1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 1/2020)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi macay3, 07/01/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.882
    Đã được thích:
    17.405
    Nga có làm quyết liệt từ đầu nên khó toang như EU lắm, Nga bỏ tù 5 năm nếu không khai báo trung thực việc đi từ vùng dịch về
    Bonmua thích bài này.
  2. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    500.000 bộ kit xét nghiệm COVID-19 được bí mật chuyển từ Ý về Memphis, Tennessee bằng C-17 trong 1 nhiệm vụ “Reach 911” sau đó chúng được chuyển qua máy bay thương mại của Fedex vận chuyển đi khắp nước Mỹ.

    [​IMG]
    Ảnh trên Instagram của 1 thành viên phi hành đoàn .

    Khi được hỏi, Jonathan Hoffman người phát ngôn lầu 5 góc xác nhận đó là chuyến hàng của không quân Vệ binh quốc gia dưng mà không phả là kít xét nghiệm mà chỉ là 500.000 cái gạc đã được sử dụng .
    Tướng Dr. Paul Friedrichs cho bết thêm: Những cái gạc này được thu thập trong quá trình xét nghiệm tìm vỉrus COVID-19 ở Italia, chúng được bỏ vào chất lỏng và được mang về Huê Kỳ để ngâm cứu. Những chiếc gạc này được sản xuất bởi các công ty Mỹ và nước ngoài.
    Tướng Dr. Paul Friedrichs nhấn mạnh Đây là một ví dụ tuyệt vời về cách các quốc gia hợp tác với nhau để đảm bảo rằng chúng tôi đáp ứng đủ nhu cầu toàn cầu.

    Tướng Dave Goldfein, tham mưu trưởng Không quân Huê Kỳ: Gạc mịa gì, bộ xét nghiệm COVID-19 đấy.
    Mxh: Kít của Tàu mới viện trợ cho Ý ẹ đấy.
    Không biết những cái gạc đã qua sử dụng của Đông Lào sản xuất mà UBND Hà Nôi tặng Ý ẹ có nằm trong số này không :))
    Massu, ngotuanconvitbuoc thích bài này.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Các bạn có biết người đàn ông trong hình? Các bạn có biết ai là lãnh tụ tinh thần thực sự ở đất nước Iraq hiện nay? Nếu không biết hoặc trả lời là thủ tướng Iraq, thì các bạn nên đọc bài này.


    [​IMG]

    1/ Thời kỳ Cộng sản và sự hình thành thành phố Al-Thawra.

    Về mặt chính thức ”thành phố Sadr” thực chất chỉ là một đơn vị hành chính trong thủ đô Baghdad của Iraq, tương đương đơn vị cấp quận. Điều này giống với Thị xã Sơn Tây thuộc thủ đô Hà Nội.

    Vào năm 1958, đất nước Iraq đang ở năm cuối cùng của chế độ quân chủ. Tình hình kinh tế và xã hội đất nước lúc đó khá bi đát. Thủ đô Baghdad có 1 triệu dân nhưng có đến nửa triệu người vô gia cư. Họ phải sống trong điều kiện tồi tệ, không có nhà cửa, điện, nước, thức ăn,…trong khi nhà vua Iraq sống xa hoa trong cung điện trung tâm thủ đô.

    Vì sự mâu thuẫn đó, ngày 14/7/1958, nhằm ngày Cách mạng Pháp, các sĩ quan Cộng sản Iraq làm cuộc cách mạng lật đổ nhà vua Iraq, thiết lập nền Cộng hòa. Chính quyền mới do Đại tá Abdul Karim Qasim lãnh đạo, xây dựng một chính quyền Cộng sản thân Liên Xô ở Iraq. Chính quyền đã tiến hành nhiều cải cách, một trong những việc đầu tiên là giải quyết vấn đề nhà ở cho một nửa dân số Baghdad đang trong cảnh vô gia cư.

    Thủ tướng Qasim đi đầu trong việc này. Ông hiến toàn bộ 4 mảnh đất và tư gia của mình cho chính phủ, quyên góp tiền xây nhà cho người vô gia cư. Bản thân thủ tướng Qasim sau đó gần như lấy Bộ Quốc phòng làm nhà, ông thường xuyên nằm ngủ trên nền đất bộ Quốc phòng Iraq.

    Kế hoạch của chính phủ Iraq là chọn một khu đất phía Đông hẻo lánh của Baghdad, nơi có một khu ổ chuột chừng 80.000 dân từ các vùng nông thôn xung quanh sinh sống để xây dựng thành phố mới. Kế hoạch này thực ra được đề xuất bởi Naziha al-Dulaimi, một nhà nữ quyền hàng đầu của Iraq lúc đó. Naziha al-Dulaimi là người đồng sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Phụ nữ Iraq, nữ bộ trưởng đầu tiên trong lịch sử hiện đại của Iraq, cũng là đầu tiên trong thế giới Ả Rập.

    Việc thiết kế thành phố mới này có sự góp công của Apostolou Doxiadis Constantinos, một kiến trúc sư rất nổi tiếng người Hy Lạp. Nổi tiếng đến cỡ nào? Ông là kiến trúc sư trưởng trong việc xây dựng 2 thủ đô của Pakistan và Arab Saudi – Islamabad và Riyadh. Và, cả khu đô thị Thủ Thiêm ở Sài Gòn năm 1965 nữa.

    Nói chung, sau khi hoàn thành, khu vực mới xây dựng đã giải quyết căn bản vấn đề nhà cửa cho gần nửa triệu người dân thủ đô Baghdad lúc đó. Dù diện tích chỉ có 13km2 trong 200km2 của thủ đô Baghdad, nhưng nó chiếm đến gần một nửa dân số thủ đô Baghdad, chủ yếu là dân nghèo. Để ghi nhận thành quả này của cuộc cách mạng, chính phủ thủ tướng Qasim đã đặt tên thành phố này là ”Al-Thawra” nghĩa là ”thành phố Cách mạng”.

    Trong những năm sau đó, dân số Al-Thawra không ngừng tăng, chủ yếu từ những người dân nông thôn đổ về thành phố. Năm 1963, khi dân số thủ đô Baghdad là 1,3 triệu người, dân số Al-Thawra là gần 800.000 người.

    [​IMG]

    2/ Đổi tên thành Saddam City và sự phản kháng chế độ Saddam Hussein.

    Năm 1963, đảng Ba’ath của những người theo đường lối XHCN dân tộc Arab tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Cộng sản của thủ tướng Qasim. Thủ tướng Qasim bị hành quyết trên truyền hình.

    Trong cuộc đảo chính ngày 8/2/1963 ở Baghdad, người dân ở thành phố Al-Thawra đã kháng cự quân đảo chính, ủng hộ Thủ tướng Qasim. Bằng cách nào đó. quân Ba’ath đã tiến hành chiến dịch lùng sục theo phương pháp “house-to-house search” (tìm từng nhà), đã tìm kiếm chính xác và sát hại hơn 1.500 người Cộng sản Iraq chỉ riêng ở thủ đô Baghdad. Trên toàn quốc, con số này là hơn 5.000 người Cộng sản bị sát hại. Người ta cho rằng điều này chỉ có thể giải thích là do tình báo CIA của Mỹ đã có danh sách những người Cộng sản Iraq và bí mật chuyển nó cho quân Ba’ath, mặc dù điều này chưa được chứng thực.

    Đảng Ba’ath nắm quyền vào năm 1963. Năm 1979, Saddam Hussein trở thành Tổng thống Iraq. 3 năm sau, năm 1982, Saddam Hussein đổi tên thành phố Al-Thawra thành ”Saddam City”, nhằm xóa đi ký ức về thời kỳ Cộng sản của Qasim và cũng là một hình thức sùng bái cá nhân.

    Dưới thời kỳ Saddam Hussein, thành phố Saddam City nổi tiếng về đói nghèo và sự phản kháng. Do thành phố đã là thành trì kháng cự của những người Cộng sản từ cuộc đảo chính năm 1963, chính quyền đảng Ba’ath đã làm nhiều cách để dập tắt phong trào đấu tranh của họ. Do dân số quá lớn, khó có thể kiểm soát, nên Đảng Ba’ath thực hiện bao vây bên ngoài, đồng thời cắt giảm điện, nước, nhu yếu phẩm cung cấp cho các khu dân cư của Saddam City. Mọi kế hoạch xây dựng từ thời Thủ tướng Qasim bị hủy bỏ, dẫn đến số người vô gia cư lại tăng lên.

    Trong những năm 1980s, Saddam City nổi tiếng khắp Iraq về sự đói nghèo và các tổ chức Cộng sản bất hợp pháp ngay trong lòng thủ đô Baghdad. Dù bị bao vây vòng ngoài, nhưng trong lòng thành phố các tổ chức cộng sản vẫn phát triển. Họ thường xuyên phát tán các tài liệu phản kháng chống Saddam Hussein trong các khu dân cư. Ở nhiều nơi, người dân đào hầm dưới lòng đất để sẵn sàng chiến đấu. Một trong những nguyên nhân khiến quân đội Iraq không thể đàn áp những người Cộng sản là do thiết kế của Kiến trúc sư Doxiadis khá hẹp, không thuận lợi cho xe bọc thép. Vì thế, Saddam City là một quả bom nổ chậm ngay sát Baghdad, sẵn sàng nổi dậy đe dọa chính quyền Saddam Hussein.

    Năm 1991, trong sự kiện toàn đất nước Iraq nổi dậy chống Saddam Hussein (bao gồm người Kurd ở phía Bắc và người Shia ở miền Nam), những người chống đối ở Saddam City đã nổi dậy trong lòng Baghdad. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy này đã không đạt được quy mô mong đợi. Con trai Saddam Hussein, Qusay Hussein, chỉ huy lực lượng Vệ binh Iraq 7.000 người bao vây Saddam City, không cho cuộc nổi dậy lan vào Baghdad. Cuối cùng, cuộc nổi dậy ở thủ đô Baghdad thất bại.



    3/ Cuộc xâm lược của Mỹ và đổi tên thành Sadr City – sự kháng cự của giáo sĩ Sadr

    Ngay từ năm 1991, đã có một nhân vật nổi lên mạnh mẽ trong xã hội Iraq. Đó là giáo sĩ dòng Shia – Mohammad Sadeq al-Sadr.

    Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr sinh ra ngay bên cạnh thủ đô Baghdad của ở Iraq. Phần lớn sự nghiệp của ông là ở thành phố Al-Thawra, sau này là Saddam City. Cùng với những người Cộng sản, giáo sĩ Sadr phẫn nộ với các chính sách của Saddam Hussein với người Hồi giáo dòng Shia. Năm 1991, ông đã hợp tác với những người Cộng sản ở Saddam City nổi dậy chống Saddam Hussein. Cuộc nổi dậy thất bại, và giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr bị bắt đưa về thành phố Najaf – một thánh địa linh thiêng của người hồi giáo Shia ở Iraq và Iran.

    Vào ngày 19/2/1999, giáo sĩ Mohammad và 2 con trai là Muamal và Mustafa đã bị ám sát trên đường phố Najaf. Người ta cho rằng đảng Ba’ath của Saddam Hussein đứng sau nhưng không có bằng chứng nào. Giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr qua đời tại bệnh viện, nhưng ông đã trở thành một nhân vật ”tử vì đạo”, một biểu tượng của sự đấu tranh của người Hồi giáo dòng Shia. Vào ngày Mohammad qua đời, toàn bộ đất nước Iraq và nước láng giềng Iran để tang ông.

    Khu vực Saddam City vẫn là khu vực phản kháng Saddam Hussein dữ dội, vì thế mà khi quân đội Mỹ tấn công Baghdad năm 2003, đây là nơi đầu tiên rơi vào tay quân Mỹ. Lúc này dân số của Saddam City đã lên tới 1 triệu người trong khoảng 4 triệu dân Baghdad. Sau khi chính quyền Ba’ath sụp đổ, người dân ở khu vực này đã không chính thức đổi tên thành phố thành Sadr City để tưởng nhớ giáo sĩ tử vì đạo Mohammad Sadeq al-Sadr. Quyết định này được chính phủ Iraq chấp thuận sau đó. Như vậy. thành phố đã có lần thứ 2 mang tên một lãnh tụ Iraq, sau khi mang tên tổng thống Saddam Hussein.

    Tuy nhiên, những sự kiện sau đó mới thực sự đưa cái tên Sadr City nổi danh khắp thế giới.

    Đó là từ con trai của giáo sĩ Mohammad Sadeq al-Sadr – Muqtada al-Sadr. Sau khi cha qua đời, Muqtada được tôn làm lãnh tụ tối cao của dòng hồi giáo Shia ở Iraq. Ông thành lập ”Quân đội Mahdi” lật đổ Saddam Hussein vào năm 2003. Người Mỹ tưởng chừng có thể bắt tay với quân đội Mahdi của Muqtada, nhưng ông đã dội nước lạnh vào họ.

    Sau khi chính phủ mới của Iraq được Mỹ lập nên, quân đội Mahdi của Muqtada al-Sadr từ chối giải giáp. Với nòng cốt là các nhóm vũ trang dòng Shia, những người ủng hộ giáo sĩ Sadr nổi dậy khắp miền Nam Iraq. Tuy nhiên, giống như các thời kỳ trước đó, những khu phố chật hẹp của thành phố Sadr cung cấp một nơi lý tưởng cho các cuộc nổi dậy. Vậy là cùng với thành phố Najaf ở miền Nam, thành phố Sadr City cũng nổi dậy chống sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Các cuộc phục kích diễn ra khiến hàng chục lính Mỹ thiệt mạng.

    Suốt từ năm 2003 đến năm 2008, Sadr City hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của quân Mỹ và chính phủ Iraq. Mọi nỗ lực kiểm soát của Mỹ và Iraq đối với Sadr City đều thất bại, giống như Saddam Hussein ngày xưa. Trong thời gian đầu, quân đội Shia của giáo sĩ Muqtada al-Sadr thậm chí còn lập ra các ”đội tử thần”, có nhiệm vụ đi khắp Baghdad lùng sục người Hồi giáo dòng Sunni và sát hại. Những năm 2007, nhắc tới Muqtada al-Sadr và là nhắc tới sự kinh hoàng với các vụ sát hại người Sunni.

    Sự tồn tại của Sadr City ngay sát Baghdad là nguyên nhân trực tiếp khiến người Mỹ phải xây nên ”Vùng xanh” (Green Zone), một vành đai biệt lập giữa Baghdad ngăn cách với vùng còn lại để đảm bảo an toàn cho lính Mỹ khỏi quân của giáo sĩ Sadr. Suốt 5 năm từ 2003 đến 2008 binh sĩ Mỹ ở Sadr City liên tục bị phục kích, làm hàng trăm người thiệt mạng. Riêng trong năm 2007, 852 lính Mỹ đã chết cho tới tháng 11. Điều này khiến tổng thống Mỹ quyết định tăng 20.000 quân đến Iraq vào năm 2007, với quyết tâm đẩy lùi quân của Giáo sĩ Sadr ra khỏi tất cả các khu vực chống đối.

    Tháng 5 năm 2008, sau một chiến dịch lớn của Mỹ và Iraq, dân quân Shia trong thành phố Sadr chấp nhận ngừng bắn, cho phép quân chính phủ Iraq được phép kiểm soát Sadr City. Thỏa thuận này cũng buộc giáo sĩ Muqtada al-Sadr phải giải tán các đội tử thần sát hại người Sunni. Sau thỏa thuận này, phái của giáo sĩ Muqtada al-Sadr chuyển từ một nhóm vũ trang sang một tổ chức chính trị.

    Từ đó đến nay, Muqtada al-Sadr vẫn là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong chính trường Iraq, đặc biệt là với những người dòng Shia. Hiện giáo sĩ Sadr được coi là lãnh tụ tối cao của người Hồi giáo dòng Shia ở Iraq. Nhất là sau cuộc chiến chống Tổ chức nhà nước Hồi giáo IS năm 2018, vị thế của giáo sĩ Sadr tăng đáng kể và phe của ông đã giành chiến thắng vang dội trong quốc hội Iraq, buộc thủ tướng Iraq Haider al-Abadi phải liên minh với ông. Chiến thắng của giáo sĩ Sadr năm 2018 từng được coi là đánh dấu sự sụp đổ ảnh hưởng của Mỹ ở Iraq, và đã từng có đồn đoán giáo sĩ Sadr chuẩn bị vận động chấm dứt sự hiện diện của Mỹ ở nước này.

    4/ Những sự thật về giáo sĩ Sadr và chính trường Iraq hiện nay.

    -Giáo sĩ Sadr tự nhận là một người người theo chủ nghĩa dân tộc Iraq, liên minh với cộng sản, hòa thuận với người Sunni và độc lập chính trị. Hiện nay Đảng Cộng sản Iraq (ICP) đã công khai Liên minh với giáo sĩ Sadr trong ”Liên minh Cải cách” Alliance Towards Reforms – phe giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử 2018. Người Iraq coi giáo sĩ Sadr là ”hiện thân của cải cách và hòa hợp dân tộc”.

    -Giáo sĩ Sadr là một nhân vật chống cả Mỹ lần Iran. Thậm chí người ta coi sự lên ngôi của giáo sĩ Sadr là một đòn đau cho Iran hơn là của Mỹ. Trước kia, người Shia ở Iraq lãnh đạo bởi Đảng Dawa, nơi dòng họ của giáo sĩ Sadr cũng tham gia. Nhưng sau cuộc nổi dậy thất bại năm 1991, phần lớn các thành viên đảng Dawa đã chạy sang Iran, chỉ có gia đình giáo sĩ Sadr ở lại Iraq và bị Saddam Hussein bắt giữ. Vì điều đó mà sau này, giáo sĩ Sadr đã đi theo đường lối độc lập với đảng Dawa, giờ đây công khai chỉ trích đảng Dawa cùng các nhóm thân Iran. Trong cuộc bầu cử năm 2018, Dawa và phái thân Iran đã thất bại nặng nề.

    -Giáo sĩ Sadr vẫn luôn là một nhân vật chống Mỹ. Suốt từ năm 2004 tới nay dù quan điểm chính trị nhiều lần thay đổi, một điều nhất quán trong chính sách của ông luôn là việc đòi quân đội Mỹ rút đi. Giáo sĩ Sadr rất nhiều lần công khai lặp lại: ”Mỹ là nước xâm lược”, và còn gọi Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ là ”khủng bố”. Tháng 1 vừa qua, sau vụ ám sát tướng Iran của Mỹ ở Iraq, giáo sĩ Sadr đã kêu gọi một cuộc biểu tình 1 triệu người đòi trục xuất Mỹ khỏi Iraq, và quốc hội Iraq cũng ra quyết định này, dù Mỹ chưa chấp thuận. Tuy nhiên, sau vụ tấn công trả thù của Iran vào căn cứ Mỹ, giáo sĩ Sadr đã kêu gọi người Iraq không tấn công lính Mỹ. Người ta cho rằng giáo sĩ Sadr đánh gia cao sự nguy hiểm của các nhóm dân quân thân Iran hơn Mỹ.

    -Người ta đánh giá rằng, IS là nguyên nhân lớn nhất trong sự thay đổi của giáo sĩ Sadr. Trước năm 2014, giáo sĩ Sadr và phe của ông vẫn được biết đến là phe cực đoan, sẵn sàng giết hại người Sunni, chỉ quan tâm tới lợi ích ích kỷ của mình. Nhưng vào năm 2014, sau khi IS gây tang thương cho đất nước Iraq, Sadr đã thay đổi quan điểm công khai. “Chúng ta đã thử chủ nghĩa Hồi giáo và đã thất bại một cách tồi tệ”, giáo sĩ Sadr tự lên án chính mình. “Vậy chúng ta hãy thử một cách khác mà trong đó, dù bạn theo giáo phái nào, chỉ cần làm việc hiệu quả thì bạn có thể đảm nhận vị trí lãnh đạo”. Ông còn thực hiện chính sách đối ngoại “Iraq trước tiên”, chỉ tập trung sự chống đối vào Mỹ như trước mà nay chỉ trích cả Iran, hai thế lực luôn muốn gây ảnh hưởng tại Iraq. Ông cũng xây dựng mối quan hệ gần gũi với các nhà đồng minh của Mỹ tại thế giới Arab.

    Vì vậy năm 2014, Sadr tuyên bố tái lập quân đội Mahdi chống IS. Với chiến thắng trước IS năm 2018, phe của giáo sĩ Sadr đã chiến thắng vang dội trong bầu cử.

    https://nghiencuulichsu.com/2020/03...hat-ve-lich-su-iraq-chua-bao-gio-duoc-noi-toi
    gaume1, Massu, graywolf832 người khác thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.365
    Đã được thích:
    26.709
    Chú ngu như lợn thì làm gì có khả năng đọc hiểu. Máy bay bay trên trời thì là máy bay ném bom ngon hơn cả Su-34 nên là máy bay của Nga lúc bắn rớt mẹ dưới đất thì là máy bay của aassad thì loại đó thuộc dạng con bệnh mẹ rồi đâu ai quan tâm
  5. Photo_hunter

    Photo_hunter Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    3.396
    Đã được thích:
    7.532
    Bạn trẻ này mới đi cách ly 14 ngày về hay sao ấy. Ho ho
  6. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    Nội bộ Iraq này phức vãi cả nồi !
  7. namtuocAudiA7

    namtuocAudiA7 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2016
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    2.232

    Đúng là láo toét dốt TA
    Mỹ chuyển 500k Sampling Swab tức là que có đầu bông Cotton để lấy mẫu đi làm xét nghiệm chứ không phải test kit.
    Những tin bôi xấu Mỹ giờ toàn tin vịt , fakenews .
    Mỹ cần gì phải đi mua Test Kit

    https://twitter.com/i/web/status/1240457373858304002

    [​IMG]

    [​IMG]
  8. polite people

    polite people Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2014
    Bài viết:
    4.385
    Đã được thích:
    19.533
    Nhà bố hờ kêu thiếu máu kia kìa. Sang mà hiến đi thèng ngâu.

    [​IMG]

    Á đ. tướt ngâu không có cửa đóng góp thân xác cho mẫu quốc dzồi: Máu của người có IQ dưới 35 éo nhận :))
    --- Gộp bài viết: 20/03/2020, Bài cũ từ: 20/03/2020 ---
    Lính Thổ tả bị phục kích trong lúc di tuần tại thị trấn Muhambal do HTS kiểm soát. 2 chết + 1 bị thương.
    Bộ quốc phòng Thổ: Lính thổ bị đám chiến binh cực đoan hoạt động trong khu vực giảm căng thẳng phang rocket .
    Pro phỉ: Đám Hurras Al-Deen đã phang lính Thổ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    ..
    Thổ tháo dỡ vật cản trên đường M-4 và triển khai thêm 1 số trạm kiểm soát . Bổ sung thêm quân đến các chốt có sẵn dọc đường M-4, M5.
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 20/03/2020 ---
    Huê kỳ rút quân khỏi căn cứ Al-Qaim gần biên giới Iraq/Syria phía tây tỉnh Anbar. Chuyển giao cho quân đội Iraq quản lý.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 20/03/2020
    Massugraywolf83 thích bài này.
  9. phienquanfsa

    phienquanfsa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2020
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    10
    Nể assad thật , từ 1 nhúm bé tí quật khởi trở lại giờ đang nắm 2/3 đất syria
    cumeo2k7Bonmua thích bài này.
  10. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.633
    Đã được thích:
    18.483
    Mấy ngày nay trên mạng loan truyền 1 clip ghi lại cảnh lính Uc giết thường dân Aghanistan. Khi chiến tranh nổ ra, kẻ thua cuộc luôn là nhân dân.

    graywolf83, convitbuocBonmua thích bài này.

Chia sẻ trang này