1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ok Em...Anh viết nhầm..Lúc ấy có chút rượu ...buồn ngủ quá...
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tuy thế, Hải quân Đức đã phản ứng nhanh chóng để cứu lính đồn trú tại Memel. Họ đã gửi các đội tàu mặt nước 14, 15, 16, tàu quét mìn 22, tàu ngầm U-boat 24 và cuối cùng là tàu kiểm soát không lưu Hans Albrecht Wedel. Mọi hoạt động cứu trợ được thực hiện từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 10; quân đồn trú đã được giải cứu, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số 30.000 dân thường có thể thoát ra được.

    Nhiều người còn lại đã bị người Nga hãm hiếp và bị sát hại. Ngoài ra, bốn sư đoàn của Đức, bao gồm Grossdeutschland và Sư đoàn tăng số 7 đã từng trở nên nổi tiếng là những “Sư đoàn Ma” của Rommel trong chiến dịch chinh phục nước Pháp năm 1940 đã bị mất hết xe tăng, pháo binh và xe vận tải. Các Sư đoàn này sẽ phải được tái thiết lại hoàn toàn…

    Trong ngày 10 tháng Mười, Hồng quân đã áp sát thành phố Riga và bắt đầu kiểm soát thành phố bằng hỏa lực pháo binh. Vào thời điểm này, OKH đã chuyển lại Tập đoàn quân Panzer III về Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Họ có 1 Quân đoàn đang bị bao vây tại Memel, quay lưng ra biển và một Quân đoàn bị chia cắt ở phía bắc, nơi họ từng gia nhập Cụm Tập đoàn quân Bắc. Điều này khiến cho Tập đoàn quân Panzer III chỉ có sức mạnh hoạt động hiệu quả tương đương với 1 Quân đoàn, và họ đang bị ghim chặt tại thành phố Tilsit để chống lại các đợt tấn công từ Tập đoàn quân XXXIX (39) Sô-viết…

    Lần lượt hết đội này đến đội khác, các Sư đoàn thất trận thuộc Tập đoàn quân XVIII lặng lẽ rút lui qua thành phố Riga, giờ đây trông giống như một thành phố chết. Sư đoàn Phòng không Cơ giới hóa số 6 của Trung tướng Anton Werner bảo vệ tuyến đường rút lui với hàng chục phân đội pháo phòng không (AA) trong đó có tới 33 khẩu AA cỡ nòng 88 mm. Sư đoàn Bộ binh 227 của Thiếu tướng Maximilian Wengler (1) cùng với Lữ đoàn Pháo Tự hành 393 dưới quyền Đại úy Barths được coi là đội chặn hậu thuộc Tập đoàn quân. Sau khi khẩu pháo tự hành cuối cùng vượt qua Duena, các kỹ sư công binh đã thổi bay cây cầu cuối cùng, lúc 2 giờ đêm ngày 13/10/1944..

    Thành phố Riga đã được những chiến sĩ Hồng quân trong Phương diện quân Baltic III dưới quyền của tướng I. I. Maslennikov giải phóng trong ngày 13/10 và năm ngày sau, 3 Tập đoàn quân Sô-viết đã tấn công vào vùng Đông Phổ. Ngày 21 tháng Mười, Hitler đã quyết định rằng ý tưởng của Schoerner đối với một cuộc phản công do Cụm Tập đoàn quân Bắc thực hiện đã không còn khả thi và ra lệnh cho ông ta chuyển qua thế trận phòng thủ. Mười ngày sau, Quốc trưởng từ chối một kế hoạch khác của Schoerner nhằm thiết lập lại mối liên lạc ở phía nam và buộc chia cắt các Sư đoàn thuộc Cụm Tập đoàn quân Bắc bởi tuyến đường trên biển Baltic. Hitler ngoảnh mặt với những lời cầu xin liên tục của Guderian cho rằng toàn bộ Cụm Tập đoàn quân Bắc nên rút quân trở về Đức. Giờ đây, những người lính Đức bị kẹt lại ở “trại tù binh có vũ trang Courland” trong phần còn lại của Thế chiến thứ II, nơi họ không phải thực hiện mục đích chiến lược nào nữa…

    Mặc dù đang trong tình hình vô vọng nhưng tinh thần của quân đội Đức và các đồng minh của họ vẫn lên cao một cách đáng kể. Chẳng hạn, khi các thành phố Reval (Tallinn) và Riga sụp đổ, mọi người đều tưởng rằng sẽ có một sự mất tinh thần và tuyệt vọng đến từ các tiểu đoàn của Estonia và Latvia. Nhưng không, thay vào đó, khi di tản qua thành phố Riga, các chiến binh thuộc Tiểu đoàn tinh nhuệ 19 đã vừa hành quân vừa hát trong hành tiến…

    Ngày 15 tháng 10, Liên Xô đã phát động nỗ lực lớn đầu tiên của họ để nghiền nát “Courland Pocket”, khi họ tấn công vào phòng tuyến do Sư đoàn SS Grenadier 19 “Latvian No. 2” và Trung đoàn Grenadier 504 của Đức gần khu vực Dzukste. Sau một tuần giao tranh hết sức khốc liệt, những người lính Latvia và Đức vẫn giữ vững các vị trí phòng thủ, cầm chân được 2 Lữ đoàn tăng và 1 Sư đoàn Bộ binh Sô-viết. Trong các đợt giao tranh cho tới ngày 7/11, các đơn vị phòng thủ của Schoerner (2) đã loại khỏi vòng chiến 522 xe-tăng Nga; đó chính là tổng số những xe tăng của Nga bị 20 phân đội Pháo binh dã chiến kết hợp với pháo chống tăng của Đức hạ gục. Hồng quân chỉ tiến thêm vẻn vẹn có một dặm trong nỗ lực đầu tiên nhằm xóa sổ “Courland Pocket”, và họ cũng chỉ tiến thêm có 5 dặm nữa trong 8 tháng tới mà thôi….

    Vào thời điểm này, từ cuối tháng Chín và đầu tháng Mười, Tập đoàn quân VIII của Nga - bắt đầu sử dụng đội tàu đổ bộ do Mỹ sản xuất đã tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ vào các đảo nằm trên Biển Baltic thuộc vịnh Riga. Những đảo trên đang được các Sư đoàn Bộ binh 23 và 218 Đức bảo vệ (dưới quyền chỉ huy của các Trung tướng Hans Schirmer và Viktor Lang). Họ đã cầm chân được 6 Sư đoàn Nga trong 8 tuần lễ, Sau đó, họ được Hải quân Đức sơ tán về Courland, mà không bị mất các loại vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, những trận giao tranh trên các đảo thuộc biển Baltic này đã tăng cường hơn nữa sự cô lập 2 Tập đoàn quân XVI và XVIII trong “Courland Pocket”, thuộc miền đông Latvia. Thời điểm này, trọng tâm của các trận chiến thuộc mặt trận miền Đông đã chuyển về phía Nam Âu, đến đất nước Rumania xinh đẹp, nơi mà lực lượng Wehrmacht của Hitler đã phải lãnh thêm một thất bại thảm khốc khác….
    ……………………
    (1). Maximilian Wengler (1890-1945). Vào cuối chiến tranh, Wengler nắm quyền chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 83 (27/3/1945) chiến đấu tại khu vực Gotenhafen(miền bắc Ba-lan). Sư đoàn, sau khi thoát khỏi vòng vây quanh thành phố đã tiếp tục chiến đấu tại khu vực Oxhöfter Kämpe và Pillau-Neutief, nơi mà Wengler và các nhân viên tham mưu bị giết bởi một quả bom rơi trúng Sở chỉ huy trong ngày 25/4/1945.


    (2). Thống chế Schoerner đã kết thúc chiến tranh trên cương vị Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A (tên gọi mới của Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina) tại Tiệp khắc và Đông Đức..Ngày 28/4/1945, Hitler thông báo cho Schoerner sẽ làm Tham mưu trưởng Quân đội sau khi ông (Hitler) chết. Hai ngày sau, Hitler tự sát; còn Schoerner rời bỏ quân lính, cố gắng tìm cách chạy đến khu vực núi Alpine. Nhưng ông ta đã bị bắt bởi các thành viên thuộc Sư đoàn tăng số 1 vào ngày 18/5/1945. Họ giao lại cho người Mỹ và sau đó người Mỹ chuyển ông cho người Nga xét xử. Schoerner bị kết án 25 năm tù giam nhưng được phóng thích vào năm 1955 và chuyển về Munich sinh sống. Tại đây ông bị kết án 4 năm rưỡi tù vì tội ngộ sát. Ông lại trở về Munich sau khi được thả ra và chết trong sự nghèo khó vào ngày 6 tháng 7 năm 1973, ở tuổi tám mươi mốt…..


    CHƯƠNG NÀY ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT…TỚ SẼ NGHỈ VÀI NGÀY ĐỂ SCAN CHƯƠNG MỚI VÀ ĐẶT TIÊU ĐỀ…TUẦN TỚI SẼ TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC…
    --- Gộp bài viết: 08/05/2020, Bài cũ từ: 08/05/2020 ---
    [​IMG]
    ẢNH : VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN BẮC TRONG POCKET COURLAND..(10/10/1944)
    --- Gộp bài viết: 08/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Thiếu tướng Maximilian Wengler (1890-1945)
    tonkin2007, gaume1, meo-u2 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong các đợt giao tranh cho tới ngày 7/11, các trung đoàn của Schoerner đã loại khỏi vòng chiến 522 xe-tăng Nga; trong khi tổn thất của mình chỉ là 20 khẩu đội pháo chống tăng và dã pháo
    meo-u thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    OK Em...anh sẽ sửa lại...
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    Ảnh : Đại tướng Eduard Dietl, Tư lệnh Tập đoàn quân Sơn cước XX hoạt động trên vùng Viễn Bắc thuộc Mặt trận miền Đông (1942-44). Sau chuyến công tác tại Tổng hành dinh Fuehrer, Tướng Dietl đã thiệt mạng khi máy bay chở ông bị rơi trên đường trở về Sở chỉ huy Tập đoàn quân ngày 23/6/1944. Nguồn : Đại học Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ…..
    tatpcitmeo-u thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    CHƯƠNG V - RUMANIA




    Phía nam Ukraina – “Đi đêm” sau lưng Antonescu – “Black Sunday” – Xung quanh Jassy – Gọng kìm kép – Liên minh Chính trị sụp đổ - Số phận hẩm hiu vẫn theo Tập đoàn quân VI – Đòn kết liễu….

    Nghe thì có vẻ khó tin, Đại tướng Julian Friessner chắc chắn sẽ nhận được kết thúc tồi tệ nhất trên con đường binh nghiệp khi ông ta hoán đổi vị trí Tư lệnh với Ferdinand Schoerner trong ngày 23/7/1944. Vào thời điểm này, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina bao gồm Tập đoàn quân VI và VIII của Đức sát cánh cùng với Tập đoàn quân III và IV Rumania. Tuy nhiên, đến lúc này, người Rumania không còn toàn tâm toàn ý chiến đấu dưới sự lãnh đạo của người Đức nữa. Chính vì thế, vào tháng 5 năm 1944, Schoerner đã phải đưa ra phương án thỏa hiệp. Ông tạm thời chia Cụm Tập đoàn quân của mình (tiếng Đức gọi là Heeresgruppe) thành hai Cụm quân (Armeegruppen) được mang tên theo hai vị Tư lệnh của 2 Cụm. Đó là Cụm quân Dumitrescu (do Đại tướng Rumania Petre Dumitrescu – Tư lệnh Tập đoàn quân III Rumania) và Cụm quân Woehler (Tướng Bộ binh Otto Woehler, Tư lệnh Tập đoàn quân VIII Đức) chỉ huy (Bộ chỉ huy Armeegrupp -cụm quân là cấp trung gian giữa cấp quân đoàn với cấp tập đoàn quân. Sách này để nguyên không dịch nhằm tránh lầm lẫn). Armeegruppe Dumi-trescu bao gồm Tập đoàn quân III Rumani và Tập đoàn quân VI Đức dưới sự chỉ huy của Tướng Pháo binh Maxi-milian Fretter-Pico. Armeegruppe Woehler bao gồm Tập đoàn quân VIII Đức và Tập đoàn quân IV Rumani. Lần đầu tiên trong cuộc chiến, trên thực tế các viên Tư lệnh Đức tạm thời phải đứng phía sau các Đồng minh nước ngoài (thay vì trên danh nghĩa). Quân đoàn LXIX (69) do Tướng Bộ binh Helge Auleb chỉ huy (đảm bảo khu vực hậu phương thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina)..

    Schoerner không quan tâm đến sự sắp xếp này và muốn thực hiện “các biện pháp mạnh mẽ hơn” nhằm đưa Cụm Tập đoàn quân vào thế tấn công. Tuy nhiên, ông đã bị Hitler cản bước vì Quốc trưởng lo rằng Schoer-ner có thể gây ra thiệt hại thêm cho quan hệ đối ngoại của Đức. Do đó, các sư đoàn Đức vẫn phải phụ thuộc vào hệ thống đường sắt tại Hungary và Rumani để đảm bảo cho hệ thống hậu cần của họ. Cả hai hệ thống có công suất hạn chế và bị mục rỗng bởi sự kém hiệu quả.

    Các máy bay trinh sát Luftwaffe thỉnh thoảng phải bay hơn 100 dặm để tìm kiếm những đoàn tàu mà họ bị mất liên lạc. Phải mất hai đến ba tuần để các nguồn tiếp liệu do người Đức cung cấp mới đến được mặt trận – nếu đến nơi an toàn. Hầu hết quân Đức (kể cả các tiểu đoàn dự trữ) chỉ thích hành quân trên đường còn hơn là phụ thuộc vào hệ thống đường sắt không đảm bảo của Rumani và Hungary.

    Trong thời điểm này, ở phía bắc, bên sườn trái thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina, Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina đang trên đà sụp đổ. Như trong các chương trên từng đề cập, vào ngày 29/6/1944, Thống chế Model đã trở thành người chỉ huy của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đồng thời vẫn giữ nguyên quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina. Tuy nhiên, mọi công việc tác chiến hàng ngày đã đổ lên vai Joseph Harpe, chỉ huy Tập đoàn quân Panzer IV và kiêm nhiệm Phó Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân. Harpe phải chuyển quyền chỉ huy Tập đoàn quân Panzer IV sang cho Tướng Panzer Hermann Balck, cựu Tư lệnh Quân đoàn Panzer XLVIII(48). Nhằm giúp cho Cụm Tập đoàn quân của Model ổn định và có khả năng ngăn chặn được “cơn hồng thủy Sô-viết”, Hitler và OKH dần dần chuyển một số đơn vị từ các Cụm Tập đoàn quân Bắc Ukraina và Nam Ukraina tới Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Có thể kể ra các đơn vị : Nhân viên tham mưu Quân đoàn Panzer XL(40); Nhân viên tham mưu Quân đoàn Sơn cước XXXIX(39); Các Sư đoàn tăng 3, 14 và 23; Sư đoàn Bộ binh Cơ giới hóa Grossdeut-schland; Sư đoàn khinh binh 97 và Sư đoàn Bộ binh 304.

    Vào tháng 6 và tháng 7/1944, Harpe đã phát hiện các sự tập trung lớn của quân Sô-viết, đặc biệt là các lực lượng thiết giáp tại các vùng lân cận thuộc Tarnopol, Luzk và Kovel. Tuy nhiên, người Đức thiếu mọi thứ dự trữ chiến lược để củng cố phòng tuyến của ông ta. Rồi điều đó cũng xảy đến trong ngày 13/7/1944, Phương diện quân Mặt trận Ucraina dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Konev bao gồm (các Tập đoàn quân Xe-tăng I, III và Cận vệ IV; các Tập đoàn quân I, III, XIII, XVIII, XXXVIII (38), LX(60) và Cận vệ V; cùng với 2 Lữ đoàn kỵ binh độc lập và 2 Tập đoàn quân Không quân) bắt đầu chuyển sang tấn công, trọng lực của Hồng quân chủ yếu đánh vào nơi tiếp giáp giữa hai Tập đoàn quân Panzer I và IV của người Đức. Sư đoàn Bộ binh 340 Đức do Thiếu tướng Otto Beutler (1) đã bị tràn ngập và Hồng quân ào ạt đổ vào hậu phương người Đức. Một mũi tấn công thứ hai của Konev nhắm vào phòng tuyến Sư đoàn Bộ binh 349 do Trung tướng Otto Lasch chỉ huy tại nơi tiếp giáp giữa 2 Quân đoàn XIII và Panzer XLVIII (48) cũng tạo ra một bước đột phá lớn. Kết quả là, Quân đoàn XIII bị bao vây chặt tại Brody (tham khảo Chương III), và toàn bộ tuyến phòng thủ thuộc Cụm Tập đoàn quân đội Bắc Ukraina đã bị vỡ vụn…

    Vào ngày 18 tháng 7, Phương diện quân Belorussia I Sô-viết đã phá vỡ tuyến phòng ngự của quân Đức, tại khu vực tiếp giáp giữa Tập đoàn quân Panzer IV của Balck và Tập đoàn quân II thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Sư đoàn Dự bị Hungary 12 và phần lớn Quân đoàn VIII dưới quyền Tướng Bộ binh Gustav Hoehne (2) đã bị đập tan. Mối liên kết giữa Tập đoàn quân II của Weiss hoàn toàn bị cắt đứt khi Tập đoàn quân Panzer IV buộc phải rút lui trở lại theo hướng sông Bug. Tập đoàn quân xe-tăng II cùng Tập đoàn quân Cận vệ VIII Sô-viết thay nhau bám sát gót,truy đuổi người Đức và họ làm chủ được phần lớn thành phố Lublin trong ngày 22/7/1944. Thế nhưng, Hitler vẫn coi Lublin là một thành phố “Pháo đài địa phương”, kiên quyết từ chối không cho phép sơ tán, mặc dù trên thực tế, số quân Đức trong thành phố chỉ vẻn vẹn có 900 người. Không được phép thoát ra, những người lính đồn trú Đức buộc phải đầu hàng vào ngày hôm sau.
    …………………….
    (1).Thiếu tướng Otto Beutler (1894-1944), Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 340, bị tử trận trên chiến trường vào ngày 21/7/1944. Trước đây, ông làm Trưởng ban tác chiến Quân đoàn IV(1939)- Tham mưu trưởng Quân đoàn IV (1939-42) – làm nhân viên tham mưu tại OKW (1942-43). Ông bắt đầu tạm quyền nắm chức vụ Sư đoàn từ ngày 16/6/1944…
    (2).Tướng Bộ binh Gustav Hoehne (1893-1951), là một tướng cấp Sư đoàn và Quân đoàn của Đức, Huân chương Hiệp sĩ thập tự đính kèm lá sồi. Ông bị Đồng minh bắt giữ khi Thế chiến kết thúc và được phóng thích năm 1947. Ông mất Oberursel/Hesse (Tây Đức) vào ngày 1/7/1951….
    --- Gộp bài viết: 18/05/2020, Bài cũ từ: 18/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Thiếu tướng Otto Beutler (1894-1944)
    --- Gộp bài viết: 18/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Tướng Bộ binh Gustav Hoehne (1893-1951).
    tonkin2007, viagraless, meo-u3 người khác thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong quá trình rút phía sau sông Bug, Sư đoàn Bộ binh 291 của Đại tá Arthur Finger (1) đã rút lui rất chậm rãi, vì họ còn phải bảo vệ cho cuộc rút lui của Quân đoàn XLII (42); thậm chí, họ còn cố gắng phát động một vài đợt phản công cục bộ và tiêu diệt được một số xe-tăng Nga. Tuy nhiên, sau khi họ vượt qua sông Bug gần khu vực Sokal, Hồng quân đã cắt được đường rút lui của Sư đoàn.Nhiều lần, theo như cuốn “nhật ký chiến tranh” của Sư đoàn sau đó, những quân nhân thuộc sư đoàn “đã tự bản thân thoát thân được khỏi những tình huống ngàn cân treo sợi tóc không phải ở hoạt động phòng thủ, mà bằng các đòn phản công bất ngờ”…

    Thiếu tá Harry Andree (2), chỉ huy của Trung đoàn Bộ binh 505, đã phát động một cuộc tấn công đầy bất ngờ như vậy, họ đánh bật được một tiểu đoàn chống tăng Sô-viết và phá hủy được nhiều khẩu pháo của đối phương. Sau đó, ông ta phục kích được toàn bộ một nhóm kỵ binh và thành công trong việc chặn đứng hướng tiến công của kẻ thù. Tuy nhiên, vào ngày 20/7/1944, toàn bộ Sư đoàn Bộ binh 291 lại bị Hồng quân cô lập và bị bao vây ở một trạng thái còn lỏng lẻo. Đại tá Arthur Finger đã tập trung toàn bộ mọi người dưới quyền ông ta theo kiểu “đặt tất cả trứng vào một giỏ” ; lịch sử Sư đoàn đã ghi lại :”ông dẫn toàn bộ Sư đoàn của mình qua một khu rừng rậm phía tây bắc để vượt qua Wieprz gần Szczebrzeszyn nơi ông cho rằng đó là cơ hội cuối cùng để rút quân.Việc rút quân ra khỏi vòng vây đã thành công hoàn toàn, và không phải trải qua một cuộc giao chiến nào cả”. Sư đoàn đã bắt liên lạc được với Quân đoàn XLII (42) sau khi cầm chân được một cuộc phản công của quân Nga tại gần khu vực Zawichost, để rồi họ rút an toàn qua sông Vistula..

    Trong khi đó, vào ngày 23/7/1944, Hồng quân đã đập tan Tập đoàn quân Hungarian I của Tướng Beregffy và thâm nhập sau vào cánh phải thuộc Tập đoàn quân Panzer I. Những người lính Hungarian buộc phải lùi sâu về phía Carpathians, trong khi Tập đoàn quân Panzer I phải rút lui về phía sau sông Dnestr và buộc phải từ bỏ thành phố Lemberg (Lvov hiện nay)….

    Nhân thời cơ quân Đức rút lui, Phương diện quân Ukraina IV liền tổ chức một cuộc tấn công với một đội ngũ xe tăng mới của họ và đẩy bật Tập đoàn quân Panzer I cùng Tập đoàn quân Hungarian I về phía Beskiden. Cùng lúc đó, Phương diện quân Ukraina I đã thiết lập được các đầu cầu đổ bộ vượt con sông San. Tướng Harpe phải cấp tốc ném vội Tập đoàn quân XVII của Tướng Bộ binh Frie-drich Schulz (3) vào giữa 2 Tập đoàn quân Panzer IV và Panzer I với hy vọng ngăn chặn sự sụp đổ Cụm Tập đoàn quân dưới quyền ông ta. Khả năng ban đầu của Schulz là kiểm soát được 2 Sở chỉ huy Quân đoàn (XI SS và LIX -59), 2 trong số những Sư đoàn Bộ binh xung kích kiểu mới (Sư đoàn Volksgrenadier 544 và 545 cùng với 1 Chiến đoàn kampfgruppe.

    Harpe đã sớm củng cố Cụm Tập đoàn quân của mình bằng những lực lượng tăng cường mới bao gồm ; các Sư đoàn tăng số 8, tăng số 23 và Sư đoàn Bộ binh 371. Trong thời điểm này, Tập đoàn quân Panzer IV đã tổ chức phản kích và tiêu diệt những nhóm tiền phương của Hồng quân đã thâm nhập vào phía tây Sandomir, cứu được Krakov và khu vực công nghiệp Thượng Silesian, ít nhất là trong thời điểm này. Thật không may, Liên Xô đã thành lập được đầu cầu đổ bộ Baranow, dài 30 dặm và sâu 20 dặm thuộc bờ tây của sông Vistula và nhanh chóng củng cố khu vực chiến lược này bằng 2 Quân đoàn xe-tăng. Đại tướng Heinrici, người nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân Panzer IV vào ngày 16 tháng 8, đã cố gắng quét sạch người Nga bằng một cuộc phản công vào cuối tháng đó nhưng không thành công.

    Và với trận chiến này, Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina Harpe đã ổn định xong phòng tuyến mặt trận dọc theo sông Vistula và sâu trong khu vực Carpathians, nhưng tuyến mặt trận của họ chỉ còn cách biên giới phía Đông thuộc Đế chế thứ ba vẻn vẹn có 100 dặm đường. Ngoài ra, Harpe không còn có thể giúp đỡ người hàng xóm của mình, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina, nếu họ bắt đầu gặp rắc rối.





    ☆☆☆☆☆☆




    Khu vực thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đã trở lại yên tĩnh kể từ khi Crimea sụp đổ cùng với sự tàn phá Tập đoàn quân XVII vào tháng 5 năm 1944. Tập đoàn quân VI Đức và cánh phải thuộc Tập đoàn quân VIII đã rút về phía đông Rumania, trong một vùng được gọi là Bessarabia, vào đầu năm 1944. Đó là một khu vực nông nghiệp yên bình, với những đồng ngô rộng lớn và những cánh rừng, với những ngôi làng thỉnh thoảng có những căn nhà lợp rơm. Không phải thay đổi trong nhiều tháng, các sư đoàn Đức ở Rumania cũng được nghỉ ngơi như bất kỳ ai trong Wehrmacht và sau nửa năm nằm trong một khu vực gần như không có hoạt động chiến sự, mọi thứ đã gần như đã mạnh lên. Mỗi Sư đoàn có khoảng mười hai đến mười bốn ngàn người, sáu ngàn ngựa và bốn trăm xe cơ giới. Thế nhưng, phần lớn lực lượng thay thế đến vào năm 1944 chứ không phải là lực lượng thường trực có từ năm 1940. Vì thế, dường như có vấn đề gì đó tại đây, là chả việc gì mà phải bận tâm cho những mối lo lắng có thể ập đến ngay bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Tư lệnh của mình, Schoerner luôn duy trì công việc bận rộn của binh lính và sĩ quan dưới quyền với một chương trình đào tạo và rèn luyện thể lực nghiêm ngặt.

    Từ năm 1944, tình hình chính trị và cuộc chiến tranh trên bầu trời thì không hề yên tĩnh chút nào. Vào ngày 5/4/1944, Không đoàn XV của Hoa kỳ đã tiến hành chiến dịch đánh bom đầu tiên vào các mỏ dầu tại vùng Ploesti chiến lược cũng như giao thông vận tải đường thủy trên sông Danube. Các cuộc ném bom hạng nặng vẫn liên tục được duy trì, bất chấp những tổn thất nặng nề với loại máy bay B-17.

    Đến ngày 20/5/1944, sản lượng dầu của Rumani (đã lên tới 2.400.000 tấn vào năm 1943) chỉ còn lại một nửa. Tuy vậy, từ giữa năm 1942 và 1944, sản lượng dầu của Hungary đã tăng từ 150.000 tấn lên 800.000 tấn và sản lượng tại các mỏ dầu ở miền đông Áo đã tăng từ 340.000 lên 1.300.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng dầu tổng hợp của Đức tăng từ từ con số zero khi chiến tranh bắt đầu lên tới 6.300.000 tấn vào năm 1942. Vì thế, mặc dù việc sản xuất dầu của người Rumani vẫn cực kỳ quan trọng, nhưng nền công nghiệp chiến tranh của Đức đã không còn phụ thuộc hoàn toàn vào Rumani nữa, như tình trạng đã xảy ra trong năm 1940.

    Tới thời điểm này, chuỗi thất bại dài của Đức đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị vùng Balkan. Ngày 21 tháng Tư, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng cung cấp nguyên liệu chrome cho Đức. Đồng thời, người Đức không hề biết gì cả - các đại diện của Liên Xô, Mỹ và Anh đã gặp Hoàng tử Stirbey của Rumania vào ngày 12 tháng 4, để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Còn nhà độc tài Rumania - Ion Antonescu - đã ngừng các cuộc thảo luận này vào ngày 15 tháng 5, bởi vì các điều khoản hòa bình không thể chấp nhận được đối với bản thân ông ta.Tuy nhiên, do hầu hết người dân Rumani đã phản đối việc tiếp tục chiến tranh, cho nên các nhóm đối lập (bao gồm cả đại diện của các đảng chính trị đối lập, các nhà ngoại giao, giới thượng lưu quí tộc, đội ngũ trí thức và hầu hết các sĩ quan quân đội cao cấp của Rumani) đã quyết định đàm phán sau lưng Antonescu. Nhà độc tài Rumania không hề biết rằng tất cả đang lên kế hoạch, vào thời điểm thích hợp, sẽ đâm vào sau lưng ông ta và đào tẩu sang phía Đồng minh.
    ………………..
    (1). Đại tá Arthur Finger (1898-1945) ….Sau Thế chiến I, ông là một sĩ quan cảnh sát. Arthur Finger gia nhập quân đội với quân hàm Đại úy vào năm 1935 và chỉ huy ba trung đoàn pháo binh từ 1940 đến 1944, chủ yếu là ở Na Uy. Được thăng cấp thiếu tướng vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, ông bị tử trận trong ngày 27 tháng Giêng năm 1945 gần Tschenstochau (Ba-lan) trong khi quân Nga đang áp sát sông Oder…

    (2). Thiếu tá Harry Andree (1913-1944) đang làm quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 504 trong tháng Năm năm 1944. Ông bị tử trận vài tuần sau đó (15/8/1944) tại Ba-lan....

    (3). Do Tập đoàn quân XVII đã bị người Nga đập tan tại Sevastopol hồi tháng Năm nên phải được xây dựng lại hoàn toàn. Friedrich Schulz (1897-1976) đã nắm quyền Chỉ huy Tập đoàn quân XVII vào ngày 25/7/1944. Ông từng được thưởng Huân chương chữ thập đính kèm lá sồi và thanh kiếm. Đường binh nghiệp được thăng tiến nhanh chóng, từ Trung tá (1939) đến Tướng Bộ binh (1944)..Trong thời gian này, Schulz là nhân viên tham mưu OKW(1937-40); Tham mưu trưởng Quân đoàn XLIII(1940-42); Tham mưu trưởng Tập đoàn quân XI của Manstein tại Crimea và Phong tỏa Leningrad (1942); Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân sông Don trong chiến dịch Stalingrad (1942-43); và chỉ huy của Sư đoàn Khinh binh 28, Quân đoàn III Panzer, Quân đoàn LIX (59) và Quân đoàn Panzer XLVI (46), tất cả đều ở Mặt trận miền Đông (1943-44). Friedrich Schulz chỉ huy Tập đoàn quân XVII cho đến ngày 2/4/1945, khi ông được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Cụm quân Nam Âu tại Italia. Ông đã đầu hàng người Anh một tháng sau đó. Là người gốc Silesia, Tướng Schulz đã nghỉ hưu tai Freudenstadt sau chiến tranh. Ông qua đời năm 1976….
    --- Gộp bài viết: 27/05/2020, Bài cũ từ: 27/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Đại tá (Thiếu tướng) Arthur Finger (1898-1945)
    --- Gộp bài viết: 27/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Thiếu tá Harry Andree (1913-1944)
    --- Gộp bài viết: 27/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich Schulz (1897-1976)
    caonam_vOz, tatpcit, meo-u1 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khi Tướng Friessner đến nhận chức, ông thấy ngay rằng hầu hết các viên Tư lệnh dưới quyền đang ở trong tình trạng khó chịu. Họ thấy một kiểu thái độ mới của những người đồng minh Rumani giờ đây tỏ ra bất ổn, thậm chí phải dùng đến từ là không hiệu quả, người Rumania chả làm gì cho sự chuẩn bị ra trận trong một khu vực mà chiến sự có thể bùng nổ vào bất cứ lúc nào. Tại hậu phương, không có điều gì được làm tốt nhằm đưa quốc gia vào trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, và một điều có thể trông thấy rõ ràng là các mệnh lệnh của Antonescu giờ đây không còn được tuân theo triệt để nữa. Nhiều người trong số các chỉ huy mới của Rumani bị coi là tỏ thái độ công khai thù địch với chế độ hiện thời, và các sĩ quan Đức nghi ngờ rằng người Rumani đang bí mật đàm phán với quân Đồng minh. Tướng Friessner, chính là người đã chia sẻ những nỗi lo âu này về Tổng hành dinh Fuehrer tại Rastenburg. Thế nhưng, Hitler lại có trong tay các báo cáo tình báo hoàn toàn khác từ OKW. Vào ngày 2 tháng 4, Tướng Bộ binh Erik Hansen (1), chỉ huy Phái bộ Quân sự Đức và Phụ trách tất cả các căn cứ quân sự Đức tại Rumania báo cáo rằng cả người Rumani và các nhà lãnh đạo của họ đã quyết tâm tiếp tục chiến tranh, sát cánh cùng với người Đức.

    Trung tướng Alfred Gerstenberg (2), phái viên không quân Đức tại Bucharest và Phụ trách tất cả các lực lượng Luft-waffe tại Rumania (bao gồm cả hai Sư đoàn Pháo Phòng không), đã đưa ra một báo cáo tương tự tới Goering và nói với Friessner rằng ông ta có thể dập tắt mọi âm mưu đảo chính chỉ bằng một khẩu đội pháo phòng không đơn độc ???. Còn Nam tước Manfred von Killinger (3), đại sứ Đức tại Bucharest (nguyên chỉ huy tàu U- boat trong Thế chiến thứ nhất và là một người lính áo nâu –Sturmbteilung (SA) – lâu năm) đã báo cáo với Bộ trưởng Ngoại giao Joachim von Ribbentrop rằng những lo ngại của Friessner là hoàn toàn không có cơ sở, ông cho rằng cả nước Rumania đều trung thành với Antonescu. Ý kiến của ông còn được củng cố bằng một báo cáo từ Tổ chức Tình báo quân sự ngoại Đông trực thuộc OKH – chuyên nghiên cứu Liên xô và các nước Đông Âu khác (Tiếng Đức là Fremde Heere Ost (FHO)) - trong đó tuyên bố rằng một cuộc tấn công lớn nhằm chống lại Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina trong một tương lai gần là điều rất khó xảy ra. Hầu hết các tướng lĩnh cấp cao của Đức ở Rastenburg và Berlin đều đồng ý với nhận định này. Họ tin rằng người Nga đã rút lực lượng từ miền Nam Ukraina để củng cố lại chiến dịch thành công chống lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức….

    Tuy nhiên Ribbentrop thì lại nghi ngờ; ông thừa biết rằng vị vua trẻ Michael và mẹ của ông là những người thân Anh trung thành và Cung điện là một trung tâm của các âm mưu chống lại Axis (cách gọi của Phe Trục Berlin- Roma- Tokyo). Do đó, Ribbentrop yêu cầu Hitler đặt một trạm phân phối xe tăng ở Bucharest, nhằm đảm bảo an ninh cho chế độ Antonescu. Thế nhưng, Guderian (quyền Tổng tham mưu trưởng OKH) lại không còn chút gì trong tay; và trong mọi tình huống, ông ta coi Rumania là một phần trách nhiệm thuộc OKW và kêu gọi Jodi điều gấp Sư đoàn Cơ giới hóa SS "Police" từ Nam Tư đến thủ đô Rumani. Jodi chần chừ, và Hitler thì không thể quyết định liệu có nên lấn át quyền điều hành của viên trưởng phòng tác chiến OKW Anfred Jodi hay không, vì vậy chả có giải pháp gì được thực hiện cả.

    Vào ngày 5/8/1944, Thống chế Ion Antonescu cùng với Mihai Antonescu, bộ trưởng ngoại giao của ông, và Tướng Steflea, Chánh văn phòng Bộ Tổng tham mưu Rumani đã đến thăm Rastenburg. Fuehrer hỏi Antonescu một cách thẳng thừng là liệu Rumani có ở lại chiến tranh cho đến khi kết thúc hay không. Viên Thống chế Rumania bảo đảm với Hitler rằng điều đó sẽ là đương nhiên và mang lại ấn tượng về sự trung thực và chân thành cho cả Guderian và Friesserer. Có lẽ nhớ lại những gì từng xảy ra ở Ý vào năm trước khi Mussolini bị phế truất và bị bắt trong chuyến viếng thăm hoàng cung, Hitler liền yêu cầu Antonescu không nên đến cung điện của Vua Michael một khi cuộc khủng hoảng phát triển. Antonescu đảm bảo rằng ông ta sẽ làm theo lời khuyên từ Quốc trưởng….

    Chuyến thăm Antonescu và các báo cáo của von Killinger và Hansen đã xoa dịu tâm trí Hitler về liên minh Rumani. Cả hai người này đều bị mù quáng bởi niềm tin của chính họ vào Thống chế Antonescu. Hitler và đoàn tùy tùng của ông ta cũng có xu hướng quá mức để nhầm lẫn lòng trung thành của riêng cá nhân Antonescu – sẽ khác xa với những người dân và quân đội Rumania. Lỗi này sẽ buộc Wehrmacht phải trả giá đắt trong những ngày tới.





    ☆☆☆☆☆☆






    Trong những ngày này, Phái đoàn quân sự Đức tại Bulgaria nghi ngờ có chuyện gì đó sắp xảy ra. Đại tá Nam tước Ernst von Jungenfeldt (4), nguyên là một thành viên, đã báo cáo lại với Guderian rằng hành vi của quân đội Bulgaria cho thấy có điều gì đó đang xảy ra ở phía sau Chính phủ. Vua Boris, một người ủng hộ trung thành của phe Trục và là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, đã chết trong một hoàn cảnh bí ẩn (dường như bị đầu độc), làm cho chính phủ lung lay, rệu rã. Đã vậy, Friessner còn bị khổ sở thêm bởi vì một lý do rất thực tế là Hitler, OKW và OKH đã luôn coi Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina chỉ là một nơi chứa lực lượng dự bị nhằm cung cấp, tăng cường cho các mặt trận khác. Khi Schoerner còn làm Tư lệnh, họ có tới 9 Sư đoàn xe tăng. Nhưng đến giữa tháng Tám, trong tay Friessner chỉ còn vẻn vẹn 3 Sư đoàn cơ giới ; bao gồm 1 Sư đoàn tăng, 1 Bộ binh Cơ giới hóa và 1 Sư đoàn thiết giáp Rumania…

    Vào ngày 15 tháng 8, Friessner có khoảng 600.000 ngàn người, trong số đó có 340.000 là người Đức, tương đương với 23 Sư đoàn Đức và 23 Sư đoàn Rumania (5). Nhiều sư đoàn bộ binh của Đức được tăng cường sức mạnh, nhưng chất lượng thì không thỏa đáng, quá nhiều người trong số đó là những binh lính lớn tuổi, những người đang làm công việc ở hậu phương bị tổng động viên và gửi ra mặt trận. Xảy ra tình trạng thiếu hụt về pháo binh, súng cối và đạn dược, và đặc biệt là tình trạng thiếu xe tăng, máy bay và xe cơ giới. Phương tiện vận chuyển chính là kiểu xe hai bánh panje (của nông dân Rumania). Cụm Tập đoàn quân có khoảng 120 xe-tăng, thì hơn một nửa thuộc Sư đoàn thiết giáp Rumani. Sư đoàn tăng 13 chỉ có 40 xe-tăng. Có 280 khẩu pháo tự hành trong toàn Cụm, nhưng lực lượng yểm trợ trên không thuộc Tập đoàn quân Không quân IV dưới quyền Đại tướng Otto Dessloch chỉ có 232 máy bay hoạt động, trong đó có 50 chiếc Me-109 tác chiến ban ngày. Một vấn đề còn tồi tệ hơn là cả 2 Sư đoàn pháo phòng không thuộc biên chế Cụm Tập đoàn quân đều không có kinh nghiệm chiến đấu với xe tăng Nga, và một nửa số pháo của họ là của người Rumani…..

    ……………………………….

    (1).Erick-Oskar Hansen (1889-1967)… nguyên chỉ huy Sư đoàn 4 Bộ binh (1938-40), Tham mưu trưởng Phái đoàn Quân sự Đức tại Rumania (1940-41) và chỉ huy Quân đoàn LIV (54) trên mặt trận Nga (tháng 6 năm 1941 đến đầu năm 1943). Sau làm Trưởng phái đoàn Quân sự Đức và làm Tư lệnh các lực lượng Đức tại Rumania (Tháng 1/1943). Hansen đầu hàng người Nga vào tháng 8/1944 tại Bucharest và trải qua 11 năm bị giam giữ tại Liên-xô. Khi được phóng thích, ông đã về sống tại Hamburg…

    (2). Alfred Gerstenberg (1893-1959)…gia nhập Luftwaffe vào năm 1934 và sau năm 1938 làm tùy viên Luftwaffe tại các đại sứ quán Đức ở Warsaw và Bucharest. Từ ngày 15 tháng 2 năm 1942 đến ngày 27 tháng 8 năm 1944, Gerstenberg từng là tổng chỉ huy của Luftwaffe ở Rumania. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông là thiết lập một khu vực phòng thủ xung quanh các nhà máy lọc dầu ở Ploiesti, nguồn dầu lớn nhất cho nước Đức Quốc xã . Khi Rumani đổi phe trong Thế chiến II (ngày 23 tháng 8 năm 1944), Gerstenberg, với 4.000 người, đã tiến vào Bucharest cố gắng chiếm các điểm then chốt. Nỗ lực này đã thất bại và quân đội của ông bị bao vây, bất chấp những người lính nhảy dù Brandenburgers được ném vào Bucharest. Vào ngày 28 tháng 8, ông đầu hàng người Nga và bị giam cầm cho đến ngày 12 tháng 10 năm 1955. Gerstenberg qua đời vì bệnh lao vào năm 1959…

    (3). Manfred von Killinger (1886-1944)…Ông gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1927. Từng là một người lính SA (áo nâu) khét tiếng, ông làm Đại diện Toàn quyền Đức tại Saxony (1933-35) và Tổng Lãnh sự Đức tại San Francisco (1936-38) trước khi trở về Berlin để lãnh đạo một bộ trong Bộ ngoại giao. Ông được bổ nhiệm làm đại sứ tại Romania năm 1941. Trong sự kiện ngày 23/8/1944 tại thủ đô Bucharest, ông không đầu hàng người Nga và tự sát vào ngày 29/8/1944…

    (4).Ernst von Jungenfeld (1893-1966) Chuyên gia huấn luyện xe tăng. Trước đây ông đã từng chỉ huy Trung đoàn diệt tăng hạng nặng 656. Qua đời tại Mexico..

    (5). Vào ngày 15-16 tháng 8 năm 1944, một cuộc chuyển giao nhân sự cấp cao đã diễn ra trong Quân đội Đức. Thống chế Guenther von Kluge đã thôi giữ chức Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B và OB West (tức là Tư lệnh tối cao tại Mặt trận miền Tây) và được thay thế bởi Walter Model. Georg-Hans Reinhardt, chỉ huy Tập đoàn quân Panzer III thay thế Model làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm. Raus đang chỉ huy Tập đoàn quân Panzer I đảm nhận chức vụ của Reinhardt để lại và Gotthard Heinrici (người trở về sau khi nghỉ ốm) đã thế chỗ của Raus tại Tập đoàn quân Panzer I…..
    --- Gộp bài viết: 28/05/2020, Bài cũ từ: 28/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Erick-Oskar Hansen (1889-1967)
    --- Gộp bài viết: 28/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Alfred Gerstenberg (1893-1959)
    --- Gộp bài viết: 28/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Manfred von Killinger (1886-1944)
    --- Gộp bài viết: 28/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Ernst von Jungenfeld (1893-1966)
    caonam_vOz, viagraless, meo-u1 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đầu tháng 8, Đại tá Ivo-Thilo von Trotha (1), Trưởng phòng tác chiến của Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina, đã yêu cầu Thống chế Keitel nên đưa Tướng Friessner lên làm Tổng chỉ huy Quân đội Đức tại Rumania (có nghĩa trao cho ông quyền kiểm soát Luftwaffe, hải quân và và lực lượng SS trên toàn bộ Rumania). Ông cũng đề xuất nên thay Tướng Hansen bằng một viên tướng người Rumania ít kinh nghiệm hơn. Lúc đầu, Keitel bị ấn tượng bởi những đề nghị đến từ von Trotha, nhưng sau khi nói chuyện với Thống chế Antonescu, ông ta nói rằng không cần bất kỳ thay đổi nào: Rumani sẽ chiến đấu bên cạnh Đệ chế đệ tam “bất chấp mọi khó khăn hiểm nghèo”. Ông ta còn nói với Trotha rằng Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina nên cố gắng giữ vững phòng tuyến mà không cần phải lo lắng về hậu phương của mình….

    Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đã triển khai Tập đoàn quân Rumania III của Dumitrescu (2) trên sườn ngoài cùng bên phải, gần Biển Đen nhất , dọc theo hạ lưu sông Dnestr (Xem bản đồ 5.1). Bên trái Dumitrescu chính là Tập đoàn quân VI Đức của Fretter-Pico, bảo vệ thành phố Kishinev, thủ phủ vùng Bessarabia. Phía tây của Tập đoàn quân IV Rumania (chỉ huy là Tướng Bộ binh Raco-vitza(3)), bảo vệ khu vực Jassy (Iasy) là Tập đoàn quân VIII Đức phụ trách cánh trái có nhiệm vụ mở rộng tầm ảnh hưởng của họ đến các sườn thấp thuộc miền đông rặng núi Carpathian. Tổng quan lại, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina phải bảo vệ một chiều dài phòng tuyến lên tới 392 dặm, trong đó có 160 dặm nằm trong tay quân đội Rumania. Nhiều tháng trước, Antonescu đã đề nghị các lực lượng phe Trục nên sơ tán khỏi vùng Bessarabia và rút về phía nam vào khu vực Transylvania, theo tuyến phòng thủ Carpathians - Hạ Sereth, Focsani, Galatz – cửa sông Danube. Ông coi phòng tuyến hiện thời là quá dài và rất dễ bị tổn thương, bởi vì các thung lũng khu vực Pruth và Sereth đã cung cấp cho Liên Xô những con đường dễ dàng tiếp cận vào hậu phương thuộc cả hai Tập đoàn quân VI Đức và Rumania III. Cả Schoerner và Friessner đều ủng hộ đề nghị này, nhưng Hitler, với nỗi ám ảnh về việc không bao giờ tự nguyện từ bỏ một dặm đất nào cho kẻ thù, đã gạt phắt đề xuất này.
    Lần cập nhật cuối: 29/05/2020
    caonam_vOz, meo-utatpcit thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ 5.1 : TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ THUỘC CỤM TẬP ĐOÀN QUÂN NAM UKRAINA – THÁNG 8/1944
    ...............................

    Ngày 2/8/1944, nước Thổ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức, gây ra những làn sóng chấn động khắp Đông Âu và vùng bán đảo Balkan. Ngày 8/8/1944, các máy bay trinh sát thuộc Luftwaffe đã phát hiện ra sự tập kết một số lượng lớn quân đội của người Nga thuộc phía Đông Pruth để chuẩn bị rõ ràng cho một cuộc tấn công lớn. Đã thế, OKH lại rút thêm một sư đoàn nữa từ Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina vào ngày 13 tháng Tám, và ngày hôm sau, một tin đồn rằng Antonescu bị lật đổ gần như đã đưa toàn bộ khu vực hậu phương của Đức vào trong tình trạng hoảng loạn. Trong ngày 16 tháng 8, Armeegruppe Woehler đã thông báo rằng người Nga sẽ bắt đầu tấn công trong vòng 1-2 ngày tới.

    Vào giữa tháng 8 năm 1944, Tướng Friessner và những người dưới quyền phải đối mặt với hai Phương diện quân Sô-viết: Phương diện quân Ukraina II (Rodion Y. Malinovskiy sẽ được phong Nguyên soái ngày 10/9/1944) ở phía bắc và Phương diện quân Ukraina III (Fedor I. Tolbukhin sẽ được phong Nguyên soái ngày 12/9/1944) ở phía đông. Malinovskiy có 6 Tập đoàn quân Bộ binh và 1 Tập đoàn quân xe-tăng, 1 Quân đoàn tăng, 1 Quân đoàn Cơ giới hóa, 1 Quân đoàn Kỵ binh độc lập cùng Tập đoàn quân Không quân V yểm trợ. Tolbukhlin có 4 Tập đoàn quân Bộ binh (chủ yếu ở đầu cầu đổ quân lớn xung quanh vùng Tiraspol), cũng như 2 Quân đoàn Cơ giới hóa độc lập và Tập đoàn quân Không quân XVII trong vai trò yểm hộ. Hai Phương diện quân được điều phối chung bởi Nguyên soái Timoshenko. Tổng cộng, ông có trong tay 920.000 người, 1.400 xe tăng, 1.700 máy bay và 16.000 khẩu pháo, hỏa tiễn Kachiusa và súng cối các loại. Ngược lại, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina chỉ có 360.000 binh sĩ Đức thuộc 23 Sư đoàn, trong đó có 21 Sư đoàn Bộ binh, còn tất cả 23 Sư đoàn Rumania nằm dưới quyền Friessner đều mất hết nhuệ khí chiến đấu khi phải đối đầu với các lực lượng hùng hậu của Timoshenko.

    Khu vực phía đông thuộc phòng tuyến phe Trục đã cung cấp cho những người phòng thủ một lợi thế của một số chướng ngại vật thiên nhiên, bao gồm các dòng sông Dnestr (Dniester) – Pruth - Barladul (Berlad) và Sereth, theo dòng chảy từ bắc xuống nam. Tuy nhiên, ở phía bắc, nơi mà Phương diện quân Ukraina có lực lượng rất mạnh lại đối mặt với tuyến phòng thủ phía nam của phe Trục lại không phải gặp những trở ngại lớn như vậy…

    Các tướng lãnh Liên Xô đã làm một công việc ngụy trang tuyệt vời để đánh lừa Bộ chỉ huy tối cao của Đức và hoàn thành công việc Tập kết quân đội cùng các khí tài chiến đấu mà không hề bị phát hiện. Quy mô của cuộc tấn công sẽ đến trong một sự ngạc nhiên hoàn toàn, ngay cả đối với Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine…..
    ………………………..
    (1). Đại tá Ivo-Thilo Trotha (1905-1998) đã từng là nhân viên tham mưu thuộc OKW sau khi chiến tranh bùng nổ, vì vậy ông ta có mối quan hệ thân quen với Keitel. Ông từng giữ chức vụ Phụ trách phòng tác chiến thuộc Sư đoàn Bộ binh 267 (1941) và Tập đoàn quân IV (1942) trước khi trở thành Trưởng phòng tác chiến thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina vào tháng 4 năm 1944. Sau đó, ông sẽ là tham mưu trưởng thuộc Tập đoàn quân Panzer I(tháng 10 năm 1944), Trưởng một ban tham mưu tại OKH (tháng 3 năm 1945), và tham mưu trưởng của Cụm Tập đoàn quân Vistula (cuối tháng 4 năm 1945 đến khi chiến tranh kết thúc). Ông được thăng cấp thiếu tướng năm 1945. Ông mất ngày 17/5/1998 tại Đức…


    (2) Petre Dumitrescu (1882-1950), là một viên tướng Rumania trong Thế chiến thứ hai. Ngày 25/3/1941, Dumitrescu được cử làm Tư lệnh Tập đoàn quân Rumania III, một chức vụ mà ông sẽ giữ trong suốt thời gian của cuộc chiến. Ông đã tham gia chiến đấu ở Mặt trận miền Đông, từ Crimea, biển Azov, đến Bán đảo Taman, biển Đen tạo ra một nhịp cầu quan trọng giữa các lực lượng phe Trục ở châu Âu và những người ở sâu trong nội địa Liên-xô. Từ ngày 26/3/1944, ông chỉ huy Armeegruppe Dumitrescu cố gắng kìm hãm người Nga tấn công vào Rumania. Vào thời điểm xảy ra sự kiện 23/8/1944, ông đã đổi phe và chống lại Đức Quốc xã và bắt giữ hơn 6.000 tù nhân chiến tranh Đức. Ông nghỉ hưu vào đầu tháng 9 năm 1944, khi Hồng quân tiến vào Hungary và Đức. Sau chiến tranh, năm 1946, Dumitrescu bị Chính quyền thân Cộng sản đưa ra xét xử vì phạm tội ác chiến tranh nhưng được tha bổng vì thiếu bằng chứng. Ông qua đời vì tuổi già tại nhà riêng vào năm 1950.

    (3). Ioan Mihail Racovita (1889-1954) cũng là một Thiếu tướng Rumania trong Thế chiến thứ hai. Ông chỉ huy Quân đoàn kỵ binh Rumania trong giai đoạn đầu thuộc chiến dịch Barbarossa vào tháng 6/1941. Với quân đoàn của mình, ông đã tiến từ Rumani đến Kavkaz. Ông giải ngũ vào ngày 1 tháng 1 năm 1943 và được gọi trở lại Romania. Nhưng ngày 25/1/1944, Racovita được gọi lại và trở thành Tư lệnh Tập đoàn quân IV Rumania đang xây dựng lại sau trận Stalingrad. Ông lãnh đạo Tập đoàn quân vào mùa xuân và mùa hè năm 1944, trong các trận chiến phòng thủ ở Bắc Romania chống lại Hồng quân tiến công. Sau sự kiện 23/8/1944, ông ta đã đổi phe và được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong chính phủ mới chống Đức trong một thời gian ngắn ngủi. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1947, ông đã nghỉ hưu. Tháng năm 1950, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Sighet nơi ông qua đời vào ngày 28 tháng 6 năm 1954.
    --- Gộp bài viết: 29/05/2020, Bài cũ từ: 29/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Đại tá Ivo-Thilo Trotha (1905-1998)
    --- Gộp bài viết: 29/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Petre Dumitrescu (1882-1950)
    --- Gộp bài viết: 29/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Ioan Mihail Racovita (1889-1954)
    huymaya, caonam_vOz, meo-u2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này