1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Fenlon rất ngạc nhiên trước sự vô tổ chức dưới chân cao điểm. Anh kể lại: "Thương binh cứ đứng, nằm ở khắp nơi. Dường như chả có ai chịu trách nhiệm lo cho họ cả. Những vết thương của tôi cũng ko thấy ai băng bó." Rồi trực thăng tải thương đến, Fenlon cứ thế lảo đảo tiến đến, ngồi phịch xuống sàn tàu.

    Cũng chẳng có lính cứu thương nào tới chăm sóc binh nhất O’Dell. Anh phải tự mình leo lên trực thăng khi nó bay đến. Với anh tất cả kết thúc trên con tàu bệnh viện Repose.

    Hạ sĩ Van Devander được 1 lính quân y tiêm cho mũi giảm đau. Mắt anh lập tức tối xầm lại. Tỉnh dậy, nhìn quanh anh thấy xung quanh mình toàn là người chết. Thấy anh ngồi dậy, 2 người ở gần đó hét toáng lên, tí nữa thì ngất đi vì sợ. Chẳng hiểu thế nào mà Van Devander lại bị gắn thẻ tử sĩ, đưa lên máy bay chở về nhà xác ở Đà Nẵng. Dù gì, anh cũng được lên đường đến bệnh viện ngay tắp lự.

    Tới giữa trưa, trên cao điểm vẫn còn nhiều TQLC đang tiếp tục chiến đấu. Binh nhất Saltaformaggio nghe mấy đồng đội nói có tay bắn tỉa địch. Được họ chỉ hướng, anh bắt đầu tìm truy lùng người lính đối phương. Luồn lách trong cỏ rậm tới 1 bụi cây rồi nhìn xuyên qua, anh phát hiện tay bắn tỉa chỉ cách đó có 3m. Anh hướng mũi súng M16 lên phía trước, miết cò, xả nguyên băng vào người lính Bắc Việt.

    Saltaformaggio chẳng hề nhận được lệnh rút lui. Thay vì thế, anh vẫn tiếp tục tiến tới. Cuối cùng anh gặp được 1 số lính thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 còn sống sót. Anh cùng vài người nữa của đại đội Kilo, tiến hành chăm sóc thương binh. Saltaformaggio nhớ lại: " Ở đó cực kỳ lộn xộn, chẳng có người nào chịu trách nhiệm hết. Chúng tôi chỉ biết đỡ thương binh lên rồi dìu xuống dưới đồi."

    Trung sĩ trung đội phó Butterworth cũng lo việc gom người bị thương lại cả buổi chiều. Sau khi đưa họ xuống cao điểm theo từng nhóm anh lại quay trở lên tìm những thương binh khác. Sau chuyến cuối cùng, anh nhẩm nhanh tính số người hiện diện. Con số đã khiến anh phải giật mình. Phân nửa trung đội anh, gồm cả trung úy Hepner, nếu ko chết thì cũng bị thương.

    Dưới chân cao điểm, hạ sĩ Gennaro nhận được tin chẳng lành. Tàn quân thuộc trung đội 1 của anh cùng với số lính còn lại của trung đội 2 và trung đội 3 sẽ phải quay lên lại cao điểm. Họ phải tìm cho ra những TQLC còn sống sót đã có thể bị bỏ lại sau lưng. Anh nói: "Tôi nghĩ đó là 1 nhiệm vụ tự sát. Lên ấy thì chẳng còn cơ hội nào để sống mà trở về. Đúng là sợ chết khiếp đi được." Thế nhưng anh biết mình sẽ phải đi. 11 người đi đầu đội hình trung đội anh hãy còn đang mất tích. Trong thư cho ba mẹ gửi về nhà mấy hôm sau anh kể lại: "Dù chỉ muốn rúc vào đâu đó để trốn nhưng con cũng biết là nếu ko quay lên cùng trung đội, lương tâm con sẽ mãi bị dằn vặt. Thế rồi con cũng đã quay lại."

    Trên đường quay lên cao điểm cùng với trung đội 3, binh nhất Krohn sững sờ chứng kiến dòng thương binh đang đổ xuống. Anh kể: "Họ trông thật là bệ rạc. Đôi ba người còn bảo tôi 'Lên đó liệu hồn đấy. Địch nó khoái lính mang điện đài lắm."

    Khi Krohn lên tới gần đỉnh điểm cao 881 Nam, hỏa lực đối phương từ vài phát đạn lẻ tẻ bỗng trở nên cực kỳ mãnh liệt. Anh nhào xuống nấp sau 1 khúc gỗ. Đạn bắn tỉa cắm phầm phập vào mặt bên kia của khúc cây, làm giăm gỗ bay tứ tung. Có tiếng quát "Gọi pháo dập đi!". Krohn lập tức gọi về Khe Sanh báo tọa độ. Sau phát pháo làm chuẩn, ko để phí thời giờ anh hét ngay: "Pháo đội, bắn tiêu diệt!"

    Gần như tức thì, 1 chùm pháo dập xuống nổ kinh thiên động địa cách đó chưa đầy 50 thước. "Gần quá!" Krohn hô pháo ngừng bắn, trước khi có quả đạn lạc địa chỉ nào đó rơi xuống đầu mình.

    Lên đến gần đỉnh cao điểm, toán của hạ sĩ Gennaro tạt sang trái tiến tới chỗ mà trung đội mình bị 'nện'. Anh kể lại sau này: "Chúng tôi đã phải bò suốt cả quãng đường. Lính bắn tỉa địch vây quanh cả bọn. Tôi vận động y như con rắn, trườn sát rạt dưới mặt đất. Thấy cành cây trước mặt, tôi sẽ chọn cách luồn xuống dưới chứ ko bao giờ bò ngang qua."

    Gennaro cũng viết trong thư gửi về nhà: "Đâu đâu cũng thấy xác chết, nhiều như lá rụng mùa thu vậy. Trời nóng như ở trong lò lửa. Bò ngang 1 hố bom, nhìn xuống con thấy Flowers trong đó. Nửa bên phải cậu ấy toàn máu là máu, từ đầu cho tới tận gót chân."

    Gennaro bò xuống hố, cố hết sức cứu người lính xích hầu tỉnh lại. Khi đã hồi dương, Flowers kể chuyện bộ đội Bắc Việt từ đám cây gần đó, vụt lựu đạn xuống hố, giết mất nhiều thương binh. Rồi địch quân còn bắn bồi vào xác lính Mỹ nữa. Flowers bị bắn tới 3 lần nhưng kỳ diệu thay chả viên đạn nào trúng anh cả. Anh bèn giả chết và sau đó bộ đội cũng bỏ đi.

    Bộ đội Bắc Việt luôn duy trì hỏa lực nã vào lực lượng TQLC đi cứu hộ. Lựu đạn từ đủ các hướng ném về phía họ. Sau đó lại đến lượt súng cối rót đạn vào. Gennaro viết: " Cứ khoảng 5 phút là lại có người bị dính lựu đạn hay đạn cối."

    Lát sau, 1 toán lính thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 tới nhập cùng Gennaro và nhóm của mình dưới hố bom. Cả bọn buộc phải nằm bẹp dưới hố, tiến ko được, thoái chẳng xong. Tới khoảng 18g30 thì sương mù bắt đầu giăng xuống. Ai cũng đều nhận thấy nếu ko rút xuống chân đồi ngay thì sẽ chẳng còn cơ hội nữa. Họ khẩn trương lấy poncho làm cáng, bỏ Flowers vào trong, rồi đứng dậy. Thấy mấy phát đạn bắn tỉa bay veo véo qua đầu họ vội thụt xuống, đợi chừng mấy phút sau thì lại nhô lên. Lần này đạn cối rót xuống kế bên khiến tất cả lại phải nằm rạp xuống. Các TQLC thất vọng đồng lòng quyết đứng dậy thêm lượt nữa, bất kể bộ đội nã gì về phía mình. Toán lính nhỏ đứng bật dậy, mặc kệ hỏa lực đối phương, ba chân bốn cẳng chuồn cho thật mau.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cuối cùng họ cũng xuống tới 1 chỗ nằm ngoài tầm đạn địch. Do ko còn bị ngăn cản nữa, họ đã mang được Flowers cùng những thương binh khác nhặt được trên đường về nơi an toàn.

    Binh nhất Krohn, tiền sát viên pháo binh, chẳng thể gọi thêm được loạt pháo nào nữa trong chiều ngày hôm ấy. Anh cùng nhiều TQLC khác đã bị những lằn đạn rất rát của địch kìm chặt, ko tài nào ló đầu lên nổi để mà quan sát, hiệu chỉnh đường bắn. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, có người hô bảo cả bọn rút lui. Lợi dụng lúc địch ngơi bắn, TQLC bò xuống chân đồi. Krohn nhặt lấy 1 khẩu M16 và cái điện đài, quàng tất cả lên vai rồi bắt đầu lần xuống. Mấy cậu lính quanh anh gần như đã chạy xuống chân đồi cả. Tuy 1 số tỏ ra hoảng loạn nhưng nhiều người vẫn điềm nhiên như không. Anh chạy ngang qua 1 tay lính quân y đang ung dung tiến hành mở khí quản cho 1 thương binh khi mà bên trên có 1 xạ thủ súng máy M60, nhả đạn lên đồi yểm hộ cho bọn họ.

    TQLC trong 3 đại đội súng trường đã phải lần mò khắp mặt đồi. với duy nhất 1 nhiệm vụ: thu nhặt những người bị thương đưa về chỗ an toàn. Đến giữa trưa thì họ tới được hố bom có chứa hạ sĩ nhất Wheeler. Anh cùng những thương binh ko thể đi được khác được đưa lên poncho khiêng xuống chân đồi. Xuống tới khu tản thương, Wheeler tái ngộ cậu bạn thân Hossack, người được 1 hạ sĩ nhất dìu xuống từ trước, người mà theo Hossack là đã: "từ bỏ cuộc chiến. Anh ấy vứt cả súng lẫn mũ sắt đi, nói xin đủ, rồi bắt đầu dìu tôi xuống. Ứớc gì tôi cũng làm được như vậy." Suốt mấy tiếng đồng hồ, Hossack với Wheeler, cùng hàng chục người nữa đã phải cắn răng chịu đau chờ cho tới khi trực thăng tải thương đến chở đi.

    Vào quãng 13g, 1 tiểu đội thuộc đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 tới được chu vi phòng thủ nhỏ nhoi của thiếu úy Crews, báo cho anh biết lệnh rút. Crews bèn lần xuống đồi về sở chỉ huy của Bennett và được viên đại úy xác nhận tin trên là đúng. Anh chàng Crews can đảm lại quay lên ngay và suốt 5 tiếng đồng hồ sau đó, anh mò mẫm trên khu chiến tìm thương binh. Cứ tìm thấy người nào, Crews đều cố gắng hết sức để chăm sóc, băng bó rồi nhờ người hay đích thân mình đưa thương binh xuống dưới. Hôm đó Crews tìm được khá nhiều người bị thương. Sau, khi lên lại chu vi phòng thủ cũ thêm lần nữa, anh lại phát hiện 1 số lính dưới quyền hãy còn sống. Và thế là anh cũng đưa họ xuống tới chỗ an toàn.

    Cho đến tận xế chiều, binh nhất Curtis vẫn bị kìm chặt. Trong lúc hỏa lực địch ngơi bớt, anh nghe từ đám cây phía dưới có tiếng người gọi "Ê, xuống theo lối này này. Xuống đây đi." Curtis cùng mấy tay còn có thể di chuyển được bèn bò ra khỏi hố, tuột xuống. Anh kể lại: "Dù đau kinh khủng nhưng chân tôi vẫn còn có thể bước được. Thật hạnh phúc vì đã thoát ra chứ tới khi ấy tôi vẫn ngỡ là mình đã cầm chắc cái chết. Xuống tới dưới thì gặp 1 cậu bạn. Cậu ta nói nhìn tôi trắng bệch như 1 thây ma vì đã bị mất quá nhiều máu."

    Trong lúc giao tranh tạm lắng, trung sĩ trung đội phó Meier đưa 6 binh sĩ bị thương đi cùng trốn xuống căn hầm địch bỏ không, 1 chốn tương đối an toàn. Đến khi nhận ra rằng đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đã rút mất, Meier lại bất chấp đạn bắn tỉa, chuyển từng người một tới 1 vị trí mà các TQLC khác có thể giúp họ xuống đồi. Để ngăn chặn bộ đội Bắc Việt, anh gọi điện đài xin pháo dập đạn phốt pho trắng lên đỉnh cao điểm. Dưới sự che chở của màn khói trắng dày đặc, Meier mới có thể đưa hết số lính bị thương dưới quyền về nơi an toàn.

    1 quả đạn phốt pho trắng rơi hụt tầm, trúng ngay giữa binh nhất quân y Michael A. House, 19 tuổi, quê Barnett, Vermont, thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 và 1 TQLC khác. House bị bỏng nặng nhưng cậu kia còn trầm trọng hơn nhiều. Cậu này mất 1 chân, bỏng toàn thân. Ko đoái hoài đến cơn đau, House vẫn quay sang cứu giúp đồng đội. Sau khi buộc ga rô để cầm máu chỗ chân cụt, dùng thuốc mỡ bôi lên các chỗ bỏng, House kéo cậu kia vào chỗ nấp. Khi các TQLC khác tới khiêng cậu ta đi thì House lại chuyển sang lo cho những thương binh khác. Để kéo 1 TQLC tới chỗ an toàn anh đã phải nhiều lần trường ra trước đạn địch.

    Binh nhất Ernest M. Murray cùng tổ của mình đảm nhiệm việc bảo vệ phía sau khi các binh sĩ còn lại trong trung đội 1, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 tiến lên cao điểm. Anh vốn là người gốc tại Martinez, California, đã đi lính được 2 năm và chiến đấu cùng đại đội Mike tại VN cả năm nay rồi. Murray hết sức lo lắng khi nghe tiếng súng nổ ầm ầm bên trên. Kiểu này gay to rồi, anh nghĩ bụng. Thế rồi anh nghe thấy có tiếng 'xoèn xoẹt' lớn. Khi quả pháo phốt pho trắng phát nổ thì anh đang ở ngay phía sau House. Murray vẫn còn nhớ: "Y như có đoàn tàu hàng đang rầm rập chạy qua vậy. Thế rồi tất cả loạn cào cào. Những TQLC bị thương loạng choạng cứ thế xuống dưới chân đồi ngang qua chỗ tôi."

    Murray thấy 1 bạn thân bị thủng cổ. Anh chạy tới giúp bạn, rồi nổ súng yểm hộ cho những người đang chạy xuống dốc. Sau khi tin rằng thương binh đã hết, anh cũng lần xuống chân cao điểm. Vừa đi giật lùi vừa xả đạn M16 vào những bụi cây gần đó. "Dù chẳng nhìn thấy tên địch nào nhưng tôi có thể nghe tiếng chúng di chuyển trong đám bụi rậm ở gần."

    Về gần tới chỗ an toàn thì trung sĩ trung đội phó đến. Viên hạ sĩ quan bảo: "Chúng tôi cần cậu giúp 1 tay." Murray nhập cùng toán TQLC đang xúm xít quanh 1 trung sĩ bị thương. Anh đưa khẩu M16 của mình cho 1 cậu lính, vốn đang vác sau lưng cả chục cây súng, rồi túm lấy 1 góc tấm poncho, phụ đưa người bị thương xuống đồi. Làm xong, Murray quay lại tìm khẩu súng "Tôi tìm ra cái cậu giữ súng của mình nhưng dường như do quá thảng thốt cậu ta quên tiệt ko biết bỏ nó ở đâu. Rốt cục tôi đành lục lọi trong 1 đống súng M16 bị vứt bỏ. Khẩu đầu tiên tôi nhặt lên bị hóc. Chọn thêm 3 khẩu nữa cuối cùng tôi mới tìm ra 1 khẩu còn dùng được."
    huymaya, samuelb, cumeo2k710 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hạ sĩ Johnson đi sau thiếu úy Kresty cùng lên cao điểm. Chẳng mấy chốc họ bắt gặp 1 TQLC đang khiêng 1 xác chết. Có thể thấy rõ anh ta rất vất vả vì tử sĩ kia khá là nặng. Anh này vấp ngã ngay trước mặt Johnson, cái xác lăn xuống cách đó cả mấy thước. Johnson kể: " Tôi bảo bỏ cái xác lại nhưng anh ta ko chịu, cứ vừa khóc vừa nức nở vừa nói 'tôi ko bỏ cậu ấy đâu. Cậu ấy là bạn tôi mà. Bọn tôi cùng học trung học, cùng chơi bóng rổ, cùng vào TQLC với nhau. Tôi ko thể bỏ cậu ấy lại. Ko bỏ đâu.'"

    Johnson lấy rựa chặt mấy cái cái cây con, dùng chúng cùng tấm poncho làm thành 1 cái cáng. Mấy binh sĩ gần đó giúp anh đặt tử sĩ vào trong rồi 3 người trong số họ hợp cùng tay TQLC đang khóc nấc khiêng cái xác xuống chân đồi.

    Trong số những người cuối cùng rời khỏi cao điểm có 2 lính súng cối thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 là McKesson và Kepner. Cả buổi chiều họ mò mẫm khắp sườn đồi tìm xem có thương binh nào còn sót lại. Cứ thấy TQLC nào còn sống, họ liền tới băng bó rồi đưa anh ta xuống ngay. Cuối cùng họ cũng được lệnh rút lui. Kepner kể: "Chúng tôi phá hủy kính ngắm nhưng vẫn mang theo nòng và đế cối xuống dưới chân đồi. Trên đường xuống chẳng ai nhắm bắn chúng tôi cả. Thật là mừng vì đã thoát được."

    Suốt cả ngày hôm ấy, trung úy Dave Rogers luôn kè kè bên cạnh đại úy Bennett, gọi pháo yểm trợ. Khi ngày qua dần, mức độ thương vong trở nên rõ ràng thì trận thảm bại cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến người sĩ quan đề lô pháo. Theo Rogers thì dường như đại úy Bennett cực kỳ thất vọng trước những điều đã xảy ra. Anh nhớ: "Bennett liên tục gọi điện cho 2 trung đội đi đầu. Báo cáo họ gửi về rất là mơ hồ, khó hiểu khiến anh tỏ ra cực kỳ thất vọng."

    Ngay khi lệnh rút quân của trung tá Wilder tới sở chỉ huy đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, Rogers liền gọi pháo yểm hộ cho cuộc triệt thoái. Rogers kể: "Tôi kêu pháo giã xuống sườn bên kia cao điểm để ngăn ko cho quân Bắc Việt tăng cường lực lượng nhưng súng nổ ầm ĩ quá, rất khó để nghe thấy tiếng đạn pháo. Chỉ có thể hiệu chỉnh đường bắn bằng cách hỏi đám TQLC phía trên. Tôi cho tác xạ cả pháo đội 6 khẩu rồi đợi điện đài gọi về. Điện bảo bắn gần hơn nữa nhưng tôi nói với tiểu đoàn bộ rằng làm vậy có thể khiến lính mình thiệt mạng vì đạn sẽ rơi ngay trên đầu họ. Tình huống này chưa bao giờ được dạy ở trường và tôi cũng chẳng ngờ nó lại xảy ra. Sở chỉ huy bảo cứ bắn tiếp; bằng bất cứ giá nào cũng phải đưa TQLC rút ra. Tôi đành lệnh cho pháo đội bắn cấp tập."

    Cảnh tượng các TQLC te tua, rách mướp đi thành hàng ngang qua khiến Rogers rúng động chẳng tài nào quên đi được. Ko chỉ những vết thương làm anh kinh hãi mà còn cả thái độ đầy cam chịu của các TQLC nữa. Anh vẫn còn nhớ trung sĩ trung đội phó Meie lần xuống, vai khoác 2 khẩu súng, lưng cõng 1 thương binh. Khi đi ngang chỗ Rogers, Meie chỉ có thể chửi um lên, hận mình ko thể làm gì hơn.

    Binh nhất Austin Deuel, họa sĩ của binh chủng TQLC, cũng được chứng kiến cuộc tàn sát trên cao điểm 881 Nam. Deuel khi đó 27 tuổi, tình nguyện sang VN thực tế để ký họa lại những gì mình thấy. Vừa sang chưa được 2 tuần thì tin đánh nhau ở Khe Sanh truyền tới khu nhà anh ở tại Đà Nẵng. Anh vội nhảy ngay lên máy bay ra phía bắc cùng với nhiều ký giả và phóng viên ảnh khác nữa.

    Deuel kể: "Khi tôi đến thì thương binh đã bắt đầu xuống chân đồi rồi. Cảnh tượng thật kinh hãi. Nó còn kinh khủng hơn cả những gì mà 1 kẻ chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu như tôi mường tượng." Dù chả có phận sự gì và chỉ tới đó để quan sát, nhưng Deuel vẫn là 1 TQLC. Anh liền nhập cuộc, giúp đỡ băng bó những người bị thương và dìu họ lên trực thăng đi sơ tán. Mỗi khi rảnh tay, Deuel lại lấy ống nhòm quan sát thật kỹ, cố ghi lại trong đầu hình ảnh cao điểm để sau này chuyển thể thành tranh.

    Đến 18g30 thì đại úy Giles tin rằng tất cả TQLC đều đã xuống cao điểm hết. Để chắc ăn, anh còn lệnh cho 1 số lính quay lên gọi thử xem liệu có ai còn sống ko? Khi 1 binh sĩ gọi: "Còn ai ở trên ấy ko?" thì nghe tiếng đáp "có" rất giõng giạc khiến Giles giật thót mình. Vài giây sau từ trong bóng tối xuất hiện 1 lính gốc Phi, ko mũ sắt, vác trên lưng xác 1 TQLC da trắng.

    Đợi người lính tới gần, Giles hỏi: "Cậu đang làm gì vậy?"

    Tay TQLC thủng thẳng trả lời: " Đây là tiểu đội trưởng của tôi. Tôi ko thể để anh ấy lại trên đó được." Rồi tiếp tục bước.

    Thấy ko còn ai đáp lại nữa, Giles hạ lệnh thu quân. Sau anh báo về sở chỉ huy của trung tá Wilder rằng ko còn TQLC nào còn sống ở trên cao điểm 881 Nam nữa. đại đội Kilo lùi lại vài trăm mét rồi đào công sự nghỉ đêm. Sau 1 ngày ác chiến, hàng ngũ họ thưa đi thấy rõ. 15 binh sĩ của đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 đã thiệt mạng, 35 người nữa bị thương phải đưa đi sơ tán.

    Khi thương binh đã xuống hết, thiếu úy Cialone, đại đội phó đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, mới bắt đầu toàn tâm toàn ý để kiểm đếm tổn thất của đơn vị mình. Vào lúc chuyến trực thăng tản thương cuối cùng cất cánh, anh mới có được những con số chính xác. Nó thật kinh hoàng: Trong số 161 TQLC xuất trận đầu hôm đó có tới 26 người chết, 54 người bị thương. Vào lúc đầu, trung đội của thiếu úy Crews có 50 quân, vậy mà đến cuối ngày anh chỉ còn có 19 tay súng.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tối đó, trung úy Rogers, tiền sát pháo binh của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đã tham dự buổi họp với đại úy Bennett cùng các sĩ quan, hạ sĩ quan còn sống sót của đơn vị, những người mới thoát ra được. Các trung sĩ thuật lại những gì mình đã trải qua và chứng kiến ngày hôm đó. Chuyện họ kể nghe thật xót xa. Buồn nhất là khi họ xác nhận cái chết của thiếu úy Mitchell. Dù mới ở đại đội Mike chưa lâu, nhưng Mitchell, chàng trai quê ởAlabaman, đã hết sức thân thiết với Rogers. Cái chết của anh dường như khó mà tin nổi.

    Sau cuộc họp, Rogers quay về hố của mình. Những chuyện xảy ra ngày hôm ấy khiến anh buồn vô hạn. Những mạng sống tuổi thanh xuân bị mất đi vì 1 ngọn đồi vô giá trị thật là uổng phí. Dù chưa bao giờ giãi bày cảm xúc bằng chữ viết, Rogers vẫn quyết định phải làm bài thơ giành tặng những người nằm xuống. Anh viết vài tứ thơ lên giấy, rồi nặn óc tìm từ toát lên được cảm xúc của mình.

    Vừa viết xong thì anh bị gọi về sở chỉ huy của Bennett. Tới thì biết chuyện anh sẽ phải cùng với cậu điện đài viên chuyển sang đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 do hạ sĩ Stewart, tiền sát pháo phối thuộc cho đơn vị này phải tản thương. Rogers kể: "Cứ tưởng ngày hôm sau mới đi nhưng ai ngờ họ bắt phải qua ngay lập tức. Do quân ta đóng ko tập trung nên chúng tôi đành phải ra ngoài tìm đường về đơn vị mới trong đêm tối. Mọi người đang chờ địch phản kích nên việc phải láng cháng ngoài ấy khiến tôi sợ chết đi được. Tôi dặn đi dặn lại cho đại đội kia biết việc mình đến. Quỷ tha ma bắt, tôi chẳng hề muốn chết vì mấy thằng TQLC căng thẳng, chỉ nhăm nhăm siết cò tí nào cả. May sao mọi chuyện đều ổn."

    Với những binh sĩ còn sống sót của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 thì đêm 30/4 trôi qua bình yên vô sự. Trong lúc họ ngủ hay thức gác, trung tá Wilder cùng ban tham mưu lo chuẩn bị cho hôm sau. Do bị tổn thất nặng, mất khả năng chiến đấu, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 sẽ được rút khỏi tuyến đầu. Đơn vị sẽ về Rockpile rồi qua Đông Hà để nhận quân bổ sung. Sáng ra, đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 sẽ được trực thăng vận tới thay cho nó.

    Đại tá Lanigan đã gọi điện đài lệnh bắt Wilder ngày mai phải chiếm được quả đồi. Wilder từ chối; ông muốn có thêm thì giờ. Chẳng có thông tin tình báo nào cho biết phía Bắc Việt có bao nhiêu quân trên cao điểm 881 Nam cả, trong khi các đại đội dưới quyền ông thì đều đã thiệt hại nặng. Ông ko muốn lại thua đau nữa. Trước khi cho bộ binh lên đồi, cần phải giã cho nó nát nhừ ra trước đã. Ông cùng ban tham mưu đã lên kế hoạch oanh kích cao điểm trọn 1 ngày. Wilder muốn khi TQLC của mình tiến lên thì lính đối phương chỉ còn là những xác chết.

    Trong khi đóng quân nghỉ đêm, rất ít người trong số các binh sĩ sống sót thuộc đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 biết được cách họ chưa đầy 2 cây số, tiểu đoàn anh em của mình là tiểu đoàn 2/3 đang phải chật vật đối phó với nhiều cuộc đụng độ nhỏ với bộ đội Bắc Việt.






    Phần III


    Cao điểm 881 Bắc





    Chương 9


    Trong ngày 30 tháng 4, tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 TQLC, của trung tá Delong có 1 nhiệm vụ kép là : bảo vệ sườn cho tiểu đoàn 3/3 khi nó đánh lên điểm cao 881 Nam và tiến chiếm 1 số mục tiêu trung gian chuẩn bị cho đòn công kích của mình lên cao điểm 881 Bắc. Từ vị trí của mình ở sườn tây nam cao điểm 861, đại đội Echo sẽ hành quân theo hướng tây vào vùng đất trũng nằm giữa 2 quả đồi 881 Nam và 881 Bắc. Sau đó nó sẽ xoay về phía bắc tới chiếm mục tiêu trung gian của mình là gò đất nằm cách mỏm 881 Bắc về hướng đông nam khoảng 800 thước. Cùng lúc đó, đại đội Hotel sẽ tấn công chiếm lấy sườn đồi mà quân Bắc Việt từ đó đã tập kích trung đội của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 ngày hôm trước. Lực lượng dự bị của tiểu đoàn sẽ là đại đội Golf.

    Đại úy Raymond C. Madonna cùng binh sĩ đại đội Hotel lên đường ra trận khi trời vừa sáng. Madonna, 27 tuổi, tốt nghiệp học viện Hải quân năm 1962 và là 1 trong số những đại đội trưởng nhiều kinh nghiệm nhất của tiểu đoàn 2/3. Anh đến nam VN từ tháng 8 năm 1966 trong vai trò sĩ quan tình báo của tiểu đoàn 2, trung đoàn 26 TQLC. 1 tháng sau, khi được thăng lên làm đại đội trưởng, anh được điều qua cho tiểu đoàn 2/3, đơn vị đang thiếu hụt chỉ huy để nắm đại đội Foxtrot. Anh đã cùng đại đội này chiến đấu trong vùng đồng ruộng quanh Đà Nẵng và đến cuối mùa thu thì ra bắc, nổi danh là 1 chỉ huy vững, có khả năng.

    Cuối tháng 2 năm 1967, khi tiểu đoàn 2/3 được lệnh đi Okinawa huấn luyện để về chiến đấu trong chiến đoàn đổ bộ đặc biệt, Madonna đã phụ trách bộ phận tiền trạm của tiểu đoàn. Ngày 28 tháng 2, khi đang thư dãn cùng những thành viên khác trong bộ phận tiềm trạm ở câu lạc bộ sĩ quan, sau 1 ngày vất vả làm công tác chuẩn bị đón tiểu đoàn, thì Madonna hay tin đại đội mình bị tiêu diệt, mất cả trung tá Ohanesian, tiểu đoàn trưởng.

    Madonna nhớ lại: "Ai cũng thấy bàng hoàng. Chẳng người nào biết các đơn vị còn lại của tiểu đoàn lại bị điều đi làm nhiệm vụ ứng cứu cả. Với chúng tôi đó là 1 đêm quá buồn."

    1 trong những mục tiêu đầu tiên của Pappy Delong khi những người còn sống sót của tiểu đoàn 2/3 tới Okinawa là xây dựng lại các đại đội đã bị tổn thất nặng, thay các chỉ huy yếu kém bằng những người khác mạnh mẽ hơn. Ông 'xới tung' hàng ngũ đại úy mình có và thế là Madonna được đưa về đại đội Hotel.

    Đại đội Hotel là 1 đơn vị khá hài hòa vừa có cựu binh vừa có cả lính mới. Trung úy David S. Hackett, đại đội phó, tốt nghiệp đại học Princeton, đã phục vụ binh chủng được 4 năm và có hơn 6 tháng khinh nghiệm tác chiến. Anh hoàn toàn đủ khả năng lên chỉ huy 1 đại đội. Thiếu úy Ord Elliott, trung đội trưởng trung đội 1, quen Hackett khi còn học đại học Princeton, gia nhập đại đội Hotel hồi tháng 2. Thiếu úy Thomas Givvin, cựu sinh viên đại học nam California cũng vậy. Thiếu úy Bruce E. Griesmer, tốt nghiệp học viên Hải quân năm 1966 thì về đại đội Hotel đúng vào thời điểm nó lên tàu trở lại nam VN. Thiếu úy Thomas Mills, chỉ huy trung đội hỏa lực, thậm chí còn mới hơn nữa. Anh tới với đại đội Hotel chỉ 2 ngày trước khi nó lên đóng trên đồi 861. May thay, Mills lại có 1 phụ tá đắc lực là Edward F. Crawford, người trung sĩ trung đội phó giỏi giang đang điều hành trung đội hỏa lực.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sáng đó sau khi đã ăn uống xong, các binh sĩ đại đội Hotel thu dọn đồ đạc, rồi tiến ra với đơn vị đi đầu là trung đội 3 của thiếu úy Givvin. Phải mất gần 1 tiếng đồng hồ họ mới tới chỗ cái khe nơi đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 'nếm đòn' hôm trước, nhưng hầu hết các binh sĩ chẳng ai biết đến điều này. Tất cả những gì mà hạ sĩ nhất Gerald C. Pett, 1 tổ trưởng hỏa lực của Givvin biết chỉ là đơn vị sẽ tiến xuống khe và chiếm lấy sườn đồi đối diện. Với 1 cựu binh lão luyện, gia nhập đại đội Hotel từ hè năm ngoái và từng được tặng huân chương Sao đồng như Pett thì nhiệm vụ trên chỉ như 'muỗi'.

    Khi trung đội của Givvin bắt đầu lần xuống sống đồi tạo nên vách phía đông của cái khe thì trung đội 2 của thiếu úy Griesmer cũng tiến ở bên trái, song song với nó. Quá trình đi xuống đối với các TQLC diễn ra khá dễ dàng. Đường dốc nhưng ko mấy khó khăn. Dọc theo bờ khe, sau lưng 2 trung đội đi trước, lính của thiếu úy Elliott chiếm các lĩnh vị trí từ đó có thể yểm hộ cho đồng đội trong trường hợp gặp phải đụng độ.

    Trung sĩ Crawford của trung đội hỏa lực quan sát cái khe với ánh mắt đầy cảnh giác. Hôm qua ông đã mục kích cảnh đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 giao tranh.Crawford kể: "Tôi rất lo khi phải quay lại đúng chỗ đó mà ko có hỏa lực chuẩn bị."

    Nếu có 1 TQLC nào tiến xuống cái khe ấy sáng 30 tháng 4 mà rành rẽ chuyện đánh nhau thì đó chính là Crawford. Sinh tại Upper Darby, Pennsylvania, năm 1928, ông gia nhập TQLC khi còn 1 tháng nữa mới tròn 17 tuổi. Điều khiến ông thất vọng nhất là ko kịp dự trận trước khi chiến tranh TG thứ 2 kết thúc. Tuy nhiên, trong thời kỳ làm nhiệm vụ ở Trung Quốc, ông đã mục kích rất nhiều trận đánh giữa quân Cộng Sản với quân Quốc dân đảng.

    Xuất ngũ vẻ vang trước sinh nhật thứ 21 mấy tuần lễ, Crawford quay trở lại Upper Darby làm cảnh sát và tham gia lực lượng TQLC dự bị tại địa phương. Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Crawford lại lên đường ra trận. Trong suốt 2 năm ở vùng chiến sự ông được tặng huân chương quả tim tím tới 3 lần. Sau khi về nhà ông cứ thế đều đều lên cấp ở cả ngạch cảnh sát lẫn trong lực lượng quân dự bị. Cuộc sống của Crawford, cùng vợ và 3 con diễn ra khá hạnh phúc. Thế rồi tới năm 1966 thì có người cháu trai tới chơi.

    Crawford nhớ lại: "John Reid, cháu tôi, cũng là TQLC, được điều động sang VN. Nó tới gặp tôi hỏi về kinh nghiệm chiến đấu ở Triều Tiên. Khi nó xin mấy lời khuyên làm thế nào để sống sót tôi đã bảo 'Nghe theo các hạ sĩ quan. Họ là những người nhiều kinh nghiệm. Cứ làm đúng những gì họ bảo'".

    "Đêm đó tôi tâm sự với vợ. Tôi bảo cô ấy rằng mình có thể giúp đỡ đám trẻ sắp phải sang VN. Có lẽ tôi sẽ cứu mạng được vài đứa. Vợ tôi đồng ý. Thế là hôm sau tôi tình nguyện lên đường chiến đấu."

    Crawford cố gắng để được điều về đơn vị của cháu mình nhưng ko có vị trí trung sĩ trung đội phó nào khuyết cả. Thay vì thế ông được giao về đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/3, khi nó đang trong kỳ tái huấn luyện ở Okinawa. Crawford nhanh chóng chứng tỏ mình là 1 hạ sĩ quan quan tâm hết sức chân thành đến lính tráng, những người hãy còn bối rối trước những qui tắc rối rắm của binh chủng. Thay vì ăn hiếp lính trẻ như nhiều hạ sĩ quan khác, Crawford lại cố gắng bầu bạn với họ. Ông dốc hết vốn kinh nghiệm chiến đấu của mình cho họ chỉ với mục đích giúp mấy chú nhóc còn sống về nhà càng nhiều càng tốt.

    Crawford ko phí thì giờ với những qui tắc ngớ ngẩn. Trong 1 chuyến tuần tiễu ngay sau khi trở lại VN, khi bị 1 tay bắn tỉa địch nhắm bắn. Ông đã hỏi: "Có ai nhìn thấy đạn từ đâu tới ko?"

    "Đằng kia" 1 cựu binh nói tay chỉ vào 1 cái nhà tranh.

    "Hóa vàng nó đê" Crawford hạ lệnh.

    "Tôi ko thể làm vậy."

    "Cái gì!"

    Tay cựu binh giải thích qui tắc giao chiến cấm bọn họ bắn trả trừ phi gặp phải hỏa lực của súng liên thanh.

    "Nhảm nhí!" Crawford vặc "Để tao làm."

    Ông nạp đạn vào khẩu súng bazooka 90mm, siết cò. Sau chớp lửa nhoáng nhoàng, cái nhà tranh chỉ còn lại 1 đám mây bụi.

    Vài giây sau trên tiểu đoàn gọi vào điện đài của Crawford inh ỏi. Họ hỏi: "Cái quái gì vậy hả?". Crawford giải thích. Nghe tay sĩ quan tham mưu giảng giải 1 hồi về qui tắc, ông tỏ vẻ ko tin.

    Crawford nói "Cho xin văn bản hướng dẫn cái. Tôi đâu có tới đây để chiến đấu kiểu chiến tranh như vậy."

    Lính tráng hế sức quí mến và tôn trọng ông.

    Giờ đây, khi đang tiến xuống dốc, bỗng có 1 người trẻ tuổi Crawford ko quen xuất hiện ngay sát bên. Anh ta nói: "Cho tôi đi cùng nhé?"

    Crawford nhìn người mới đến, anh này mặc kiểu quần áo đi rừng của thợ săn. Crawford biết ngay đó là 1 phóng viên, ông đáp "Ko hề chi." Người trẻ tuổi giới thiệu "Tôi tên Bob Handy". Crawford gật đầu.

    Tới lúc này thì hầu hết 2 trung đội của đại đội Hotel đều đã xuống hết dưới khe. Họ thấy đáy khe khá hẹp, chỉ rộng chưa đầy 20m, cỏ voi cao tới cả thước mọc rậm rì. Rải rác dưới khe là đám bụi rậm. Ở đầu khe, cách vài trăm thước về phía bắc cũng đầy cây cối, cỏ cao.
    huymaya, maison2510, samuelb9 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ban chỉ huy của đại úy Madonna đi men theo đỉnh sống đồi dần dần dẫn xuống đầu đáy khe. Đi chếch bên trái, trước mặt Madonna là thượng sĩ nhấtKenneth R. Jones. Hạ sĩ Clifford G. Davis, 1 chàng trai dễ mến quê ở Amarillo, Texas, đã sang VN hơn 10 tháng rồi, đi cách Madonna về bên phải mấy bước chân. Chiếc điện đài PRC-25 anh vác sau lưng đã chỉnh sẵn tần số tiểu đoàn. Hạ sĩ Desmond T. Murray, người mang điện đài PRC-25 mạng đại đội giữ khoảng cách về bên trái phía sau Madonna khoảng 2m.

    Murray, 23 tuổi, sinh tại Ireland, về đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/3 từ tháng 6 năm 1966. Đang học năm thứ nhất đại học, lẽ ra đã có thể xin hoãn quân dịch hoặc kiếm cơ hội học sĩ quan nhưng anh ko làm thế. Anh nói: "Do mới nhập tịch nên tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự. TQLC là binh chủng giỏi giang nhất, rất hợp với ý tôi."

    Sau vài tháng làm lính súng trường, anh chuyển sang làm điện đài viên của tiểu đội. Tháng 11 năm 1966 anh được chọn mang máy truyền tin cho đại đội trưởng. Dù ăng ten chiếc điện đài PRC-25 đã biến mình thành 1 mục tiêu ngon mắt, Murray vẫn rất khoái nhiệm vụ mới. Anh kể: "So với đám lính thường tôi biết nhiều chuyện đang diễn ra hơn và ban đêm thì cũng khỏi bị bắt ra nằm ngoài chốt cảnh giới."

    Vào thời điểm Murray cùng ban chỉ huy mới bắt đầu tiến xuống sống đồi thì phần lớn trung đội Givvin đã tới đáy khe, phía dưới và bên trái chỗ anh. Các thành viên trong trung đội Griesmer đi phía sau bên trái đơn vị của Givvin. Đại đội phó Hackett, thượng sĩ đại đội, cùng nhiều người khác chiếm lĩnh vị trí trong đám cây cối sau lưng đại úy Madonna; từ đó họ có thể dùng mấy khẩu M60 của đại đội bắn yểm hộ. Tiếng động duy nhất chỉ là tiếng leng keng của quân tư trang hoặc tiếng rột rẹt trong loa điện đài.

    Murray nhớ lại: "Bất thình lình tôi nghe có tiếng nổ khô khốc. Máu phụt tung tóe, Davis gục xuống."

    Murray thét "Lựu đạn!" nhưng khi nằm rạp xuống anh mới nhận ra Davis có lẽ đã trúng 1 phát đạn bắn tỉa. Ở tư thế nằm sấp Murray thấy đạn cày tung mặt đất xung quanh. Tiếng súng nổ điếc lỗ nhĩ. Murray đã từng chạm súng cả chục lần nhưng đây là lần anh thấy địch bắn ác liệt nhất. Anh ngó nghiêng tìm chỗ nấp nhưng chỉ hoài công. Ngoài mấy bụi cỏ voi mọc đây đó sống đồi chả còn chỗ nào khả dĩ để trú ẩn. Anh kể: "Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình ‘trần trụi’ như lần này."

    Cường độ hỏa lực đối phương khiến Givvin choáng váng. Anh lập tức cho trung đội dừng lại. Givvin kể: "Khi súng nổ, tổ xích hầu của tôi chỉ cách những hầm chiến đầu gần nhất của địch từ 10-15m. Tiếng súng cùng tiếng la hét dậy lên khắp nơi. Lính của tôi bắn trả nhưng tôi cũng chẳng chắc họ có thấy gì để bắn hay ko nữa? Đâu đâu cũng nghe tiếng gọi lính cứu thương."

    Những loạt đạn đầu tiên của quân địch cắt vụn đội hình TQLC khiến lính Mỹ rụng lả tả.

    Từ trên đầu khe, tiếng nổ 'cùng cùng' của 1 khẩu đại liên 50, đạn của nó rít vù vù qua đầu, khiến tim đám TQLC như ngừng đập.

    Ngay khi nghe thấy tiếng súng đầu tiên, hạ sĩ nhất Pett đã nằm rạp. Hướng bắn cùng cường độ dữ dội của đạn địch khiến anh rất kinh ngạc. Anh cứ ngỡ bộ đội Bắc Việt bố trí ở xa hơn phía trên khe cơ. Ai ngờ địch lại đào công sự ngay tại sườn khe đối diện. Dường như hầu hết đạn đều bắn ra từ bên trái và chếch trái trước mặt.

    Pett còn nhớ: "Đạn cày xuống mặt dất quanh tôi. Chúng rít vèo vèo trong không khí rồi mới cắm xuống đất. Tôi nổ súng bắn vào những chỗ nghi có lính Bắc Việt. Được khoảng 8 đến 10 viên thì súng hóc."

    Pett cuống quít kéo que thông nòng ra khỏi báng súng. Anh thọc cái que vào nòng khẩu súng trường. Chả ăn thua gì. Dù anh có cố thúc mạnh thế nào đi nữa cái vỏ đạn bị kẹt cứ trơ trơ. Thất vọng, anh vứt khẩu súng rồi bò xuyên qua cỏ đến chỗ 1 lính Mỹ bị hạ. Anh nhặt lấy súng của người nay rồi khai hỏa. Bắn được chừng chục phát thì nó cũng hóc luôn. Chết tiệt. Anh nghĩ bụng, chúng mình chết cả ở đây mất thôi.

    Thiếu úy Givvin cũng cho rằng cả bọn sẽ ko tài nào sống nổi. Hỏa lực đối phương mãnh liệt đến độ ko thể tin được. Đạn cứ nối nhau bay tới như châu chấu. Givvin cố lấy máy gọi cho Madonna nhưng ko được. Tất cả những gì anh biết đó là mình chính là sĩ quan duy nhất của đại đội còn sống. Anh chuyển qua tần số tiểu đoàn, báo chạm địch và xin phi pháo chi viện. Họ bảo anh là sắp có rồi.

    Givvin nghĩ phải dùng lựu đạn khói đánh dấu vị trí mình. Anh rút quả lựu đạn, ném nó ra trước mặt. Khi nó vừa rời tay anh nhận ra cái mỏ vịt hãy còn chưa bung.

    Chó thật. Thôi xong. Bọn ta tiêu rồi. Anh nghĩ bụng.

    Givvin kể: "Máy bay sắp tới nơi mà tôi lại chẳng làm sao để họ biết được vị trí của mình. Tôi ko nắm được tọa độ và cũng chả có cách nào liên lạc được với không yểm cả. Họ sẽ làm cỏ cả tôi lẫn quân địch mất thôi. Dù gì đi nữa tôi cũng sẽ phải bó tay chịu chết."

    Tuy nhiên anh lại nhận thấy điều khiến mình thất vọng nhất là việc để lính dưới quyền bị hại. Anh đã từng tuyên bố sẽ làm hết sức để họ sống trở về nhà cơ mà. Suốt 23 năm nay, đây là lần đầu tiên anh nếm mùi thất bại.

    Ngạc nhiên thay, vừa nhận thức xong thì bỗng Givvin thấy bình tâm trở lại. Anh rũ bỏ hết những suy nghĩ yếm thế kia đi. Những gì mà TQLC huấn luyện giờ đã quay trở lại; anh bắt đầu hô khẩu lệnh. Anh phái mấy tổ súng máy tới vị trí có lợi hơn nhằm chế áp kẻ thù. Chỉ có làm bộ đội ko ngóc đầu lên được thì TQLC dưới quyền anh mới có thể vận động.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu úy Griesmer trúng đạn ngay từ những loạt súng đầu tiên. Anh bị 1 viên đạn súng trường xuyên qua mông trái rồi trổ ra đùi phải. Lực tác động khiến anh ngã quay lơ. Anh choáng váng kinh hãi nhìn khoảnh khắc đạn AK-47 bắn vỡ tan cái máy truyền tin đeo sau lưng cậu lính mang điện đài. Đạn địch xô ngã cậu lính nhưng chưa xuyên được vào người.

    Griesmer bàng hoàng cứ nằm đơ ra mất mấy phút đồng hồ. Sau đó 1 lính cứu thương bò đến băng bó cho anh. Chẳng có cách nào báo tình trạng của mình cho đại úy Madonna cả, Griesmer đành nén đau chỉ huy binh sĩ xạ kích. Dưới 1 góc độ nào đó, trận đánh diễn ra cũng ly kỳ phết. Anh cứ ngỡ như đang trong 1 bộ phim chiến tranh vậy. Đây cũng là những gì mà anh được huấn luyện suốt 5 năm nay.

    Thế rồi anh nghe tiếng gào khóc của những người bị thương hay đang hấp hối. Đây là chiến đấu thật, chứ nào phải phim Hollywood! Dù ko thể di chuyển, Griesmer vẫn làm hết sức mình giữ cho lính dưới quyền ko buông súng.

    Hồi lại sau những tiếng nổ ban đầu, hạ sĩ Murray bắt đầu hành động. Anh lấy điện đài gọi về toán quân của trung úy Hackett kêu người quân y trưởng lên cứuDavis. Chẳng đếm xỉa gì những viên đạn đang cày tung mặt đất, người lính cứu thương vẫn bò tới. Sau khi nhìn sơ qua Davis, anh lắc đầu. Cùng lúc đó, Murray nhận ra điện đài đã bị hỏng. Thiếu nó, anh sẽ chẳng cách nào liên lạc với tiểu đoàn nhờ chi viện được.

    Murray bò tới ngay sau lưngMadonna. Tuy cảm thấy mình quá lộ liễu trước những tay súng thiện xạ đối phương, anh vẫn kêu người lính quân y tháo lấy cái ăng ten dài hơn trên máy PRC-25 củaDavis đưa cho mình. Sau đó anh cùng người lính quân y chuyển tần số lên lạc sang mạng tiểu đoàn.

    Murray hét vào máy nói "Chúng tôi bị tập kích! Địch bắn rất dữ dội!" rồi chuyển máy cho Madonna.

    Trong khi viên đại úy báo cáo chi tiết tình hình cho thượng cấp, Murray ra dấu gọi điện đài viên của Hackett bò tới; anh này sẽ đảm trách liên lạc mạng đại đội.

    Chỉ trong vài phút, đại úy Madonna đã báo cáo xong tình hình với tiểu đoàn. Anh kể: "Nguy cấp. Tình thế rất nguy cấp. Chúng tôi phải lùi lại để phi pháo làm việc."

    Murray nhích từng chút một để lùi lại. Tới 1 chỗ có thể tương đối tránh được đạn địch, anh bật dậy ba chân bốn cẳng chạy tới toán của Hackett. Đạn rít viu víu qua đầu, anh vội nhào xuống nấp. Rồi lại bật dậy chạy thêm vài bước liền nằm xuống, rồi lại nhảy lên. Bỗng anh tới gần chỗ hạ sĩ Frank Correia, 1 lính điện đài khác. Mặt Correia toàn là máu.

    Murray thở hổn hển hỏi: "Cậu ổn chứ?"

    "Chắc ko sao"

    Murray đỡ Correia dậy, đẩy anh ta về hướng phải đi, rồi lại tiếp tục vận động. Thấy trong bụi rậm có khoảng trống, Murray liền nhào vào. 1 loạt đạn bắn sạt qua chân anh bắn trúng thiếu úy Mills.

    Cách đấy ko xa, trung úy Hackett nhô người ra nhìn xuống khe. Nghe 1 tràng súng nổ, ngước nhìn lên Murray kịp chộp được khoảnh khắc đại đội phó giơ 2 tay lên rồi lăn xuống dốc. Vừa thở dốc vì nắng nóng, và lao lực, Murray nghĩ đây chính là những phút kinh hoàng nhất trong đời lính của mình. Ít phút sau, Madonna cùng những người còn lại trong ban chỉ huy cũng vọt vào khoảng trống.

    Dưới đáy khe, vừa nghe thấy súng địch nổ, trung sĩ trung đội phó Crawford cùng cậu bạn mới Bob Handy, liền nằm rạp xuống. Đạn bay tới ào ào như châu chấu khiến cả 2 phải nằm dí mũi xuống đất mất 1 lúc. Nguy hiểm nhất là khẩu đại liên trí trên đầu khe. Nó quất những loạt đạn 50 calib xuống bất cứ chỗ nào có TQLC lộ diện.

    Lợi dụng lúc những luồng đạn chết chóc ngơi bớt, Crawford mới có thể quan sát xung quanh. Sau lưng ông là 1 lính quân y đang phủ phục trên thân mình 1 TQLC. Crawford trườn qua cỏ tới chỗ 2 người. Chỉ cần nhìn qua tay TQLC bị hạ là ông đã hiểu.

    "Đi thôi, doc." Ông hạ lệnh "Cậu chẳng làm gì được cho nó nữa đâu."

    Khi đối phương tiếp tục bắn, Crawford nhận thấy mình cần phải diệt khẩu đại liên 50. Những luồng đạn của nó nã xuống khe khiến TQLC ko tài nào tiến nổi. Phát hiện 1 khẩu bazooka 90mm bị bỏ lại, Crawford biết phải dùng nó mới hạ nổi khẩu đại liên kia. Tuy nhiên khi tới nhặt ông mới nhận thấy đạn đã được bắn mất rồi. Nghĩ ra 1 hướng giải quyết, ông quay sang Handy, khi đó vẫn theo sát cạnh.

    Crawford bảo "Hãy vận động sang trái."

    "Để làm gì ạ?" Handy thắc mắc.

    "Chúng mình sẽ vòng qua bên sườn lên diệt ổ súng đó."

    2 người vận động men theo sườn tây khe. Họ chạy lom khom, luồn lách qua đám bụi rậm. Bất ngờ, trước mặt họ 7-8m, 2 hố cá nhân địch bật nắp, 2 bộ đội Bắc Việt nhô đầu lên.

    Ngay lập tức cả Crawford lẫn Handy đều siết có nhả 1 loạt đạn. Đạn ghim trúng địch quân, đẩy họ tụt xuống hố lại.

    Chưa kịp mừng thì nghe tiếng súng AK-47 nổ. Đạn phá tan khẩu M16 của Crawford, hất nó văng vào đám cỏ. Lực tác động khiến ông ngã quay, chân trái bỗng thấy đau nhói.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Ông dính đạn rồi." Crawford nghe tiếng kêu của Handy.

    Vết thương ko đau lắm, vẫn còn có thể đi được, Crawford cứ mặc kệ. Sau đó thì ông nghe tiếng Givvin hô quân: "Rút lui! Rút lui!"

    Crawford vẫn còn nhớ: "Do sợ bọn họ sẽ lùi về đúng vào tử địa tôi thét bảo tất cả cụm lại. Tôi ko biết rằng đại úy Madonna đã chỉ thị như vậy."

    Lo đám TQLC đại đội Hotel sẽ trở thành mồi ngon của khẩu đại liên 50, Crawford càng thêm sốt ruột. Handy dùng khẩu M16 xả đạn vào đám cỏ trước mặt, còn Crawford, chẳng còn súng, bèn rút từ thắt lưng ra cái xẻng đào hào. Có còn hơn không, ông nghĩ bụng.

    Tiến thêm được mấy mét, trong khi Handy bắn vào bụi cỏ rậm bên tay trái thì Crawford vận động sang phải. 1 bộ đội nữa nhô đầu lên khỏi hố cách đó 3-4m. Crawford vọt tới dùng hết sức bình sinh vung xẻng lên. . 2 người lại tiếp tục tiến.

    Rốt cục họ cũng thấy hỏa điểm đối phương nằm cách đó 15 thước. Khẩu súng chết chóc được đặt ngay trước cửa hầm, phía sau 1 cái ụ làm bằng gỗ súc. Crawford chẳng nhìn thấy 1 lính Bắc Việt nào cả. Ông quăng vào đó 2 quả lựu đạn rồi nhào xuống nấp. Sau 2 tiếng nổ diễn ra cùng lúc, Crawford ngước mắt nhìn. Ụ súng chỉ thấy toàn khói, bụi. Xác 1 bộ đội nằm vắt người trên đống gỗ.

    Hết sức vui mừng, cả 2 bắt đầu quay về điểm xuất phát. Mới được nửa đường thì nghe tiếng đạn pháo xoèn xoẹt lao đến. 2 người lăn ngay xuống 1 hõm đất. Trong khi đạn pháo nổ tung khắp xung quanh, Handy nhờ Crawford viết thư báo tin cho ba mẹ mình phòng khi ko thoát được.

    "Được." Crawford trả lời.

    Thế rồi Handy viết tên mình vào sau lưng áo giáp của Crawford. Viết xong, Handy lại vươn người qua cho Crawford viết tên mình lên áo giáp để nếu ông có mệnh hệ gì thì còn có người báo tin về cho vợ.

    Ngay cả khi pháo cấp tập thêm, khiến cả 2 ngã dúi dụi trong cái hõm, họ vẫn ko thôi tâm sự với nhau. Sau khi nghe Crawford kể mình tình nguyện vì muốn bảo vệ cậu cháu, tới lượt Handy gây sốc bằng cách bảo mình chả phải là phóng viên. "Tôi làm cho CIA" anh tiết lộ.

    Nghe xong Crawford chưng hửng.

    Lát sau khi pháo ngưng bắn, Crawford lại nghe thấy tiếng máy bay phản lực quần đảo trên đầu. "Phải ra khỏi đây thôi. Ko thì chết thui cả nút!"

    Cả 2 chạy bán sống bán chết xuống khe. Cuối cùng cũng gặp được 1 số TQLC khác. Crawford về tới nơi sơ tán, được lính cứu thương băng chân cho. Ít phút sau ông được cho lên trực thăng tải thương. Crawford ko bao giờ gặp lại Handy nữa.

    Dưới sự yểm hộ của phi pháo, TQLC dưới khe giờ đã có thể gom thương binh lại đưa về nơi an toàn. Givvin kể: "Chẳng biết ai chỉnh pháo mà đạn dập ngay chóc mục tiêu." Anh hét lính tổ chức đưa thương binh về.

    Tiếng súng vừa lắng xuống, hạ sĩ nhất Pett liền tham gia cứu những người bị thương. Anh tìm thấy cậu bạn thân là hạ sĩ Jerome Hanrahan, nằm trong đám cỏ trước mặt mình 1 quãng. Anh này lưng tuy bị thủng 1 lỗ toang hoác nhưng vẫn còn sống.

    Hanrahan chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết hạn phục vụ,. Giống như Pett, anh cũng là người Chicago. 2 người lập tức trở thành tri kỷ. Hanrahan đã chăm lo, chỉ bảo, giúp đỡ Pett trở thành 1 TQLC thực thụ.

    Tối hôm trước, Hanrahan còn ngồi tán dóc cùng mấy người khác ngoài hầm. Bất ngờ, 1 trong số họ bảo: "Chả hiểu nếu có quả pháo rơi xuống giữa bọn mình, tung hê tất cả thì sao nhỉ?"

    Nhiều người cho rằng được chết như thế thì tốt quá nhưng Hanrahan, 1 người Công giáo mộ đạo, lại tuyên bố: "Ko đâu, trước khi chết tớ còn phải cầu nguyện đã."

    Giờ đây Pett, cũng là 1 người Công giáo, đang quì xuống bên, nắm chặt tay Hanrahan, nghe anh đọc kinh Ăn năn Tội. Sau khi lính quân y đặt vội miếng băng lên lỗ thủng trên lưng Hanrahan, Pett cùng 1 người bạn nữa là hạ sĩ John Radgoski, đưa anh lên tấm poncho. 2 người khiêng anh leo lên dốc quay về điểm tập kết thương binh.

    Pett bảo bạn "Bảo trọng nhé Hans. Sau khi lo cho những người khác xong chúng tớ sẽ trở lại."

    Pett cùng Radgoski đi tìm thương binh, tử sĩ trong cỏ rậm suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó. Cứ mỗi khi thấy ai còn sống họ đều gọi lính cứu thương tới, chờ băng bó xong, thì đưa anh ta quay lên dốc.

    Dường như số người bị thương họ tìm thấy cũng ngang với số người chết. Pett bắt gặp tử thi của cả Hackett lẫn Davis. Anh cũng tìm thấy cái xác vô hồn của 1 người bạn khác là binh nhất J-ulius Kessler. Khi súng nổ thì Kessler đang ở ngay bên phải phía sau Pett. Tại sao mình thoát chết trong khi Kessler lại lãnh đạn là câu hỏi mà Pett ko tài nào lý giải nổi.

    Pett cũng tìm thấy cả đống súng M16 bị hóc. Nhiều khẩu vỡ tan, que thông nòng vô tích sự hãy cắm trong nòng súng. Chuyện quái gì thế này? anh tự hỏi.

    Mãi đến gần trưa, Pett và Radgoski mới mang được người thương binh cuối cùng lên. Pett hỏi y sĩ trưởng liệu Hanrahan có qua khỏi ko?..anh này lắc đầu rồi chỉ tay về phía dãy xác chết quấn poncho nằm xếp hàng cạnh bãi đáp.
    huymaya, maison2510, samuelb9 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hạ sĩ Wayne Ithier thuộc trung đội của thiếu úy Elliott theo sau bước tiến của 2 trung đội đi trước. Anh hết sức kinh ngạc trước cường độ cũng như thời gian duy trì hỏa lực của quân Bắc Việt. Tuy ko có viên đạn nào nhắm bắn anh cùng những thành viên khác trong trung đội Elliott nhưng đạn bay vèo vèo phía trên đầu thì nhiều. Ithier bất lực chứng kiến cảnh bạn bè mình trong 2 trung đội kia bị đốn gục. Tất cả những gì anh có thể làm là bắn xối xả vào những nơi nghi có công sự của lính Bắc Việt, hy vọng mang lại hiệu quả nào đó.

    Cuộc đọ súng diễn ra được chừng 15 phút thì trung sĩ trung đội phó bò tới chỗ tiểu đội Ithier nói: "Thiếu úy Elliott cần vài người trong số các cậu xuống dưới cứu thương binh. Hãy bỏ ba lô lại. Huân chương Sao đồng đang chờ mấy cậu dưới đó đó."

    Thừa hưởng sự mẫn cán từ người cha theo nghiệp hải quân, Ithier chẳng hề do dự. Dù vẫn còn choáng vất sau lần dập thương 4 ngày trước, chàng trai 18 tuổi vẫn cởi ba lô ra cùng tổ lần xuống khe dốc. Đạn quân địch cày tung bụi đất, rít vèo vèo khắp xung quanh nhưng mọi người ai cũng chỉ chú tâm vào cứu thương binh chứ chẳng có ý định ẩn nấp. Xuống đến đáy thì Ithier tạt sang phải. Mới chạy được vài bước anh đã gặp thương binh đầu tiên, 1 TQLC bị bắn thủng bụng đang quằn quại đau đớn.

    Cùng với cậu bạn là hạ sĩ Hughes, Ithier quì xuống cạnh người bị thương vừa động viên, an ủi vừa lấy nước đổ vào vết thương. Rõ ràng họ chẳng biết làm gì hơn cũng như chẳng thể nào dùng cáng hay poncho khiêng anh ta đi được. Thế rồi người bị thương đã giải tỏa nỗi khó xử cho họ. "đi cứu những người khác đi; Họ còn bị nặng hơn tôi nhiều."

    Trong lúc bò tới trước Ithier nhận thấy tiếng súng đã ngừng lại. Anh nói: "Lính Bắc Việt ko bắn nữa vì chúng đã đạt mục tiêu là chặn đứng chúng tôi."

    Anh chậm rãi đứng lên. Trong cỏ rậm xung quanh là những TQLC nằm gục đủ mọi tư thế. Sẽ phải có thêm nhiều người nữa xuống đây mới đủ. Anh nghĩ bụng.

    Anh cùng Hughes tìm thấy 1 TQLC bị đạn vào chân. 2 người cùng nhau khiêng người này lên dốc. Đường leo lên thật khó khăn, người cứ ngã dúi ngã dụi. Đến anh cũng phải bật tiếng rên lên vì đau. Tuy mấy lần bị đạn bắn tỉa bay sát qua đầu nhưng cuối cùng họ cũng lên tới bãi tập kết thương binh. 2 người lính gan dạ còn xuống đáy khe thêm 4 lần nữa, mang lên thêm được 4 người bị thương.

    Vào lúc pháo dập xuống sườn đồi địch chốt giữ, thiếu úy Givvin cũng bắt đầu cho quân rút. Nhiều TQLC ko cùng đơn vị đã xuất hiện giúp anh thu nhặt thương binh, tử sĩ. Tổn thất thật kinh hoàng. Trong tổng số 34 binh sĩ trước lúc xuống khe, trung đội 3 có 4 chết, 26 bị thương.

    Givvin kể lại: "Mất mát trên khiến tôi cực kỳ đau xót. Tôi đã ko thực hiện được lời hứa bảo vệ họ của mình. Dù được huấn luyện đầy đủ nhưng nhiệm vụ vẫn ko thành. Phải mất mấy ngày trời tôi mới vượt qua nổi nỗi đau ấy. Điều duy nhất tôi muốn làm sau đó là báo thù cho những cái chết của lính dưới quyền."

    Nằm dán mình xuống đất, thiếu úy Griesmer chứng kiến cảnh trung đội Givvin rút lui. Gọi điện cho Madonna thì đại đội trưởng cũng bảo anh thu quân luôn. Lúc Griesmer truyền đạt mệnh lệnh thì nghe có người hỏi: "Ai khiêng thiếu úy lên cái?"

    Griesmer kể: "Tôi ko muốn bị khiêng đi vi cho rằng mình chỉ bị thương nhẹ. Thế nên tôi bèn đứng dậy và ngất đi ngay tức khắc."

    Điều tiếp theo mà Griesmer biết là chuyện anh được khiêng lên sườn đồi, chân cứ quệt liên hồi xuống đất, đau thấu tâm can. Ở bãi đáp, anh được tiêm 1 mũi morphine rồi cho lên trực thăng sơ tán.

    Ngay sau khi lo liệu xong thương binh tử sĩ, số quân còn lại của đại đội Hotel rút về sở chỉ huy của trung tá Delong. Tại đây công tác kiểm kê quân số đầy khó khăn mới được bắt đầu. Đại đội Hotel bị mất gần phân nửa sức mạnh với 9 TQLC chết, 43 người bị thương. Trung đội Elliott là trung đội duy nhất còn nguyên vẹn của Madonna. Công cuộc đánh chiếm cao điểm 881 Bắc của tiểu đoàn 2/3 đã có 1 khởi đầu hết sức chẳng lành.

    Chuyến bay đưa họa sĩ Austin Deuel tới Khe Sanh chiều 30/4 cũng chở theo nhiều nhà báo khác nữa. Trong số đó có cả nữ phóng viên ảnh đầy nhiệt huyết người Pháp Catherine Leroy. Cô là phóng viên tự do đã theo sát cuộc chiến suốt hơn 1 năm qua. Thời gian đó cô như 1 nữ anh hùng, kịch liệt chỉ trích những nỗ lực của Mỹ tại VN. Catherine thường xuyên cãi vã với cánh sĩ quan tham mưu, phản bác lại những báo cáo của họ về những sự vụ mình chứng kiến trong các buổi họp báo. Trong thực tế, việc đó đã khiến cô bị Bộ tư lệnh Lực lượng thủy bộ III cấm cửa 6 tháng. Giấy thông hành vừa được cấp lại cho cô thì trận đánh giành các cao điểm cũng bắt đầu.

    Đến Khe Sanh, cô cùng những nhà báo khác được 1 thành viên của cục thông tin tác chiến, văn phòng đặt ngay tại sân bay, phổ biến tình hình. Sau đó các ký giả được tách ra, phân cho đi cùng nhiều đơn vị chiến đấu khác nhau. Leroy đã xin 1 trực thăng chở hàng tiếp tế cho quá giang lên cao điểm 861.

    Cô nhớ lại: "Lúc rời trực thăng đầu tôi có quấn 1 cái khăn màu trắng. Thế là tôi lập tức chở thành mục tiêu của lính bắn tỉa địch. 1 TQLC hét lên bảo phải tháo cái khăn ra và tôi đã nghe lời."
    huymaya, maison2510, samuelb7 người khác thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Câu này vớ vẩn quá :) Tác giả có lẽ nhắm tới đối tượng độc giả là lũ bò
    BraverrKhucthuydu2 thích bài này.

Chia sẻ trang này