1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mô típ thường là..ghê lắm ác liệt lắm... chết sạch, còn sống mình tao:-D
    meo-u, danngoctunghpvn thích bài này.
  2. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Thì "mình tao còn sống" mới có người kể lại câu chuyện chứ bác @ngthi96
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Rồi ko 1 tiếng động, binh nhất Jerry J. Moran, pháo thủ súng cối, đột ngột xuất hiện cạnh Bigler. "Thật là ngạc nhiên vì thường thì mấy khẩu đội cối hay ở gần vị trí chỉ huy. Tôi ko hiểu Moran làm gì mà lên đến tận đây cho tới khi cậu ấy lấy băng ra băng cái chân bị thương cho tôi. Hình như mấy tay lính cối này bị điều đi làm lính cứu thương thì phải."

    Trong lúc Moran băng bó, Bigler nói cho anh ta biết chỗ Bigler nằm. Moran liền trấn an: "Tôi sẽ cố lên chỗ cậu ấy."

    Cũng giống như khi xuất hiện, Moran đột nhiên biến mất. Bigler ko bao giờ gặp lại anh ta nữa.

    Chưa an tâm về cậu bạn thân, Bigler cũng thử cố bò lên chỗ Miller mấy lần. Nhưng lần nào cũng có 1 loạt đạn bay sát sạn trên lưng khiến anh phải dừng lại. Quá thất vọng, Bigler nắm tay đập thùm thụp xuống mặt đất.

    Trong khi đó, thiếu úy Frisbie vẫn tiếp tục thúc quân tiến tới. Mặc cho sự chỉ đạo cùng những mệnh lệnh anh hô, lính Mỹ vẫn tỏ ra do dự. TQLC xung quanh anh đều nằm rạp. Súng địch bắn hầu như chẳng lúc nào ngừng. Đạn cối, lựu đạn nổ tung khắp mặt đồi. Rõ ràng quân Bắc Việt đang chiếm thế thượng phong.

    Ngay sau đó Frisbie bỗng lảo đảo rồi ngã. Máu phun ra từ 1 lỗ thủng trên vai phải. Frisbie kể: "Cũng chẳng hiểu rằng mình mới bị đạn hay đây là vết thương từ trước mà tôi ko nhận thấy. Nhưng tới lúc đó thì tôi biết nếu ko rút ngay thì sẽ chả còn kịp nữa."

    "Rút lui." Anh hô lớn "Rút lui."

    Thế rồi Frisbie bắt đầu rút xuống chân cao điểm. Hạ sĩ Yoshida theo cùng với anh. Dù đã cố gắng quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng do ngón tay cái đau quá nên Yoshida ko tài nào thắt chặt nút buộc được. Kết quả là 1 đầu băng cứ thế tung bay trong gió còn máu thì vẫn chảy như suối xuống mặt.

    Đang nằm sấp, hạ sĩ Vineyard nghe lệnh rút lui đúng lúc Frisbie và Yoshida, cả 2 đều máu me đầy mình, rút ngang qua. Vineyard bò xuống chân cao điểm 861 dưới lằn đạn địch vẫn rít véo véo trên đầu. Mãi tới khi gặp 1 gò đất nhỏ, phần nào chắn được đạn anh mới dám đứng dậy, nhập cùng mấy TQLC bị thương lảo đảo lui về bãi đáp.

    Phía trên đỉnh cao điểm, Bigler cảm thấy có người đang túm lấy chân mình, kéo. Cứ tưởng sắp bị đối phương bắt làm tù binh, anh cố chống cự, nhưng rồi lại nghe thấy giọng của Contreras đang nói với mình.

    Contreras bảo: "Yên nào, rút khỏi đây thôi."

    Bigler gật đầu nhưng vẫn cố gắng tả cho Contreras biết chỗ Miller đang nằm. Anh khẩn khoản: "Anh phải đưa cậu ấy về. Phải lên đưa cậu ấy về."

    Nghe Contreras cam đoan mình sẽ làm theo Bigler mới bắt đầu rút. Anh dùng khẩu M16 kẹt đạn của mình làm nạng chống, ơn trời hóa ra nó vẫn còn có ích. Có mấy lần anh lại phải chuyển sang bò để tránh đạn đối phương. Trên đường đi anh nhặt thêm 1 khẩu M16 kẹt đạn nữa, làm thành cái nạng thứ nhì. Xuống gần đến chân đồi anh nhập cùng dòng người đang tháo chạy về chỗ an toàn. Bigler nhớ lại: "Thật ko thể tin thương vong lại nhiều đến thế. Đúng là chúng tôi đã bị bọn địch nện 1 trận ra trò."

    Hạ sĩ Vineyard cũng nghĩ như vậy. Anh phát biểu: "Tôi còn nhớ khi đó mình đã nghĩ. Đây là 1 trận đòn thực sự." Quanh anh, từ trên đồi xuống tuyền là thương binh đang tìm nơi trú ẩn.

    Hầu hết bọn họ cũng chẳng biết chỗ nào là nơi an toàn mà chỉ cứ thế tránh xa khỏi cao điểm. Thiếu úy Frisbie cảm thấy mình phải đi bộ nhiều dặm mới tới được chỗ có các thương binh đang ngồi túm tụm, nhẫn nại đợi máy bay tới tản thương. Frisbie cũng ko biết liệu đã có ai gọi trực thăng tới chưa hoặc khi nào thì nó đến? Anh cứ thế nhập bọn với đám lính bị thương.

    Hạ sĩ Yoshida ngồi phịch xuống cạnh Frisbie. Dù bị thương nặng anh ko thể ko cảm thấy mừng rỡ khi biết vai trò của mình trong cuộc chiến tồi tệ này đã chấm dứt. Mình sẽ được về nhà, anh nghĩ, việc mất 1 mắt dường như là cái giá quá rẻ để được sống sót.

    Sau 1 thời gian dài đau khổ, chờ đợi, rốt cục 1 chiếc CH-46 đơn độc cũng đã xuất hiện. Nó hạ cánh rồi thả tấm cửa sau xuống. Những người bị thương nặng nhất được cho lên đầu tiên. Vineyard thấy tay xạ thủ trên máy bay có vẻ sợ chết khiếp. Anh tự hỏi, chẳng hiểu cái gì đã khiến hắn phải sợ hãi đến vậy?

    Nằm duỗi dài trên mặt đất cách Vineyard ko xa là hạ sĩ nhất Bigler. Anh này vừa đau đớn do thương tích vừa cảm thấy hết sức có lỗi vì đã ko cứu được cậu bạn Miller. Bigler kể: "Cứ mỗi khi có thương binh được khiêng hay đi về được bãi đáp tôi đều ngóng xem đó có phải là Miller? Chẳng bao giờ còn thấy cậu ấy nữa. Đến khi được 2 TQLC khiêng lên chiếc trực thăng tôi còn gọi với mấy cậu tải thương khác xem họ có thấy Miller ko? Không ai thấy cả." Lúc này Bigler đã ở trong máy bay; tấm cửa sau đóng lại, cánh quạt quay phành phạch ngày 1 nhanh và anh đã ở trên trời cao.

    Trong suốt thời gian còn lại ngày hôm đó, thêm nhiều trực thăng khác đã đáp xuống sơ tán thương binh, tử sĩ của trung đội 3. Mãi tận 7g tối, những thành viên cuối cùng trong trung đội của thiếu úy Frisbie mới về Khe Sanh hết.

    Hồi 8g30 sáng, đại úy Spivey nhận tin báo qua điện đài rằng cuộc tấn công của trung đội 3 đã thất bại. Tệ hơn nữa, tin báo còn cho hay thiếu úy Frisbie đã bị hạ, trung đội thương vong nặng nề. Đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 chẳng còn dám đánh thêm trận nào nữa ngày hôm đó.
    huymaya, samuelb, hethong112 người khác thích bài này.
  4. Naungmi

    Naungmi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    528
    "Trong lúc Moran băng bó, Bigler nói cho anh ta biết chỗ Bigler nằm."
    Haha.
    Bọn nó tả cứ như là lính Việt nhiều đạn lắm ấy.
    Nếu M16 không hay kẹt đạn thì lính Việt ta cũng mệt. Súng đấy nhẹ,bắn chụm,nhanh, ít rung.
    ngthi96 thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sửa thành miller nhé... tớ thấy lục quân Mỹ cũng trang bị súng này mà ít kêu ca hơn tqlc...lẽ nào có khác biệt giữa m16 của 2 loại này?
  6. Naungmi

    Naungmi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    528
    Chắc bọn TQLC này được làm chuột bạch:eek:. Còn do cách dùng súng nữa. Chắc cuống lên,bắn rõ nhiều.
    Braverr thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Spivey gọi về sở chỉ huy của trung tá Wilder báo cáo: "Chúng tôi đã bị tổn thất nặng, ko còn đủ sức chiếm điểm cao nữa đâu."

    Tin báo khiến Wilder bị sốc. Ông nhớ lại: "Cho tới lúc đó tôi thật sự ko biết quân Bắc Việt có bao nhiêu quân. Trước đó họ ko bao giờ đủ người để cố thủ cả. Tôi đoán nếu địch có đủ lực lượng để giữ cao điểm và đánh tan 2 đại đội thì chắc mình sẽ phải xin cứu viện."

    Wilder bảo Spivey: "Giữ nguyên vị trí. Tôi sẽ chi viện."

    Wilder lệnh cho viên sĩ quan hành quân đem quân từ căn cứ Khe Sanh lên tiếp viện. Sau đó ông gọi về trung tâm hành quân trung đoàn 3 TQLC báo cáo tình hình cao điểm 861. Wilder nói: "Nếu muốn quét hết lính Bắc Việt ra khỏi mấy cao điểm đó cần phải điều cho tôi cái đại đội tăng cường."

    Đại đội tăng cường ấy chính là đại đội Kilo, tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 TQLC của đại úy Jerrald E. Giles. Chiều hôm trước nó đang lo việc bảo vệ căn cứ Camp Carroll, 1 căn cứ hỏa lực nằm trên đường số 9, phía tây Đông Hà. Nhiệm vụ của nó là ‘Bald Eagle’ của sư đoàn 3 TQLC (Lực lượng ứng chiến qui mô đại đội) cho đến khi họ cần điều nó đi nơi khác. Cuối ngày 25 tháng 4, tin đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 cần phải tới Khe Sanh đã đến tai Giles.

    Giles triệu tập John C. Hatfield, thượng sĩ đại đội đến bảo: "Cho lính chuẩn bị. Chúng ta sẽ lên đường ngay bây giờ." Sau đó Giles chạy đến trung tâm hành quân để tìm hiểu thêm về nhiệm vụ.

    Rủi thay, viên sĩ quan hành quân chẳng có gì nhiều để nói ngoài việc 2 đại đội đã chạm trán với 1 lực lượng lớn quân Bắc Việt gần Khe Sanh. Theo lệnh, Giles phải tới chi viện cho bọn họ. Anh sẽ được đặt dưới sự điều động của tiểu đoàn 3/3. Trực thăng bốc họ đến Khe Sanh đang trên đường về tới.

    Tầm 18g, binh sĩ đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 từ trên các máy bay trực thăng CH-46 đổ xuống phi đạo Khe Sanh. Thượng sĩ Hatfield quát tháo ra lệnh om sòm. Chỉ trong ít phút, lính tráng đã lập thành đội ngũ tiến thẳng về nơi đóng quân nghỉ đêm ngay ngoài vành đai phòng thủ chủ yếu.

    Đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 là 1 trong những đại đội giỏi nhất hoạt động dọc khu phi quân sự. Lý do chính yếu tạo ra sự khác biệt chính là đại úy Giles. Sinh năm 1935 tại Spokane, Washington, Giles được phong sĩ quan sau khi hoàn tất khóa đào tạo sĩ quan dự bị hải quân của đại học Idaho. 1 trong những nhiệm vụ đầu tiên của anh khi đến nam VN là điều nghiên các bãi biển. Suốt nhiều tháng trời anh cùng 8 thánh viên trong toán thám báo, ko ai mặc quân phục, đeo phù hiệu hoặc bất kỳ thứ gì để nhận dạng, đã rong ruổi khắp vùng duyên hải để vẽ bản đồ, sơ đồ các bãi biển. Sau đó Giles phục vụ 1 kỳ hạn trong vai trò trợ lý của binh chủng TQLC tại Nhà Trắng rồi lại tình nguyện sang vùng chiến sự, với mong muốn ngăn chặn sự lan tràn của chủ nghĩa Cộng Sản.

    Viên đại úy đầy nhiệt huyết này tới VN và gia nhập đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 ở An Hòa, phía nam Đà Nẵng tháng 7 năm 1966. Trong 6 tháng tiếp đó, anh cùng đại đội Kilo săn đuổi quân du kích VC khắp những cánh đồng lúa và rừng cây. Tháng 1 năm 1967, đại đội được luân chuyển tới Okinawa để tái huấn luyện và trang bị loại súng mới M16. Khi quay trở lại VN 6 tuần sau đó, nó nhập với những đơn vị còn lại của trung đoàn 9 và hoạt động ngay ở phía nam giới tuyến.

    Sau 8 tháng đánh nhau, thái độ của Giles về những nỗ lực của đất nước mình tại nam VN đã thay đổi. Anh bắt đầu hoài nghi về việc nên hay ko nên hy sinh tính mạng người Mỹ để chiến đấu với lực lượng nổi dậy, những người chỉ muốn làm chủ đất nước của mình trong khi Hoa Kỳ dù ko tham vọng chiếm lãnh thổ lại chỉ tới chiến đấu, chết rồi lại ra đi. Chuyện những sinh mạng bị phung phí đã khiến anh hết sức đau buồn. Tin kinh nghiệm chiến đấu của mình sẽ giúp cứu được nhiều mạng sống Giles đã từ chối mọi đề bạt cho 1 công việc ở tuyến sau. Anh sẽ ở cùng đại đội Kilo miễn là chừng nào còn có thể cứu càng nhiều mạng lính thì càng tốt. Việc anh hết lòng yêu thương TQLC dưới quyền khiến tất cả bọn họ đều quí mến anh.

    Nếu anh yêu cầu, họ sẽ theo anh tới cùng trời cuối đất.

    Đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 trải qua 1 buổi sáng bình yên trên cứ điểm. Cả Giles lẫn Hatfield đều nghĩ có thể ko còn cần tới mình nữa. Thậm chí có khi họ còn có thể về căn cứ Camp Carroll kịp giờ ăn trưa. Nhưng rồi sĩ quan hành quân của Wilder gọi đến. Đại đội vẫn phải đi hành quân.

    Quá trưa thì Giles cùng đại đội tới sở chỉ huy của Wilder. Người sĩ quan hành quân của Wilder nói sơ qua tình hình cho Giles biết. Nhiệm vụ của anh là giúp đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 thoát khỏi sự đeo bám của đối phương, mang thương binh tử sĩ rút về. Ko bỏ phí thời giờ, Giles lập tức phái 1 trung đội lên bắt liên lạc với trung đội của thiếu úy Frisbie. Bản thân anh thì dẫn 2 trung đội khác tiến lên vị trí chỉ huy của đại úy Spivey trên cao điểm.

    Đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 ko bị địch bắn trong quá trình tiến lên sườn điểm cao 861. Khi tới gần vị trí đóng quân nghỉ đêm của đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3, Giles thấy có 2 TQLC kéo xềnh xệch theo 1 túi đồ theo con dốc trước mặt chạy xuống. Chẳng ai mang súng, mặc áo giáp gì cả. Càng đến gần Giles càng nhận rõ nỗi khiếp sợ trên khuôn mặt họ. Sau anh mới nhận ra 1 điều: họ đang kéo theo 1 xác TQLC chứ chả phải là cái túi nào hết.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong cơn thảng thốt, Giles chỉ tránh qua bên cho họ chạy qua chứ ko hỏi han gì. Hình ảnh cái xác trương phềnh cứ ám ảnh mãi trong tâm trí anh.

    “Chúa ơi” anh thì thầm nói với thượng sĩ Hatfield "đem 1 TQLC xuống theo kiểu đó ác quá."

    Người hạ sĩ quan cứng cỏi đáp: "Đại đội trưởng. Phải vậy thôi. Anh ta chết rồi, ai còn sống thì ở trên kia hết. Bọn ta lên đây là để cứu những người còn sống."

    Đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 lại tiếp tục cất bước. Ko TQLC nào trong đơn vị tưởng tượng nổi những gì mình sẽ tìm thấy. Rồi khi lên đến gần khu chiến, binh nhất Gordon J. Fenlon, 19 tuổi quê ở Green Bay,Wisconsin phát hiện nhiều tử thi nằm trong bụi rậm; toàn TQLC cả! Fenlon nhớ lại: "Tôi thấy nhiều cái xác dúm dó nằm cạnh những khẩu M16 gãy, hỏng. Nòng 1 khẩu súng trường hãy còn thò ra cái que thông nòng, chứng tỏ chủ nhân của nó đã cố gắng tuyệt vọng để chữa súng ra làm sao.

    Cũng nhìn thấy số xác chết là hạ sĩ Robert W. Stewart, TQLC 19 tuổi người St. Petersburg, Florida. Stewart, tiền sát pháo binh của pháo đội Foxtrot, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 phối thuộc theo đại đội Kilo, còn nhớ: "chúng tôi thấy 1 số đồ đạc bị vứt bỏ trước rồi sau đi tiếp lên mới bắt gặp những tử thi nằm trong cỏ."

    Stewart hy vọng chuyến hành quân giải cứu sẽ diễn ra chóng vánh. Kỳ hạn phục vụ của anh chỉ còn 30 ngày nữa thôi là kết thúc và anh đang mong mỏi được nghỉ ngơi.

    Mấy phút sau, người lính xích hầu của Giles gặp quân thuộc trung đội Shoemaker. Shoemaker cảm thấy nhẹ cả người khi thấy số TQLC mới đến. 18 tiếng đồng hồ thử thách của trung đội anh đã sắp kết thúc. Trong lúc lính cứu thương dưới quyền Giles chăm sóc những thương binh nặng nhất của mình thì Shoemaker lo tổ chức việc khiêng xác. Do ko có cáng nên tử thi sẽ được khiêng bằng poncho. Gần 1 tiếng đồng hồ sau, 2 đại đội Kilo bắt đầu rời khỏi cao điểm 861.

    Stewart cùng điện đài viên của mình là binh nhất John A. Krohn, 1 lính quân dịch 20 tuổi người Chicago, nắm lấy tấm poncho khiêng 1 tử sĩ đã trương to. Xác người này nặng đến nỗi họ hầu như ko tài nào khiêng nổi. 2 người cứ phải đánh vật mãi.

    Binh nhất Fenlon cũng phải rất vất vả. Dù đã ở nam VN từ hồi tháng 10 và trải qua khá nhiều cuộc đụng độ nhưng trận này là trận tệ nhất anh từng chứng kiến. Anh ko thể nào tin nổi quân Mỹ lại bị chết, bị thương nhiều đến thế.

    Đột nhiên 1 trực thăng Huey phành phạch bay tới ngay trên đầu, những khẩu đại liên của nó xối đạn vào 1 mục tiêu nằm trên đỉnh cao điểm. Sợ đám xạ thủ trên máy bay nhầm lính mình với bộ đội Bắc Việt, Shoemaker lo lắng gọi điện báo Spivey. Anh hét vào máy nói: "Chúng tôi đang nằm trên hướng bắn của thằng Huey đó. Bảo hắn thôi đi. Hãy công kích từ đông sang tây ấy."

    Spivey chuyển tin này đi ngay. Thấy chiếc Huey đổi hướng mà Shoemaker nhẹ cả người.

    Quá trình tiến xuống diễn ra rất chậm chạp. Mưa bắt đầu rơi, biến con đường mòn mọi người hay qua lại thành 1 tấm thảm bùn, trơn tuột. Dù việc khiêng xác cực kỳ vất vả nhưng cả Giles lẫnShoemaker đều quyết ko bỏ lại 1 ai.

    Đi được nửa đường bỗng có tiếng hô "bọn Gook!". Trên sống đồi gần đó, 1 tiểu đội đối phương đang vận động thọc sườn đoàn quân triệt thoái.Shoemaker gỡ dây đeo khẩu M16, giương nó lên vai, lấy thước ngắm. Khi 1 bộ đội lọt vào khe ngắm, anh siết cò. Người này gục xuống. Những địch quân khác bỏ chạy. Shoemaker cười vẻ hài lòng. Dù cự ly chỉ khoảng 300m, Shoemake nhanh chóng được lính dưới quyền ca lên thành 'sát thủ từ 1000 thước'. Kể từ lúc đó, đoàn quân rút về 1 cách suôn sẻ, ko gặp đụng độ.

    Có 1 tuyên úy Hải quân đứng cạnh điểm tập kết thương binh, tử sĩ chỗ sở chỉ huy của Wilder. Thấy hạ sĩ Croft vừa đặt 1 đầu poncho xuống, vị tuyên úy bước tới khen: "Cừ lắm, cậu TQLC, cừ lắm."

    Croft kể: "Nghe rất vớ vẩn. Cừ cái nỗi gì? Chúng tôi bị nện nhừ tử thì có. Tôi trút luôn sự thất vọng của mình lên đầu cha tuyên úy. Hẳn tuyên úy phải ngạc nhiên lắm vì trong khi ông ta ko nói nên lời thì tôi cứ chửi mắng xa xả. Mắng xong, tôi bỏ đi tới chỗ những người khác, chờ lên đường về Khe Sanh."

    Xuống khỏi cao điểm 861, trung sĩ Shoemaker cảm thấy mừng rơn. Cuộc đồ sát vừa qua là trận ghê gớm nhất anh từng mục kích suốt kỳ hạn phục vụ. Cứ nhìn vẻ mặt đám TQLC đang đứng nhìn cảnh tử thi sắp hàng thì ai cũng biết đấy là cảnh tượng kinh hoàng nhất mà họ từng chứng kiến. Tuy thế Shoemaker chẳng thể cứ đắm chìm trong nỗi mất mát mãi được và cũng chẳng thể để các thành viên còn sót lại trong trung đội làm như vậy. Anh quát lớn: "Thôi nào. Thẳng người lên. Xếp hàng ngay ngắn vào. Các cậu vẫn là TQLC đấy. Nhặt nhạnh trang bị đê. Tôi muốn mọi người sẵn sàng lên đường trong 5 phút nữa. 5 phút. Đi thôi."

    Việc đại đội mình bất lực ko thể chiếm nổi điểm cao 861 đã khiến đại úy Spivey hết sức chán nản, thất vọng. Tổn thất của đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 là 19 người chết, 4 mất tích coi như đã chết cùng 42 người bị thương. Đổi lại họ đã thu được những gì? Chẳng gì hết. Chẳng được cái khỉ mốc gì, anh cay đắng nghĩ. Chẳng được cái khỉ mốc gì hết.

    Dù vậy, anh cũng vẫn phải thoát khỏi nỗi buồn đau. Spivey giám sát việc sơ tán thương binh, tử sĩ, giao việc cho Shoemaker và Hanson rồi hạ lệnh cho số quân còn lại của đại đội trở về cứ điểm. Họ ngủ 1 đêm ở đó rồi đáp máy bay về Đông Hà tái xây dựng, bổ sung lại lực lượng.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  9. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Lão Ngthi96 dịch quá xuất sắc, nhân tiên mình hơi tò mò không hình dung được câu ...Nghe rất vớ vẩn. Cừ cái nỗi gì? Chúng tôi bị nện nhừ tử thì có.... nguyên bản nó như tế nào nhỉ. Cảm ơn nhiều
    gaume1, ngthi96huytop thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tớ đặc biệt rất thích ngôn ngữ lính tráng của Ngthi96....Đọc thấy mê luôn....
    gaume1ngthi96 thích bài này.

Chia sẻ trang này