1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phù phiếm truyện

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi tuanhai2210, 04/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Phù phiếm truyện

    Phù phiếm truyện
    Phan Việt
    Để trêu K.
    Lời tác giả: Truyện này tôi viết trêu một người bạn; vì bạn này viết một câu là ?oBuổi tối tĩnh lặng một tí, các ấy lên gác thượng nghe bản này (một bản nhạc trong phim Điện Biên Phủ) bằng đôi loa ngon ngon, cộng thêm ly Gin, điếu Marl cầm tay, gái (im lặng) ngồi cạnh, trăng sao rì rào, nghe mà lòng miên man nghĩ về thời cuộc, đời thế là không có gì sướng bằng.?. Người bạn tên Kiên, nên phóng tác nhân vật trong truyện là K.
    ***

    Để có mặt tại sân thượng một quán cà-phê với rượu Gin, thuốc Marl và ?ogái? vào một tối cuối tuần, K phải rời khỏi nhà.

    K mới 25 tuổi, đẹp trai, có học, và chưa vợ. Rời khỏi nhà vào tối thứ Bảy - điều này nghe có vẻ hiển nhiên.
    *
    Để ra khỏi nhà, thường cần có một lý do. Đi làm. Đi sinh nhật bạn. Đi chợ. Đi có hẹn. Đi chơi. Vân vân?

    Đôi khi người ta ra khỏi nhà vì không có lí do gì để ngồi ở nhà.

    Không có lí do là một tình trạng đáng sợ với hầu hết những người có một chút tự nhận thức. Sự vắng lặng của suy nghĩ hoặc suy nghĩa thường làm cho người ta hoảng sợ.
    *
    Nghĩa (meaning) là sản phẩm của suy diễn nội tâm hơn là thực tại. Nhân-quả là cái chỉ tồn tại trong thế giới tư duy; chứ thường không quan sát trực quan được. Sự mô phỏng hoặc suy diễn về nhân quả thì có.

    Theo một nghĩa nào đó, thế giới này là một tổng thể chắp vá các mô phỏng của thế giới tư duy.
    *
    K không đi một mình mà đi với một người bạn gái. Thống kê 1 cho thấy 99,9% những người ở độ tuổi 25, đẹp trai và chưa vợ, thường ra khỏi nhà vào tối thứ bảy cùng với một ai đó; hoặc có thể ra khỏi nhà một mình nhưng sẽ gặp một ai đó. Chỉ có 0,1% không gặp ai. Số 0,1% này thường bị coi là ?olập dị? và/hoặc ?othiên tài? .
    Sau nhiều hành trình vòng vèo, K và người bạn gái có mặt ở trên sân thượng một nhà hàng. K không biết nhà hàng này. Người bạn gái dẫn anh tới đây vì - theo lời cô ấy - ?onó lạ?. ?oLạ? - sau này K nhận ra - vì nó nằm trên một sân thượng hẻo lánh, bàn ghế không phải là ghế gỗ hay ghế sắt Xuân Hoà; bài trí có cả tranh của Thành Chương 2 lẫn ảnh Kurk Cobain 3 và Che Guevara 4. Nhạc lạ. Khách lạ. Đồ uống không ở trong những cái cốc thuỷ tinh Trung Quốc trắng và cao thông thường. Đèn treo cũng lạ. Cây cảnh treo cũng lạ. Vân vân. Trăm nghìn thứ lớn nhỏ khác nhau?
    ?oLạ? là một thứ ?ogiá trị gia tăng?, không có hình thù cụ thể nhưng có thể truy dấu qua hoá đơn tính tiền khi K trở về nhà. Một ly Gin ở đây đắt hơn X đồng so với cái quán Dilmah lỗi thời ở đầu phố. K không thực sự thấy tiếc. Bởi vì người bạn gái đã có vẻ rất hứng khởi.
    *
    Hầu hết những người nghèo bình thường lo lắng về thiếu ăn. Hầu hết những người-có-học-bình-thường lo lắng về sự tầm thường. Khác biệt là cái họ tìm kiếm. Họ hưởng thụ sự nhận-thức-về-cái-khác-biệt và cả sự tìm-kiếm-cái-khác-biệt. Đôi khi họ bị đánh bẫy trong chính sự say sưa của mình.

    Một số người - ở cuối hành trình này - nhận ra một sản phẩm phụ mà họ đã không chờ đợi: nhận ra rằng sự khác biệt của họ - đôi khi có tên là ?ovĩ đại? - không có cái ngang xứng tầm vóc trong thế giới này và (có lẽ) chẳng để làm gì. Kết quả của nhận thức này đôi khi là sự tự tử. Thuật ngữ khoa học gọi là ?oPhá sản sự sống?, tiếng Latin là Lifeahueyoscnhuqón 5.
    *
    Gin ?" cũng giống Vodka - được làm từ nước và rượu chưng cất nguyên chất, pha thêm vị. Người ta làm rượu bằng cách cho lên men ngũ cốc hoặc hoa quả (thường là nho); rồi sau đó chưng cất bằng quá trình đun sôi-bay hơi thông thường.

    Marl là tên tắt của Marlboro - loại thuốc tiêu thụ số 1 thế giới. Thống kê ở Mỹ cho thấy Marl là thuốc của giới trung lưu da trắng. Trong số những người da trắng hút thuốc thì 60% hút thuốc Marl; trong khi đó chỉ có 6% dân da đen hút thuốc là hút loại này. 82% dân da đen hút Newport 6. Quảng cáo thuốc Marl cho nam - từ đầu - đã là những chàng cao bồi da trắng quất ngựa chạy trên thảo nguyên. Theo quy ước: bạn hút thuốc Marl, (cho nên) bạn nam tính, ít nhất cũng trung lưu, bạn tự chủ và có lẽ là ?ohay? .

    K không say mặc dù Gin anh uống khá nặng. K không thể say vì K còn mải nghĩ. K nghĩ đến nhiều thứ; những thứ không tồn tại ở xung quanh trong vòng bán kính 10 mét. Người ta chỉ say khi uống mà không nghĩ. Khi người ta nghĩ, người ta không say được.

    K nghĩ về thời cuộc. Công việc của K ở toà soạn khiến K tiếp xúc với đủ loại tin tức thế giới hàng ngày. K có cảm giác như thế giới này đang phát điên. Cứ nhìn ảnh một cô ả cai tù tươi cười thòng dây xích chó vào cổ một tù nhân trần truồng rồi lôi đi quanh trại giam, thì còn có thể nghĩ gì hơn ngoài việc cho rằng cô kia đã phát điên một cách có điều kiện? 7

    Điên loạn có điều kiện. K nghĩ đến những thí nghiệm kinh điển của Paplov 8 về phản xạ có điều kiện; rồi đến những thí nghiệm sau này của Watson 9; không khỏi nhận ra rằng loài người đã được tập cho sự điên loạn và tê liệt khi nhìn thấy sự điên loạn.
    Chó tiết nước bọt khi đèn sáng. 10

    Người lên cơn điên khi thấy người khác?

    Qua hàng ngàn năm, loài người chẳng tự do thêm mấy về mặt tư tưởng mà chỉ được giải phóng thêm về cơ bắp. Đời sống này vẫn nguyên dạng?
    *
    Vô thường
    *
    Nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, một con chuột bạch có thể sống trong một cái ***g thí nghiệm chật hẹp cho đến lúc chết một cách bình thường.11
    Nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, một người sẽ ngồi được ở nhà bao lâu mà vẫn thấy ?obình thường?? 12
    *
    Người bạn gái của K yên lặng từ đầu. K không đoán được ý nghĩ của nàng. Nhưng nàng có vẻ hài lòng - thế là được rồi. K thích nàng. Nàng xinh xắn và khéo léo. Nàng hồn nhiên thụ hưởng sự được-đi-chơi-cùng-K vào một tối thứ Bảy. K lén quay sang nhìn nàng. Nàng đang mơ màng một điều gì đó; ánh mắt vui vui tản mát ở phía xa. K vội quay đi. Tiếng nhạc từ đôi loa Bose - một bài hát tình yêu - làm cho K không lộ tẩy. Cứ như thể nó đang thay K tâm sự với nàng.

    Không có âm thanh, con người biết làm gì với ý nghĩ của mình?
    *
    Không kể loài người, các con đực của các loại động vật có vú chỉ thực hiện các hoạt động ?ocưa?, ?otán?, ?ohẹn hò?, ?ocặp?, ?obồ bịch? ?ogây ấn tượng? vào một mùa nhất định trong năm. Hoạt động này thường chỉ hạn chế ở việc dùng âm thanh ghẹo cái, đánh nhau tranh cái, nhảy cái. Chấm hết. Không đi kèm trách nhiệm sau cưa/tán/hẹn hò/cặp/bồ bịch; cũng không có ý thức trách nhiệm trước cưa/tán/hẹn hò/cặp/bồ bịch. Một tiến trình tự nhiên hoàn hảo.

    Phần lớn thời gian còn lại trong năm, động vật có vú bậc cao chỉ phân biệt giữa thời gian săn mồi và nghỉ ngơi. Chúng không phân biệt ngày thường và cuối tuần; không có Gin, không có Marl, không có gái ở cạnh. Chúng không biết thế nào là ?okhông có gì sướng bằng?.

    ?oGì? là một khái niệm xa lạ với thế giới tự nhiên.

    ?oBằng? là một khái niệm xa lạ với thế giới tự nhiên
    *
    Sự tự ý thức về sự phù phiếm cuối cùng thường cũng không ngăn được bản thân sự phù phiếm.
    Sự tự nhận thức về khả năng nhận thức rút cục (thường) cũng không ngăn được vô thức.
    *
    11 giờ đêm K đưa bạn gái về nhà. Cô gái không dám đi lâu hơn giờ giới nghiêm của Mẹ. Tối thứ Bảy như vậy là hoàn hảo.

    Trước khi đi ngủ, K. kiểm tra email và đọc tin cuối ngày.

    Internet kéo con người lại gần; đồng thời bóp méo không gian và thời gian truyền thống; bóp méo nhịp sống của con người. K cảm thấy giấc ngủ bây giờ nặng nề hơn vì khi ngủ, K bị đẩy ra ngoài dòng chảy thác loạn đang diễn ra bên ngoài. Nỗi sợ bị bỏ rơi thường trực cả trong giấc ngủ. Buổi sáng nào cũng thế, việc đầu tiên K làm là kiểm tra email và đọc tin tức để yên tâm rằng mình vẫn còn tồn tại. Và, quan trọng hơn, mình ?ođang kết nối?.

    K lên giường. K từ chối những ý nghĩ đang chạy nhảy trong đầu. K từ chối những chuỗi so sánh đang trỗi lên một cách khó cưỡng lại.
    *
    Những tiếng nói của một con người có thể một đời không bày tỏ hết. Bóng dáng của chúng lấp loá ở đây đó; đôi khi xấu tồi tệ so với cái mà chúng định thay thế. Sự vật lộn của con người là đáng quý nhưng bản thân sự vật lộn cũng không thể là cứu cánh khi sản phẩm của sự vật lộn vẫn chỉ là những miếng vỡ phù phiếm của tư tưởng.

    K nghĩ về thế giới rộng lớn mà chẳng có chốn dung thân.

    K nghĩ thứ Bảy tuần tới, có lẽ K sẽ ngồi nhà xem chương trình Thế Giới Động Vật.
    Nhưng K sẽ giải thích thế nào với thế giới đây? K mới 25 tuổi, đẹp trai, có học, và chưa vợ.

    Cần quá nhiều dũng cảm và nhận thức để có thể sống một cuộc sống thực sự trong thế giới này.
    Chú thích:
    * Truyện đăng nguyên bản theo sự đồng ý của tác giả. 
    1 : Thống kê này do tác giả bịa ra.
    2 : Thành Chương: hoạ sĩ Việt Nam đương đại có tiếng.
    3 : Kurt Cobain: thành viên đứng đầu ban nhạc Rock nổi tiếng Nivarna. 
    4 : Che Guevara: một trong những thủ lĩnh cách mạng ở Cuba cùng thời với Fidel Castrol; một biểu tượng của tự do và nhiệt tình tuổi trẻ. 
    5 : Từ này do tác giả bịa ra bằng cách gõ vớ vẩn lên bàn phím.
    6 : Các thống kê này có thật, lấy theo nguồn từ Viện Ma tuý của Mỹ. 
    7 : Lấy ý từ ảnh chụp các cai tù nữ người Mỹ đối xử với tù binh Iraq trong vụ việc ầm ĩ hồi năm 2004. 
    8 : Paplov: nhà khoa học người Nga đã xây dựng khái niệm phản xạ có điều kiện và vô điều kiện dựa trên các thí nghiệm về sự tiết nước bọt của chó khi thấy đèn sáng.
    9 : Watson: một nhà khoa học Mỹ, người nghiên cứu hành vi của con người như các phản xạ dựa trên các kích thích của môi trường.
    10 : Câu này lấy ý từ thí nghiệm của Paplov.
    11 : Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm trên chuột bạch và thấy chúng có thể sống trong một cái ***g thí nghiệm nhỏ một cách ?obình thường?, không có các biểu hiện điên loạn hoặc suy sụp thể chất.
    12 : Theo như các thông tin mới nhất thì thời gian lâu nhất mà một người có thể giam mình trong một căn phòng ở dưới lòng đất, đầy đủ thức ăn, thậm chí có cả TV, nhưng không được tiếp xúc với bất kỳ ai là 40 ngày. Sau đó thì người kia không thể chịu đựng tiếp được.
  2. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    "Nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, một con chuột bạch có thể sống trong một cái ***g thí nghiệm chật hẹp cho đến lúc chết một cách bình thường.
    Nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, một người sẽ ngồi được ở nhà bao lâu mà vẫn thấy ?obình thường?? "
    Đây là một truyện ngắn mà tôi rất thích bởi lối viết hiện đại và rất có chiều sâu. Tôi rất muốn chia sẻ với các bạn tác phẩm này.
  3. emChip

    emChip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    ặ bỏĂn ặĂi, có ngặỏằi post topic này rại, ỏằY trang 2 cỏằĐa box ẵ. BỏĂn k 'ỏằc à?
    http://www3.ttvnol.com/tacphamvanhoc/558054.ttvn
  4. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0
    À thế các ấy mua được quyển này chưa. Tớ chạy ra hàng sách chị Hoa mà chưa thấy, chắc hai ba hôm nữa sẽ có.
    Ngày trước PV cũng hay post bài trên TTVN, các bạn có thể tìm thấy OKlahoma du hí và vài thứ khác trong tuyển tập của box Văn học(tinyhuong). Các truyện ngắn sau này trong Phù phiếm truyện đã thể hiện ý định viết văn một cách chuyên nghiệp của chị.
    Tớ đã may mắn được đọc hầu hết các truyện ở cuốn này (trên bản thảo), thấy thích Chicago và Đường nhỏ. Hai truyện ngắn này tớ thích vì người viết đã dành rất nhiều tình cảm từ trong chính cuộc sống của bản thân mình. Cùng với Đường nhỏ, Đi qua thời gian, Chicago và một loạt các truyện ngắn bằng tiếng Anh đăng trên VNNews "thuở ấy" luôn gợi nhắc về một tinyhuong mơ mộng và dung dị, một người bạn đã cùng tớ đi qua một "thời tuổi thơ" trong sáng tràn đầy nhiệt huyết.
    Có thêm 2 truyện nữa, post lên mời các bạn đọc:
    Cú điện thoại
    Khi chuông điện thoại đổ thì Nam đang ngồi đọc sách. Nam lưỡng lự một chút rồi nhấc điện thoại. Không có nhiều người biết số điện thoại di động của anh, cho nên đây hẳn là một người bạn, và hẳn phải có việc.
    - Có phải Nam đấy không?
    - Tôi, Nam đây, xin lỗi, chị là ai thế?
    - Có lẽ anh không nhớ tôi đâu; tôi là bạn của Toko, chúng ta gặp nhau một lần trong International House hồi tôi đến thăm Toko ở đó. Lần đó anh cho tôi số điện thoại. Tôi học toán bên Trường DePaul.
    Nam cố nhớ lại và loáng thoáng tưởng tượng ra khuôn mặt của cô gái. Nửa năm trước, anh ở trong khu ký túc có tên International House của Đại học Chicago và chơi thân với một nhóm bạn người Nhật. Có Toko, Katamy, Haru, và một vài người nữa - những người bạn Nhật chăm chỉ, nghiêm khắc và trọng danh dự. Trong phòng học kiêm thư viện của International House, hầu như tối nào anh và mấy người bạn Nhật cũng là những người ở lại cuối cùng. Họ thường đánh một ván cờ trước khi đi về phòng - thường vào khoảng 3 giờ sáng. Rồi Nam thuê nhà riêng và chuyển ra ở bên ngoài. Anh ít gặp lại những người bạn Nhật. Chương trình nghiên cứu sinh của anh khá nặng và càng về cuối thì càng mất nhiều thời gian.
    - Dĩ nhiên là tôi nhớ. Tôi chỉ không nhớ tên. Xin lỗi, chị tên là gì nhỉ? - Nam hỏi.
    - Aika.
    - À, phải rồi Aika. Chị khỏe không?
    - Tôi cũng bình thường; còn anh thế nào?
    - Tôi cũng vậy thôi... Chị gọi tôi có việc gì chăng?
    - À không... thực ra vấn đề là thế này, hôm nay tôi ở nhà một mình, ngày hôm nay nữa là tròn bốn tuần tôi ở nhà một mình, tôi chỉ muốn gọi điện nói chuyện với một ai đó; các bạn bè thân của tôi đều đi nghỉ Thanksgiving hết rồi. Không biết tôi có làm phiền anh không?
    - Cũng không hẳn... tôi cũng chỉ đang đọc sách thôi...
    - Anh có phiền không nếu chúng ta nói chuyện một lát?
    - Không đâu, dĩ nhiên là không rồi...
    - Cảm ơn anh...
    - Vậy là chị không đi đâu nghỉ Thanksgiving?
    - Không... tôi chẳng muốn đi đâu cả... đi đâu thì cũng vậy thôi...
    - Chị còn học mấy năm nữa?
    - Tôi còn khoảng hơn 1 năm, nhưng không chắc tôi có học hết không.
    - Nghĩa là sao?
    - Là có thể tôi sẽ bỏ học...
    - Bỏ học ư? Nhưng chị chỉ còn hơn 1 năm, sắp xong rồi, sao chị không học nốt.
    - Ai cũng nói vậy; nhưng tôi không chắc.
    - Lấy được bằng tiến sĩ sẽ có lợi cho chị sau này; đằng nào thì chị cũng đã học sắp xong rồi.
    - Bây giờ, một ngày ở trường cũng dài bằng một thế kỷ. Tôi đã chán ngấy trường học rồi. Ở lại thêm một năm sẽ là một cực hình quá sức của tôi.
    - Tồi tệ đến vậy sao?
    - Còn hơn cả tồi tệ... tôi không thể nào chịu nổi nữa rồi - giọng Aika nén chặt lại.
    Nam cảm thấy bồn chồn, như thể anh chính là người gây ra tình cảnh của Aika. Nếu có một phụ nữ ngồi trước mặt anh và khóc, có thể anh sẽ đưa một cái mùi xoa, hoặc nếu quá lúng túng thì anh sẽ bỏ đi. Còn một người qua điện thoại, anh biết làm gì. Nói những lời an ủi thì Nam không thể. Đơn giản là anh không quen, cho dù anh biết đích xác cảm giác mà Aika vừa nói...
    - Giáng sinh này chị có về Nhật thăm nhà không? - Nam hỏi, cố lái câu chuyện sang một hướng khác.
    - Có thể tôi sẽ về, có thể không; còn tùy xem tình hình thế nào.
    - Bao lâu rồi chị chưa về nhà?
    - Hai năm rồi.
    - Nhà chị có nhiều anh chị em không?
    - Tôi là con một, ba mẹ tôi đều đã già... Anh đến Kyoto bao giờ chưa?
    - Tôi chưa. Tôi mới đến Tokyo thôi.
    - Kyoto rất đẹp. Cố đô cũ của Nhật. Mọi thứ yên ả hơn nhiều so với ở đây. Ít nhất là nơi tôi sống, mọi thứ đều yên ả và nhẹ nhàng.
    - Chị nên về nhà...
    - Nhưng về nhà không giải quyết được vấn đề của tôi.
    Vấn đề của tôi. Đằng sau cánh cửa này không biết là thế giới nào; nhưng chắc là không vui vẻ gì. Nam im lặng.
    - Anh đã bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ toán chưa? - Aika hỏi, giọng dịu xuống.
    Nam im lặng.
    - Không, tôi không nghĩ đến việc đó. Tôi cũng có lúc chán học, nhưng ai cũng có lúc chán học cả. Chị đừng lo, rồi mọi chuyện sẽ qua và chị sẽ lại thấy yêu thích toán như trước thôi. Chị hãy đi đâu đó nghỉ, rồi sẽ khá hơn.
    - Nhưng nếu đây không phải là vấn đề thời điểm, không phải sự mệt mỏi bình thường, mà là tôi đã chọn sai, thì sao?
    - Không phải đâu, chị biết rõ sự lựa chọn của chị. Ai cũng có lúc cảm thấy thế này. Rồi sẽ qua thôi. Chị chịu khó tập thể thao, hoặc đi chơi xa. Hãy về nhà một thời gian, rồi chị sẽ lại bình tĩnh trở lại.
    - Không, anh không hiểu rồi...
    - Chắc chị bị stress rồi, hãy tập thể thao hoặc đi đâu đó nghỉ một thời gian; rồi chị sẽ trở lại bình thường.
    - Anh không hiểu rồi!!!
    - Không hiểu ư? Không hiểu ư? Một cơn giận bất chợt dâng lên bóp nghẹt lấy anh, gần như làm anh tắc thở và đau thắt trong ***g ngực. Anh có thể giết chết một ai đó vào ngay lúc này. Chọc dao vào cổ cho tóe máu ra, rồi thảnh thơi ngoảnh đi - ví dụ thế chẳng hạn. Anh có thể giết chết ai đó. Nam cảm thấy như máu trào ra trong họng anh, tanh lợm.
    - Aika, xin lỗi chị, có lẽ tôi phải đi ăn tối một lát... - Nam nói, cố gắng ghìm giọng xuống.
    - Tôi xin lỗi. Có lẽ tôi cũng nên kiếm cái gì ăn tối. Tôi có thể gọi lại cho anh sau không? Thú thật là tôi buồn chán quá; tôi muốn nói chuyện với một ai đó; chuyện gì cũng được, bất cứ chuyện gì anh thích...
    - Chắc chắn rồi, chị cứ gọi lại. Nam không đói nhưng anh vẫn quyết định đi bộ ra phố ăn tối. Anh để đầu trần. Trời rét căm căm và tuyết đóng thành một lớp băng mỏng trên lối đi. Anh phải men theo rìa cỏ mỏng ở bên mép đường để khỏi ngã. Đi một lúc, Nam nhận ra các cửa hàng đều đóng cửa vào đêm lễ; chỉ còn có McDonald, KFC và các hàng fastfood là mở cửa.
    Nam quyết định đi vào McDonald mua một cái bánh mì kẹp. Ở cửa ra vào, anh thấy một người đàn ông da đen đứng co ro cầm một cái cốc nhựa xin tiền. Nhiều người khổ hơn mình nhiều (chắc vậy). Anh bỏ vào cốc 50 xu. Người đàn ông cảm ơn và nhanh nhẹn mở rộng cửa cho anh vào. Trong lúc ngồi ăn, Nam băn khoăn không biết Aika ăn gì vào buổi tối.
    Đến một lúc nào đó, trong khi nhai, Nam nhận ra mình đang nghĩ đến một thành phố khác. Anh tưởng tượng ra một ngôi đền cổ ở Kyoto, sân đền lát đá xanh, phủ đầy rêu phong. Bao quanh đền là những rặng hoa anh đào đang nở rộ. Và dưới bóng một cây anh đào đỏ chói, Aika đang ngồi chậm rãi gắp thức ăn từ trong những cái hộp gỗ sơn mài nho nhỏ màu đỏ và đen - loại vẫn thấy bán ở khu phổ cổ Hà Nội cho khách du lịch Tây. Aika không hề ngẩng lên khi ăn; trong lúc đó, những cánh hoa anh đào cứ rơi xuống như mưa ở xung quanh chỗ Aika ngồi, thành một quầng tròn đỏ, tươi rói như máu ứa, như mực son Tàu.
    Anh khẽ lắc đầu để tẩy cái vệt son đỏ ra khỏi não.
    Gần 9 giờ tối, chuông điện thoại lại đổ. Nam nhìn số và nhận ra số điện thoại của Aika. Tim anh nặng trĩu. Anh lưỡng lự rồi quyết định để kệ cho chuông điện thoại đổ dài. Không thấy Aika để tin nhắn.
    Mười một giờ đêm, Nam nằm trên giường đọc sách. Chuông điện thoại lại đổ, xâm chiếm cả căn phòng. Anh nhìn số. Tim anh đập thình thịch. Vẫn là Aika.
    Nam biết rõ anh không thể.
    Sau đó, khi căn phòng đã trở lại im ắng, Nam bấm nút vặn nhỏ chuông đi, để nếu có ai đó gọi lại thì anh sẽ không nghe thấy.
    Sáng hôm sau, khi Nam tỉnh dậy, trên màn hình điện thoại không báo cuộc gọi nhỡ nào.
    Nam thở ra, cúi nhìn hai lòng bàn tay mình. Anh thấy chúng như tay của một người lạ.
    *
    Nửa năm trôi qua. Có một chiều cuối mùa xuân, Nam đang thả bộ trên đường từ trường về nhà thì gặp Toko. Họ không gặp nhau đã lâu kể từ khi Toko tốt nghiệp và rời khỏi trường mùa đông trước đó. Hai người tay bắt mặt mừng. Họ rủ nhau tạt vào Starbucks uống một tách cà phê và nói chuyện. Câu chuyện được hơn 1 tiếng thì nhạt dần. Bên ngoài đèn đường bắt đầu được thắp lên. Nam nói hững hờ để giữ câu chuyện trong lúc họ đứng dậy mặc áo choàng chuẩn bị ra về:
    - Cách đây lâu rồi, Aika có gọi điện cho tôi. Không biết cô ấy dạo này ra sao. Đã tốt nghiệp và về Kyoto chưa nhỉ?
    Toko đang đi dở găng tay, ngừng hẳn lại nhìn Nam:
    - Aika ở bên DePaul à? Anh không biết gì sao?
    - Biết gì?
    - Cô ấy chết được nửa năm rồi. Cô ấy tự tử vào đúng đêm Thanksgiving năm ngoái. Cô ấy chích dao vào bụng rồi cứ để máu chảy ra đến chết. Theo kiểu samurai ngày xưa. Thế mà nửa năm rồi...
    Nam đưa hai tay lên, ngọ nguậy những ngón tay cho dẻo, rồi cẩn thận đi găng tay. Toko đã đi xong găng và đội mũ. Họ chào nhau ở ngoài cửa, rồi bước về hai ngả dưới làn mưa bụi lắc rắc của mùa xuân. Nam ngoái nhìn theo Toko, tự hỏi nửa năm nữa hay bao giờ thì anh sẽ lại nhìn thấy Toko.
  5. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0
    Chết truyện
    (Chết truyện là truyện về cái chếtTớ không thích cách đặt tên truyện thế nàna-vì sự trong sáng của Tiếng Việt!)
    Phan Việt
    Vào buổi tối của một ngày thứ Tư có nhiều việc không như ý, Thiên Tài phát hiện ra rằng anh không nhất thiết phải sống tốt như thế. Lòng tốt của người có qúa nhiều nhân tâm, sự hào phóng của người có thừa tài năng, và niềm hy vọng dai dẳng vào thế giới bên ngoài ?" rút cục đã làm anh kiệt sức khi phải dùng nó vá những lỗ hổng (có thể có thật mà cũng có thể không) tạo ra bởi những người sống trong thế giới quanh anh.
    Phát hiện này vừa là một sự giải phóng, vừa gieo vào lòng anh một cảm giác buồn nản sâu thẳm. Nó mở ra những hy vọng được rũ bỏ; đồng thời gợn lên bóng dáng của sự tuyệt vọng mà rất có thể, khi sự giận dữ này qua đi, sẽ trở đi trở lại hành hạ anh. Dù gì thì anh cũng đã đánh cược khá nhiều vào thế giới này.
    *
    Giống như lần đầu tiên phát hiện ra rằng chẳng có cái mặt người thật đằng sau vai diễn hề; mà vai hề chính là vai thật; và buồn thay, không phải của một người mà của cả thế giới ở xung quanh.
    Giống như người phát hiện ra rằng tất cả những gì mình làm cho đến nay chỉ là thổi lên một cái bong bóng và trầm trồ rằng nó rất đẹp, có thể nhìn thấy cả thế giới phản chiếu trong nó.
    Thiên Tài cảm thấy mệt mỏi rã rời. Một sự rã rời sâu vào tận trong xương tuỷ và từng tế bào của con người nhận thức.
    *
    Chỉ trong vòng có 16 tiếng đồng hồ vừa qua, lần lượt từng đại diện của thế giới bên ngoài đã chối bỏ, phản bội, lừa dối, ngả bài, lộ mặt. Sự sống hoá ra chẳng có gì cao cả. Chỉ có anh là ngây thơ và quá nhiều nhân tính.
    Đầu tiên là ở văn phòng. Buổi sáng, tất cả đã đồng loạt bỏ phiếu chối bỏ đề án khoa học của anh để chọn đề án khác, với lí do đề án của anh không phù hợp (nó tốt quá mức cần thiết) và sự thành công của nó sẽ có ảnh hưởng khó lường (tới ai?). Ngay cả những cộng sự thân thiết của anh cũng tham gia bỏ phiếu ủng hộ đề án kia; rồi tránh mặt anh cả ngày. Thiên Tài đã hăm hở vào phòng Viện trưởng để thuyết trình, cho rằng đã có sự nhầm lẫn nào đó. Anh nhanh chóng nhận ra không có sự nhầm lẫn nào cả; chỉ có một thoả thuận ngầm về việc tất cả sẽ cùng chung sống với nhau trong sự bình quân này. Viện trưởng từ tốn nói với Thiên Tài, ?oanh biết đấy, chúng ta cần phải thực tế, nếu làm tốt quá, thì năm sau lại phải làm tốt hơn, mà chúng ta cũng không có người để làm; có thể sang năm, sang năm nữa, chúng ta sẽ chọn đề án của anh?
    Buổi chiều, Thiên Tài thấy một phần công trình nghiên cứu của mình được đăng tải trên tạp chí khoa học của ngành như một lý thuyết đột phá về công nghệ, nhưng dưới tên của một nhóm người khác - đứng tên chủ đề tài là một người bạn, đồng nghiệp cũ. Tên của Thiên Tài được nêu trong phần Lời cảm ơn những người đã đóng góp vào việc xây dựng lý thuyết. Anh chưa kịp hết ngạc nhiên thì chính người bạn kia đã gửi email kèm theo một bản scan bài báo, hân hoan thông báo với anh về công trình của mình, và cảm ơn anh cộng với ca ngợi anh đã là người đưa đến ý tưởng nghiên cứu. Thiên Tài không giận vì sự ăn cắp trắng trợn cũng như sự vô liêm sỷ trơ khấc này; anh chỉ buồn vì sự đánh đổi không đáng giá mà người bạn kia đã lựa chọn. Anh viết thư lại, chúc mừng người kia.
    Cả buổi chiều, điện thoại của anh đổ chuông liên tục. Người ta thúc giục, nhờ vả, van nài, kêu cứu, thuyết phục anh làm hộ, làm giúp, xem xét hộ, chữa hộ, suy nghĩ hộ, tháo gỡ hộ những rắc rối mà họ mắc phải. Toàn những vấn đề vớ vẩn mà chỉ cần chịu khó suy nghĩ nghiêm túc cũng có thể tìm ra câu trả lời. Nếu vấn đề thực sự lớn thì người ta chỉ lừa để đánh cắp câu trả lời của anh; lúc nào cũng chỉ là những nhờ vả không tên. Thiên Tài chợt nhận ra rằng thực ra ngày làm việc nào của anh cũng thế - vắt kiệt sức vào việc vá những lỗ hổng ở văn phòng này, ở những khách hàng công nghệ cách đó nửa vòng Trái Đất, ở những người bạn cả năm không bao giờ hỏi thăm, ở những đồng nghiệp hoặc người lạ. Anh như con tằm rút ruột nhả tơ cho một thế giới có bản chất lười biếng và bội bạc nhưng luôn tỏ ra một vẻ công bằng và thân thiện.
    *
    Những con kiến đang chạy đi đâu khi nước tràn vào tổ? Chúng chạy đi đâu trong những ngày nắng đẹp trời? Người ta đang nghĩ gì, nói gì, và làm gì bên ngoài kia, vào một ngày nắng đẹp như ngày hôm nay?
    *
    Có một cái gì đó vỡ toạc ra, không ầm ỹ nhưng trắng trợn. Thiên Tài nhìn thấy sự vỡ toạc ấy và ý thức nó rất rõ, đến mức anh chỉ còn biết im lặng, chờ đợi một cách nhẫn nại chính bản thân mình.
    Thiên Tài quyết định sẽ đi ngủ một giấc dài. Sáng mai tỉnh dậy, nếu giống như những lần trước đây, thì anh sẽ phì cười với mình trong gương lúc cạo râu; rằng mình đã phóng đại sự việc, rằng mình một lần nữa lại vướng vào sự khổ ?osở cầu bất đắc?, rằng mình quá lý tưởng và cầu toàn; vân vân; - những lí do trước đây khiến anh lại hăm hở lao vào những công cuộc mới. Không thể phủ nhận rằng mỗi lần anh lại thận trọng hơn; nhưng lần nào cũng lại vẫn lao vào.
    *
    Quyết định đi ngủ xong, Thiên Tài vẫn còn nấn ná đọc sách một lúc. Anh chọn một cuốn có vẻ vô thưởng vô phạt vì thường thì những lúc như thế này không nên đọc những gì nặng nề. Cuốn sách anh đọc có tên Làm thế nào để đạt được hạnh phúc. Thiên Tài không nhớ anh có quyển sách này trong trường hợp nào. Có lẽ là một món quà từ một ai đó trong thế giới 16 tiếng qua.
    Muốn hạnh phúc ?" cuốn sách nói - người ta cần nhất là một thái độ tích cực, lạc quan. Cần hoà đồng, tạo niềm vui cho chính mình; cần phải nhìn mọi sự một cách tươi sáng; cần biết lấy lòng người và làm mọi người hạnh phúc vì hạnh phúc người khác cũng là hạnh phúc của mình, vân vân và vân vân. Anh bỏ sách xuống.
    Nếu như con người không đáng để lấy lòng?; nếu như sự lạc quan chỉ là tự lừa dối mình? Thì sao?
    *
    Thiên Tài có cảm giác lần này khác các lần trước nhiều. Những lần trước, bao giờ anh cũng biết rằng nó chỉ là một sự thất vọng nhất thời; lần này, nó là cảm giác buồn nản sâu đến độ rã rời. Anh không nói với ai. Anh vẫn bình thường với tất cả mọi người, làm tất cả những gì phải làm; nhưng tận bên trong, anh biết mình đang đặt chân lên một con đường mới. Sẽ chỉ có một mình anh sẽ đi bộ trên đó. Viễn cảnh về sự cô đơn tâm tưởng không làm anh sợ; nhưng nhìn thấy sự vắng lặng và trống rỗng trong thế giới xung quanh - điều đó anh chưa thật quen.
    Một cách thận trọng như người đi săn thấy con thú lạ, Thiên Tài lặng lẽ quan sát sự hình thành và lớn lên của cảm giác kia. Nếu như những lần trước, chỉ một vài ngày hoặc một vài giờ, anh sẽ được thấy nó lộng hành trong không gian tâm tưởng của anh, và rồi gục chết. Lần này thì khác, con thú không ***g lộn; nó không bị thương; nó cũng không cố gắng đánh dấu vùng lãnh thổ. Nó chỉ thản nhiên nằm quan sát ngược lại anh. Thiên Tài cảm thấy có lẽ đây sẽ là một người bạn đường trung thành lần đầu tiên của anh trên con đường vừa mở.
    Thiên Tài chợt nghĩ nếu anh mãi mãi không tỉnh dậy vào sáng ngày mai, anh cũng không có gì tiếc nuối. Như thể anh đã nhìn thấy tất cả thế giới này rồi; đẵ gặp tất cả mọi người và không còn gì có thể làm anh ngạc nhiên nữa. Không có gì còn đáng kể.
    *
    Thiên Tài thiếp đi lúc nào không biết. Chừng một thời gian khá lâu, anh tỉnh dậy vì có tiếng động trên tầng gác mái. Tiếng động to và rõ ràng như thể có người đang lục lọi đồ đạc. Tầng gác mái của căn nhà anh ở là nơi chứa đồ của cả toà nhà gồm 7 người chung sống này. Nó lỉnh kỉnh các thứ hòm xiểng, đồ dùng không cần thiết và bàn ghế. Rõ ràng có ai đó hoặc cái gì đó đang tìm kiếm trong đống đồ cũ trên gác mái.
    Thiên Tài ngồi dậy trên giường nhưng chưa bật đèn lên. Anh mở mắt và ngồi một phút trong bóng tối để quen dần với ánh sáng mờ mờ trong phòng. Tiếng động vọng xuống từ ngay trên đầu anh.
    Hôm đó là tuần nghỉ lễ nên mọi người đều về nhà, Thiên Tài biết chắc trong nhà chỉ còn anh. Không thể có ai khác. Ở đây cũng không có mèo. Sóc không chui được vào nhà và cũng không lục lọi như vậy. Vậy thì có thể là ai?
    Thiên Tài lưỡng lự. Nếu đó là một tên kẻ trộm (tìm kiếm gì ở trong những thứ đồ cũ nhỉ?) thì biết đâu nó có thể có súng; và trong lúc cùng đường sẽ bắn chết anh. Nghĩ đến chết bằng một phát súng vô nghĩa như thế, Thiên Tài vẫn còn chùn bước. Sự chùn bước tốn của anh mất 10 phút. Trong lúc đó, tiếng lục đồ trên tầng mái trở nên gấp hơn, quyết liệt hơn.
    Cuối cùng, anh quyết định đứng dậy định bật đèn. Nhưng anh chỉ vừa đặt chân xuống giường thì tiếng động kia ngừng bặt, rồi có tiếng chân người chạy từ tầng gác mái, xuống cái cầu thang nhỏ, ngang qua ngay cửa phòng anh, rồi mất hút ở tầng hai. Tim Thiên Tài đập thình thịch. Trong một thoáng chốc khi tiếng chân chạy qua cửa phòng, anh có cảm giác một viên đạn đã xuyên vào ngực anh. Bỏng rát và mát lạnh. Anh có cảm giác đã trải qua một triệu năm trong giây phút đó. Tất cả mờ đi và đột ngột sáng rõ, rồi lại mờ đi.
    *
    Sáng thứ Năm, khi tỉnh dậy, Thiên Tài không cười. Người đàn ông đang cạo râu trong gương nhìn anh. Anh biết anh không thể cười với người đó được.
    Anh không chắc chắn những sự việc đêm qua là mơ hay thực. Anh chỉ nhớ cảm giác của viên đạn xuyên qua ngực anh bỏng rát và mát lạnh. Bất giác anh đưa tay sờ lên ngực trái. Có một vật cồm cộm trong túi áo. Thì ra là một chiếc cúc áo của cái áo bành mùa đông; cái cúc tuột ra từ một ngày mùa đông trước, anh bỏ nó vào túi áo sơ mi nhưng từ đó đến nay vẫn chưa đơm lại.
    Thiên Tài nắn nót ngắm cái cúc áo. Nó là một cái cúc tròn bằng đồng, có hình chữ thập như thánh giá ở giữa và một chữ B rất nhỏ khắc nổi ở trên. B chắc là viết tắt của hãng Boland, hãng làm áo bành mùa đông cao cấp. Chiếc áo bành này là quà tặng của một người bạn gái. Anh chợt nhớ những ngón tay mềm mại của cô ấy lúc đóng cúc áo bành cho anh vào mấy mùa đông trước. Anh cũng nhớ ra rằng từ 2 năm nay, không còn có đôi tay mềm mại nào ở xung quanh anh.
    Thiên Tài bỏ cái cúc áo trở lại trong túi. Qua lần vải mỏng, nó chạm vào ngực anh mát lạnh. Anh vẫn không nhớ rõ hôm qua anh đã mơ hay tỉnh và tiếng động kia là có thật hay không.
    Anh cũng không buồn kiểm tra xem mình đã bị mất gì.
    *
    Trong bữa sáng, Thiên Tài phân vân xem mình có nên đi làm. Nghĩ đến những việc xảy ra hôm qua ở văn phòng, Thiên Tài hơi lưỡng lự. Thế giới ấy đã mất vẻ thần kỳ của nó; nhưng anh vẫn chưa hết hẳn hy vọng. Vả lại, anh đã quen mất rồi. Khoa học lúc nào cũng cuốn hút anh và sự thực là lúc nào anh cũng có đầy một núi công việc mà người ta nhờ vả. Anh đã không quản ngại điều đó, bởi vì niềm vui mà công việc khoa học mang lại lớn hơn cảm giác bị đối xử bất công. Ngay cả bây giờ, anh cũng không thể thờ ơ được.
    Thiên Tài ra đến bến xe lúc nào không biết. Đúng vào tuần nghỉ lễ nên bến vắng tanh; trên xe cũng vắng tanh. Ở cơ quan, không có ai, và cuộc sống hình như chẳng khác gì ngày hôm qua. Anh nhận ra rằng anh chưa bao giờ để ý thích đáng đến con người; anh chưa bao giờ nhận ra vào ngày cuối tuần, không có người nào ở cơ quan. Có hay không có, thế giới của anh vẫn vậy.
    *
    6 giờ tối, Thiên Tài rời công sở để trở về nhà. Anh đi bộ ra phố Odgen để ra bến xe buýt. Cả phố không một bóng người, chỉ có tuyết chạy trắng xoá trên đường mỗi khi có gió thổi. Phố Odgen là một đường phố nhỏ nối liền hai phố lớn. Văn phòng anh nằm ở khu phía Tây thành phố, vốn là khu không mấy đông đúc.
    Anh đi được nửa phố thì có hai người đàn ông áp sát anh. Người đi bên trái đội mũ sụp xuống, mặc áo đen, dáng vẻ điềm tĩnh. Người đi bên phải mặc áo bành tô dài; hắn có vẻ nôn nóng vì hắn gằn giọng nói với anh ngay khi vừa áp sát anh ?ođưa hết tiền đây? Thiên Tài có thể cảm thấy nòng súng đen ngòm khuất sau lần áo bành tô của anh ta. Anh lưỡng lự trong lúc vẫn tiến lên. Nhưng anh chưa đi hết phố thì đột ngột áo của anh bị giật phăng ra. Anh cảm thấy một cảm giác mát lạnh và bỏng rát dội từ bên sườn lên ngực trái. Thiên Tài ngã xuống đất.
    *
    Sáng thứ Sáu, khi Thiên Tài tỉnh dậy, người đàn ông trong gương mỉm cười với anh. Nhưng Anh thì không cười. Anh đã không cười kể từ tối thứ Tư.
  6. tuanhai2210

    tuanhai2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Thanks emChip nhé! Thanks Quang nhiều. Mình thấy hay thì post lên cho cả nhà thôi. Khi nào có tác phẩm hay các bạn hãy chia sẻ nhé.
  7. reagent

    reagent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tớ đọc Phù phiếm truyện và thấy thích, tớ copy trên mạng và paste lại cái này. Tuy nhiên trong tập truyện in sau khi công bố giải, tớ thấy truyện này được sửa sang lại đôi chỗ.
    ĐI QUA THỜI GIAN
    (Phan Việt)
    Tôi quyết định chia tay anh. Ý thức được điều ấy không phải dễ dàng. Tôi đã đau biết chừng nào mặc dù tôi vẫn tỏ ra rất bình thản. Mẹ nói ?oDạo này trông con hơi xanh. Thức khuya vừa thôi, đi ít thôi và bớt làm việc đi một chút. Làm là làm cả đời chứ có phải một sớm một chiều đâu mà vội. Sức khoẻ là quý nhất, con ạ; tiền cũng chẳng mua được?. Tôi nói khẽ ?oVâng, con biết rồi?. Nhưng tối nào tôi cũng thức khuya để làm việc và để khỏi phải nghĩ về anh. Ngày nào tôi cũng đi làm từ sớm và về lúc chiều thật muộn, cố vứt bỏ cái thói quen ghé vào nhà anh trên đường về lúc tan tầm. Sự náo nhiệt của phố phường, cái tình yêu cuộc sống luôn âm ỉ cháy trong tôi từ trước khi biết anh và sự reo vang tưởng như bất diệt của cuộc đời giúp tôi bình tâm được đôi chút trên những quãng đường dài, mệt mỏi giữa hai lần đèn giao thông xanh đỏ cứ chớp chớp như những con mắt buồn ngủ. Tôi thấy mình lâng lâng, muốn gượng lên nhưng mà ý chí và cảm xúc cứ trôi tuột, buông xa. Tôi nhủ thầm rằng tôi mặc kệ chúng. Và tôi đã mặc kệ được khá lâu rồi. Tôi biết mình chịu đựng được.
    Chuyện cũng chẳng có gì nhiều, nếu không muốn nói là không hề tồi tệ hơn những lần giận dỗi nhỏ mà chỉ mình tôi biết trước đấy. Đây có lẽ là lần đầu tiên anh cảm thấy rằng anh đã làm tôi tổn thương. Anh lúc nào cũng thế cả. Vẫn là sự vô tâm cố hữu. Vẫn là cái thói mặc kệ cho mọi việc đến và đi, không níu kéo, không đấu tranh. Tôi đã tha thứ nhiều lần; lần nào cũng là tự mình lại tha thứ. Cái tình cảm lâu bền mà chúng tôi đã có ấy có khi còn hơn cả một tình yêu. Nó là một trạng thái nương tựa lạ lùng, là cần đến ai đó cho sự sống của mình, là làm cho mình dũng cảm và tốt lên, là thấy mình vững chãi, bình yên ... - thiêng liêng và giản dị biết bao. Bao giờ tôi cũng tha thứ được. Tôi biết anh đã mệt mỏi với tuổi thơ bất hạnh của mình. Có lẽ anh đã quen với sự bất hạnh đến mức không dám tin và bám giữ lấy hạnh phúc tồn tại trong dáng dấp một cá thể nào đó vì sợ rằng rồi ngày kia, khi nó bỏ ra đi giống như người ta vẫn có thể giận và bỏ nhau đầy vô cớ trong cuộc sống này, anh sẽ không còn gì, không còn lại cả cái tự chủ, kiêu hãnh kiểu một người cô độc như bây giờ anh đang cố bám giữ, cái đã làm cho tôi thương và quan tâm đến anh. Lúc nào anh cũng lặng lẽ chịu đựng và lần nào tôi cũng lặng lẽ quên đi; để rồi chúng tôi luôn phải tránh nhắc lại những vết thương cũ.
    Bây giờ, cũng chẳng có lý do gì đủ lớn và đúng đắn cho quyết định của tôi cả. Có điều, tôi không còn tin rằng mình đủ độ lượng và yêu thương, cũng không còn đủ kiên nhẫn với sự chịu đựng dũng cảm của cái đầu óc rành mạch và nghiêm khắc ấy, không còn muốn cố gắng đi một mình trên con đường dài chông gai ấy nữa. Tôi không tin rằng người ta xứng đáng được hưởng hạnh phúc nếu không tìm kiếm và giữ gìn.
    Tôi thấy mình bị tổn thương.
    Đã bao thời gian đi qua rồi nhỉ ?
    Sáng nay cũng lại vẫn là một sáng bình thường nữa thôi. Tôi thấy lòng buồn bã nhưng cứng cỏi - đấy là một cảm giác ngấm sâu như rượu cần và ăn mòn như a xít. Tôi không cho những ý nghĩ trỗi dậy nữa mà quyết định đi làm sớm hơn thường ngày. Nhưng cái đồng hồ báo thức vừa gõ 6 tiếng nhẹ nhàng và êm ái kia là cái đồng hồ mà anh đã mua cho tôi. Anh nói ?oEm thật là người biết quản lý thời gian, thật là một người biết thưởng thức cuộc sống đấy?. Và cái đoạn opera trích trong vở Carmen mà tôi đang nghe đây thì làm cho tôi nhớ đến những lần đi nghe hoà nhạc trong Nhà Hát Lớn, đi xem phim và đi nghe hát với anh. Tôi sẽ nghe hết đoạn nhạc này, đoạn nàng Carmen trêu trọc Don Jose, rồi sẽ rời khỏi cái giường ấm áp này, sẽ xuống nhà ăn sáng với bố mẹ, sẽ đánh răng rửa mặt bằng nước ấm ủ trong cái phích nước màu đỏ rồi dắt xe ra đi làm. Tuần tự từng việc một.
    Tôi biết mình buồn.
    7 giờ sáng. Những cặp vợ chồng trẻ đưa nhau đi làm. Tôi thấy họ đáng thương. Ngày mai, rất có thể một nửa trong số những đôi vợ chồng và người yêu kia tuyên bố bỏ nhau và sẽ có thêm một nửa số người buồn bã một cách lặng lẽ và can đảm như tôi lúc đứng dưới đèn đỏ chờ đến lượt qua đường và câu dầm niềm vui sống của mình trên từng việc nhỏ nhặt, vặt vãnh, tuần tự. Bác bảo vệ già tươi cười chào tôi và hỏi ?oThế nó đâu mà đi một mình hả con ??. Tôi khẽ cười ?oDạ, anh ấy bận đi công tác?. Không vui, không buồn vì câu hỏi ấy. Tôi thấy bác bảo vệ cũng đáng thương. Làm sao mà tuổi già của bác còn phải nhớ hết tên bạn trai, bạn gái của những nhân viên trẻ như tôi trong cái trụ sở to lớn này.
    7 giờ 30 sáng, tôi kiểm tra hộp thư điện tử trước lúc vào làm. Có một đống thư công việc chán ngắt với một vài cái thư của bạn bè và một cái thư của một người bạn rất thân đang ở bên Anh. Đấy là một người mà tôi đã ương bướng từ chối để yêu anh, một người con trai hiểu tôi, trân trọng và thương tôi đến mức tôi ưng nhận làm anh trai hơn. Anh ấy hỏi thăm sức khoẻ, công việc và không biết vì sao lại nói một câu bâng quơ: ?o Có gì trục trặc, nhất định phải nói cho anh biết. Nhớ là đừng bao giờ để một xích mích nhỏ làm hỏng một tình cảm lớn, nghe chưa?. Tôi nhớ đến những kỷ niệm cũ với anh, băn khoăn không biết đấy có phải một tình cảm lớn.
    Tôi không tiếc nhưng buồn.
    11 giờ 30, tôi quyết định không đi ăn cơm với mọi người mà đi ăn một mình và đi bộ sang phố Tràng Tiền mua mấy quyển sách về đọc. Lâu rồi tôi chưa đọc được truyện gì mới mà dạo này lại khó ngủ. Trong hàng Fastfood, những người nước ngoài bắt tay và hôn má khi gặp mặt, lại bắt tay và hôn khi ra về, cầm tay mà đi dung dăng trên phố. Họ cười nói thoải mái và thẳng thắn. Tôi lại nghĩ giá như văn hoá của chúng ta cũng cho phép điều đó thì tôi đã có thể nói thẳng với anh rằng tôi đã thương và kỳ vọng ở anh biết chừng nào.
    Lúc 12 giờ rưỡi trưa, hiệu sách Tràng Tiền vắng tanh; chỉ có mấy cô phục vụ quầy trẻ tuổi ngồi nhàn nhã. Một nửa trong số họ sắp làm mẹ và tôi nhìn thấy niềm hạnh phúc đáng yêu trên những gương mặt trẻ, rạng ngời. Tuổi trẻ - bản thân nó đã có nghĩa là hạnh phúc và cái đẹp rồi, phải không nhỉ ? ở quầy sách ngoại văn, cô gái trông quầy đang nói điện thoại:
    - Thôi mày ạ, chẳng nên tiếc làm gì - tôi nghe thấy cô ấy nói - Mày cứ làm cái gì mà mày cho là đúng đắn, còn đến đâu thì kệ. Có tình cảm thì thể nào mọi chuyện cũng qua; còn nếu không thì cố cũng chẳng được. Trong tình cảm, không giở lý ra được đâu; chừng nào còn thế thì chẳng đến đâu cả...
    Ngừng một lát
    - Biết rồi..., thì mày cứ thử xem, không về sau lại hối hận. Đừng suy diễn làm gì, chỉ căn cứ vào thực tế hiện tại thôi, chuyện cũ đừng bới lại ... Hả ? Được rồi, mà tao nói thật là nếu có xung đột thì phải giải quyết sớm đi, để lâu thể nào cũng rắc rối lắm đấy...ờ ...ờ ...
    Tôi tưởng tượng lại một cô gái nào đó xung đột với người yêu. Tôi muốn gào toáng lên thật to. Ôi trời ơi, thế giới này có mỗi chuyện ấy để nói thôi à? Mà sao lại toàn là các cô gái thế không biết. Không có đàn ông, chắc cũng chẳng đến nỗi chết. Tôi nghĩ đến anh và tưởng tượng có lẽ bây giờ anh cũng đang hợm hĩnh lắm với sự chịu đựng của mình. Tôi thấy mình ghét anh và tôi ghét sự bướng bỉnh của anh. Nhưng nếu anh không bướng bỉnh và không dũng cảm chịu đựng như thế, tôi đã chẳng thương và tha thứ cho anh bao lần từ trước đến giờ. Anh chẳng giống những gã con trai hợm hĩnh khác. Anh chẳng giống vậy chút nào. Nhưng hình như cái gì cũng có giới hạn thì phải.
    Tôi mua hai quyển truyện cổ An-dec-xen, một quyển truyện ngắn Mỹ và một quyển truyện của Pautopsky, cứ như để trả công cho sự hảo tâm của cô gái đứng quầy với người bạn gái đáng thương nào đó của cô ấy.
    Tôi không muốn nghĩ đến anh nữa.
    3 giờ chiều, Fred - giám đốc người Mỹ - nói với tôi rằng chúng tôi đã ký được cái hợp đồng khó nhọc ấy và anh sẽ chiêu đãi mọi người, nhất là tôi vì đã vất vả suốt thời gian vừa qua. Fred nói rằng kinh nghiệm và sự điềm đạm, chắc chắn của tôi là một tài sản. Người nước ngoài thật lịch sự và khéo ăn nói. Nhưng chính anh cũng đã có lần nói với tôi rằng anh thích sự điềm đạm của tôi. Chúng tôi đi uống bia và ăn uống linh đình; mọi người cười đùa và trêu nhau ầm ĩ; tôi hứng chí xung phong hát một bài hát tiếng Anh cua Beatles, lời của nó nói rằng ?oNgày hôm qua, mọi nỗi buồn của tôi tưởng đã rời xa; thế mà bây giờ chúng dường như hiện hữu cả nơi này?.
    Tôi thấy mình mệt và hình như là ngu xuẩn.
    5 giờ chiều, tôi quyết định về nhà, mặc cho mọi người níu kéo. Tôi cũng không muốn quay lại văn phòng để làm việc muộn hôm nay nữa. Tôi tưởng tượng mình đi về qua chợ, mua một ít đồ ăn ngon mang về cho mẹ nấu và mua kem rồi sẽ ăn một bữa tối không vội vàng với bố mẹ. Như thế sẽ thanh thản biết bao. Và tối nay tôi sẽ không làm việc mà ngồi xem phim với mẹ hoặc nằm ở phòng khách mà đọc sách hay nói chuyện thời sự với bố, hoặc bàn chuyện kinh doanh. Tôi sẽ đi ngủ khi thật mệt rồi. Phải, bố mẹ luôn tự hào về tôi biết chừng nào và tôi bao giờ cũng bé bỏng, đáng thương và đáng yêu cả.
    Tôi muốn về nhà.
    5 giờ rưỡi chiều. Đường phố đông đúc và bụi. Lại tắc đường. Tôi không thấy mình bực mình. Cũng không sốt ruột. Trên vỉa hè, những em học sinh nhỏ đi học về cười đùa ríu rít. Một vài nhà hàng và cửa hiệu đã bắt đầu thắp đèn. Tôi nhớ đến mùa đông trước vẫn thường hay chạy xe cùng anh loanh quanh qua các phố vào tầm này rồi đi ăn tối ở đâu đó. Nếu bây giờ ghé vào nhà anh, nhìn thấy anh, cười với anh và nói một điều gì đó thật càn quấy hoặc có khi cũng chẳng cần nói gì cả, chỉ cười thôi thì tốt biết bao. Cái ý nghĩ ấy đi qua nhanh như một cơn gió. Tôi nhớ lại cái e-mail lúc sáng và những câu nói bâng quơ của cô gái bán sách trên phố Tràng Tiền. Tôi biết mình lại đang dung túng tình cảm nhưng tôi cũng biết mình sẽ được thanh thản.
    Tôi sẽ kiên nhẫn và điềm đạm chờ hết đám tắc đường này. Đèn xanh!
  8. pphn

    pphn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Đường nhỏ
    Phan Việt
    Có một sáng mùa xuân, tôi tỉnh dậy sớm hơn thường lệ và nghe thấy những con chim sẻ nhảy nhót hót lên vui vẻ như thắp sáng cả bầu trời còn đang mờ tối và tĩnh lặng. Không gian như có một mùi thơm là lạ. Những con chim sẻ nhỏ không biết đến giá lạnh cứ nhảy nhót ở đầu nhà và hót lên líu lo.
    Tôi ngồi dậy và trèo lên bậu cửa sổ trong xuống con đường nhỏ sau nhà. Mặt đất ẩm nhưng sạch sẽ. Vẫn chưa có người qua lại nhiều trừ một vài người đi làm sớm. Đây là con đường tắt, xuyên qua những ruộng rau và một vùng đất hoang để ra đường chính. Những thân cây lau và cỏ dại mọc cao vút bên kia đường cắt những vệt dài lên nền trời.
    Có một cây dong riềng nở hoa đỏ chói bên bờ cái ao nhỏ phủ đầy hoa bèo trên mặt nước. Hoa bèo tím biếc. Bèo tấm xanh mướt chen chân nhau trong những ruộng rau bên cạnh.
    ***
    Dưới nhà có tiếng cửa sắt kéo. Tôi biết mẹ tôi đã dậy đi chợ. Tôi sẽ chờ mẹ mua đồ ăn sáng về, rồi ăn sáng và đến trường. Tiết học Lịch sử các học thuyết kinh tế hôm nay, tôi phải giảng bài cho sinh viên về Adam Smith, nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh. Ông ta có một lý thuyết rất nổi tiếng là ?oBàn tay vô hình?. Lý thuyết ấy nói rằng trong lúc các cá nhân trong nền kinh tế theo đuổi lợi ích riêng của mình, sẽ có một bàn tay vô hình hướng các hoạt động của họ vào mục đích kinh tế chung của xã hội và do đó nền kinh tế sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.
    Cách mấy ngôi nhà, một anh thanh niên đang khua khoắng chân tay trên sân thượng. Nhìn thấy tôi, anh ta vội kết thúc bài thể dục kỳ cục của mình và biến mất sau cánh cửa.
    Không gian vẫn tĩnh lặng, chỉ trừ có tiếng những con chim sẻ đang ca lên vui vẻ. Tôi thấy mẹ đi tắt qua con đường nhỏ sau nhà để ra chợ. Dáng của người nhẹ nhàng và đủng đỉnh. Mẹ lúc nào cũng đủng đỉnh, thư thái.
    ***
    Ở chỗ thót lại của con đường, ngay cạnh cái ao bèo có một vũng nước to. Nó choán gần hết lối đi, chỉ chừa ra hai dải đất nhỏ bên cạnh, sát mép ao. Đất hai bên cũng lầy lội, đầy những vệt bánh xe đạp. Tôi thấy mẹ tôi đi lại gần vũng nước; người băn khoăn đôi chút rồi lấy một hòn gạch đặt vào chỗ dải đất lầy lội bên phải đường và bước qua. Dáng của người vẫn luôn nhẹ nhàng, thư thái.
    ***
    Dưới con đường nhỏ vẫn chưa có người. Tôi nghe thấy một tiếng rao ở đằng xa:
    - Mì lóng giòn đây!
    Tôi biết đấy là thằng bé vẫn hay bán bánh mì qua ngõ nhà tôi. Sáng nào nó cũng lượn đi lượn lại cả chục lần. Nó nhỏ người, có một mớ tóc xoăn, da đen và một hàm răng nham nhở đến tức cười. Nó có cái thói rao từ rất xa để mọi người nghe thấy mà chuẩn bị, rồi phóng vèo vèo qua và phanh kít lại khi có tiếng gọi. Nó đánh bạn với lũ trẻ trong ngõ nhà tôi và thường lễ phép nói ?oChào chị? mỗi khi gặp tôi buổi sáng. Là vì tôi hay chờ mua bánh mì của nó mhững sáng tôi vội không kịp ăn sáng, đành mang bánh mì đến trường ăn lúc nghỉ tiết. Nó có cái giọng oang oang của một đứa trẻ đang vỡ giọng và những thói tinh nghịch của con nít. Nó là kẻ tử thù của bà già nanh nọc và nghễnh ngãng cạnh nhà tôi vì nó hay hét vào tai cụ ấy những lúc nó nhìn thấy cụ - ?oChào cụ ạ!?
    Tiếng rao đến gần hơn; nghe vô trách nhiệm như người ta đọc một khẩu hiệu.
    - Mì lóng nào!
    Nó vẫn phóng xe vèo vèo và không hề nao núng khi nhìn thấy cái vũng nước to. Trái lại, nó khoái chí co cao hai chân và phóng thẳng qua chỗ sâu nhất, cười phá lên như một anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù trong một trận kịch chiến. Đột nhiên nó phanh kít xe lại và nhảy khỏi xe cũng nhanh như thế. Chỉ trong nháy mắt, cái bông hoa dong riềng đỏ chói bên bờ ao đã trở thành chiến lợi phẩm của nó.
    - Mì lóng nào ?" tiếng rao xa dần.
    Tôi quyết định sẽ không mua bánh mì của nó trong vòng một tuần vì tội đã phá hoại cảnh quan.
    Mất bông hoa dong đỏ chói ấy, cái khu đằng sau và con đường trở nên thảm đạm hơn.
    Mà nó thì đâu cần bông hoa (?)
    ***
    Có một âm thanh lạ lùng, nghe choe chóe và sống sượng:
    ?oMời các bạn đón đọc báo An ninh thủ đô, báo Hà nội mới, báo Công an nhân dân, báo Tiền phong. Báo An ninh thủ đô hôm nay đăng tin một người mẹ dìm chết con trong vại nước. Vì sao thị lại nhẫn tâm làm vậy với đứa con mới 9 tháng tuổi của mình? Mời các bạn đón đọc. Báo Công an nhân dân hôm nay cho các bạn biết những tin tức về vụ án đang làm xôn xao dư luận thủ đô. Đó là vụ cướp của giết người ở tiệm vàng trên phố Ông Ích Khiêm làm 3 người chết. Động cơ dã man nào đã đẩy kẻ sát nhân vào việc sát hại một lúc ba mạng người. Các bạn sẽ biết chi tiết trên báo Công an nhân dân.?
    Tiếp đến là một giọng nhạc vàng méo mó từ cái loa của người đàn ông giao báo. Những lời hát ủy mị đi sau những lời quảng cáo thô lỗ và sống sượng ?" thật là một sự kết hợp tài tình.
    Người đàn ông bán báo và các đồ thập cẩm dừng lại ở chỗ mấy ngôi nhà đang xây dở nằm gần con đường nhỏ. Đây là những nhà dân mới được đền bù khi giải tỏa đường ở đâu đó chuyển về. Những người chủ nhà giàu có chỉ thỉnh thoảng mới phóng xe máy tạt qua xem tiến độ xây dựng; mọi công việc do những người thợ nhà quê và người thầu khoán lo. Hồi họ làm móng, họ đóng cọc và đầm nền ầm ầm suốt đêm; tôi không sao ngủ được. Bây giờ mấy ngôi nhà đã ở giai đoạn hoàn thiện; họ cắt gạch lát nền cũng ầm ầm.
    Người đàn ông tắt cái loa và dừng lại trước một ngôi nhà đang xây dở. Có một nửa bao xi măng nằm ở ngay trên bậc cửa ra vào. Chắc những người thợ cẩu thả không buồn cất đi trước khi về nhà trọ đêm qua. Người đàn ông bán báo nhìn trước nhìn sau rồi bê nửa bao xi măng đặt lên yên sau xe đạp. Anh ta đạp vội đi.
    Cái vũng nước làm anh ta hơi nao núng một chút. Xe nặng, vũng nước thì khá to, đất hai bên thì nhão và lầy. Anh ta lại đang vội. Tôi thấy anh ta chần chừ một lát rồi thận trọng đi qua vũng nước ở chỗ nông nhất, ngay bên rìa mép nước. Nhưng mà hình như chỗ rìa của vũng nước có một cái hố nhỏ hoặc một hòn gạch nằm dưới mặt nước vì tôi thấy xe của anh ta loạng choạng, giật lên một cái.
    Người đàn ông nhỏ thó cố sức dận bàn đạp để lấy lại thăng bằng. Cái đầu xe quá nặng vì treo cái loa, ắc quy và cả một cái hòm đựng báo với các thứ đồ vụn vặt. Nó lắc qua lắc lại. Nửa bao xi măng đổ ụp xuống vũng nước. Nước bẩn bắn tung tóe lên người anh ta.
    Người đàn ông vượt qua vũng nước và đứng lại lau nước bẩn. Anh ta nhìn lại bao xi măng vẻ tần ngần rồi nhún vai đi tiếp. Tôi lại nghe thấy cái giọng sống sượng ấy ?oMời các bạn đón đọc báo An ninh thủ đô, báo Hà nội mới, báo Công an nhân dân, báo Tiền phong. Báo An ninh thủ đô hôm nay đăng tin một người mẹ dìm chết con trong vại nước. Vì sao ??.
    ***
    Vì sao?
    ***
    Những con chim sẻ nhỏ không còn nhảy nhót ở đầu hồi nhà bên cạnh nữa. Tiếng hót của chúng đã tắt từ lâu rồi.
    Tôi nghe tiếng nhà ai đó mở một khúc nhạc cách mạng; nghe loáng thoáng như là ?oTừng đôi chim bay đi; tiếng ca rộn ràng; cánh chim xao xuyến; gió mùa xuân ??. Tôi với tay vào bàn học và bật một đĩa nhạc. Đấy là Enya với nhạc Celtic. Giọng của chị ấy thật đặc biệt, rất có mỹ cảm; nhạc cũng đặc biệt nữa. Tôi hay mở bài Oricono Flow, Caribbean Blue, và Book of days vào buổi sáng và mở bài On my way home Marble halls trước khi đi ngủ. Những bài buổi sáng thường khiến tôi nghĩ đến biển xanh và những người múa ba lê; những bài buổi tối làm tôi nghĩ đến những thung lũng, những con đường về nhà và cả những khoảnh đất thật rộng không có bóng cây nhưng râm mát. Nó làm tôi thấy dễ chịu và tự do, không vội vàng và không lo lắng.
    Bây giờ đang là bài Only if: ?oIf you really want to, you can hear me say. Only if you want to, will you find the way? ?" Nếu bạn thực sự mong mỏi, bạn sẽ nghe thấu lời tôi; chỉ cần bạn khát khao, bạn sẽ tìm thấy con đường.
    ***
    Có tiếng động cơ ngắt ngang lời bài hát ấy. Một đôi vợ chồng trẻ đi làm sớm. Người con gái ngồi sau đang có bầu. Chị mặc một cái váy len rất rộng bên trong, áo khoác ấm ở ngoài và đội mũ bảo hiểm. Người chồng mặc áo khoác rộng, đi giày đen bóng lộn. Họ đi chậm rãi để tránh những viên gạch và sỏi mà mấy nhà đang xây dở làm vương trên đường đi. Người chồng thận trọng dừng lại trước vũng nước. Anh ta đang tìm một giải pháp tối ưu.
    Trong kinh tế học có một đường cong nổi tiếng minh họa Giới hạn khả năng sản xuất/tiêu dùng. Đặt giả thiết rằng bạn chỉ có một nguồn lực nhất định, ví dụ là 20 ngàn đồng và bạn có 2 sự lựa chọn: ăn tối và xem phim. Bạn sẽ có những sự kết hợp nhất định: hoặc là đi ăn một bữa tối và xem một bộ phim; hoặc bạn sẽ xem 2 bộ phim nhưng không ăn tối, hoặc ăn hai bữa tối mà không xem phim; tùy bạn. Các kết hợp và lựa chọn là của bạn và do đó sự thỏa mãn của bạn được biểu diễn bằng một đường cong; bạn có thể ở trên hoặc ở trong chứ không thể vượt ra ngoài đường cong ấy.
    Người thanh niên tần ngần. Anh ta nhìn bao xi măng giữa vũng nước và viên gạch mà mẹ tôi đặt lúc trước ở giữa chỗ đất lầy. Người con gái vẫn ngồi yên trên xe một cách tin tưởng. Cuối cùng người thanh niên chọn giải pháp thứ hai. Anh về số và khéo léo đi vào khoảng đất lầy nhỏ giữa hòn gạch của mẹ tôi và mép vũng nước. Đất ở đó rất nhão; nó kéo lún bánh xe xuống. Anh vội vàng về số và tăng ga. Chiếc xe vượt qua vệt đất lầy, để lại một rãnh nước trũng nhỏ, khá sâu. Nước tràn từ vũng nước sang cái rãnh đó và bị viên gạch chặn lại.
    ***
    Có hai em gái nhỏ và ba em trai đang dung dăng dung dẻ trên đường. Đấy là những học sinh của trường cấp một ngay gần nhà tôi. Các em gái mặc quần len, áo khoác và đội mũ len. Từ trên nhìn xuống trông chúng như những cái nấm nhỏ.
    Cả lũ dừng lại trước vũng nước. Rõ ràng chúng không muốn sử dụng viên gạch mẹ tôi đã đặt vì như thế đơn giản quá, tầm thường quá.
    Một em trai nhảy lên trên phần nhô lên của bao xi măng trên vũng nước có vẻ khoái chí và nhón chân nhảy phốc sang bên kia. Những em còn lại có vẻ thú vị với trò đó. Chúng đã quyết định sẽ chọn giải pháp này.
    Bọn con trai qua trước rồi đến các em gái nhút nhát. Sau ba lần nhảy của các chàng trai nhỏ, cái bao xi măng đã gần biến mất khỏi mặt nước, chỉ còn nhô lên miếng giấy vàng lờ mờ.
    Các cô gái nhỏ đành phải chọn con đường nhẹ nhàng là viên gạch, nhưng lúc này, viên gạch có nước ngập quanh chân, rất dễ ngã. Chúng đưa tay cho các bạn trai và khẽ đi qua, mỗi bước nhảy lại kêu lên ?oUých chà?.
    Sau cuộc vượt biển ngoạn mục ấy, các chàng trai nhỏ chưa hết hưng phấn. Một cậu nhặt một cái que dài và vừa đi vừa vụt túi bụi vào những thân cây lau cao vống bên đường. Những em còn lại cũng không đừng được trước trò chơi thú vị ấy; chúng lập tức tham gia vào cuộc chinh phạt một cách hăng say.
    Bãi cỏ lau cao xanh rờn trở nên tả tơi.
    Bông hoa dong đỏ thì đã mất.
    ***
    Chẳng để làm gì, chẳng vì cái gì cả.
    ***
    Tối hôm thứ bảy vừa rồi tôi đi xem một bộ phim về những người bị hội chứng Đao. Bộ phim có tên ?oNgày thứ tám?. Nó mở đầu thế này: ?oNgày thứ nhất, Chúa tạo ra mặt trời. Mặt trời chói chang nung nóng trên đầu và làm bạn chói mắt. Ngày thứ hai, Chúa tạo ra biển. Biển xô sóng, đẩy những hạt cát nhỏ làm ướt chân bạn. Ngày thứ ba, chúa tạo ra cây cối. Khi bạn đứng áp mình vào một thân cây, bạn sẽ hóa thành một cành cây và bạn sẽ nghe thấy cây nói. Khi bạn cắt cỏ, cỏ sẽ đau và sẽ khóc. Bạn hãy nhớ an ủi, vỗ về những ngọn cỏ nhé??.
    Tôi nhớ hôm nay là thứ Ba.
    ***
    Có một đám tiếng ồn tiến lại. Đấy là những người thợ xây. Họ ăn mặc tuyềnh toàng mặc dù trời khá rét. Đám người bá vai nhau đi, cuốc xẻng khua lộc cộc trên đường; có người cầm cả điếu cày. Họ văng tục. Từ trên cao, tôi nghe rõ những tiếng ?oĐ. mẹ? ?oĐ. bố? ?oCon c?? và ?o*****?
    Đoàn người đi đến trước vũng nước. Một người nói:
    - Cái vũng nước này thấy mấy hôm rồi mà chẳng cạn.
    Anh ta lấy xẻng xỉa xỉa xuống nước và nhận ra bao xi măng. Cũng vô thức, anh ta gõ xẻng xuống viên gạch như kiểu những người thợ xây vẫn làm rồi nói:
    - Phí cả bao xi măng!
    Một người khác lấy cuốc hất viên gạch xuống ao. Nước tràn từ vũng nước, qua cái vết xe máy lúc nãy và chảy vào vết lún của viên gạch khi mấy học sinh bé đi qua.
    Anh chàng thợ nề khơi sâu thêm cái rãnh và kéo dài nó xuống tận mép ao. Nước trong vũng rút qua cái rãnh nhỏ ấy nhanh không ngờ. Loáng một cái, nước đã cạn để lộ cái lòng trũng có bao xi măng nằm ở chính giữa.
    Anh chàng cầm xẻng chọc thủng bao xi măng và dàn đều xi măng lên trên cái lòng chảo nhỏ. Anh ta xúc cả một ít cát đổ vào rồi trộn lên. Một người khác vứt một tấm ván lên phía dải đất lầy lội.
    - Chắc ngày mai xi măng đông cứng lại thì đi được.
    Họ kéo nhau đi qua; cũng thản nhiên và lộn xộn như lúc đầu. Vẫn những câu nói tục.
    ***
    Tôi nhìn thấy mẹ từ xa. Người vẫn đi rất điềm đạm. Mẹ bước trên tấm ván khéo léo như một diễn viên múa. Tôi biết là đã đến lúc mình phải xuống nhà.
    ***
    Mẹ bảo tôi lúc ăn sáng:
    - Không biết nhà ai tốt quá, đã đổ xi măng cát vào cái vũng nước sau nhà rồi. Chắc là sẽ hết lầy lội. May quá.
    Lẽ nào tôi nói với mẹ về Adam Smith và những giả thuyết kinh tế?
    Hay tôi kể cho mẹ câu chuyện về viên gạch, về thằng bé bán bánh mì, người đàn ông bán báo, bao xi măng, đôi vợ chồng trẻ, cái vết xe máy, những em nhỏ, những người thợ xây và cái rãnh nước?
    Mẹ tôi chỉ tin vào lòng tốt, vào con người và vào những điều giản dị. Mẹ tin vào chính cuộc sống này. Adam Smith chẳng có nghĩa gì với mẹ; và có thể chẳng có nghĩa với ai ngoài kia, trừ với bài giảng của tôi.

    Post lên cho mọi người cùng đọc, đặc biệt là một người bạn tôi có nick là đường nhỏ

Chia sẻ trang này