1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Reyes dẫn trung đội mình băng qua 1 sống đồi xuống nơi có địa hình thấp hơn để trực thăng có thể hạ cánh. Mặt đất sau cả ngày mưa liên tục trở nên trơn như đổ mỡ, mọi người phải chật vật lắm mới giữ nổi thăng bằng. Những người khiêng cáng trượt ngã oành oạch, đánh rơi cả thương binh, còn đến khi cố đi cho cẩn thận thì họ lại khiến hành trình thêm chậm chạp. Trung đội cứ thế chuệch choạc tiến lên theo từng quãng ngắn.

    Đi đầu tiên dẫn trung đội lần theo sống đồi xuống là binh nhất Ryan. Anh kể: "Xuống tới đáy khe núi thì tôi nghe thấy tiếng rú của máy bay phản lực đang đến gần. Tôi bèn ngoảnh đầu xem thử. Thoạt tiên chỉ nghĩ nó đang bay đến sống đồi có quân Bắc Việt, nhưng đến khi chiếc F-4 bắt đầu công kích, thốt nhiên tôi có cảm tưởng nó đang lao thẳng về phía mình." Chẳng hiểu thế nào mà viên phi công lại nhầm trung đội 3 với quân Bắc Việt.

    Ryan gào lên: "Không kích! Mau nấp đi!"

    Anh lao người tìm chỗ nấp. Tiếng gầm rú của chiếc phản lực cơ ngày càng to, Ryan lăn xuống đất, cuộn tròn người lại như thể cố rúc sâu vào chiếc mũ sắt của mình. Chiếc Phantom quăng xuống 2 trái bom 250kg Anh. 1 quả nhờ trời đã ko nổ. Nhưng quả thứ nhì thì rơi trúng giữa tiểu đội Ryan. Sau ánh chớp nhoáng nhoàng, 6 TQLC phải bỏ mạng.

    Khi Ryan bò ra khỏi chỗ nấp thì mùi hăng hắc của thuốc nổ trong bầu không khí ẩm ướt vẫn còn nồng nặc. Cuộc tàn sát đã khiến anh choáng váng. Thân người nằm khắp mọi nơi. Ryan vội vã tới giúp họ. Anh thấy binh nhất Daniel T. Perez vẫn còn sống nhưng 1 chân đã nát bấy nhìn rất khủng khiếp. Ryan cố hết khả năng băng bó cho Perez. Xung quanh anh, những tiếng kêu khóc gọi "quân y!" dậy lên khắp khe núi.

    Trung sĩ Reyes cuống cuồng gọi sĩ quan điều không tiền tuyến đuổi chiếc phản lực đi trước khi nó gây ra tổn thất thêm rồi mới quay qua xốc lại cái đơn vị đã bị tiêu hao nhiều của mình.

    Reyes đang phải đối mặt với 1 quyết định khó khăn. Ngoài 6 người chết, quả bom còn khiến hơn chục TQLC khác bị thương. 1 trong số đó là Perez, người đang thập tử nhất sinh. Reyes ko có đủ người lành lặn để khiêng tất cả số thương binh, tử sĩ. Những người bị thương sẽ được ưu tiên; anh phải đưa họ ra trước. Dù ko muốn để tử sĩ lại - làm vậy là vi phạm truyền thống của TQLC - nhưng anh cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác.

    Hạ sĩ nhất Harry Montgomery, tiểu đội trưởng của Ryan, phụ trách công tác tử sĩ. Anh chàng 21 tuổi quê vùng Sandusky, Ohio này đã tới nam VN từ 10 tháng trước cùng với trung đoàn 26 TQLC nhưng chỉ mới chuyển đến đại đội Bravo từ hồi tháng 2. Montgomery bảo lính lấy poncho ra gói tử thi đồng đội rồi giấu tạm chúng cạnh lối mòn. Reyes giục Montgomery khẩn trương lên vì anh muốn tìm chỗ làm bãi đáp trước khi trời tối. Sau khi Montgomery xong việc, cả trung đội lại lên đường.

    1 giờ sau đó, tìm thấy 1 nơi thích hợp, Reyes lập tức gọi trực thăng tới tải thương. Chỉ lát sau đã có thể nghe thấy tiếng cánh quạt phành phạch của 1 chiếc trực thăng. Cũng như đã làm ở chỗ Carter, bộ đội Bắc Việt để yên cho chiếc máy bay lại gần, chờ đến khi nó yên vị trên mặt đất mới khai hỏa. Đạn cối cứ thế 'nhảy múa' khắp bãi đáp, gieo giắc sự chết chóc và tàn phế.

    Binh nhất Ryan nhớ lại: "Tôi cầm 1 góc tấm poncho khiêng Perez. Gần tới chỗ trực thăng đang chờ thì 1 quả đạn cối nổ tung sau lưng chúng tôi." Vụ nổ quăng số TQLC xuống đất. Perez lăn ra khỏi 'cáng'. Anh rú lên đau đớn trong lúc Ryan cố đưa anh vào lại tấm poncho. Ryan giật thót người khi nhận thấy chân của Perez đã bị rời ra. Giờ nó đang nằm trên mặt đất. Anh thận trọng nhặt nó lên bỏ vào trong tấm poncho, rồi lại giúp 1 tay khiêng Perez lên máy bay.

    Mặc cho địch bắn, những TQLC tả tơi vẫn kịp đưa 6 thương binh lên trực thăng trước khi nó bốc cao. Thấy máy bay đã bay mất, đối phương liền ngừng bắn. Ko bỏ phí thời gian, trung sĩ Reyes hạ lệnh cho lính dưới quyền đào công sự, đào cho thật sâu vào.

    Do trung đội chỉ có một vài dụng cụ đào hào nên hầu hết các binh sĩ đành phải xúc đất bằng bất cứ thì gì họ có, cố gắng 1 cách tuyệt vọng đào cho được 1 chỗ nấp trước khi trời tối. Nằm ở vị trí xa xôi nhất, Ryan cũng làm việc cật lực để đào cho xong cái hố cho mình. Do chẳng có cuốc xẻng gì nên anh đành dùng mũ sắt xúc đất đào công sự bảo vệ bản thân.

    Ryan kể: "Đột nhiên, tôi nghe có tiếng sột soạt trong đám cỏ voi trước mặt. Vừa ngước mắt lên thì tên lính địch cũng đứng dậy."

    Ryan sững sờ nhìn kẻ địch. Những bội đội anh từng thấy trước đây đều đã chết. Thoạt đầu anh nghĩ tay lính Bắc Việt này thuộc toán tiên phong của 1 đợt tấn công. Sau mới nhận ra là người này đang giơ 2 tay lên trời.

    Ryan hồi hộp ra dấu cho tay bộ đội bước đến. Dù những lời líu ríu người này nói ko tài nào hiểu nổi nhưng ai cũng thấy rõ là anh ta đã chán ngấy đánh nhau rồi. Những TQLC khác nhanh chóng bu lại, ai cũng muốn được nhìn tận mắt địch thủ của mình. Người ta cũng điều cho trung đội 1 1 người biết nói tiếng Việt. Tay TQLC này nhanh chóng biết tên của người lính đối phương là Vu Van Tich (?), chiến sĩ tiểu đoàn 4, trung đoàn 32 QĐND VN. Tich khai mình đã đào ngũ từ 4 hôm trước và suốt từ đó lúc nào cũng mong tìm người để đầu hàng.

    Trong khi những người khác giải Tich đi, Ryan ko thể nén nổi nụ cười sung sướng. Giải thưởng của tiểu đoàn cho việc bắt được tù binh là ba ngày nghỉ xả hơi. Đời sẽ tươi lắm đây, anh khao khát nghĩ, rồi lại quay về với việc đào bới.
    caonam_vOz, viagraless, Braverr9 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi bóng tối bao trùm hết cao điểm 861 thì các trung đội 1 và 3 của đại đội Bravo cũng lập xong chu vi phòng thủ, cách nhau tầm 900m. Dù trực thăng tải thương cũng đã đáp xuống vị trí họ nhưng trung đội nào cũng còn nhiều thương binh cần chăm sóc. Thuốc men đã gần cạn nên lính cứu thương chẳng làm được gì nhiều để giảm bớt đau đớn cho họ. Cả 2 chu vi phòng thủ đều ngập tràn tiếng kêu la, rền rĩ của người bị thương.

    Ở chỗ trung sĩ Reyes có 1 trung sĩ bị thương nặng khóc lóc cả đêm "Chúng ta sẽ chết hết! sẽ chết hết mất thôi!". Anh ta khiến cho ai cũng cảm thấy đêm sao mà dài đến thế.

    Trận đánh ngày hôm ấy đã khiến các hoạt động tại căn cứ Khe Sanh sôi lên sùng sục. Lính trung đội 2, đại đội Bravo chuẩn bị vũ khí sẵn sàng, nạp đầy đạn vào băng, lau chùi thật kỹ càng súng ống. Trời vừa hửng sáng họ sẽ lên cao điểm 861 nên ai cũng muốn chuẩn bị càng kỹ càng tốt. Các phi hành đoàn trực thăng lo đổ nhiên liệu, nạp lại đạn vào khoang chứa, kiểm tra kỹ thuật trước khi bay. Quân y trong hầm y tế kiểm tra lại vật dụng, thuốc men dự trữ. Chắc chắn ngày mai thương binh sẽ ùn ùn đổ về nên tất cả đều phải sẵn sàng đối phó.

    Đại úy Sayers viết báo cáo khẩn cấp gửi về bộ chỉ huy trung đoàn 3 TQLC, tường thuật chi tiết những gì mình biết. Dựa vào báo cáo của các trung đội trưởng, Sayers cho biết tổn thất của đại đội là 14 binh sĩ tử trận, bị thương ít nhất 18 người, 2 TQLC (trung úy Sauer cùng người lính xích hầu) bị mất tích. Với anh thì điều này cho thấy hiện trên các cao điểm có rất đông quân Bắc Việt. Sayers cũng báo cho ban tham mưu trung đoàn biết mình sẽ đích thân dẫn trung đội 2 lên hội quân với 2 trung đội kia khi trời sáng. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ; anh cần được hỗ trợ thêm nữa.

    Trung tá Reeder cũng nhất trí như thế. Ông nhớ lại: "Vừa nghe tiếng trọng liên nhắm bắn máy bay tải thương, tôi biết ngay là có quân chính qui Bắc Việt trên mấy cao điểm ấy. VC ko sử dụng loại súng ấy đâu. Phi công trực thăng ai cũng run trước cường độ hỏa lực nhắm vào mình. Nhiều người bọn họ nói với tôi rằng đó là trải nghiệm ‘lạnh cẳng’ nhất suốt kỳ hạn phục vụ của mình. Reeder dùng điện đài gọi về Phú Bài cho đại tá Cereghino, thú nhận: "Vụ này quá sức chúng tôi. Chúng tôi cần chi viện."





    Chương 4


    Sương mù kiểm soát mọi hoạt động quanh Khe Sanh sáng ngày 25 tháng 4 năm 1967. Tấm màn sương mịt mù, xám xịt phủ đầy khắp thung lũng. Những đám sương mù cao hơn thì bao kín vùng núi xung quanh. Dù rất nóng lòng lên với 2 trung đội đã bị đánh tơi tả để tiếp tục nhiệm vụ, đại úy Sayers cũng hiểu chẳng trực thăng nào có thể bay tới sườn bắc điểm cao 861 vào lúc này. Thất vọng, bồn chồn, Sayers cùng 22 binh sĩ của trung đội 2 mòn mỏi ngồi cạnh phi đạo đợi mặt trời xua mù quang bớt. Nhưng nhiều tiếng đồng hồ sáng đó đã trôi qua mà mù sương vẫn còn đặc quánh.

    Thiếu úy Carter trên cao điểm 861 cũng muốn tiếp tục đánh xuống phía nam nhưng trời mù quá khiến tầm nhìn giảm chỉ còn có mấy mét. Dù là mới đến, Carter cũng hiểu thật vô lý nếu cứ cố mò mẫm để rồi mang họa. Thêm nữa anh còn số thương binh chưa giải quyết xong. Nếu chẳng thể vận động nhanh chóng thì trung đội anh làm sao tấn công hiệu quả đây? Carter đành án binh bất động đợi sương mù tan bớt để trực thăng tản thương tới.

    Do ở vị trí thấp nên sương mù mà trung sĩ Reyes phải đối mặt còn dày hơn cả chỗ của Carter. Tuy nhiên anh lại quyết định lấy nó làm lợi thế cho mình. Anh ra lệnh cho 1 tiểu đội quay lên chỗ bị không quân đánh lầm, thu nhặt những tử sĩ mà trung đội đã bỏ lại. Nhưng mới được 1 lát số quân trên đã quay về, nhìn vẻ rất hoảng hốt.

    Người tiểu đội trưởng phân bua: "Chúng tôi nghe thấy tiếng bọn Gook trước mặt"

    Do ko muốn bị thương vong thêm, Reyes cũng đành chịu ngồi im chờ cho thời tiết cải thiện.

    Tới giữa buổi sáng, sương mù tan bớt đủ để cho máy bay đáp xuống. Chiếc trực thăng đầu tiên chở theo đại tá John Lanigan, trung đoàn trưởng trung đoàn 3 TQLC. Là 1 cựu binh tính tình vui vẻ, quyết đoán, luôn điềm tĩnh của chiến tranh TG 2 và cuộc chiến Triều Tiên, Lanigan cũng phải lo ngại về mối nguy bên sườn phải của mình. Tuy Khe Sanh ko nằm trong địa bàn tác chiến của chiến dịch Prairie, những tin xấu ở đó vẫn khiến Lanigan phải lo lắng.

    Cả Reeder lẫn Sayers đều tới trình diện đại tá Lanigan. Sau khi nghe báo cáo, vị trung đoàn trưởng bảo họ rằng mình đã lệnh cho trung tá Wilder cử đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 lên cứ điểm sáng hôm đó. Trong thực tế thì lúc đó họ đã ở trên trời rồi. Ngay khi tới nơi, họ sẽ từ mặt nam đánh lên cao điểm 861. Sayers thì vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép, chăm sóc kỹ càng mấy ông ‘Mr. Charles’ từ phía bắc. Nói xong, Lanigan leo lên trực thăng chỉ huy bay mất.

    Sayers lấy điện đài gọi trung sĩ Huff, bảo anh này về căn cứ.

    Huff nhớ lại: "Về đến nơi, Sayers bảo tôi dẫn đường cho đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 lên cao điểm 700. Do nghĩ tôi khá thông thuộc địa hình chỗ này nên anh cho rằng đại đội Kilo sẽ lên đó suôn sẻ." Khi quay lại phi đạo, Sayers gặp tướng Ryan nhảy ra từ chiếc trực thăng Huey. Chẳng hiểu ông này muốn gì đây? anh nghĩ bụng.

    Trung tá Reeder cũng có 1 câu hỏi tương tự. Ông cho rằng việc tướng Ryan thường lên thăm vô hình chung đã can thiệp, làm phức tạp thêm tình hình và cảm thấy ko ưa nổi ông này. Reeder bực ông ta từ mấy tuần trước khi vừa về đến hầm thì bắt gặp ông tướng đang nằm trên giường mình. Chưa đã, Ryan còn đạp tấm poncho mà con người kỹ tính như Reeder dùng để che bụi qua bên thượng luôn đôi giày đầy bùn đất lên tấm trải giường sạch sẽ. Ko nén nổi sự khinh ghét, Reeder cứ thế trả lời nhấm nhẳng những câu hỏi của ông tướng và rất đỗi vui mừng khi thấy ông ta bỏ đi.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Giờ đây Reeder đang lặng thinh nghe Sayers cập nhật tình hình cho tướng Ryan. Nghe Sayers nói xong, Ryan tuyên bố: "Tôi sẽ đi cùng với cậu."

    Reeder ko tin nổi những gì mình vừa nghe thấy.

    Sayers cũng thế. Sau này anh kể lại: "Tôi nhớ khi đó mình nghĩ. Tiêu rồi. 1 ông tướng chết tiệt sẽ cùng mình ra chiến trường với đạn chì đang cứ bay vèo vèo quanh đó. Chả ai muốn mình sẽ lưu danh sử sách như là 1 viên đại úy duy nhất khiến 1 vị tướng bị giết đâu. Nhưng biết phải làm sao đây?"

    "Vâng thưa sếp" Sayers đáp vẻ quả quyết.

    Trung tá Reeder cho rằng đó là 1 hành vi ngốc ngếch của tướng Ryan. Ông nói: "Phận sự của ông ta ko phải là ra ngoài đó. Ra đó sẽ chỉ làm mọi thứ rối tung lên mà tôi. Điều quan trọng nhất thời điểm ấy là lấy thương binh, đưa quân rút ra. Tôi nghĩ chẳng có lý do nào để họ ra đó lúc này cả."

    2 người kia bắt đầu tiến lại chỗ chiếc trực thăng đang chờ. Nhưng Ryan chưa kịp lên tàu thì người trợ lý chạy đến. Viên trung úy trẻ hét to át cả tiếng động cơ máy bay: "Tướng quân. Tướng quân. Ngài phải về Đông Hà gấp."

    Ryan nói: "Chó thật. Tôi sẽ trở lại Mike ạ."

    "Chán thật sếp ơi. Chúc ngài trở về bình an."

    Thở phào nhẹ nhõm khi thấy 'ông bầu' đi khỏi, Sayers nhảy lên chiếc CH-46 đang chờ. Mấy giây sau, nó cùng 1 chiếc khác cất cánh, nghiêng mũi về phía tây bắc hướng đến điểm cao 861.

    Sayers kể: "Do trung đội của thiếu úy Carter ở gần đỉnh nhất, tôi bèn bảo máy bay thả mình xuống cạnh đấy rồi từ đó sẽ tiến lên càn quét cao điểm 861."

    1 lần nữa bộ đội Bắc Việt lại khôn ngoan chờ cho đến khi chiếc trực thăng đáp xuống mặt đất rồi mới khai hỏa. Trong lúc Sayers cùng nhóm của mình nhảy ra thì đạn xuyên qua vỏ nhôm mỏng của chiếc máy bay nghe lanh canh. Đang chạy họ bắt gặp 1 nhóm TQLC cũng đang ùa tới, lặc lè khiêng những chiếc poncho nặng chĩu thương binh. Binh nhất Moore nắm chặt 1 góc tấm poncho còn Doc Polland thì nắm lấy đầu kia. Moore kể: "Kỹ năng của viên phi công lái trực thăng đã khiến tôi phải kính nể. Bãi đáp rất chật. Chỉ bó gọn trong phạm vi 1 gò đất nhỏ. Do ko thể đáp hẳn xuống viên phi công cho máy bay treo lơ lửng, đuôi vào trước, chỉ có bánh sau là chạm đất thôi. Tấm bửng vừa hạ xuống thì đại úy Sayers cùng mấy TQLC dưới quyền anh nhảy ra. Sau đó đến lượt chúng tôi đưa thương binh lên tàu."

    Đến lúc ấy hỏa lực đối phương bỗng tăng mạnh, viên phi công chẳng còn cách nào khác ngoài bay đi. Lính tải thương vừa bước ra thì anh ta cũng cất cánh.

    Cùng lúc đó, chiếc trực thăng thứ nhì cũng đáp xuống cách chu vi phòng thủ của trung đội 1 một quãng xa. Trung sĩ Leon R. “Lee” Burns, trung đội phó trung đội 2, nhảy ra khỏi máy bay cùng 9 binh sĩ. Burns là 1 TQLC 30 tuổi, dáng to bè có thâm niên 10 năm trong binh chủng nhưng lại chỉ mới đến với đại đội Bravo được 10 ngày. Anh kể: "Tôi hy vọng sẽ gặp Sayers cùng những người còn lại trong đại đội ngay ở đó nhưng lại chả thấy ai cả." ********. Anh chửi tục. Mọi người đâu cả rồi? và quan trọng hơn nữa, ta đang ở đâu đây? Sương mù vẫn chưa tan hết, mọi thứ vẫn mờ mờ ảo ảo nên anh chẳng biết chắc là mình đang ở chỗ nào. "Thật chẳng thích thú gì khi phải lang thang khắp cao điểm cùng chưa đầy 1 tiểu đội để tìm đại đội trưởng nên tôi bèn lấy điện đài gọi. Sayers bảo tôi quan sát xung quanh tìm 1 cái cây khô nằm trên đỉnh. Tôi y lời và tìm được những 4 mỏm núi có cây chết khô trên đỉnh. Tôi gọi bảo đại úy Sayers 'cách này ko được.' Anh ấy bảo lính ném 1 trái lựu đạn khói ra ngoài vị trí. Làm thế thì tôi thấy." Chẳng bao lâu, Burns cùng toán quân nhỏ của mình đã vào trong chu vi phòng thủ.

    Chiếc trực thăng đã thả Burns cùng lính của anh ra lại bay tiếp đến chỗ của trung sĩ Reyes. Trung đội 3 đưa được nhiều thương binh nặng cùng người hàng binh lên tàu trước khi đạn cối địch rít lên bay đến. Khi quả cối đầu tiên phát nổ trên bãi đáp thì chiếc máy bay đã bốc cao.

    Tại vị trí của Carter, đại úySayers nhanh chóng ước lượng tình hình. Dù đã sơ tán được 2 thương binh nhưng vẫn còn 4 người khác cần được giải quyết. Với hỏa lực địch cộng với sương mù đang quay lại như thế này thì ko hy vọng gì có thêm trực thăng tới tải thương nữa. Vậy là họ sẽ phải mang thương binh theo cùng. Ngoài đạn ra, Sayers chẳng mang theo gì để tiếp tế cả. Nhiều TQLC đã ko ăn, ko uống suốt 24 giờ rồi. Tấn công tiếp là 1 điều khó thể nào chấp nhận: Muốn sống sót họ cần phải đủ sức khỏe và đồ tiếp tế trước đã.

    Sayers hạ lệnh làm cáng cho thương binh. Trong lúc trung sĩ Burns cử 1 số binh sĩ đi chặt tre thì Sayers gọi điện đài cho Reyes bảo trung đội 3 lên nhập đội. Sayers muốn tập trung thành 1 lực lượng lớn để rút về Khe Sanh; anh lo sợ nếu đi từng nhóm nhỏ, họ sẽ bị quân Bắc Việt sẽ chia cắt và tiêu diệt.

    Do muốn tránh lối mòn nơi để xác lính vì sợ bị phục nên Reyes định cho binh sĩ cắt rừng. Đi như thế họ sẽ tới thẳng khe núi nằm giữa vị trí của họ với sống đồi kế tiếp rồi từ đây tiến đến chỗ Sayers đang chờ. Nhưng dự định của anh ko thành. Cây cối trong khe quá rậm rạp, rối rắm nên sau cả giờ đồng hồ chặt, phát họ chỉ tiến được chưa đầy 10m. Trung đội 3 sẽ lại phải lần theo lối mòn.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    TQLC dưới quyền Reyes di chuyển hết sức thận trọng, mắt và tai căng ra tìm kiếm mọi dấu hiệu của quân thù. Trung đội tới được địa điểm bị ném bom mà ko chạm trán với đối phương. Sau khi thu nhặt thi hài đồng đội, các thành viên của trung đội lại tiếp tục di chuyển. Thoạt đầu tốc độ tiến quân của trung đội cũng khá nhanh nhưng rồi cây rậm và địa hình dốc đã khiến những binh sĩ đang mệt mỏi, đói khát yếu đi mau chóng. Cực chẳng đã, Reyes lại 1 lần nữa phải bỏ mấy cái xác lại. Sương mù nhanh chóng kéo đến, trung đội 3 đành đào công sự nghỉ đêm thứ nhì cách xa số quân còn lại trong đại đội. Người lính quân y duy nhất của trung đội đã làm hết sức để chăm sóc thương binh, nhưng thuốc men anh mang theo thì gần như đã cạn.

    Trong khi đó Sayers cùng toán quân của mình cũng chật vất cả ngày trời mới tiến thêm được vài trăm mét về phía đỉnh cao điểm. Đạn bắn tỉa cùng súng cối địch luôn cản bước tiến của họ mãi ko thôi.Sayers kể: "Đó là kiểu bắn quấy rối, như 1 lời nhắc nở đầy chết chóc rằng quân Bắc Việt biết rõ chúng tôi đang ở đâu và có thể nện chúng tôi bất cứ khi nào chúng muốn."

    Dù di chuyển được 1 quãng ngắn, nhưng nỗ lực trên cũng đã làm các TQLC kiệt lực. Gần như tất cả số người còn lành lặn và hầu hết những người bị thương nhẹ đều phải khiêng hoặc dìu, đỡ số lính thương vong. Hạ sĩ Lease là 1 ví dụ. Anh cũng phải túm 1 góc tấm poncho khiêng 1 tử sĩ TQLC. Chỉ sau vài phút nắm chặt tấm vải trơn tuột, các ngón tay của anh đã đau đến độ gần như muốn rời ra. Tuy thế anh vẫn ko chịu buông.

    Phía trước Lease bỗng dậy lên tiếng chửi rủa khiến toàn đội hình dửng lại. Đường trơn đã khiến 1 lính Mỹ trượt ngã, buông rơi đầu cáng. Người tử sĩ rơi ra lăn xuống bờ ta luy dốc đứng. Trong lúc 1 số TQLC bò xuống dưới nhặt cái xác lên thì cả hàng quân phải đứng chờ. Nhưng đến khi Lease cùng đoàn người mới vừa tiếp tục di chuyển được 30 thước thì lại phải dừng lại. Cái điệp khúc đi, dừng, đi, dừng cứ tái đi tái lại suốt cả ngày hôm đó.

    Tâm trạng thất vọng lan truyền khắp đám lính. Lease tự hỏi vì sao bọn họ ko trụ lại chiến đấu với quân thù? Doc Polland thì lo lắng vì mình chẳng còn tí bông băng, thuốc men nào nữa. Ngoài lời nói miệng ra anh chẳng còn gì để an ủi những người bị thương. Trung sĩ Pratt nhận thấy 1 cảm giác tuyệt vọng ngày càng tăng giữa những người xung quanh. Anh kể lại: "Nghe nhiều tay rên rỉ bảo rằng mình đã bị chia cắt, ko thể nào thoát nổi, tôi lập tức bảo họ thôi đi ngay. Ko cớ gì để cho sự hoảng loạn lan tràn cả."

    Trung sĩ trung đội phó Burns đi ở cuối đội hình, đôi tay vạm vỡ thủ 1 khẩu shotgun 12, mắt lúc nào cũng dè chừng những bộ đội Bắc Việt đang rình rập. Do từng có nhiều năm làm giảng viên chuyên về thám báo nên anh biết đối phương rất thích bám theo sau các hàng quân, tìm cơ hội đánh tập hậu. Thế nhưng khi hàng quân đang phải nhích từng chút một trên con dốc trơn tuột thì sương mù lại xuất hiện. Burns nói: "Nếu tổng thống có đi ngay đằng sau thì tôi cũng chả nhận ra nổi." Anh gọi điện đài cho Sayers, yêu cầu dừng lại nghỉ đêm.

    Sayers đồng ý; lính tráng đã khát và kiệt sức lắm rồi. Anh truyền lệnh cho tất cả mọi người dừng lại tại chỗ, đào công sự. Sau đó anh dùng điện đài gọi về Khe Sanh xin cho pháo binh dập xuống xung quanh vị trí mình. Sayers nhớ lại: "Tôi biết dưới sương mù quân Bắc Việt sẽ ko thể biết đích xác vị trí của mình. Nhưng e là địch nghe lén được liên lạc của quân ta nên ko thể cho chúng biết được thông tin gì hữu ích. Vì thế tôi phải mã hóa vị trí của mình rồi chuyển cho đại úy Golden, lòng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giải mã của ông bạn."

    Golden đã làm được. Những quả đạn pháo của anh đã rơi trúng mục tiêu.

    Tối đó, đại úy Sayers đi kiểm tra chu vi phòng thủ của đại đội. Tới vị trí nào anh cũng dừng lại đảm bảo với binh sĩ rằng ngày mai họ sẽ được an toàn. Điều anh ko hề biết là đối thủ lại chẳng hề muốn cho chuyện đó xảy ra. Họ đang có kế hoạch sử dụng đại đội Bravo làm mồi nhử để thu hút thêm các đơn vị quân Mỹ khác lọt vào bẫy. Và quân địch đã thành công; chiến thuật đó đã giúp họ nghiền nát 1 đại đội TQLC nữa.

    Căn cứ vào các báo cáo của trung tá Reeder và đại úy Sayers về cho các sĩ quan tham mưu, vào cuối ngày 24 tháng 4 năm 1967, đại tá Lanigan đã gọi điện cho trung tá Wilder.

    Lanigan nói với ông này: "Bình yên của Khe Sanh đã bị phá vỡ. Đầu tiên hãy chuyển sở chỉ huy cùng với 1 đại đội lên đó vào ngày mai, xem thử chuyện quái gì đang xảy ra?"

    Vị trung tá thích gây gổ chỉ có độc 1 câu hỏi. Sau buổi họp với trung tá Reeder mấy hôm trước, ông ta muốn biết người phụ trách ở đó sẽ là ai?. Wilder nói: "Nếu Reeder chỉ huy. Tôi sẽ ko đi."

    "Đừng lo" Lanigan đảm bảo, "cậu chỉ phải báo cáo cho tôi thôi."

    "Rõ, thưa sếp." Wilder đáp.

    Ko lãng phí thì giờ, Wilder báo ngay cho đại úy Spivey biết sự thay đổi trong kế hoạch. Wilder bảo anh này: "Cho thằng Kilo về sở chỉ huy của tôi ngay sáng mai. Càng sớm càng tốt. Chúng ta sẽ lên Khe Sanh sớm hơn chút nữa. Phải tiến chiếm cao điểm 861, nơi ta từng đi bộ lên mấy hôm trước ấy."
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Spivey đáp "Rõ." rồi ban hành những mệnh lệnh cần thiết cho người của mình. 26 tuổi, quê ở bang Nam Carolina, Spivey được phong làm sĩ quan của binh chủng tại trường Citadel (đại học quân sự bang Nam Carolina) 5 năm về trước. Dù đã qua nam VN hết 10 tháng nhưng anh chỉ mới về nắm đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 được 3 tuần. Trước đó anh cầm đầu 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 3 thám báo dưới quyền Wilder. Đến ngày 22 tháng 2, khi Wilder về nhận chức chỉ huy tiểu đoàn 3/3, Spivey đã xin theo cùng. Vừa có điều kiện là Wilder giao ngay cho Spivey 1 đại đội súng trường.

    Binh sĩ đại đội Kilo đánh giá viên đại đội trưởng mới của mình là 1 sĩ quan giỏi, tính tình hòa nhã. Với phong cách lịch lãm của người miền Nam, nếu ko thật cần thiết thì chẳng bao giờ thấy Spivey to tiếng. Tuy được coi trọng nhưng do chưa chiến đấu cùng đại đội Kilo nhiều, dù cũng có thời gian dài ở bên thám báo, nên hầu hết lính tráng đều cho là anh còn thiếu kinh nghiệm. Từ khi về chỉ huy đơn vị đến nay, đại đội Kilo chỉ có vài lần chạm súng ngắn ngủi với những toán nhỏ bộ đội Bắc Việt quang ngọn Rockpile mà thôi. Gần đây nhất đại đội tham gia hộ tống đoàn xe Rough Rider khi nó đi ngang vùng trách nhiệm của đơn vị tới Khe Sanh. Viễn cảnh sắp được đánh nhau ra trò với quân Bắc Việt ở Khe Sanh khiến Spivey khá hào hứng.

    Tầm 9g sáng ngày 25 tháng 4, các trung đội của đại đội Kilo đã tề tựu tại sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3 đóng ở thôn Sơn Lâm, 1 ngôi làng nằm ngay phía đông mỏm Rockpile, trên đường số 9. Theo đúng truyền thống quân sự 'nhanh chóng để rồi chờ', TQLC đại đội Kilo, nằm dài cạnh bãi đáp, lo âu đợi sương mù tan bớt để có thể lên đám trực thăng đang 'ở không' bay đến Khe Sanh. Rốt cục, phải đến hơn 11g họ mới khởi hành được.

    Trung tá Reeder ra đường băng đón Wilder. Vị chỉ huy căn cứ thông báo: "Đừng lo, tôi vừa cho nện 500 phát đạn pháo lên cao điểm rồi. Cứ thẳng đường mà tiến thôi."

    Wilder ko tin. Ông đáp với giọng ko dấu nổi vẻ khinh thường. "Nếu anh bảo đã nã lên đó 500 phát đạn thì sau nhớ chi viện tôi sao cho coi được đấy."

    Trung sĩ Huff đã đợi sẵn ở đó chờ đưa đại đội Kilo tiếp cận cao điểm 861. Anh gặp bạn mình là trung sĩ Ivan N. Reiner, người mới rời đại đội Bravo mấy tuần trước chuyển sang đại đội Kilo. Trong lúc lính đại đội Kilo xếp hàng thì họ tán gẫu. Cách đấy ko xa, trong khi chờ lệnh xuất phát, hạ sĩ nhất Donald G. Bigler cùng hạ sĩ Thomas A. Vineyard, đang kiểm tra lại trang bị của mình. Vừa khi ấy hạ sĩ nhất Lindy R. Hall cũng bước ngang qua. Bigler biết Hall từng là thám báo TQLC trong kỳ hạn phục vụ trước và vừa qua nói chuyện với những bạn bè cũ giờ là lính tại đơn vị thám báo của Khe Sanh về.

    "Ê, Butch,” Bigler gọi biệt hiệu của Hall. "Có nghe được gì ko?"

    "Tao nghĩ ko ổn lắm đâu. Cao điểm nào cũng có bọn Gook cả. Thằng Bravo 1/9 bị tụi Charlie hãm mấy ngày nay rồi. Ko ổn đâu. Ko ổn lắm đâu." Hall trả lời.

    Vineyard cảm thấy sợ thắt cả ruột. Chúa ơi, anh nghĩ, nếu cả lính cựu như Hall còn bảo tình hình tệ thì hẳn là gay to rồi. Vineyard lo lắng chuyển khẩu M16 hết tay này sang tay kia trong khi Hall đi dọc hàng quân loan tin xấu cho những người khác.

    Ít phút sau đó, trung sĩ Huff có lệnh dẫn đoàn quân lên đường. Sau khi chúc trung sĩ Reiner may mắn, anh đi lên đầu đội hình. đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 theo con đường đất vẫn dùng ra khỏi căn cứ tiến về phía cao điểm 700.

    Ẩn giữa đoàn TQLC mặc quân phục xanh lá cây, đang bước chuệch choạc là hạ sĩ Isamu S. Yoshida, 21 tuổi, thành viên trong trung đội 3 của thiếu úy Curtis Frisbie. Anh được bạn bè gọi là “Sam”. Yoshida sinh ra ở Nhật nhưng đã cùng gia đình chuyển đến Las Vegas, Nevada từ năm 1960 vì người cha dượng thuộc Không quân của anh bị thuyên chuyển tới căn cứ Không quân Nellis. Mùa thu năm 1965, sau khi nhận được giấy gọi nhập ngũ, Yoshida cùng cậu bạn đồng cảnh ngộ đã nói chuyện về tương lai mình. Chẳng ai hồ nghi chuyện họ sẽ sớm phải lên tàu đến nam VN, nơi chiến tranh đang leo thang cả. Và với ảnh hưởng chỉ sau 5 năm tiếp thu văn hóa, tri thức của người Mỹ, Yoshida quyết tâm phải tham chiến cùng những người giỏi nhất, anh muốn được làm TQLC Hoa Kỳ. Bạn anh cũng quyết định giống vậy. Thế là cả 2 dắt nhau tới phòng tuyền quân.

    Giờ đây, sau 7 tháng ở VN, Yoshida đã được toại nguyện. Anh nói: "Tôi đã chứng kiến đủ mọi sự chết chóc, hủy diệt và vẫn chịu đựng được. Chỉ còn phải ở đất nước này chưa đầy 6 tháng nữa thôi và tôi cũng rất muốn sống sót để về nhà." Những loạt pháo 105mm cấp tập dập xuống cao điểm phía trước khiến anh thấy phấn khởi. Có lẽ sẽ cả ổn thôi, anh phán đoán. Chẳng ai sống nổi dưới trận pháo gĩa mạnh đến thế đâu.

    Khi trung sĩ Huff tới địa điểm thiếu úy King lập trận địa cối hôm trước thì Wilder cho đội hình dừng lại thiết lập sở chỉ huy. Ông cùng Spivey lên kế hoạch tấn công rồi viên đại úy lại tới phổ biến cho các trung đội trưởng.

    Spivey kể: "Do trung đội 2, đại đội Kilo bị thiếu mất 1 tiểu đội - tăng phái cho đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 - nên tôi bảo thiếu úy Richard L. Hanson, trung đội trưởng là họ sẽ ở lại làm lực lượng dự bị, bảo vệ chỉ huy sở."

    "Chỉ huy trung đội giàu kinh nghiệm, dày dạn trận mạc nhất của tôi là trung sĩ trung đội phó Charles R. ‘Dick’ Shoemaker, sẽ tiếp tục cùng trung đội 1, theo đường chính, trực chỉ hướng nam tiến đến cao điểm 861. Thiếu úy Frisbie và trung đội 3 sẽ theo sau cho đến khi tới 1 nút giao thì rẽ lên hướng đông bắc. Lối mòn này sẽ đưa họ tới 1 sống đồi dẫn lên 1 gò đất nhỏ cách mặt đông và mặt bắc cao điểm 861 vài trăm mét; được chúng tôi gọi là861 Alpha. Frisbie sẽ chiếm lấy 861A, chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ Shoemaker khi cần thiết. Tôi cũng đi cùng với Shoemaker và ban chỉ huy đại đội."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau cùng Spivey dặn dò các trung đội trưởng: "Ta phải tiến cho nhanh. Đừng mang nhiều thứ lên đó. Hãy bảo lính bỏ áo giáp lại đây để vận động cho dễ. Chúc may mắn."

    Thấy binh sĩ đại đội Kilo cởi bỏ áo giáp, Huff liền cảnh báo: "Ê, đừng có dại mà làm vậy. Bọn Gook rót cối khắp trên đó đó. Chắc chắn các cậu sẽ dính mảnh cối mất thôi."

    1 TQLC nói với lại: "Bọn tôi cần nhẹ để xung phong thẳng lên đỉnh, dứt điểm phứt cho xong." Người lính đại đội Bravo chỉ biết nhún vai như muốn nói sau này đừng trách tôi ko báo trước.

    Trong khi đạn pháo giã nát đỉnh cao điểm 861, khoảng 16g30, 2 trung đội của đại đội Kilo rời khu vực đặt sở chỉ huy. Trung sĩ Huff nhìn theo chừng vài phút rồi dẫn người của mình về lại Khe Sanh.

    Thiếu úy Frisbie dẫn trung đội mình tới nút giao. Vốn là 1 tay lính Không quân ngỗ nghịch tốt nghiệp đại học Alabama gần 1 năm về trước, Frisbie về với đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 từ tháng giêng. 3 tháng sau đó, trong thời gian hoạt động quanh ngọn Rockpile, anh đã cùng trung đội đụng độ nhiều lần với lính Bắc Việt. Những kinh nghiệm chiến đấu tích lũy được này đã khiến Frisbie cảm thấy rất tự tin.

    Đi sau Frisbie 1 quãng ngắn là hạ sĩ nhất Bigler, anh chàng 19 tuổi quê ở Floyd, 1 thị trấn nhỏ thuộc bang New Mexico này là 1 cựu binh dạn dày, gắn bó với đại đội Kilo suốt 10 tháng. Bigler chứng kiến thấy 1 việc rất ko bình thường. Bigler kể: "trung đội đang tiến lên 1 gò đất nhỏ thì 1 trong số 2 lính tay quân y hải quân của bọn tôi bỗng tự lăn khỏi lối mòn ngã xuống khe núi. Hắn ta ko bị thương; chỉ việc bò lên rồi đi phía cuối cùng. Ai cũng thấy rõ là gã này đang run lên vì sợ hãi. Dù biết hắn đã sắp hết kỳ hạn phục vụ và chẳng muốn ra trận nữa đâu nhưng tôi ko nghĩ hắn lại có thể quá đáng đến thế."

    Khi đoàn quân vượt qua 1 sườn dốc lởm chởm đá thì tay quân y lại giở trò lần nữa. Hắn ta tự ngã lăn nhào 15-16m mới ngừng lại, ôm chỗ bị thương, khóc rống lên "Ối, mắt cá chân tôi, mắt cá chân của tôi!"

    Trong lúc Bigler, Vineyard cùng những người khác chỉ giương mắt nhìn vẻ ghê tởm thì gã lính cứu thương còn lại vội chạy xuống dốc. Hắn ta nhanh chóng thông báo tay đồng đội đúng là đã bị sái khớp, ko thể đi tiếp.

    Thiếu úy Frisbie đến hiện trường vụ việc, hoàn toàn ko hay biết ‘mặt trái’ đằng sau vết thương kia. Do tin vào lời đảm bảo của Spivey trước đó rằng cao điểm 861 hiện đã bị bỏ trống nên Frisbie bèn ra lệnh cho 2 gã quân y trở về cứ điểm. Anh còn phái hạ sĩ Harold A. Croft theo cùng để bảo vệ chúng. Croft nhặt lấy túi cứu thương của gã lính quân y, rồi cùng chúng quay về. Những người còn lại của trung đội 3 lại tiếp tục tiến bước.

    Trong lúc phổ biến nhiệm vụ, đại úy Spivey đã bảo 2 trung đội trưởng là mình chẳng trông mong gì việc họ sẽ tìm ra thứ nào đó còn sót lại trên cái cao điểm ấy, bởi nó đã bị pháo dập tơi bời cả ngày nay rồi. Tuy nhiên, lời cuối cùng Spivey nói với trung sĩ Shoemaker trước khi xuất phát là: "Nếu cần thì cứ trinh sát bằng hỏa lực." Đây là phương thức nhả đạn súng trường, súng máy bừa bãi về phía trước khi hành tiến để ép địch bộc lộ sớm nếu có tổ chức phục kích. Tuy gật đầu nhưng Shoemaker lại nghĩ lời khuyên này hơi kỳ cục vì TQLC ít khi dùng cách này lắm. Rồi Shoemaker sẽ được thấy. Là cựu binh giàu kinh nghiệm nhất đại đội Kilo, anh chỉ còn mấy tuần nữa là hoàn tất kỳ hạn 13 tháng phục vụ. Trong thực tế, anh đã nhận lệnh về Mỹ làm nhiệm vụ mới từ mấy hôm trước. Giấy tờ anh vẫn cẩn thận cất kỹ trong chiếc ba lô.

    Ở tuổi 28, Shoemaker đã phụng sự ngót 12 năm cho binh chủng TQLC. Anh đã rời nhà ở Coeur d’Alene, Idaho, đăng lính vào tháng 5 năm 1955, khi vừa tròn 17 tuổi. Đến năm 1966 anh là huấn luyện viên cho lính mới ở trại tân binh San Diego. Shoemaker hết sức mong mỏi được sang VN tham chiến. Dù gì đi nữa thì anh cũng được đào tạo để đánh nhau suốt 11 năm qua. Và TQLC đã ko làm anh phải thất vọng.

    Trung sĩ trung đội phó Shoemaker đến Đà Nẵng ngày 1 tháng 5 năm 1966 và được chuyển thẳng tới đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3. Anh cùng đại đội đã trải qua 4 tháng chơi trò cút bắt với du kích VC quanh Đà Nẵng rồi mới được giao về Chiến đoàn đổ bộ đặc biệt. Sau 1 tháng huấn luyện ở Okinawa, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC được phái ra vùng giới tuyến.

    Chiến tranh ở phía bắc diễn ra hoàn toàn khác với những gì mà Shoemaker cũng những cựu binh của đại đội Kilo từng mường tượng. Đã quen với việc xả đạn tung tóe trên đồng lúa, tham gia những trận đọ súng ngắn ngủi với những toán VC toàn bỏ chạy, thì giờ họ lại phải đối mặt với những bộ đội chính qui Bắc Việt, rất gan lỳ, được huấn luyện tốt, quen chiến đấu trên địa hình núi rừng hiểm trở. Từ trong công sự vững chắc, những chiến sĩ ko ngại hy sinh của đối phương, dùng súng cối và thậm chí còn gọi cả trọng pháo từ các trận địa phía bắc khu phi quân sự nã xuống đầu TQLC. đại đội Kilo lại phải học lại 1 lần nữa cách thức tiến hành chiến tranh. May thay họ học rất tốt và cũng khá nhanh.

    Trung sĩ Shoemaker dẫn trung đội 1 rời sở chỉ huy của Wilder tiến lên cao điểm 861. Sau khi trung đội của thiếu úyFrisbie rẽ sang phải, trung đội 1 vẫn tiếp tục tiến lên đỉnh. 40 thành viên của trung đội trải dài đến hơn 120m. Đi sau họ 100m là đại úy Spivey cùng ban chỉ huy gọn nhẹ của mình. Lối mòn men theo đỉnh 1 sống đồi có chiều rộng 50m. Cỏ voi, bụi rậm cùng những vạt tre dày khiến cho tầm nhìn xuống 2 bên dốc bị hạn chế. Tuy nhiên ko hề thấy dấu hiệu nào của quân Bắc Việt cả. Shoemaker nhớ lại: "Chẳng thấy giây thông tin, hầm hố, trang thiết bị bỏ lại hay thứ gì đó chứng tỏ có người từng ở đó trước chúng tôi hết." Do pháo đã tạm ngưng bắn để hiệu chỉnh nên âm thanh duy nhất hiện giờ chỉ là tiếng chân bước của lính tráng, cùng tiếng lanh canh của trang bị họ mang theo trên con đường chật vật trèo lên.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Gần đến vị trí trung úy Sauer bị giết hôm trước, Shoemaker nhận ra, người tiểu đội trưởng tiểu đội xích hầu là hạ sĩ nhất Alfonso R. Riate lại đi phía sau mình chứ ko lên đầu với lính thuộc quyền.

    "Này, Riate. Xách đít lên với lính của mình ngay, chỗ của cậu là ở trên ấy. " Shoemaker quát.

    Riate miễn cưỡng đi vượt lên. Người trung sĩ ko thể ko nhận thấy nỗi sợ hãi của tay lính cũ đã gia nhập đơn vị 4 tháng rồi. Lát sau Riate mất hút khỏi tầm nhìn nơi lối mòn rẽ ngoặt, ngoằn ngoèo, uốn lượn trèo lên đỉnh cao điểm. Lúc đó là 17g.

    5 phút sau đó, từ trên đầu có 1 tràng đạn liên thanh bắn nghe kêu lốp bốp. Shoemaker kể: "Ai cũng nằm rạp cả. Chẳng thể biết đó là vì tiểu đội của Riate trinh sát bằng hỏa lực hay là địch mở màn trận phục kích." Mấy giây sau thì anh có được câu trả lời. Cường độ hỏa lực gia tăng đến độ vượt xa những trải nghiệm của Shoemaker trong hơn 50 trận đọ súng lúc trước. Đạn bay viu víu đầy trời, hướng từ trên xuống, theo từng luồng định trước cho thấy kẻ bắn ra chính là bộ đội Bắc Việt. Đối phương đã chủ động đợi cho TQLC lọt vào tử địa.

    Mặc kệ những viên đạn đang rít át sạt trên đầu, Shoemaker vừa bò tới vừa thét gọi Riate. Ko nghe tiếng trả lời. Dù đã bò thêm 10-15m, nhưng Shoemaker vẫn chưa thấy tăm hơi tiểu đội xích hầu của mình đâu cả.

    Shoemaker lấy điện đài gọi Spivey. Bằng cái giọng lắp bắp thỉnh thoảng lại bị cắt ngang bởi tiếng súng quân địch, Shoemaker báo cáo những gì vừa xảy ra cho đại đội trưởng. Tự chỗ nấp dưới chân cao điểm, Spivey lệnh cho Shoemaker tiếp tục tấn công.

    Nói thì dễ đấy, Shoemaker nghĩ bụng. Do trung đội đang hành tiến trên lối mòn nhỏ hẹp theo 1 hàng dọc nên hỏa lực phía đầu của nó ko đủ uy lực. Thêm nữa, tiểu đội xích hầu đã mất tăm, dường như đã bị xóa sổ sau loạt đạn mở màn đầy chết chóc. Nhưng Shoemaker vẫn phải tuân lệnh. Anh cho tiểu đội 3 tuột xuống bên trái sống đồi, trong khi tiểu đội 2 tụt sang phải. Từ những vị trí này họ sẽ tổ chức bắn yểm hộ, tạo điều kiện cho Shoemaker cùng những người khác theo lối mòn tiến tới.

    Hạ sĩ nhất Jeffrey R. Maloney, tiểu đội trưởng tiểu đội 2 vừa vận động thì lọt ngay vào 1 luồng đạn địch. Shoemaker ko thể tin nổi hỏa lực đối phương lại mạnh đến thế. Anh kể lại: "Tiếng súng nổ nghe điếc cả tai như thể ở trường bắn căn cứ Pendleton vậy. Khi đó cả đại đội huấn luyện đều bắn cùng 1 lúc, ko ngừng, cứ bắn hoài bắn mãi."

    Thế rồi Maloney điên tiết thét lên "Khẩu súng trường chết tiệt. Kẹt đạn rồi. Kẹt đạn rồi!"

    Sau đó im bặt.

    Trung sĩ Shoemaker nguyền rủa loại súng mới M16. Ngay từ khi mới được cấp phát vài tuần trước, khẩu súng trường này đã gây ra nhiều phiền toái. Chẳng ai ưa nó cả; hầu như sau 1 thời gian tác xạ khẩu M16 nào cũng kẹt đạn. Anh cùng mọi TQLC trên cao điểm chỉ ước sao mình vẫn còn sử dụng khẩu M14 mà họ hết sức tin cậy. Nhưng giờ thì ko được nữa rồi.

    Cách Shoemaker ko xa, binh nhất quân y hải quân Michael G. Gibbs ko quản hiểm nguy trườn lên chỗ 1 binh sĩ bị thương thấu ngực. Sau khi băng xong lỗ thủng, Gibbs kéo người thương binh xuống tầm 15m, đến 1 hõm đất nông, phần nào tránh được đạn nhọn đang bắn tới ko ngừng. Người thủy binh dũng cảm vẫn tiếp tục bò lên tới bên 1 TQLC bị thương khác. Ít giây sau Gibbs bị 1 viên đạn AK-47 bắn trúng lưng. Sau khoảnh khắc choáng váng, anh lại nén nỗi đau đớn tiếp tục bò tới cứu người thương binh. Chưa đến nơi thì Gibbs lại lãnh 1 phát đạn vào chân. Anh gục xuống, ko còn di chuyển được nữa.

    Tới khoảng 18g thì trung đội của Shoemaker đã bị thiệt hại nặng. Hơn 1 nửa trung đội đã bị hạ. Dù rất muốn nhưng Shoemaker chẳng thể nào tiếp tục tiến nổi. Anh ko còn đủ lực lượng nữa. Cơ hội sử dụng không yểm cũng chả còn. Đợi đến khi máy bay phản lực đến thì trời đã tối thui. Pháo binh cũng ko dùng được vì lính của anh ở gần quân đối phương quá. Chẳng còn cách nào hơn, anh đành gọi máy cho Spivey.

    Spivey lắng nghe Shoemaker đánh giá tình hình. Tiếng ồn của trận đánh vọng xuống tận đây đã chứng thực lời nói của người trung đội trưởng. Spivey bảo Shoemaker: "Co cụm lại. Chúng tôi sẽ hỗ trợ." Rồi gọi về sở chỉ huy của Wilder báo. "Ta húc phải 1 tổ ong vò vẽ rồi. Tôi cần mấy trung đội khác của mình."

    Vài phút sau, trung đội của thiếu úy Hanson đã theo lối mòn hối hả tiến lên. Tiếng súng nổ càng khiến tình thế thêm cấp bách. Viên hạ sĩ 23 tuổi Harold A. Croft, cũng đi cùng theo với họ. Sau khi hộ tống 2 gã quân y về đến mỏm 700, Croft ở lại với trung đội 2. Chẳng có lý do gì để theo 2 gã kia về tận cứ điểm cả vì khúc đường mòn dưới đó luôn có người qua lại nên cũng khá an toàn. Bên cạnh đó, do linh cảm sắp có đánh nhau nên anh muốn được ở cùng với đại đội mình.

    Là người gốc vùng Malden, Massachusetts, cho đến tháng 4 năm ngoái Croft vẫn còn là sinh viên và vận động viên thể thao của đại học Villanova. Anh đã bỏ học sau khi cha mình bị 1 cơn đau tim nặng. Mục tiêu của anh do đó chuyển sang binh nghiệp nhưng thay vì đợi giấy gọi nhập ngũ, Croft đã đăng vào TQLC. Anh đã chứng tỏ mình là 1 chiến binh TQLC ngay khi vừa tới đại đội Kilo cuối tháng 1. Trong 1 cuộc tấn công vào chiến hào địch chống giữ, Croft đã được tặng huân chương Sao bạc vì thành tích diệt 6 lính Bắc Việt bằng những quả lựu đạn ném rất chuẩn xác.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  8. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    357
    Ngthi96 ơi nhân dịp bị cách ly thì mỗi ngày dịch dài thêm tí đi, đọc chưa đủ phê, Thanks
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khổ cái đi làm mới tĩnh tâm dịch đc...Ở nhà con cái bận bịu nhức đầu lắm...:-D
    maison2510Braverr thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giống anh...

Chia sẻ trang này