1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Erich von Manstein - Chiến thắng bị đánh mất.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 05/05/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    HỒI KÍ CHIẾN TRANH CỦA MỘT TRONG NHỮNG VỊ TƯỚNG XUẤT SẮC NHẤT HITLER




    Tưởng nhớ con trai : Gero von Manstein và tất cả binh lính, sĩ quan Đức đã ngã xuống trong cuộc chiến..



    LỜI GIỚI THIỆU CỦA MARTIN BLUMENSON




    Clausewitz từng nói: “Mọi điều trong chiến tranh quả thực tương đối đơn giản, nhưng điều đơn giản nhất”, Clausewitz nhấn mạnh “lại là những thứ phức tạp nhất”.

    Xét mối quan hệ cơ bản giữa chính trị và chiến tranh, Clausewitz đã cân bằng hai khía cạnh này dựa trên góc nhìn rằng chiến tranh là phạm trù mở rộng của chính trị. Hay quân đội được sinh ra để hoàn thành các mục tiêu chính trị. Những nhà cầm quyền đề ra mục tiêu và những người lính thì hoàn thành nó.

    Chẳng có gì đơn giản và rõ ràng hơn thế. Một định nghĩa khái quát của chiến tranh đó là: bạo lực có tổ chức để giành ưu thế trên chính trường. Nếu không, tất cả mâu thuẫn và giết chóc ắt sẽ là vô nghĩa và đi liền với vô đạo đức.

    Clausewitz thể hiện điều này rất rõ ràng trong các công trình nghiên cứu về nguồn gốc chiến tranh của mình. Thế nhưng, ngoài sự quan sát chung và vài ví dụ cụ thể, Clausewitz vẫn không thể phân tích khía cạnh còn lại một cách thấu đáo, vấn đề chính trị trong chiến tranh, nơi Clausewitz thiếu những luận điểm hỗ trợ cho bản chất của chính trị quốc tế.

    Nếu tầm ảnh hưởng của chính trị vượt ra khỏi khuôn khổ chiến tranh thì không bàn cãi, quan hệ trong thực tế của nó sẽ đặt ra những khó khăn to lớn. Những đề đạt chính trị, chiến thuật quân sự để tìm ra chúng, động cơ chính trị và hoạt động quân sự để hỗ trợ chúng đều có ranh giới mờ mịt nhưng vẫn giữ được trạng thái cân bằng. Song, những tiêu chí này khó có thể đồng nhất với nhau. Hơn nữa, rốt cuộc, sợi chỉ mảnh đến vô hình nằm ở đâu trên chính trường và chiến trường?

    Adolf Hitler là một minh chứng điển hình. Ngoại trừ việc mắc phải một sai lầm chết người để rồi trả giá đắt, thì đương thời, Hitler là một chính trị gia tài ba.

    Không cần biết Hitler là kiểu người lên kế hoạch chi tiết cho mọi thứ hay tuỳ cơ ứng biến, Hitler trên cương vị chính trị gia vẫn có những chiến thắng nhất định. Không dùng đến vũ lực, Hitler tái chiếm đóng vùng đất Rhineland, sáp nhập Áo và chinh phục Tiệp Khắc. Từ đó, lãnh thổ và sức mạnh của nước Đức được nhân rộng. Ngay cả khi sử dụng các biện pháp quân sự ở Ba Lan để đạt được mong muốn chính trị của mình, Hitler cũng đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa chính trị và chiến tranh.

    Đáng tiếc, cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler đã dồn chính bản thân vào Thế chiến II. Từ đó trở đi, xu hướng hành động của Hitler ngày càng nghiêng về quân sự và ít tính chính trị hơn. Càng tới gần kết thúc hơn, Hitle càng cổ xúy cho sự hủy diệt vô nghĩa vì lợi ích đơn thuần là tiếp tục chiến tranh, điều này không phải là một mục tiêu chính trị hợp lí gì cho cam.

    Erich von Manstein, dù cố tình hay vô ý, đã chỉ rõ sự mờ mịt kéo dài về triển vọng của Hitler và nỗ lực kéo dài chiến tranh không mấy khả quan của nước Đức. Khi Hitler đảm nhận ngày càng nhiều vị trí trong quân đội và quan tâm đến các quyết định của quân đội, không ai thực hiện vai trò chính trị. Và thiếu đi nhân tố đó, mọi hy sinh đều là vô nghĩa.

    Đó là những gì Thống chế von Manstein muốn nhắc đến trong tựa đề của mình, “Chiến thắng bị đánh mất”. Vào mùa hè năm 1940, sau khi đánh bại Pháp, nước Đức của Hitler đã trở thành bá chủ của Tây Âu. Tiếp theo là gì? Manstein tự hỏi. Hitler không có kế hoạch dài hạn, và kết quả là không thể kết thúc trong hòa bình với Anh cũng như xâm chiếm hòn đảo này.

    Đến mùa hè năm sau, sau khi chinh phục Đan Mạch và Na Uy, Hitler đã yên vị trên ngai vàng của mình. Chỉ còn Anh thở phào nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì vào lúc này.


    Tiếp theo là gì?


    Sức mạnh của Đức được đẩy lên cao hơn bao giờ hết vào tháng 6 năm 1941 với những chiến chiến thắng rực rỡ. Hitler, ngủ quên trên chiến thắng đã tính toán sai tiềm lực và tấn công vào Liên Xô. Không thể xác định được các mục tiêu kinh tế và chính trị để theo đuổi, dẫn đến xé nhỏ và phân mảnh các nguồn lực. Cuối cùng dẫn đến thất bại cho chính Hitler và cả chính nước Đức.

    Thật là một bi kịch cho tất cả những người lính Đức có suy nghĩ, hiểu biết và nhạy cảm như Manstein khi mắc vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi một mặt cố gắng trung thành phục vụ đất nước và mặt khác không chấp thuận mục đích và phương pháp của Quốc trưởng. Với truyền thống phục tùng mệnh lệnh tuyệt đối, hầu hết trong số họ, một lần nữa, giống như Manstein, vẫn giữ ánh mắt kiên định về vị trí quân sự của mình, ngay cả khi cực lực phản đối các quyết định chính trị.

    Là một quân nhân Đức kiêm là người tiết lộ những bí mật sâu kín nhất trong thời chiến, Manstein đã xenvào lời kể của mình vài phần bí hiểm. Trong quá trình này, bằng lối kể chuyện hợp lòng với các giáo dân, Manstein đã giải thích về những trận chiến ở Ba Lan, Pháp và Nga. Bởi vì các sĩ quan chuyên nghiệp phải hiểu được khía cạnh chính trị dù nó vượt quá giới hạn của họ,nên Manstein đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về các cơ hội chiến lược khả thi và bị bỏ qua.

    Cặn kẽ mổ xẻ các chính sách và phương pháp chỉ huy của Hitler, Manstein đã mô tả chi tiết về sự bất mãn tăng cao giữa các sĩ quan với sự lãnh đạo của Hitler, bao gồm các cuộc va chạm cá nhân kịch tính của Manstein với Quốc trưởng; "Tôi là một quý ông", Manstein dõng dạc nói với Hitler. Điều này góp phần hủy hoại triển vọng tươi sáng câu chuyện đầy đau xót của Manstein. Bị Hitler huyền chức vào tháng 3 năm 1944, Manstein ngồi ngoài cuộc chiến ở nhà, theo dõi, không mảy may nghi ngờ gì về sự mất tinh thần và sự kéo dài không cần thiết của một cuộc xung đột đã có cái kết được định sẵn. Sau đó, Manstein bị buộc tội và xét xử ở Anh vì những tội ác chiến tranh ở Nga. Sau khi bị kết án mười tám năm tù, Manstein được thả ra khỏi nhà tù chỉ bốn năm sau đó.

    Mặc dù ông phục vụ một chế độ độc ác và tàn bạo, Manstein chiến đấu cho đất nước của mình bằng tất cả tình yêu vốn có. Manstein duy trì các chuẩn mực cá nhân ở mức cao nhất dựa trên tôn chỉ của người lính và trở thành sĩ quan được kính trọng và ngưỡng mộ nhất bởi những người đồng nghiệp.

    Thông qua cuốn sách của mình, Manstein nói, Manstein hy vọng sẽ đưa ra cái nhìn thấu đáo về "cách người lính suy nghĩ và phản ứng với sự việc". Manstein đã dành được nhiều thứ hơn là sự chú ý của dư luận. Sách của ông là cuốn hồi kí hay nhất viết từ góc nhìn của một người Đức và được đánh giá là cuốn sách không thể thiếu nếu muốn nhìn toàn cảnh cuộc chiến của Hitler.


    Tháng 12/1981

    NGUỒN : LÊ TIỆP
    --- Gộp bài viết: 05/05/2020, Bài cũ từ: 05/05/2020 ---
    Đề nghị Bác macay3 ghim topic này lên cho dễ theo dõi....Hàng ngày sẽ có đều như vắt chanh....
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    LỜI NÓI ĐẦU CỦA B. H. LIDDEL HART.




    Nhận định chung trong số các tướng quân Đức mà tôi đã chất vấn vào năm 1945: Thống chế von Manstein đã chứng minh được mình là người chỉ huy giỏi nhất trong Quân đội Đức đương thời, và đây là người mà sĩ quan binh lính mong muốn trở thành Tổng tư lệnh nhất. Một chi tiết rất rõ ràng là Manstein có khả năng điều phối các hoạt động thành thạo, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về tiềm lực của các lực lượng cơ giới so với bất kỳ chỉ huy nào khác mặc dù chưa được huấn luyện trong lực lượng thiết giáp. Tóm lại, Manstein là nhà quân sự đầy tiềm năng.

    Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Manstein đã gây ảnh hưởng lớn ở hậu phương với tư cách là một sĩ quan tham mưu. Sau đó, Manstein trở thành một chỉ huy xuất sắc, đóng vai trò quan trọng từ năm 1941 đến 1944 trong cuộc chiến ở mặt trận Nga. Những ghi chép, bình luận của Manstein đã hé lộ những chi tiết quan trọng khiến sáng tác của Manstein trở thành một trong những đóng góp quan trọng làm sáng tỏ lịch sử của Thế chiến II.

    Một khía cạnh phi thường trong sự nghiệp quân sự của Erich von Manstein là ông được biết đến nhiều nhất, bên ngoài nước Đức ở bất kỳ mức độ nào, liên quan đến các hoạt động quân sự diễn ra trong khi Manstein mới ở cấp thiếu tướng. Manstein được biết đến phần nhiều từ việc thiết lập hay đúng hơn là hiểu chỉnh lại kế hoạch cho cuộc tấn công 1940 của Đức để phá vỡ Mặt trận phía Tây dẫn đến sự sụp đổ của Pháp cùng ảnh hưởng trên diện rộng của nó. Kế hoạch mới tạo ra cú đột phá xuyên qua vùng đồi núi rừng ở Ardennes - kế sách ít kỳ vọng nhất - đã được đổi tên là "Kế hoạch Manstein". Đó là sự tôn vinh đối với những gì Manstein đã làm trong việc phát triển và cố gắng giành được chiến thắng cho nó thay cho kế hoạch cũ, và cho một cuộc tấn công trực tiếp qua Bỉ - khả năng cao sẽ dẫn đến một cuộc đàn áp.

    Vào thời điểm đó, Manstein là Tham mưu trưởng Cụm tập đoàn quân của Rundstedt, cấp trên không hài lòng với lập trường của Manstein, Manstein đã bị thay thế bằng quyết định thăng chức chỉ huy một quân đoàn bộ binh dự bị, ngay trước khi kế hoạch mới đã được thông qua bởi Hitler-sau khi nghe những lập luận của Manstein. Cuốn sách này cung cấp nhiều thông tin mới về hoạt động này và hành trình đi đến chiến thắng của nó.

    Trong giai đoạn mở màn quan trọng của cuộc tấn công, cắt đứt cánh trái của quân Đồng minh và cô lập họ ở eo biển , quân đoàn của Manstein chỉ giữ vị trí dự bị. Nhưng trong giai đoạn hai và giai đoạn cuối, họ đóng một vai trò lớn hơn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Manstein, bộ binh đã đẩy nhanh đến mức họ như chạy đua với các quân đoàn Thiết giáp về phía nam băng qua Somme và sông Seine đến sông Loire.

    Sau khi nước Pháp sụp đổ, Hitler hy vọng rằng Anh sẽ giảng hòa, nhưng thật đáng thất vọng, Hitler bắt đầu muộn màng và chuẩn bị nửa vời cho một cuộc xâm lược qua eo biển Channel. Manstein được chuyển đến khu vực Boulogne-Calais và được giao nhiệm vụ dẫn đầu cuộc đổ bộ cùng quân đoàn của mình. Cuốn sách của Manstein có một số thiếu sót trông thấy về vấn đề này, về các lựa chọn chiến lược và về việc Hitler quay lưng lại để giải quyết Nga.

    Đối với cuộc xâm lược của Nga vào năm 1941, Manstein đã được thỏa lòng khao khát - chỉ huy Quân đoàn Panzer 56. Với quân đoàn này, Manstein triển khai một cuộc đổ bộ quyết liệt nhất, từ Đông Phổ đến Dvina, gần 200 dặm, trong vòng 4 ngày. Sau khi được thăng chức chỉ huy Tập đoàn quân 11 ở phía nam, Manstein mở đường vào bán đảo Crimea bằng cách phá vỡ chiến tuyến kiên cố ở eo đất Perekop, và vào mùa hè năm 1942, Manstein đã chứng minh tài thao lược của mình bằng cách chiếm được pháo đài nổi tiếng Sevastopol, trung tâm chủ chốt của Crimea - căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen.

    Sau đó, Manstein được gửi trở lại phía bắc để chỉ huy cuộc tấn công vào Leningrad theo dự kiến, nhưng sau đó nhận lệnh triệu tập khẩn đi cứu viện Tập đoàn quân 6 của Paulus, bị mắc kẹt vào mùa đông năm đó tại Stalingrad, khi mà cuộc tấn công năm 1942 của Đức buộc phải đình lại. Thất bại đến từ phía Hitler, cấm bất kỳ sự rút quân nào, phủ nhận quan điểm Manstein rằng Paulus nên được lệnh rút về phía tây và gặp các lực lượng giải vây.

    Một chương trong 'Thảm họa Stalingrad' chứa đầy những tiết lộ động trời và phân tích rành rọt về ‘Hitler với tư cách là Tổng Tư lệnh Lục quân’' ở chương trước.

    Sau khi Paulus đầu hàng, dưới áp lực tiến quân của Nga, mặt trận phía nam của Đức chứng kiến một sự sụp đổ trên diện rộng, nhưng Manstein đã cứu vãn tình hình bằng một cuộc phản công oanh liệt chiếm lại Kharkov (lần thứ ba) và khiến quân Đỏ không kịp trở tay.

    Cuộc phản công đó là mốc son chói lọi trong sự nghiệp của Manstein và là một trong những trận đánh xứng đáng được xếp loại bậc thầy trong toàn bộ lịch sử quân sự. Những ghi chép chi tiết của Manstein về cuộc hành quân sẽ được nghiên cứu vì những giá trị học thuật của nó, miễn rằng bộ môn nghiên cứu quân sự còn tiếp tục.

    Sau đó, trong đợi tiến công lớn cuối cùng của người Đức ở phương Đông, ‘ Chiến dịch Thành trì’, được phát động vào tháng 7 năm 1943 nhằm tấn công vào vòng cung Kursk, Cụm tập đoàn quân Nam của Manstein đã thiết lập gọng kìm bên phải. Cụm tập đoàn quân Manstein đã đạt được những thành công nhất định song đã bị vô hiệu hóa bởi sự thất bại của gọng kìm bên trái, do Cụm tập đoàn quân Trung tâm thực hiện. Hơn nữa, tại thời điểm then chốt này, cuộc đổ bộ của người Mỹ - Anh ở Sicily đã khiến Hitler buộc phải phân chia một số lực lượng chiến lược quan trọng tới Ý. Sau khi phân tích xu hướng tấn công Đức, người Nga ngay lập tức triển khai một chiến lược của riêng họ với quy mô lớn hơn dọc theo một mặt trận rộng hơn và với sức mạnh ngày càng tăng.

    Từ đó trở đi, quân Đức rơi vào thế phòng thủ, cùng với đó là mất đi thế chủ động chiến lược, Manstein đã được triệu tập nhiều lần, và buộc phải thực hiện nhiệm vụ khó khăn nhất dành cho một vị tướng - đó là tiến hành rút quân ngay trước mũi của kẻ địch áp đảo. Manstein đã thể hiện kỹ năng chỉ huy tuyệt vời, vượt lên những nguy cơ chiến bại, liên tục cầm chân các cuộc tấn công từ Nga và bày ra những chướng ngại vật nhằm làm chậm bước tiến về phía tây của quân Nga. Khái niệm về chiến lược phòng thủ của Manstein nhấn mạnh về tính liên tục trong hành động - phòng thủ chủ động hay phòng ngự mềm dẻo, tìm kiếm cơ hội phản đòn, trong khi thường xuyên dự trù những thứ phát sinh. Nhưng khi Manstein đề xuất thực hiện một bước lùi dài hơn – một cuộc rút quân chiến lược - để có một bước tiến đầy chiến lược và khôi phục toàn bộ khả năng của quân đội Đức cho một cuộc phản công chống lại kẻ địch mạnh hơn nhiều đang xốc tới, thì Hitler lại không hề chú ý đến những lập luận của Manstein.

    Hitler không cho phép bất kì một cuộc rút luu nào và điều đó đi ngược lại quan điểm rút luu chiến lược của Manstein. Không giống như nhiều đồng nghiệp của mình, Manstein vẫn duy trì lối nói chuyện thẳng thắn theo kiểu người Phổ, và bày tỏ sự chỉ trích của mình đối với Hitler một cách kín đáo tại các hội nghị khiến người khác phải kinh ngạc. Việc Hitler chấp nhận sự chỉ trích này là một minh chứng đáng chú ý về lòng tôn trọng sâu sắc mà Hitler dành cho khả năng của Manstein cùng với sự tương phản trong thái độ của Hitler đối với hầu hết các tướng lĩnh của mình nói riêng và Bộ Tổng tham mưu nói chung. Các tin xấu liên tục ập đến, đặc biệt là cảnh báo liên tục từ Manstein, khiến Hitler khó lòng yên tâm. Vì vậy, vào tháng 3 năm 1944, Hitler đã đạt đến giới hạn chịu đựng của mình và gạt Manstein sang một bên - một động thái nhẹ nhàng hơn nhiều so với những gì Hitler thường thể hiện khi thay đổi mệnh lệnh.

    Sự thay đổi này đã kết thúc một sự nghiệp tận tụy của một đối thủ quân sự đáng gờm của phe Đồng Minh- vị tướng với khả năng kết hợp phương thức chiến tranh cơ động hiện đại với học thuyết quân sự cổ điển, bậc thầy của các kiến thức quân sự chuyên môn và khả năng ứng biến các tình huống xảy ra trên chiến trường…..

    Tháng 1/1958

    NGUỒN : LÊ TIỆP
    Lần cập nhật cuối: 05/05/2020
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    LỜI TÁC GIẢ - ERICH VON MANSTEIN





    Cuốn sách này là lời tự thuật của một người lính, vì thế, tôi sẽ tránh bàn luận đến các vấn đề chính trị hoặc vấn đề không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quân sự.Nhân đây, tôi cũng xin được nhắc lại một trích dẫn của B. H. Liddell Hart: “Những vị tướng Đức trong cuộc chiến này là sản phẩm hoàn thiện tốt nhất mà chiến trường tôi luyện được. Họ có thể tiến xa hơn nếu tầm nhìn của họ rộng hơn và hiểu biết sâu sắc hơn, nhưng như vậy họ đã là những triết gia chứ chẳng phải người lính.”

    Tôi sẽ cố gắng hết sức để không trình bày mọi thứ như một câu chuyện đơn thuần mà sẽ truyền lại kinh nghiệm, ý tưởng và quyết định của tôi tại thời điểm đó. Nói cách khác, tôi không đóng vai một sử gia để kể chuyện, thay vào đó, tôi là một chứng nhân lịch sử mang lời kể chủ quan. Tôi hy vọng rằng thông tin tôi cung cấp sẽ được sử dụng cho các nhà sử học, ngay cả khi sách vở và nghiên cứu không thể nói lên sự thật lịch sử. Điều mấu chốt là cách các nhân vật lịch sử phản ứng và xử sự với những thay đổi, và câu trả lời cho điều này sẽ hiếm khi được tìm thấy - chắc chắn không phải ở dạng hoàn chỉnh - trong các tập lưu trữ hoặc nhật ký chiến tranh.

    Khi mô tả kế hoạch tấn công năm 1940 của Đức ở phía Tây, tôi đã tách mình ra khỏi quan niệm của Đại tướng v. Seeckt rằng các sĩ quan của Ban tham mưu thì nên để ẩn danh. Tôi cảm thấy mình đủ tự do để làm điều này lúc bấy giờ - qua hành động không phải của riêng tôi - vấn đề từ lâu đã được bàn luận chung. Đó thực sự là ý của Tư lệnh cũ của tôi, Thống Chế v. Rundstedt, và Trưởng ban Tác chiến của chúng tôi, Tướng Blumentritt, người cho Liddell Hart biết về kế hoạch - ‘tấn công Pháp’. (Khi ấy tôi không lấy làm thoải mái khi gặp Liddell Hart cho lắm).

    Trong cuốn sách về những vấn đề quân sự và những trận chiến tôi đã đi qua này, tôi vẫn đặt vào đó một niềm tin rằng chiến tranh không thể che lấp tính người. Lý do cho sự thiếu vắng hồi tưởng cá nhân ở chương sau đến từ nỗi lo âu và gánh nặng trách nhiệm của tôi đã khiến các thứ khác trong giai đoạn này trở thành thứ yếu.

    Các quyết định trong suốt thế chiến II của tôi xuất phát từ góc nhìn của một người chỉ huy cấp cao. Tuy nhiên, tôi hy vọng đã nói rõ rằng yếu tố quyết định xuyên suốt cuộc chiến là sự hy sinh, dũng cảm và tận tụy với nghĩa vụ của người lính chiến đấu Đức, kết hợp với khả năng chỉ huy các cấp và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Đây là những phẩm chất sẽ mang vinh quang về cho chúng tôi. Những thứ này cho phép chúng tôi - quân đội Đức đối mặt với kẻ địch mạnh hơn mình nhiều lần.

    Trong cuốn sách này, tôi đồng thời muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Tư lệnh cũ của tôi trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Thống chế v. Rundstedt, vì sự tin tưởng ngài đã trao cho tôi, cho các chỉ huy và binh lính của tất cả các cấp bậc phục vụ dưới sự chỉ huy của tôi; và cho những người phục vụ tại các cơ quan phòng ban khác nhau của tôi, đặc biệt là các tham mưu trưởng và sĩ quan Bộ Tổng tham mưu, những người không ngừng hỗ trợ và khuyên bảo tôi.

    Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn những người đã hỗ trợ tôi chuẩn bị những cuốn hồi ký này: cựu Tham mưu trưởng của tôi, Tướng Busse, và các sĩ quan tham mưu v. Blumröder, Eismann và Annus; Herr Gerhard Günther, người khuyến khích tôi đưa hồi ức lên trang sách; Herr Fred Hildenbrandt, người đã cho tôi lời khuyên quý báu trong việc sáng tác; và Herr Dipl.-Ing. Materne, với sự hiểu biết tuyệt vời về phác thảo bản đồ.


    VON MANSTEIN


    (NGUỒN : LÊ TIỆP)
    tatpcit, ChuyenGiaNemDameo-u thích bài này.
  4. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Em đọc hồi ký của LX nói năm 41 ông Đức này tí thua đau ở mặt trận phía Bắc. Nhưng cũng ko nói rõ ràng lắm vì xu hướng thất bại chung của LX lúc này. Hi vọng cuốn sách kể tỉ mỉ một chút tình hình lúc đó.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927




    PHẦN 1 - CHIẾN DỊCH BA LAN






    1 - TRƯỚC CƠN BÃO




    Tôi đã dõi theo các biến động về chính trị kể từ sau khi sát nhập Áo từ cái nhìn không liên quan đến các vấn đề quân sự. Vào đầu tháng 2 năm 1938, khi ấy tôi đang ở vị trí Phó tổng Tham mưu Quân đội Đức, một phó cho Tham mưu trưởng, sự nghiệp với vai trò là một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu của tôi đột nhiên chấm dứt. Khi Đại tướng Baron v. Fritsch bị bãi nhiệm khỏi ghế Tổng tư lệnh quân đội bởi một âm mưu, cùng với đó, một số cộng sự thân cận của ông, bao gồm cả tôi, đã bị loại khỏi O.K.H.. Kể từ đó, với tư cách là Tư lệnh Sư đoàn 18, tôi nghiễm nhiên không còn được thông báo về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tư lệnh.

    Thật vậy, kể từ đầu tháng 4 năm 1938, tôi đã có thể cống hiến hết mình cho công việc của một Tư lệnh sư đoàn. Đó là một nhiệm vụ đặc biệt thỏa mãn - thậm chí còn thỏa mãn hơn trong những năm trước đó - nhưng nó cũng đòi hỏi hoạt động tích cực hơn, do việc mở rộng quân đội vẫn chưa hoàn tất. Trong quá trình đẩy mạnh tái vũ trang quân đội, sự hình thành các đơn vị mới yêu cầu liên tục phải tổ chức lại những đơn vị sẵn có, đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ sĩ quan và hạ sĩ quan, điều đó nghĩa là yêu cầu được đặt ra cho chỉ huy các cấp chúng tôi thực hiện với mục tiêu là đào tạo ra những người lính được huấn luyện ở mức độ cao, vững chắc, những người sẽ đảm bảo sự an toàn cho Đế Chế. Để công việc đạt hiệu suất cao nhất, đặc biệt là ở vị trí của tôi bấy giờ, sau vài năm ở Berlin, tôi một lần nữa có niềm vui được tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị chiến đấu. Bởi vậy, đặc biệt, riêng đối với cá nhân tôi, trong thâm tâm, tôi thực sự nhớ khoảng thời gian huấn luyện Sư đoàn bộ binh số 18 ở Silesia trong một năm rưỡi yên bình còn lại . Từ thời xa xưa, vùng Silesia đã sản sinh ra những người lính tốt vì vậy được giao việc hướng dẫn và huấn luyện cho các đơn vị mới tại đây là một nhiệm vụ đáng làm.

    Rõ ràng, trận chiến chiếm vùng Sudetenland đã cho tôi vị trí Tham mưu trưởng cho Tập đoàn quân do Đại tướng Ritter v.Leeb chỉ huy. Cũng nhờ đó qua vấn đề về Tiệp Khắc mà tôi biết thêm về mâu thuẫn giữa Tham mưu trưởng Quân đội, Tướng Beck và Hitler, đáng tiếc, điều này kết thúc bằng sự từ chức của vị Tham mưu trưởng mà tôi hết mực tôn trọng. Sự từ chức này cắt đứt sợi dây liên hệ giữa tôi và O.K.H..

    Mãi đến mùa hè năm 1939, tôi mới biết rằng Chiến dịch Trắng, cuộc tiến công đầu tiên nhằm vào Ba Lan, đang được chuẩn bị theo lệnh của Hitler. Mọi thứ không hề được chuẩn bị cho đến trước mùa xuân năm 1939. Trái ngược lại, ở phía Đông, các hoạt động quân sự tập trung vào phòng thủ.

    Trong chuyến hành quân ấy, tôi được bổ nhiệm vào vị trí Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Nam, Tư lệnh Đại tướng v. Rundstedt dù trước đó Rundstedt đã về hưu. Theo kế hoạch, Cụm tập đoàn quân này sẽ triển khai ở Silesia, miền đông Moravia và một phần ở Slovakia.

    Vì Sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân không tồn tại trong thời bình và sẽ chỉ được thiết lập khi cần huy động tổng lực, một nhóm nhỏ được thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1939 tại Khu vực huấn luyện Silesian vùng Neuhammer, để giải quyết các chỉ thị mới của chiến dịch. Nhóm làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tá Blumentritt, một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu, người mà sau đó được chỉ định trở thành Trưởng phòng tác chiến của Cụm tập đoàn quân (Ia) trong quá trình cơ động. Đây là bước đi bất ngờ khác thường đến mức tôi không khỏi băn khoăn, đối với tôi tín nhiệm là điều quan trọng nhất trong mối quan hệ với cấp trên. Mối quan hệ đã được hình thành trong khi cả hai chúng tôi đang phục vụ tại Sở chỉ huy Tập đoàn quân của tướng Leeb trong cuộc khủng hoảng Sudeten, và tôi cho rằng việc có một người mà tôi có thể tin cậy vào những lúc như thế này là vô cùng quý giá. Thông thường, những điều thu hút chúng ta ở một người khác đôi khi lại khá tầm thường, và điều khiến tôi thích thú về Blumentritt là sự gắn bó cuồng tín của Blumentritt với điện thoại. Tốc độ mà Blumentritt làm việc trong mọi trường hợp cực kỳ cao, nhưng bất cứ khi nào Blumentritt có một ống nghe (máy điện thoại) trong tay, Blumentritt có thể xử lý toàn bộ các thắc mắc, với tính dí dỏm và điềm tĩnh lạ kì.

    Vào giữa tháng 8, vị Tư lệnh tương lai của Cụm tập đoàn quân Nam, Đại tướng v.Rundstedt, đã đến Neuhammer. Mọi người trong chúng tôi đều biết đến Rundstedt. Là một trong những nhà cầm quân mạnh bạo, Rundstedt là một quân nhân tài tình, người có thể nắm bắt ngay được những điều cốt yếu của bất kỳ vấn đề nào. Thật vậy, v.Rundstedt dường như không quan tâm đến bản thân mình, cực kì là thờ ơ với các chi tiết nhỏ nhặt. v.Rundstedt là mẫu người theo trường phái cũ (đức tính, giá trị Phổ), một kiểu người, tôi cho rằng đang chết dần, nhưng chính nó đã khiến ngài trở thành một con người đầy thú vị trong cuộc sống. Đại tướng có một nét hấp dẫn mà ngay cả Hitler cũng không chống nổi. Sau này mới biết được dường như Quốc Trưởng thực sự có thiện cảm với v.Rundstedt, và thật đáng ngạc nhiên, thậm chí vẫn còn thấp thoáng một chút sau hai lần Quốc Trưởng cách chức Rundstedt. Điều có lẽ thu hút Hitler chính là dấu ấn không thể xác định của vị tướng của một người đàn ông với đầy đủ phẩm chất giá trị mẫu mực truyền thống điều mà Quốc Trưởng không thể lí giải và một cảm giác như không được phép tiến đến gần.

    Mọi việc càng trở nên thú vị hơn khi nhóm chúng tôi tập hợp tại Neuhammer, Sư đoàn 18 của tôi cũng ở đang trong khu vực huấn luyện cho các cuộc tập trận của trung đoàn và sư đoàn hàng năm.

    Tất cả mọi người trong số chúng tôi, đều không thực sự an tâm bởi không ít lần tình trạng khẩn cấp mà Tổ quốc đã trải qua kể từ năm 1933, tự hỏi tất cả những điều này rồi sẽ đi đến đâu, tôi có lẽ không cần nói. Suy nghĩ và cuộc trò chuyện riêng tư của chúng tôi tại thời điểm này tập trung vào các dấu hiệu của cơn bão đang tập trung ở phía chân trời xung quanh chúng tôi. Chúng tôi nhận ra rằng Hitler đang giải quyết các vấn đề về phần lãnh thổ mà cuối cùng Đức đã phải nhượng bỏ thông qua Hòa ước Versailles một cách u mê. Chúng tôi biết rằng Hitler đã bắt đầu đàm phán với Ba Lan từ tận mùa thu năm 1938 để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề biên giới Ba Lan - Đức, dù có hay không bất kể tiến triển nào trong quá trình đàm phán, nếu có, chúng tôi cũng không được biết đến những cuộc đàm phán này. Cùng thời điểm đó chúng tôi biết được sự bảo đảm của Anh cho Ba Lan. Và tôi có thể khẳng định rằng không một ai trong số chúng tôi ở quân đội Đức là quá kiêu ngạo, thiếu suy nghĩ hay thiển cận đến mức không nhận ra sự nghiêm trọng chết người bao hàm lời cảnh báo có trong sự bảo đảm này. Chỉ riêng yếu tố này - mặc dù nó không phải là duy nhất - đã thuyết phục nhóm của chúng tôi ở Neuhammer rằng cuối cùng sẽ không có chiến tranh. Ngay cả khi kế hoạch mà chúng tôi hiện đang tham gia triển khai đi vào hoạt động, theo ý kiến của chúng tôi, điều đó vẫn không cần đến chiến tranh. Chúng tôi đã dõi theo sự bất ổn của nước Đức như đi dọc theo bờ vực cùng với đó là sự chú ý gia tăng và ngày càng ngạc nhiên trước sự may mắn đáng kinh ngạc của Hitler - cho đến lúc bấy giờ không cần phải dùng vũ lực - tất cả các mục tiêu chính trị công khai lẫn bí mật của Hitler đều đã đạt được. Người đàn ông dường như có một bản năng gần như không thể sai lầm. Thành công tiếp nối thành công như một cấp số - nếu như ban đầu người ta chỉ đề cập đến sự hào nhoáng của một chuỗi các sự kiện mà cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ như là một kết quả. Tất cả những điều đó đã đạt được mà không cần chiến tranh. Tại sao, chúng tôi tự hỏi mình, lần này có khác không? Nhìn vào Tiệp Khắc. Mặc dù Hitler đã chuẩn bị một loạt các lực lượng sẵn sàng gây chiến vào năm 1938, nhưng vẫn không có chiến tranh. Tuy nhiên, một câu ngạn ngữ cổ “giọt nước làm tràn ly” vẫn thường xuyên vang lên trong tai chúng tôi, vì vị trí nước Đức bấy giờ khó khăn hơn nhiều và trò chơi Hitler đang chơi trông nguy hiểm hơn bề ngoài của nó. Có sự can thiệp của Anh để tranh luận trong thời gian này. Nhưng sau đó chúng tôi nhớ lại lời khẳng định của Hitler rằng mình sẽ không bao giờ điên đến mức phải nổ ra cuộc chiến ở cả hai mặt trận, như các nhà lãnh đạo Đức năm 1914 đã làm. Điều đó ít nhất ngụ ý rằng Quốc Trưởng là một người đàn ông của lý trí, ngay cả khi không còn tình cảm của con người. Một cách dõng dạc bằng giọng nói khàn khàn của mình, Quốc Trưởng đã cam đoan rõ ràng với các cố vấn quân sự của mình rằng mình không đủ ngốc để dấn thân vào cuộc chiến tranh thế giới vì lợi ích của Danzig hay Hành lang Ba Lan…..


    (NGUỒN : LÊ TIỆP)

    tatpcit, meo-u, ChuyenGiaNemDa1 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    BAN THAM MƯU VÀ VẤN ĐỀ BA LAN





    Ba Lan quả thực sự là nơi khởi nguồn cho sự cay đắng của chúng tôi, bởi sau Chiến tranh thế giới thứ I, quốc gia này tận dụng Hòa ước Versailles để sáp nhập các phần lãnh thổ của Đức mà không dựa vào một chút công bằng mang tính lịch sử hay quyền tự quyết chính đáng. Miền đất này đã gieo rắc nhiều đau khổ cho chúng tôi - những người lính trong suốt những năm nước Đức suy thoái. Một lần liếc nhìn bản đồ là một lần chúng tôi sống lại cùng năm tháng ấy. Rõ là một sự phân chia lãnh thổ quá vô lý! Một quá trình chia cắt của Tổ quốc chúng tôi! Hành lang đó nơi cắt đứt Đông Phổ của chúng tôi khỏi Đế Chế đã làm chúng tôi có mọi lý do để lo sợ ! Tuy nhiên, mặc dù như vậy, quân đội chưa bao giờ nghĩ đến việc thu hồi vùng đất bằng cách sử dụng vũ lực tiến hành xâm lược Ba Lan. Ngoài ra, sự chịu đựng như vậy có một lý do quân sự hoàn toàn đơn giản : bất kỳ cuộc tấn công nào vào Ba Lan sẽ khiến Đế chế rơi vào một cuộc chiến trên cả hai mặt trận , nếu điều đó xảy ra, sẽ không thể đương đầu. Trong những năm tháng phải trầm mình do hòa ước Versailles áp đặt lên, chúng tôi lại nhớ về Ác mộng Liên Minh (xem Kissingen Dictation và Great Eastern Crisis)- cơn ác mộng ăn sâu vào tâm thức hơn bất cứ khi nào lại phải giấu kín những khát vọng về những phần lãnh thổ của Đức bị vây quanh bởi Hành lang Ba Lan.Tuy nhiên, mặc dù chúng tôi không muốn tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, chúng tôi cũng khó có thể hi vọng sẵn sàng tâm lí một cách khách quan nhất, để cùng ngồi xuống bàn đàm phán hòa bình với người Ba Lan để cân nhắc lại những đường biên giới vô lý đó. Một ngày nào đó khi mà vấn đề Ba Lan vượt quá giới hạn, chúng tôi không còn có thể tự làm chủ thì sẽ bắt đầu giải quyết câu hỏi biên giới bằng vũ lực.Chúng tôi đã có kinh nghiệm về vấn đề này kể từ năm 1918, và trong những năm còn bị áp đặt bởi Hòa ước của Đức, việc chuẩn bị cho điều đó giờ đã phát huy hiệu quả. Khi tiếng nói của Thống chế Pilsudski mất đi và một số nhóm Dân tộc chủ nghĩa đã có ảnh hưởng tới tình hình chính trị Ba Lan, một cuộc tấn công bất ngờ vào Đông Phổ hoặc Thượng Silesia cũng khả thi như cuộc đột kích của Ba Lan vào Vilna trước đó. Tuy nhiên, trong tình huống đó, các cuộc thảo luận quân sự của chúng tôi đã tìm thấy một câu trả lời chính trị. Nếu có thể chứng minh được Ba Lan là kẻ xâm lược và chúng tôi đã thành công trong việc ngăn chặn cuộc tấn công, Đế chế có thể có cơ hội phục hồi chính trị để đàm phán lại về vấn đề biên giới không thỏa đáng.

    Trong tất cả các khả năng có thể xảy ra , không hề có sự cường điệu về chủ đề này từ bất kỳ chỉ huy quân đội. Mặc dù Tướng v. Rabenau, trong cuốn sách “Seeckt, Nguồn sống của tôi”, trích lời Đại tướng Seeckt nói rằng : ” Sự tồn tại của Ba Lan là không thể chấp nhận và thích hợp với đường lối thiết yếu của Đức: chúng phải bị triệt tiêu thông qua tình trạng yêu kém bên trong của chính mình và qua Nga. . . với sự giúp đỡ từ chính chúng ta “, trên thực tế đây là một ý kiến đã vượt quá bởi những phát triển trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Chúng tôi đã có một ý tưởng khá dung hòa về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Liên Xô; và Pháp, vùng đất mà chỉ với một chút phép thuật họ rất dễ sụp đổ, vẫn đối mặt với chúng tôi với sự thù địch như mọi khi. Ba Lan sẽ luôn tìm kiếm đồng minh ở hậu phương của Đức. Nhưng nếu Nhà nước Ba Lan biến mất, Liên Xô hùng mạnh có thể trở thành một Đồng minh nguy hiểm của Pháp hơn là một quốc gia đệm như Ba Lan hiện nay. Bất kỳ sự loại bỏ bộ đệm nào được hình thành bởi Ba Lan (và Litva) giữa Đức và Liên Xô chỉ có thể dễ dàng dẫn đến sự khác biệt giữa hai cường quốc. Mặc dù có thể là một vấn đề lợi ích chung để thực hiện các sửa đổi biên giới trước Ba Lan, việc loại bỏ hoàn toàn Nhà nước đó sẽ khó có lợi cho Đức trong tình hình thay đổi hoàn toàn hiện đang thịnh hành.

    Vì vậy, cho dù chúng tôi có muốn hay không, tốt nhất là nên giữ Ba Lan nằm giữa chúng tôi và Liên Xô. Mặc dù vấn đề về biên giới này vô lý và gây ra căng thẳng ở phía Đông, nhưng đối với những người lính chúng tôi, Ba Lan vẫn ít nguy hiểm hơn với vai trò là một người hàng xóm hơn là Liên Xô, giống như tất cả những người Đức khác, tất nhiên, chúng tôi hy vọng một sự sửa đổi về biên giới sẽ xảy ra vào lúc nào đó và trả lại Đế Chế các khu vực mà người Đức đã sinh sống từ xa xưa. Đồng thời, theo quan điểm của quân đội, điều không mong muốn nhất là quy mô dân số Ba Lan. Đối với những đòi hỏi cấp bách của Đức về sự hợp nhất trở lại Đông Phổ với Đế Chế, nó hoàn toàn có thể được dàn xếp với mong muốn riêng của Ba Lan về một cảng biển của riêng mình. Đây là xu hướng giải quyết chung về vấn đề Ba Lan được đa số quân nhân Đức đồng thuận trong thời kỳ Reichswehr - chúng ta hãy nói từ cuối những năm 1919 -1920 trở đi - bất cứ khi nào câu hỏi về xung đột vũ trang đều bị cắt bỏ.

    Rồi bánh xe định mệnh lại bắt đầu quay. Adolf Hitler xuất hiện trên chính trường. Mọi thứ thay đổi, bao gồm cả nền tảng của mối quan hệ của chúng tôi với Ba Lan. Đế Chế đã ký kết một hiệp ước không xâm phạm và hiệp ước hữu nghị với nước láng giềng phía Đông của chúng tôi. Chúng tôi đã được giải thoát khỏi cơn ác mộng có thể có bởi một cuộc tấn công của Ba Lan. Trong cùng thời gian quan hệ giữa Đức và Liên Xô nguội lạnh, nhà lãnh đạo mới của chúng tôi chỉ rõ sự căm thù của mình đối với Chế độ Cộng Sản Bolshevik trong các bài phát biểu trước công chúng. Ba Lan bị buộc chấp nhận cảm thấy ít bị gượng ép về mặt chính trị hơn do tình huống mới này, nhưng đó không còn là mối nguy hiểm như chúng tôi từng quan tâm. Sự tái vũ trang của Đức và những thành công trong chính sách đối ngoại của Hitler, đã khiến Ba Lan gần như không thể tự do chống lại Đế Chế. Và chỉ khi Ba Lan đã xác định được mình sẵn sàng bắt tay vào việc phân vùng lãnh thổ Tiệp Khắc dường như không còn có thể nhắc đến vấn đề về biên giới với họ.

    Cho đến tận mùa xuân 1939, Bộ Tư lệnh tối cao Quân đội Đức chưa có một kế hoạch nào để triển khai tiến công vào Ba Lan kể cả trên giấy tờ.Trước đó mọi hoạt động quân sự ở phía Đông của Đế Chế hoàn toàn mang tiếng chỉ là phòng thủ.
    tatpcit, meo-u, ChuyenGiaNemDa2 người khác thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Xin cho hỏi, bản này là ai dịch ạ? Nguồn Lê Tiệp là nguồn gì, cung cấp bản tiếng Anh hay bản dịch?
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    LÊ TIỆP là người dịch em ơi...nguyên là một fan của von Manstein...
    tatpcit, convitbuocngthi96 thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    TIẾN CÔNG HAY LỪA GẠT?




    Điều gì đã thực sự xảy ra vào thời điểm mùa thu năm 1939? Hitler có thực sự muốn chiến tranh, hay lại như với Tiệp Khắc năm 1938, sẽ gây thêm áp lực - về mặt quân sự hay các mặt khác - để giải quyết các vấn đề Danzig và Hành lang?

    Gây chiến hay tiếp tục lừa gạt? Đó là câu hỏi đầu tiên về ý định của riêng Hitler, dành cho bất cứ ai muốn rèn luyện trí óc mà thực sự không có cái nhìn về những biến động trong chính trị. Và cho những ai muốn hiểu bất kỳ vấn đề nào bên trong ý định đó?

    Trong chuỗi các sự kiện xảy ra, hoàn toàn có thể hình dung được rằng các hoạt động quân sự được thực hiện vào tháng 8 năm 1939 - mặc dù Chiến dịch Trắng hướng tới việc gia tăng áp lực chính trị đối với Ba Lan. Kể từ mùa hè năm đó, theo mệnh lệnh của Hitler, công việc đã được đẩy nhanh với tốc độ chóng mặt tại Ostwall - một khu vực tương đương phía đông của Phòng tuyến Siegfried . Trong vài tuần toàn bộ các sư đoàn, bao gồm cả Sư đoàn bộ binh 18, đã được luân phiên chuyển đến và trải dọc suốt biên giới Ba Lan nhằm củng cố hệ thống công sự. Vậy mấu chốt thực sự của những cố gắng của Hitler trong việc tấn công Ba Lan là gì? Dù rằng, trái với sự bảo đảm của Hitler, Hitler đang dự tính một cuộc chiến ở cả hai mặt trận, Ostwall vẫn sẽ khá lạc lõng, vì rằng hành động đúng đắn duy nhất của Đức trong những tình huống đó sẽ là tấn công và áp đảo Ba Lan trong khi tiếp tục duy trì phòng thủ ở phía Tây. Giải pháp ngược lại - tiến công về phía Tây và phòng thủ ở phía Đông - khỏi phải bàn gì về vấn đề này với tỷ lệ lực lượng hiện nay (chênh lệch lực lượng lớn giữa Đức và Pháp - Anh lúc bấy giờ), đặc biệt là khi cả kế hoạch lẫn khâu chuẩn bị cho cuộc tiến công về phía Tây đều chưa được thực hiện.Do đó, nếu vì bất cứ lí do gì để tập trung xây dựng lực lượng ở Ostwall trong tình huống hiện tại, chắc chắn vì muốn gây áp lực lên biên giới Ba Lan.Ngay cả việc triển khai các sư đoàn bộ binh ở bờ đông sông Oder trong mười ngày cuối tháng 8 và sự di chuyển các Sư đoàn thiết giáp, cơ giới vào các khu vực tập kết ban đầu ở phía tây sông cũng không thực sự nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công: các lực lượng này có vai trò nhằm gây áp lực chính trị.

    Do vậy, quá trình huấn luyện thời bình của chúng tôi đã tiếp tục diễn ra như bình thường trong thời gian này. Ngày 13 và 14 tháng 8, tôi có cuộc tập trận cuối cùng với Sư đoàn tại Neuhammer, kết thúc bằng một cuộc diễu binh đáp lễ Đại tướng v. Rundstedt . Ngày 15 tháng 8, có sự phối hợp giữa Pháo binh với Không quân - Luftwaffe. Tuy nhiên đã có một tai nạn bi thảm xảy ra. Toàn bộ phi đội máy bay ném bom bổ nhào, rõ ràng đã bị thông báo sai về độ cao của đám mây, đã không kịp kéo lên sau một cú bổ nhào và đâm thẳng xuống khu rừng. Theo kế hoạch sẽ có thêm một trung đoàn vào ngày hôm sau, và sau đó các đơn vị sư đoàn quay trở lại nơi đồn trú bình thường của họ - mặc dù họ sẽ rời khỏi biên giới Silesian một vài ngày sau đó.

    Ngày 19 tháng 8, Đại tướng v.Rundstedt và tôi đã nhận được chỉ thị tham dự một cuộc họp tại Tổ Đại Bàng vào ngày 21. Ngày 10 tháng 8, chúng tôi lái xe từ Liegnitz đến khu nhà của anh rể tôi gần Linz và qua đêm ở đó, đến Berchtesgaden sáng hôm sau. Tất cả các Tư lệnh các Cụm tập đoàn quân, Tập đoàn quân và Tham mưu trưởng của họ đã có mặt trình diện với Hitler, cũng như các chỉ huy Hải quân và Luftwaffe.

    Hội nghị - hay đúng hơn là cuộc diễn thuyết của Hitler, vì Hitler sẽ không để dịp này biến thành một cuộc thảo luận mở sau kinh nghiệm của Hitler tại một hội nghị với Tham mưu trưởng năm trước, trước cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc - diễn ra trong sự đón tiếp lớn lớn - căn phòng của Berghof nhìn về phía Salzburg. Ngay trước khi Hitler xuất hiện, Göring bước vào. Göring trông thật khác thường khi ấy. Cho đến lúc đó, tôi cho rằng chúng tôi ở đây vì một mục đích quan trọng nào đó, nhưng Göring dường như đang hóa trang. Göring mặc một chiếc áo sơ mi trắng cổ mềm, bên trong là một chiếc áo màu xanh lá cây được tô điểm bằng những nút lớn bằng da màu vàng. Ngoài ra, Göring mặc quần short màu xám và đặc biệt là vớ lụa dài màu xám khiến cho bắp chân của Göring đầy ấn tượng. Hàng dệt kim chọn lọc này được bù đắp bằng một đôi giày có dây buộc lớn.Để phủ nhận tất cả, chiếc bụng phệ của Göring được thắt bởi một đai đeo gươm bằng da được dát vàng, một con dao găm trong một vỏ bọc da rộng lùng thùng được treo cùng đó.

    Tôi không thể cưỡng lại việc thì thầm với người đứng cạnh mình, Tướng v. Salmuth: “Tôi cho rằng anh chàng to béo này thực sự là một người đàn ông mạnh mẽ nhỉ?”

    Bài phát biểu của Hitler ở đây là chủ đề của nhiều 'tài liệu' truy tố tại tòa án ở Nuremberg. Một trong những tài liệu này đã khẳng định rằng Hitler đã sử dụng những thứ ngôn từ tệ hại nhất và rằng Göring, vui mừng trước viễn cảnh chiến tranh, đã nhảy lên bàn và hét lên 'Sieg Heil!' Tất cả điều này khá sai sự thật. Cũng không có gì sai khi Hitler nói bất cứ điều gì về 'nỗi sợ duy nhất của Hitler là lời đề nghị hòa giải vào phút cuối từ một con “chó-lợn” hay người khác'. Trong khi giọng điệu của bài phát biểu của Hitler chắc chắn là của một người đàn ông có đầu óc kiên định, Hitler là một nhà tâm lý học quá giỏi để cho rằng có thể gây ấn tượng khi sử dụng những ngôn từ như thế hay chửi thề.

    Trọng tâm của bài phát biểu đã được thuật lại chính xác trong cuốn sách Lãnh đạo tối cao Wehrmacht 1939-43, của Greiner. Bản thuật lại này dựa trên một bản tóm tắt bằng lời của tác giả Đại tá Warlimont để đưa vào nhật ký chiến tranh của Greiner và các ghi chú tốc ký của Đô đốc Canaris. Một lượng thông tin nhất định về bài phát biểu cũng có thể được tập hợp từ nhật ký của Đại tá Haider - mặc dù ở đây cũng vậy, như trong trường hợp các tuyên bố của Warlimont và Canaris, tôi cảm thấy một số điểm có thể được thêm vào từ Hitler từ những dịp khác.

    Ấn tượng để lại cho những tướng lĩnh chúng tôi nói chung, những người không thuộc nhóm lãnh đạo quân sự hàng đầu là: Hitler hoàn toàn quyết tâm đưa vấn đề Đức-Ba Lan lên hàng đầu lần vào thời điểm này, ngay cả khi phải trả giá bằng chiến tranh. Tuy nhiên, nếu người Ba Lan chịu khuất phục trước áp lực của Đức, giờ đang lên đến đỉnh điểm trong quá trình triển khai - mặc dù quá trình vẫn đang được ngụy trang - của quân đội Đức, một giải pháp hòa bình dường như vẫn không bị loại trừ, và Hitler tin rằng khi nó xảy thì ra các cường quốc phương Tây tiếp tục sẽ không dùng đến vũ lực. Hitler đã cố gắng rất nhiều để trình bày các luận điểm sau, lập luận chính của ông là: sự lạc hậu của vũ khí Anh và Pháp, đặc biệt là liên quan đến sức mạnh không quân và phòng không; sự bất lực của các cường quốc phương Tây khiến Ba Lan không có bất kỳ sự giúp đỡ hiệu quả nào ngoại trừ một cuộc tấn công vào phòng tuyến Siegfried - một bước đi mà cả hai bên đều có khả năng gặp rủi ro khi thương vong lớn khi nó xảy ra; tình hình quốc tế, đặc biệt là căng thẳng ở Địa Trung Hải, làm giảm đáng kể sự tự do di chuyển của Anh; tình hình nội bộ ở Pháp; và cuối cùng nhưng không kém đó là một phần cá tính của các chính khách có trách nhiệm, cả Chamberlain và Daladier. Hitler quyết định, sẽ tự mình tham chiến…..


    (NGUỒN : LÊ TIỆP).
    tatpcit, meo-u, caonam_vOz2 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Mặc dù Hitler đánh giá cao vị thế các Cường quốc phương Tây và đưa ra kết luận có vẻ đa chiều, tôi không nghĩ binh lính dưới quyền ai nấy đều thỏa mãn với quyết định này. Sự đảm bảo của Anh vẫn thực sự là trở ngại duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của Hitler, tuy nhiên quyết định đó gần như chắc chắn xảy ra.

    Những gì Hitler đã nói về một cuộc chiến tranh cuối cùng với Ba Lan, theo tôi, không nên được hiểu là một cuộc diệt chủng như đã được đưa ra bởi công tố ở Nieders. Khi Hitler kêu gọi sự tiêu diệt nhanh chóng và hủy diệt không thương xót với Quân đội Ba Lan, đây chỉ là cách nói của quân đội, là mục tiêu cơ sở của bất kỳ chiến dịch tấn công lớn nào. Trong các cuộc họp, không gì Hitler nói có thể hé mở cho chúng tôi về cách xử lý với người Ba Lan sau này.

    Bất ngờ lớn nhất, ấn tượng sâu sắc nhất, tất nhiên, chính là thông báo về hiệp ước sắp ký kết với Liên Xô. Trên đường đến Berchtesgaden, chúng tôi đã đọc trên báo về việc ký kết thỏa thuận kinh tế, bản thân nó cũng là một tin giật gân. Bấy giờ chúng tôi được thông báo rằng Bộ trưởng Ngoại giao v. Ribbentrop, người có mặt tại hội nghị và đã cáo biệt Hitler trước sự chứng kiến của chúng tôi, sẽ bay tới Moscow để ký hiệp ước không xâm lược với Stalin. Bằng động thái này, Hitler tuyên bố, Hitler đã tước con át chủ bài của các cường quốc phương Tây, vì cả một cuộc phong tỏa nước Đức cũng sẽ không xảy ra kể từ bây giờ. Hitler ám chỉ đến việc để tạo điều kiện cho hiệp ước, Hitler đã nhượng bộ đáng kể cho Liên Xô ở vùng Baltic và biên giới phía đông của Ba Lan, nhưng những bình luận của Hitler không cho thấy sẽ có một sự phân chia rõ ràng đối với Ba Lan. Thật vậy, bấy giờ Hitler được biết là vẫn đang xem xét có nên tiếp tục duy trì một chính phủ Ba Lan hỗn loạn tồn tại hay không ngay cả sau khi chiến dịch đã bắt đầu.

    Kết quả của cuộc diễn thuyết của Hitler, không những v. Rundstedt, tôi - và tất cả tướng lĩnh khác - kết luận rằng chiến tranh bây giờ là không thể tránh khỏi. Hai yếu tố đặc biệt thuyết phục chúng tôi rằng - như tại Munich - sẽ có một khu định cư thứ mười một.

    Đầu tiên là hiệp ước với Liên Xô khiến vị thế của Ba Lan trở nên vô vọng ngay từ đầu. Nếu Anh, hầu như không đủ khí giới để thực hiện một biện pháp phong tỏa, buộc phải tham gia vào cuộc tấn công đẫm máu ở phía Tây để hỗ trợ Ba Lan, dưới áp lực từ phía Pháp, Pháp sẽ khuyên Warsaw phải nhượng bộ. Từ đó phải nói thêm với Ba Lan rằng việc bảo lãnh của Anh gần như không có hiệu quả. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh với Đức, Ba Lan sẽ phải tiên liệu trước những hành động của người Nga ở hậu phương của mình với mục đích thực hiện những đòi hỏi của họ trên lãnh thổ phía Đông của mình. Warsaw có thể làm gì khác trong tình huống này ngoài từ bỏ?

    Cũng cần cân nhắc thêm về hội nghị mà chúng tôi đang tham gia này. Mục đích của nó là gì? Cho đến này, về mặt quân sự, ý định tấn công Ba Lan đã được ngụy trang bằng mọi cách có thể. Sự hiện diện của các sư đoàn ở các khu vực phía đông đã được giải thích bằng việc xây dựng một phòng tuyến phía đông; và để che giấu mục đích của sư di chuyển quân lính đến Đông Phổ, một lễ kỷ niệm hoành tráng cho trận Tannenberg đã được sắp xếp. Việc chuẩn bị cho các cuộc diễn tập lớn của bộ binh cơ giới được tiến hành từng giây từng phút. Không có huy động chính thức. Mặc dù các biện pháp này không thể thoát khỏi thông báo của người Ba Lan và rõ ràng là nhằm mục đích gây áp lực chính trị, chúng vẫn được bao bọc trong bí mật lớn nhất và kèm theo mọi hình thức lừa dối. Tuy nhiên, bây giờ, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, Hitler đã triệu tập từng chỉ huy cấp cao của mình tới Tổ Đại bàng - một hành động không thể che giấu. Đối với chúng tôi đây dường như là cao trào của một chính sách vô tội vạ có chủ ý. Nói cách khác, tất cả những điều Hitler làm là nhằm giải quyết vấn đề đất đai, mặc cho những phát ngôn hiếu chiến của mình? Không phải chính hội nghị này có nghĩa là áp dụng biện pháp siết chặt cuối cùng sao?

    Đó là những suy nghĩ của Đại tướng v. Rundstedt và bản thân tôi khi chúng tôi rời Berchtesgaden. Trong khi ngài Rundstedt đi trước đến trụ sở Neisse của chúng tôi, tôi dừng lại ở Liegnitz để có thêm một ngày với gia đình. Chỉ riêng điều này là thước đo cho sự hoài nghi bên trong của tôi về khả năng bùng nổ chiến tranh sắp xảy ra.

    Vào chiều ngày 24 tháng 8, Đại tướng v. Rundstedt nắm quyền chỉ huy Cụm tập đoàn quân. Ngày 25 tháng 8, lúc 3.25 chiều, chúng tôi đã nhận được tin nhắn được mã hóa sau đây từ Bộ Tư lệnh tối cao:

    'Chiến dịch Kế hoạch Trắng: D-Day = 26.8: H-Hour = 0430.'

    Vậy là, quyết định đi đến chiến tranh - quyết định mà chúng tôi không muốn tin là có thể - đã được đưa ra một cách rõ ràng.

    Tôi đang ăn tối với Đại tướng v. Rundstedt trong Sở chỉ huy tại Tu viện Holy Cross ở Neisse thì nhận được lệnh sau của Bộ Tư lệnh tối cao thông qua qua điện thoại:

    'Không được - nhắc lại - không bắt đầu chiến dịch.

    Dừng tất cả sự di chuyển binh lính.

    Tiếp tục tổng động viên.

    Triển khai kế hoạch Trắng và hướng Tây như dự kiến. '

    Mọi binh lính có thể phán đoán được việc hủy bỏ lệnh tấn công 11 tiếng trước khi bắt đầu bao gồm hàm ý nào đó. Trong vòng vài giờ, ba Tập đoàn quân di chuyển thẳng về biên giới qua một khu vực kéo dài từ Hạ Silesia đến phần phía đông của Tiệp Khắc đã phải tạm dừng - không quên rằng tất cả các Ban tham mưu Sở chỉ huy lên đến cấp sư đoàn là tối thiểu cũng trong cuộc hành quân và vẫn còn một lệnh cấm truyền tin qua radio nhằm đảm bảo an toàn. Bất chấp tất cả những khó khăn đó, chúng tôi đã cố gắng thông báo cho mọi người sớm nhất có thể - một phần công việc của các nhân viên phòng tác chiến và thông tin. Tuy nhiên, một trung đoàn cơ giới ở phía đông Tiệp Khắc chỉ có thể dừng lại sau khi một sĩ quan trong một chiếc máy bay F Dieseler Storch đã hạ cánh xuống ngay phía đầu đội hình trong đêm tối.

    Chúng tôi vẫn không biết vì lí do gì quyết định tấn công của Hitler bị hoãn lại 11 tiếng trước giờ hành động. Tất cả những gì chúng tôi nghe được là các cuộc đàm phán đang tiếp tục.

    Chúng tôi - những người lính sẽ bị đánh giá là lung lay bởi kiểu lãnh đạo này. Rốt cuộc, quyết định đi đến chiến tranh là điều trọng đại nhất mà một nguyên thủ đứng đầu quốc gia từng phải thực hiện.

    Làm thế nào mà một người đàn ông có thể đưa ra quyết định như vậy và sau đó hủy bỏ nó trong vòng vài giờ - ít nhất theo cảm quan quân sự sự hủy bỏ đó là khi đặt anh ta vào một bất lợi nghiêm trọng? Như tôi đã chỉ ra ở trên khi mô tả hội nghị ở Tổ Đại bàng, mọi thứ trong phạm vi quân sự đều nhằm mục đích hạ kẻ địch một cách bất ngờ. Không có thông báo công khai về việc huy động, tổng động viên lên kế hoạch vào ngày 26 tháng 8 - thời điểm tiến hành tiến công đã bị dừng lại. Điều này có nghĩa là chúng tôi đã hành quân vào Ba Lan mà không có gì nhiều hơn tổng số đội hình thiết giáp và cơ giới của chúng tôi, cộng với một số lượng hạn chế của các sư đoàn bộ binh đã ở trong khu vực biên giới hoặc trong quá trình 'ngay lập tức thực thi chiến dịch'. Không có bất cứ câu hỏi nào về việc có thể khiến đối thù bất ngờ. Mặc dù việc di chuyển quân lính vào các khu vực tập trung cuối cùng của họ phía sau biên giới được thực hiện vào ban đêm, nhưng chắc chắn nó không thể tránh được sự chú ý của kẻ địch, đặc biệt là các đơn vị cơ giới ở khu vực tập trung phía tây sông Oder để vượt sông sẽ bị phát hiện vào ban ngày. Do đó, nếu thực sự phải có chiến tranh, thì phương án khác bây giờ phải có hiệu lực - cuộc tiến công với tất cả các lực lượng được huy động của chúng tôi. Yếu tố bất ngờ đã bị mất trong mọi trường hợp.

    Vì quyết định ban bố tình trạng chiến tranh không thể được coi là một hành động thiếu cân nhắc không phù hợp với tính cách của Hitler, chúng tôi chỉ có thể suy luận rằng toàn bộ điều này chỉ đơn giản là sự tiếp tục của các chiến thuật ngoại giao để gây áp lực ngày càng tăng đối với người Ba Lan. Vì vậy, tới 17:00 giờ ngày 31 tháng 8, chúng tôi đã nhận được lệnh hoàn toàn mới.

    D = 1.9: H = 0445

    Đại tướng v. Rundstedt và tôi đã hoài nghi, đặc biệt là không có đề cập nào về các cuộc đàm phán đã thất bại. Trong Cụm tập đoàn quân của chúng tôi, bất luận thế nào, tất cả chúng tôi đều sẵn sàng cho lần này, nhận định về những gì đã xảy ra vào ngày 25 tháng 8, để đối phó với một cuộc đình chiến vào phút cuối của chiến dịch. Đại tướng và tôi thức đến nửa đêm để dự đoán về sự phản công mà chúng tôi nghĩ vẫn có thể xảy ra.

    Chỉ khi đã qua nửa đêm và khả năng cuối hoãn chiến dịch đã qua đi, không còn nghi ngờ gì nữa: từ lúc này, vũ khí sẽ lên tiếng….


    (NGUỒN : LÊ TIỆP).
    tatpcit, meo-ucaonam_vOz thích bài này.

Chia sẻ trang này