1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Erich von Manstein - Chiến thắng bị đánh mất.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 05/05/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    TRIỂN KHAI ĐỘI HÌNH VÀ KẾ HOẠCH TIẾN CÔNG CỦA ĐỨC




    Các tướng lĩnh/chiến lược gia Đức chấp nhận rủi ro từ phương Tây như đã nói ở phía trên để tập trung toàn lực cho cuộc tiến công.

    Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân - (O.K.H) huy động vào cuộc tấn công Ba Lan 42 sư đoàn quân chính quy (bao gồm một sư đoàn thiết giáp mới thành lập, Sư đoàn Panzer 10) và 1 sư đoàn bộ binh mới được thành lập từ cảnh binh ở lưu vực Oder-Warta (thứ 50). Lực lượng này bao gồm 24 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn sơn cước, 6 sư đoàn thiết giáp, 4 sư đoàn hạng nhẹ, 4 sư đoàn bộ binh cơ giới và 1 lữ đoàn kỵ binh. Sau đó, 16 sư đoàn mới chưa được biên chế cho đến khi tổng động viên và được trù tính sử dụng giữa đợt tấn công thứ hai và thứ tư. Các sư đoàn này không được coi là các sư đoàn Loại I. Chiến dịch tiến công Ba Lan còn được nhận thêm sư đoàn SS Leibstandarte Adolf Hitler và một hoặc hai trung đoàn SS tiếp viện.

    Ở phía Tây, chỉ còn lại 11 sư đoàn chính quy, một số đơn vị cảnh binh tương đương sức mạnh của khoảng 1 sư đoàn (sau này lập thành Sư đoàn Bộ binh 72), và 35 sư đoàn Loại II đến IV mới được thành lập. Không có Thiết giáp hoặc Bộ binh cơ giới. Do đó, có tổng cộng 46 sư đoàn, trong đó chỉ có ba phần tư là sẵn sàng để chiến đấu.

    Sư đoàn Bộ binh 22, được huấn luyện và trang bị như một sư đoàn không quân, đã được giữ lại để O.K.H tùy ý sử dụng được đặt trong nội địa Đế chế.

    Phần lớn lực lượng không quân của chúng tôi đã tham gia chống lại Ba Lan được phân thành hai phân hạm đội, một hạm đội thứ ba, yếu hơn được giữ ở phía Tây.

    Những rủi ro trong cách phân phối các lực lượng của mình mà giới lãnh đạo Đức điều hành theo cách này chắc chắn là rất lớn. Do sự bất ngờ của chiến dịch Ba Lan (một phần đến từ sai lầm trong sự phát triển của chính Ba Lan) và trên hết, là kết quả sự bất lực hoàn toàn của các đồng minh phương Tây tại thời điểm thất bại của Ba Lan, những rủi ro này hầu như chưa từng được đánh giá đúng.

    Căn cứ vào tình hình lúc đó, bộ chỉ huy Đức đánh giá Quân đội Pháp một con số khoảng 90 sư đoàn được trang bị đầy đủ. Vào mùa thu năm 1939 (theo v. Tippelskirch) quân Pháp thực sự đã tăng lên đến 108 Sư đoàn trong khoảng ba tuần!?? Bao gồm 50 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn kỵ binh, 1 sư đoàn Thiết giáp và 45 sư đoàn dự bị hoặc 'dân quân', được hỗ trợ mạnh bởi xe tăng và pháo binh. [Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một phần của các lực lượng này vẫn còn ở Bắc Phi và trên biên giới Alps trong giai đoạn đầu - Tác giả.]

    Các sư đoàn hạng cuối có lợi thế là được tạo thành từ những quân dự bị đã được huấn luyện đầy đủ, trong khi các sư đoàn mới của Đức bao gồm một số lượng lớn các tân binh hoặc quân nhân dự bị từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Không hề nghi ngờ rằng Quân đội Pháp đã vượt xa lực lượng của Đức ở phía Tây về số lượng ngay từ những ngày đầu tiên.

    Mặt khác, người Anh đóng góp vào lục quân là không đáng kể. Người Anh chỉ đóng góp có 4 sư đoàn, và thậm chí những sư đoàn này đã không đến cho hết nửa đầu tháng 10.

    Cơ sở của kế hoạch hành quân của Đức chống lại Ba Lan là tận dụng tối đa khoảng cách biên giới để bọc hậu kẻ địch ngay từ đầu. Do đó, các Tập đoàn quân Đức đã triển khai rộng vào 2 Gọng kìm ở 2 bên sườn khiến khu vực trung tâm (lưu vực Oder-Warta) gần như bỏ ngỏ.

    Cụm Tập đoàn quân Bắc (Tư lệnh Đại tướng v. Bock, Tham mưu trưởng tướng v. Salmuth) bao gồm hai tập đoàn quân gồm tổng cộng 5 quân đoàn bộ binh và 1 quân đoàn thiết giáp. Hai tập đoàn quân có tổng cộng 9 sư đoàn bộ binh chính quy (bao gồm Sư đoàn Bộ binh 50 mới thành lập, thành phần là các đơn vị cảnh binh và không được trang bị đầy đủ), 8 sư đoàn bộ binh được thành lập để cơ động, 2 sư đoàn thiết giáp (cộng với lực lượng xe tăng đặc nhiệm mới thành lập ' Kemp '), 2 sư đoàn bộ binh cơ giới và 1 lữ đoàn kỵ binh - tất cả 21 sư đoàn. Bổ sung cho Cụm tập đoàn quân Bắc này là Lữ đoàn Netze - đơn vị cảnh binh Königsberg và Lotze ở Đông Phổ; ở Pomerania.

    Trong Cụm tập đoàn quân này, Tập đoàn quân 3 (Tướng v. Küchler) được triển khai ở Đông Phổ và Tập đoàn quân 4 (Tướng v. Kluge) ở Đông Pomerania..Nhiệm vụ của Cụm tập đoàn quân là đột phá qua Hành lang Ba Lan, tung toàn bộ lực lượng của Cụm tập đoàn quân từ phía đông Vistula về phía đông nam hoặc nam, từ đó, buộc tuyến Narew, phải có sự bảo vệ của Ba Lan vào Vistula từ phía sau.

    Cụm tập đoàn quân Nam (Tư lệnh Đại tướng v. Rundstedt, Tham mưu trưởng tướng v. Manstein) mạnh hơn đáng kể. Cụm tập đoàn quân Nam bao gồm 3 Tập đoàn quân - Tập đoàn quân 14 (Tướng List), Tập đoàn quân 10 (Tướng v. Reichenau) và Tập đoàn quân 8 (Tướng Blaskowitz). Tổng cộng, Cụm tập đoàn quân Nam có 8 quân đoàn bộ binh và 4 quân đoàn thiết giáp, tổng cộng 25 sư đoàn bộ binh chính quy, 3 sư đoàn sơn cước, 8 sư đoàn quân dịch mới và phần lớn các đội hình cơ giới - 4 sư đoàn thiết giáp, 4 sư đoàn hạng nhẹ và 2 sư đoàn bộ binh cơ giới. Tổng cộng 36 sư đoàn.

    Cụm tập đoàn quân Nam triển khai Tập đoàn quân 14 ở khu vực công nghiệp Thượng Silesian, miền đông Moravia và phía tây Tiệp Khắc, Tập đoàn 10 ở Thượng Silesia xung quanh và về phía nam của Kreuzberg, và Tập đoàn quân 8 ở trung tâm Silesia về phía đông của Oels. Nhiệm vụ của Cụm tập đoàn quân Nam là đánh bại kẻ địch ở khúc quanh lớn của Vistula và ở Galicia, đột kích nhanh tới Warsaw bằng lực lượng lớn cơ giới, vượt qua Vistula nhanh nhất có thể trên một địa bàn, sau đó, kết hợp với Cụm tập đoàn quân Bắc, để tiêu diệt phần còn lại của Quân đội Ba Lan….
    --- Gộp bài viết: 07/05/2020, Bài cũ từ: 07/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Sự bố trí các tập đoàn quân và hướng tiến công của Đức trong chiến dịch Balan 1939
    tatpcit, meo-ucaonam_vOz thích bài này.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    Trưng bày tại Bảo tàng các lực lượng vũ trang Nga, Moskva.

    1. Trong quá trình Âm mưu Munich 1938 (tiếng Nga сговор là âm mưu, tiếng Anh là Munich Agreement), các chính phủ Anh và Pháp đã phớt lờ lợi ích của Tiệp Khắc và Liên Xô, cố gắng đẩy hướng xâm lược của bọn phát xít về phía Đông. Trong thời gian hội đàm mùa hè 1939, tình thế đó một lần nữa lại được xác nhận. Bởi thế giới lãnh đạo Xô viết cần chấp nhận đề nghị của A. Hitler về phân chia ảnh hưởng ở Đông Âu. Kết quả là Anh và Pháp rút khỏi xung đột với Đức, còn Liên Xô trì hoãn được chiến tranh và đẩy xa đáng kể biên giới của mình về phía tây. Trong trường hợp đàm phán thất bại, Liên Xô sẽ bị nguy hiểm thực sự đe dọa khi phải tụt lại mặt đối mặt với sự xâm lược của phát xít.

    2. V.M. Molotov - chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, Dân ủy Ngoại giao. Joachim von Ribbentrop - Bộ trưởng Ngoại giao Đức. 23/8/1939.

    3. Chiến dịch giải phóng miền tây Belorussia và Ukraina 17/9/1939 - 29/9/1939.
    Để thực hiện chiến dịch đã huy động lực lượng của 2 phương diện quân - PDQ Ukraina (tư lệnh là komandarm 1-go ranga S.K. Timoshenko) và PDQ Belorussia (tư lệnh là kamandarm 2-go ranga M.P. Kovaliov), tổng cộng 466.516 người. Ngày 17/9 các đơn vị Hồng quân đã vượt qua biên giới và mau chóng tiến về hướng tây, tích cực sử dụng các cụm xe tăng và kỵ binh. Ngày 21/9 đã tới đường phân giới với quân Đức. Sự kháng cự mạnh mẽ nhất mà lực lượng Xô viết gặp phải là khi chiếm Grodno, Vilno và Lvov. Thiệt hại của Hồng quân là 1173 người chết, 2002 bị thương và 302 người mất tích. Phía Ba Lan thiệt hại 3500 người chết và 454.700 tù binh.

    4. Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô 23/8/1939.

    Nguồn: danngoc
    Lần cập nhật cuối: 07/05/2020
    tatpcit, meo-ucaonam_vOz thích bài này.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    Thỏa thuận bổ sung bí mật (секретный дополнительный протокол) kèm theo Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô, 23/8/1939.
    Trên cùng là chữ ký Iosif Stalin
    Dưới cùng:
    Chữ ký đại diện Liên Xô: V. Molotov
    Chữ ký đại diện Đức: Ribbentrop
    Nội dung:
    "THỎA THUẬN BỔ SUNG BÍ MẬT
    Theo hiệp ước đã ký kết về không xâm phạm lẫn nhau giữa nước Đức và Cộng hòa Liên bang XHCN Xô viết, những người ký tên dưới đây (нижеподлисавшиеся) được hai bên ủy quyền (уполномоченние) để thảo luận trên cơ sở bảo mật tuyệt đối về vấn đề phân định ranh giới quyền lợi của hai bên ở Đông Âu (в строго конфиденциальном порядке вопрос о разграничении сфер обоюдных интересов в Восточной Европе). Cuộc thảo luận này đưa tới các kết quả dưới đây như sau:
    1. Trong trường hợp tổ chức lại (переустройства) khu vực lãnh thổ-chính trị bao gồm các nước vùng Pribaltic (Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva): biên giới phía bắc (северная граница) của Litva đồng thời cũng là đường phân ranh khu vực quyền lợi của Đức và Liên Xô. Đồng thời, quyền lợi của Litva tại khu vực Vilnius được cả hai bên công nhận (При этом интереся Литвы по отношению Виленской области признаются обоими сторонами).
    2. Trong trường hợp tổ chức lại (переустройства) khu vực lãnh thổ-chính trị bao gồm quốc gia Ba Lan: đường phân ranh khu vực quyền lợi của Đức và Liên Xô sẽ vào khoảng (приблизительно) theo ranh các con sông Narev, Visla và San.
    Câu hỏi liệu có lợi ích chung để bảo tồn Nhà nước Ba Lan độc lập hay không và biên giới của quốc gia này sẽ ra sao, cuối cùng chỉ có thể được làm rõ trong quá trình phát triển chính trị sau này.
    Trong mọi trường hợp, cả hai Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này theo cách thống nhất thân thiện giữa hai bên.
    3. Về vùng đông nam châu Âu, phía Liên Xô nhấn mạnh sự quan tâm của Liên Xô đối với Bessarabia. Phía Đức tuyên bố hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích chính trị trong khu vực này.
    4. Thỏa thuận này sẽ được giữ bí mật bởi cả hai bên.
    Moskva, 23/8/1939.
    --- Gộp bài viết: 07/05/2020, Bài cũ từ: 07/05/2020 ---
    [​IMG]
    1. Bản đồ - phụ lục của Hiệp ước Đức-Xô về hữu nghị và biên giới, 28/9/1939.
    2. Đài kỷ niệm các chiến sĩ Hồng quân, thị trấn Rubezhevichi, tây Belorussia.

    Nguồn: danngoc
    Lần cập nhật cuối: 07/05/2020
    tatpcit, convitbuocmeo-u thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    [​IMG]
    Hiệp ước Đức-Xô về hữu nghị và biên giới giữa Liên Xô và Đức. (Германо-советский договор о дружбе и границе)

    Sau sự sụp đổ của nhà nước Ba Lan cũ, Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Đức coi nhiệm vụ của mình là khôi phục hòa bình và trật tự trong lãnh thổ này và đảm bảo rằng các dân tộc sống trong đó được tồn tại hòa bình phù hợp với đặc điểm dân tộc của họ. Vì mục đích này, hai bên cùng thống nhất những điều sau đây:

    Điều I
    Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Đức thiết lập một ranh giới phân chia quyền lợi đặc trưng mỗi quốc gia trên lãnh thổ của nhà nước Ba Lan cũ, được đánh dấu trên bản đồ đính kèm theo đây và sẽ được mô tả chi tiết hơn trong phụ lục bổ sung.

    Điều II
    Cả hai bên cùng công nhận rằng ranh giới lợi ích quốc gia của nhau được thiết lập tại Điều I là ranh cuối cùng và loại bỏ mọi can thiệp của các quyền lực thứ ba trong quyết định này.

    Điều III
    Việc khôi phục chính quyền cần thiết trong lãnh thổ phía tây đường ranh đã nêu trong Điều I được thực hiện bởi Chính phủ Đức và trong lãnh thổ phía đông đường ranh này - Chính phủ Liên Xô.

    Điều IV
    Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Đức coi việc khôi phục nói trên là nền tảng đáng tin cậy để phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc của hai bên.

    Điều V
    Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn. Việc trao đổi các công cụ phê chuẩn cần diễn ra càng sớm càng tốt ở Berlin.
    Hiệp ước có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết.
    Tổng hợp thành hai bản gốc, bằng tiếng Đức và tiếng Nga.
    Moskva, 28/9/1939.
    Ký tên
    - Theo thẩm quyền (по упольномочию) của chính phủ Liên Xô: V. Molotov.
    - Đại diện nước Đức: J. Ribbentrop.

    Nguồn: danngoc
    --- Gộp bài viết: 07/05/2020, Bài cũ từ: 07/05/2020 ---
    Nhận xét:
    - Về nội dung, cái gọi là thỏa thuận mật này cơ bản không khác gì Hiệp ước Yalta giữa Anh Mỹ Liên Xô năm 1944.
    - Các thỏa thuận mật này vốn là sản phẩm của thời kỳ đế quốc tiền WW1, tồn tại rất nhiều trong lịch sử, và chỉ tiết lộ khi một bên sụp đổ. Trong trường hợp này, khi LX sụp đổ thì Tây Âu và Mỹ đặc biệt khai thác điều này để hạ thấp hình ảnh vị thế của Nga.
    - Mọi đồn thổi quanh Hiệp ước này là vô nghĩa nếu không xét trong bối cảnh lịch sử và các yếu tố liên quan.
    Lần cập nhật cuối: 07/05/2020
    tatpcit, convitbuoc, meo-u3 người khác thích bài này.
  5. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    18.322
    1). Ko cần đợi đến khi Liên Xô sụp đổ, ngay từ khi Đức thất trận, toàn bộ văn bản hiệp ước và phụ luc đã rơi vào tay quân đội Mĩ. Lúc đó thế giới mới biết được sự thật mà trước đó chỉ mới phỏng đoán trong khi LX và Đức liên tục bác bỏ. Hình ảnh Nga như một người giải phóng bắt đầu sụp đổ từ đó rồi.

    2). Thật là một sự xuyên tạc trắng trợn khi so sánh hiệp ước LX- Đức với Hiệp ước Yalta. Hiệp ước Yalta chỉ quy định vùng chiếm đóng của các nước Đồng Minh sau chiến tranh để khôi phục lại trật tự, các chính quyền trên các nước bị chiếm đóng phải được xây dựng dựa trên bầu cử tự do.

    +
    Theo sau hiệp ước Xô Đức là sự xâm chiếm Ba lan, Phần Lan và các nước Baltic. Cả 2 nước LX và Đức công nhận và hợp pháp hóa sự xâm lược đó bằng các văn kiện ngoại giao.

    + Cả trong và sau hiệp ước Yalta, ko có nước Đồng Minh nào thừa nhận quyền xâm lược và sáp nhập một quốc gia có chủ quyền (trước chiến tranh) vào nước khác. Khi LX nuốt lời hứa bầu cử tự do và dựng lên các chính quyền bù nhìn, các nước phương Tây đều lên tiếng tố cáo và ko thừa nhận điều đó. Đặc biệt, các nước phương Tây ko hưởng lợi bất kì một phần lãnh thổ nào từ các nước bại trận. Điều này khác xa Hiệp ước Xô Đức về mặt bản chất.

    3). Bối cảnh lịch sử và các yếu tố liên quan của Hiệp ước Xô Đức là gì? Là Ba lan bị xâm chiếm và chia đôi. Là Phần Lan chết hàng chục vạn người, một phần lãnh thổ bị mất. Là 3 nước Baltic bị thủ tiêu nền độc lập, tầng lớp tinh hoa bị xử bắn, lưu đày. Là 90 nghìn người thuộc tầng lớp tinh hoa Balan chết trong những cánh rừng, hầm ngầm, nhà tù NKVD mà lịch sử vẫn nhắc tới với tên gọi "Thảm sát Katyn".

    Tóm lại: Hiệp ước Xô Đức là hiệp ước ăn cướp nấp dưới những ngôn từ ngoại giao. Chiến tranh thế giới 2 ko thể nổ ra nếu Đức ko tấn công Balan. Đức chỉ dám tấn công Balan khi thỏa hiệp với LX bằng một hiệp ước ăn cướp và trả công hậu hĩnh cho nó bằng hành vi đi đêm đó.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    TRIỂN KHAI ĐỘI HÌNH VÀ KẾ HOẠCH CỦA BA LAN.




    Trong thời bình Ba Lan có 30 sư đoàn bộ binh, 11 lữ đoàn kỵ binh, 1 lữ đoàn sơn cước và 2 lữ đoàn cơ giới (thiết giáp). Ngoài ra, còn có một số trung đoàn của Quân đoàn biên phòng, một số lượng lớn các tiểu đoàn Dân phòng (Home Defence -O.N.) và lực lượng hải quân đóng tại khu vực Gdynia-Hel.

    Nói cách khác, sức mạnh chung của Ba Lan là khá đáng kể. Tuy nhiên vũ khí lại chủ yếu từ Thế chiến I, và lực lượng không quân gồm khoảng 1.000 máy bay, cũng không đạt tiêu chuẩn hiện đại.

    Đức đã dự kiến Ba Lan sẽ tăng gấp đôi số lượng sư đoàn của họ trong trường hợp chiến tranh, mặc dù có vẻ nghi ngờ liệu các vũ khí cần thiết có sẵn hay không. Theo v.Tippelkirch trong Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân dịch của Ba Lan chỉ đủ số trung đoàn cho 10 sư đoàn dự bị trước khi bùng nổ chiến sự, và thậm chí sau đó họ dường như không có thời gian để có mặt trong tất cả các sư đoàn theo lịch trình. Tuy nhiên, Tình báo Đức đã xác định được một số sư đoàn dự bị trong quá trình chiến dịch.

    Bộ Tư lệnh Ba Lan đã chuẩn bị các lực lượng của mình như sau:

    Được triển khai dọc biên giới Đông Phổ, trước biên giời Bobr-Narew-Vistula, là:

    (I) một nhóm tác chiến gồm 2 sư đoàn và 2 lữ đoàn kỵ binh giữa Suwalki và Tomza

    (II) Tập đoàn quân Modlin gồm 4 sư đoàn và 2 lữ đoàn kỵ binh ở hai bên Mlawa.

    Trong Hành lang Ba LanTập đoàn quân Pomorze gồm 5 sư đoàn và 1 lữ đoàn kỵ binh.

    Đối mặt với phần biên giới Đức từ Warta đến biên giới Slovakia là 3 tập đoàn quân:

    (i) Tập đoàn quân Poznan, lực lượng gồm 4 sư đoàn

    và 2 lữ đoàn kỵ binh, ở phía Tây của tỉnh Poznan;

    (ii) Tập đoàn quân Lodz (4 sư đoàn và 2 lữ đoàn kỵ binh) xung quanh Wielun;

    (iii) Tập đoàn quân Cracow (6 sư đoàn, 1 sư đoàn kỵ binh và 1 lữ đoàn cơ giới) giữa Czestochowa và Nowy Targ. Đằng sau 2 Tập đoàn quân là Tập đoàn quân cuối cùng là Tập đoàn quân Phổ (6 sư đoàn và 1 lữ đoàn kỵ binh) trong khu vực Tomaszow-Kielce.

    Cuối cùng, nằm sâu bên sườn, dọc biên giới Carpathian được che chắn bởi Tập đoàn quân Carpathian, chủ yếu gồm các đơn vị dự bị và các tiểu đoàn Dân phòng (O.N)- được triển khai theo đội hình bậc thang.

    Một nhóm dự bị (Tập đoàn quân của Tướng Piskor), bao gồm 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn cơ giới, vẫn ở trên Vistula trong khu vực Modlin-Warsaw-Lublin. Hơn nữa trong quá trình chiến dịch, một Cụm quân độc lập mang tên là Polesie đã được thành lập ở phía đông của Bug, có lẽ là để chống lại người Nga.

    Trong thực tế, việc triển khai của Ba Lan vẫn đang được tiến hành khi cuộc xâm lược của Đức bắt đầu, và vì lý do này, nó có lẽ không bao giờ được hoàn thành đúng theo kế hoạch được mô tả ở trên.





    MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ SỰ TRIỂN KHAI CỦA QUÂN ĐỘI BA LAN





    Thật khó để xác định mục tiêu chiến lược từ việc triển khai của quân đội Ba Lan, trừ khi nó dựa trên mong muốn muốn 'bảo vệ mọi thứ' và không đầu hàng bất cứ thứ gì một cách tự nguyện. Đó là một chính sách thường dẫn đến sự thất bại của phe yếu hơn. Hitler sẽ có một trải nghiệm tương tự chỉ một vài năm sau đó - mà không bao giờ học được bài học của mình từ đó.

    Bây giờ, cái khó về vị trí chiến lược của Ba Lan thực sự khá rõ ràng, bao gồm cả sự thua kém của các lực lượng Ba Lan và thực tế là tuyến biên giới cho phép quân đội Đức tấn công từ hai - thậm chí từ ba phía cùng một lúc. Vì vậy, khi Bộ Tư lệnh Ba Lan vẫn không thể cưỡng lại việc cố gắng 'giữ lấy mọi thứ', điều này chỉ cho thấy sự khó khăn để dung hòa tâm lý quân sự và ức chế chính trị.

    Ngoài Thống chế Pilsudski và một hoặc hai chính trị gia có đầu óc tỉnh táo, có lẽ không ai ở Ba Lan hoàn toàn nhận ra tình huống nguy hiểm đối với đất nước mình bằng cách ép buộc các yêu cầu phi lý về lãnh thổ của mình đối với các nước láng giềng Nga và Đức. Nhưng mà đúng thực, cả đất nước Ba Lan chỉ có 35 triệu dân, trong đó chỉ có 22 triệu người mang quốc tịch Ba Lan, phần còn lại thuộc các nhóm thiểu số Đức, Ukraine, Bạch Nga và Do Thái, tất cả đều bị áp bức ở mức độ này hay mức độ khác.

    Bên cạnh đó, khi quá phụ thuộc vào đồng minh Pháp, người dân Ba Lan trong một thời gian dài đã không mảy may hoài nghi về yếu kém sức mạnh quân sự của Đức (và Liên Xô), mơ ước có cơ hội xâm lược Đế chế. Một số người đã mơ về các cuộc đột kích vào Đông Phổ đã bị cô lập hoặc - nhờ vào sự tuyên truyền của Liên minh nổi dậy Ba Lan - trên vùng Thượng Silesia của Đức; những người khác thậm chí đã cân nhắc một cuộc hành quân vào Berlin, bằng con đường ngắn nhất qua Poznari và Frankfurt hoặc bằng cách chinh phục Thượng Silesia đầu tiên và sau đó tiến về thủ đô phía tây của sông Oder.

    Cuối cùng, Bộ Tổng tham mưu Ba Lan không sở hữu được số cấp tướng có kinh nghiệm lâu năm theo khuôn mẫu truyền thống của riêng mình. Một mặt, xu hướng của Ba Lan thiên về tấn công hơn là phòng thủ. Thẳng thắn khi cho rằng cách tư duy của người lính Ba Lan vẫn còn màu mè, ít nhất là trong tiềm thức, bởi những quan niệm không thực tế từ quá khứ. Ở đây tôi nhớ lại một bức chân dung mà tôi từng thấy về Thống chế Rydz-Smigly được vẽ trên nền của các đội kỵ binh Ba Lan đang tiến công dữ dội. Mặt khác, Quân đội Ba Lan mới thành được xây dựng lại bởi người Pháp. Điều này, theo quan điểm của quân đội Pháp kể từ năm 1918 dựa trên kinh nghiệm chiến tranh tĩnh, khó có thể khiến người Ba Lan phản ứng kịp với tốc độ và tính cơ động trong quá trình tác chiến.

    Do đó, có thể hình dung được rằng, ngoại trừ lệnh không được từ bỏ bất cứ thứ gì cho kẻ địch, kế hoạch triển khai quân của Ba Lan không có mục tiêu tác chiến rõ ràng nào và chỉ đơn thuần là thỏa hiệp giữa tham vọng xâm lược như trong quá khứ và sự cần thiết phải chuẩn bị phòng thủ chống lại một đối thủ vượt trội. Đồng thời, người Ba Lan đã phạm sai lầm khi cho rằng người Đức sẽ thực hiện một cuộc tấn công theo khuôn mẫu mà Pháp xây dựng cho và điều này sẽ sớm suy thoái thành chiến tranh theo vị trí. Ở đây có một số điểm chú ý về việc này, một báo cáo bí mật mà chúng tôi đã nhận được ngay trước khi chiến tranh bùng nổ được cho là ý định tấn công của Ba Lan. Bắt nguồn của nó- cho đến nay được coi là hoàn toàn đáng tin cậy -sự triển khai của Ba Lan tiêu biểu cho sự tiến công, bao gồm cả sự tập trung lớn các lực lượng ở khu vực Poznan, do phạm vi của cả Tổng thống Ba Lan lẫn Thống chế Rydz- Smigly. Đáng chú ý nhất trong tất cả các viện dẫn kế hoạch tiến công này đã thực sự được dự định, nếu không phải là yêu cầu, bởi người Anh! Trong hoàn cảnh này, chúng tôi thấy rằng điều này không thể xảy ra. Tuy nhiên, sau đó người Ba Lan thực sự đã tập hợp lực lượng tương đối mạnh ở tỉnh Poznan, mặc dù thực tế là theo quan điểm của họ, đây là hướng ít có khả năng nhất để mong đợi một cuộc tấn công của Đức. Tập đoàn quân Poznan đã phải đương đầu với số phận của nó trong trận chiến trên sông Bzura.....
    --- Gộp bài viết: 08/05/2020, Bài cũ từ: 08/05/2020 ---
    [​IMG]

    Ảnh : Khu vực triển khai các đơn vị của 2 bên (Đức - Balan)
    tatpcit, convitbuoc, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Lý do Poznan là hướng chính của Ba Lan vì, Ba Lan lúc này đang mang tư tưởng "Đại Ba Lan", hướng Poznan là hướng tốt để "tấn công" Đức, cắt đứt hành lang nối Đức với Koenigsberg. Điều này chứng tỏ tư tưởng của Ba Lan là tấn công không phải phòng thủ.
    tatpcit, convitbuochuytop thích bài này.
  8. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thời này tất cả các nước đều có tư tưởng một cuộc chiến tranh quy ước 2 quân dàn trận tấn công mặt đối mặt. Vì một quan điểm lỗi thời cho rằng không thể vượt qua hệ thống công sự hầm hào dầy đặc một cách nhanh chóng đã thể hiện xuất sắc thời thế chiến I.

    Các nước đều không chú ý đến sự phát triển của chiến thuật thọc sâu bao vây chớp nhoáng kết hợp đội hình cơ giới hóa bộ binh + tăng thiết giáp + máy bay yểm hộ. Họ dựa vào kinh nghiệm lỗi thời cho rằng các sư đoàn kỵ binh không đủ khả năng bao vây nữa.

    Tất cả các nước đều phân tán lực lượng tăng khổng lồ (hơn Đức) thành các đại đội xe tăng phối thuộc vào các sư đoàn bộ binh. Mang tính chất yểm hộ hỏa lực cho bộ binh là chính.

    Các tư tưởng tiến bộ và các tướng lĩnh xuất sắc đề ra tư duy chiến thuật mới nước nào cũng có. Vấn đề là lời nói của các vị ấy không được coi trọng. Hoặc tại LX còn bị thanh trừng hàng loạt tướng lĩnh có tài, có kinh nghiệm. Nói chung, tới lúc xảy ra đánh nhau, tất cả các nước đều đang vận hành chiến thuật cổ lỗ thời thế chiến I.

    Chỉ có Đức, vì muốn lấy yếu chống mạnh, muốn xâm lược nên đã ủng hộ thuyết tấn công chớp nhoáng theo chiều sâu. Và thành công. Tuy nhiên, Đức cũng mới chỉ học mót được một bài đánh kẹp hông 2 bên đem ra sử dụng mãi. Rồi bị bắt bài là tịt.

    Nhật Bản cũng vì chuẩn bị chiến tranh từ lâu. Cũng phát triển học thuyết mới dựa vào Hàng không mẫu hạm và chiến thuật sử dụng ngư lôi thần sầu. Đánh bại một loạt cường quốc biển thời đó như Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan....

    Qua đó có thể thấy sự đáng sợ khi một nước có dã tâm xâm lược một nước khác chủ quan thảnh thơi hòa bình. Trí tuệ con người có thể phát minh ra các chiến thuật mới hiệu quả thâm độc hơn. Phát triển các vũ khí hiệu quả hơn. Cho dù về mặt công nghệ cũng không có đột phá nào quá lớn (nằm trong dự kiến của các nước đối thủ). Các nước bại trận hồi đầu thế chiến II không có khả năng sửa chữa sai lầm của mình vì đã mất nước. Trừ LX có diện tích quá rộng và Mỹ được ngăn cách bởi đại dương.
    tatpcit, convitbuoc, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    Trên thực tế, không thiếu những lời đề nghị hợp lý về phía Ba Lan. Như Đại tá Hermann Schneider đã báo cáo trong Militärwissenschaftliche Rundschau năm 1942, Tướng Weygand đã đề nghị đặt tuyến phòng thủ phía sau sông Niemen, Bobr, Narew, Vistula và San. Về mặt tác chiến, đây là khuyến nghị thích hợp duy nhất để thực hiện, vì nó loại bỏ khả năng bao vây của quân Đức và cũng nhờ vào các chướng ngại vật trên sông, đã tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ trước các đội hình xe tăng Đức. Thêm nữa, tuyến phòng thủ này chỉ dài khoảng 375 dặm, trái ngược với tuyến biên giới Ba Lan được mô tả hình vòng cung dài 1,125 dặm từ Suwalki đến Carpathian. Tất nhiên, việc chấp nhận đề nghị này sẽ buộc phải từ bỏ toàn bộ miền tây Ba Lan, nơi bao gồm các khu vực công nghiệp và nông nghiệp quý giá nhất của đất nước, và khó có khả năng bất kỳ Chính phủ Ba Lan nào sẽ tồn tại được sau một bước đi như vậy. Điều này cũng phải được lưu ý trên thực tế là một cuộc lui binh trên một diện rộng như thế này ngay khi bắt đầu chiến sự hầu như không có khả năng làm tăng sự công kích của Pháp ở phía Tây, và đó là một câu hỏi mở cho dù có giao toàn bộ miền tây Ba Lan, về phần mình người Đức sẽ không khuyến khích người Nga thực hiện các bước tiếp theo ngay lập tức để đảm bảo phần chiến lợi phẩm của họ ở phía đông.

    Do đó, Đại tá Schneider nói với chúng tôi, một giải pháp khác được đưa ra bởi Tướng Kutrzeba, Giám đốc Học viện Quân sự Ba Lan, trong một bản đề xuất, ông đệ trình lên Thống chế Rydz-Smigly vào đầu năm 1938. Ông nhấn mạnh rằng không có bất cứ sự từ bỏ 'vùng chiến lược quan trọng của Ba Lan', bao gồm cả khu vực công nghiệp của Lodz và Thượng Silesia cùng với các khu vực nông nghiệp có giá trị của Poznan, Kutno và Kielce. Theo đó, ông đã đề xuất một kế hoạch triển khai, trong khi từ bỏ nỗ lực để giữ Hành lang Ba Lan hoặc vùng Poznan, về cơ bản giống như kế hoạch cuối cùng được thực hiện vào năm 1939. Để củng cố hệ thống phòng thủ của Ba Lan, một hệ thống công sự sâu rộng sẽ được xây dựng ở phía nam của biên giới Đông Phổ, trong một vòng cung rộng từ Grudziadz đến Poznan, và dọc biên giới Silesian từ Ostrowo, qua Czestochowa đến Cieszyn. Đồng thời, Tướng Kutrzeba chỉ ra rằng, cần chú ý đến việc chuẩn bị 'cổng hậu' cho các cuộc tấn công sau này nhằm chống lại cả Đông và Tây Phổ và Silesia. Việc xây dựng các công sự xa xôi như vậy với sức mạnh tương xứng rõ ràng sẽ vượt quá tiềm năng của Ba Lan. Tuy nhiên, Tướng Kutrzeba đã công nhận sự thua kém về quân sự của Ba Lan đối với Đế Chế. Sự đánh giá của ông đối với sự hỗ trợ của Pháp cũng rõ ràng không kém, vì ông đã cho rằng, ngay cả khi Pháp đưa quân tới hỗ trợ tối đa, Ba Lan sẽ phải phung phí các nguồn lực của chính mình trong 6 hoặc 8 tuần đầu tiên. Do đó, ông đã dự tính "phòng thủ chiến lược" dọc theo ngoại vi phía Tây của "khu vực quan trọng" nói trên, trong khu vực dự trù sẽ được tập trung cho các hoạt động quyết định sau này.

    Như tôi (tác giả) đã nói, Quân đội Ba Lan triển khai năm 1939 rất giống với đề xuất của tướng Kutrzeba. Tuy nhiên, sau này đã tập trung những nỗ lực chính vào khu vực Torun-Bydgoszcz-Gniezno, trong khi vào năm 1939, hai trọng tâm chính một là khu vực xung quanh Đông Phổ và một là đối diện Silesia.

    Kế hoạch triển khai năm 1939 của Ba Lan, nhằm mục đích bảo vệ tất cả, bao gồm cả khu vực phía trước Poznan mà chắc chắn sẽ mang lại thất bại, dựa theo quan điểm tính ưu việt của quân Đức và khả năng đánh bọc sườn. Sau đó tác chiến như thế nào để Ba Lan tránh khỏi một thất bại như vậy?

    Câu hỏi đầu tiên cần giải quyết là liệu "khu vực chiến lược quan trọng" mà Tướng Kutrzeba đề cập đến có thể tự mình bỏ qua được hay không - do kết quả của sự bao vây của Đức từ Đông Phổ, Silesia và Slovakia - cùng với đó là Quân đội Ba Lan. Đó là câu hỏi tương tự như điều tôi vẫn hỏi Hitler trong những năm 1943-1944 mỗi khi Hitler yêu cầu tôi giữ lưu vực Donetz, Dnieper và các khu vực khác của Nga.

    Theo tôi, câu trả lời cho vấn đề của Ba Lan là hoàn toàn rõ ràng. Và như Bộ Tư lệnh Ba Lan, Quân đội Ba Lan phải giữ được mọi thứ bằng mọi giá cho đến khi một cuộc tấn công của các cường quốc phương Tây buộc quân Đức phải rút quân hàng loạt lực lượng của họ từ Ba Lan về hỗ trợ. Mặc dù sự mất kiểm soát các khu vực công nghiệp sẽ xuất hiện trước mắt khiến Ba Lan không thể chiến đấu trong bất kỳ một cuộc chiến dai dẳng nào, quân đội vẫn tiếp tục tồn tại như một lực lượng chiến đấu vẫn sẽ giữ được viễn cảnh giành lại chúng. Bất cứ điều gì xảy ra, Quân đội Ba Lan không được cho phép để mình bị bao vây ở phía Tây hoặc ở cả hai phía của Vistula.

    Mấu chốt của vấn đề của Ba Lan là câu giờ. Rõ ràng là không có kế hoạch phòng thủ nào có thể được tính toán ở bất kỳ nơi nào về phía trước của dòng Bobr-Narew-Vistula, mặc dù có thể di chuyển về sườn phía nam tới tận Dunajec với mục đích giữ vững khu vực công nghiệp trung tâm Ba Lan Vistula và San.

    Điều quan trọng nhất trong là loại bỏ mọi khả năng bao vây của quân Đức từ Đông Phổ và phía tây Tiệp Khắc. Một trong những biện pháp để tránh như vậy xuất hiện ở phía bắc bởi tuyến sông Bobr-Narew và Vistula xuống tận pháo đài Modlin hoặc Wysograd. Vấn đề này, ở mức độ nào đó, đã tạo thành một trở ngại tự nhiên mạnh mẽ, và thêm vào đó hỗ trợ bởi các công sự cũ của Nga, mặc dù chúng đã lỗi thời. Xa hơn nữa là nếu có bất kỳ lực lượng thiết giáp nào của Đức đến từ Đông Phổ, thì khó có thể triển khai đầy đủ sức mạnh.

    Còn ở phía nam là ngăn chặn một cuộc vận động thọc sâu vào hậu phương của Ba Lan bằng cách bảo vệ những tuyến đường trung chuyển ở khu vực Carpathian. Cả hai nhiệm vụ chắc chắn có thể được hoàn thành với lực lượng hạn chế. Việc triển khai lực lượng Ba Lan về phía trước của tuyến Bobr-Narew là một sai lầm lớn khi đưa các lực lượng mạnh ra Hành lang Ba Lan và điểm lồi của khu vực Poznan.

    Một khi ở phía bắc và phía nam đã đảm bảo để chống lại sự thọc sâu như vậy, quân đội Ba Lan có thể tiến hành chiến đấu để cản bước các hoạt động của quân Đức ở phía tây, luôn luôn nhớ mũi tiến công chính từ Đức sẽ được tiến hành từ phía Silesia. Lý do duy nhất cho điều này là vì mạng lưới đường sắt và đường bộ ở khu vực này cho phép tập trung các lực lượng lớn nhanh hơn so với ở Pomerania hoặc tương tự như ở Đông Phổ; một lý do khác là nếu hành quân đến Warsaw qua Poznan, hoàn toàn trực diện, sẽ hoạt động kém hiệu quả nhất, và do đó không thể thực hiện được.

    Việc tập hợp lực lượng Ba Lan lẽ ra không nên diễn ra ở vùng lân cận biên giới, như đã diễn ra vào năm 1939, nhưng cần thiết đủ khoảng cách để các đơn vị phòng thủ xác định được hướng chính của mũi tiến công của Đức. Điều này có nghĩa là phải khéo léo phân phối một lực lượng tối thiểu ở Hành lang và khu vực Poznan để đối đầu lại mũi tiến công chính từ Silesia với sức mạnh lớn nhất có thể và trên hết là giữ một lực lượng dự bị chiến lược đầy đủ trong tay. Nếu Ba Lan tập trung vào việc cải thiện các công sự cũ của Đức trên Vistula giữa Torun và Grudziadz, thay vì quá lâu chìm đắm trong giấc mơ xâm lược, ít nhất có thể trì hoãn sự liên kết của các lực lượng Đức tiến từ Pomerania và Đông Phổ; tương tự như vậy, bằng cách củng cố đúng đắn Poznan, Ba Lan có thể kìm hãm sự tự do di chuyển của các lực lượng Đức ở khu vực đó.

    Một điểm nữa là ý tưởng sử dụng các tuyến phòng thủ bên trong để giáng đòn phản kích ở phía bắc hoặc phía nam của miền tây Ba Lan, theo chiều hướng phát triển tiến công, sẽ khó có thể thực hiện được trong thực tế. Không đủ không gian có sẵn cho các hoạt động kiểu này và mạng lưới đường sắt Ba Lan sẽ không bị quá căng. Bên cạnh đó, phải lưu ý ở các vị trí nào các cuộc hành quân lớn sẽ sớm bị ngăn cản bởi lực lượng không quân và đội hình xe tăng của Đức. Do đó, không có gì thực sự ngoài việc quyết định kế hoạch phòng thủ từ xa như tuyến Bobr-Narew Vistula-San (hay Dunajec), và chỉ đơn thuần là chiến đấu câu thời gian ở bất cứ đâu ở tiền tuyến - luôn luôn nhớ rằng phải làm chậm mũi tiến công chính từ Silesia ngay từ đầu, đồng thời sườn phía bắc và phía nam phải được bảo đảm đúng mức.

    Không một ai bằng bất kỳ biện pháp nào trong số những biện pháp này sẽ cứu Ba Lan khỏi thất bại cuối cùng nếu - như đã được chứng minh trong thực tế - bị phương Tây bỏ mặc cho số phận của mình. Tuy nhiên, các cường quốc phương Tây sẽ cứu được người Ba Lan đang tháo chạy một cách dễ dàng ở khu vực biên giới của họ, chỉ khi Bộ Tư lệnh Ba Lan còn có thể chiến đấu ở khúc quanh sông Vistula hoặc rút lực lượng của họ ra sau con sông lớn và thiết lập một tuyến phòng thủ.

    Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến Ba Lan chỉ có thể chiến đấu câu thời gian. Tất cả những gì Ba Lan có thể làm là cầm chân các cuộc tấn công của Đức - cho đến cuối cùng ở phía sau dòng sông - đến khi một cuộc tấn công của Đồng minh ở phía Tây buộc Đức phải rút lui. Do đó, lẽ ra các chỉ huy quân đội Ba Lan phải nói với Chính phủ của họ một cách thẳng thắn rằng họ không thể gây chiến với Đế chế nếu không có sự bảo đảm ràng buộc từ các cường quốc phương Tây rằng thời điểm chiến sự nổ ra họ sẽ tiến hành một cuộc tấn công tổng lực ở phía Tây như ý của họ.

    Không Chính phủ nào có thể bỏ qua một cảnh báo đầy kiên quyết và ảnh hưởng như vậy bởi Tổng tư lệnh Ba Lan, Thống chế Rydz-Smigly, sẽ ảnh hưởng tới bối cảnh khi đó. Chính phủ phải đi đến thỏa thuận về câu hỏi Danzig và Hành lang Ba Lan trong khi vẫn còn thời gian, nếu chỉ để hoãn một cuộc chiến với Đức.

    Năm 1940, binh lính của chúng tôi ở Pháp đã giữ được một lá thư, ngày 10 tháng 9 năm 1939, từ Tướng Gamelin đến tùy viên quân sự Ba Lan ở Paris. Đây rõ ràng là một câu trả lời cho sự chất vấn từ phía Ba Lan khi họ mong đợi bất kỳ sự trợ giúp quân sự hiệu quả nào. Các trả lời của Gamelin đưa ra được chuyển tới Thống chế Rydz-Smigly như sau:

    “Hơn một nửa các sư đoàn chính quy của chúng tôi ở phía đông bắc đang trong quá trình tiền quân. Kể từ khi chúng tôi vượt qua biên giới, người Đức đã chống cự mạnh mẽ, mặc dù chúng tôi đã đạt được một số bước tiến. Tuy nhiên, chúng tôi bị trói chặt trong chiến hào với một kẻ địch được chuẩn bị phòng thủ tốt, và tôi chưa có tất cả các loại pháo cần thiết. . . . Đã có các cuộc không chiến ngay từ đầu kết hợp với các hoạt động trên mặt đất, và chúng tôi nhận thức có một bộ phận đáng kể của Luftwaffe đối đầu với chúng tôi.

    'Do đó, tôi đã thực hiện lời hứa trước kia của mình, bắt đầu cuộc tấn công với lực lượng chính của tôi một hai tuần sau ngày đầu tiên của kế hoạch động viên của Pháp. Tôi không thể làm gì hơn được.”

    Căn cứ vào đó, Ba Lan thực tế đã có sự bảo đảm từ người Pháp. Câu hỏi duy nhất là liệu Bộ Tư lệnh tối cao Ba Lan có nên hài lòng với một người không cam kết quân Pháp sẽ 'bắt đầu cuộc tấn công' cho đến khi cả hai tuần trôi qua. Trong thực tế, các sự kiện đã cho thấy rằng lời hứa trên ngụ ý nghĩa là bất cứ điều gì ngoại trừ viện trợ nhanh chóng và hiệu quả cho Ba Lan.

    Thất bại của Ba Lan là kết quả tất yếu của những ảo tưởng của Chính phủ Warsaw về hành động mà các đồng minh sẽ thực hiện, cũng như đánh giá quá cao về khả năng của Quân đội Ba Lan có cơ hội kháng cự lâu dài…..
    caonam_vOztatpcit thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    3 - CUỘC HÀNH QUÂN CỦA CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM
    .




    Khi binh lính của chúng tôi vượt qua biên giới Ba Lan vào lúc bình minh ngày 1 tháng 9 năm 1939, chúng tôi - Ban Tham mưu Cụm tập đoàn quân vốn đang ở Sở chỉ huy của chúng tôi ở Tu viện Holy Cross tại Neisse. Đây là một cơ sở đào tạo các nhà truyền giáo Công giáo nằm bên ngoài thị trấn và cung cấp một không gian làm việc thời chiến lý tưởng cho các nhân viên cao cấp của Sở chỉ huy nhờ kích thước, sự hẻo lánh của nó và tình trạng không màu mè của các lớp học và căn phòng của nó. Ở một mức độ nhất định, những thầy tu người Spartan trong nhà, những người bị chúng tôi kiểm soát một phần của tòa nhà, phản ánh chính mức sống của chúng tôi, mặc dù chỉ huy trại của chúng tôi đến từ vùng Löwenbräu nổi tiếng ở Munich, anh ta có chút thiên hướng chiều theo ý chúng tôi. Tất nhiên, chúng tôi đã vạch ra khẩu phần bình thường như bất kỳ binh lính nào khác, và món hầm chúng tôi nhận được từ bếp dã chiến vào giữa trưa chắc chắn không có lý do nào khiến chúng tôi phàn nàn. Mặt khác, tôi thực sự không thể tin rằng thực đơn buổi tối lại cần hạn chế ngày qua ngày đối với quân đội như bánh mỳ và xúc xích được bảo quản một cách hà khắc, điều mà các lão già lớn tuổi như chúng tôi gặp khó khăn đáng kể trong việc nhai. May mắn thay, các thầy tu đã giúp chúng tôi với rau diếp hoặc rau từ vườn nhà bếp của họ. Vào một số buổi tối, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân và các nhân viên cấp cao được Trụ trì tiếp, người đã thuật lại những lợi ích về công việc tự nguyện của các nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây là một sự tiêu khiển đáng hoan nghênh, từ những vấn đề nóng bỏng mà tương lai trước mắt đang hiện hữu.

    Ngày 1 tháng 9 kết thúc bằng những cuộc trao đổi thông tin. Kể từ đây, các trận đánh sẽ chiếm lấy hết mọi thời gian chúng tôi. Thực tế là việc chúng tôi ở trong văn phòng từ sáng sớm là do ít sự cần thiết hơn là cảm giác chúng tôi phải sẵn sàng ngay từ khi binh lính của chúng tôi giáp mặt với kẻ địch. Vì chắc chắn rằng nhiều giờ sẽ trôi qua trước khi chúng tôi nghe bất kỳ tin tức quan trọng nào từ các Tập đoàn quân dưới quyền chúng tôi. Đây là những giờ khắc quen thuộc với bất kỳ ai từng làm việc trong đội ngũ chỉ huy các đội hình cấp cao - giai đoạn mà các sự kiện đã bắt đầu chảy theo dòng và người ta chỉ có thể chờ đợi sự tiến triển của nó.

    Mọi người lính ở tiền tuyến đều hiểu được sự căng thẳng to lớn kéo dài trước mỗi cuộc tấn công, từng tiếng tích tắc đồng hồ liên tục của vị chỉ huy trung đội đến thời điểm cuộc tiến công bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, từ thời điểm đó, người lính bắt đầu nghĩa vụ với trận chiến và thực sự lãng quên bất cứ điều gì khác xung quanh.Sự khác biệt với một chỉ huy cấp cao - cấp càng cao thì điều này càng đúng - là thời điểm tấn công đánh dấu sự khởi đầu của một khoảng thời gian hồi hộp và lo lắng. Các sĩ quan cấp dưới hoàn toàn không thích nhận được các câu hỏi về tiến trình của một trận chiến, cái cách mà họ có thể giải thích như là một dấu hiệu của sự lo lắng. Do đó, tốt hơn là chỉ ngồi và chờ đợi. Một điểm đáng chú ý trong phương diện này là châm ngôn về tin xấu đưa đi nhanh hiếm khi được áp dụng trong lĩnh vực quân sự. Bất cứ khi nào mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, tin tức thường tìm thấy đường trở lại đủ nhanh. Mặt khác, nếu cuộc tấn công bị bế tắc, một màn im lặng hạ xuống phía trước, vì thông tin liên lạc đã bị cắt hoặc vì những người liên quan thích giữ lại cho đến khi họ có điều gì đó đáng khích lệ hơn để báo cáo.

    Và do đó, căng thẳng chỉ bị phá vỡ khi các báo cáo đầu tiên đến, cho dù nó tốt hay xấu. Trong khi chờ các báo cáo đến, chúng tôi cũng chỉ có thể ngồi và chờ đợi. Liệu những người lính mà chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức và cố gắng, việc huấn luyện họ đã được tiến hành quá nhanh, có thể xảy ra như mong đợi? Cụ thể, các đội hình thiết giáp lớn, tổ chức và sử dụng sẽ tạo thành một cái gì đó hoàn toàn mới, chứng minh cho hy vọng của người sáng tạo ra chúng, Tướng Guderian và chính chúng tôi? Liệu các Ban tham mưu Sở chỉ huy của Đức, đặc biệt là các Tập đoàn quân của chúng tôi, có thể làm chủ được tình hình ban đầu và tiếp tục giành chiến thắng hoàn toàn để tiêu diệt kẻ địch trong khi địch vẫn ở phía tây Vistula và loại bỏ mọi nguy cơ chiến tranh trên cả hai mặt trận? Đó là những câu hỏi không chắc chắn chạy quanh tâm trí chúng tôi trong những giờ phút căng thẳng.




    TÌNH HÌNH BAN ĐẦU




    Được dự tính trong kế hoạch của O.K.H về một chiến dịch thọc sâu quy mô lớn vào bên sườn của Quân đội Ba Lan từ Đông Phổ và Silesia mà Cụm tập đoàn quân Bắc thực hiện, để thiết lập một liên kết giữa Đông Phổ và Pomerania bằng cách trục xuất các lực lượng Ba Lan khỏi Hành lang, sẽ có thể đi thẳng phía sau Vistula để tấn công lực lượng chính từ phía sau của kẻ địch trong khúc quanh lớn của dòng sông.

    Mặt khác, Cụm tập đoàn quân Nam có nhiệm vụ là cố gắng giao chiến với kẻ địch ở càng xa về phía trước Vistula và làm thất bại bất kỳ nỗ lực rút lui về phía sau của phòng tuyến Vistula và San. Điều này có nghĩa là các binh đội xe tăng của Tập đoàn quân số 10, với sự bám sát nhất có thể của các sư đoàn bộ binh phía sau, phải nỗ lực phối hợp để tràn qua các đơn vị địch có thể sẽ diễn ra gần biên giới, và nếu xe tăng có thể tiếp cận điểm giao Vistula từ Demblin đến Warsaw trước kẻ địch. Chúng tôi cũng giả định rằng Tập đoàn quân số 14, sẽ tiến qua Galicia, sẽ tiếp cận và vượt qua San với tốc độ lớn nhất có thể.Trong trường hợp kẻ địch lui tận về San và Vistula kiên quyết kháng cự, Tập đoàn quân số 14 có thể ngay lập tức vượt qua các tuyến phòng thủ sông từ phía Nam và kết nối - sâu trong hậu phương của địch - với cánh phía đông của Cụm tập đoàn quân Bắc khi nó tiếp cận từ phía bắc. Tập đoàn quân số 14 chắc chắn sẽ được hỗ trợ ở đây bởi thực tế là cánh phải của nó, bằng cách kéo dài về phía đông vào Slovakia, tạo thành một mối đe dọa hiện hữu sâu và bên sườn của lực lượng địch tập trung ở khu vực Cracow, và do đó không thể thực hiện sự che chắn dài lâu nào cho Galicia.

    Đó là diễn biến hành động của Cụm tập đoàn quân Nam dựa trên quá trình hành quân của mình tại Ba Lan. Xuyên suốt quá trình Cụm tập đoàn quân Nam tham gia và tiêu diệt các lực lượng chính của kẻ địch ở phía trước Vistula, nhưng đồng thời vẫn sẵn sàng lường trước mọi nỗ lực mà địch có thể thực hiện để tránh vướng vào trận đánh quyết định cho đến khi Cụm tập đoàn quân kiểm soát phía sau chiến tuyến San-Vistula.

    Mặc dù một cái nhìn chi tiết về chiến dịch 'sấm sét' này chắc chắn sẽ được viết lại nhưng thay vì đưa ra một bản miêu tả quá trình tiến công ngày qua ngày, tôi thà tự mình phác thảo những nét chính về các giai đoạn thiết yếu của nó. Chúng, một phần theo trình tự thời gian và một phần đồng thời, như sau:
    - Tập đoàn quân số 14 chiến đấu ác liệt ở biên giới và sau đó là cuộc truy đuổi kẻ địch đại bại tới Lwów và qua San.
    - Đột phá của Tập đoàn quân 10 đối với Vistula và trận cái túi Radom(hạy trận Iłża)
    - Trận Bzura, Tập đoàn quân số 8 và số 10 được chỉ đạo trực tiếp từ Sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam và dẫn đến sự hủy diệt cụm quân mạnh nhất của địch.
    - Tấn công vào Warsawcác cuộc giao tranh cuối mà kết quả những thay đổi thường xuyên trong các thỏa thuận được các nhà lãnh đạo chính trị của Đức ký kết với Liên Xô, những người hiện đang tiến vào phía đông Ba Lan. Sau này vượt qua biên giới Ba Lan vào ngày 17 tháng 9 năm 1939.....
    --- Gộp bài viết: 09/05/2020, Bài cũ từ: 09/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Cuốn sách "Chiến thắng bị đánh mất" - Hồi ký của Thống chế Erich von Manstein
    caonam_vOz, tatpcit, convitbuoc1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này