone, ước tính chiếm đến 25% dân số.

    Nạn ăn thịt người cũng rất phổ biến trong thời kỳ này. Về chuyện này, câu chuyện nổi tiếng nhất là về Joshua Milton Blahyi, biệt danh General Butt Naked (tướng mông trần), một lãnh chúa tàn bạo nổi tiếng thích ăn thịt và tim trẻ con ở Liberia. Chính ông đã thừa nhận đã giết ít nhất 20.000 người, và mỗi lần như thế sẽ ăn tim 1 đứa trẻ. Tuy nhiên, sau chiến tranh ông lại trở thành nhà truyền giáo, đi khắp đất nước nhằm xoa dịu nỗi đau của người dân Liberia.

    Khi quân nổi dậy chiếm thủ đô Monrovia năm 2003, cảnh tượng kinh hoàng diênz ra khi trẻ con đã giết các tướng của Taylor và moi tim ăn để trả thù.

    Foday Sankoh, thủ lĩnh RUF của Sierra Leone, cũng nổi tiếng là kẻ thích uống máu.

    Và đặc biệt, đây là cuộc chiến đầu tiên mà nạn lính trẻ em được ghi nhận rộng rãi. Ước tính có đến 70% lính của Taylor là trẻ em dưới 18 tuổi. Từ đây, quốc tế đã bắt đầu thống kê về việc sử dụng lính trẻ em trong xung đột. Trong lần thống kê đầu tiên, Myanmar đứng đầu bảng.

    Sử dụng lính trẻ em đã trở thành cáo buộc chống lại Taylor tại tòa, lần đầu tiên một tội danh như thế giành cho lãnh đạo một quốc gia.

    Đây cũng là lần đầu tiên ở châu Phi, người ta quay trực tiếp một cảnh hành quyết lãnh đạo. Phiến quân của Prince Johnson đã quay video trực tiếp cảnh tra tấn và sau đó giết hại tổng thống Samuel Doe. Như một sự trả giá, người thứ 2 bị giết theo kiểu này, chính là Muammar Gaddafi năm 2011.

    Ban đầu quân Anh đã định can thiệp để lật đổ Taylor. Tuy nhiên, Liberia không phải thuộc địa cũ của Anh, nên về nguyên tắc Anh không có quyền. Dù vậy, đến năm 2003, người dân Liberia cũng không chịu nổi Taylor, và đã nổi dậy lật đổ ông. Đây gọi là Nội chiến Liberia lần 2.

    Taylor bị lật đổ, nhưng chạy đến Nigeria. Tại đây, y được hưởng một cuộc sống xa xỉ so với những tội ác đã gây ra tại đất nước mình trong một biệt thự ven biển, xe hơi hạng sang với biển ngoại giao. Tới năm 2006, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, chính quyền Nigeria đã buộc phải dẫn độ Taylor về Liberia và sau đó là tới La Hay để xét xử.

    Nhưng đáng cười ở chỗ, Taylor không bị kết án vì tội ác ở Liberia mà lại bị kết án cho tội ác ở Sierra Leone. Điều này là do trước khi trao quyền lực để đi trốn, Taylor đã thỏa thuận chính quyền mới của Liberia là sẽ không tố cáo ông trước tòa. Nhưng chạy trời không khỏi nắng, Charles Taylor có lẽ “quên” nói chuyện với lãnh đạo Sierra Leone. Thế là người Sierra Leone kiện Taylor ra tòa.

    Lẽ ra với những tội ác ghê tởm: giết người, cưỡng hiếp, bắt lính trẻ em, cưỡng bức lao động, ăn thịt người, chặt tay,… Taylor phải bị tử hình. Nhưng cuối cùng y chỉ bị kết án 50 năm, nhờ nỗ lực bào chữa không mệt mỏi của luật sư người Anh Courtenay Griffiths.

    Luật sư Courtenay Griffiths nói với các vị thẩm phán tại tòa án quốc tế La Haye rằng vụ án này có động cơ chính trị, và nói đây là một ‘vụ án chủ nghĩa thực dân mới của thế kỷ 21’. Luật sư Griffiths cũng chất vấn vì sao Tòa Án đặc biệt cho Sierra Leone không kết tội lãnh tụ Libya Muammar Gaddafi.

    “Di sản” của Charles Taylor để lại, là một khoản nợ khổng lồ cùng một đất nước tan hoang mà trước kia không ai có thể hình dung ra.

    --

    Đăng Phạm/ ncls group
    https://nghiencuulichsu.com/2019/08/28/charles-taylor-va-cuoc-chien-liberia/
    convitbuoc thích bài này.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chế độ độc tài Idi Amin và Chiến tranh Uganda –Tanzania 1979

    [​IMG]
    Muammar Gaddafi và Idi Amin Dada thăm quân đội Uganda


    Chiến tranh Uganda – Tanzania hay Chiến tranh Kagera (Uganda gọi là chiến tranh Giải phóng Kagera) là cuộc chiến giữa Uganda và Tanzania năm 1978-1979, khởi đầu bằng việc quân đội Uganda của tổng thống Idi Amin xâm lược Tanzania tháng 10 năm 1978 với tuyên bố ”giải phóng” đất nước này. Lực lượng của Idi Amin được hỗ trợ đắc lực bởi hàng ngàn binh sĩ được gửi bởi Libya và lính đánh thuê Palestine. Tuy nhiên, kết cục không những không giải phóng được Tanzania, Amin còn bị quân Tanzania đánh đến tận thủ đô Kampala, đồng thời chấm dứt luôn vương triều của ông đã xây dựng, được miêu tả là tàn bạo nhất châu Phi thời điểm đó.

    Trước năm 1966, Uganda do thủ tướng Milton Obote lãnh đạo. Đất nước này có hơn 100.000 người gốc Ấn Độ, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Uganda.

    Idi Amin, thống lĩnh quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền kiểm soát đất nước châu Phi này vào năm 1971. Là một bạo chúa và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ông đã đưa ra một chương trình diệt chủng để thanh tẩy Uganda khỏi các nhóm sắc tộc Lango và Acholi của đất nước. Năm 1972, ông ra lệnh cho mọi người châu Á chưa có quốc tịch Uganda phải rời khỏi đất nước này, và khoảng 60.000 người Ấn Độ và Pakistan đã phải bỏ chạy. Nhóm dân châu Á này là một phần quan trọng của lực lượng lao động, và nền kinh tế Uganda đã hoàn toàn sụp đổ sau khi họ rời đi.

    Trong 8 năm cầm quyền từ 1971 đến 1979, Amin đã tàn sát rất nhiều người, không chỉ những kẻ đối lập mà cả những người vô tội không tán thành chính sách độc đoán của ông ta. Các tài liệu nói hơn 500.000 người đã bị giết hại dưới chế độ của Amin. Không có gì ngạc nhiên khi Amin công khai thần phục trùm phát xít Hitler, coi như là thần tượng của ông ta bởi vì có nhiều người Uganda nói đã chứng kiến Amin ném xác người cho cá sấu ăn thịt. Thậm chí có nhân chứng còn tố cáo ông xẻ xác một trong 4 bà vợ của mình và đã có lần “nếm thử” thịt người! Năm 1977, Ủy ban Tư pháp Quốc tế đã kết tội Amin phạm tội ác chống loài người vì năm 1972 ông ta đã đày ải rồi trục xuất người châu Á là con cháu người nhập cư Ấn Độ từ thời thuộc địa của Anh. Với chính sách đẫm máu của mình, Amin biến Uganda thành quốc gia trẻ thứ 2 trên thế giới với 70% dân số dưới 30 tuổi

    Amin công khai thần tượng Hitler và cũng vì thế tuyên bố thù địch với người Do Thái. Như một tất yếu, Amin ủng hộ các tay súng quân giải phóng Palestine (PLO), cho các tay súng PLO lưu vong trên lãnh thổ mình. Vì vậy, Uganda dưới thời Amin là nước có đông quân Palestine thứ 3 sau Liban và Libya. Cũng vì điều này, Amin được sự ủng hộ rất lớn từ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Gaddafi đã giúp đỡ Amin rất nhiều về tài chính cũng như quân sự, trong đó có gửi quân trực tiếp đến Uganda để giúp nước này tấn công Tanzania năm 1978. Tuy nhiên, như nhiều người nhận xét, sự tàn bạo của Amin thì Gaddafi không thể có nổi! Idi Amin Dada bị coi là tên hung thần khát máu nhất trong lịch sử Châu Phi giai đoạn hậu thuộc địa, với số người Uganda bị giết bằng trong 8 năm cầm quyền của ông bằng với số người chết trong 1 thế kỉ trước bởi chủ nghĩa thực dân Anh.

    Mối quan hệ giữa Tanzania và Uganda đã bị căng thẳng trong nhiều năm trước khi chiến tranh bắt đầu. Sau khi Amin nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1971, lãnh đạo Tanzania ****** Nyerere đã cho tổng thống bị lật đổ của Uganda, Milton Obote tị nạn ở nước mình. Một năm sau, một cuộc nổi dậy đã được tiến hành ở Uganda nhưng bị đàn áp đẫm máu. Các tài liệu đã cho rằng có đến 100.000 đã chết trong cuộc đàn áp, cùng với hàng trăm nghìn người khác phải chạy trốn sang Tanzania. Trong số này, có cả những binh sĩ không chịu nổi sự tàn bạo của Amin đã đào ngũ sang Tanzania, thành lập Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda (UNLA). Mối quan hệ giữa Uganda và Tanzania nhanh chóng đạt đến mức thấp nhất mọi thời đại.

    Fact: ****** Kambarage Nyerere là một nhà hoạt động chống thực dân, chính khách, và nhà lý luận chính trị Tanzania. Ông là Thủ tướng Tanganyika từ năm 1961 đến 1963 rồi trở thành Tổng thống từ năm 1963 đến 1964, sau đó, ông dẫn dắt nhà nhà nước hậu thân Tanzania với vai trò tổng thống từ năm 1964 tới 1985. Ông là một thành viên sáng lập đảng Liên minh Quốc gia châu Phi Tanganyika (TANU) và sau đó là thành viên của đảng Chama Cha Mapinduzi. Về tư tưởng là một người theo chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa xã hội, ông đã xây dựng và lan truyền một hệ tư tưởng tên Ujamaa. Tanzania là thành viên của khối XHCN đến năm 1985

    Tháng 10 năm 1978, khi những sức ép trong nước tăng lên, Amin đã chỉ đạo mở một cuộc xâm lược Tanzania để chuyển hướng các áp lực từ trong nước lên mối đe dọa mà Amin tự nghĩ ra từ nước láng giềng. Nhưng trước khi khai chiến, Amin đã cho xử bắn 5 tướng quân đội có tư tưởng thận trọng, đã ngăn cản ông gây chiến. Ban đầu Amin tuyên bố chỉ tiến vào Tanzania để dẹp các căn cứ của quân nổi loạn lưu vong, nhưng sau đó đã nói với các tướng lĩnh chuẩn bị chiếm và sáp nhập một phần đất đai của Tanzania. Tuy nhiên khi tuyên chiến ngày 30/10, Amin nói sẽ ”giải phóng” toàn bộ Tanzania. Sở dĩ Amin tự tin như vậy, nhiều người cho là có sự ủng hộ rất lớn của Libya và Palestine. Trước lúc tấn công, quân đội Uganda có 70.000 quân nhưng có đến 200.000 lực lượng dân quân bán vũ trang, cùng với đó là 3000 quân Libya và hàng nghìn tay súng PLO Palestine. Bên cạnh đó, mặc dù Liên Xô không chấp nhận viện trợ vũ khí cho Amin, Uganda vẫn được Libya viện trợ cho vũ khí của Liên Xô trong kho của mình bao gồm trực thăng, xe tăng và tên lửa.

    Tuy nhiên, dù trên danh nghĩa tuyên chiến ngày 30/10, trên tế các đơn vị Uganda đã tiến vào Tanzania trước đó, dưới sự chỉ huy của Juma Ali Oka Rokoni, anh rể của Idi Amin, biệt danh Juma “Butabika” (tiếng Uganda có nghĩa là Juma ”điên”). Ông anh rể này đã ”xuất khẩu” sự tàn bạo của Amin sang đất Tanzania bằng cách đốt phá, giết người, hãm hiếp cả quân kháng chiến Uganda lẫn người dân Tanzania. Quân đội của Butabika sau đó chiếm toàn bộ tỉnh Kagera cực tây bắc của Tanzania giáp hồ Victoria. Quân đội Tanzania phải cho phá hủy cầu Kyaka Bridge lớn nhất đất nước để ngăn quân Uganda. Quân đội Uganda ăn mừng bằng cướp bóc, cưỡng hiếp và giết người trong khu vực bị chiếm đóng. Trong khi đó, tại thủ đô Kampala Amin tuyên bố với quốc tế sáp nhập tỉnh Kagera vào Uganda.

    Trong tình cảnh đó, tháng 12 năm 1978, tại Dar es Salaam (thủ đô cũ của Tanzania, thủ đô mới là Dodoma), tổng thống Nyerere của Tanzania kêu gọi tổng động viên toàn quốc. Trong một vài tuần, quân đội Tanzania đã được mở rộng từ dưới 40.000 quân lên 100.000 người bao gồm các thành viên của cảnh sát, các nhà tù, và dân quân. Nyerere cũng tuyên bố ủng hộ lớn nhất cho quân kháng chiến Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda, do các tướng Tito Okello, David Oyite Ojok, Yoweri Museveni, Akena p’Ojok, William Omaria và Ateker Ejalu chỉ huy. Cùng với đó, lãnh đạo Cộng hòa Mozambique Samora Machel cũng tuyên bố ủng hộ Tanzania và gửi tiểu đoàn ưu tú nhất của quân đội Mozambique đến giúp Tanzania.

    Tháng 1 năm 1979, Tanzania phản công, bắt đầu bằng việc các dàn phóng tên lửa của Tanzania phóng hết công suất về phía Uganda. Trận pháo kích hiệu quả không ngờ khi quân Uganda tỏ ra thiếu chuyên nghiệp, không phòng bị nên chịu tổn thất nặng và phải rút lui.

    Lúc này, cuộc chiến lại phải nhờ vào lực lượng Libya. Lực lượng viễn chinh Libya được trang bị các tăng T-54 và T-55, BTR APC, BM-21 Grad MRL, pháo binh, máy bay chiến đấu MiG-21 và một máy bay ném bom Tu-22. Lực lượng Libya ban đầu chỉ là để chủ yếu hoạt động như một lực lượng hỗ trợ cho Quân đội Uganda. Tuy nhiên, ngay sau khi lực lượng đến Uganda thất bại, binh lính Libya đã tự chiến đấu chống lại người Tanzania trên tuyến đầu. Trong khi người Libya đang chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ đồng minh của họ, nhiều đơn vị của quân đội Uganda đã sử dụng xe tải chở những tài sản mới cướp từ Tanzania về nước một cách hèn nhát.

    Từ ngày 10-12 tháng 3, Trận Lukaya – trận chiến quyết định ở mặt trận Tanzania – xảy ra giữa Quân đội Tanzania và Quân đội Libya cùng với một số đơn vị Quân đội Uganda. Trận chiến bắt đầu khi một cuộc tấn công theo kế hoạch của một đội lữ đoàn Libya với 15 chiếc T-55, hàng chục APC, và BM-21 MRL, nhằm đến Masaka, chạm trán với lực lượng Tanzania tại Lukaya vào ngày 10 tháng 3. Dù quân Libya dành chiến thắng ban đầu, một cuộc phản công của Tanzania vào đêm 11 tháng 3 từ hai hướng, của Lữ đoàn 201 từ phía nam và Lữ đoàn 208 từ phía tây bắc, thành công. Tổng cộng 200 quân Libya bị tiêu diệt, cộng thêm 200 lính đồng minh Uganda. Quân Tanzania thu toàn bộ trang bị, bắt tù binh trong đó có cả vị tướng chỉ huy quân Libya.

    Trận chiến ở Lukaya đã loại bỏ hoàn toàn quân Libya, đồng thời triệt tiêu tinh thần của quân Uganda. Quân Tanzania và quân kháng chiến Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến rất nhanh về phía Tây và tiến vào thủ đô Kampala ngày 11/4/1979. Hai ngày sau, thủ đô được giải phóng, Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô. Nhưng người anh rể Juma Butabika, đã ở lại chiến đấu và bị người dân bắt lại, sau đó bị thiêu chết trong sự phẫn nỗ tột cùng của người dân Uganda.

    Quân đội Tanzania sau đó truy kích quân của Amin đến tận ngày 3 tháng 6 sau khi đã đuổi đến tận biên giới Sudan. Quân đội Tanzania vẫn ở Uganda để duy trì hòa bình cho đến cuộc bầu ở nước này diễn ra vài tháng sau đó. Tuy nhiên, sau khi quân Tanzania rút đi, Uganda lại rơi vào nội chiến do tàn dư của chế độ Amin vẫn tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1996, khiến tiếp 300.000 người thiệt mạng. Như vậy trong 25 năm, Uganda mất 800.000 người.

    Về phần Amin , hắn phải trả giá bằng việc chạy trốn sang Libya. Tuy nhiên ở đây, dù được lãnh đạo Gaddafi che trở, hắn vẫn bị người dân Libya phản đối dữ dội và đòi trục xuất do lúc này Amin đã là tên tội phạm quân sự khét tiếng thế giới. Đến năm 1980, Libya phải trục xuất Amin. Hắn phải chạy đến Iraq, rồi cuối cùng phải xin sống ẩn dật tại thành phố Jeddah, bên bờ Biển Đỏ của Ả Rập Saudi. Amin chết ngày 16-8 vì bệnh tim mạch và suy thận ở tuổi 78. Gia đình Amin đã xin Chính phủ Uganda cho đưa xác ông ta về chôn cất ở quê nhà. Có tin nói Tổng thống Uganda Yoweri Museveni đã đồng ý nhưng cấm làm rùm beng như đám tang các quan chức cao cấp. John Nagenda, cố vấn của Tổng thống Uganda, nói vì lòng nhân đạo nên cho phép Amin được chôn cất ở quê nhà nhưng nhân dân Uganda không bao giờ quên được những tội ác tày trời của ông ta.

    --

    Long Vũ / ncls group

    https://nghiencuulichsu.com/2019/08/28/che-do-doc-tai-idi-amin-va-chien-tranh-uganda-tanzania-1979/
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Từ Rhosesia đến Zimbabwe – Hành trình phá hủy một đất nước

    [​IMG]


    Zimbabwe, có lẽ không xa lạ với chúng ta nữa. Chắc hẳn ai cũng có lần nghe đến đất nước này thông qua đồng tiền của họ với các thành tích bá đạo như: tờ tiền 100.000.000.000.000 (một trăm nghìn tỉ), lạm phát 500.000.000.000% (năm trăm tỷ phần trăm), 100.000.000.000 (một trăm tỷ) = 1 ổ bánh mì, người dân mang bao tải tiền đi chợ, không sợ mất tiền mà sợ mất bao,…vv

    Đó là hiện tại, vậy còn quá khứ của đất nước này?

    Vùng đất ứng với Zimbabwe ngày nay, có lịch sử rất lâu và phức tạp. Trong phần lớn lịch sử đời đầu, người Shona thống trị đất nước. Đến thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha xâm chiếm vùng đất khiến các vương quốc người Shona sụp đổ. Dù vậy, người Rozwi đã đuổi được người Bồ Đào Nha khỏi lãnh thổ.

    Nhưng rồi, cả người Rozwi lẫn người Shona sau cùng đều bị chinh phục. Người chinh phục họ lại là những người bị chinh phục. Năm 1834, người Ndebele bị đế quốc Zulu hùng mạnh đánh đuổi khỏi Nam Phi. Người Ndebele chạy lên phía Bắc, và đánh bại cả người Shona lẫn Rozwi, buộc họ phải cống nộp và phải di cư đến những vùng đất xa, bỏ lại đất đai cho người Ndebele.

    Tóm lại là gì? Là lịch sử để lại ở Zimbabwe hàng chục nhóm sắc tộc lớn nhỏ, với 16 ngôn ngữ lớn được nói trên lãnh thổ. Đến thế kỉ 19, người Anh mới có mặt ở vùng đất này, và xâm lấn đất đai của dân bản địa. Cả người Shona lẫn Ndebele đều nổi dậy chống người Anh, gọi là cuộc ”Chimurenga lần thứ nhất” (chimurenga trong tiếng Shona nghĩa là ”cách mạng”). Nhưng họ không chống lại được súng đạn của người Anh. Kết quả là người Anh chiếm được vùng đất rộng lớn tương đương với 2 nước Zambia và Zimbabwe ngày nay.

    Người chinh phục vùng đất này là nhà khai mỏ Cecil Rhodes thuộc Công ty Đông Ấn Nam Phi. Để ghi danh Rhodes, vùng đất mới được đặt tên là Rhodesia. Trong đó, tương ứng với Zambia là Bắc Rhodesia, còn ZImbabwe tương ứng với Nam Rhodesia. Năm 1953, người Anh sáp nhập Rhodesia với vùng Nyasaland (tức Malawi ngày nay). Điều này làm những người dân tộc chủ nghĩa ở Nyasaland tức giận, phản đối và làm tan rã liên bang năm 1963, chia làm 3 thuộc địa riêng biệt: Bắc Rhodesia (đổi tên thành Zambia), Nyasaland (đổi tên thành Malawi) và Nam Rhodesia vẫn giữ tên cũ.

    Trong các nước này, Nam Rhodesia có số lượng người da trắng đông nhất, ước tính đến tận 300.000 người gốc Âu. Với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, chính quyền hầu hết các quốc gia châu Phi gần như rơi toàn bộ vào tay người da đen, mặc dù nhiều quốc gia có số lượng đáng kể người da trắng.

    Việc trao quyền lực vào tay người da đen không chỉ là điều người da đen làm, mà chính quyền Anh cũng mong muốn điều này. Chính phủ Anh cam kết sẽ tạo nên các chính phủ tự do đa sắc tộc ở các quốc gia mà họ trao trả độc lập, đảm bảo người da đen và da trắng đều có quyền lực.Tuy nhiên, lãnh đạo chính quyền thiểu số da trắng của Nam Rhodesia là Thủ tướng Ian Smith không muốn điều này. Ông lo sợ những người da đen không có trình độ nắm quyền sẽ phá hoại đất nước. Vì vậy để tránh khỏi sự sắp đặt của chính quyền Anh, Ian Smith ra Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI), tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh ngày 11 tháng 11 năm 1965. Mục đích của nó là muốn tiếp tục duy trì chính quyền cho người da trắng thiểu số. Sau khi tách ra, Ian Smith đổi tên Nam Rhodesia thành Cộng hòa Rhodesia.

    Chính phủ Anh coi việc làm của Ian Smith là phản loạn, ngay lập tức có biện pháp trừng phạt Rhodesia, tìm cách buộc Ian Smith phải quay về con đường thành lập chính phủ dân chủ đa sắc tộc. Khi vấn đề Rhodesia được đưa ra Liên Hợp Quốc, Anh và phần lớn các nước trong Khối thịnh vượng chung, đã đồng ý kêu gọi Liên Hợp Quốc trừng phạt chính phủ da trắng của Rhodesia, bằng việc cấm nhập khẩu thuốc lá, crôm, đồng, amiăng, đường, thịt và da của Rhodesia. Các nước Xã hội chủ nghĩa, vốn luôn ủng hộ người da đen, tất nhiên cũng phản đối Rhodesia. Chính quyền Rhodesia bị coi là phân biệt chủng tộc, bị cả thế giới chống lại, ngoại trừ đồng minh duy nhất của họ: Nam Phi.

    Vào thời điểm 1965, Rhodesia có một nền kinh tế phát triển cao hơn đại đa số châu Phi, nhờ thừa hưởng hệ thống kinh tế, xã hội theo mô hình của người Anh lâu hơn so với các nước khác. Đất nước có nền nông nghiệp phát triển rất cao, được gọi là ”vựa lúa của châu Phi”. Tất nhiên, vấn đề của đất nước là sự giàu có này tập trung vào tay người da trắng, với dân số chỉ 300.000, trong khi người da đen với 6 triệu dân thì nghèo hơn. Phần lớn các hầm mỏ, đồn điền, máy móc,…và cả quyền lực nhà nước nằm trong tay người da trắng. Sự bất công này ở Rhodesia được đánh giá là hơn cả Nam Phi, quốc gia đang dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid khét tiếng.

    Vậy nên khi Rhodesia tách khỏi Anh nhằm duy trì quyền lực cho người da trắng, người da đen ở Rhodesia đã nổi dậy, bắt đầu cho cuộc chiến tranh gọi là ”Rhodesia Bush War”, mà dẫn đầu bởi các tổ chức cộng sản.

    Về thuật ngữ ”bush war”. ”Bush” có nghĩa là ”bụi cây”, ngoài ra còn là tên Tổng thống Bush của Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Rhodesia, ”bush war” là thuật ngữ để chỉ một cuộc chiến tranh cường độ thấp, thậm chí là rất thấp, được đánh giá là thấp hơn cả chiến tranh du kích thông thường. Đặc điểm của chiến tranh loại này là không có các chiến dịch, trận đánh nào lớn, hầu hết các trận đánh nhỏ ở nông thôn, rừng núi, vậy nên thường kéo dài nhưng thương vong thường rất thấp, ít thiệt hại. Ngoài chiến tranh Rhodesia, các cuộc chiến khác cũng gọi là ”bush war” bao gồm: chiến tranh độc lập Tây Nam Phi (còn gọi là Namibia), chiến tranh Uganda 1981-1986 và Chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi 2004-2007.

    Ngoài ra, đối với người Shona, họ gọi cuộc chiến này là ”Chimurenga thứ hai”, tức là cuộc nổi dậy cách mạng lần thứ 2, sau lần thứ nhất là chống người Anh xâm lược.

    Tham gia cuộc chiến này, phe kháng chiến cộng sản có 2 phe riêng biệt

    -Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe (ZANU), lãnh đạo bởi nhiều người, nhưng nổi tiếng nhất trong đó có ROBERT MUGABE (có ai còn không biết thánh này không?). Đây là tổ chức tự xưng là Marxist, nhưng trong suốt cuộc chiến và cả sau này lại nghiêng về Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Tổ chức của ZANU giống y hệt kiểu Mao: trên cùng là Bộ Chính trị, dưới là Ban Chấp hành Trung ương, và bên cạnh có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh..

    Giúp đỡ nhóm này, bên cạnh Trung Quốc là các nước Bắc Triều Tiên, Libya, Tanzania, Mozambique,…Đặc biệt thân thiết trong số này là Bắc Triều Tiên, nước đã huấn luyện hàng nghìn du kích Rhodesia ở Bình Nhưỡng, lực lượng sau này trở thành Lữ đoàn 5 của Mugabe, khét tiếng tàn bạo.

    Vì lý do đó, trong chiến tranh ZANU hoạt động chủ yếu ở phía Đông, giáp biên giới Mozambique, nơi nhà lãnh đạo cộng sản Mozambique Machel Samora cung cấp căn cứ và vũ khí cho họ. Đổi lại, ZANU cũng đã chiến đấu bên cạnh những người cộng sản Mozambique trong chiến tranh độc lập khỏi Bồ Đào Nha, và nội chiến Mozambique sau đó. Viện trợ của Trung Quốc, Tanzania, Libya,..được chuyển cho ZANU các cảng của Mozambique.

    Và một điểm đáng chú ý, thành phần ZANU chủ yếu là dân tộc Shona

    -Liên minh Nhân dân Châu Phi Zimbabwe (ZAPU) thì lại là tổ chức cộng sản thân Liên Xô. lãnh đạo bởi Joshua Nkomo, là một người Kalanga. Thành phần nhóm bao gồm dân tộc Ndebele (nhưng lãnh đạo lại là người Katanga) đối nghịch với người Shona của Mugabe, vì vậy sau này đã dẫn đến cuộc diệt chủng khiến 20.000 người thiệt mạng khi Mugabe tàn sát thanh trừng nhóm ZAPU.

    Ủng hộ nhóm này là Liên Xô, Cuba, Đông Đức, Zambia, Angola,…Mặc dù vậy, viện trợ cho nhóm này không được mạnh mẽ như ZANU của Mugabe. ZAPU hoạt động chủ yếu ở phía Tây, nơi gần với Angola và Namibia, những nơi quân đội Cuba đang chiến đấu bên cạnh những người cộng sản ở đất nước họ. Vì lúc đó cả Angola và Namibia đều đang trong chiến tranh, nên sự giúp đỡ của Liên Xô và Cuba phải tập trung vào 2 nước này, không giúp được nhiều cho ZAPU.

    Đối đầu với các nhóm cộng sản, là quân đội của Rhodesia, được Nam Phi hỗ trợ. Quân đội Rhodesia là những binh sĩ da trắng, rất thiện chiến, bên cạnh không ít người da đen trung thành với chính quyền Rhodesia.

    Vì quân đội Rhodesia thiện chiến hơn nhiều, nên cuộc chiến có thương vong rất chênh lệch, tỷ lệ 1 đổi 12. Cho đến năm 1979, có 1.120 binh sĩ Rhodesia thiệt mạng. Phía bên kia, gần 12.000 du kích cộng sản bị giết, trong đó có vài trăm người Mozambique và Zambia. 7.790 thường dân da đen và 468 thường dân da trắng bị giết hại. Trong cuộc chiến, quân đội da trắng bị cáo buộc giết nhiều dân thường vô tội, cũng như lạm dụng tra tấn. Họ cũng bị cáo buộc thường xuyên dùng máy bay ném bom qua biên giới Mozambique, khiến nhiều dân thường nước này thiệt mạng. Quân đội Rhodesia đổ lỗi cho Mozambique để du kích Zimbabwe xây căn cứ bên đất họ, khiến quân đội Rhodesia phải ném bom phá hủy.

    Dù vậy, đã không có một chiến thắng cuối cùng nào. Dù có thể coi là thắng lợi về chiến thuật, quân Rhodesia đã thua về chiến lược và ngoại giao. Sau khi Mozambique, Angola, Namibia trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, Rhodesia rơi vào thế bị bao vây. Cùng với đó, sức ép của quốc tế lên Rhodesia ngày càng dữ dội, cả về kinh tế và chính trị. Đến năm 1979, trước sức ép quốc tế, thủ tướng Ian Smith phải chấp nhận đàm phán, từ chức để tổ chức bầu cử tự do. Ian Smith biết chắc dân chúng sẽ bầu cho người da đen, cụ thể là Mugabe, một người ông đã đoán trước là ”tham lam, ngu dốt, độc đoán,…”, nói rằng giao đất nước vào tay những kẻ ngu dốt sẽ khiến Rhodesia suy tàn. Vào ngày trước khi bầu cử, Ian Smith không trả lời phỏng vấn mà chỉ nói: ”Tôi sẽ đúng” (I’ll be right!).

    Cuộc bầu cử năm 1980 mang đến thắng lợi cho Mugabe và đảng ZANU. Rhodesia đổi tên thành Zimbabwe, thủ đô Salisbury được đổi thành Harare như ngày nay. Thủ tướng da trắng Ian Smith vẫn ở lại đất nước, sống trong căn hộ ở thủ đô bất chấp Mugabe định gây sức ép buộc ông rời đi

    Tuy nhiên, đổ máu chưa kết thúc!

    Khi chính quyền da trắng sụp đổ, người ta đã mong chờ vào một đất nước Zimbabwe dân chủ, thông qua bầu cử tự do năm 1980, mong rằng sẽ có một chính quyền đa sắc tộc, hòa hợp như người ta đòi Ian Smith thực hiện. Người ta đặt hy vọng vào Mugabe. Rốt cuộc tất cả chỉ là hão huyền.

    Mugabe đã cầm quyền suốt 37 năm sau đó. Sau chiến thắng bầu cử năm 1980, việc đầu tiên Mugabe làm là triệt hạ phe ZAPU, tức phe cộng sản thân Liên Xô.

    Tất nhiên, điều này có một phần lớn do mâu thuẫn sắc tộc. ZANU của Mugabe đa phần là người Shona, những người chủ xa xưa của Zimbabwe. Trong khi đó, ZAPU của Joshua Nkomo là người Ndebele và Katanga, những dân tộc đến từ Nam Phi, mà Mugabe cho là đã ”xâm lược” Zimbabwe.

    Từ năm 1981, xung đột giữa ZANU và ZAPU đã căng thẳng ngày càng rõ nét. Ở một số nơi, quân du kích của ZAPU đã nổi dậy chống Mugabe. Mugabe đã ký một thỏa thuận với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Il Sung vào tháng 10 năm 1980 để đưa quân đội Bắc Triều Tiên đào tạo một lữ đoàn cho quân đội Zimbabwe. Điều này đã sớm xảy ra sau khi Mugabe tuyên bố sự cần thiết của một dân quân để “chống lại những kẻ bất lương”. Lữ đoàn này được đặt tên là Lữ đoàn thứ Năm. Nhiệm vụ của Lữ đoàn 5, là thực hiện một cuộc ”Gukurahundi” nhằm vào người Ndebele.

    ”Gukurahundi”, thuật ngữ trong tiếng Shona là ”cơn mưa rửa trôi những bụi bẩn trước khi mùa xuân đến”. Nhưng trong trường hợp này, nó là một cuộc DIỆT CHỦNG nhằm vào sắc tộc Ndebele.

    Ước tính Lữ đoàn 5 của Mugabe đã sát hại 20.000 người Ndebele từ năm 1983 đến 1987. Thành quả của nó, là đảng ZAPU chịu khuất phục, sáp nhập với đảng ZANU thành Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe – Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF)., tất nhiên do Mugabe đứng đầu. Sau sự kiện này, Liên Xô cắt viện trợ cho Zimbabwe.

    [​IMG]

    Trả thù xong người Ndebele, Mugabe nhằm đến người da trắng.

    Dù trên chính thức, phải đến năm 2000 Zimbabwe mới cải cách ruộng đất., nhưng trên thực tế từ năm 1990 Mugabe đã tiến hành các chiến dịch tái phân phối đất đai. Lần này dưới hình thức ép người da trắng bán đất cho chính phủ với giá rẻ mạt, sau đó chia lại cho người da đen. Nhưng người da đen ít học, canh tác kém, nhanh chóng làm cho mùa vụ thất thu. Khi không thể trồng trọt được nữa, họ lại bán lại đất cho người da trắng lấy tiền. Vậy là cuối cùng quay lại, đất vẫn nằm trong tay người da trắng, còn chính phủ mất tiền.

    Giữa lúc này, Zimbabwe bất ngờ tìm thấy một mỏ tiền: chiến tranh Congo!

    Năm 1997, nhà cách mạng Marxist của Congo, Laurent Kabila, lật đổ được nhà độc tài Mobutu thân phương Tây. Nhưng ngay sau đó, các đồng minh cũ của Congo là Uganda, Rwanda, Burundi phản bội, tấn công Congo để chiếm lãnh thổ và tài nguyên. Để bảo vệ chế độ Kabila, các nước Xã hội chủ nghĩa châu Phi, như Angola, Namibia, Libya (cùng với chư hầu là Chad và Sudan) đã gửi quân đến tham chiến. Zimbabwe cũng không ngoại lệ.

    Nhưng để được bảo vệ, Congo đã chấp nhận để các nước lấy tài nguyên của mình. Trong khi Angola lấy các mỏ dầu lớn nhất Congo, Mugabe đã chọn kim cương phía Nam Congo, nhờ đó đem lại nguồn tiền, mà trên thực tế đi vào túi riêng của ông.

    Ngươc lại, chiến phí hàng tỷ USD cho cuộc chiến Congo, người dân Zimbabwe phải gánh chịu. Nhưng thậm chí họ còn không biết quân đội nước mình đang tham chiến ở Congo. Sự việc chỉ vỡ lở khi tư lệnh quân đội, tướng Constantine Chiwenga bị các bà vợ của nhiều tướng tá yêu cầu điều tra tình trạng chồng của họ đi đánh nhau bên Congo đã mang về nhà vợ thứ nhì hoặc vợ thứ ba.

    Đến năm 2000, nguồn lợi từ Congo đã ít đi, do cuộc chiến đến hồi kết. Trong lúc đó, phương Tây đã bắt đầu cấm vận Zimbabwe. Mugabe một lần nữa nhắm vào người da trắng. Nhưng lần này, là cướp sạch.

    Năm 2000, Zimbabwe ra sắc lệnh tịch thu toàn bộ đất người da trắng, không bồi thường một xu. Những ai chống cự, có thể bị Lữ đoàn 5 ”thực hiện nhiệm vụ”. Một số người da trắng đã bị giết. Sau năm 2000, người da trắng Zimbabwe đã ồ ạt di cư. Từ 300.000 người, dân số da trắng giảm còn 25.000. Phần lớn họ di cư sang Mỹ, Australia, New Zealand,…những đất nước người da trắng được ưu tiên. Nhưng khi những quốc gia đó không nhận nữa, người da trắng Zimbabwe vẫn có nơi để đi. Các quốc gia láng giềng Nam Phi, Angola, Zambia, Mozambique, thậm chí cả Nigeria,…đã mở cửa chào đón người da trắng tị nạn. Và thế là, người da trắng giúp các nước này thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực. Còn Zimbabwe, khủng hoảng lương thực trầm trọng. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe đẩy mạnh in tiền để nhập khẩu hàng hóa. Kết quả là lạm phát tăng vọt, dẫn đến sự nổi tiếng khắp thế giới của đồng tiền Zimbabwe như ngày nay

    Đến năm 2005, Mugabe thực hiện Chiến dịch Murambatsvina, chiến dịch có một không hai trong lịch sử, với nhiệm vụ phá những ngôi nhà ổ chuột. Kết quả biến 600.000 người trở thành vô gia cư, kéo theo 1 triệu người ZImbabwe rời bỏ đất nước sang Nam Phi tị nạn.

    Sang năm 2006, Zimbabwe đạt kỷ lục: tuổi thọ thấp nhất thế giới! Cùng lúc phần trăm người nhiễm HIV cao vào loại nhất thế giới: 14% dân số tuổi 15-49.

    Vào tháng 7 năm 2016, nền kinh tế trong nước sụp đổ dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên toàn quốc. Vào tháng 11 năm 2017, quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Mugabe khỏi quyền lực sau khi Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa bị Mugabe sa thải, đặt Mugabe bị quản thúc tại gia. Mugabe đã chính thức tuyên bố từ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2017, sau 37 năm lãnh đạo đất nước. Vào tháng 12 năm 2017, trang web Zimbabwe News đã đưa ra thống kê cho thấy rằng chính phủ Mugabe đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của ít nhất 3 triệu người Zimbabwe trong 37 năm cai trị.

    [​IMG]

    Sau 37 năm, người Zimbabwe nhìn lại đất nước, và có thể họ sẽ muốn nói với Ian Smith: ”Yes, you were right” (ông đã đúng!)

    Viết thêm về Ian Smith

    Sau khi Mugabe nắm quyền Smith vẫn ở lại Zimbabwe, nơi ông có nông trại không bị tịch thu. Smith vẫn hoạt động chính trị trong các đảng đối lập, phê phán chính sách của Mugabe. Dù ban đầu nhiều người không thích Ian Smith, nhưng càng về sau, khi Mugabe càng phá hoại đất nước, càng nhiều người thấy cảm phục Ian Smith.

    Năm 1997, Ian Smith xuất bản cuốn sách gây chú ý: The Great Betrayal: The Memoirs of Ian Douglas Smith (Sự phản bội vĩ đại: hồi ký Ian Douglas Smith). Trong cuốn sách này, bên cạnh kể lại sự nghiệp của mình, Ian Smith cũng chỉ ra cách mà những chính trị gia Vương quốc Anh đã phản bội và giết chết đất nước Rhodesia, và rằng ”một đất nước có thể bị giết bởi toan tính chính trị, không cần chiến tranh”.

    Ian Smith phải sang Nam Phi chữa bệnh từ năm 2005. 2 năm sau, ông qua đời. Bất chấp sự ngăn cản của chính quyền Mugabe, đám tang của ông ỏ quê nhà vẫn được hàng trăm nghìn người đến dự, và cả ở Nam Phi. Tro cốt của Ian Smith được hồi hương, và rải ở nông trại của ông


    ---
    Đăng Phạm / ncls group
    https://nghiencuulichsu.com/2019/07/25/tu-rhosesia-den-zimbabwe-hanh-trinh-pha-huy-mot-dat-nuoc/
    convitbuoc thích bài này.
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chiến tranh ở Mozambique


    [​IMG]


    *Vấn đề phân chia giai đoạn các quá trình phi thực dân hóa.

    Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, để chỉ quá trình các nước thuộc địa trên khắp thế giới giành độc lập, người ta dùng thuật ngữ: Phi thực dân hóa. Về việc này, cụm từ ”phi thực dân hóa” còn có ý nghĩa rộng hơn, không chỉ là việc giành được độc lập cho một quốc gia, mà còn bao gồm cả việc giải phóng các vấn đề kinh tế, văn hóa, tư tưởng,…của các nước thuộc địa khỏi nước cai trị.

    Có nhiều cách phân chia các giai đoạn Phi thực dân hóa sau Thế chiến 2, tùy theo cách nhận định. Ở đây, xin chọn cách phân chia mà cũng được sử dụng trong sách giáo khoa lịch sử, Theo đó, quá trình phi thực dân hóa chia làm 3 giai đoạn:

    – Giai đoạn 1: tạm gọi là quá trình ”độc lập hàng loạt”, kéo dài từ sau thế chiến 2 đến năm 1964. Trong đó đỉnh cao là năm 1960, được gọi là ”Năm châu Phi” với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Các nước châu Phi giành độc lập trong thời gian này phần lớn qua con đường hòa bình (được trao trả độc lập), hoặc có thể qua chiến tranh (như chiến tranh Pháp-Algeria). Quá trình thứ nhất này đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của các đế quốc gồm Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha ở Bắc và Trung Phi, đem lại độc lập cho đại đa số quốc gia châu lục này. Nhưng đáng chú ý nhất, khu vực Nam Phi nằm ngoài quá trình này. Loạt bài này không nói về giai đoạn 1.

    – Giai đoạn 2: tên gọi chính xác là ”Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha”, chỉ việc 3 nước thuộc địa của Bồ Đào Nha là Angola, Mozambique và Guinea Bissau nổi dậy giành độc lập. Giai đoạn này được tính là từ năm 1964 đến năm 1975. Tuy nhiên, cách chia này có bị coi là chưa chính xác hoàn toàn, vì trong thời gian này có những nước khác không phải thuộc địa của Bồ Đào Nha cũng giành được độc lập, đó là nước Botswana. Nhưng về cơ bản cách chia này vẫn được chấp nhận. Bài viết này về chiến tranh Mozambique, thuộc giai đoạn 2. Còn một bài viết nữa cũng thuộc giai đoạn 2, là về Angola.

    – Giai đoạn 3: là giai đoạn ”xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc”, diễn ra ở 3 nước Rhodesia, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. Giai đoạn này đánh dấu bằng 3 sự kiện: nội chiến Rhodesia, chiến tranh Biên giới Tây Nam Phi và sự sụp đổ của chính quyền Apartheid (đọc là A-pác-thai) ở Cộng hòa Nam Phi. Phần 1 của loạt bài này đã nói về nội chiến Rhodesia, các bạn có thể tìm đọc lại.

    I/ Sơ lược lịch sử tiền độc lập Mozambique

    Lịch sử đất nước Mozambique bắt đầu từ thế kỷ 1, với sự di cư của người Bantu từ Trung Phi xuống. Nhưng từ thế kỷ thứ 10, Mozambique dần rơi vào ảnh hưởng của người Arab Hồi Giáo. Các thương nhân Arab đã đến bờ biển Mozambique buôn bán, cướp bóc sản vật, châu báu và bắt nô lệ da đen. Các bức vẽ cổ cho thấy người Arab đã tiến hành bắt bớ nô lệ tận miền Trung Mozambique, xa hơn nhiều những gì người ta nghĩ. Người Arab giai đoạn này thường liệt đất nước Mozambique vào danh sách gọi là ”Bờ biển Swahili” nổi tiếng lịch sử, nghĩa là dải bờ biển dọc Đông Phi nơi diễn ra các hoạt động thương mại sầm uất, với các thương cảng lớn đã mang lại sự giàu có cho xứ Arab suốt nhiều thế kỷ.

    Từ thế kỷ 15, sau cuộc thám hiểm lịch sử của Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha đã thiết lập ảnh hưởng mới của người châu Âu lên Mozambique. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha đã di cư đến, đưa theo nhiều người gốc Ấn để thiết lập nhiều lãnh thổ trên đất Mozambique, tạo nền tảng cho việc thiết lập thuộc địa. Tuy nhiên quá trình này gián đoạn vào thế kỷ 17, khi Đế quốc Oman từ bán đảo Arab trở nên hùng mạnh và tiến hành chinh phục bờ biển châu Phi. Người Oman đã đánh bại người Bồ Đào Nha, phá hủy các pháo đài, cảng biển do người châu Âu thiết lập đến tận miền Bắc Mozambique. Người Bồ Đào Nha phải lui về giữ miền trung Mozambique. Trong quá trình chinh phục này, người Oman đã tiến hành Hồi giáo hóa mạnh mẽ các khu vực, mà kết quả là tạo nên cộng đồng Hồi giáo ở miền Bắc Mozambique. Cộng đồng Hồi giáo ở Bắc Mozambique này được coi là vùng xa nhất mà Thế giới Hồi giáo vươn tới về phía Nam, cũng là cộng đồng duy nhất ở miền Nam châu Phi theo Hồi giáo.

    Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, đế quốc Oman đã suy yếu do sự chèn ép của các đế quốc thực dân phương Tây đang mạnh lên. Kết quả là người Bồ Đào Nha đã thu hồi lại các vùng đất bị mất. Đến khi các cường quốc hoàn thành chia sẻ châu Phi, người Bồ Đào Nha đã thiết lập cho mình các thuộc địa châu Phi gồm Mozambique, Angola, Guinea Bissau và một số đảo. Trong số này, Mozambique là thuộc địa lớn thứ 2, hơn 800.000 cây số vuông. Cả diện tích, dân số và giàu có đều thua thuộc địa lớn nhất là Angola.

    Dưới thời thuộc địa, Mozambique cũng như các nước khác, mang quy chế là tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha thay vì thuộc địa. Điều này mang lại sự tự do và công bằng có phần lớn hơn cho người dân Mozambique. Mozambique có đại diện gốc Phi, được tham gia vào quốc hội Bồ Đào Nha tại Lisbon.

    Tuy nhiên, sự bóc lột và phân biệt đối xử với người da đen vẫn tồn tại. Mặc khác, nền kinh tế Mozambique do nhiều lý do vẫn kém phát triển hơn nhiều so với thuộc địa Angola bất chấp nỗ lực đầu tư của Bồ Đào Nha. Sản xuất chính của Mozambique là nông nghiệp với gạo, dừa, trà, bông,…sử dụng các đồn điền với lao động da đen rẻ mạt. Các ngành công nghiệp tương đối kém phát triển. Mãi đến tận những năm 1970s, người Bồ Đào Nha mới xây con đập lớn đầu tiên ở Mozambique.

    Do giáo dục không được quan tâm, đại đa số dân cư bản địa Mozambique mù chữ. Đến năm 1960 mới có trường đại học đầu tiên của Mozambique được xây.

    Tổng kết lại, đến những năm 70s, Mozambique vẫn là một quốc gia thuộc địa tương đối nghèo và lạc hậu. Các yếu tố kinh tế, chính trị này dẫn đến sự xung đột ngày càng tăng với chính quyền cai trị Bồ Đào Nha. Với sự ảnh hưởng của làn sóng độc lập ở các quốc gia xung quanh, chiến tranh giành độc lập của Mozambique đã bùng nổ.

    II/ Chiến tranh độc lập Mozambique (1964-1975)

    1/ Tình hình thuộc địa Mozambique và các nước xung quanh năm 1964 – Sự nổi lên của FRELIMO

    Vào những năm 1960s, Mozambique cơ bản vẫn là một thuộc địa nghèo, lạc hậu trong đế quốc Bồ Đào Nha. Tài sản tập trung vào tay dân số da trắng khoảng 250.000 người, chiếm 3% dân số. Các thành phố thường không có chỗ cho người da đen. Phần lớn 5 triệu dân số da đen bản địa sống ở nông thôn, nơi cuộc sống nghèo khó và đại đa số mù chữ. Dù dân số 5 triệu người, chưa tới 7.000 người da đen có quyền bầu cử.

    Dù danh nghĩa là tỉnh tự trị, có nhiều tự do hơn so với quy chế thuộc địa, nhưng trên thực tế dưới chế độ độc tài thân phát xít ”Estado Novo” (đệ nhị Cộng hòa) ở Bồ Đào Nha, người dân bản xứ cũng không quá tự do, khi mà chính người dân Bồ Đào Nha trong nước cũng đang sống dưới chế độ hà khắc.

    Còn về chính trị, những năm 60s làn sóng giành độc lập đã quét qua châu Phi. Phần lớn các nước Bắc và Trung Phi đã độc lập, và đã ngả theo các phe khác nhau trong chiến tranh Lạnh. Đối với Mozambique, các nước xung quanh chuyển biến theo các hướng:

    -Tanganyika độc lập năm 1961, trở thành nước Xã hội chủ nghĩa.

    -Zanzibar độc lập năm 1963, trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, sau đó sáp nhập với Tanganyika thành Tanzania ngày nay.

    -Malawi độc lập năm 1964, thân phương Tây.

    -Bắc Rhodesia độc lập năm 1964, thân Liên Xô.

    -Nam Rhodesia độc lập năm 1964, thân phương Tây.

    -Cộng hòa Nam Phi: vốn đã độc lập từ 1931, thân phương Tây.

    Dù ngả theo phe nào, thì rõ ràng sự độc lập của các nước láng giềng cũng đã thôi thúc một ý nghĩ nổi dậy giành độc lập của người dân Mozambique, chưa quan trọng theo hướng nào. Từ những năm 60s, nhiều tổ chức chính trị độc lập của người Mozambique đã ra đời. Nổi lên đầu tiên trong số này là tổ chức ”Mặt trận giải phóng Mozambique” viết tắt là FRELIMO.

    Trước đó rất lâu, từ những năm 1920s. nhiều nhà trí thức, bác học gốc Phi của Mozambique đã bị trục xuất ra nước ngoài, do bị coi là mối đe dọa với chính quyền Bồ Đào Nha. Giới tinh hoa gốc Phi của Mozambique phải lưu vong sang nước ngoài. Sự chảy máu chất xám này là một trong những nguyên nhân khiến Mozambique nghèo đói.

    Nhiều người trong số trí thức này chọn đến láng giềng Tanzania ở phía Bắc. Không ít trong số họ chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Marx, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũng như của tổng thống Nyerere của Tanzania. Vào năm 1962, tại thành phố Dar es Salaam của Tanzania, một nhóm trí thức Xã hội chủ nghĩa do nhà giáo nhân chủng học Eduardo Mondlane tập hợp đã thành lập nên tổ chức ”Mặt trận giải phóng Mozambique”, gọi tắt là FRELIMO. Lưu ý: thành phố Dar es Salaam là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất của Tanzania và thường bị nhầm là thủ đô. Nhưng thực tế không phải, Tanzania đã dời thủ đô về Dodoma, do Dar es Salaam ”mang yếu tố Arab ngoại lai”. Tuy vậy, Dar es Salaam có vẻ như vẫn là trung tâm của đất nước.

    Năm 1969, chủ tịch Eduardo Mondlane bị ám sát. Người thay ông là Samora Machel, người đã liên hệ sâu rộng với Liên Xô và khối XHCN. Dưới nỗ lực của Samora Machel, Liên Xô đã quyết định hỗ trợ cho FRELIMO đấu tranh chống Bồ Đào Nha. Các hỗ trợ cho FRELIMO bao gồm vũ khí và cố vấn. Đến năm 1972, Liên Xô đã viện trợ cả pháo 122mm cho FRELIMO. Bên cạnh đó là sự có mặt của 1600 cố vấn Liên Xô, Cuba, Đông Đức ở Tanzania, cố vấn và huấn luyện cho du kích FRELIMO. Tuy vậy, nếu nhìn sang Angola, nơi quân Liên Xô và Cuba trực tiếp tham chiến, có thể thấy FRELIMO đã giới hạn sự giúp đỡ của quân Liên Xô, không cho quân nước ngoài vào lãnh thổ của mình.

    Về sau, có một nhóm nhỏ 230 người Cuba đã sang Mozambique chiến đấu. Nhóm người này là tàn quân đã chiến đấu ở Congo cùng Che Guevara năm 1965. Cùng với đó, nhiều nước cánh tả châu Phi như Somali, Libya, Congo (ở đây là CH Congo, không phải CHDC Congo- Zaire), Guinea, Algeria, Ai Cập,..cũng ủng hộ FRELIMO.

    2/ Diễn biến Chiến tranh độc lập Mozambique (1964-1975)

    Cuộc đấu tranh chính nghĩa của FRELIMO được nhiều nước, kể cả LHQ ủng hộ. Nhưng lực lượng của họ vẫn khá yếu so với Bồ Đào Nha. Năm 1964, có 7.000 du kích FRELIMO. Trong khi đó, quân Bồ Đào Nha đã tăng đồn trú lên 24.000 quân. Từ năm 1964, một số cuộc nổi dậy nhỏ đã được thực hiện nhưng không thu lại kết quả gì. Bồ Đào Nha đàn áp và tăng cường kiểm soát vùng nông thôn. Du kích FRELIMO phải lùi sâu sang đất Tanzania.

    Nhưng từ năm 1965, FRELIMO đã áp dụng chiến thuật du kích ngày càng hiệu quả. Các thắng lợi tuy nhỏ của họ xuất hiện nhiều hơn, Họ chiếm được 20% lãnh thổ và 1/7 dân số. Trong khi đó, dù tăng cường kiểm soát dân cư nhưng những người lính Bồ Đào Nha rõ ràng không được ủng hộ. Các chiến dịch truy quét của quân Bồ Đào Nha thường tốn kém và không thu được kết quả do du kích được dân chúng che chở và có thể dễ dàng chạy qua biên giới Tanzania.

    Đến lúc này, FRELIMO còn thu được một thắng lợi chính trị rất lớn, khi họ được Liên Hợp Quốc công nhận và ủng hộ.

    Cho đến lúc đó, người Bồ Đào Nha mới nhận thấy hậu quả của hàng trăm năm bóc lột và sự đầu tư thiếu hiệu quả, cũng như sự phân biệt đối xử với người bản xứ. Họ biết rằng việc không đầu tư đúng mức cho đời sống của dân bản xứ đã khiến họ chống lại Bồ Đào Nha. Để sửa chữa sai lầm này, từ cuối những năm 60s, Bồ Đào Nha đề ra ”Chương trình phát triển”, tập trung vào việc xây dựng các công trình lớn phục vụ cuộc sống người dân, nhằm thu được sự ủng hộ của dân bản xứ.

    Thực hiện chương trình, chính quyền Bồ Đào Nha đã đẩy mạnh mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Mozambique, bao gồm hệ thống trường học, bệnh viện, điện, đường sắt, cầu, đập,…Tiêu biểu cho các công trình này là việc xây dựng Đập Cahora Bassa lớn bậc nhất châu Phi thời điểm đó, ngốn một ngân sách khổng lồ nhưng ”đáng giá cho sự ủng hộ” của chính quyền Bồ Đào Nha. Do lo ngại quân du kích phá hoại, quân Bồ Đào Nha gửi 3.000 lính và 1 triệu quả mìn bảo vệ đập. Và kết quả trớ trêu, toàn bộ công sức này sau đó đã rơi vào tay quân FRELIMO.

    Trong thời gian từ năm 1969 trở đi, chiến tranh của FRELIMO chủ yếu tập trung đánh phá các công trình của Bồ Đào Nha phục vụ Chương trình phát triển. Họ 7 lần tấn công đập Cahora Bassa nhưng đều thất bại. Quân du kích cũng thường xuyên đặt mìn, phá hủy các đoàn xe, cầu đường,…Trong khi đó, năm 1970 quân Bồ Đào Nha có tướng chỉ huy mới, tướng Kaúlza de Arriaga, một người cứng rắn hơn và chịu ảnh hưởng từ Hoa Kỳ. Tướng Kaúlza de Arriaga đã tăng cường lực lượng cho quân đồn trú Bồ Đào Nha lên đến con số 50.000 người. Ông cũng lần đầu cho phép thành lập một số đơn vị bản địa nhằm chống du kích. Ông cũng cho tăng số lượng xe tăng, máy bay của Bồ Đào Nha ở Mozambique. Với những nỗ lực đó, tướng Kaúlza de Arriaga hy vọng tiêu diệt hoàn toàn quân du kích trong 3 năm.

    Để hiện thực hóa kế hoạch, năm 1970 quân Bồ Đào Nha tiến hành chiến dịch phản công lớn tên Gordian Knot. 35.000 quân Bồ Đào Nha với các đơn vị tinh nhuệ nhất của nhảy dù, biệt kích, thủy quân lục chiến. Để diệt tận gốc du kích, quân Bồ Đào Nha tấn công qua cả đất Tanzania. Chiến dịch Gordian Knot là nỗ lực quân sự cao nhất của Bồ Đào Nha trong cuộc chiến. Kết thúc chiến dịch, quân Bồ Đào Nha tiêu diệt và bắt sống hơn 2.500 du kích, một con số quá lớn với lực lượng chỉ hơn 8.000 quân của FRELIMO. Họ phá hủy 61 căn cứ và 150 trại du kích, gồm cả trong đất Tanzania, thu hàng trăm tấn đạn dược. Những thiệt hại này đã làm gần như cạn nguồn lực chiến tranh của quân du kích FRELIMO, đảm bảo cho ho ít nhất không thể giành một chiến thắng quân sự trước Bồ Đào Nha.

    Dù rầm rộ tuyên truyền về chiến thắng quân sự to lớn của chiến dịch Gordian Knot, Bồ Đào Nha cũng nhận thức rằng họ đã thất bại về chính trị. Trong chiến dịch, quân Bồ Đào Nha đã thảm sát hàng trăm dân thường. Quá trình tấn công qua đất Tanzania, giết chết dân thường Tanzania của Bồ Đào Nha đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Các nước đa phần phản đối Bồ Đào Nha, ủng hộ quân du kích. Trong khi chiến thắng quân sự quyết định chưa đạt được, thất bại chiến lược và ngoại giao rõ ràng đang đến với Bồ Đào Nha.

    Trong hàng ngũ quân đội Bồ Đào Nha bắt đầu rệu rã. Nguy hiểm ở chỗ, sự rệu rã này lan đến cả trong nước Bồ Đào Nha, nơi quân đội và người dân bắt đầu chán ngán cuộc chiến vô nghĩa. Chính phủ Bồ Đào Nha bắt đầu lo sợ quân đội, cho cảnh sát mật đàn áp các nhân vật bất đồng trong quân đội. Sự đối đầu với cảnh sát mật khiến quân Bồ Đào Nha bỏ bê chiến dịch chống du kích.

    Một lính Bồ Đào Nha ở phát biểu: ”Ở Mozambique chúng tôi nói có ba cuộc chiến: cuộc chiến chống FRELIMO, cuộc chiến giữa quân đội và cảnh sát mật, và cuộc chiến giữa quân đội với chính quyền trung ương”.

    Cuối cùng, sự bất tuân trong quân đội bùng nổ, trở thành Cách mạng Hoa Cẩm chướng ở Bồ Đào Nha năm 1974. Về cuộc cách mạng này, có một bài viết riêng nói về nó, cũng có thể tìm đọc.

    Chính quyền cánh tả nắm quyền ỏ Lisbon không mất chút thời gian nào để chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập lập tức cho các thuộc địa. Cuộc chiến ở Mozambique nghiễm nhiên kết thúc. Mozambique tuyên bố độc lập ngày 25 tháng 6 năm 1975, kỷ niệm 13 năm thành lập FRELIMO.

    Chiến tranh độc lập Mozambique kết thúc không có chiến thắng quân sự, nhưng chiến thắng chiến lược và ngoại giao thuộc về quân du kích FRELIMO. Mozambique trở thành quốc gia độc lập, nhưng mâu thuẫn giữa những người Cộng sản và chống Cộng sau độc lập đã dẫn đến cuộc nội chiến tiếp theo.

    III/ Nội chiến Mozambique (sau 1975)

    1/ Sự thành lập nhà nước Cộng sản và hình thành RENAMO

    Chiến thắng của chiến tranh độc lập Mozambique năm 1975, cùng lúc với chiến thắng ở Angola và Việt Nam, được xem là chiến thắng lớn nhất của phe Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh, khi chiến thắng cùng lúc ở 3 quốc gia, 2 châu lục. Chiến thắng này cũng đưa phe XHCN lên đến đỉnh cao trước khi bước vào thoái trào.

    Lẽ dĩ nhiên, vào đỉnh cao của phe XHCN, không mất nhiều thời gian để Liên Xô hỗ trợ Mozambique xây dựng một nhà nước Cộng sản ở miền Nam châu Phi.

    Nước Cộng hòa Nhân dân Mozambique được thành lập, do Samora Machel làm tổng thống. Các chính sách quốc hữu hóa nhanh chóng được thực hiện, bao gồm cả các công trình được Bồ Đào Nha xây dựng trong Chương trình Phát triển. Cải cách ruộng đất được tiến hành. Chính phủ nỗ lực xóa khoảng cách phát triển và nạn mù chữ.

    Tuy nhiên, chương trình cải cách tham vọng nhanh chóng bị cản trở bởi tình hình chính trị bất ổn, một phần xuất phát từ chính những người lãnh đạo Mozambique.

    Cuộc cách mạng thành công bước đầu ở Mozambique đe dọa trực tiếp tới các chính phủ da trắng cầm quyền ở Nam Phi và Rhodesia. Trong khi mối lo sợ này chưa rõ ràng, tổng thống Samora Machel lại làm nó bùng lên khi tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của du kích da đen do Mugabe đứng đầu ở Rhodesia. Samora Machel tuyên bố: ”Cuộc chiến của Rhodesia cũng là cuộc chiến của tôi”. Mozambique vì thế đã hỗ trợ quân du kích ZANU của Mugabe ở Rhodesia. Vì điều này, quân đội Rhodesia đã buộc phải tấn công chống lại Mozambique. Trong các chiến dịch chống du kích ZANU, quân đội Rhodesia đã tấn công qua lãnh thổ Mozambique. Samora Machel đã chuốc cho mình kẻ thù không đáng có.

    Không chỉ với nước ngoài, trong nước Mozambique cũng xuất hiện sự chống đối FRELIMO. Cần biết rằng, bên cạnh những người Cộng sản FRELIMO, cũng có nhiều người khác đấu tranh chống Bồ Đào Nha. Những người này sau khi độc lập đã thành lập các đảng phái nhỏ khác với FRELIMO. Khi các cải cách của FRELIMO được thực hiện, nhiều nhà tư bản, chủ đất, trí thức, có cả nông dân,…bị mất quyền lợi đã đứng lên chống lại FRELIMO. Để thống nhất các tổ chức, họ thành lập một đảng Kháng chiến Quốc gia Mozambique, gọi tắt là RENAMO. Đây sẽ là lực lượng chính chiến đấu với FRELIMO sau này.

    Ngay khi thành lập, RENAMO tiến hành một cuộc nổi dậy chống FRELIMO, Nhưng cuộc nổi dậy bị nghiền nát, bởi không chỉ FRELIMO mà còn bởi lực lượng quân đội cánh tả Bồ Đào Nha còn ở lại Mozambique. RENAMO sau đó phải rút lui sang đất Nam Phi nhờ hỗ trợ.

    Nhưng kể cả khi không có RENAMO, các cải cách của FRELIMO cũng tỏ ra không hiệu quả. Việc quốc hữu hóa đẩy 370.000 người da trắng khỏi đất nước, khiến tài sản quốc gia không được quản lý hiệu quả. Các cải cách xã hội theo hướng XHCN của chính quyền FRELIMO phá vỡ các cấu trúc bộ lạc truyền thống, đảo lộn nhiều giá trị xã hội. Có thể nói, các cải cách thất bại của FRELIMO đã làm xói mòn thành quả cách mạng, và khiến nhiều người dân bất mãn. Điều này làm bùng nổ cuộc nội chiến đẫm máu sau đó giữa FRELIMO và RENAMO.

    2/ Nội chiến Mozambique.

    Từ năm 1975 đến 1979, cuộc nội chiến ở nước láng giềng Rhodesia lên đến giai đoạn ác liệt nhất. Trong các hoạt động chống du kích Rhodesia của Mugabe, quân đội Rhodesia đã đánh qua đất Mozambique. Trong các cuộc tấn công đó, quân Rhodesia đã giải cứu nhiều lính RENAMO bị cầm tù, đưa về Rhodesia huấn luyện. Những lính RENAMO này đã chiến đấu bên cạnh chính phủ Rhodesia chống du kích da đen. Nhưng đến năm 1979, cuộc chiến của họ thất bại. Rhodesia rơi vào tay chính quyền da đen của Mugabe, đổi tên thành Zimbabwe như ngày nay.

    Số phận của RENAMO lúc này khá mong manh. May mắn cho họ, là chính quyền da trắng A-pác-thai ở CH Nam Phi đã cho RENAMO vào lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, CH Nam Phi cũng chính là đồng minh duy nhất và cuối cùng của RENAMO. Lúc này chính Nam Phi cũng đang bị quốc tế bao vây cấm vận vì chính sách phân biệt chủng tộc của mình. Các nước phương Tây dù chống Cộng cũng không chấp nhận viện trợ cho Nam Phi cũng như RENAMO. Ngược lại, phía bên kia, FRELIMO được khối XHCN của Liên Xô hỗ trợ nhiệt tình, dù cũng đã bước vào giai đoạn khó khăn.

    Suốt từ năm 1980 đến năm 1986, RENAMO không có được thắng lợi lớn nào. Các cuộc tấn công lẻ tẻ của họ qua đất Mozambique thường thất bại. Trong 6 năm hai phe đánh qua lại biên giới không có trận đánh lớn, thương vong của quân đội hai bên khá ít.

    NHƯNG, những hành động nhằm vào dân thường ở miền Nam Mozambique thì không nhẹ nhàng chút nào. Cả 2 phe khi đánh qua lại nhau đều nhằm vào dân thường, nhằm cướp bóc cũng như khủng bố tinh thần. Cả 2 phe đều lo ngại dân thường hợp tác với bên kia, nên đều tiến hành khủng bố đe dọa người dân. Phe FRELIMO còn tiến hành trưng thu lương thực của người dân miền Nam do sợ rơi vào tay quân RENAMO, gây nên nạn đói dai dẳng. Cuối cùng, hai bên đều sử dụng mìn đất với số lượng lớn. Đây chính là nguyền nhân lớn nhất, gây đến 70% thương vong trong suốt cuộc chiến. Cuộc chiến tranh vì vậy mà có đến 1 triệu người chết dù không có quá nhiều trận đánh lớn. Mozambique đến ngày nay vẫn là một trong những nước có số lượng mìn sót lại lớn nhất thế giới.

    Vào ngày 19 tháng 10 năm 1986, bước ngoặt lớn xảy ra khi máy bay chở Tổng thống Machel bị rơi gần biên giới Nam Phi. Vụ tai nạn mãi mãi là một bí ẩn. Rất nhiều người đổ lỗi cho Nam Phi, nhưng những đồng chí thân cận của Tổng thống Samora Machel nghi ngờ Liên Xô ám sát ông.

    Dù sao, cái chết của vị Tổng thống anh hùng làm FRELIMO chịu một đòn choáng váng. Cùng với đó, từ năm 1986 cuộc khủng hoảng trong phe XHCN đã trầm trọng. Với việc Liên Xô ngừng viện trợ năm 1987, chính quyền Cộng sản FRELIMO ở Mozambique đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Lợi dụng điều này, từ năm 1986 RENAMO đẩy mạnh nhất có thể các cuộc tấn công vào FRELIMO. Các cuộc tấn công làm trầm trọng thêm nạn đói ở miền Nam Mozambique. Cộng với thiên tai như bão lớn, trong những năm 1984-1987, số người chết đói ở Mozambique tăng theo cấp số nhân, khiến LHQ phải tuyên bố ”thảm họa nhân đạo”.

    Chiến tranh lan rộng kèm theo tội ác chiến tranh. Cả 2 phe, FRELIMO và RENAMO đều phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng, bao gồm thảm sát, cưỡng hiếp, tra tấn, sử dụng lính trẻ em,…Dù vậy, bất chấp việc FRELIMO suy yếu, RENAMO cũng không thể giành một chiến thắng quân sự quyết định. Nó đẩy cuộc chiến tranh vào bế tắc.

    Từ những năm 90, Liên Xô và phe XHCN Đông Âu coi như đã sụp đổ. Nhưng bù lại, chế độ A-pác-thai ở CH Nam Phi cũng không còn đứng vững. Cả 2 phe ở Mozambique đều mất viện trợ. Nhận thức được không thể kéo dài chiến tranh vô ích, cả 2 phe đã đồng ý đàm phán nhờ sự trung gian của LHQ.

    Tháng 11/1990, trong một động thái tích cực, FRELIMO thông qua hiến pháp mới, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận đa đảng và bầu cử tự do. Sự kiện này mở cánh của hòa bình cho Mozambique.

    Đến ngày 4/10/1992, hai phe đã ký Thỏa thuận Hòa bình Rome, đặt dấu chấm hết cơ bản cho Nội chiến Mozambique!

    3/Hậu chiến và tái chiến

    *Hậu quả và giải quyết

    Cuộc nội chiến từ 1975 đến 1992 ở Mozambique làm 1 triệu người chết, 5,7 triệu người di cư trong nội bộ và dẫn đến 1,7 triệu người tị nạn nước ngoài. Đất nước bị nạn đói tàn phá, trở thành một trong những nước nghèo đói nhất thế giới.

    Gần 1 triệu quả mìn sót lại. Một tổ chức do Anh và Mỹ đứng đầu chịu trách nhiệm phá mìn cho Mozambique. Đến năm 2015, người ta tuyên bố Mozambique cơ bản đã hết mìn.

    Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai ở Mozambique. Năm 1994, nước này tiến hành bầu cử đa đảng tự do, Kết quả là đảng FRELIMO vẫn giành chiến thắng, nắm đa số ghế Nghị viện và Joaquim Chissano làm tổng thống. Tuy nhiên, đảng RENAMO cũng giành kết quả đáng khích lệ.

    Cả 2 phe đều có tội ác cần phải xét xử. Nhưng thay vì xét xử, người ta chọn cách ”ân xá chung”. Các tội ác thay vì được xét xử thường được khuyến khích là ”nên quên đi”.

    1,7 triệu người tị nạn Mozambique trở về quê hương, là cuộc hồi hương lớn nhất lịch sử.

    Sau nhiều năm, Mozambique vẫn là một trong những nước nghèo nàn nhất thế giới, một phần do hậu quả to lớn của chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra.

    Về chính trị, kể từ sau khi dân chủ hóa, đảng FRELIMO vẫn giành chiến thắng hầu hết các cuộc bầu cử. Điều này duy trì đường lối của Mozambique vẫn đi theo hướng Xã hội chủ nghĩa hiện đại.

    *Tái nổi dậy và hòa bình năm 2019.

    Từ năm 2013, sau các kết quả bầu cử bị cho là gian lận, nhiều nhân vật cũ của RENAMO đã đe dọa quay lại chiến tranh chống FRELIMO. Và thực sự một số cựu binh RENAMO đã nổi dậy trở lại, lần này ở miền Bắc và miền Trung. Cuộc nổi dậy lẻ tẻ khiến vài trăm người chết, 15.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên, các nỗ lực hòa bình không ngừng nghỉ đã giúp cuộc nổi dậy chấm dứt.

    Ngày 1/8/2019, trước sự chứng kiến của đại diện ngoại giao nhiều nước (trong đó có Việt Nam), 2 phe FRELIMO và RENAMO đã ký thỏa thuận hòa bình lịch sử, chấm dứt nội chiến từ năm 2013. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho đất nước và người dân Mozambique.

    Thế nhưng, xung đột với RENAMO không phải là mối nguy duy nhất Mozambique phải đối mặt.

    *Nổi dậy Hồi Giáo ở Mozambique.

    Nếu đọc lại đầu bài một chút, sẽ nhận ngày ra vấn đề: Ở miền Bắc Mozambique có một cộng đồng Hồi giáo. Cộng đồng Hồi giáo này là duy nhất ở Miền Nam châu Phi, và do cuộc chinh phục của người Oman với Mozambique, nên họ có một sự tự hào nhất định.

    Vào những năm 2015, do sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), nhất là lời kêu gọi thánh chiến thành lâp nhà nước Hồi giáo thống nhất, nhiều kẻ cực đoan ở miền Bắc Mozambique đã nổi dậy tấn công cảnh sát Mozambique.

    Theo IS, khu vực có người Hồi giáo sinh sống ở CHDC Congo và Mozambique gọi là ”Tỉnh Trung Phi” (Islamic State’s Central Africa Province). Ở Mozambique, các phiến quân chủ yếu nổi dậy ở tỉnh Cabo Delgado, có nhiều người Hồi giáo. Chúng thành lập tổ chức gọi là Ansar al-Sunna.

    Đến nay cuộc nổi dậy ở Cabo Delgado đã giết hơn 200 người. Quân đội Mozambique đã phải nhờ đến lính đánh thuê Nga. Nhưng cả những người lính Nga cũng không tránh khỏi bị tấn công. Tháng 11/2019, 5 lính tư nhân Nga đã bị sát hại ở Mozambique.

    Rõ ràng con đường đến với hòa bình của Mozambique vẫn còn lắm chông gai.


    Đăng Phạm / ncls group

    https://nghiencuulichsu.com/2020/01...oi-chien-tranh-lanh-chien-tranh-o-mozambique/
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Từ khủng hoảng Congo đến cuộc nổi dậy Simba trong Chiến tranh Lạnh (1960-1964)

    [​IMG]


    Nói đến Chiến tranh Lạnh, người ta thường nói đến những sự kiện đình đám Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam, khủng hoảng tên lửa Cuba hay cuộc chạy đua hạt nhân, vũ trụ,…Thế nhưng trong khoảng năm 1960-1965, có thể nói sự kiện vượt tên tất cả về độ nóng bỏng, không nào khác ngoài khủng hoảng Congo. Không quá khi nói rằng cuộc khủng hoảng ở Congo là đỉnh cao của sự đối đầu giữa 2 khối Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Tư bản chủ nghĩa trên Lục địa châu Phi, và là một trong những nấc thang cao nhất từng được leo đến của sự đối đầu đó trong suốt chiến tranh Lạnh. Không chỉ vậy, cuộc khủng hoảng này còn kèm theo đó là những xung đột ngoài lề từ sắc tộc, tôn giáo, địa chính trị,… phức tạp, mà nổi bật là vấn đề ý thức hệ và vấn đề dân tộc, thứ mà khi ở Việt Nam nó may mắn hòa làm một, thì ở Congo, nó rối tung rối mù dẫn đến cuộc chiến có thể coi là một không hai của chiến tranh Lạnh.

    Ngoài ra, cuộc xung đột này cũng ghi dấu ấn về mặt ngoại giao, ghi nhận sự tham gia quy củ hơn rất nhiều của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, sau cùng, nó lại bị coi là một thất bại to lớn trong rất nhiều thất bại của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đặt dấu hỏi về tính hữu dụng trên thực tế của lực lượng này. Cuối cùng, khủng hoảng Congo ghi dấu một sự kiện đen tối bậc nhất lịch sử Liên hợp quốc: cái chết đầy bí ẩn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjöld.

    Bài viết nhằm chia sẻ những kiến thức căn bản về cuộc khủng hoảng tại Congo từ năm 1960-1964, dựa trên những tài liệu ít ỏi mà người viết tổng hợp được. Xin được chia làm 2 phần: phần 1 về Cuộc khủng hoảng Congo từ năm 1960 đến năm 1965; phần 2 dành riêng để nói về Cuộc nổi dậy Simba, một sự kiện quân sự lớn và quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng Congo

    Phần 1: tổng quan cuộc khủng hoảng Congo

    I) Sơ lược lịch sử Congo đến thời tiền thuộc địa (đến 1960)

    Ngày nay, có 2 quốc gia cùng có tên Congo. Một là Cộng hòa dân chủ Congo (hay Congo-Kinshasa, là quốc gia nói tới trong bài viết này). Quốc gia thứ hai là Congo-Brazzaville, còn gọi là Cộng hòa Congo, nhỏ hơn nằm về phía Tây, không phải đối tượng của bài viết này.

    Trên thực tế, cái tên Congo về mặt địa lý không phải chỉ một quốc gia. Nó vốn được dùng để chỉ khu vực rộng lớn nằm ở trung tâm châu Phi, và thường được coi là một trong những cái nôi của lịch sử loài người, bởi là nơi sinh sống của tộc người Pygmy nổi tiếng thấp lùn. Tộc người Pygmy được xem là bộ tộc lâu đời bậc nhất thế giới lưu trữ những lối sống cổ xưa từ thời nguyên thủy của nhân loại.

    Dù vậy, do cách xa các nền văn minh lớn, vùng đất Congo gần như đứng ngoài sự tiến bộ của lịch sử. Cộng hòa dân chủ Congo trải qua quá trình lâu dài dưới hình thái kinh tế xã hội nguyên thủy với những cộng đồng người thị tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc. Phải đến thế kỷ 15 ở lưu vực Sông Congo đổ ra Ấn Độ Dương mới xuất hiện một Vương quốc khá rộng gọi là Vương quốc Kongo (lưu ý phân biệt với Congo ngày nay). Vương quốc Congo có lãnh thổ phần lớn nằm trên đất nước Angola, và hiện nay vẫn tồn tại chủ nghĩa ly khai, phục quốc ở miền Bắc Angola.

    Cùng lúc đó, có một vùng đất rộng lớn nửa triệu km2, nằm biệt lập về phía tây nam có tên là Katanga (hãy nhớ tên vùng đất này vì nó sẽ được nhắc tới khá nhiều ở phần tiếp theo). Một vương quốc khác của người dân tộc Luba được hình thành ở Katanga. Vương quốc Luba chủ yếu giao tiếp với các lãnh thổ Đông Phi, bao gồm cả người Hồi giáo khi chinh phục vùng Đông Phi. Vì giao tiếp với người Hồi giáo, nên vương quốc Luba đã phát triển việc buôn bán nô lệ, thường xuyên bắt những người da đen ở vùng trung tâm Congo bán cho người Hồi Giáo. Tuy nhiên, vào thế kỷ 18 khi người Oman tấn công Đông Phi, vương quốc Luba đã hứng chịu sự tàn phá ghê gớm của người Hồi giáo. Người Luba cũng hứng chịu bệnh đậu mùa khủng khiếp làm dân số giảm đáng kể.

    2 vương quốc Kongo và Luba nằm khá xa nhau, tách biệt về văn hóa. Nhưng sau cùng họ đều bị các đế quốc bên ngoài tiêu diệt dù theo những các rất khác nhau.

    Đầu tiên người Bồ Đào Nha đặt chân lên bờ Đại Tây Dương, gặp gỡ vương quốc Kongo. Cuộc tiếp xúc đáng ngạc nhiên là vô cùng êm ấm. Người phương Tây có lẽ cũng không ngờ được chào đón nồng nhiệt, dẫn đến gặp tận Hoàng gia Kongo, được thưởng vô số tài sản, châu báu và nô lệ. Nhưng sự tham lam của một số tên đầu sỏ thực dân đã phá vỡ sự giao hảo, mở đầu bằng việc lính Bồ Đào Nha tự ý bắt nô lệ da đen mà không thông qua nhà vua Kongo. Điều này dẫn đến sự chống đối người Bồ Đào Nha của người dân Kongo. Mặc dù người Bồ Đào Nha vẫn giữ quan hệ tốt với nhà vua, và giúp ông đánh bại các bộ lạc nổi loạn, tình hình càng về sau càng xấu đi. Cuối cùng vào năm 1622, tình bạn này tan vỡ khi Bồ Đào Nha tấn công và tàn sát quân đội Kongo, dẫn đến hủy diệt vương quốc này, cùng lúc với việc xâm chiếm toàn bộ vùng Angola. Trải qua nhiều thế kỷ, đến thế kỷ 19, các đế quốc châu Âu hoàn tất chia sẻ châu Phi, trong đó Bồ Đào Nha chiếm Angola còn toàn bộ vùng Congo thuộc Vương quốc Bỉ. Vương quốc Kongo bị xóa sổ và chia cắt giữa 2 nước Angola và Congo.

    Khác với Kongo, vương quốc Luba ở vùng Katanga (một lần nữa hãy nhớ tên vùng Katanga) đã có mối liên hệ từ lâu với Đông Phi, và số phận vương quốc phụ thuộc lớn vào lịch sử Đông Phi. Suốt hàng thể kỷ người Luba đã bắt các nô lệ da đen ở khắp nơi bán cho các thương nhân Arab, Ba Tư ở các vùng biển Đông Phi. Sau đó, người Bồ Đào Nha đặt chân đến Đông Phi, có nhiều hành động tấn công, cướp bóc người Luba. Dù vậy, đế chế của Bồ Đào Nha ở Đông Phi lại kết thúc nhanh chóng, khi họ bị người Oman (một nước thuộc bán đảo Arab, giáp Arab Saudi) đánh đuổi khỏi Đông Phi. Nhưng lần này, người Oman đã không còn mua bán đơn thuần với Vương quốc Luba như trước kia.

    Từ năm 1860, những bộ lạc Đông Phi, trước kia vốn bị Luba bắt làm nô lệ, đã nổi dậy ngược lại và đánh vào vương quốc Luba. Sau đó, họ được người Oman hỗ trợ, đánh sâu vào lãnh thổ Luba và chiếm nhiều vùng rộng lớn. Chỉ trong 20 năm, từ 1860 đến 1880, vương quốc Luba bị dịch bệnh và chiến tranh xâm lược tàn phá khủng khiếp, đại đa số dân cư chết đói.

    Đến năm 1890, người Bỉ đến thám hiểm và sáp nhập hoàn toàn vùng Katanga, vương quốc Luba bị xóa sổ.

    II) Thời kỳ thuộc địa Congo và cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Congo

    Năm 1885, vua Leopon II của nước Bỉ đã tuyên bố chiếm lấy vùng Congo (mặc dù năm 1891 mới sáp nhập vùng Katanga). Nhưng Congo thậm chí không phải là thuộc địa của nước Bỉ, mà tệ hơn chỉ là tài sản riêng của vua Leopon II. Điều đó có nghĩa là, người dân Congo thậm chí không có quyền bằng dân các nước thuộc địa khác, mà chỉ tương đương như ”thú nuôi” của vua Bỉ mà thôi.

    Thời kỳ Congo thuộc tài sản vua Bỉ có tên là “Nhà nước Congo tự do” (Congo Free State), ghi dấu một trong những tộc ác lớn nhất lịch sử nhân loại – tội ác giết chết 10 triệu người dân Congo.

    Dưới sự kiểm soát của nhà vua Bỉ, toàn bộ những gì trên đất nước Congo đều là tài sản của nhà vua. Vua Leopold biến Congo thành vùng đất trồng cao su rộng lớn để bán đi khắp thế giới kiếm lời. Nhưng hai từ ”cao su” trong lịch sử Congo, gắn liền với máu và nước mắt, đến nỗi người ta dùng từ ”Rubber Terror” (khủng bố cao su). Có rất nhiều giai thoại về giai đoạn này.

    -Vua thường bắt cả một làng phải đi trồng cao su, mang cả gia đình, người thân theo. Chỉ cần một người chống đối, cả ngôi làng có thể bị giết và thiêu rụi.

    -Người ta gọi Cao su xuất xứ từ Congo thuộc Bỉ là ”Cao su đỏ” (Red Rubber System), đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa bóng thì đã rõ ràng, nhưng nghĩa đen ở đây là phương thức khai thác cao su. Khác với cao su thân đứng ở Việt Nam, cao su ở Congo là cây dây leo (có hình minh họa ở dưới hoặc tra Landolphia owariensis trên Google). Thời điểm đó Bỉ chưa có cách cạo mủ cao su thân leo, người khai thác phải để mủ cây bám lên mình rồi sau đó bóc ra, vô cùng đau đớn và có lúc chảy máu dính vào mủ cao su có màu đỏ. Rất nhiều người đã chết sau khi lấy mủ cao su.

    [​IMG]

    -Vua đặt ra hạn ngạch thuế cao su cho các làng xã phải nộp cao đến mức phi lý, những ngôi làng không nộp đủ sẽ bị tàn phá. Để ngăn chặn sự chống đối, vua Bỉ đã mua chuộc các bộ lạc ăn thịt người ở vùng Thượng Congo. Những bộ lạc này không phải là không cần nộp thuế cao su, nhưng là nộp theo cách khác: chặt tay những người không chịu nộp. Binh lính sau những lần thu thuế về nếu không thu đủ thuế thường sẽ mang theo một xâu bàn tay, bàn chân của những người bị chặt để được tha tội. Những người chết sẽ bị ăn thịt. Quy định quái ác này đã gây ra cả những vụ thảm sát ngay trong các làng mạc người Congo, khi người dân chém giết nhau để cướp cao su đi nộp.

    [​IMG]

    Hình ảnh những người bị chặt tay đã trở thành biểu tượng tội ác của ”Nhà nước Congo tự do”, sau này đã tố cáo chính quyền này trước tòa án quốc tế. Các nước dù có là thực dân cũng không thể chấp nhận tội ác kinh tởm ngay giữa thế kỷ 20 như vậy. Năm 1908, các mục sư Đan Mạch đã đi khắp Congo, ghi và chup ảnh những tội ác tàn bạo của Bỉ với người dân bản xứ, tố cáo chúng lên quốc tế. Nước Bỉ buộc phải ra hầu tòa, chấp nhận áp quy chế thuộc địa cho Congo, nghĩa là người dân Congo có quyền ngang với người dân Bỉ trong nước. Đến đây chấm dứt phần nào tội ác của Nhà nước Congo tự do.

    Trong hơn 20 năm, từ 1885 đến 1908, vua Leopold 2 của Bỉ đã gây ra cái chết của 10 triệu người dân Congo, khi dân số nước này chỉ có hơn 20 triệu người, tương đương với quy mô diệt chủng. Con số khủng khiếp này đã đưa Leopold 2 đi vào lịch sử với tư cách là tên vua độc ác bậc nhất lịch sử nhân loại. Nhưng từ đó đến nay, nước Bỉ chưa một lần đưa ra lời xin lỗi

    Từ năm 1908 về sau, Congo hưởng quy chế thuộc địa. Dù không còn chịu những tội ác như trước, nhưng Congo vẫn là một nước vô cùng phát triển, do chính sách khai thác kiệt quệ mà không đầu tư của Bỉ. Đến những năm 1960, chỉ 1% đất nước Congo có đường sắt. Đường dây điện thoại chưa hề được nâng cấp kể từ năm 1935. Dịch vụ y tế kém phát triển đến nỗi có đến nửa triệu người Congo chết vì ”bệnh ngủ”, một căn bệnh xảy ra hầu hết châu Phi nhưng rất ít người chết. Liên hợp quốc coi cả 3 thuộc địa nước Bỉ là Congo, Rwanda và Burundi là 3 nước nghèo nhất thế giới.

    Trong bối cảnh tăm tối của đất nước Congo, vùng Katanga lại có một vị thế khác. Đó là nhờ vào nguồn tài nguyên giàu có hàng đầu thế giới ở vùng này. Katanga tập trung hầu hết những mỏ kim loại quý nhất của Congo gồm Coban, Đồng, thiếc, urani, radi, kim cương,…Katanga sản xuất một nửa lượng Coban của thế giới. Nhưng trong chiến tranh Lạnh, thứ được nhòm ngó nhất của Katanga là Urani – chất dùng để sản xuất bom hạt nhân.

    Nhờ vào việc khai thác kim loại đã đủ giàu, nhiều người địa phương Katanga đã mua chuộc giới chức người Bỉ. Nhờ vậy, vùng Katanga ít phải nộp thuế cao su, không những thế lãnh đạo địa phương còn do chính người Katanga đứng đầu, có quyền tự trị cao hơn hẳn. Cũng từ đó, nhiều lãnh đạo vùng Katanga có ý định ly khai khỏi nước Congo.

    III) Độc lập và khủng hoảng

    1) Patrice Lumumba và phong trào độc lập

    Những năm 50-60, làn sóng độc lập càn quét châu Phi. Hàng loạt các quốc gia tuyên bố độc lập, hệ thống thuộc địa sụp đổ. Năm 1960 được gọi là năm châu Phi với 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, trong đó có Congo.

    Trong quá trình độc lập của Congo, nổi lên vai trò của nhà cách mạng Patrice Lumumba.

    [​IMG]

    Patrice Lumumba sinh ngày 2 tháng 7 năm 1925 trong một gia đình Thiên chúa giáo thuộc nhóm dân tộc Tetela, vùng Kasai, ông được đào tạo trong trường Công giáo độc lập với hệ thống trường học của thực dân Bỉ xây dựng ở Congo. Lumumba nói được tiếng Tetela (thổ ngữ), tiếng Pháp (ngôn ngữ chính thức của Congo), Lingala, Swahili và Tshiluba,..Lumumba tiếp xúc nhiều với các tác phẩm chống chủ nghĩa đế quốc và nhanh chóng hình thành tình cảm chống đế quốc. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là ông chưa ngả sang chủ nghĩa xã hội.

    Do hoạt động chống thực dân, ông bị bắt giam đến năm 1958 thì ra tù, tham gia Phong trào dân tộc Congo (MNC). Ông đã biến thành tổ chức đấu tranh mạnh mẽ cho độc lập của Congo. Phong trào mạnh mẽ của MNC buộc thực dân Bỉ trao trả độc lập cho Congo. Dù ông bị bắt lại cuối năm 1959, sự phản đối khiến Bỉ nhanh chóng thả Lumumba. Nhờ vậy tháng 1/1960, Lumumba vừa ra tù đã bay sang nước Bỉ, đàm phán trao trả độc lập cho Congo. Trở về quê nhà, ông đích thân cùng thủ tướng Bỉ Gaslon Eyskens ký hiệp ước độc lập.

    Chiến thắng vang dội, Lumumba trở thành biểu tượng của nền độc lập, có uy tín rất lớn. Trong cuộc bầu cử năm 1960, Lumumba và Phong trào dân tộc Congo MNC chiến thắng áp đảo và ông trở thành Thủ tướng. Joseph Kasa-Vubu, một nhân vật nổi tiếng không kém Lumumba làm Tổng thống, trong khi Mobutu Sese Seko làm tổng chỉ huy quân đội (hãy cố gắng nhớ tên 3 người này).

    [​IMG]

    Độc lập chưa lâu, Congo đã lâm vào một cuộc khủng hoảng, bắt đầu với vấn đề Katanga.

    2/ Vấn đề Katanga – nguồn cơn khủng hoảng.

    [​IMG]

    Như đã nói ở trên, Katanga là một vùng khác biệt của Congo, giàu có và độc lập hơn phần lớn đất nước. Nguồn lợi của Katanga đến từ những mỏ kim loại khổng lồ, cùng với nhiều công ty tư bản của Anh, Bỉ, Pháp,…đóng ở đó.

    Khi Bỉ trao trả độc lập của Congo, nhiều lãnh đạo địa phương vùng Katanga có ý nghĩ không muốn chia sẻ túi tiền cho những vùng nghèo khó khác của đất nước. Vì vậy, đứng đầu là Moïse Tshombe, chính quyền Katanga đặt ra ý đồ ly khai. Và điều này được Bỉ ủng hộ, do các công ty giàu có của Bỉ đang ở vùng này. Ngày 11-7-1960, “Nhà nước (tỉnh) Katanga” tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của “Thủ tướng” Moïse Tshombe, với sự hỗ trợ của chính phủ Bỉ và các công ty khai thác mỏ.

    Lợi dụng sự ly khai của Katanga, quân đội Bỉ đóng lại vùng này không rút đi. Điều này bị chính quyền trung ương Congo coi là vi phạm thỏa thuận độc lập. Lần lượt thủ tướng Lumumba và Tổng thống Kasa-vubu gửi 2 bức thư riêng lẻ tới Liên hợp quốc, nhờ họ can thiệp buộc Bỉ rút quân, do lúc này Congo chưa có quân đội. Liên hợp quốc ra nghị quyết số 143, yêu cầu Bỉ rút quân và lực lượng hòa bình LHQ đến thay thế. Nghị quyết thực thi một nửa: quân LHQ đến Congo nhưng quân Bỉ vẫn không rút.

    Học theo Katanga, vùng Nam Kasai cũng tuyên bố ly khai. Tình hình Congo rối như tơ vò. Tình hình vô chính phủ gây ra nhiều vụ giết người, cướp bóc. Một số vụ tấn công nhằm vào dân thường da trắng tạo cớ cho Bỉ tăng cường lực lượng. Trong tình hình vốn đã rối ren đó, chính phủ trung ương của Congo lại bị chia rẽ. Thủ tướng Lumumba ủng hộ một nhà nước duy nhất, trong khi Tổng thống Kasa-vubu lại ủng hộ một liên bang Congo, với Katanga và các vùng khác tự trị. Xung đột trong chính phủ trung ương đẩy Congo lún sâu trong khủng hoảng, tạo điều kiện cho đại tá quân đội Mobutu Sese Seko dần thâu tóm quyền lực.

    Như vậy đến đây, khẳng định bản chất của cuộc khủng hoảng Congo là xung đột lãnh thổ, dân tộc giữa vùng Katanga và chính quyền Congo, giữa Thủ tướng Lumumba và Tổng thống Kasa-vubu, hoàn toàn chưa có màu sắc ý thức hệ.

    3/ Lumumba ngả sang Liên Xô – phương Tây can thiệp

    Với bản chất ban đầu như vậy, quyết định ngả sang Liên Xô của thủ tướng Lumumba là ngọn gió thổi bùng cháy đất nước Congo.

    Thực ra, ban đầu Lumumba định nhờ vả…Mỹ!!! Tháng 7/1960 bên lề hội nghị của LHQ, thủ tướng Lumumba đã gặp bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Christian Herter, bày tỏ lo ngại quân Bỉ và nhờ chính quyền Mỹ giúp đỡ. Dù Mỹ hứa sẽ giúp Congo ổn định tình hình, nhưng khi về đến Congo Lumumba đã biết Mỹ ”hứa lèo”. Tổng thống Eisenhower không hề có hành động nào ngăn chặn Bỉ.

    Có lẽ chính người Mỹ cũng không ngờ, sự ”keo kiệt” (theo cách gọi của báo chí Mỹ), đã ”ném thẳng Congo vào tay Xô Viết”. Thất vọng với Eisenhower, thủ tướng Mobutu cầu viện Liên Xô. Và không hiểu có sự chuẩn bị trước nào không, ngay sau khi nhận yêu cầu 1000 cố vấn Liên Xô cùng hàng tấn trang bị đổ bộ vào Congo. Vừa mới tới Congo, Liên Xô nhanh chóng hỗ trợ Congo xây dựng quân đội. Họ nhanh chóng tổ chức chiến dịch tấn công đè bẹp vùng Nam Kasai (một trong 2 vùng đòi ly khai cùng vùng Katanga).

    Việc ”nuốt chửng” Nam Kasai như một tối hậu thư gửi đến Katanga, đồng thời là thư tuyến chiến gửi đến phương Tây. Sự chống lưng của Liên Xô làm thủ tướng Lumumba nâng cao vị thế, đe dọa mọi đối thủ. Tổng thống Kasa-vubu lúc này lại nhờ cậy đến tướng quân đội Mobutu, người có uy tín lớn nhất trong quân đội Congo, do biết rõ ông ta là một người ghét Cộng sản.

    Ngày 5 tháng 9 năm 1960, tổng thống Kasa-vubu lên đài phát thanh tuyên bố sa thải thủ tướng Lumumba. Đáp lại, thủ tướng Lumumba lại cũng lên đài phát thanh tuyên bố phế truất Tổng thống. Do cả 2 người đều có uy tín như nhau, quốc hội Congo không ngả theo bên nào, đất nước rơi vào khủng hoảng hiến pháp. Tình hình bế tắc đến ngày 14 tháng 9 năm 1960, quân đội của tướng Mobutu bất ngờ đảo chính, bắt giữ Tổng thống Kasa-vubu. Thủ tướng Lumumba đang ở nhà riêng, nhờ có lực lượng Liên hợp quốc bảo vệ đã trốn thoát.

    Lúc này, Congo đã thực sự khủng hoảng. Nếu như trước đó Liên hợp quốc chỉ gọi là “Khủng hoảng Katanga” thì tháng 11 năm 1960 đã bắt đầu thảo luận về ”khủng hoảng Congo”. Ở đây, do biết Lumumba đã ngả về Liên Xô, các nước tư bản Anh, Mỹ, Pháp và Trung Hoa dân quốc…đã gây sức ép, buộc Liên Hợp quốc công nhận chính phủ quân sự của tướng Mobutu. Liên Xô kiên quyết phản đối nhưng không thể chống lại phe tư bản đang khống chế LHQ. Đến đây, thủ tướng Lumumba đã biết số phận của mình.

    4/ Sát hại thủ tướng Lumumba – vết nhơ thế kỷ của nước Mỹ.

    [​IMG]

    Theo sau nghị quyết Liên Hợp Quốc, quân Mỹ, Anh theo chân LHQ tràn vào Congo, tước khí giới quân đội của Lumumba. Cố vấn Liên Xô không dám can thiệp. Ở LHQ, Liên Xô kịch liệt lên án cả phương Tây lẫn tổng thư ký LHQ, ông Dag Hammarskjöld (người Thụy Điển).

    Ở Congo, bị cộng đồng quốc tế quay lưng, thủ tướng Lumumba chạy về phía Đông, nơi những người trung thành với ông lập căn cứ kháng cự. Tuy nhiên, họ không chống lại được quân chính phủ. Quân kháng chiến nhanh chóng thất bại và ngày 1/12/1960, Lumumba bị bắt ở Lodi bởi quân của tướng Mobutu.

    Nhưng quân Mobutu lại đẩy trách nhiệm cho quân ly khai ở Katanga. Thủ tướng Lumumba bị đưa đến Katanga cho quân ly khai của Moïse Tshombe giam giữ. Ở đây, họ bỏ đói và tra tấn Lumumba.

    Việc bắt giữ Lumumba thì ai cũng biết. Thế giới thì bình tĩnh kêu gọi đối xử đúng luật với Lumumba. Nhưng đột ngột ngày 13/2/1960, chính quyền ly khai Katanga tuyên bố Lumumba đã chết. Cả thế giới rung chuyển. Càng chấn động hơn khi tin tức nói rằng Lumumba đã bị xử tử từ ngày 17/1/1960.

    Thế giới hỗn loạn. Các nước Xã hội chủ nghĩa điên cuồng chỉ trích Liên hợp quốc. Đại sứ quán Mỹ ở Nam Tư bị tấn công phá hoại. Sứ quán Anh ở Tanzania bị ném bom. Khắp thế giới biểu tình giận dữ vì cái chết của nhà lãnh đạo độc lập Congo.

    Nước Mỹ im lặng, nhưng thực ra trong sự im lặng đó là sự rối ren trong nội bộ lãnh đạo với tình báo. Chính quyền Mỹ biết CIA chỉ huy vụ bắt giữ Lumumba, tuy nhiên việc giết Lumumba thì họ chưa hề ra lệnh. Các tài liệu giải mật sau này đã tiết lộ sự chia rẽ sâu sắc giữa Nhà trắng và CIA trong vụ Lumumba, khi chính quyền cho rằng CIA đã đi quá giới hạn. Từ đó về sau, có nhiều nỗ lực kiềm chế hoạt động của CIA, nhưng các vụ ”vượt rào” của CIA vẫn diễn ra như cơm bữa. Mặc dù vậy, sau này người ta lại cho rằng, vai trò của tình báo Anh trong vụ việc lớn hơn của CIA.

    Vụ ám sát Lumumba trở thành một vết nhơ thế kỷ của nước Mỹ nói chung và tình báo Mỹ nói riêng. Sau cái chết của Lumumba, các vụ giết chóc trả thù trên khắp Congo diễn ra, nhưng nhanh chóng bị bàn tay sắt máu của tướng Mobutu dập tắt.

    5/ Dập tắt ly khai Katanga – kết thúc khủng hoảng lãnh thổ.

    Cái chết của Lumumba đã tạm thời xóa bỏ lực lượng Cộng sản Congo khỏi cuộc chơi (nhưng chỉ là tạm thời).

    Vấn đề cốt lõi tồn tại lúc này lại quay về vùng Katanga, nơi chính quyền ly khai dù cùng chống Cộng giống chính quyền Congo, nhưng không thể giải quyết vấn đề ly khai. Tướng Mobutu, với sự ủng hộ của quân đội, không giấu diếm ý đồ đàn áp vùng Katanga.

    Lúc này, sự ủng hộ của phương Tây cho Katanga ít dần đi, chuyển hướng cho chính quyền của Mobutu. Để trả đũa việc này, quân đội Katanga của Tshombe đã bắt giữ lính LHQ người Ai-len làm tù binh, đòi LHQ phải nhượng bộ. Việc làm đã phản tác dụng, chỉ huy quân Liên Hợp quốc gửi thêm quân đến Katanga, đe dọa tấn công nếu Tshombe không thả lính Ai-len.

    Ngày 18/9/1961, bi kịch ập đến khi Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjöld đang trên đường đến Congo hòa giải, máy bay chở ông bị rơi ở gần sân bay Ndola, Bắc Rhodesia (nay là Zambia, thuộc địa cũ của Anh). Cái chết của ông không bao giờ sáng tỏ.

    Tổng thư ký mới, ông U Thant, người Myanmar, là một người cứng rắn với quân ly khai. Ông buộc thành công Katanga phải thả lính LHQ. Mặc dù vậy, tướng Mobutu vẫn quyết tấn công Katanga. Được sự thống nhất, quân của Mobutu cùng quân LHQ đã tấn công vùng Katanga ngày 24 tháng 12 năm 1962. Quân Katanga không chống cự được đã đầu hàng. Ngày 17 tháng 1 năm 1963, thủ tướng ly khai Tshombe đã đầu hàng, chấm dứt nhà nước ly khai Katanga.

    Đất nước Congo tạm thời thống nhất lãnh thổ. Tuy nhiên, chia rẽ về ý thức hệ đã làm bùng nổ cuộc chiến mới, dẫn đến cuộc nổi dậy Simba của những người Cộng sản. Cuộc chiến này sẽ được nói tới ở bài sau.

    *Bí ẩn vụ tai nạn của Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjöld

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Dag Hammarskjöld – là nhà ngoại giao Thụy Điển, nắm chức Tổng thư ký LHQ khi mới 47 tuổi (trẻ nhất) vào năm 1953. Ông được biết đến với nhiều thành công trong hòa giải quốc tế, điển hình là việc giải quyết vấn đề tù binh trong chiến tranh Triều Tiên, khi thuyết phục Trung Quốc thả các phi công Mỹ bị bắt.

    Trong khủng hoảng Congo, Tổng thư ký Dag Hammarskjöld ban đầu cố hết sức để duy trì hòa bình bằng cách đưa lực lượng LHQ đến Congo. Nhưng ông thất bại trong việc bắt lính Bỉ rút đi. Cuối cùng, khi thủ tướng Lumumba bị ám sát, ông đã hứng rất nhiều chỉ trích của quốc tế.

    Vậy nên khi căng thẳng giữa chính quyền Congo và vùng Katanga lên cao năm 1961, ông đã quyết đích thân đến châu Phi hòa giải. Tháng 9/1961, ông sắp đặt một cuộc gặp giữa lãnh đạo Congo và Katanga tại Ndola, thuộc nước Zambia. Nhưng chuyến bay của Tổng thư ký lại không có tiêm kích hộ tống.

    Đêm tối ngày 17/9, sáng sớm ngày 18/9/1961, máy bay chở Tổng thư ký đâm vào núi, nổ tung. Toàn bộ hành khách gồm cả ông Dag Hammarskjöld thiệt mạng. Người kế nhiệm ông, U Thant người Myanmar đã giải quyết khủng hoảng Congo bằng cách đàn áp vùng Katanga.

    Sau hàng chục năm, vụ tai nạn ngày 18/9/1961 vẫn là bí ẩn không lời giải của lịch sử.

    Một báo cáo đặc biệt do Liên Hợp Quốc ban hành sau vụ tai nạn nói rằng một tia sáng trên bầu trời đã được nhìn thấy vào khoảng 01:00 ngày tai nạn. Theo báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc, chính thông tin này đã dẫn đến việc suy đoán vụ tai nạn này có thể không phải là một tai nạn và, rằng tổng thư ký đã bị ám sát. Nhưng rồi họ suy đoán rằng những tia sáng này có thể đã được gây ra bởi vụ nổ thứ cấp sau vụ tai nạn. Báo cáo được đưa ra ngày 19/19/1961, đã gây ra rất nhiều tranh cãi tại hội đồng bảo an.

    Cơ quan điều tra của Bắc Rhodesia (Zambia sau này) đã điều tra độc lập với Liên Hợp Quốc. Họ tìm thấy vết đạn trên người phi công. Nhưng sau cùng, họ cho rằng vết đạn là từ súng lục phi công mang theo phát nổ, loại trừ khả năng có người bắn phi công.

    Giả thiết khác là lỗi điều hành bay (có thể cố ý) của mặt đất. Các nhân viên điều hành của Bắc Rhodesia đã bị bắt thẩm vấn, nhưng không ai bị kết tội gì.

    Cuối cùng, ngay cả các thuyết âm mưu cũng bế tắc, do lúc đó ai cũng có mục đích để giết Tổng thư ký LHQ. Liên Xô ngay trước khi tai nạn đã liên tục chỉ trích ông Dag Hammarskjöld vì để thủ tướng Lumumba bị giết. Nhưng Hoa Kỳ cũng có mục đích để giết Dag Hammarskjöld , do ông ngăn cản chính phủ Mobutu thân Mỹ tấn công vùng Katanga. Vùng Katanga, những người cho rằng Dag Hammarskjöld không mạnh dạn ngăn Congo tấn công mình, cũng có động cơ. Thậm chí có giả thuyết cho rằng Nam Phi là quốc gia đứng sau, do họ cung cấp nhiều lính đánh thuê cho Katanga. Giả thuyết này bùng nổ sau khi một vụ tai nạn tương tự xảy ra sau đó năm 1981, cướp đi sinh mạng lãnh tụ Cộng sản Mozambique Micheal Somora, nghi ngờ Nam Phi đứng sau.


    Phần 2: Cuộc nổi dậy Simba (1964-1965)
    [​IMG]
    Quân nổi dậy Simba với những chiếc mũ gắn lông, được các phù thủy nói rằng giúp họ tránh được đạn.

    Như đã nói, cuộc khủng hoảng ở Congo là một chuỗi sự kiện cả chính trị lẫn quân sự phức tạp. Ban đầu từ khủng hoảng lãnh thổ do tỉnh Katanga ly khai, sau đó gây ra khủng hoảng hiến pháp do chia rẽ giữa tổng thống Kasa-vubu và thủ tướng Lumumba, và nấc thang cuối cùng lên đến xung đột ý thức hệ do thủ tướng Lumumba ngả theo những người Cộng sản Liên Xô, để rồi cuối cùng bị tình báo Mỹ sát hại.

    Cái chết của Lumumba tưởng chừng đã gạt những người Cộng sản Congo khỏi cuộc chơi, nhường lại cho chỉ còn 2 phe: chính phủ Congo và tỉnh ly khai Katanga. Vậy nên, sau khi quân Katanga bị đánh bại vào đầu năm 1963, người ta nghĩ hòa bình đã trở lại và Liên hợp quốc đã tính đến phương án bầu cử tự do cho Congo.

    Nhưng không! Những người Cộng sản đã bất ngờ quay lại, tiến hành một cuộc nổi dậy rộng khắp ở miền Đông đất nước, với tên gọi “Cuộc nổi dậy Simba” – một trong những sự kiện nóng bỏng bậc nhất thế giới thời Chiến tranh Lạnh. Bài viết này chỉ nói về cuộc nổi dậy Simba, nhưng thực tế còn có một cuộc nổi dậy khác cũng của những người Cộng sản ở phía Tây đất nước, tên là ”nổi dậy Kwilu”, xin phép không đề cập sâu

    *Về tên gọi ”Simba”: những tín đồ phim ảnh không hề xa lạ với cái tên này, qua bộ phim ”Vua sư tử” của Disney. Nhân vật chính là một chú sư tử tên là Simba. Nhưng thực tế ”Simba” không phải là tên riêng, mà là danh từ chung trong tiếng Swahili nghĩa là ”con sư tử”. Tiếng Swahili là ngôn ngữ rất phổ biến ở Đông Phi, một phần rộng lớn lãnh thổ phía Đông của Congo cũng nói thứ tiếng này. Vì vậy, quân nổi dậy ở Congo đã tự xưng là ”Simba” nghĩa là ”sư tử” để thể hiện sức mạnh.

    *Bối cảnh cuộc nổi dậy và lực lượng quân Simba

    Sự kiện Thủ tướng Lumumba thân Liên Xô bị sát hại tháng 1 năm 1963 đã gây phẫn nộ toàn thế giới và cả trong đất nước Congo. Khắp nơi người ta lên án người Mỹ, hoặc Bỉ vì cho rằng họ dính líu đến cái chết của thủ tướng. Tuy nhiên, những người Cộng sản Congo hiểu rằng, tình hình vẫn không có lợi cho họ, do đại tá Mobutu Sese Seko vẫn có uy quyền rất lớn trong quân đội Congo, và ông này là một người chống Cộng kịch liệt. Hơn nữa, lực lượng ly khai ở Katanga dù đang chống chính phủ Congo nhưng cũng không chấp nhận những người Cộng sản. Chính quân ly khai Katanga là những người đã hành quyết tổng thống Lumumba, sau khi ông bị bắt trong lãnh thổ tỉnh Katanga.

    Vì vậy, thay vì đối đầu trực tiếp, những người Cộng sản ủng hộ Lumumba chọn cách lui xa về phía Đông đất nước, thiết lập lực lượng kháng chiến chờ cơ hội. Tuy nhiên trong số đó, có một nhân vật tên là Pierre Mulele, là một người Cộng sản nhưng lại không theo Liên Xô. Ông này được đào tạo du kích nhiều năm ở Trung Quốc, và đã mang lính du kích đào tạo ở Trung Quốc về tiến hành nổi dậy ở quê nhà tại vùng Kwilu phía Tây đất nước, tách biệt với quân nổi dậy Simba ở phía Đông.

    Với quân Simba, tình hình bắt đầu có lợi cho họ từ năm 1963. Đầu năm 1963, quân ly khai Katanga bị chính phủ Congo đánh bại. Đất nước Congo được thống nhất, tạm thời có được ổn định chính trị. Các kế hoạch bầu cử tự do cho Congo đã được lên kế hoạch, dù trên thực tế quân đội của đại tá Mobutu vẫn có can thiệp vào chính trường. Giai đoạn ổn định trong suốt năm 1963 tạo điều kiện cho quân Simba xây dựng lực lượng mà không bị quân đội Congo càn quét.

    Quân Simba chọn căn cứ của mình tại một thành phố rất nổi tiếng là Stanleyville. Đây là một thành phố có lịch sử rất lâu, và khi người Bỉ đô hộ Congo đã biến thành phố thành trung tâm của miền Đông Congo, đặt tên là Stanleyville (còn tên địa phương của thành phố là Kisangani). Vì thành phố do người châu Âu xây dựng, nên có rất đông người châu Âu giàu có và nhiều người Thiên chúa giáo tập trung ở thành phố. Nói không quá, Stanleyville giống như một thành phố châu Âu giữa lòng châu Phi. Do ở rất xa thủ đô Kinhasa và bị bao phủ bởi rừng nhiệt đới rộng lớn, quân đội Congo không tới gần được thành phố này. Quân nổi dậy Simba đã xây dựng căn cứ du kích ngay bên cạnh thành phố của người châu Âu. Họ thỏa thuận sẽ không tấn công dân thường da trắng, đổi lại những người châu Âu sẽ không hợp tác với chính phủ Congo.

    Thuận lợi với quân Simba còn đến từ nước láng giềng phía Đông, Tanganyika (nay là Tanzania). Tổng thống của Tanganyika là một nhà cách mạng rất nổi tiếng ****** Nyerere, với tư tưởng Xã hội chủ nghĩa độc lập của mình. Năm 1964 sau cuộc cách mạng nổ ra ở đảo quốc Zanzibar giàu có ngoài khơi Ấn Độ Dương, Zanzibar đã sáp nhập với Tanganyika, tạo thành nhà nước Tanzania thống nhất, đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy sau cách mạng rất nhiều hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc, Cuba đã cập cảng Tanzania, từ đó tỏa đi các phong trào kháng chiến khác trên khắp châu Phi. Dĩ nhiên có phần cho quân Simba ở Congo. Với cuộc nổi dậy Simba, hàng trăm cố vấn quân sự Liên Xô, Cuba đã đến Congo qua ngả Tanzania hỗ trợ cho quân nổi dậy.

    Trên thực tế, ban đầu Liên Xô có kế hoạch viện trợ (và đã thực hiện) thông qua nước Sudan ở phía Bắc. Một cầu không vận từng được thiết lập tại Juba (thủ đô của Nam Sudan sau này) với kế hoạch thả dù tiếp việc cho quân Simba ở biên giới Sudan. Tuy nhiên sau đó miền Nam Sudan rơi vào nội chiến giữa những người Thiên chúa giáo vào Hồi giáo (nền tảng cho sự ly khai của Nam Sudan sau này). Con đường tiếp viện bị gián đoạn khiến Liên Xô chuyển qua Tanzania ở phía Đông.

    Và cuối cùng, không thể không nhắc tới vai trò của nhà cách mạng nổi tiếng: Che Guevara. Sau thành công của Cách mạng Cuba, Che Guevara đã nhanh chóng lên đường sang châu Phi tiếp tục thực hiện giấc mơ cách mạng. Ông thăm một loạt nước châu Phi mới độc lập, sau đó thăm Tiệp Khắc, Trung Quốc, cuối cùng bằng cách bí mật nào đó đã đến Congo vào năm 1963. Ở đây, Che Guevara cùng hàng trăm lính Cuba khác đã giúp đỡ quân Simba với hy vọng làm một cuộc cách mạng tương tự như Cuba. Tuy nhiên, Che Guevara đã nhanh chóng thất vọng vì sự yếu kém vô kỷ luật của quân Simba, nên sau đó đã rời khỏi Congo, dù một số lính Cuba vẫn ở lại chiến đấu.

    Với những sự giúp đỡ đó, đến cuối năm 1963 quân Simba đã có đủ lực lượng để tiến hành nổi dậy. Do địa bàn của quân Simba lúc này rất rộng lớn, nên không biết chính xác họ có bao nhiêu quân. Người ta ước tính quân Simba có chừng vài chục nghìn lính vũ trang, cùng với hàng trăm nghìn người có cảm tình trên khắp miền Đông Congo. Về vũ khí, dù có được một số trang bị hiện đại của Liên Xô, Trung Quốc, đại đa số quân Simba vẫn trang bị súng đạn tương đối lạc hậu, với nhiều vũ khí từ thời thế chiến 2. Đối thủ của họ – quân đội Congo cũng không hơn họ là mấy. Nhưng vấn đề ở chỗ, quân đội Congo không phải đối thủ duy nhất của Simba!

    Về chỉ huy, quân Simba trải trên một địa bàn rộng, nên khó xác định chỉ huy cao nhất. Quân Simba thường coi một số lãnh đạo là Nicholas Olenga hay Christophe Gbenye là chỉ huy tối cao. Nhưng trong hàng ngũ lãnh đạo Simba, sau này nổi lên một nhân vật quan trọng là Laurent-Désiré Kabila. Còn lý do là bởi Kabila sau này đã trở thành Tổng thống của Congo, nhưng vào tận năm 1997, hơn 30 năm sau cuộc nổi dậy Simba.

    *Diễn biến chính

    [​IMG]

    Thực tế vào lúc cuộc nổi dậy Simba bắt đầu vào cuối năm 1963, cuộc nổi dậy Kwilu ở phía Tây do Pierre Mulele thân Trung Quốc đã diễn ra vài tháng, và quân đội Congo dồn lực lượng của mình vào Kwilu để tiêu diệt quân của Mulele. Điều này tạo một khoảng trống ở phía Đông, nơi có những đơn vị lớn, trang bị tốt của quân Congo nhưng lại thiếu sự chỉ huy từ thủ đô.

    Quân Simba vào thời điểm ban đầu chưa đánh lớn với quân chính phủ. Họ tổ chức vài cuộc tấn công nhỏ, nhưng trong mỗi cuộc tấn công họ lại gửi thư trước cho quân chính phủ, nói những lời de dọa về sự hùng hậu của lực lượng Simba. Không ít trong số đó là nói phóng đại để tác động tinh thần của quân Congo. Nhưng bằng một cách khó tin nào đó, cách làm này lại phát huy hiệu quả không ngờ. Nhiều đơn vị quân Congo đã bỏ chạy mà không cần giao chiến sau khi quân Simba gửi thư đe dọa, để lại số vũ khí lớn. Trong khi đó, ở thủ đô chính quyền Congo lại gần như bị che đậy khỏi những gì đang diễn ra ở miền Đông, một phần nguyên nhân là họ đang dồn lực ở vùng Kwilu.

    Không chỉ gửi thư đe dọa, quân Simba còn có một phương thức mang màu sắc mê tín. Đó là họ cho binh sĩ mặc những trang phục kì quái của các phù thủy, nhảy múa trước quân chính phủ khi giao tranh. Những binh sĩ Congo, vốn là những người cũng mê tín, nghĩ rằng quân Simba đã được làm phép để không trúng đạn, nên đã không dám bắn.

    Vì những lý do khá ngớ ngẩn trên, mà đến tháng 7 năm 1964 quân Simba với không nhiều thương vong đã chiếm được phần rộng lớn lãnh thổ phía Đông Congo, nắm giữ một nửa dân số. Đến lúc này giới quân sự ở thủ đô do đại tá Mobotu đứng đầu mới nhận thức được mối nguy từ quân Simba. Nhưng Mobutu lại quy trách nhiệm cho sự yếu kém của chính phủ trung ương do Tổng thống Kasa-vubu đứng đầu, và vì vậy ông gây sức ép lên Kasa-vubu để thay đổi chính phủ. Lúc này, người Mỹ và phương Tây cũng thực sự lo ngại trước nguy cơ quân Cộng sản thắng thế ở Congo. Vì vậy, họ đặt niềm tin vào tướng Mobutu, bắt đầu ủng hộ cho ông này. Theo đó, chính phủ Mỹ và Bỉ đã gây sức ép, thậm chí đe dọa để tổng thống Kasa-vubu thay đổi các vị trí chính phủ, theo sự sắp đặt của tướng Mobutu. Trong đó, có một quyết định hết sức gây ngạc nhiên là tướng Mobutu mời lại thủ tướng ly khai lúc trước của vùng Katanga, Moïse Tshombe, đang phải lưu vong trở về làm thủ tướng. Quyết định khiến đến cả người Mỹ cũng không hiểu, do Moïse Tshombe rõ ràng chính là đối thủ không đội trời chung của Mobutu hồi còn đánh nhau ở Katanga và đã bị Mobutu đánh bại. Nhưng Mobutu đưa cái lý của mình rằng Tshombe có kinh nghiệm đối phó với du kích hơn là quân chính phủ Congo.

    Và Mobutu đã đúng. Tshombe quay lại chỉ huy đã thay đổi bộ mặt của quân Congo. Chỉ có điều vai trò của Tshombe không chỉ là ”có kinh nghiệm đối phó du kích” như Mobutu nói, mà quan trọng thực sự là Tshombe có quan hệ với lính đánh thuê. Sau khi trở về làm thủ tướng, Tshombe đã yêu cầu cho những Hiến binh Katanga (những người lính ly khai của Katanga ngày trước), trở về Congo chiến đấu. Trong số những Hiến binh Katanga, không ít người vốn là người da trắng, có quan hệ với các tập đoàn lính đánh thuê ở Châu Âu, Nam Phi. Với sự yêu cầu của Tshombe, nhiều nhóm lính đánh thuê châu Âu đã lên đường đến Congo chiến đấu. Đây mới chính là điều thay đổi cục diện cuộc chiến. Và đơn vị đánh thuê đã trở nên lẫy lừng danh tiếng sau cuộc chiến này, là ”Đơn vị biệt kích số 5” của Mike Hoare, biệt danh ”Mike điên loạn”, người được coi là lính đánh thuê nổi tiếng nhất lịch sử.

    Hàng chục nghìn lính đánh thuê bắt đầu đến Congo ồ ạt từ tháng 7 năm 1964, đánh dấu giai đoạn phản công của chính phủ Congo.

    Sự vượt trội của lính đánh thuê châu Âu đã làm thay đổi căn bản tình hình. Trong khi quân Simba tự tin rằng quân chính phủ Congo không thể nào hành quân xuyên qua rừng để tấn công căn cứ của Simba tại Stanleyville. Nhưng họ lại không ngờ lính đánh thuê lại sử dụng không vận để nhảy dù xuống Stanleyville. Vậy là chỉ mất 1 tháng, lính đánh thuê đã bao vây được Stanleyville vào tháng 8 năm 1964. Lúc này trong thành phố, hàng chục nghìn dân thường gốc Âu và hàng trăm nghìn người dân gốc Phi đang bị kẹt lại. Để ngăn một cuộc tấn công vào Stanleyville, quân Simba đã bắt đầu chiến dịch khủng bố, bắt cóc dân thường ở Stanleyville làm con tin. Họ cũng đồng thời thảm sát những linh mục Công giáo, giáo viên, quan chức, cảnh sát,…bất kể da đen hay trắng, những người mà quân Simba cho là có thể hợp tác với quân chính phủ Congo.

    Từ tháng 8 năm 1964, tình hình con tin tại thành phố Stanleyville là thông tin nóng bỏng nhất, được cập nhật từng giờ trên truyền thông toàn thế giới. Trong những ngày đó, có 2 nguồn thông tin đáng tin cậy nhất được biết đến. Một là từ đoàn làm phim người Ý đang quay bộ phim tài liệu “Africa Addio”, những người đã có những thước phim gần như là duy nhất về đường phố Stanleyville trong những ngày diễn ra khủng hoảng con tin. 2 là từ một nhóm nữ tu đã trốn thoát khỏi quân Simba đã may mắn gặp được lính dù Bỉ trên đường trốn thoát, và kể lại những gì mà các linh mục và tu sĩ Công giáo đang phải đối mặt ở Stanleyville: bị sát hại, lao động khổ sai, cưỡng bức,… Những thông tin được lan truyền rằng con tin đang bị quân Simba dồn vào khách sạn Victoria trong thành phố. Những lời kể về thảm cảnh của con tin đã khiến chính phủ Bỉ đơn phương quyết định thực hiện cuộc tấn công vào Stanleyville bất chấp lo ngại về việc các con tin có thể bị sát hại. Cuộc đột kích mang tên ”Chiến dịch Dragon Rouge” được thực hiện.

    Tháng 11 năm 1964, sư đoàn không quân 322 của quân đội Hoa Kỳ đã chở 150 biệt kích Mỹ và 350 lính dù Bỉ nhảy dù vào giữa Stanleyville. Cùng lúc đó dưới mặt đất, lính đánh thuê của Mike Hoare (biệt danh ”Mike điên loạn”) cũng tấn công vào thành phố. Trên đường phố Stanleyville lúc này tràn ngập xác dân thường bị giết hại, nhưng chủ yếu là người da đen. Số con tin da trắng vẫn bị giam ở khách sạn Victoria.

    Với sự cuồng tín vào bùa chú, các phiến quân cùng với phù thủy của quân Simba mặc những bộ trang phục kỳ lạ, chạy ra nhảy múa làm phép thuật trước mặt lính châu Âu, như những gì họ đã làm khiến lính chính phủ Congo bỏ chạy. Nhưng lính Bỉ và Mỹ không quan tâm đến những phép mê tín đó, thản nhiên xả súng máy vào quân Simba. Kết quả là phần lớn 1.500 lính Simba ở Stanleyville bị tiêu diệt trong khi chỉ có 2 lính dù Bỉ thiệt mạng.

    Với số lính ít ỏi còn lại, quân Simba đã kịp sát hại 24 con tin, làm 40 người bị thương rồi bỏ chạy, mang theo hàng trăm con tin khác. Lính dù Bỉ cũng kịp sơ tán gần 1.600 con tin gốc Âu và hơn 200 con tin người Congo.

    Thế nhưng khó có thể nói là cuộc đột kích thắng lợi, với số con tin thiệt mạng như vậy. Đến tháng 12 năm 1964, quân Simba đã giết thêm 185 con tin da trắng và giết hại hàng nghìn dân thường Congo để trả thù. Do số dân thường Congo thiệt mạng quá lớn, đã khiến cho uy tín của thủ tướng Tshombe cũng như lính đánh thuê châu Âu giảm đáng kể.

    Việc giải phóng thành phố Stanleyville là sự kiện đáng kể nhất của cuộc chiến. Sau sự kiện này quân Simba gần như bị đánh quỵ. Chia rẽ trong nội bộ càng khiến quân Simba bị suy yếu.Lúc này quân Simba bị chia làm 2 lực lượng, 1 ở phía bắc, tức là căn cứ ở Stanleyville, do Christophe Gbenye đứng đầu, nhận hỗ trợ của Liên Xô. Lực lượng thứ 2 ở phía Nam, căn cứ ở vùng Nam Kivu do Laurent-Désiré Kabila chỉ huy, liên kết với quân Cuba của Che Guevara.

    Tuy nhiên sau những thất bại và vô kỷ luật của quân Simba, Che Guevara rời Congo, bỏ mặc cuộc nổi dậy. Vẫn còn hơn 100 lính Cuba ở lại chiến đấu. Trong lúc đó, tình hình khối Xã hội chủ nghĩa ở châu Phi và toàn thế giới cũng có bất ổn. Tháng 6 năm 1965 xảy ra đảo chính ở Algeria, một trong những nước châu Phi hỗ trợ quân Simba nhiều nhất. Trên thế giới, Liên Xô và Trung Quốc chia rẽ. Vì thế sự viện trợ cho quân Simba gần như bị chặn lại. Mùa hè năm 1965, quân chính phủ Congo phát động cuộc tấn công cuối cùng vào cả 2 căn cứ của quân Simba ở cả phía Bắc và phía Nam. Cả 2 căn cứ sụp đổ.

    Dù cuộc nổi dậy cơ bản đã bị đánh bại, nhưng đến tận tháng 11 năm 1965 vẫn còn 100 lính Cuba ở lại Congo, do tướng Victor Dreke chỉ huy. Nhóm lính này sau đó rút lui hoàn toàn yên bình mà không hề bị quân chính phủ Congo đụng tới. Điều kỳ lạ này đã khiến nhiều người đặt ra một thuyết âm mưu rằng có một thỏa thuận ngầm giữa CIA với lính Cuba để họ rút lui an toàn. Bởi vì thực tế, trong chiến dịch ở Congo, CIA đã sử dụng 200 người gốc Cuba làm cố vấn cho quân chính phủ Congo. Sự có mặt của người Cuba ở cả 2 chiến tuyến trong cuộc chiến ở Congo là một chủ đề thú vị trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.

    *Kết quả sau cuộc nổi dậy

    -Chính phủ Congo

    Cuộc nổi dậy Simba, vào năm 1965 coi như là thất bại. Chính phủ Congo chiến thắng, hoàn tất việc thống nhất đất nước Congo rộng 2,3 triệu km2.

    Tuy nhiên những mâu thuẫn sau khi chiến thắng lại không được thu hẹp, mà còn tăng thêm. Mặc dù được nhiều người coi là có công đánh bại quân Cộng sản, thủ tướng Tshombe lại bị Tổng thống Kasa-vubu cáo buộc tội ”phản quốc”. Lý do ở đây là do Tshombe đã nhờ sự can thiệp của lính đánh thuê châu Âu vào Congo. Sự có mặt của lính đánh thuê, dù đã giúp đánh bại quân Simba, nhưng họ lại có xu hướng đề cao việc giải cứu con tin da trắng, bỏ mặc dân thường da đen cho quân Simba thảm sát. Vì thế, Kasa-vubu cho rằng Tshombe và lính đánh thuê của ông ta phải chịu trách nhiệm cho cái chết của gần 100.000 người Congo trong cuộc nổi dậy. Cuối cùng, tháng 10 năm 1965, Tổng thống Kasa-vubu cách chức thủ tướng Tshombe, khiến ông một lần nữa phải lưu vong sang Tây Ban Nha. Sau sự kiện này, Kasa-vubu trục xuất lính đánh thuê châu Âu về nước.

    Tuy nhiên, vấn đề lại phát sinh khi quốc hội Congo có nhiều nhân vật ủng hộ Tshombe, phản đối Tổng thống. Congo lại có nguy cơ lâm vào khủng hoảng. Để ngăn chặn, ngày 25/11/1965, tướng Mobutu Sese Seko một lần nữa âm thầm đảo chính, phế truất Kasa-vubu (Mobutu đã từng đảo chính vào năm 1961, cũng để lật đổ Kasa-vubu và thủ tướng Lumumba). Cuộc đảo chính này được Mỹ và phương Tây công nhận, thể hiện chính sách ủng hộ với Mobutu được thực hiện sau này.

    Với cuộc đảo chính thứ 2, tướng Mobutu đã giành trọn quyền lực. Từ đây, đất nước Congo chuyển sang giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác, khác đến cả tên gọi. Theo đó, Mobutu lên nắm quyền, thực hiện chính sách ”bản địa hóa” mọi thứ và thiết lập một chế độ độc tài.

    Về chính sách bản địa hóa, Mobutu đổi tên đất nước thành Zaire, trong thổ ngữ địa phương là ”dòng sông nuốt mọi dòng sông”. Từ đó cho đến tận năm 1997 thế giới chỉ biết đến 1 đất nước Congo là Congo-Brazzaville, còn đất nước Congo trong bài được biết đến là nước Zaire.

    Cùng với đó, Mobutu đổi quốc kỳ, thay đổi mọi tên địa danh do người Công giáo đặt sang tên bản địa Congo. Như thành phố Stanleyville diễn ra khủng hoảng con tin, được đổi thành Kisangani. Thủ đô Léopoldville (đặt theo tên vua Bỉ) đổi thành Kinhasa.

    Về chế độ độc tài, Mobutu nắm quyền một cách độc đoán và vô cùng tham nhũng. Nên dưới thời Mobutu cai trị, dù Zaire yên bình, không đổ máu, nhưng người dân sống vô cùng nghèo khổ. Đại đa số tài sản từ bán tài nguyên của đất nước chảy vào túi Mobutu và các quan chức. Mobutu có một câu nói kinh điển với các quan chức của mình: “Cứ lấy đi, nhưng đừng lấy nhiều quá”. Người ta gọi Mobutu là người ”cắt đất nước ra bán lẻ”.

    Chế độ của Mobutu sụp đổ vào năm 1997, và ông cũng mất vài năm sau. Cuộc đời và sự nghiệp của Mobutu còn gây rất nhiều tranh cãi.

    -Quân nổi dậy Simba và Laurent-Désiré Kabila

    Những người lính Simba phải chạy khỏi đất nước sau khi bị đánh bại. Những người thân Liên Xô lúc trước thì chạy đến Uganda, Sudan tị nạn. Những người hợp tác với Che Guevara lúc trước, như Laurent-Désiré Kabila, thì chọn cách sang Tanzania.

    Tuy nhiên, lực lượng của Kabila lại không từ bỏ mà tiếp tục chiến đấu. Nhờ vào sự giúp đỡ của tổng thống Nyerere của Tanzania, Kabila và các đồng chí của mình xây căn cứ trên hồ Tanganyika, buôn lậu gỗ và vàng để duy trì kháng chiến. Họ đã ở đó trong hơn 35 năm.

    Cuối cùng, vào năm 1996, khi mà chiến tranh Lạnh đã kết thúc, Liên Xô đã sụp đổ, tưởng chừng thế giới chẳng còn nhớ gì về thời kỳ đó nữa. Nhưng bất ngờ, từ biên giới Rwanda, quân của Kabila tấn công vào Zaire. Quân của Kabila được những người dân nghèo khổ chào đón như người hùng. Ông nhanh chóng lật đổ chế độ đang hấp hối của Mobutu, và trở thành tổng thống nước Zaire, mà không lâu sau đó ông đổi lại tên cũ Congo đến tận ngày nay (là Cộng hòa Dân chủ Congo – để phân biệt với Cộng hòa Congo).

    Chiến thắng của Kabila, lại đặt ra một vấn đề để người ta xét lại. Vì Kabila đã duy trì cuộc kháng chiến của mình trong suốt 35 năm, người ta đặt câu hỏi rằng liệu có phải cuôc nổi dậy Simba không bị dập tắt năm 1965 mà kéo dài đến tận năm 1997? Và theo cách nghĩ như vậy, có phải nổi dậy Simba của những người Cộng sản cuối cùng đã thắng lợi? Vậy là vấn đề cuộc nổi dậy Simba tưởng chừng đã ngủ yên, lại sống dậy để người ta bàn tán.


    ——————–

    Đăng Phạm/ ncls group

    https://nghiencuulichsu.com/2019/12...i-day-simba-trong-chien-tranh-lanh-1960-1964/
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Gamal Nasser và Phong trào Sĩ quan Tự do

    [​IMG]
    Tổng thống Ai cập Nasser


    1. Bối cảnh địa lý và lịch sử của Ai Cập (Egypt)

    [​IMG]

    Ai Cập là một quốc gia nằm ở góc Đông Bắc của Châu Phi với diện tích và dân số đều tương đương với Việt Nam; các phía Nam giáp Sudan, Tây giáp Lybia, Bắc giáp Địa Trung Hải, Đông giáp Hồng Hải và nước Israel (Do Thái); hai biển này thông với nhau bằng kênh Suez là thủy lộ nối liền hai châu Á và Âu.

    Ai Cập có nền văn minh lâu đời từ khoảng 3000 BC, với những kỳ tích như Kim tự tháp và xác ướp trong thời gian ở vị thế đế quốc hùng mạnh vào khoảng 2000 BC đến 500 BC. Nhưng sau đó là một chuỗi liên tiếp bị chiếm đóng, đô hộ, cai trị bởi các đế quốc khác nhau như Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Á Rập, Thổ, Pháp và sau cùng là Anh. Với tình huống như vậy đời sống dân chúng rất thấp, chỉ một số ít thuộc giới giàu sang. Văn hóa và xã hội Ai Cập vẫn giữ nét văn minh Hồi giáo từ thời các đế quốc Á Rập và Thổ truyền lại.

    Trước và trong Thế chiến II, Ai Cập và Sudan được triều Vua Farouk và Quốc hội bù nhìn cai trị, đầy tham nhũng, trên danh nghĩa là độc lập nhưng thật ra dưới sự bảo hộ của đế quốc Anh. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt, Anh chỉ còn cai quản vùng kênh Suez trong vài năm.

    2. Gamal Abdel Nasser

    Nasser là người có công đưa đất nước Ai Cập ra khỏi thể chế quân chủ lỗi thời, mở ra kỷ nguyên độc lập, đặt nền tảng cho một xã hội mới. Ông cũng đã trở thành lãnh tụ tinh thần cho toàn khối Á Rập và là một trong các các lãnh đạo chủ yếu của Thế giới Thứ Ba và Phong trào phi Liên kết (không theo Mỹ lẫn Nga thời Chiến tranh Lạnh).


    Nasser sinh năm 1918. Vì công việc làm ăn của người cha, gia đình thường phải di chuyển đến nhiều thành phố, hoặc ông được gởi cho lúc thì người chú, lúc thì bà ngoại nuôi nấng và đi học ở nhiều trường khác nhau. Vì thế ông có cơ hội thấy được sự phân chia giai cấp trong xã hội Ai Cập.

    Vào năm 10 tuổi Nasser đã tham gia một cuộc biểu tình mà không biết mục đích của nó là gì. Năm 17 tuổi ông bị thương trong một cuộc biểu tình chống người Anh và đụng độ với cảnh sát; ông bị bắt giam cùng một số thành viên của đảng Xã hội Ai Cập. Thời gian ở bậc Trung học ông tham gia hoạt động chính trị thường xuyên và trong năm cuối cùng chỉ đến lớp có 45 ngày. Năm 19 tuổi tạm thời gác qua các hoạt động chính trị, Nasser nộp đơn xin vào Học viện Quân sự nhưng bị bác lần đầu và thành công ở lần thứ nhì nhờ một quan chức chính phủ bảo trợ. Chính ở Học viện ấy mà Nasser đã gặp được Abdel Amer và Anwar Sadat, sau này là hai vị phụ tá đắc lực.

    Năm 1939 sau khi tốt nghiệp Nasser mang quân hàm Thiếu úy trong ngành Bộ binh và được bổ nhiệm đi Sudan vốn thuộc Ai Cập. Tuy lương bổng khá so với đa số dân chúng quá nghèo nhưng vẫn kém rất xa mức sống của giới thượng lưu. Thời gian này Thế chiến II vừa bùng nổ và Ai Cập ở vị thế trung lập, không tham chiến nhưng bị quân Anh và Đông minh chiếm đóng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự trong vùng. Trong cuộc chiến Nasser và Sadat tiếp xúc các nhân viên người Ý của phe Trục (gồm Đức, Ý và Nhật), lập kế hoạch đảo chánh chính quyền Vua Farouk cùng lúc với một cuộc tấn công của Ý để đánh bật lực lượng Anh ra khỏi Ai Cập. Tuy nhiên kế hoạch ấy đã không được thực hiện; sau đó ông trở về dạy ở Học viện Quân sự.

    Năm 1942 Thủ tướng Ai Cập Maher bị nghi ngờ có cảm tình với phe Trục khi Tướng Rommel của Đức đem đoàn quân xe tăng xâm nhập nhằm kiểm soát kênh Suez và nguồn dầu hỏa. Vị Đại sứ Anh ở Ai Cập, đi cùng một tiểu đoàn quân Anh xông vào Hoàng cung của Vua Farouk, ra lệnh nhà Vua bãi nhiệm Maher và đưa El-Nahhas thân Anh lên thay thế. Cũng như phần lớn dân chúng, Nasser cho đó là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Ai Cập. Ông nói “Tôi lấy làm tủi nhục vì quân đội của chúng ta đã không phản ứng gì trước cuộc tấn công ấy”. Ông nhận định việc phản ứng thụ động với đế quốc cũng là một vấn đề quan trọng không kém gì bản thân chủ nghĩa đế quốc.

    Nasser bắt đầu tổ chức một nhóm gồm những sĩ quan trẻ, yêu nước và có xu hướng ủng hộ một cuộc cách mạng. Nasser tiếp xúc với họ chính yếu nhờ trung gian của Amer vốn đi tìm hiểu thêm những sĩ quan khác trong các ngành của quân đội và cung cấp cho Nasser hồ sơ về các sĩ quan ấy. Nhóm của Nasser hoạt động trong bí mật và hơn nữa trừ ông ta, mỗi người trong nhóm không hề biết gì về những thành viên khác, trừ liên lạc viên và vài người làm việc trực tiếp.

    Đến năm 1948, người Israel lưu vong trở về lập quốc thuộc vùng Palestine giáp giới với Ai Cập. Nasser phục vụ trong đoàn quân gồm 5 nước Ả Rập cùng tiến đánh Israel từ nhiều hướng. Nhưng Israel toàn thắng, dẫn đến một thỏa ước mà Nasser cho là nhục nhã cho Ai Cập.

    3. Phong trào Sĩ quan Tự do

    Sau cuộc chiến với Israel, Nasser bị nghi ngờ đang lập một nhóm bí mật các sĩ quan bất mãn nên bị điều tra và thẩm vấn, nhưng ông khéo léo thuyết phục chối bỏ. Nasser vẫn tiếp tục công trình, lập một Ủy ban các Sĩ quan Tự do gồm 9 thành viên với chính kiến khác nhau, từ đảng Ai Cập Trẻ với khuynh hướng dân chủ, tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo, đến đảng Cộng sản, và cả giới thượng lưu. Rồi tin đồn cũng xì ra và dân chúng bàn tán về quân đội. Nasser đánh giá phong trào chưa đủ sức đối đầu với chính quyền dù con số thành viên đã lên đến 90 nên trong hai năm không làm gì hơn việc tiếp tục tuyển chọn các sĩ quan mới và phân phát bản tin mật nội bộ.

    Những xáo trộn liên tiếp ở vùng Suez do người Anh kiểm soát dẫn đến một chuỗi các cuộc nổi dậy, dân phu đình công, du kích đánh phá đồn bót của quân Anh và tấn công giới thượng lưu đang cộng tác với Anh. Nhưng chính phủ Ai Cập cảnh cáo các phần tử yêu nước không được xen vào các lãnh vực liên hệ với thực dân Anh. Nasser đánh giá đó là thời điểm tốt để bắt đầu hành động và ông quyết định tung ra một “chiến dịch ám sát đại trà”. Nasser và một số sĩ quan thực hiện vụ ám sát vị tướng bảo hoàng Pasha bằng cách bắn vào xe ông này trên đường phố Cairo, thủ đô của Ai Cập. Nhưng vụ này không thành công, trái lại một phụ nữ qua đường bị trúng đạn và rên la thảm thiết. Về sau Nasser thố lộ rằng hình ảnh ấy đã ám ảnh và cảnh cáo ông ta về những hành động tương tự trong tương lai.

    Nasser xác quyết phải tạo cho quân đội sự độc lập khỏi chế độ quân chủ và qua trung gian của Amer, họ chọn Tướng Muhammad Naguib vốn đã từng nộp đơn xin từ chức đến Vua Farouk và bị thương ba lần trong cuộc chiến Palestine làm người đứng đầu cho phong trào. Qua một nhật báo nổi tiếng, họ cho đăng những bài đề cao lòng yêu nước của quân đội và công trạng của Tướng Naguib, chuẩn bị dư luận cho một cuộc đảo chánh trong tương lai. Vào thời điểm này, các nhóm yêu nước Ai Cập bị chia rẽ và không được tổ chức chặt chẽ. Phong trào Sĩ quan Tự do là môi trường duy nhất phát khởi những hoạt động có tổ chức. Họ đăng báo về những nhu cầu cần cải cách và công bằng xã hội cũng như tổ chức biểu tình làm áp lực Vua Farouk phải thoái vị. Phong trào Sĩ quan Tự do hoạt động đáng kể khơi mào cho chủ nghĩa Quốc gia Ai Cập và nền độc lập khỏi sự chiếm đóng của Anh.

    4. Cuộc cách mạng 1952

    Năm 1952 hàng ngàn người dân tràn ra đường phố Cairo tấn công các trụ sở nước ngoài và thân Anh. Một thời gian ngắn sau Nasser được tin Vua Farouk đã biết tên các sĩ quan trong phong trào và ý định của nhà Vua ra lệnh bắt giữ họ. Vì vậy ông vội thảo kế hoạch chiếm chính quyền bằng các đơn vị quân đội trung thành với phong trào. Nasser không tin rằng với quân hàm Trung Tá mà ông được dân chúng chấp nhận như một nhà lãnh đạo nên ông chọn Tướng Naguib đứng chỉ huy cuộc đảo chính.

    Cuộc đảo chính mơ ước từ lâu được phát động và được tuyên bố thành công ngày hôm sau. Phong trào Sĩ quan Tự do chiếm lĩnh các công thự, đài phát thanh, đồn cảnh sát và cơ quan đầu não quân đội. Trong khi các sĩ quan đang chỉ huy các đơn vị, Nasser với bộ quần áo dân sự nhằm tránh bị phe bảo hoàng phát hiện, đi khắp nơi trong thủ đô Cairo để xem xét tình hình. Để phòng ngừa sự xen lấn của nước ngoài, hai ngày trước khi khởi sự, Nasser đã thông báo cho Mỹ và Anh, cả hai đều đồng ý không trợ giúp Vua Farouk với điều kiện nhà Vua không bị làm hại và được phép rời khỏi Ai Cập trong danh dự.

    Phong trào Sĩ quan Tự do không có ý định lên nắm quyền mà chỉ thiết lập nền dân chủ đại nghị. Khi đảo chánh thành công Nasser và phong trào đứng ở vị thế “bảo vệ cho quyền lợi nhân dân” chống lại thể chế quân chủ và dành trách nhiệm chính quyền cho giới dân sự. Vì vậy họ mời cựu Thủ Tướng Maher (người bị nhà Vua giải nhiệm do lệnh của Đại sứ Anh) trở lại làm Thủ Tướng và thành lập nội các toàn dân sự. Phong trào Sĩ quan Tự do được đổi tên thành Hội đồng Chỉ huy Cách mạng với Naguib làm Chủ tịch và Nasser Phó Chủ tịch.

    Tuy nhiên liên hệ giữa Hội đồng Cách mạng và Thủ tướng Maher ngày càng căng thẳng vì Maher cho rằng những chương trình do Nasser đề ra vốn gồm có cải cách ruộng đất, giải thể quân chủ, và chính sách với các đảng chính trị đều mang tính cải cách tận gốc, cho nên Maher từ chức chỉ vài tháng sau đó. Tướng Naguib nhận lãnh chức vụ Thủ Tướng, Nasser làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ; và chính phủ mới bắt đầu thi hành Luật Cải cách Ruộng đất (xin xem thêm phần chót của bài này). Theo Nasser, chính cuộc cải cách này mà cuộc đảo chính mới được xem là cuộc cách mạng. Nasser cũng chỉ định Amer (quân hàm Trung Tá) là Tổng tư lệnh Quân đội khiến một số sĩ quan cao cấp từ chức để phản đối vì cho đấy là “chính trị hóa quân đội”.

    5. Nasser trở thành Tổng Thống

    Năm 1953, Tướng Naguib trở thành vị Tổng Thống đầu, còn Nasser được giữ chức Thủ tướng, chế độ quân chủ bị giải thể, và Cộng Hòa Ai Cập được tuyên bố ra đời. Đến năm 1954 tất cả quân Anh rút về nước qua một thoả ước với Ai Cập.

    Naguib và Nasser bắt đầu tranh giành quyền lực, sau khi vượt qua được sự chống đối của Tổng thống Naguib thì Nasser cấm chỉ các đảng chính trị và thành lập “Tập hợp Giải phóng” như một phong trào toàn quốc để thay thế tất cả các đảng phái. Nasser bị một thành viên của nhóm “Huỵnh đệ Hồi giáo” tổ chức ám sát nhưng thất bại, và liền sau đó ông tung ra một cuộc đàn áp chính trị qui mô, bắt giữ khoảng 20 ngàn người, đa số là thành viên của Huynh đệ Hồi giáo và đảng Cộng sản. Tổng thống Naguib bị giải nhiệm và quản thúc tại gia suốt 18 năm cho đến khi được Sadat trả tự do. Một số sĩ quan của Hội đồng Cách mạng đòi hỏi dân chủ thật sự phải xa xứ sống lưu vong.

    Để củng cố quyền hành cũng như tuyên truyền cho “Tập hợp Giải phóng” Nasser đi khắp nước đọc diễn văn và kiểm soát tất cả các cơ quan truyền thông. Năm 1955 Hội đồng Cách mạng chỉ định Nasser làm Tổng thống mà không do dân bầu lên. Năm 1956 bản Hiến pháp mới được soạn thảo, thiết lập thể chế độc đảng, theo đó Đảng Liên hiệp Quốc gia sẽ cử ra một ứng viên tổng thống cho dân chúng bầu. Nasser được đề cử chức Tổng thống và trong cuộc Trưng cầu Dân ý ông được đại đa số chấp thuận. Đồng thời Hội đồng Cách mạng cũng tự giải thể và các thành viên từ chức khỏi quân đội.

    6. Cuộc khủng hoảng kênh Suez

    Tai hội nghị “Các Quốc gia Á-Phi” (năm 1955 ở Bandung, Indonesia) Nasser được xem là nhà lãnh đạo của khối Á Rập trong “Phong trào phi Liên kết” cùng các vị khác như Nehru của Ấn Độ và Tito của Nam Tư. Tuy nhiên Ai Cập phải mua vũ khí từ khối Đông Âu đang theo Cộng sản để đương đầu với Israel và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong vùng.

    Các chính sách về nội trị và đối ngoại của Nasser như thế xung khắc với quyền lợi của Pháp, Anh và Mỹ. Những bằng cớ khác là Ai Cập đã trợ giúp phong trào giành độc khỏi Pháp của Algeria, công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chống việc thành lập METO (Tổ chức Hiệp ước Trung Đông). Năm 1956, Anh và Mỹ làm áp lực bằng cách hủy bỏ ngân khoản giúp xây dựng các đập nước. Nasser bèn trả đũa sau khi cân nhắc khả năng người quân Anh quay trở lại cũng như bị Israel tấn công. Ông lên án việc Phương Tây xen lấn nội bộ Ai Cập, và tuyên bố quốc hữu hóa kênh Suez. Đây là một đòn ngoạn mục, không những dằn mặt các nước Phương Tây mà còn kích động tinh thần của toàn khối Á Rập, ngay cả những đối thủ của Nasser đang tranh giành vị trí lãnh đạo của khối.

    Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải họp để xem xét vấn đề Suez và đưa ra nghị quyết công nhận Ai Cập được quyền kiểm soát con kênh với điều kiện phải cho phép tàu thuyền của mọi nước, dân sự lẫn quân sự, được sử dụng. Liền sau đó Anh, Pháp và Israel cùng nhau âm mưu với một mật ước nhằm chiếm đoạt kênh Suez.

    Quân Israel vượt qua bán đảo Sinai, tiêu hủy các đồn bót Ai Cập và tiến đến mục tiêu, còn Anh và Pháp dội bom các phi trường trong vùng. Amer đang là Tổng tư lênh Quân đội hoảng hốt vội vả triệt thoái khỏi Sinai và đề nghị Nasser kêu gọi ngừng bắn. Nasser tuy xuống tinh thần nhưng vẫn chiếm lấy quyền, tự tay chỉ huy quân đội. Ông cho mang các máy bay sang những nước bạn để tránh bị tiêu hủy, rồi ông cho lệnh ngăn chận lưu thông qua kênh Suez bằng cách đánh chìm khoảng 50 chiếc tàu ở đó. Amer tiếp tục muốn đầu hàng nhưng bị Nasser bác đi “Không ai được đầu hàng”.

    Trong lúc đó chính quyền Eisenhower ở Mỹ cảm thấy bị làm nhục vì cuộc tấn công vào Ai Cập của ba nước, bị che dấu trong ngoại giao, và cùng lúc với cuộc khủng hoảng ở Hungary. Eisenhower lên án cuộc tấn công và ủng hộ một nghị quyết của Liên hiệp quốc khiến ba nước gây chiến phải phải rút lui. Qua biến cố này uy tín của Nasser lên cao trong khối Á Rập.

    7. Ảnh hưởng đến các nước trong vùng

    Năm 1958 đảng Cộng sản hoạt động quá mạnh ở nước láng giềng Syria nên chính phủ nước này đề nghị cùng với Ai Cập thành lập một liên bang “Liên hiệp Cộng hòa Á Rập” dưới sự lãnh đạo của Nasser để chống lại Cộng sản. Nasser đồng ý và trở thành Tổng thống của liên bang, ông biến Syria thành một bang “cảnh sát trị”, bắt giam các phần tử Cộng sản và các địa chủ nào chống lại cuộc cải cách ruộng đất vốn theo khuôn mẫu của Ai Cập trước đây.

    Theo gương Nasser, một nhóm sĩ quan trong quân đội nước Iraq cũng tổ chức Phong trào Sĩ quan Tự do Iraq để rồi đảo chính và sát hại Vua Faisal và vị Thủ Tướng. Họ cũng thành lập Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Iraq, với nhiều thành viên muốn gia nhập “Liên hiệp Cộng hòa Á Rập”, nhưng các thành viên chống đối lại thắng thế. Do đó nhóm thân Nasser bắt đầu được ông trợ giúp để tổ chức đảo chính và rồi thất bại thê thảm. Về sau, Nasser không kiểm soát nổi Syria vì nhiều vấn đề, nội bộ rối loạn cũng như bị các nước Á Rập láng giềng quấy phá do sợ liên bang sẽ lớn mạnh, rồi quân đội Syria nổi lên đảo chính thành công, do đó liên bang tan rã năm 1961.

    Đề phòng tình trạng tương tự như Syria sẽ xảy ra cho Ai Cập, Nasser chú tâm tăng cường những kế hoạch xã hội cho đất nước. Tin rằng hoàn toàn đi theo chủ nghĩa xã hội mới có thể giải quyết vấn đề, năm 1961 ông thi hành một chương trình quốc hữu hóa lớn. “Hiến chương Hành động Quốc gia” được đưa ra, tổ chức các hội thanh niên, viện nghiên cứu xã hội, luật lệ về tài sản, và các hợp tác xã nông nghiệp. Việc này dẫn đến số lượng xí nghiệp quốc doanh chiếm trên 50% và gây ra nhiều cuộc đàn áp với hàng ngàn người bị bắt giam kể cả một số sĩ quan quân đội. Vì Nasser ngày càng thiên về một hệ thống theo kiểu Xô viêt, vài vị phụ tá đã từ chức để phản đối. Tuy cai trị nước như một nhà độc tài nhưng Nasser vẫn được dân chúng Ai Cập và toàn khối Á Rập ủng hộ.

    Ghi chú:

    Phần tiểu sử của Nasser còn dài nhưng thiết nghĩ như thế cũng tạm đủ vì thời gian về sau tình hình Trung Đông hết sức phức tạp với quá nhiều chi tiết. Vài điểm chính được tóm tắt sau đây:

    – Algeria trở thành độc lập khỏi Pháp

    – Nasser thực hiện những chương trình cho dân chúng: y tế, giáo dục, nhà ở, mở rộng nữ quyền, …

    – Nasser đỡ đầu việc thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) dẫn đến một loạt các vụ cướp máy bay để làm áp lực chính trị với Phương Tây trong cuộc xung đột với Israel.

    – Năm 1967 trận chiến 6 ngày bùng nổ giữa Israel có Mỹ giúp ngầm, còn bên kia gồm Ai Cập, Syria, Jordan và sự chi viện của khối Hồi giáo. Chỉ trong hai ngày đầu, hầu hết các máy bay của khối Á Rập đều bị tiêu hủy (trên 400 chiếc). Israel thắng thế, chiếm bán đảo Sinai cũng như vài vùng đất của Syria và Jordan. Nasser tuyên bố từ chức nhưng rồi phải tiếp tục chức vụ vì dân chúng biểu tình đòi hỏi ông ở nguyên vị trí.

    – Amer có ý làm phản nên bị bắt bỏ tù và tự sát. Còn Sadat làm Phó Tổng Thống.

    – Năm 1969, Muammar al-Gaddafi, một Đại Úy 27 tuổi trong quân đội Lybia (nước láng giềng phía Tây của Ai Cập) từng du học ở Anh cũng theo gương Nasser, cùng một số sĩ quan trẻ đảo chính Vua Idris thành công, thành lập Hội đồng Chỉ Huy Cách mạng và tuyên bố khai sinh nước Cộng hòa Á Rập Lybia. Ông này cai trị Lybia theo đường lối còn cứng rắn hơn Nasser và sẵn lòng trợ giúp những tổ chức khủng bố nào trên thế giới có khuynh hướng chống Phương Tây.

    – Năm 1970 Nasser đột ngột qua đời ở tuổi 52 vì bịnh tim, cả khối Hồi giáo đều để tang cho ông.

    8. Một nước Ai Cập hậu Nasser

    Sau khi Nasser qua đời, Phó Tổng thống Anwar Sadat, vốn từng thuộc nhóm Sĩ quan Tự do, lên thay thế. Lúc đầu ai cũng tưởng ông nhu nhược vì đã từng là bù nhìn dưới thời Nasser. Không ngờ ông tung ra một cuộc “Cách mạng Sửa sai” loại bỏ những thành phần cốt cán thân Nasser trong chính quyền và quân đội (vốn chủ trương kinh chỉ huy, đề cao tinh thần Á Rập và không dựa vào Liên Xô).

    Sadat ký một hiệp ước hữu nghị với Liên Xô và được nước này gởi sang một số chuyên gia làm cố vấn. Năm 1973 Ai Cập và Syria bất ngờ mở cuộc tấn công quân Israel vào ngày lễ tôn giáo của nước này. Quân Ai Cập vượt qua kênh Suez đánh vào bán đảo Sinai, lúc đầu thắng thế làm cả thế giới kinh ngạc nhưng sau cùng quân Ai Cập bị bao vây trong lúc Liên hiệp quốc ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn. Tuy cuộc chiến coi như huề, nhưng về mặt chính trị những thành công ban đầu đã giúp phục hồi lòng tự hào của dân chúng Ai Cập cũng như dẫn đến hòa đàm với Israel và về sau Ai Cập giành lại được bán đảo Sinai.

    Sadat dựa vào sự ủng hộ của dân chúng vì đã chiến thắng để đẩy mạnh sâu rộng những cải cách chính trị và kinh tế. Về chính trị ông cải tổ tòa án và các luật lệ, từng bước tháo bỏ bộ máy chính trị và đưa ra tòa xử một số viên chức bị cho là đã lạm quyền trong thời Nasser.

    Về kinh tế, chính sách “mở cửa” giảm bớt sự chỉ huy của chính phủ và khuyến khích đầu tư tư nhân, dẫn đến chấm dứt những kiểm soát kiểu xã hội chủ nghĩa của Nasser. Những cải cách ấy tạo ra một giai cấp giàu có nhưng không ảnh hưởng nhiều đến đa số người dân trung bình vốn ngày càng bất mãn với chính quyền của Sadat. Năm 1977 khi chính phủ loan báo sẽ ngưng kiểm soát giá cả các thực phẩm thì hàng trăm ngàn người đã tự phát nổi loạn chống đối; các tụ điểm ăn chơi trên những đường phố nổi tiếng bị tấn công. Biến cố này làm chính phủ phải thu hồi lại quyết định ấy.

    Cùng năm 1977 Sadat là vị lãnh đạo Á Rập đầu tiên sang viếng Israel, đi bước đầu dẫn đến những hội nghị hòa bình. Hoàn toàn khác với Nasser, ông Sadat theo đường lối thân thiện với Israel và đồng minh với Mỹ. Ông được dân chúng trong nước ủng hộ về đối ngoại nhưng bị khối Á Rập lên án ghét bỏ. Thỏa ước Hòa bình Ai Câp – Israel được ký năm 1979 qua sự trung gian của Tổng thống Mỹ Carter. Theo một phần của thỏa ước, Ai Cập giành lại toàn bán đảo Sinai. “Hiệp hội các nước Á Rập” trục xuất Ai Cập ra khỏi tổ chức vì cho rằng Sadat đã phản bội và phá hoại sự đoàn kết của khối Á Rập.

    Năm 1981 nhiều cuộc nổi loạn xảy ra trong khi dư luận lên án Sadat và gia đình dính líu vào tham nhũng. Nhóm Hồi giáo Jihad tuyển mộ các sĩ quan quan đội và tích trữ vũ khí chờ cơ hội lật đổ chính quyền Sadat. Nhà chiến lược của nhóm là một Đại Tá trong ngành Quân báo thảo kế hoạch nhằm sát hại Sadat, chiếm các cơ quan đầu não của quân đội và công an. Họ cũng dự tính chiếm bưu điện, các đài phát thanh, phát hình và từ đây sẽ phát đi lời kêu gọi dân chúng tổng nổi dậy. Nhưng tin tức bị lộ, Sadat ra lệnh bố ráp quy mô, bắt giữ hàng ngàn người với các khuynh hướng chính trị khác nhau.

    Tuy nhiên cuộc bố ráp bỏ sót một tổ Jihad trong quân đội do Thiếu Úy Khalid Islambouli dẫn đầu. Chỉ một tháng sau, trong cuộc diễn binh kỷ niệm ngày vượt kênh Suez, Islambouli và tổ của mình đã sát hại Sadat ngay trên khán đài dù có bốn vòng an ninh bảo vệ vây quanh chặt chẽ. Islambouli bị bắt, bị xử tội và lãnh án tử hình. Đám tang của Sadat được rất nhiều chính khách thế giới về dự kể cả ba vị cựu Tổng thống Mỹ. Trong 24 nước thuộc khối Á Rập chỉ có Tổng thống Sudan đến dự với tư cách nguyên thủ (ghi chú: Sudan từng là một phần của Ai Cập, về sau tách rời ra).

    Hosni Mubarak vốn đang là Phó Tổng thống, lên nắm quyền Tổng thống, về đối ngoại ông tiếp tục đường lối của Sadat đối với Israel và Phương Tây, trong khi tìm cách hòa giải với khối Á Rập. Các chương trình cải cách kinh tế của Sadat vẫn được tiếp tục rộng lớn hơn. Về chính trị trị Mubarak theo chính sách độc tài cách tương đối, tuy theo đa đảng, Đảng Dân chủ Quốc gia cầm quyền do ông lãnh đạo chiếm đa số 90% trong Quốc hội do dân bầu. Các đảng đối lập, hội đoàn, phong trào khá yếu và tổ chức kém hơn nên rất dễ bị đàn áp. Hơn nữa Hồi giáo là lực lượng mạnh nhất trong xã hội lại không được quyền lập chính đảng dựa vào tôn giáo.

    Vị đại biểu cầm đầu đảng đa số trong Quốc Hội được cử làm Thủ tướng, cùng với Tổng thống lo việc hành pháp. Chức Tổng thống được dân bầu qua Trưng cầu Dân Ý nhưng Mubarak là ứng viên duy nhất giống như các vị tiền nhiệm, tuy nhiên vì áp lực của thời thế luật bầu cử đã được cải tổ hạn hẹp, cho phép các đối lập tham dự tranh cử. Cuộc bầu cử 2005 có thêm ứng viên đối lập Ayman Nour cùng tranh với Mubarak vốn thắng khá xa, dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối vì cho rằng có gian lận trong bầu cử và sau đó Nour bị bắt giam.

    Năm 2007 Hiến pháp được Quốc hội sửa đổi theo sự đề nghị của Mubarak, cho chính phủ nhiều quyền hạn như theo dõi và bắt bớ, Tổng thống có quyền giải thể Quốc hội, và bãi bỏ việc kiểm soát bầu cử do ngành Tư pháp. Hiến pháp mới phải được Quốc hội chấp thuận rồi đem ra Trưng cầu Dân Ý. Trong khi các đại biểu đối lập không tham gia, người ta tiên đoán dân chúng Ai Cập cũng sẽ tẩy chay để phản đối điều mà họ cho là vi phạm những thực thi dân chủ. Sau cùng theo báo cáo, chỉ dưới 30% cử tri đi bầu và rồi bản Hiến pháp mới cũng được phê chuẩn.

    Sự nhũng nhiễu về chính trị do Bộ Nội vụ ngày càng tăng vì có thêm nhiều quyền hành vốn dẫn đến việc lập ra những trại giam bí mật, tình trạng thường xuyên bắt bớ giam cầm các nhân vật chính trị vả những người hoạt động trẻ mà không xét xử, loại bỏ các nhân viên trường học, báo chí, đền thờ dựa trên quan điểm chính trị của họ. Ở cấp thấp, mỗi người cảnh sát không dựa vào luật pháp mà sẵn sàng vi phạm nhân quyền trong khu vực của mình như bắt giữ vô cớ, tra tấn và lạm dụng quyền hành cách tàn nhẫn. Trong dân chúng người ta truyền nhau câu nói “Người cảnh sát còn nguy hiểm hơn tên tội phạm”.

    Cho đến năm 2010 Mubarak vẫn đang giữ chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ năm trong khi dân chúng cáo buộc ông và hai người con trai về tham nhũng cũng như sở hữu nhiều công ty tư nhân. Mubarak cũng tìm cách nâng vị thế người con thứ của mình trong Đảng Dân chủ Quốc gia, và dân chúng đồn đãi cho rằng đây là kế hoạch chuẩn bị cho việc kế vị ở chức vụ Tổng thống.

    9. Nói thêm về Cải cách Ruộng Đất Ai Cập 1952

    Trước cuộc cách mạng 1952 do Phong trào Sĩ quan Tự do, 6% dân số sở hữu hơn 65% đất đai của Ai Cập. Các địa chủ có toàn quyền trên đất của mình và cho thuê với giá cắt cổ, trung bình là 75% lợi tức mà người thuê kiếm được. Cộng với tiền lời cao phải trả cho ngân hàng, giới tá điền thường lâm vào cảnh nợ nần. Còn những nông dân đi làm mướn cũng bị ép giá, kiếm được từ 8 đến 15 đồng một ngày (nêu ra đây để so sánh với sau cải cách).

    Sử gia Anouar Malek gọi thời gian này ở trong cảnh “quần chúng bi bóc lột và vây quanh bởi đói, bệnh và cái chết”. Một sử gia khác Robert Stephens cho rằng tình trạng không khác gì các nông dân Pháp trước cuộc cách mạng Pháp.

    Luật Cải cách Ruộng Đất số 178:

    – Địa chủ không được sở hữu hơn 100 feddans đất (1 feddan = 4200 mét vuông, 100 feddans = 42 mẫu tây)

    – Giới hạn tối đa tiền cho mướn đất là 7 lần tiền thuế.

    – Tiền công tối thiểu cho người làm thuê là 18 đồng mỗi ngày.

    – Chính phủ lập các hợp tác xã cho nông dân có dưới 5 feddans, để nhận các dịch vụ như mua phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống và chuyên chở nông phẩm.

    Ngoài ra luật cũng định cách phân phối số đất dư mua lại từ các địa chủ và bồi thường cho họ:

    – Tất cả đất do chính phủ mua sẽ được bán lại cho nông dân nhưng mỗi đầu người không được nhận quá 5 feddans (2 mẫu tây) từ chính phủ. Người mua phải trả lại 115% giá bán trong vòng 30 năm cho chính phủ.

    – Mỗi địa chủ có đất dư phải bán cho chính phủ được bồi thường bằng công khố phiếu 10 lần giá trị cho thuê đất, trả trong 30 năm với tiền lời 3%.

    https://nghiencuulichsu.com/2016/06/22/gamal-nasser-va-phong-trao-si-quan-tu-do/
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Nạn đói và nội chiến ở Somalia
    [​IMG]

    Trúc Giang

    1* Mở bài

    Ngày 14-10-2014, lên tiếng tại Hội Đồng Bảo An LHQ, Đặc phái viên về Somalia của Tổng Thư Ký LHQ, ông Nicholas Kay đã cảnh báo về nạn đói đang đe dọa nghiêm trọng tới hàng triệu người Somalia. Theo đó có tới 3 triệu người đang cần cứu trợ khẩn cấp. Một triệu người không có lương thực và sẽ chết nếu không được trợ giúp kịp thời.

    Điều phối viên nhân đạo của LHQ, ông Philippe Lazzarini cũng xác nhận hơn một triệu người Somalia trong đó có 250,000 trẻ em cần cứu trợ khẩn cấp.

    Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) công bố, có 260,000 người Somalia đã chết đói trong thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012, trong số đó có trẻ em dưới 5 tuổi.

    2* Nạn đói năm 2012 ở Somalia

    2.1. Liên Hiệp Quốc công bố nạn đói ở Somalia

    Thiên tai, chiến tranh, bịnh dịch, nạn đói là thảm họa của loài người. Những thảm họa nầy bao trùm lên lãnh thổ đen bất hạnh là châu Phi.

    Hồi đầu tháng 8 năm 2011, thế giới bàng hoàng xúc động trước hình ảnh của những em bé Somalia, chỉ còn da bọc xương, cái đầu chờ vờ, đôi mắt sâu hoắm, da nhăn nheo giống như cụ già, đang hồi sức một cách tuyệt vọng tại các trại tỵ nạn người Somalia ở hai nước láng giềng là Kenya và Ethiopia.

    Ngày 20-7-2011, Liên Hiệp Quốc (LHQ) chính thức công bố nạn đói đã xảy ra ở một số khu vực miền Nam Somalia. Hàng chục ngàn người đã chết vì đói trước khi công bố nầy được đưa ra.

    Hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm qua đã gây khủng hoảng lương thực trầm trọng nhất trên khắp nước Somalia. Tổ Chức Lương Nông LHQ (Food and Agriculture Organization of the United Nations-FAO) phát đi những lời kêu gọi cứu trợ nhân đạo để cứu trẻ em ở Vùng Sừng Phi Châu nầy (Horn of Africa).

    Đợt hạn hán kéo dài 4 năm khiến cho gần 12 triệu người bị đe dọa bởi nạn đói, trong đó có 3.7 triệu người Somalia cần sự cứu trợ khẩn cấp.

    2.2 Nạn Đói lan rộng

    Ngày 3-8-2011, LHQ cho biết nạn đói lan rộng ra thêm 3 khu vực, số người chết vì đói và khát gia tăng, không có con số chính xác, nhưng ước lượng khoảng 100 người chết mỗi ngày.

    3 triệu người Somalia ở miền Nam là khu vực do phiến quân Hồi Giáo Al-Shabaab kiểm soát đang cần sự giúp đở khẩn cấp.

    LHQ đang kêu gọi quốc tế đóng góp 6 tỷ đô la để cứu 12 triệu nạn nhân nầy.

    Chương Trình Lương Thực Thế Giới (World Food Program-WFP) thuộc LHQ cho biết, “Các gói cứu trợ khẩn cấp và ưu tiên cao nhất, là điều quan trọng để làm giảm thiệt hại về sinh mạng con người.”

    Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ (United Nations High Commissioner for Refugees-UNHCR) cho biết đã có 370,000 người phải rời bỏ Thủ đô Mogadishu của Somalia, chạy sang các trại tỵ nạn ở hai nước Kenya và Ethiopia.

    2*3 Con đường chết

    Vì Somalia không có an ninh, nên LHQ vận chuyển lương thực đến trại tỵ nạn Dadaab (Kenya) việc nầy tạo ra “Con đường chết”. Con đường dài 1,000km từ Somalia đến các trại tỵ nạn ở Kenya mà đã có nhiều ngàn người ngã gục trên đường đi tìm sự sống, quá dài, thiếu nước và thực phẩm.

    Bà Josette Sheeran, Giám đốc Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới (WFP) báo động, “trại tỵ nạn Dadaab ở Kenya dựng lên để đón tiếp 90,000, hiện đang phải chịu đựng tới 400,000 người. Đương nhiên là thiếu thốn mọi thứ.

    Các viên chức LHQ tiết lộ “nhiều bà mẹ phải bỏ những đứa con hấp hối trên vệ đường trước khi họ đến được trại nầy.”

    Bà Sheeran nói:”Chúng tôi muốn dựng lên những trại phát thực phẩm dọc đường, vì nhiều con đường đến đây đã trở thành “tử lộ”. Con cái và các phụ nữ đau khổ nầy không còn đủ hơi sức để đi, vì quá yếu và đã chết dọc đường”. Chương trình WFP đã cung cấp thực phẩm cho 2.5 triệu trẻ em bị đói và đang cố gắng quyên góp thêm tiền bạc từ những tấm lòng nhân đạo trên thế giới”.

    Nạn đói đã cướp đi 29,000 sinh mạng của trẻ em Somalia.

    3* Câu chuyện của đứa bé Mihag

    “Mihag Gedi Farah, 7 tháng tuổi mà cân chỉ nặng bằng một đứa bé mới sanh, 3kg200, làn da nhăn nhúm giống như một cụ già. Sau chuyến đi bộ kéo dài một tuần qua các vùng thiếu nước và khô hạn, đôi mắt “đau khổ” hai má hóp, thân hình gầy trơ xương”

    Một chuyên viên dinh dưỡng tên Sirat Amine cho biết, cơ hội sống sót của Mihag chỉ có 50/50, nửa sống nửa chết.

    Mihag là con út trong một gia đình 7 con. Gia đình đi bộ đến trại tỵ nạn Dadaab, phía nam Kenya, sau khi đàn gia súc bị chết hết vì đói.

    Bà Asiah Dagane, mẹ của Mihag đã cùng 4 con lê lết suốt một tuần lễ để đến được trại tỵ nạn, bà phát biểu “Nhìn con trai đang chết lần chết mòn mà tôi không làm gì được, vì bản thân tôi cũng đang mắc bịnh, chúng tôi cần giúp đỡ”.

    Một y tá cho biết, “tình trạng sức khỏe của các bà mẹ và trẻ em đến đây rất nguy kịch. Nhiều bà mẹ không còn đủ sức bế đứa con 3 kí, chỉ còn da bọc xương. Họ là những người đang đói, đang cần thức ăn và thuốc men. Chúng tôi cố gắng, nhưng bất lực. Và cần sự giúp đở của thế giới”.

    4* Dịch tả lan rộng ở Somalia

    Ngày 13-8-2011, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization-WHO) cho biết, nạn dịch tả ở thủ đô Mogadishu tăng vọt. Đã có 4,000 ca dịch tả được ghi nhận ở bịnh viện Banadir, 75% ca bịnh là trẻ em.WHO cho hay, họ đã phân phối thuốc men để chữa trị cho 2,000 ca bịnh nặng.

    WHO là một cơ quan của LHQ, giữ vai trò điều phối các vấn đề sức khoẻ và y tế công cộng trên bình diện thế giới. Trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. WHO có các dự án tiêm chủng và phát vaccine, chống sốt rét và ký sinh trùng sinh ra sốt rét, phòng chống bịnh lao và các bịnh truyền nhiễm, chủ yếu ở châu Phi là phòng chống HIV/AIDS.

    5* Quốc tế cứu đói

    5.1. Al-Shabaab rút khỏi Mogadishu

    Ngày 6-8-2011, phát ngôn viên chính phủ, Abdirahman Omar Osman thông báo phiến quân Al-Shabaab đã rút ra khỏi thủ đô. Ông tuyên bố, “đây là chiến thắng huy hoàng đối với người dân Somalia”. Ông kêu gọi người dân trở về nhà và quân đội sẽ cố gắng bảo vệ an ninh cho họ.

    Chính quyền Somalia hiện tại là chính quyền tạm thời, không có hiệu quả cho nên hiện có 12,000 quân đội của Liên Minh châu Phi (Africa Union-AU) phụ trách giữa an ninh.

    Trong khi đó, nhóm al-Shabaab tuyên bố việc rút quân chỉ là thay đổi chiến thuật, củng cố lực lượng để phản công.

    Phóng viên Peter Greste của hãng tin Al Jazeera ở Mogadishu nêu nhận xét, phiến quân đã mất nhiều tay súng, cũng như mất sự ủng hộ về chính trị và tài chánh, nhất là nguồn cung cấp từ nước ngoài bị gián đoạn, cho nên phải thay đổi chiến thuật, chớ chúng không dễ dàng gì từ bỏ mục đích chiếm thủ đô để thành lập một quốc gia Hồi Giáo như đã chủ trương.

    Hiện nay, tổ chức nầy vẫn còn kiểm soát 1/3 lãnh thổ phía nam Somalia.

    Phiến quân đã rút, cầu không vận cứu trợ đã được thiết lập đến thủ đô Mogadishu.

    5.2. Hoa Kỳ cứu trợ

    Ngày 9-8-2011, Tổng thống Obama chấp thuận 105 triệu USD để cứu trợ nạn nhân hạn hán và nạn đói ở Đông Phi. Cho tới thời điểm đó HK đã góp 565 triệu cứu trợ cho Somalia, Kenya và Ethiopia.

    Bà Jill Biden, phu nhân Phó Tổng thống Joe Biden đang có mặt ở trại tỵ nạn Dadaab (Kenya), nơi hiện có hàng trăm ngàn người Somalia đến xin cứu trợ. Bà Biden gặp Tổng thống Mwai Kibaki và Thủ tướng Raila Odinga để thảo luận các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

    Hoa Kỳ cũng nới rộng biện pháp chế tài al-Shabaab để giúp nạn đói. Ngày 2-8-2011, HK tuyên bố, các nhân viên cứu trợ sẽ không bị truy tố, nếu họ giao lương thực đến tận tay cho nạn nhân ở những khu vực do al-Shabaab kiểm soát. Trước đó coi như tội hình sự đối với những trợ giúp cho phiến quân.

    Các tổ chức cứu trợ cũng nêu ra một nguyên tắc chung là không đóng thuế, đóng tiền cho phiến quân để được đưa thực phẩm đến tận tay nạn nhân.

    5.3. Liên Hiệp Quốc cứu trợ

    Ngày 8-8-2011, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã dùng phi cơ đưa phẩm vật cứu trợ đến thủ đô Mogadishu. Theo chương trình thì 2 chuyến bay nữa sẽ được thực hiện ngay sau đó. Chuyến bay đầu tiên chở 31 tấn vật liệu dựng lều tạm trú và các phẩm vật cứu trợ khác.

    Người Somalia đã rời thủ đô đi tìm thực phẩm để sống, số người bỏ nhà cửa tính đến giữa tháng 8 năm 2011 lên tới nửa triệu.

    Ngày 11-8-2011, Liên Đoàn Túc Cầu Thế Giới (FIFA) cho biết sẽ tặng cho Hội Hồng Thập Tự Quốc tế một triệu đôla để cứu đói. Liên đoàn túc cầu Somalia ngỏ lời cám ơn sự giúp đở của FIFA.

    [​IMG]

    6* Tổng quát về nước Somalia

    Cộng Hoà Liên Bang Somalia là một quốc gia nằm ở mũi của một vùng, mà trên bản đồ nhìn giống như cái sừng của con tê giác, nên được gọi là Vùng Sừng Phi Châu (Horn of Africa)

    Somalia có bờ biển dài nhất lục địa là 3,035 km, tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía đông.

    Phía tây giáp Djibouti và Ethiopia, bắc giáp Vịnh Aden và nước Yemen, đông giáp Ấn Độ Dương và nam giáp Kenya.

    Diện tích: 637,657 km2

    Dân số: 9,832,017 người

    Thủ đô: Mogadishu

    Tôn giáo: Hồi giáo hệ phái Sunni.

    GDP đầu người: 227 USD/năm.

    Số người bị nhiễm HIV/AIDS: 43,000

    Quân đội: 10,000 người. Hải quân: 500 lính thủy. Phi cơ chiến đấu: 2 chiếc.

    7* Phiến quân Al-Shabaab cấm các tổ chức cứu trợ

    Al-Shabaab tìm mọi cách ngăn chận hàng cứu trợ từ các tổ chức Tây Phương.

    Ngày 6-8-2011, mặc dù LHQ cảnh báo nạn đói và kêu gọi giúp đở, nhưng các hoạt động cứu trợ diễn ra hết sức chậm chạp vì gặp nhiều trở ngại do nhóm phiến quân Hồi Giáo Al-Shabaab tìm mọi cách ngăn chận. Phiến quân nầy kiểm soát gần như toàn thể miền nam Somalia, lên tiếng cáo buộc LHQ đã “phóng đại sự thật” và phủ nhận nạn đói, cho rằng các nước Tây phương tiến hành âm mưu chính trị dưới cái vỏ bọc viện trợ nhân đạo để can thiệp vào nội bộ của nước nầy, đồng thời nhắc lại lịnh cấm các hoạt động cứu trợ.

    Ông Sheik Ali Mohamoud Rage, phát ngôn viên của al-Shabaab, nhắc lại họ chỉ cho phép các tổ chức cứu trợ nước ngoài đã hoạt động tại các căn cứ của họ, chớ không cho phép những tổ chức bị cấm.

    Ông Adrian Edwards, phát ngôn viên Cao Ủy Tỵ Nạn cho biết, “Nhân viên cứu trợ LHQ không làm được những gì họ phải làm, chúng tôi không tiếp cận được những người sắp bị chết đói”.

    Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng báo động, số người chết sẽ gia tăng, nếu việc cứu trợ bị ngăn cấm.

    Vì bị cấm các hoạt động cứu trợ cho nên hàng trăm ngàn người Somalia phải chạy đi tìm miếng ăn ở các trại tỵ nạn Kenya và Ethiopia để sống, nhưng số người ngã gục trên tử lộ cũng nhiều, nhất là trẻ em.

    Ngày 5-8-2011, mặc dù Hoa Kỳ ước lượng có khoảng 29,000 trẻ em Somalia chết vì suy dinh dưỡng, bịnh tật, nghĩa là chết do đói gây ra, nhưng nhóm al-Shabaab phủ nhận, cho rằng không có nạn đói ở đó.

    Nhà báo Jamal Osman đã mạo hiểm đi vào khu vực của Al-Shabaab, là lần đầu tiên nhà báo Tây phương được thực hiện phỏng vấn, al-Shabaab cũng xác định lại là không có nạn dói, mà chỉ có nạn hạn hán mà thôi.

    [​IMG]

    8* Al-Shabaab là ai?

    Tên đầy đủ là Harakat al-Shabaab al-Mujahideen (HSM) là Phong Trào Chiến Sĩ Thanh Niên, một nhóm Hồi Giáo cực đoan nổi dậy vào mùa hè năm 2009 xuất phát từ nhóm đã có từ nhiều năm trước với cái tên là Hội Đồng Toà Án Hồi Giáo.(Islamic Courts Union)

    Vào tháng 5 năm 2011, lực lượng al-Shabaab khoảng 14,000 người, chiếm hầu hết lãnh thổ miền nam Somalia, theo đúng chủ trương của Taliban và al-Qaeda của bin Laden.

    Thủ lãnh đầu tiên của tổ chức Hồi Giáo là Aden Hashi Farah Ayro được huấn luyện ở Afghanistan.

    Hoa Kỳ, Úc và Tây phương đã xếp nhóm nầy vào các tổ chức khủng bố quốc tế.

    Nhóm International Crisis Group (ICG) trụ sở ở Brussels (Bỉ) ghi nhận, al-Shabaab là tổ chức tương tự như al-Qaeda của bin Laden, và được xem như một al-Qaeda mới ở Vùng Vịnh Aden.

    8.1. Mục đích của al-Shabaab

    Nhóm nầy chủ trương làm cuộc cách mạng Hồi Giáo bằng thánh chiến, để thành lập một quốc gia Hồi Giáo chính thống ở Somalia, trong đó kinh Koran làm hiến pháp, luật đạo Hồi Sharia làm luật pháp quốc gia. Luật Sharia như: chặt tay về tội ăn cắp, ném đá đến chết về tội ngoại tình, cho phép đa thê, đánh đòn bằng gậy ở nơi công cộng, xử tử bằng cách chặt đầu…

    Chủ trương chống ảnh hưởng của Tây phương, cho là thế lực thù địch và *********, nhất là Hoa Kỳ, tư tưởng dân chủ, tự do, công bằng, nhân quyền, văn minh của Tây phương là kẻ thù của Hồi Giáo. Họ chống lại những chính quyền Hồi giáo ôn hòa hiện tại, gọi là phản lại Hồi Giáo.

    Vì chống Tây phương, cho nên không còn mặt mũi nào để ngữa tay nhận cứu trợ của “các thế lực ********* và thù địch”. Thà để dân chết đói.

    Phương pháp thực hiện cuộc cách mạng Hồi giáo là dùng chiến thuật du kích, tấn công bằng bom tự sát, gài bom ven đường, ám sát, tấn công bằng vũ khí nhẹ để thực hiện “thánh chiến”.

    8.2. Các tổ chức yểm trợ cho al-Shabaab

    Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ cho biết, al-Shabaab được yểm trợ tài chánh bởi những tổ chức người Somalia trên khắp thế giới, bằng hệ thống chuyển tiền thẳng cho cá nhân, chớ không qua những ngân hàng, cho nên khó theo dõi và kiểm soát.

    8.3. Khủng bố có liên quan đến người Mỹ gốc Somalia

    Từ năm 2005 đến 2010, đã có 56 thanh niên Mỹ gốc Somalia có liên hệ đến những hoạt động khủng bố của al-Shabaab. Một số thanh niên đã bị Hoa Kỳ bắt giữ ở Song Thành (Twin Cities: Minneapolis-Saint Paul) bang Minnesota, kế đó ở Alabama, Seattle (WA). Họ là những người bị đưa ra toà kết án tù hoặc đã “thoát ly” rời HK trở về Somalia thực hiện “thánh chiến”.

    Shirwa Ahmed là người Mỹ gốc Somalia đầu tiên đánh bom tự sát vào trụ sở LHQ ở Ethiopia làm chết 24 người, đã từng cư trú tại Minneapolis-St. Paul, Minnesota.

    Chính quyền HK lo ngại những thanh niên nầy sẽ dùng thông hành HK, trở lại Mỹ thực hiện khủng bố.

    Hiện có từ 280 đến 300 chiến binh Hồi giáo không phải là người Somalia trong hàng ngũ al-Shabaab.

    8.4. Các hoạt động khủng bố của al-Shabaab

    Từ đầu năm đến tháng 9 năm 2009, al-Shabaab đã thực hiện 7 vụ tấn công ở Úc, Somalia, Yemen, Ethiopia…

    Vụ khủng bố lớn nhất của thủ lãnh đầu tiên tên Aden Hashi Farah Ayro là đánh bom vào toà đại sứ Mỹ ở Kenya năm 1998, làm thiệt mạng 224 người. Vụ tấn công năm 2002 vào khách sạn do người Do Thái sở hữu, làm chết 15 người.

    8.5. Hoa Kỳ oanh kích giết thủ lãnh al-Shabaab

    Ngày 1-5-2008, khoảng 3 giờ sáng địa phương, các phi cơ không người lái HK từ ngoài khơi Ấn Độ Dương, bay vào dùng hỏa tiễn có điều khiển tấn công cơ quan đầu não là một ngôi nhà đá ở Dusamareb, miền nam Somalia, giết chết 30 người, trong đó có thủ lãnh Aden Hashi Farah Ayro và Sheikh Muhyadin Omar.

    9* Trẻ em, chiến tranh và nạn đói

    9.1. Trẻ vô rội là nạn nhân của nạn đói và nội chiến

    Theo Quỹ Nhi Đồng LHQ (United Nations Childrens Fund), tên UNICEF là chữ viết tắt của tên cũ là “Quỹ Khẩn Cấp Nhi Đồng Quốc Tế LHQ (United Nations International Childrens Emergency Fund-UNICEF), thì trong số 10,000 chết vì đói đã có 30% trẻ em dưới 5 tuổi.

    Sau khi phiến quân Hồi Giáo tự ý rút ra khỏi Mogadishu, thì thủ đô nước nầy trở thành một trại tỵ nạn khổng lồ. Hơn 1,000 trẻ em được ghi nhận là suy dinh dưỡng trầm trọng, nhiều trẻ em được tiếp nhận quá muộn.

    Ở những điểm cứu đói, số người xếp hàng quá đông, nhiều đứa trẻ chết trước khi tới phiên mình được vào cứu chữa.

    Hôm thứ bảy 13-8-2011, Phó Tổng Thư Ký LHQ đặc trách các vấn đề nhân đạo, bà Valerie Amos đến thăm bịnh viện ở Mogadishu, bà cho biết “cảnh tượng trẻ em suy dinh dưỡng, còi cọc trong bịnh viện trông thật đau lòng”. Bà nói, “cần phải nổ lực giúp đở trẻ em và gia đình, mặc dù an ninh chưa hoàn toàn ổn định, al-Shabaab tuyên bố rút quân, nhưng một số các tổ chiến đấu vẫn còn ở lại để đánh du kích”.

    Các viên chức cứu trợ cho biết, có khoảng 800,000 đứa trẻ có thể chết vì đói ở Vùng Sừng Phi Châu.

    9.2. Trẻ em cầm súng để tạm sống

    Theo tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International-AI), một tổ chức phi chính phủ, mục đích thúc đẩy tất cả “quyền con người” đã được nêu ra trong bản “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền” của LHQ, thì trước tình trạng đói kém nầy, trẻ em Somalia được nhóm al-Shabaab tuyển chọn một cách có hệ thống. Chúng dùng trường học để tuyên truyền cách mạng Hồi giáo và tuyển chọn binh lính. Chúng dùng tiền bạc, điện thoại di động làm mồi nhử lũ trẻ, tham gia vào các vụ bắt cóc, tấn công trường học, ra mặt trận và tham gia các hoạt động khủng bố khác. Đa số đám trẻ từ 10 đến 17tuổi, nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt, là chọn trẻ lên 8 tuổi. Thật không thể tưởng tuợng được. Nếu trẻ không đồng ý thì bị đánh đập, thậm chí bị giết nữa.

    Nhiều trẻ coi đó là một cách kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Trước tình trạng nầy, nhiều trường học đã đóng cửa.

    Ông Michelle Kagari, Phó giám đốc tổ chức Ân Xá QT nhận định “Trẻ em ở đây, ngày càng đối mặt với những điều khủng khiếp, chúng có nguy cơ trở thành một thế hệ bị diệt vong, nếu như thế giới tiếp tục làm ngơ trước những tội ác chiến tranh đang ảnh hưởng trực tiếp đến chúng.

    [​IMG]

    10* Các vấn đề gây đói khổ của Somalia

    10.1. Thành lập chế độ Cộng Sản ở Somalia

    Ngày 21-10-1969, Trung tướng Mohamed Siad Barre làm đảo chánh, giết chết Tổng thống Abdirashi Ali Sharmarke, thành lập chế độ Cộng Sản, lấy tên nước là Cộng Hòa Dân Chủ Somalia (Somali Democratic Republic).

    Hủy bỏ hiến pháp, giải tán quốc hội, bắt giam những người chế độ cũ, quốc hữu hoá tất cả đất đai, cơ sở kinh tế và công nghệ, ngân hàng…Về nông nghiệp, áp dụng mô hình của Mao Trạch Đông. Trường trung học bị đóng cửa, 25,000 học sinh từ 14 đến 16 tuổi bị đưa về nông thôn, tổ chức thành nhóm lưu động, giống như Thanh niên xung phong ở VN.

    Hình ảnh của lãnh tụ Siad Barre cùng với hình của Karl Marx và Lenin được trưng bày khắp nơi, dọc theo các đường phố. Nói chung, chế độc CS nào cũng có khuôn mẫu giống nhau, cho nên, căn cứ vào các chế độ CS ở VN, Trung Cộng thì hiểu Somalia Cộng Sản như thế nào…

    10.2. Somalia xâm lược Ethiopia

    Vào những năm 1977, bộ máy tuyên truyền nhà nước CSVN trong nước loan tin cách mạng xã hội chủ nghĩa đã lan đến châu Phi, các nước Angola, Nicaragua, Ethiopia và Somalia đã bắt đầu tiến lên CNXH. Và khẳng định, tiến lên CNXH là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử loài người. Từ cộng sản nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ, lên Phong kiến, tư bản và tất yếu là phải lên chế độ XHCN rồi CSCN. Nhưng họ không nói là sau CNXH thì phải lùi lại Chủ nghĩa tư bản như thực tế hiện nay ở VN và trên thế giới.

    Somalia Cộng Sản xâm lược Cộng Sản Ethiopia.

    Năm 1977, Siad Barre đưa quân sang xâm lược nước Ethiopia dưới quyền cai trị của trung tá Mengistu Haile Mariam để đòi lại phần đất Ogaden trước kia thuộc Somalia. Bước đầu, Somalia thắng thế, chiếm gần hết vùng Ogaden.

    Liên Xô và các nước chư hầu trong khối Warsaw phản đối Somalia, cúp viện trợ kinh tế và vũ khí, thay vào đó, gia tăng viện trợ cho Ethiopia. Tháng 9 năm 1977, Somalia kiểm soát 90% phần đất Ogaden.

    Liên Xô can thiệp quân sự lớn nhất không lường được, là đưa 20,000 quân Cuba và chuyên viên Liên Xô đến giúp Ethiopia.

    Liên Xô cắt đứt quan hệ với Siad Barre, và ngược lại, Barre trục xuất cố vấn và xé Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, và ngã sang Tây phương.

    Somalia có vị trí chiến lược quan trọng là nằm ngay ở cửa của Hồng Hải (Red Sea), có kinh đào Suez nối liền với Địa Trung Hải (Me***erranean Sea). Tàu bè quốc tế qua lại tấp nập ở kinh đào Suez. Hồng Hải đi qua các nước Ethiopia, Djibouti, Eritrea, Sudan, Ai Cập, Libăng, Do Thái…

    Vì thế, năm 1989, Hoa Kỳ nhảy vào Somalia, viện trợ 100 triệu USD mỗi năm về kinh tế và quân sự.

    10.3. Sự tan rả của chế độ Cộng Sản Somalia

    Những năm 1980, người dân Somalia đã chán ghét chế độ độc tài CS đến cao độ, nhiều nhóm phản kháng nổi dậy khắp nơi. Chính phủ độc tài của Siad Barre suy yếu, nên ra tay đàn áp mạnh. Ở thủ đô Mogadishu, cấm tụ tập nơi công cộng trên 5 người. Tình trạng thiếu nhiên liệu, xe ôtô phải xếp hàng dài ở những trạm xăng, lạm phát gia tăng, giá thực phẩm nhảy vọt. Một kí mì sợ giá 5 đô la. Phải bỏ ra nhiều bó tiền để trả cho một bữa ăn bình thường. Một thị trường chợ đen ở giữa thủ đô để trao đổi hàng hoá cho nhau, không xài tiền, vì đồng tiền hết giá trị.

    Chế độ CS của Siad Barre trên đà bị tiêu diệt. Quần chúng bất mãn chế độ, nổi dây khắp nơi. Cấm tụ tập, cấm chụp hình ở nhiều nơi công cộng.

    Giới nghiêm ban đêm để công an, mật vụ thi hành các cuộc hành quân bắt cóc thủ tiêu. Nhiều vụ mất tích xảy ra. Những nhóm nổi dậy được nước Ethiopia trợ giúp vũ khí hoạt động ngày càng mạnh hơn.

    Tháng 5 năm 1986, Tổng thống Siad Barre bị tai nạn ôtô, chiếc xe của ông đụng vào một xe bus trong cơn mưa to. Barre bị thương nặng ở đầu, gãy xương sườn, phải điều trị ở Saudi Arabia. Trung tướng Mohamed Samatar và con rể của Barre là tướng Ahmed Suleiman Abdille nắm quyền cai trị trong nhiều tháng.

    Barre cố gắng trở lại nắm quyền, nhưng sức khoẻ còn quá yếu.

    Năm 1991, lãnh tụ của nhóm nổi dậy là Mohamed Farrah Aidid đánh chiếm thủ đô Mogadishu.

    Ngày 26-1-1991, Tổng thống Barre bị lật đổ, phải chạy về vùng nông thôn phía nam Somalia.

    Sau 2 lần đem binh về lấy lại chính quyền bị thất bại, nên phải chạy đến Nairobi của Kenya lánh nạn, ở đó Barre bị phản đối nên phải chạy đến Nigeria. Ngày 2-1-1995, Barre chết vì chứng đau tim. Chế độ CS cũng đã chết trước người lập ra nó.

    11* Nội chiến Somalia

    11.1. Nhóm nổi dậy tuyên bố thành lập quốc gia

    Tháng 5 năm 1991, nhóm quân sự của tướng Mohamed Farrah Aidid phối hợp cùng với những nhóm dân quân của các bô lão, tù trưởng các bộ lạc, thành lập Phong trào Quốc Gia Somalia, tuyên bố độc lập, lấy tên nước là Somaliland. Quốc gia nầy không được ai thừa nhận cả.

    Tình hình phía nam Somalia vẫn còn hỗn loạn. Các nhóm vũ trang đánh nhau khốc liệt để tranh giành những tài sản của quốc gia mà trước kia Cộng Sản đã quốc hữu hóa và tập trung lại.

    Ông James Bishop, đại sứ HK sau cùng ở Somalia giải thích, nguyên nhân nội chiến là do sự tranh giành nguồn nước, đất đai, đồng cỏ, những đàn gia súc, các cơ sở bị quốc hữu hoá trước kia.

    Nội chiến vẫn tiếp diễn, phá hỏng nền nông nghiệp, làm gián đoạn hệ thống phân phối lương thực xuống miền Nam. Các lực lượng vũ trang chiếm đoạt phần lớn thực phẩm, kết quả là nạn đói làm chết 300,000 người dân và 1.5 triệu người bị ảnh hưởng.

    11.2. Liên Hiệp Quốc đến giữ hòa bình

    Trước nạn đói và bất ổn, LHQ đưa một lực lượng đến Somalia giữ hoà bình, bảo vệ công tác cứu trợ. Hội Đồng BA/LHQ cho phép thành lập một lực lượng giữ hòa bình hạn chế mang tên Chiến Dịch LHQ tại Somalia (UNOSOM I). Hạn chế, là việc xử dụng vũ khí, chỉ ở mức phòng vệ nên các nhóm dân quân xem thường nên UNOSOM I không có hiệu quả.

    Hỗn loạn tiếp diễn, nạn đói hoành hành gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo, cho nên Chiến Dịch LHQ ở Somalia II (UNOSOM II) được thành lập.

    Thủ lãnh Mohamed Farrah Aidid ở thủ đô Mogadishu coi UNOSOM II là mối đe dọa quyền lực của mình nên ra lịnh tấn công quân đội giữ hoà bình của LHQ.

    Ngày 5-6-1993, quân của Aidid tấn công lực lượng LHQ UNOSOM II, giết chết 24 binh sĩ Pakistan và làm bị thương 80 người khác.

    Ngay ngày hôm sau, HĐ/BA/LHQ ra NQ 837 yêu cầu bắt và xử những phần tử người Somalia chịu trách nhiệm về cái chết của quân LHQ nói trên.

    [​IMG]

    12* Hoa Kỳ vào trận

    12.1. Trận Mogadishu năm 1993

    Hoa Kỳ thành lập một chiến đoàn Đặc Biệt gồm lực lượng Delta, Biệt kích hải quân SEAL (Team 6) và một đơn vị không quân. Cuộc hành quân mang tên Con rắn Gothic (Operation Gothic Serpent)

    Lực lượng hành quân dưới quyền chỉ huy của Trung tướngWilliam F. Garrison, khởi hành từ một căn cứ Hoa Kỳ ở ngoại ô, tiến vào trung tâm thủ đô Mogadishu để bắt hai lãnh tụ của nhóm dân quân bộ lạc Habar Gedri, có trách nhiệm về vụ giết 24 binh sĩ Pakistan, Bộ lạc nầy dưới quyền của Mohamed Farrah Aidid, tự xưng là tổng thống nước Somalia (Somaliland).

    Thành phần hành quân:

    – 160 binh sĩ

    – 19 trực thăng

    – 12 chiếc xe. (9 chiếc Humvee và 3 xe chở quân)

    Kế hoạch

    – Một toán Delta 4 người, do Đại úy Michael D. Steele chỉ huy, từ trực thăng đu dây xuống khách sạn Olympic để bắt 2 lãnh tụ, là Bộ trưởng Ngoại Giao của tướng Aidid là Omar Salad Elmi và cố vấn chính trị cao cấp tên Mohamed Hassan Awele. Đồng thời, các toán yểm trợ cũng từ trực thăng đu dây xuống chiếm giữ và kiểm soát 4 phía của khách sạn, bảo vệ toán đột kích tấn công bắt người.

    – Một đoàn xe gồm 9 chiếc Humvee và 3 xe chở quân do Trung tá Danny McNight chỉ huy, phải đến địa điểm vài ba phút sau khi cuộc tấn công mở màn, để chở “tù binh” và toàn thể lực lượng hành quân về căn cứ ở ngoại ô.

    – Toàn bộ cuộc hành quân chỉ kéo dài trong 30 phút.

    Thi hành kế hoạch hành quân

    Ngày 3-10-1993

    15:42 phút.

    4 biệt kích đu dây từ trực thăng xuống mục tiêu để bắt người. Binh nhất Todd Blackburn bị tuột tay, rơi từ độ cao 70 ft (21m) xuống mặt đường, bị thương rất nặng. Không biết lý do rơi, nhưng suy đoán là do trực thăng giật mạnh để né tránh rocket bắn từ nóc nhà kế bên.

    15:47 phút

    Dân quân Somalia ùa đến bao vây cả khu vực. Cuộc ác chiến xảy ra trên từng góc phố.

    16:02

    Biệt kích báo cáo đã chiếm mục tiêu. Bắt sống 2 lãnh tụ và 21 người khác. Yêu cầu cho đoàn xe đến đưa về căn cứ.

    16:15

    Đoàn xe 9 chiếc Humvee và 3 xe chở quân vẫn chưa khởi hành được, vì trục trặc truyền tin. Hai bên hiểu lầm nhau về lệnh lạc, cho nên bên nầy chờ bên kia mất 20 phút. Trở ngại nầy gây thêm trở ngại khác là, dân quân Somalia có thì giờ lập những rào cản và tổ chức chiến đấu trên các đường vào mục tiêu. Làm cho giao chiến xảy ra và mất nhiều thì giờ hơn 30 phút đã định trong kế hoạch.

    16:20 phút. Trực thăng thứ nhất bị rớt.

    Chiếc Black Hawk UH-60 bị trúng rocket, rơi xuống cách toà nhà khách sạn 5 khu phố.

    16:22 phút

    Các toán quân Somalia bắt đầu tràn về phía trực thăng rớt.

    16:26 phút. Trực thăng thứ hai bị rớt.

    Đoàn xe 9 chiếc Humvee đến mục tiêu, chở tù binh và binh sĩ chạy về phía trực thăng rớt để cứu nạn.

    Trong khi đó, một trực thăng khác do phi công Michael Durant liều mình, bay vào chỗ chiếc thứ nhất bị rớt để tiếp cứu, nhưng lại bị trúng đạn do súng phóng lựu bắn lên, rớt cách khách sạn khoảng 1 dặm. Đó là chiếc thứ hai bị rớt, những người trên trực thăng bị giết hết, Michael Durant bị bắt làm tù binh.

    16:35 phút

    Đoàn xe Humvee chở binh sĩ và tù binh chạy lạc đường, thay vì chạy về doanh trại ở ngoại ô, nhưng chạy vào trung tâm thủ đô, làm bia cho các toán bắn tỉa và các tổ dân quân tấn công, quân số tử thương và bị thương gần phân nửa, mà thuốc men không có, đạn dược không còn. Một trực thăng bị trúng đạn trong khi cố gắng bay vào trung tâm thủ đô để thả xuống những đồ tiếp tế.

    Trời tối, vì không có thiết bị để nhìn thấy ban đêm, cho nên đoàn quân án binh bất động cho qua đêm.

    Bộ chỉ huy hành quân HK yêu cầu Bộ chỉ huy LHQ cứu viện. Hai đại đội được thành lập, gồm quân Mả Lai và Pakistan với vài trăm chiếc xe bao gồm xe tăng M-48 và thiết vận xa khởi hành lúc 23:23 phút.

    Ngày 4-10-1993

    5:30 phút (sáng)

    Toán biệt kích HK phải đi bộ theo xe tăng, thiết giáp, vì các xe chở 2 đại đội không còn chỗ, quân Mỹ rút lui dưới làn đạn của dân quân Somalia, về căn cứ của quân đội Pakistan.

    Kết quả

    Cuộc hành quân kéo dài từ chiều 3-10-1993 đến sáng 4-10-1993.

    Phía Hoa Kỳ

    – 19 binh sĩ thiệt mạng

    – 84 bị thương

    – 1 phi công bị bắt

    – 2 trực thăng bị rớt

    Quân Mả Lai

    – 1 thiệt mạng

    – 7 bị thương

    Quân Pakistan-

    – 2 bị thương

    Phía dân quân Somalia

    Thiệt mạng: ước lượng từ 315 đến 2,000

    – Bị thương: ước lượng từ 1,000 đến 3,000

    Phía dân chúng

    – Hồng Thật Tự Quốc Tế cho biết có khoảng 200 thường dân chết và nhiều trăm người bị thương.

    Trận đánh Mogadishu 1993 gây kích động trong quần chúng Mỹ khi hình ảnh những tù binh bị trói, những xác người Mỹ bị kéo lê trên đường phố. Những thi thể được quật mồ sau 11 ngày, để hoàn trả cho HK trông rất khủng khiếp, trong đó có một người bị chặt đứt đầu.

    Phi công Michael Durant được trao trả cho HK.

    Hai tuần lễ sau, trong một bản văn viết tay gởi cho Tổng thống Clinton, Trung tướng William F. Garrison nhận lấy trách nhiệm về hậu quả của trận đánh. Tuy đạt được mục đích, nhưng thiệt hại quá nặng do những khuyết điểm trong kế hoạch hành quân.

    Những tai hại của chế độ Cộng Sản, của chiến tranh với Ethiopia, và nội chiến không ngừng, làm cho Somalia suy yếu, kiệt quệ cho nên khi gặp hạn hán thì dân chúng chết đói trước các nước láng giềng như Kenya và Ethiopia.

    13* Kết luận

    Ngày thứ năm 18-8-2011, Giám đốc Tổ Chức Lương Nông LHQ (FAO), ông Jacques Diouf tuyên bố trong buổi họp khẩn cấp của tổ chức, ông nói “Quốc tế có tiền và kỹ năng để giúp nông dân chăn nuôi và trồng trọt, chống nạn khô hạn, nhưng đã không áp dụng được lợi điểm đó vì không có an ninh. Thế giới không thể chấp nhận tình trạng hơn 12 triệu người trong vùng nầy có nguy cơ chết đói vì hạn hán nghiêm trọng”.

    LHQ cũng cảnh báo rằng sản lượng hoa màu ở miền nam Somalia sẽ thấp dưới mức trung bình.

    Ngoại trưởng Clinton phát biểu, “Việc ứng phó với nạn đói phải có tầm nhìn vượt ra ngoài khủng hoảng hiện tại, bảo đảm rằng khủng hoảng sẽ không tái diễn. Cứ vài thập niên thì chu kỳ nầy tái diễn một lần, nếu chúng ta phủi tay, đổ lỗi cho những thế lực ngoài vòng kiểm soát thì thật dễ dàng, nhưng chu kỳ nầy, không phải là không thánh khỏi được”.

    Bà Clinton nói tiếp “Có hơn 7.6 triệu nông dân và nhà chăn nuôi nhỏ ở Ethiopia và Kenya đã được “Mạng lưới an toàn xã hội” trợ giúp, nên họ không cần đến những cứu trợ khẩn cấp như hiện nay. Hoa Kỳ đã trợ giúp 3.5 tỷ USD cho những quốc gia cam kết thực hiện chương trình nầy”.

    Bà Clinton cũng kêu gọi thế giới tham gia chương trình nầy và nếu không hành động như vậy, thì sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng khác trong Vùng Sừng Phi Châu nầy. Bà Clinton nói rất đúng, năm nay 2014 Somalia bắt đầu chu kỳ chết đói như LHQ vừa công bố.

    Những người phản đối Tây phương cho rằng, chương trình do HK đề xướng là một công cụ chính trị mục đích dùng mạng lưới trợ cấp để lôi kéo người dân về phía đảng cầm quyền. Nhất là nhóm Hồi Giáo al-Shabaab, quyết chống Tây phương đến cùng. Nghèo chết bỏ.

    Người châu Phi có lẻ còn phải chịu khổ sở dài dài bởi những “vấn đề” của người châu Phi, bao gồm tham nhũng, độc tài, nội chiến, phong tục lạc hậu, tôn giáo cực đoan, quá khích…cái vòng lẩn quẩn không phá được. Nghèo đói sinh ra tham nhũng, tham nhũng sinh ra độc tài, độc tài sinh ra nội chiến, nội chiến sinh ra nghèo đói, nghèo đói sinh ra tham nhũng…

    Hình ảnh của trẻ em vô tội ở Somalia đã chết hoặc sắp chết làm xúc động lòng người. Thế hệ nầy của châu Phi sẽ đi về đâu của kiếp người.

    https://nghiencuulichsu.com/2019/06/28/nan-doi-va-noi-chien-o-somalia/
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Zanzibar – Quốc gia tự xóa sổ

    [​IMG]

    Đăng Phạm

    Nếu là người thích tìm hiểu các kỉ lục quân sự, rất có thể bạn đã nghe qua cái tên Zanzibar. Quốc gia (hay chính xác là cựu quốc gia) này đang nắm giữ kỉ lục buồn: thua trận nhanh nhất lịch sử, với ”thành tích” đầu hàng người Anh chỉ sau…45 phút. Kỉ lục này hiện tại vẫn nằm trong sách Guinness World Records, và có lẽ sẽ chẳng có nước nào phá nổi nó nữa.

    Tuy nhiên, đó có thể là tất cả những gì người ta biết về quá khứ Zanzibar. Những người sinh ra ở nửa sau thế kỉ 20 thậm chí có thể không biết đã có một quốc gia tên Zanzibar tồn tại đến tận năm 1964. Những gì mà đa phần thế giới biết đến Zanzibar ngày nay là một hòn đảo du lịch tuyệt đẹp, những hương liệu chất lượng bậc nhất thế giới, pha trộn hơn 10 nền văn hóa,…và điều quan trọng là mọi người nghĩ ZANZIBAR LÀ MỘT PHẦN CỦA TANZANIA.

    Dù ngày nay thuộc Tanzania, nhưng trong lịch sử của mình Zanzibar chưa bao giờ coi mình thuộc về châu Phi chứ đừng nói đến một quốc gia châu Phi. Lịch sử ghi nhận: ZANZIBAR LÀ QUỐC GIA ARAB VÀ HỒI GIÁO. Tuy nhiên, biến cố lịch sử xảy ra vào năm 1964, đã xóa sổ toàn bộ lịch sử đất nước này, biến Zanzibar từ quốc gia độc lập trở thành 1 bộ phận của nước khác. Nhưng lịch sử của Zanzibar rất nhiều thú vị, và thú vị năm 1964 là quốc gia này không hề bị tấn công từ bên ngoài, chính người dân nơi này đã ”dâng” đất nước mình cho ngoại quốc.

    Ngoài lề: trước năm 1964 cũng không có quốc gia gọi là ”Tanzania” như ngày nay. Tanzania ngày nay tên đầy đủ là ”Cộng hòa thống nhất Tanzania”, cũng đã nói lên quốc gia này là sự hợp nhất giữa hai thực thể Tanganiyka (đất liền, có thể gọi là Đại lục) và Zanzibar (hải đảo). Lịch sử của Tanganiyka xin không đề cập ở đây. Bài này xin nói về lịch sử của Zanzibar và cuộc cách mạng năm 1964.

    [​IMG]

    Những thổ dân đầu tiên của Zanzibar được gọi là Hadimu và Tumbatu. Dù có da đen nhưng ngày nay vẫn chưa có bằng chứng hay công trình nghiên cứu nào kết luận được liệu thổ dân Hadimu và Tumbatu có từ đại lục châu Phi di cư sang Zanzibar hay không. Những người ủng hộ thuyết Zanzibar thuộc về châu Phi thì dựa vào ngôn ngữ của thổ dân Zanzibar với ngôn ngữ của người Bantu châu Phi. Những người phản đối thuyết này thì dựa vào bằng chứng rằng thổ dân Zanzibar rất kém đóng thuyền, và vì vậy bác bỏ khả năng họ di cư từ đại lục châu Phi. Vì vậy ngày nay, tranh cãi về nguồn gốc thổ dân Tumbatu cũng là tranh cãi lớn nhất về lịch sử Zanzibar.

    Những chuyện sau đó rõ ràng hơn. Các thương nhân Arab, Ba Tư, Ấn Độ và cả Indonesia rất sớm đã đặt chân đến quần đảo Zanzibar. Gốm cổ Assyria tìm thấy ở Zanzibar là một bằng chứng không thể tranh cãi về sự hiện diện của người Lưỡng Hà đến quần đảo Ấn Độ Dương này. Và người Ba Tư được coi là đặt tên cho quần đảo. Tên “Zanzibar” là bắt nguồn từ tiếng Ba Tư:زنگبار (Zangi-bar ) có ý nghĩa là ”bờ biển Đen”

    Suốt nhiều thế kỷ, Zanzibar trở thành trung tâm buôn bán tuy không lớn của Ấn Độ Dương. Người Ấn Độ, Arab, Indonesia,..mang đến đây nhiều hương liệu, gia vị đặc trưng của họ như: đinh hương, đậu khấu, quế, hạt tiêu, cọ sợi,…khiến nó mang cái tên ”quần đảo Gia vị” cùng tên với quần đảo Gia vị nổi tiếng nhất thế giới ở Maluku, Indonesia. Sau này, người dân đã tiến lên trồng cả các gia vị này trên đảo, ngày nay trở thành hàng xuất khẩu chính của Zanzibar.

    Trong số đó, người Arab với lợi thế khoảng cách địa lý gần hơn, đã bắt đầu ở lại lâu dài trên đảo từ thế kỷ thứ 10, hình thành thị xã Stone Town (Phố Đá), di sản thế giới của UNESCO. Người Arab dần kiểm soát đường buôn bán của Zanzibar, nắm luôn cả đường mậu dịch trên biển Đông Phi. Người Arab còn mang cả nô lệ từ châu Phi đến Zanzibar, đồng thời truyền đạo Hồi cho những người này cũng như thổ dân trên đảo. Thế kỉ thứ 10 đã bắt đầu xác lập Zanzibar trở thành quốc gia dưới tay người Arab và Hồi giáo.

    Dấu ấn lịch sử lớn của Zanzibar xuất hiện vào năm 1499. Vasco da Gama trên đường đến Ấn Độ đã đặt chân lên Zanzibar năm 1499. Người Bồ Đào Nha ghi nhận Zanzibar là ”nơi buôn bán không quá sầm uất, có nhiều sản vật như Ấn Độ,…”, ”giới tinh hoa Arab kiểm soát và nắm nô lệ da đen”. Vì biết thế lực của người Arab ở đây không mạnh, năm 1505, hạm đội của Francisco de Almeida đã chiếm quần đảo và sáp nhập vào Đế quốc Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha kiểm soát nơi này 2 thế kỷ.

    Nói về quốc gia gắn kết nhất với Zanzibar thì đó là Oman. Trong chuyến hải trình của mình, Bồ Đào Nha chiếm được Oman và chiếm đóng kinh đô Muscat trong suốt 143 năm từ 1507 đến 1650. Nhưng Đế chế Bồ Đào Nha nhanh chóng suy tàn. Họ bị người Ottoman đánh tan tác ở Muscat năm 1522, nhưng Ottoman không chiếm thành phố. Đến cuối thế kỉ 17, các bộ lạc Hồi Giáo đã đuổi được người Bồ Đào Nha khỏi Oman, thành lập Đế quốc Oman lừng lẫy thế kỉ 17-19.

    [​IMG]
    Đế quốc Oman (The Omani Empire) – là một đế chế hàng hải hùng mạnh ở Ấn Độ Dương từ thế kỉ 17 đến 19

    Sau khi đánh bại người Bồ Đào Nha, Oman trở thành một đế quốc hùng mạnh khu vực. Họ liên minh với Anh chiếm rất nhiều đất của Bồ Đào Nha ở Đông Phi và Ấn Độ. Trong sự bành trướng của mình, năm 1698, quân Oman chiếm được Zanzibar.

    Zanzibar nhanh chóng trở thành một bộ phận rất quan trọng của Đế quốc Oman. Nhờ kiểm soát được Zanzibar, Oman nắm được đường mậu dịch trên Ấn Độ Dương, chia sẻ với người Anh. Zanzibar giúp đế quốc Oman trở nên rất giàu có. Nhận thấy tầm quan trọng của quần đảo này, năm 1840, một sự kiện hiếm có trong lịch sử, Quốc vương Said bin Sultan của Oman đã rời đô từ Muscat sang Stone Town ở Zanzibar. Quần đảo nhỏ bé chơi vơi giữa Ấn Độ Dương trở thành kinh đô của một đế quốc Oman rộng lớn, thêm một sự kiện thú vị của lịch sử.

    Tuy nhiên, năm 1856, Quốc vương Said bin Sultan của Oman qua đời. các con trai ông là Sayyid Thuwaini và Sayyid Majid đã tranh giành nhau quyền nối ngôi. Hậu quả là đế quốc Oman bị phân chia. Nhờ sự trung gian của người Anh, Đế quốc Oman bị chia thành ”Vương quốc Muscat và Oman” của Sayyid Thuwaini, kiểm soát bán đảo Arab, và ”Vương quốc Zanzibar” của Sayyid Majid, kiểm soát Zanzibar và vùng Đông Phi.

    Sau sự phân chia này, cả Oman và Zanzibar đều yếu đi trông thấy. Zanzibar bị mất các vùng đất ở Đông Phi. Somali mất vào tay Ý, Kenya được nhượng cho Anh, Tanganyika (đất liền Tanzania ngày nay) mất cho Đức,…Chỉ nhờ sự can thiệp của Anh, Zanzibar mới thoát khỏi nguy cơ bị Đức xâm lược năm 1890, sau khi nước này chiếm được Tanganyika. Nhưng cũng do hiệp ước Anh kí với Đức, Zanzibar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh.

    Sự bảo hộ của Anh gây ra một số phản đối trong nội bộ Zanzibar. Năm 1896, quốc vương Zanzibar Hamad bin Thuwaini thân Anh qua đời, cháu trai Khalid bin Bargash lên nắm quyền, là một người chống sự bảo hộ của Anh. Người Anh ra tối hậu thư, buộc phải để Hamud bin Muhammed lên kế vị nếu không sẽ tấn công. Đến 9h ngày 27/8/1896, tàu quân Anh nã pháo vào cung điện Hoàng gia của Zanzibar. Đến 9h45, quân Zanzibar đầu hàng!!!!!!

    Sau khi giúp Hamud bin Muhammed lên ngôi, người Anh bắt ông vua này bãi bỏ chế độ nô lệ ở Zanzibar. Zanzibar chấm dứt vai trò là nơi buôn bán nô lệ trên biển Đông Phi. Hơn 10.000 nô lệ da đen được giải phóng, các chủ nô được bồi thường. Hiện nay ở Zanzibar vẫn còn một đài tưởng niệm lớn cho các nô lệ da đen ở đây, nằm ngay trước nhà thờ Kito giáo lớn nhất của hòn đảo. Người đã có công thuyết phục Zanzibar bãi bỏ nô lệ là bác sĩ, nhà truyền giáo người Anh David Livingstone, người đã được khắc tên lên thánh giá của nhà thờ, và được coi là nhân vật thứ 98 trong 100 nhân vật ảnh hưởng nhất của nước Anh. Livingstone đã cho xây nhà thờ ngay trên nền cũ của khu chợ nô lệ tàn bạo của Zanzibar.

    Ngày 10 tháng 12 năm 1963, Zanzibar được độc lập từ sự cai trị của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với chế độ quân chủ lập hiến dưới quyền Sultan, tiếp tục là một quốc gia Arab và Hồi giáo. Vào thời điểm đó, Zanzibar có dân số khoảng 300.000 người. Dân số da đen trên đảo Zanzibar đã chiếm tới 60%, nhưng có đến 99% dân số theo đạo Hồi. Nô lệ châu Phi chiếm một phần rất đông trong tổng dân số 300.000 của Zanzibar, ước tính có đến 1/3 dân số Zanzibar là con cháu nô lệ gốc Phi.

    Dù vậy, sau độc lập, xung đột giữa người gốc Phi, kể cả gốc Phi Hồi Giáo với người Arab lên cao. Người Arab chỉ có 50.000 người, cùng với 20.000 người Ấn Độ nhưng lại nắm mậu dịch và thương mại, rất giàu có và có quyền lực xã hội. Người Ấn Độ nắm quyền trồng gia vị, có lợi nhuận cao. Trong khi đó, người da đen chỉ trồng lương thực, canh tác kém nên thiếu đói. Lực lượng cảnh sát bảo vệ quốc vương Jamshid bin Abdullah cũng do người Arab nắm.

    Từ năm 1963, tình hình bắt đầu rối ren ở Zanzibar. Bạo lực giữa người Phi và người châu Á bùng phát ở nhiều nơi, nhiều người chết. Trong đó, nhiều người Phi có tư tưởng Marxist, là những người sốt sắng làm cách mạng nhất, muốn đưa Zanzibar thành một nước XHCN của người da đen. Những người này lập thành đảng Afro-Shirazi Xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, một số người Arab Xã hội chủ nghĩa lập nên đảng Umma, cũng muốn làm một cuộc cách mạng XHCN độc lập với người Phi. Tuy nhiên trong cách mạng 1964, 2 đảng này đã bắt tay nhau

    Đến 3h sáng ngày 12/1/1964, cách mạng Zanzibar bùng nổ. Gần 2000 người gốc Phi, trong đó khoảng 600 người có vũ trang, tràn ra đường phố chém giết người Arab. Các cơ quan chính phủ thất thủ, thủ tướng và nhà vua phải bỏ chạy. Cách mạng thắng lợi nhanh chóng, nhanh như Zanzibar đầu hàng người Anh. 61 công dân Mỹ, trong đó có 16 nhân viên của một trạm theo dõi vệ tinh của NASA, cũng bị bắt giữ

    Tuy nhiên, những gì xảy ra sau cách mạng mới đáng nói. Đó là cuộc trả thù tàn khốc và đẫm máu nhằm vào người Arab. Tuy nhiên, thảm kịch này có thể đã không bao giờ được biết đến, nếu không có một sự tình cờ.

    Một đoàn làm phim người Ý, trong lúc đang quay phim cho phim tài liệu ”Africa Addio”, đã bay qua biển Zanzibar ngày 12/1/1964. Tại đây, họ đã tình cờ quay được những thước phim gây sốc cả thế giới (tuy nhiên không sốc với những người xem cả bộ phim vì bản thân phim tài liệu này đã có quá nhiều cảnh kinh dị khác). Trong các đoạn phim, người ta nhìn thấy hàng dài tù nhân Arab bị dẫn đến mộ tập thể, bị người da đen chôn sống, xác chết người Arab chồng chất mà tác giả miêu tả là ”những bóng trắng giống ma hơn là người”, những người Phi hoảng hốt khi thấy máy bay,…Cuối cùng là cảnh quay rất đau lòng khi hàng chục nghìn người Arab tuyệt vọng chạy ra bờ biển để trốn khỏi cuộc thảm sát. Để hôm sau khi đoàn phim quay lại, bãi biển đầy xác người. Đến nay những cảnh phim này là tư liệu thị giác duy nhất về các vụ tàn sát tại Zanzibar năm 1964, và được coi là ”thước phim có giá nhất, làm nên cả bộ phim” do không có bất cứ thước phim nào khác ghi lại cảnh này.

    [​IMG]

    Cho ai muốn xem phim ”Africa Addio”: bộ phim là tài liệu thật 100%, nên rất nhiều cảnh máu me, giật gân như lột tả sự hoang dại của châu Phi mới độc lập: núi tay người bị chặt ở Rwanda, quay trực tiếp cảnh săn voi, giết thú rừng, cảnh hành quyết công khai, lính đánh thuê chơi đùa với đầu lâu,…

    Còn trên chính thức, các tài liệu công bố có đến 20.000 người Arab và Nam Á đã bị giết hại dã man. Hàng chục nghìn người khác đã bỏ chạy đến Oman lánh nạn.

    Người chỉ huy các vụ tàn sát này là John Okello, một người gốc Uganda của đảng Afro-Shirazi. Sự tàn bạo của Okello khiến ông bị các đảng viên Umma người Arab vốn ủng hộ ông trong cách mạng, đẩy sang một bên và phải trở về Uganda. Ngoài ra, do 99% dân số là Hồi giáo, nhưng Okello là đạo Cơ đốc khiến ông bị ghét trong chính nội bộ đảng Afro-Shirazi. Cuối cùng, đảng Afro-Shirazi và đảng Umma, cả 2 đều Xã hội chủ nghĩa liên minh cầm quyền, chia sẻ quyền lực cho cả người Phi và Arab. Nhưng dân số Arab và Nam Á đã chạy hết khỏi đảo. Năm 1988, dân số Zanzibar chỉ còn 158.000 người. Người Arab chỉ còn hơn 1000, chủ yếu là Đảng viên đảng Umma.

    Cuộc cách mạng Zanzibar mang hơi hướng Xã hội chủ nghĩa khiến người Anh vô cùng lo ngại. Trong ngày 12/1, quân Anh ở Kenya đã trực chiến sẵn sàng can thiệp. Nhưng cuối cùng đã không có cuộc tấn công nào.

    Chính phủ Zanzibar lên nắm quyền ngay lập tức công nhận Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và CHDCND Triều Tiên. Đến tháng 2, cố vấn Liên Xô, Đông Đức, Trung Quốc đã có mặt ở Zanzibar. Báo New York Times viết ”Zanzibar trên bờ vực Cộng sản – Cuba của châu Phi”. Che Guevara phát biểu tại Cuba vào ngày 15 tháng 8 rằng “Zanzibar là bạn của chúng tôi và chúng tôi trao cho họ một chút giúp đỡ nhỏ nhoi của mình, là sự giúp đỡ anh em của chúng tôi, sự giúp đỡ cách mạng của chúng tôi tại thời điểm cần thiết” được cho là ám chỉ đến sự hỗ trợ của cố vấn Cuba trong cách mạng. Bên cạnh đó, có thuyết âm mưu cho rằng tình báo Israel đã hỗ trợ cuộc cách mạng, với mục đích chống người Arab.

    Dù người Anh ban đầu định tấn công dẹp bỏ cuộc cách mạng hơi hướng XHCN này, nhưng cuối cùng giới hạn lại rằng: ”cầm quyền ở Zanzibar đang nghiêng về những người dân tộc chủ nghĩa châu Phi, phe cộng sản Arab Umma đang yếu thế”. Vậy nên người Anh để cho Zanzibar yên ổn, nhưng sẽ tấn công nếu đảng Umma XHCN định đảo chính.

    Tuy vậy, lo ngại đảo chính đã khiến các lãnh đạo gốc Phi của Zanzibar có một quyết định lịch sử: xin gia nhập Tanganyika, một quốc gia lúc trước được biết đến là ”thuộc địa” của Zanzibar. Cuộc hợp nhất này đã tạo nên đất nước mới: Cộng hòa thống nhất Tanganyika và Tanzania, sau đổi tên thành Cộng hòa thống nhất Tanzania. Mục đích của sự sáp nhập là để ngăn ngừa nguy cơ người Arab đảo chính. Sau sáp nhập, dân cư Tanganyika đã tràn sang Zanzibar, biến tiếng Swahili trở thành ngôn ngữ lớn nhất ở đây, vượt qua tiếng Arab. Đó là sự kiện chấm dứt vai trò của Zanzibar với vai trò quốc gia Arab và Hồi giáo, trở thành một phần của châu Phi. Ở một khía cạnh nào đó, Zanzibar đã trở thành ”vong quốc”

    Ngày nay, tại Zanzibar, cách mạng 1964 là một sự kiện văn hóa trọng yếu, được đánh dấu bằng việc phóng thích 545 tù nhân nhân dịp kỷ niệm 10 năm và một buổi diễu binh nhân kỷ niệm 40 năm. Ngày Cách mạng Zanzibar được chính phủ Tanzania xác định là một ngày nghỉ lễ công cộng; được kỷ niệm vào 12 tháng 1 hàng năm.

    Ngày nay, Zanzibar là một phần lãnh thổ Tanzania, nhưng độc lập tương đối. Zanzibar có chính phủ, quốc hội, bầu cử, hiến pháp riêng, nhưng chung tiền tệ với Tanzania. Đặc biệt, Zanzibar vẫn có đội bóng đá riêng, giải Vô địch quốc gia riêng, và mới đây vừa là nhà Á quân của cup bóng đá Đông Phi, trong giải đấu mà họ thắng chính Tanzania. Tình trạng này rất giống ”một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc, nên đôi khi người ta gọi Zanzibar là ”Hồng Kong của Châu Phi”

    Bên cạnh là một hòn đảo du lịch phát triển, nơi buôn bán gia vị sầm uất, Zanzibar ngày nay đôi lúc vẫn bùng phát bạo lực, và thường xuyên bị cáo buộc gian lận bầu cử. và bạo lực của cảnh sát gốc Phi với cư dân Arab.

    https://nghiencuulichsu.com/2019/07/23/zanzibar-quoc-gia-tu-xoa-so/
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Che Guevara ở Congo – những năm tháng bị lãng quên

    [​IMG]



    Đăng Phạm/ ncls group

    Che Guevara đã viết nhật ký về thời gian mình ở Congo. Nhiều nhà xuất bản sẽ để tên là: Congo Diary: The Story of Che Guevara’s Year in Africa.

    Tuy nhiên, nhiều nhà xuất bản khác, cũng như Amazon khi bán quyển sách này, họ cố tình đưa thêm từ ”lost” vào, thành Congo Diary: The Story of Che Guevara’s “Lost” Year in Africa, nghĩa là ”những năm bị mất của Che ở Châu Phi”

    Không phải nghiễm nhiên mà Amazon đặt tựa như vậy. Quả nhiên, rất rất nhiều người hiện nay có thể nói về cuộc đời Che, về hành trình xuyên Nam Mỹ, về cách mạng Cuba, về cái chết bi hùng ở Bolivia,… nhưng ít ai kể rõ được những năm tháng ở châu Phi của Che. Nguyên nhân có thể có một cách giải thích: những năm đó, về cơ bản là thất bại với Che. Nói cách khác, người ta không muốn nhắc lại thời gian đó

    Tuy nhiên, những người yêu Che chân chính, cũng nên có ít nhiều thông tin về giai đoạn này, dù nó có không đẹp, nhưng cũng nên là một chương trong cuốn huyền sử về Che.

    Vào những năm 60, châu Phi nổi lên mạnh mẽ là lục địa của các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hàng loạt các quốc gia giành độc lập, cùng rất nhiều các chính phủ Xã hội chủ nghĩa, cánh tả thân Liên Xô được thành lập, chia đôi châu lục này với phần còn lại là các chính phủ cánh hữu thân phương Tây.

    Cùng lúc này, cách mạng Cuba vừa thành công, đã nhanh chóng tạo sợi dây liên kết phong trào đấu tranh giữa Cuba và châu Phi. Từ rất sớm, quân đội Cuba đã có mặt ở Algeria để tấn công Morocco trong cuộc Chiến tranh Cát (Sand War) và ở Congo trong cuộc nổi dậy Simba. Sau này, quân đội Cuba còn xuất hiện trong hàng loạt cuộc chiến ở Guinea, Mozambique, Angola, Ethiopia, Somali, Tây Sahara, Eritrea, Zanzibar,…

    Congo, vùng đất rộng lớn ở trung tâm châu Phi, giàu có bậc nhất châu Phi về tài nguyên nhưng trở nên nghèo đói xơ xác do ách cai trị quá cực đoan của thực dân Bỉ.

    Nhà nước Congo Tự do (1885-1908) – tiền thân của Congo thuộc Bỉ là lần đầu tiên ở châu Phi, nạn chặt tay trở nên nghiêm trọng. Thực dân Bỉ dùng bàn tay người như một loại tiền tệ thay cho thuế cao su (lần thứ 2 sau này, là nội chiến Liberia với 11% dân số bị chặt tay). Người ta ước tính dưới thời vua Leopold của Bỉ, 10 triệu người Congo đã chết, cùng lượng lớn người mất khả năng lao động do bị chặt tay.

    Đến năm 1960, Congo giành được độc lập. Thủ tướng Patrice Lumumba theo đường lối thân Liên Xô, dẫn đến xung đột trong nước, trong đó vùng Katangan giàu Urani làm bom hạt nhân, tuyên bố li khai. Năm 1961, Patrice Lumumba bị ám sát, người ta đổ lỗi cho CIA. Congo lâm vào nội chiến giữa chính phủ và quân nổi dậy cánh tả

    Để hỗ trợ cho các lực lượng cánh tả Congo, cũng đồng thời đối phó với sự can thiệp của lính đánh thuê châu Âu từ Bỉ, năm 1961 quân đội Cuba đã vượt Đại Tây Dương đến Tanzania, một nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Phi, rồi vượt rừng đến Congo chiến đấu bên cạnh những người tự gọi là ”Simba”, tiếng Swahili có nghĩa là ”sư tử”.

    Đến đầu năm 1965, Che Guevara tuyên bố mình sẽ rời Cuba để đến Châu Phi cho cuộc chiến đấu mới. Che đi qua một loạt nước, đến Algeria gặp Tổng thống Ahmed Ben Bella, đến Ai Cập gặp Gamal Abdel Nasser. Ở Ai Cập, Nasser đã cảnh báo Che rằng nổi dậy ở Congo sẽ ”không khôn ngoan”, nhưng Che vẫn kiên quyết con đường của mình. Sau đó, Che đến Mali, Thượng Volta, Guinea, Senegal, Ghana. Sau đó, Che bí mật sang Trung Quốc, được Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai tiếp đón trọng thị rồi cuối cùng đến Tanzania hội quân cùng tướng Cuba gốc Phi, Víctor Dreke ở căn cứ du kích Kigoma bên hồ Tanganyika thuộc lãnh thổ Tanzania.

    Ngày 23/4/1965, Che cùng các đồng chí Cuba của mình vượt sông vào đất Congo, hoạt động tại căn cứ Kibamba, cực đông tỉnh Maniema, Congo. Ở đây, Che định huấn luyện cho du kích của Laurent-Désiré Kabila, tổng thống sau này của Congo. Ở Congo, Che được gọi là ‘’Tatu’’ – số 3 trong tiếng Swahili.

    Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Che và du kích Congo rất lỏng lẻo và nhanh chóng phá sản.

    Che gọi Laurent-Désiré Kabila ‘’không phải là người có giờ giấc’’. Điều này được cho là do Laurent-Désiré Kabila thường cung cấp người và vũ khí cho Che khá chậm, xuất phát từ sự nghi ngờ người da trắng của Laurent-Désiré Kabila. Quân du kích Congo được miêu tả trong hồi ký của Che là những kẻ lười biếng, lãnh đạo tham lam, vô kỉ luật, hay kình địch nhau,…. Trên thực tế, vào ngày 7/6/1965, Leonard Mitoudidi, một chỉ huy cao cấp của quân Simba và là người rất thân thiết với Che, đã bị binh lính của mình đẩy xuống hồ Tanganyika giết chết. Quan hệ giữa Che và Kabila cũng xấu đi nhiều

    Ngược lại, Laurent-Désiré Kabila thừa nhận, binh lính của ông coi Che là ‘’tên da trắng kiêu ngạo chỉ biết ra lệnh’’. Thực ra, ngay chính Laurent-Désiré Kabila cũng luôn tồn tại sự nghi ngờ với người da trắng. Đặc biệt, binh lính da đen rất mê tín, họ tin vào một loại thảo dược tên là Dawa, do các thầy lang nói là có khả năng tránh được đạn. Che phản đối và cấm binh sĩ dùng thuốc này. Khi có người chết, binh sĩ da đen coi Che là người gây nên cái chết cho họ. Từ khi Che đến, quân của Laurent-Désiré Kabila bắt đầu xuất hiện tình trạng đào ngũ, cướp bóc, vô kỷ luật và xung đột giữa binh lính da trắng với da đen. Bệnh tật, sốt rét lan tràn trong căn cứ du kích. Quân du kích mở một số đợt tấn công nhỏ nhưng đều thất bại.

    Họ cũng nói rằng, dù đã ở Congo nhiều năm nhưng binh lính Cuba không bao giờ chịu học tiếng Swahili. Binh lính Congo luôn phải cố gắng nói tiếng Tây Ban Nha, điều này làm họ không thích người Cuba. Lính Congo dường như chỉ tin vào duy nhất tướng Cuba da đen Víctor Dreke

    Bên cạnh đó, dù Che tìm mọi cách che dấu tung tích của mình ở Congo, nhưng CIA và quân đội Congo vẫn biết được vị trí của Che. CIA nghe lén được mọi cuộc điện thoại của Che, nhờ một nhiệm vụ bí mật do tàu USNS Private Jose F. Valdez của quân đội Mỹ neo ngoài khơi Tanzania thực hiện. Nhờ điều này mà quân đội Congo liên tục càn quét vào căn cứ của Che, khiến cho quân du kích liên tục chịu tổn thất.

    Từ tháng 8/1964, quân đội Congo cùng lính đánh thuê từ Bỉ (lính lê dương Bỉ) và Nam Phi mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ du kích Simba. Đến tháng 11/1965, quân Simba thảm bại tại căn cứ chủ chốt ở vùng Nam Kivu, cuộc nổi dậy coi như thất bại. Sau khi dập tắt cuộc nổi dậy, quân đội Congo còn tấn công sang Uganda, lúc này cũng là một nước Xã hội chủ nghĩa, do nhiều tàn quân Congo đã chạy sang nước này

    Ngày 21/11, sau khi 6 trong số 12 chỉ huy người Cuba thiệt mạng, Che đã quyết định cùng các chiến hữu Cuba của mình rút lui. Trong đêm, họ đốt cháy các lều, ném hết giấy tờ xuống hồ Tanganyika rồi đi thuyền qua đất Tanzania. Cuộc nổi dậy ở Congo coi như thất bại. Sau này, trong nhật ký, Che đổ lỗi cho các lãnh đạo du kích Congo về thất bại này.

    Về phần Che, sau khi trở về Tanzania ông ở 6 tháng trong sứ quán Cuba ở Dar es Salaam và sau đó chuyển đến châu Âu trong một căn nhà an toàn ở Prague, Tiệp Khắc. Tại đây, Che lên kế hoạch mới ở Bolivia. Khi còn ở Châu Âu, Guevara đã có chuyến thăm bí mật tới cựu tổng thống Argentina Juan Perón , người sống lưu vong ở Pháp. Juan Perón khuyên Che kế hoạch ở Bolivia là tự sát nhưng Che không nghe.

    Những chuyện sau đó như đã biết, Che đến Bolivia lập căn cứ trong rừng định làm một cuộc cách mạng giải phóng toàn Mỹ Latinh. Cuộc nổi dậy ở Bolivia tiếp tục thất bại, và Che bị sát hại bởi CIA.

    Riêng tướng da đen Víctor Dreke, ông không trở về Tanzania cùng Che mà đi đến Guinea-Bissau, tiếp tục công cuộc chiến đấu chống thực dân Bồ Đào Nha ở đây. Victor đã thành công, giải phóng cả Guinea-Bissau và Cộng hòa Guinea. Trên thực tế, Victor Dreke hiện nay cũng được coi là một biểu tượng ở châu Phi, đôi khi gọi là ”Che Guevara da đen”

    .Về phần lãnh đạo du kích Congo, Laurent-Dé dé Kabila không từ bỏ cuộc đấu tranh. Sau khi nhà độc tài Mobutu Sese Seko đảo chính lên nắm quyền, Kabila lùi sang đất Tanzania tiến hành chiến tranh du kích. Ở Tanzania, Kabila cùng các đồng chí của mình sống vất vả, vừa buôn lậu gỗ, vàng, vừa làm phục vụ cho quán ăn ở Tanzania gần 30 năm trời để duy trì cuộc chiến đấu.

    Congo dưới thời Mobutu Sese Seko đổi tên thành Zaire, tương đối ổn định và có nền kinh tế khá. Tuy nhiên từ năm 1994, giá kim loại sụt giảm mạnh, khủng hoảng ở Rwanda bùng phát, khiến Zaire trở nên vô cùng bất ổn. Kabila tận dụng cơ hội này, nhờ sự giúp đỡ của Uganda, Rwanda, Angola, đã trở lại Zaire chiến đấu lật đổ Mobutu, gọi là cuộc chiến tranh Congo lần thứ 1

    Đến năm 1997, sau 30 năm kiên cường chiến đấu, Laurent-Désiré Kabila đã giành được chiến thắng cuối cùng, lật đổ nhà độc tài Mobutu Sese Seko.

    Laurent-Désiré Kabila lên làm tổng thống, sửa đổi hiến pháp, đổi tên nước thành Cộng hòa dân chủ Congo như ngày nay. Kaliba tuyên bố vẫn trung thành với chủ nghĩa Marx, thắt chặt quan hệ với các đồng minh cánh tả khác ở châu Phi như Angola, Namibia, Zimbabwe,…

    Tuy nhiên, các đồng minh cũ của Kabila là Uganda và Rwanda do muốn chiếm đoạt các lãnh thổ và tài nguyên ở Đông Congo, đã phản bội và gây ra chiến tranh Congo lần 2. Chiến tranh Congo lần 2, đôi khi được gọi là ”Thế chiến châu Phi”, là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử châu Phi hiện đại. Cuộc chiến giữa một bên là CHDC Congo và các đồng minh mới Angola, Chad, Namibia, Zimbabwe, Sudan với một bên là các đồng minh cũ Uganda, Rwanda, Burundi và các nhóm phiến quân do họ ủng hộ. Tổng cộng có 9 nước và hơn 20 nhóm vũ tranh tham chiến. Chiến tranh kéo dài 4 năm từ 1998 đến 2003 nhưng khiến 5,4 triệu người chiến, trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất thế giới sau thế chiến 2

    Năm 2001, Laurent-Désiré Kabila bị ám sát, con trai Joseph Kabila lên nắm quyền, Congo tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực vẫn âm ỉ đến tận ngày nay.

    https://nghiencuulichsu.com/2019/06/28/che-guevara-o-congo-nhung-nam-thang-bi-lang-quen/
    Braverr thích bài này.

Chia sẻ trang này