1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Leroy được hộ tống lên tới sở chỉ huy củaPappy Delong. Delong tóm lược cho cô biết quá trình chiến đấu của tiểu đoàn 2/3 cho đến ngày hôm đó, kể cả việc đại đội Hotel bị đòn nặng. Sau đó ông dẫn cô tới thăm đại đội Golf. Delong bảo đại úy James P. Sheehan, đại đội trưởng "Cậu được vinh dự đánh chiếm quả đồi đó" rồi nói tiếp, là ngay sau khi máy bay phản lực với pháo binh oanh kích sườn dốc xong, đại đội Golf sẽ xuất kích. Sườn đồi địch quân đang chốt giữ phải bị chiếm trước rồi mới có thể tiến lên cao điểm 881 Bắc được. "Và" Delong nói với Sheehan"Cathy sẽ đi cùng với cậu."

    Sheehan, 30 tuổi, người Philadelphia, đã ở binh chủng TQLC được 8 năm, tỏ ra chẳng mấy hài lòng. Anh ko muốn có 1 nhà báo, mà nhất lại là nữ, quẩn chân. Để cô phải nhụt chí, Sheehan bảo với Leroy rằng nơi họ đến gian khổ lắm.

    "Tôi tự lo thân được." Leroy đáp.

    "Chẳng dư người theo bảo vệ cô đâu"

    "Tôi chẳng cần ai bảo vệ sất." cô cãi.

    Do còn quá nhiều việc cần làm, chẳng lấy đâu ra thì giờ để tranh cãi, Sheehan đành giao Leroy cho William H. Janzen, thượng sĩ của mình.

    Janzen dẫn Leroy tới cái khe, nơi đại đội đang chờ. Cô đã ghi điểm ngay khi mang thuốc lá ra thết đám TQLC. Ai cũng khoái khi có 1 cô nàng 'mắt nai' tới chỗ của mình. 1 tay lính mặc quần rách phô cả 'hàng' ra khiến Janzen phải nạt "Vì Chúa, quay người lại ngay."

    "Có sao đâu, thượng sĩ. Tôi có vợ rồi." tay TQLC đáp, khiến cả hàng quân cười rần rần.

    Ở cạnh tiểu đoàn bộ, Sheehan và Janzen đã chứng kiến cuộc tiến công bất thành của đại đội Hotel. Như từ trên ‘khán đài’, họ quan sát trận đánh diễn ra trước mắt. Dường như mọi thứ vẫn ở khá xa cho tới khi 1 viên đạn bắn tỉa rít lên bay tới. Cả 2 vội phục xuống đất. Rồi lát sau, khi thấy đại đội Hotel rút lui, Janzen hiểu rằng đường tiến quân hiện vẫn bị đối phương chặn đứng. Và anh cũng biết ai sẽ là người phải đánh thông đường: chính là đại đội Golf!

    1 TQLC khác của đại đội Golf cũng kinh hãi chứng kiến trận đánh của đại đội Hotel là binh nhất Robert J. Maras, 19 tuổi, người Oklahoma. Không những sợ vì đây là lần đầu tiên Maras phải phơi mình nơi trận mạc - anh gia nhập đại đội Golf ở Okinawa - mà còn vì lo cho cả gười bạn mới của mình là trung sĩ trung đội phó Crawford nữa. Maras thuộc số tân binh được Crawford thu làm 'đệ tử' trong quá trình lực lượng bổ sung chờ tiểu đoàn tới đảo. Dù khác xa về cấp bậc, tuổi tác, 2 người lập tức tâm đầu hợp ý và chở thành đôi bạn thân.

    Giờ đây khi đứng nhìn trận đánh diễn ra bên dưới anh cũng đã nhìn thấy Crawford. Anh dõi mắt nhìn người hạ sĩ quan gan dạ trèo lên đầu khe và rất xót xa khi thấy ông bị đạn. Nhưng sau ông cùng người bạn mình vẫn tiếp tục. Thật là 1 hành động hết sức dũng cảm. Thế rồi khi Crawford mất hút trong đám cỏ rậm, anh chỉ còn biết thầm cầu xin cho bạn mình sống sót.

    Đại úy Sheehan phổ biến kế hoạch tác chiến của mình cho các trung đội trưởng tại sở chỉ huy. trung đội 1 sẽ leo thẳng lên sườn đồi bộ đội Bắc Việt chốt giữ trong khi trung đội 2 thì vòng sang bên phải. trung đội 3 sẽ tổ chức chi viện hỏa lực tại chỗ cho trung đội 1.

    Pháo bắn liên hồi kỳ trận cho đến tận cuối ngày. Sheehan tận dụng khoảng thời gian này để cho đại đội mình tiến tới. Suốt 90 phút đồng hồ, lính Mỹ phải chật vật mở đường tiến qua đám cây cối rậm rịt mọc bít sườn đông sống đồi. Sau cùng trung đội 1 cũng tới được vị trí tấn công. Thiếu úy Peter M. Hesser, chỉ huy đơn vị, mới nắm trung đội được vài tuần. Tốt nghiệp học viện Hải quân tháng 6 năm 1966, Hesser được điều về tiểu đoàn 2/3 chỉ 3 ngày trước khi nó lên tàu rời Okinawa. Đây sẽ là trận đánh lớn đầu tiên của anh. Thần kinh Hesser đang căng như dây đàn, anh chẳng muốn dẫn lính xuống khe tí nào hết. Để có thể tiếp tục tiến công, trăm sự đều nhờ tới viên trung sĩ trung đội phó Ruben Santos đầy kiên định.

    Cuối cùng, khi màn đêm bắt đầu buông xuống, Sheehan ra lệnh cho Hesser xuất kích.

    Santos đảm nhận việc chỉ huy cánh trái trong khi Hesser thì đi ở bên phải. Họ tiến xuống cái khe ngăn cách rồi bắt đầu leo lên sườn đồi có địch quân chốt giữ. Sau lưng họ, những khẩu M16 và M60 của trung đội 3 khạc đạn xối xả, ngõ hầu ko cho lính cố thủ địch ngóc đầu dậy. Xa về bên phải, trung đội 2 cũng đang bắn liên tu bất tận.

    Hesser nhớ lại: "Tuy hầu hết cây cối đều đã bị bom pháo quật đổ cả, có rất ít chỗ để mà ẩn nấp, nhưng chúng tôi vẫn tiến lên. Thế rồi địch khai hỏa và tất cả đều nằm rạp."

    Quyết chộp cho được vài tấm ảnh chiến đấu, Cathy Leroy xin thượng sĩ Janzen cho đi cùng trung đội Hesser. Biết chẳng thể nào khiến cô gái cứng đầu này thay đổi ý định, anh đành dẫn cô đến chỗ thiếu úy Hesser ngay trước lúc nó xuất kích. Đi đằng sau trung đội, Leroy chỉ chực ngã vì mặt đất đều đã bị bom, pháo cày nát. Trận đánh diễn ra dữ dội đến ko ngờ. Cô kể lại: "Khắp nơi cứ nháo nhào lên cả. Tiếng súng M16, tiếng gào thét của đám TQLC khiến tôi sợ chết khiếp đi được."

    Đi trước Hesser mấy bước, thiếu úy Hesser bảo lính xung quanh lấy lựu đạn ra. "khi tất cả đã sẵn sàng, tôi bảo bọn họ đồng loạt ném lên phía trên. Lựu đạn vừa nổ là tất cả lại xông lên. Hệt như trong phim huấn luyện."
    huymaya, samuelb, convitbuoc11 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cách Hesser ko xa, binh nhất quân y Vernon Wike dừng lại thở lấy hơi. Công việc leo dốc trong điều kiện mặt đất nhão nhoét khiến cho anh, dù mới 19 tuổi, rất khỏe mạnh, cũng mệt bở hơi tai. Anh là người Phoenix, Arizona, cao 1,83 nặng hơn 90 kg, cựu cầu thủ bóng bầu dục hồi còn ở quê nhà. Dù đến với nam VN từ hồi tháng 12, nhưng những tuần lễ dán đoạn ở Okinawa, đã khiến cơ thể anh trở nên lạ lẫm với kiểu khí hậu ác nghiệt của xứ xở này.

    Ở sườn đồi bên trên Wike, do bộ phận đi đầu của trung đội đã tiếp cận 1 số hầm chiến đấu địch, trung đội 2 buộc phải ngừng bắn. Đây cũng là lúc lần đầu tiên Wike nghe thấy tiếng nổ lốp bốp của súng AK-47. Ngay sau đó, trước mắt anh chưa đầy 7-8m, khẩu M16 của hạ sĩ William Roldan bị kẹt đạn. Thay vì kiếm chỗ nấp để sửa súng, Roldan chỉ quay sang phải cúi người kéo qui lát. Bộ đội Bắc Việt ở trên cao nổ súng bắn. Anh chàng người New York, 20 tuổi, ngã gục.

    Thiếu úy Hesser bò lên kéo Roldan về. Mấy người ở gần đó bắt đầu hét ầm lên "Quân y! quân y!"

    Từ vị trí của mình phía sau Hesser, Leroy thấy Wike lao lên. Lúc anh cúi xuống chỗ Roldan thì cô cũng giương cao máy ảnh. Mấy cành cây che mắt nên khiến cô phải bẻ hết rồi mới bấm được nút. Chỉ trong mấy giây đồng hồ cô đã chụp Wike loạt ảnh sau này sẽ chở thành 1 trong những tấm hình nổi tiếng nhất chiến tranh VN.

    Wike kể lại: "Tới gần tôi mới biết đó chính là ‘Rock'. Sáng hôm ấy chúng tôi còn nói chuyện với nhau. Cậu ta còn khoe chưa đầy 60 ngày nữa sẽ được về nước. Tôi cố lấy tay đè lên ngực cậu ấy nhưng máu nhoe nhoét khiến nó cứ trượt đi. Sau mới tìm thấy lỗ thủng nằm lệch về mé bên trái. Tôi vừa lấy băng ra băng, vừa nói chuyện với Rock, nhưng cậu ấy đã bất tỉnh. Sau đó tôi áp tai vào ngực cậu ấy. Tim vẫn còn đập nhưng yếu lắm. Đến khi thấy lỗ đạn trổ ra thì mới biết phổi cậu ta đã bị thủng. Thế rồi Rock chết."

    Tuy Wike đã từng nhìn thấy xác TQLC nhưng đây là lần đầu tiên 1 anh chứng kiến 1 trường hợp tử trận xảy ra ngay trước mắt mình. Cảm giác mất mát khiến anh buồn khôn tả.

    "Tôi trừng trừng nhìn lên đồi, cố phát hiện tên bắn tỉa. Cảm thấy cực kỳ thất vọng. Thế rôi tôi như hóa điên hóa dại, chỉ còn muốn báo thù.."

    Wike vươn người qua xác Roldan, nhặt lấy khẩu M16 của anh này, lấy vỏ đạn bị kẹt ra rồi xông lên sườn đồi. Anh vượt qua chỗ Leroy, khi ấy đã ngừng chụp vì ánh sáng yếu. Vừa xông qua anh vừa lầm bầm: "Tao sẽ giết hết chúng mày."

    Chưa được bao xa thì có tiếng gọi: "Đừng xông lên nữa, doc..J. K dính chấu rồi. Cậu cần phải giúp." Nghe thế Wike khựng lại, quay lưng. Cách đó 7-8 thước, hạ sĩ J. K. Johnson đang nằm ngửa sóng sượt.Wike vội lao tới.

    Thượng sĩ Janzen chứng kiến toàn bộ cảnh tượng xảy ra trước mặt. Anh đã phát giác chớp lửa đầu nòng súng của tay bắn tỉa đã hạRoldan. Từ vị trí mình trên sườn dốc đối diện, anh quất 1 tràng M16 vào căn hầm của đối phương. Dù chẳng biết có hiệu quả gì ko nhưng anh cũng cảm thấy đỡ bức xúc.

    Vừa giải quyết xong Johnson thì Wike lại nghe thấy tiếng gọi cứu thương bên trên dốc. Chạy tới 1 hố pháo, Wike thấy 1 TQLC bị đạn xuyên thấu đùi. Trong khi Wike đang băng bó vết thương thì Cathy Leroy cùng 1 phóng viên nữa ngồi phịch xuống bên cạnh. Họ nằm đó thở hổn hển; vừa do mệt vừa do bị kích động.

    Tiếng súng hầu như đã lắng. Thế rồi ở khu vực của trung sĩ Santos, súng lại nổ rộ lên. Hạ sĩ Richard T. Schmitz, 1 lính dưới quyền Santos, phát giác có động dưới 1 căn hầm. Hẳn do nghĩ nếu bắt được tù binh có thể khiến trung tá Delong thưởng cho 1 chuyến nghỉ dưỡng, Schmitz bỏ súng bò xuống cái hào trước mặt căn hầm.

    Phía bên kia khe, đại úy Sheehan nhận ra ý đồ của Schmitz. Đoán trước kết cục sẽ xảy ra, anh hét: "Đừng!" nhưng Schmitz cứ bỏ ngoài tai.

    Bộ đội Bắc Việt bắn gục Schmitz rồi lôi xác vào trong hầm. Hạ sĩ David M. Coleman chính mắt thấy Schmitz mất dạng. Bất chấp hiểm nghèo, Coleman nhảy xuống cái hào chật hẹp, tóm lấy chân Schmitz. Anh cùng địch quân giằng co quyết liệt. Nhưng đối phương đã nổ súng bắn xuyên qua người Schmitz, trúng Coleman 5 viên. Dù bị ngã, máu từ chân tuôn ra xối xả, Coleman vẫn chẳng chịu thôi.

    Trung sĩ trung đội phó Santos vọt tới. Sau khi đánh giá tình hình anh nhanh chóng kéo Coleman lên khỏi hào rồi giao lại cho 1 lính cứu thương. Sau đó anh lấy sợi dây thừng quấn vào chân Schmitz cố sức lôi ra.

    Lính Bắc Việt trong hầm lại nhả đạn. Santos ở gần đến độ chớp lửa đầu nòng súng khiến mặt và tay anh bị bỏng. Biết Schmitz đã chết, chẳng còn cách nào hơn Santos hô gọi đám lính đang vây xung quanh. "Ném tôi quả lựu đạn."

    Binh nhất Maras rút từ thắt lưng ra 1 trái lựu đạn, ném cho Santos. Người trung sĩ can đảm kéo chốt rồi hô lớn: "Lựu đạn sắp nổ."

    Anh đẩy quả lựu đạn qua xác Schmitz vào trong hầm. Ít giây sau nó nổ đánh ục. Santos lệnh cho quân dùng gỗ, đất bít chặt cửa ra vào.

    Lúc này trời đã gần tối. Ko còn thấy đạn từ các vị trí địch bắn ra nữa. Trận đánh kéo dài cả thảy chưa đến 10 phút đồng hồ. Sheehan ra lệnh cho số quân còn lại của đại đội Golf tiến lên dốc. Việc leo dốc dưới bóng tối tỏ ra còn vất vả hơn.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz8 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    loạt ảnh của Catherine Leroy do người dịch sưu tầm

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    samuelb, convitbuoc, caonam_vOz6 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Lên mới nửa chừng thượng sĩ Janzen đã thấm mệt. Anh dừng lại nhìn đám lính trẻ vượt qua với vẻ đầy ghen tị. Đã 36 tuổi nhưng anh chưa bao giờ chịu nhận là mình già..

    Sheehan gấp rút cho các trung đội lập chu vi phòng thủ trên đỉnh đồi. Anh muốn khi quân Bắc Việt quay trở lại thì tất cả đều phải sẵn sàng. Máy bay trực thăng được gọi tới để bốc thương binh tử sĩ ra. Trận giao tranh đã khiến 2 TQLC của trung đội thiệt mạng, 9 người khác bị thương. Tổn thất lẽ ra có thể nặng hơn nhiều. Rõ ràng bộ đội Bắc Việt đã rút đi từ trước, chỉ để lại 1 đơn vị cỡ tiểu đội nhằm kìm chân quân Mỹ.

    Đêm trôi qua yên tĩnh ko bị địch tập kích. Tuy nhiên binh nhất quân y Wike vẫn nghe thấy tiếng bộ đội trên gần cao điểm gần đó chửi chõ về. Anh kể "1 số TQLC ngoài tuyến đầu chửi lại. Cứ ngỡ bọn tôi sẽ bị nện nhưng ko chuyện gì xảy ra. Đúng là 1 đêm căng thẳng dài đằng đẵng."

    Rạng sáng, trung sĩ Santos phái 1 tổ đi lấy xác Schmitz. . Sau khi thu hồi xong xác Schmitz, TQLC ném thêm vào hầm mấy quả lựu đạn rồi bít kín lại, chôn hết những ai còn bên trong.

    Điện đài viên của đại đội gọi 1 trực thăng tới chở xác Schmitz. Khi chiếc máy bay tới nơi, Cathy Leroy liền nhảy lên. Cô cần về Sài Gòn gấp để tráng phim. Leroy kỳ vọng những bức ảnh mình chụp sẽ bán được cho 1 tạp chí của Mỹ.

    Đại úy Sheehan được lệnh lùi lại ngay sau khi Leroy đi. 2 mục tiêu trung gian ở về phía bắc và phía tây vị trí anh sắp sửa bị oanh tạc. Sau màn bắn phá, đại đội Golf sẽ tiến hành vận động chiến đến vị trí phía đông bắc cao điểm 881 Bắc. Sheehan truyền đạt lại lệnh trên cho các trung đội trưởng. Trong vòng vài phút đồng hồ, lính tráng đã thu dọn xong đồ đạc, sẵn sàng di chuyển. Chẳng ai tỏ vẻ nuối tiếc khi phải rời xa cái khu vực chết chóc ấy.





    Chương 10



    Thời điểm dẫn đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3 tiến lên cao điểm 861 hôm 30 tháng 4 năm 1967 thì đại úy Al Lyon, 27 tuổi, có lẽ là tay TQLC mãn nguyện nhất tại Khe Sanh. Anh mãn nguyện vì những gì hằng mong đã trở thành hiện thực: đó là được chỉ huy 1 đại đội tác chiến. Bỏ học đại học bang Ohio đi đăng lính TQLC năm 1958, tới năm 1963 Lyon trở thành sĩ quan sau khi được gửi đi học đại học lấy bằng rồi về phục vụ lại binh chủng. Anh đến nam VN tháng 8 năm 1966 trong đội hình tiểu đoàn 2, trung đoàn 26. Vừa nhận lon đại úy, anh liền cùng người bạn thân là Ray Madonna, chuyển đến tiểu đoàn 2/3. Nhưng khác với bạn, Lyon ko được cho nắm đại đội nào.

    Dù khát khao được chỉ huy 1 đại đội, anh phải tốn mất 6 tháng cho công việc tham mưu chán ốm ở hậu cứ. Những tháng đầu năm 1967 qua đi, anh ko khỏi có lúc cảm thấy kinh nghiệm, tri thức của mình trở nên uổng phí; sự nghiệp kết thúc từ đây. May mắn thay, trung tá Delong lại nhìn ra tiềm năng của Lyon. Trong quá trình 'nâng cấp' ở Okinawa, Delong đã chọn Lyon làm chỉ huy mới của đại đội Echo. Lyon sướng tưởng điên lên được. Anh đã cung cúc làm việc 8 tháng trời chỉ để chờ cơ hội này và giờ thì rốt cục cũng được toại nguyện. Anh thề mình sẽ chở thành đại đội trưởng giỏi nhất của binh chủng TQLC từ xưa tới giờ.

    Để đạt được mục tiêu đó, Lyon phải trông cậy tới các trung đội trưởng dưới quyền. Người quan trọng nhất trong số đó là thiếu úy James R. Cannon, 1 tay cứng đầu đúng chất TQLC. Anh sinh năm 1936 tại Fredericksburg, Virginia, lớn lên với lý tưởng tốt đẹp, ái quốc nhiệt tình. Dù còn 4 tháng nữa mới tròn 17 tuổi anh vẫn giở đủ mánh khóe để vào cho được TQLC. Vào binh chủng anh cứ như cá gặp nước vậy. Khó khăn gian khổ, kỷ luật khắc nghiệt, cùng sự tập trung tinh lực để hoàn thành nhiệm vụ hoàn toàn ko là gì đối với anh.

    Cannon đến miền nam VN tháng 8 năm 1965. Sau 5 tháng thì anh trở về nước theo học sĩ quan. Ít lâu sau đó anh được phong thiếu úy cùng lệnh điều động tới vùng chiến sự. Hết 4 tháng ở tiểu đoàn 2/26 thì tới tháng 10 năm 1966, anh chuyển đến đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3.

    Cannon nhanh chóng khẳng định mình là trung đội trưởng trì, xông xáo nhất và giỏi nhất toàn tiểu đoàn. Trên thực tế anh năng nổ đến độ 1 số lính trong trung đội coi là quá ‘húng’; chỉ vì máu chiến với quân thù mà anh sẵn sàng mạo hiểm tính mạng binh sĩ. Trong thời gian tái huấn luyện ở Okinawa có tin đồn về 1 âm mưu loại Cannon khi sang Philippin diễn tập. Chẳng ai biết tin đồn trên có phải là sự thật hay ko vì tiểu đoàn chưa bao giờ đi Philippin cả. tiểu đoàn từ Okinawa tới thẳng VN và TQLC đại đội Echo sẽ sớm có các mục tiêu khác để mà chống.

    Mục tiêu của đại đội Echo ngày 30/4 là cái gò nhỏ án ngữ hướng tiếp cận cao điểm 881 Bắc từ phía nam. Nếu chiếm được vị trí này thì khi tiểu đoàn tiếp tục đánh lên cap điểm, sườn trái của nó sẽ an toàn.

    Đại úy Lyon kể lại: "Tôi ngại nhất là vùng đất trũng nằm giữa 2 quả đồi. Cây cối lùm bụi rậm rạp dưới đó có thể che dấu 1 số lượng lớn bộ đội Bắc Việt. Do ngờ vùng đó có địch nên suốt cả ngày tôi luôn để mắt canh chừng."
    huymaya, samuelb, caonam_vOz9 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quãng gần trưa, khi đại đội tới gần mục tiêu, Lyon nhận được tin báo phát hiện 1 toán địch trên sống đồi bên sườn phải hay phía đông của mình. Do ko biết đây có thể là số lính Bắc Việt đang chạy thoát khỏi ổ phục kích của đại đội Hotel; anh cứ ngỡ đối phương đang vận động tới đánh mình. Anh tức tốc xin máy bay và trực thăng vũ trang đến không kích. Trong lúc máy bay oanh tạc, Lyon phổ biến kế hoạch tấn công của mình cho các trung đội trưởng. Trung đội 1 do trung úy Frank Izenour chỉ huy cùng trung đội 2 của Cannon được giao nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu trung gian. Trung đội 3, dưới quyền 1 dân ‘trì’ khác là thiếu úy John Eller sẽ chiếm lĩnh khu đất cao bên sườn phải, thực ra là 1 sống đồi nằm ngay phía tây nơi có số lính Bắc Việt đang bị không kích.

    Trung đội 1 và trung đội 2 vượt qua cây rừng rậm rạp tiến đến vị trí xuất phát tiến công. Cannon nhớ lại: " Nhìn xa thì thế nhưng tới gần mới thấy cây cối thật là rậm rịt. Cỏ mọc cao tới tận thắt lưng. Những bụi nứa che kín trên đầu."

    2 trung đội chưa kịp chuẩn bị tiến công thì bỗng nhiên súng nổ ầm ầm dọc bên sườn phải. Trung đội 3 đã đụng chuyện.

    Thiếu úy Clifton Canter, 23 tuổi, người Florida, chỉ huy trung đội hỏa lực đã tình nguyện tiến bên cánh phải cùng trung đội 3. Anh chẳng còn chỉ huy ai cả vì lính dưới quyền đều bị chia về các trung đội súng trường hết. Vốn là 1 tay ham đánh nhau từng cầm đầu trung đội 1 và làm đại đội phó được ít lâu, chẳng muốn ở lại sau với ban chỉ huy tí nào cả, Canter cứ thế đi cùng trung đội Eller.

    Trung đội 3 dễ dàng leo lên tới sống đồi rồi rẽ trái chuẩn bị theo nó tiến đến mục tiêu trung gian. 1 loạt M16 bỗng phá tan buổi sớm mai yên tĩnh. Tổ xích hầu của Eller vừa phát hiện trên khu đất cao bên phải có địch. Những loạt đạn trả lễ của đối phương vãi khắp sống đồi, khiến TQLC phải nằm rạp.

    Nằm dán mình xuống đất Canter chỉ mong sao có gì đó ngoài cỏ để nấp phía sau. Khi biết số lính bị thương trong tiểu đội dẫn đầu cần cứu chữa gấp, Canter đảo mắt tìm Eller, nhưng chẳng thấy đâu cả. Dù đây ko phải trung đội mình, Canter hiểu cần phải làm 1 cái gì đó. Anh bèn nhỏm thân người cao quá khổ dậy, lao lên phía trước.

    Thấy nhiều thương binh nằm sóng sượt, anh lập tức tổ chứ sơ tán họ ra dưới lằn đạn. Sau đó anh tập hợp 1 nhóm nhỏ TQLC, xung phong tới vạt cây bụi nghi có đối phương ẩn nấp. May sao chẳng có ai trong đó hết.

    Phát hiện 1 TQLC bị thương khác, Canter liền chạy đến quì xuống bên. Người này nằm sấp, bị 1 phát đạn xỏ qua cả 2 mắt cá chân. Canter lật anh này lại xem còn bị thương chỗ nào nữa ko. Chỉ tích tắc sau 2 viên đạn đã găm xuống đất ngay chỗ người thương binh vừa nằm. Bộ đội Bắc Việt ko hề có ý định bỏ cuộc.

    Lúc lật qua, cái bi đông của người bị thương nằm xuống dưới độn người anh nhô lên cao. Anh ta hét toáng: "Tôi nhô cao quá. Để tôi thấp xuống. Thấp xuống."

    Canter nhớ lại: "Nhô lên cao chừng 10cm dường như ko có gì đáng kể. Nhưng ngay sau đó có 2 viên đạn vù vù bay tới, 1 viên tiện phăng nút áo của anh ta. Tôi vội tháo thắt lưng để lôi cái bi đông dưới người anh ta ra. Nhờ thế anh ta mới bình tĩnh trở lại."

    1 lính cứu thương xuất hiện tới chăm sóc người TQLC.

    Do số thương vong của trung đội Eller tăng lên nhanh chóng, Lyon cử tiểu đội 3, trung đội Izenour của trung sĩ James J. Marden sang cứu. Dù đã đi lính TQLC được 3 năm nhưng Marden, 21 tuổi, chỉ mới sang nam VN chưa đầy 2 tuần. Anh mất đứt 2 năm rưỡi phục vụ trong đơn vị TQLC phối thuộc theo tàu USS Boston, 1 tuần dương hạm đóng ở thành phố Boston quê nhà. Marden kể: "Cuộc sống tù túng trên tàu khiến tôi rất bực bội, cứ đòi thuyên chuyển sang VN miết. Cuối cùng, phải mất tới 2 năm trời tôi mới thoát được khỏi nơi đó."

    Vào đầu tháng 4, Marden tới đảo Okinawa trong tình trạng là 1 hạ sĩ nhất chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Dù có thế chăng nữa, anh vẫn được thăng ngay lên trung sĩ nắm quyền chỉ huy 1 tiểu đội toàn cựu binh. Điều đó khiến họ rất tức tối. Marden kể: "Tôi cũng thấy ức chế nhưng vẫn cố gấp rút học hỏi, lắng nghe lời bảo ban của đám lính cựu."

    Giờ đây trong lúc phóng vội qua 1 cái mương cạn leo lên sườn sống đồi tiến đến nơi thử lửa đầu tiên của mình, Marden cố ôn lại những gì đã học trong trại tân binh cùng các khóa học từ xa của binh chủng hồi còn trên tàu Boston. Mọi thứ đã học bắt đầu quay trở lại. Anh cho lính dàn hàng ngang trên sống đồi rồi bắt đầu vận động về phía đỉnh. Chưa được bao xa thì Marden nhận lệnh qua điện đài bảo dừng lại, dùng lựu đạn khói đánh dấu vị trí mình. Anh lập tức thi hành. Lại có thêm trực thăng vũ trang bay tới oanh kích đối phương.

    Trong khi ấy, thiếu úy Canter nhặt lấy 1 khẩu M16 của lính Mỹ thương vong. Mới bắn được mấy loạt thì bị 1 phát đạn AK-47 bắn trúng cẳng tay. Viên đạn cày dọc, xé toạc thịt da khiến máu phun có vòi.

    Như có phép màu, 1 lính cứu thương xuất hiện lấy băng ra băng cẳng tay gãy. Canter theo sống đồi lui xuống. Anh chẳng chạy được xa. Bộ đội Bắc Việt đã chọn anh làm mục tiêu nổ súng. Viên đạn bắn vỡ tan cái máy ảnh Nhật anh để trong túi áo rồi găm vào bàn tay phải. Lực tác động khiến anh ngã quay lơ.

    Người lính quân y lúc nãy lại chạy đến, băng cho Canter lần thứ nhì. Đúng lúc đó bộ đội Bắc Việt lại nhắm bắn. Đạn đi trượt mục tiêu nhưng lại trúng Canter.
    huymaya, samuelb, Braverr9 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Canter hồi tưởng lại: "Viên đạn lẽ ra giành cho tay doc đã trúng mông phải tôi. Nó làm vỡ xương hông xuyên xuống tới tận đầu gối nhưng ko trổ ra ngoài. Đạn khiến dây thần kinh bị đứt, chân phải tôi bị liệt. Đau khủng khiếp. Tay cứu thương xé quần tôi ra kiểm tra lỗ đạn rồi băng tay cho tôi. Chắc cậu ta ko biết chân tôi bị nặng tới dường ấy."

    "Sau khi cậu ấy rời đi tôi nằm đó nghĩ mình là người cuối còn sống sót trên đồi. Chẳng còn súng. Nếu kẻ địch đến tôi quyết dùng quả lựu đạn cuối cùng đồng qui ư tận."

    Đang nằm chờ chết bỗng có 2 TQLC trẻ xuất hiện cạnh bên. Do đang đi tìm nên gặp anh họ rất mừng. 2 người phải hết sức vất vả mới khiếng được thân hình quá khổ của Canter tới bãi đáp. Ai đó tiêm cho anh 1 mũi morphine. Dù chưa hết đau nhưng ít ra anh cũng biết là mình sống rồi. Không lâu sau đó 1 trực thăng CH-46 bay đến. Anh được cho lên tàu, bay đi, bắt đầu hành trình của 1 thương binh từ chiến trường tới quân y viện.

    Trong khi chờ hiệu lệnh tấn công, thiếu uý Cannon phát hiện 1 số hầm chiến đấu địch đang bắn về phía trung đội 3. Nóng lòng tham chiến nhằm giải tỏa áp lực cho trung đội Eller, Cannon gọi điện đài cho Lyon xin được công kích. Lyon chấp thuận. Cannon và Izenour liền ra dấu cho quân dưới quyền tiến lên.

    Cannon kể: "Địa hình phức tạp khiến việc chỉ huy khá khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn dùng máy truyền tin phối hợp cố làm sao cho 2 đơn vị tiến song hành. Được chừng nửa đường thì nghe nhiều phát súng nổ. Điều tiếp theo tôi nhận biết là mình nằm ngửa, cậu lính điện đài đang túm quần áo tôi giật lấy giật để. 1 phát AK đã trúng ngực trái ngay phía trên tim. Thế mà lạ lùng thay nó lại chưa xuyên được vào. 1 viên đạn khác sượt qua tay trái, chui vào ba lô khiến 1 lon đồ hộp bị thủng. Viên thứ 3 phá hỏng khẩu phóng lựu M79 tôi mang theo.

    Cannon cố lấy lại bình tĩnh, tiếp tục tấn công. Ít phút sau 2 trung đội ùa ra khỏi đám cỏ cao. Điểm cao khống chế nơi gò nằm trước mặt chỉ chừng vài mét. TQLC nhanh chóng tràn lên khắp quả đồi. Chiến thuật của họ đã hiệu nghiệm. Ko thấy địch bắn ra nữa. Số bộ đội đang đối mặt với trung đội Eller rút chạy, tạo điều kiện cho trực thăng vũ trang tới triệt xuất thương binh. Sau đó trung đội 3 rút lui, nhập cùng tiểu đội của Marden và quay về với các số quân còn lại của đại đội.

    Vào lúc này đại úy Lyon cùng ban chỉ huy đã tới chỗ cái gò. Cannon cùng Izenour cũng vừa quét sạch toàn khu vực. Rõ ràng bộ đội Bắc Việt mới chốt giữ nhiều nơi quanh đây: Khá nhiều hố chiến đấu cùng hàng chục căn hầm rải rác khắp nơi. Cả những chú tân binh còn non nhất cũng phải nhận thấy rằng địch rất mạnh.

    Lyon lệnh tung quân thám sát ra nhiều hướng. Các tiểu đội nhận chỉ thị phát quang cỏ rậm dọn sạch xạ trường. Những TQLC khác tiếp tục đào sâu thêm số hố chiến đấu. Ai cũng chắc mẩm là đối phương sẽ còn trở lại. Những chốt cảnh giới được bố trí lúc hoàng hôn. Suốt đêm hôm đó thực hiện chế độ 50% quân số thức gác.

    Đêm ấy đại đội Echo ko thấy địch thăm dò. Sáng mùng 1 tháng 5 khi mặt trời ló rạng phía chân trời, ai nấy cùng thở phào nhẹ nhõm. Lính tráng bắt đầu những công việc thường làm mỗi buổi sáng của mình. Lên kế hoạch đi tuần tiễu, các chốt cảnh giới trở về chu vi phòng thủ, những bàn tay đói ngấu mò khắp ba lô tìm thứ gì dùng điểm tâm, lấy cồn khô ra đun cà phê sáng. 1 vài binh sĩ lấy đồ nghề ra cạo râu. Viên sĩ quan điều không tiền tuyến, lần đầu tiên làm nhiệm vụ dưới mặt đất, đặt cái gương lên chạc cây, thoa xà phòng, lướt lưỡi dao cạo khắp mặt.

    Đám lính cựu nghe thấy nó trước nhất - tiếng 'thum' đặc trưng của 1 quả đạn cối vừa rời nòng súng. Tiếp ngay sau đó lại thêm nhiều tiếng 'thum thum' nữa

    "Pháo kích! Pháo kích!" những tiếng kêu tuyệt vọng vang lên khắp cái gò.

    TQLC tranh nhau nhảy xuống hố. Mọi người xô đẩy chen chúc tìm chỗ nấp. Hầu hết là thành công nhưng cũng có những người ko tìm được.

    Binh nhất Donald E. Hinman, lính thuộc quyền Cannon, đã theo nghiệp TQLC được 3 năm nhưng mới chỉ gia nhập đại đội Echo tại Okinawa trước đó 1 tháng. Tuy còn lạ lẫm trước tiếng đạn cối rót xuống nhưng khi nhìn mọi người xung quanh chạy cuống cuồng anh cũng hiểu ra vấn đề. Hinman lao về hố của mình cùng 2 tân binh khác. Tí nữa thì kịp.

    1 quả đạn cối đáp xuống giữa anh và 2 cậu bạn thân. Những mảnh sắt nóng đỏ găm chi chít vào ngực trái và cánh tay chàng trai 20 tuổi. Anh gục xuống cách cái hố chỉ vài bước chân. Trung sĩ Billy J. Like, tiểu đội trưởng, nhảy lên tùm cổ áo Hinman kéo về hố mình.

    Ngực và tay trái đại úy Lyon cũng dính mảnh cối. Dù vậy anh vẫn chạy về được hố của mình.

    Chẳng hiểu vì lý do gì mà tay sĩ quan điều không tiền tuyến dường như ko hay biết về mối nguy hiểm. Có lẽ là lính mới nên anh ta ko hiểu nổi những gì đang xảy ra. Hoặc cũng có khi do quá tập trung cạo râu nên anh quên đi hết mọi thứ quanh đó. Dù gì đi nữa thì khi quả đạn cối đáp xuống sau lưng anh cũng chẳng hay. Anh bị 1 mảnh cối lởm chởm cắm vào sau ót, toác cả sọ, gục xuống nằm 1 đống.

    Gần 20 quả đạn cối rải khắp chu vi phòng thủ với độ chính xác đến lạ kỳ. Mảnh kim loại xuyên thủng mọi thứ trên mặt đất. Khi cối địch ngừng bắn, đến lượt những loạt súng cá nhân cày khắp chu vi. Thế rồi mọi thứ dần dần lắng xuống.
    huymaya, samuelb, filber708 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    TQLC cùng các lính cứu thương thận trọng nhô lên khỏi hố, tổ chức cứu chữa thương binh. 3 lính Mỹ bị giết ngay tức khắc, 16 người khác bị thương. Chẳng ai có thể giải đáp được liệu sẽ có bao nhiêu người sẽ thoát nạn nếu như họ được mặc áo giáp của mình.

    Hạ sĩ nhất Fred Monahan, lính thám báo phối thuộc cho đại đội Echo vẫn còn nhớ rõ viên sĩ quan FAC: "Máu trộn lẫn với kem cạo râu. Nó gây ấn tượng đặc biệt vì chỉ có sĩ quan mới cạo bằng kem. Lính thì toàn cạo khô mà thôi."

    Đại úy Lyon ko nghĩ người sĩ quan FAC qua nổi: "vết thương quá nặng. Tôi cứ chắc mẩm anh ta sẽ chết trước khi trực thẳng tản thương tới." (33 năm sau, trong 1 cuộc họp mặt của tiểu đoàn 2/3, Lyon vô cùng ngạc nhiên khi tái ngộ anh này).

    Thương binh, tử sĩ được đưa tới bãi đáp chờ trực thăng đến. Hinman đang nằm trên tấm poncho, nói chuyện với 1 nhóm TQLC. Anh nhớ lại: "Thình lình ai đó lại gào lên 'pháo kích!'. Chưa kịp hiểu chuyện gì thì tất cả đều đã chạy biến, để lại đám thương binh nằm trơ trọi, chẳng ai chăm sóc."

    Hinman cực kỳ nhẹ nhõm khi thấy đạn cối rơi xuống cách đấy khá xa. Cuối cùng thì trực thăng tải thương cũng đến. Hinman cùng những người khác được cho lên máy bay, giông tuốt.

    1 lính cứu thương đã đeo thẻ sơ tán cho đại úy Lyon, nhưng anh đã giật nó ra vứt. Lyon kể: "Đời nào tôi chịu ra đi dễ dàng như thế. Trầy trật lắm mới được cho nắm 1 đại đội. Nếu bỏ đi thì có lẽ tôi chả bao giờ còn cơ hội khác nữa."

    Trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên làm nhiệm vụ, đại đội Echo đã thiệt mất hơn 2 chục binh sĩ, chiếm quá 10% tổng số quân. Vì lý do đó mà mũi tiến công của đại đội Echo lên cao điểm 881 Bắc bị chậm trễ. Thay vì thế, đơn vị vẫn tiếp tục giữ nguyên vị trí, tung quân ra thám thính, thăm dò xem còn kẻ địch nào bu bám hay ko?

    Trung sĩ Marden dẫn tiểu đội tiến ra sục sạo sống đồi lân cận. Anh kể lại: "Đầu tôi lúc nào cũng nghĩ tới lệnh trinh sát bằng hỏa lực. Trước tới giờ chúng tôi chưa bao giờ làm thế."

    Viên trung sĩ cho tiểu đội đi theo hướng đông bắc. Tới chân sống đồi, Marden bảo lính dưới quyền nã đạn M16 lên phía trên. Anh cực kỳ sốc khi thấy khẩu nào cũng kẹt đạn chỉ sau 1 vài phát bắn. Marden kể "Ai cũng sợ vãi đái. Đây là lần đầu chúng tôi thực sự bắn thử kể từ lúc nhận súng ở Okinawa. Việc tất cả cùng bị hóc thì quả là đáng sợ. Tôi vội lệnh cho mấy tay súng M60, M79 vãi đạn khắp khu vực để số còn lại sửa súng."

    1 toán thám thính khác tìm ra khu vực địch dùng làm trận địa cối. Bệ bắn được làm bằng gỗ đặt phía sườn bên kia của quả đồi lân cận. Ngoài ra, toàn bộ khu vực rải rác rất nhiều hố cá nhân, hầm chiến đấu. Mọi nghi ngờ về việc có quân Bắc Việt ở vùng này hay ko đều đã tan biến. Đối phương rất mạnh và đang theo dõi sát sao TQLC.

    Đoan chắc bộ đội Bắc Việt trên mấy ngọn đồi đông đảo hơn ước đoán của những người khác, trung tá Delong chọn cách sử dụng tối đa hỏa lực hỗ trợ. Cho cả 3 đại đội dưới quyền giữ nguyên vị trí, ông hạ lệnh cho phi pháo bắn phá ko hạn chế suốt ngày khắp điểm cao 881 Bắc.

    đại đội Golf, đại đội mạnh nhất của tiểu đoàn 2/3, kiên nhẫn chờ trên sườn đông cao điểm đợi mục tiêu đầu tiên của mình được 'chuẩn bị' xong. Tới tầm 10g sáng, khi pháo binh thôi bắn, đại úy Sheehan liền cho đại đội tiến lên. Sau khi chiếm xong gò đất, lính Mỹ dừng lại chờ pháo binh dập nát mục tiêu kế tiếp.

    1 trong số các pháo đội ở Khe Sanh đã phạm sai lầm. Nếu tính từ cao điểm 881 Bắc tới cứ điểm, thì đại đội Golf nằm ngay bên dưới làn đạn. Dưới trận pháo hú vù vù qua đầu, ko ai nghe thấy tiếng rít của những quả đạn chệch mục tiêu. Quả pháo 105mm đầu tiên lao xuống chân gò đất có đại đội Golf đứng chân. Trong nháy mắt sau đó thêm 2 quả nữa xoèn xoẹt dập xuống, 1 gần sở chỉ huy còn 1 cao hơn tí chút.

    Điện đài viên của thiếu úy Brian R. Jackson, tiền sát pháo binh, chộp lấy ống nói gào thất thanh vào micro: "Check fire! Check fire!"

    Không quả pháo nào dập xuống nữa.

    Sai lầm trên đã khiến 3 TQLC thiệt mạng, nhiều người nữa bị thương. Trong số chết có 1 trung sĩ mới cưới vợ, sáng đó vừa từ hậu cứ theo đại đội ra chiến trường, để có cơ hội chứng kiến cảnh đánh nhau.

    Trong lúc chờ trực thăng tản thương, Jackson để ý thấy 1 số TQLC nhìn anh lườm lườm. Anh kể: "Hẳn là họ qui trách nhiệm cho tôi về trận pháo. Bọn họ đâu biết là chuyện này tôi chả dính dáng gì. Trên tiểu đoàn mới chính là nơi xin pháo kích."

    Chàng trai 22 tuổi người Rhode Island rất buồn vì tai nạn. Anh mới về đại đội Golf sau thời gian đi cùng đại đội Bravo, tiểu đoàn 1, trung đoàn 12 ởOkinawa. Anh kể: "Tuy đã là sĩ quan pháo binh hơn 1 năm nhưng tôi chưa bao giờ thấy sự hủy diệt của đạn pháo lại kinh đến thế. Nó khiến tôi ớn lạnh cả xương sống."

    1 tiếng đồng hồ sau khi đám trực thăng bay đi, đại đội Golf đã đứng trên chóp mục tiêu thứ nhì của mình hôm ấy. Quả đồi nhỏ vẫn đầy rẫy bằng chứng cho thấy địch quân mới vừa ở đây. TQLC phát hiện 1 khu hầm rộng lớn. Lục soát các căn hầm thu được 1 số trang bị cùng 1 ít đạn. Ai cũng cảm thấy đối phương hãy còn đeo bám quanh đây. đại đội Golf tận dụng hầm chiến đấu địch tổ chức nghỉ đêm. Đại úy Sheehan tổ chức nhiều tổ cảnh giới, dặn dò họ hết sức đề cao cảnh giác. Khả năng địch thủ tổ chức phản kích đêm là khá lớn.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Cường độ, thời gian kéo dài của các trận oanh kích diễn ra trong ngày 1 tháng 5 theo lệnh của trung tá Wilder và trung tá Delong vào những mục tiêu của họ dường như chưa bao giờ thấy trong cuộc chiến VN. Có tới gần 1500 quả đạn pháo 105mm và 155mm đã được dập xuống 2 quả đồi 881 Nam và 881 Bắc. 166 lần chiếc máy bay đã ném xuống đó gần 3000 tấn bom, trong đó số bom tấn là 130 quả. Bom, pháo tập trung đánh phá cao điểm 881 Bắc cả buổi sáng, sang tới chiều thì dồn sức oanh tạc điểm cao 881 Nam.

    Dù bị oanh kích suốt ngày, quân Bắc Việt vẫn điều được lực lượng mới tới thay cho số quân đã mệt mỏi. Trong ngày 1/5, chỉ huy đối phương đã rút trung đoàn 18 bị suy yếu khỏi khu chiến. Trung đoàn 95 của sư 325C, đã hành quân len lỏi qua các ngọn đồi trong vùng tới chiếm lĩnh trận địa trên cao điểm 881 Bắc. Đơn vị bộ đội còn sung sức này rất háo hức giao chiến với TQLC Mỹ.

    Trung tá Wilder tận dụng thời gian oanh kích để tập hợp, củng cố tiểu đoàn 3/3. Sáng mùng 1 tháng 5, ông lệnh cho đại úy Bennett cùng số những người còn sống sót của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 trở về tiểu đoàn bộ.

    Thiếu úy Cialone hãy còn nhớ khi về tới sở chỉ huy "đóng trên điểm cao, sườn dốc đứng, leo lên rất khó khăn. Đại úy Griggs mới đi nghỉ dưỡng về đôi ba bữa và đã chứng kiến trận đánh từ sở chỉ huy tiểu đoàn. Anh vươn người ra nắm tay từng người kéo lên, miệng nói những lời động viên." Đại úy Griggs sau này kể lại: "Trận đó, đại úy Bennett cùng TQLC đại đội Mike đã chiến đấu rất dũng cảm. Tôi luôn tự hào về bọn họ."

    Tới trưa thì trực thăng đến. Số quân đã kiệt sức của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 lên máy bay bay về Khe Sanh. Sau đó những chiếc trực thăng này lại chở đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 tới sở chỉ huy tiểu đoàn. Họ sẽ đảm nhận vai trò dự bị cho tiểu đoàn 3/3.

    Do là đơn vị cuối cùng của tiểu đoàn 2/3 đến với căn cứ Khe Sanh nên đại đội Foxtrot được ở lại đó làm lực lượng dự bị. Lính đại đội Foxtrot giành phần lớn thời gian để thủ trong các boongke, lô cốt trong căn cứ và tổ chức những cuộc tuần tiễu cục bộ. Tuy nhiên điều đó cũng ko khiến họ thoát được nỗi kinh hoàng của những trận đánh diễn ra trên các cao điểm ấy.

    Binh nhất William Ryan nhớ lại: "Hầu như ngày nào chúng tôi cũng ra tuần tiễu ngoài khu vực phía nam của cứ điểm nhưng chưa hề đụng độ hay phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào của quân thù. Tuy vẫn nghe thấy tiếng bom, pháo nện ình ình trên mấy cao điểm ấy nhưng cuộc chiến dường như ở đâu đó xa lắc xa lơ. Thế rồi tôi tản bộ về phía đường băng."

    Những gì trước mắt khiến anh choáng váng. "Dọc theo phi đạo là 1 hàng dài dằng dặc túi xác được xếp ngay ngắn. Ko thể tin nỗi chúng lại có nhiều đến thế. Tôi chỉ biết tự hỏi chuyện quái gì đang diễn ra ngoài kia vậy?"

    Trung sĩ trung đội phó Bob French có thể giải thích điều này. Anh là người tới phụ giúp đưa các tử sĩ xuống máy bay trực thăng. Trung tá Delong nói là làm. Ông đưa hết các đơn vị hậu cần, bảo đảm lên Khe Sanh tạo thành cái trung đội 'lâm thời' của French. Ở đây, những TQLC 'hạng nhì' dưới quyền French góp nhân lực phòng thủ các công sự, làm những công việc lặt vặt khắp căn cứ. Nhưng mỗi khi rảnh rỗi, trung sĩ French và các TQLC của mình liền dốc sức ngay vào việc đưa thương binh, tử sĩ xuống khỏi trực thăng. "Thương binh được đặt trên các túi xác đôi khi cao đến cả 2 lớp. Công việc thật kinh khủng nhưng vẫn phải làm cho xong. 1 số thượng sĩ ở tuyến sau cứ càm ràm mãi chuyện tự nguyện này, bảo hạ sĩ quan lẽ ra phải được miễn. 1 gã còn dọa sẽ đưa tôi lên bản báo cáo. Tôi bảo gã cứ việc và cút đi cho khuất mắt.

    Đại tá Lanigan đưa đại đội Echo, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9 tới thay đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 làm dự bị. Đơn vị này tới Khe Sanh khoảng trưa ngày 1/5. Đại úy William Terrill lại bố trí lính dưới quyền vào những vị trí 'thân thuộc' quanh cứ điểm. Anh điều trung sĩ Spencer Olsen cùng trung đội lên chốt trên cao điểm 861, quyết ngăn ko cho địch quay trở lại. Tuy chẳng hề mong gặp lại ngọn đồi chết chóc ấy sau trận đánh ngày 16/3 nhưng Olsen đã trở lại với 861 thật và đóng ở đó suốt 2 tuần lễ trước khi được thay ra.

    Màn oanh kích bằng bom phá và đại bác lên cao điểm 881 Nam lại tái khởi động lúc rạng sáng ngày ngày 2/5. Từ các vị trí của mình gần chân đồi, TQLC các đại đội Kilo và Mike, tiểu đoàn 3/9 tuy ko nhìn thấy điểm nổ nhưng ai cũng nghe rõ tiếng ầm ầm cùng động cơ máy bay phản lực gào rú khi nhào xuống cắt bom. Binh nhất Charles Saltaformaggio, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 nói: "Nghe thật hả lòng hả dạ."

    Tuy nhiên ở gần chỗ oanh kích cũng có những nguy hiểm của nó. Binh nhất Ernest Murray, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 hãy còn nhớ cảnh mảnh bom, pháo rơi cắm phầm phập xuống mặt đất xung quanh TQLC. Vài người còn thấy có cả thịt xương con người nữa.

    Đang chúi đầu dưới hố giữa 1 lượt không kích, thiếu úy Edward Kresty, phải né qua bên để nhường chỗ cho 1 người khác. Đúng lúc đó có tiếng nổ inh tai. Kresty kể: "Chẳng hiểu có phải pháo hụt tầm hay cối quân địch ko mà miểng của nó đã trúng cẳng tay và bàn tay phải tôi. Khiến cả cánh tay sưng tướng."

    Kresty vừa mới kiếm cho mình chiếc huân chương quả tim tím thứ 3 trong 2 cuộc chiến tranh.

    Đúng 11g, tất cả các khẩu pháo ở Khe Sanh đều giã xuống cao điểm 881 Nam cấp tập. Suốt 15 phút đồng hồ hết quả đạn này đến quả đạn khác xé không trung lao xuống, nổ rền ko dứt. Khi pháo ngừng bắn, Wilder phát hiệu lệnh: Các đại đội Mike và Kilo, tiểu đoàn 3/9 bắt đầu tiến.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz7 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Giles, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 đi theo đường của trung úy Woodall khi trước tiến lên cao điểm. Anh thấy 1 sự tĩnh lặng đến kỳ quái. "Chỉ nghe thấy tiếng thở của TQLC cùng tiếng trang bị họ va đập kêu lenh keng. Có lẽ chúng tôi là những người duy nhất có mặt ở đó. Lên được 2/3 quãng đường, Giles nhìn thấy cái hầm đầu tiên của lính Bắc Việt. Chỉ liếc sơ qua đã biết nó được xây cực kỳ chắc chắn.

    Lần theo đường của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, thiếu úy Kresty ko thể tin nổi đường đi lại dốc đến thế. Anh đã phải nhiều lần túm lấy rễ cây đu mình lên. Sao có thể đánh nhau trong hoàn cảnh này được? anh tự nhủ.

    Nhiều TQLC tiến lên đồi với quyết tâm báo thù hừng hực nhưng cũng ko phải ai cũng đều có tâm trạng 'khát máu' đến thế. Binh nhất Saltaformaggio cảm thấy sợ hãi khi phải lên đồi trở lại. Anh chẳng bụng dạ nào để báo thù mới dứt điểm cả. Tất cả những điều anh qua tâm chỉ là lại thêm 1 ngày nữa của cuộc chiến.

    Sau khoảng 90 phút thì 2 đại đội lên tới đỉnh cao điểm 881 Nam. Họ vừa ngạc nhiên lẫn thất vọng trước những gì bày ra trước mắt. 2 ngày bắn phá liên tục khiến đỉnh đồi trở nên trọc lóc. Mức độ hủy diệt khiến binh nhất Murray phải kinh ngạc: "Hầu như chẳng còn cái cây, ngọn cỏ. Đâu đâu cũng thấy vết cháy xém của napalm, hố bom chi chít khắp nơi, đất đá lộn nhào hết cả."

    Hạ sĩ Arthur Gennaro, đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 thậm chí còn ko nhận ra quả đồi nữa. Anh viết về cho cha, mẹ: "Hầu hết cây xanh đều biến mất; chả thể nhận ra quả đồi nữa."

    Chẳng hề có sự báo thù nào hết. Sau 1 hồi lục soát khắp quả đồi, TQLC mới nhận ra rằng bộ đội Bắc Việt đã rút hết. Tuy chẳng làm thế nào biết được đối phương đã rút bằng cách nào hay thời điểm rút của họ, nhưng ngay cả những dấu vết cho thấy địch quân từng hiện diện cũng ko có nốt. Ko có gì hết. (Mãi về sau TQLC mới biết vì lòng đất dưới các quả đồi ở Khe Sanh chi chít hang hốc, địa đạo nên kẻ địch có thể thoát thân đễ dàng.) Đại úy Giles cũng thấy khó tin trước cảnh tượng mình chứng kiến. "Có thể vào lúc chúng tôi rút ra để pháo binh làm việc, lính Bắc Việt đã dọn dẹp sạch sẽ. Dọn triệt để. Thậm chí cả vỏ đạn cũng chẳng thấy đâu. Thật khó tin rằng địch lại làm được điều ấy."

    Những gì TQLC tìm được chỉ là thi hài của những đồng đội bị chính họ bỏ lại. Hầu hết những cái xác đều tan nát bởi hàng trăm tấn thuốc nổ giáng xuống đỉnh đồi.

    Các hạ sĩ quan được lệnh tổ chức thu nhặt tử thi lính Mỹ. Thượng sĩ John Hatfield bước đến chỗ binh nhất John Krohn, tiền sát viên pháo binh, cùng 1 nhóm binh sĩ, nói: "Okay, Krohn, làm việc nào." TQLC dùng xẻng đào hào xúc từng mảnh xác bỏ vào poncho. Ngoài thẻ bài ra thì hầu như chẳng tài nào xác định nổi danh tính bọn họ.

    Doc Hoffman, lính quân y đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 cũng tham gia thu nhặt xác chết cùng 1 nhóm TQLC cùng đại đội. Anh kể lại: "Chúng tôi dùng xẻng moi 1 TQLC ra khỏi hố bom, anh bị lấp hết chỉ lòi có cánh tay ra ngoài. 6 tháng trước đó, khi tình nguyện rời vị trí hợp ý trong 1 quân y viện ở Nhật Bản, trở thành lính cứu thương TQLC ngoài chiến trường, Hoffman có ngờ đâu lại gặp phải cảnh đau lòng này. "Cả buổi chiều, chúng tôi chỉ làm mỗi việc nhặt nhạnh từng mảnh xác, đeo thẻ bỏ vào bao."

    Đang tiến hành thu dọn chiến trường, 1 TQLC lại gần đại úy Giles. Anh ta vừa tìm thấy xác 2 trung úy Woodall và Hepner nên đến hỏi xem liệu đại úy có muốn 'gặp' họ?. "Không." Giles nói giọng rất dứt khoát. Anh chỉ muốn lưu giữ hình ảnh trẻ trung sôi nổi của bọn họ trong ký ức mình.

    Hạ sĩ Gennaro vẫn nhớ như in cái mùi hôi nồng nặc ở đó: "Thứ mùi chỉ muốn nôn. Chả ai trong chúng tôi nuốt thức ăn nổi. Phải mất tới 2 ngày trời mới tìm ra tất cả. Thế mà cái mùi tử khí ấy vẫn cứ lẩn quẩn trên ngọn đồi suốt 1 thời gian dài."

    Hạ sĩ Ira Johnson, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 tìm thấy xác cậu bạn thân thời còn ở trại huấn luyện tên Robert Schley. "Sau khi lục lọi mọi căn hầm nghĩ đã tìm thấy hết quân mình cả rồi vậy mà khi trở xuống chúng tôi mới bắt gặp Schley. Một cách hoàn toàn tình cờ." Mãi 1 năm sau đó Johnson mới biết gương dũng cảm của Schley trên cao điểm 881 Nam.

    Mãi tới tận hôm sau mới thu thập được hết các tử sĩ. Trực thăng chở xác họ về Khe Sanh, nơi có trung sĩ French cùng lính dưới quyền với công việc chẳng thích thú gì là đưa những bọc poncho xuống. Từ Khe Sanh tử thi cùng những mảnh thịt vụn được đưa về nhiều nhà xác nhằm xác định danh tính, làm thủ tục pháp lý trước khi gửi về Hoa Kỳ cho gia đình.

    Nhiều thi hài được đưa tới nhà xác trên tàu USS Princeton, 1 hàng không mẫu hạm thời chiến tranh TG 2, nơi có 1 bộ phận thuộc tiểu đoàn 2/3 trú đóng. Trung sĩ trung đội phó Edward Crawford, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/3, đang nằm trên 1 chiếc giường trong bệnh viện trên tàu để dưỡng thương thì có vị đại tá hải quân tới hỏi.

    "Cậu biết xử lý mìn bẫy ko hả?"

    "Dạ có, biết chút chút. Thưa sếp. Nhưng mà sao ạ?"

    1 sĩ quan quân y giải thích rằng trong số tử thi đang nằm trong nhà xác trên tàu có 1 đã bị gài trái nổ. Bộ đội Bắc Việt đã nhét lựu đạn vào trong hộp sọ người này. Chẳng ai biết xử trí ra sao cả.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz8 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko chút ngần ngừ, Crawford bảo để mình lo chuyện đó. Mấy thương binh khác cứ giục ông khoác thêm nhiều cái áo giáp lên người. Dù vậy ông vẫn đùa: "Nếu nó nổ thì đám này nhằm nhò gì."

    Sau khi những người gần đó đã được sơ tán hết, Crawford bước vào nhà xác. Chẳng mấy chốc ông đã hiện ra với 1 trái lựu đạn Mỹ cầm trong bàn tayđầy máu. Ông rón rén qua nhiều lối đi tới 1 ô cửa mở, bước ra ngoài ném nó xuống biển.

    Trên đường về khoang, 1 trong số những người chứng kiện nhận thấy Crawford ko mặc áo giáp nữa. Vì quá vướng, ông đã cởi chúng ra bỏ lại chỗ nhà xác.

    Trở lại cao điểm 881 Nam, trung tá Wilder lúc này đang bị 1 đám ký giả vây kín. Máy bay trực thăng đã chở tới hơn 40 phóng viên. Suốt 1 giờ qua họ đã lang thang khắp quả đồi, chụp ảnh, phỏng vấn các TQLC. Xong việc bọn họ ùa về chỗ trực thăng được Wilder bố trí sẵn đòi chở mình về phi đạo để viết bài.

    Wilder nói: "Xin lỗi. Ko ai được đi khi vẫn còn thương binh tử sĩ. Các bạn sẽ đi sau khi chúng tôi xong việc."

    Đám nhà báo giận điên lên. Họ ko muốn ở gần nơi nguy hiểm mà chỉ muốn ghi lại hậu quả mà thôi. Wilder quyết ko nhượng bộ. Cuối cùng phải đến khi hoàng hôn buông xuống, ông mới cho phép họ đi. 1 số phóng viên đã viết đơn khiếu nại gửi Lực lượng thủy bộ III nhưng Wilder chẳng thèm qua tâm.

    Xế chiều hôm đó khu vực Khe Sanh có giông lớn. Những đám mây đen vần vũ trên các chóp núi, nhiệt độ giảm đáng kể, mưa to, gió lớn và sấm sét giáng ầm ầm xuống cả vùng. Binh nhất Austin Deuel, họa sĩ chiến trường, rúc vào 1 căn hầm trên đỉnh cao điểm 881 Nam. 1 số TQLC gần đó 'thó' cả poncho đắp trên người mấy tử sĩ chưa được đi sơ tán. Thấy 1 binh sĩ đứng cạnh làm cái trò đó, Wilder đã dọa đưa anh ta ra tòa án binh.

    Đối với Deuel quang cảnh dường như siêu thực. Sấm chớp khiến anh nhớ đến trận pháo đã dập xuống quả đồi mới vài giờ đồng hồ trước. Đang ngắm nhìn thì bỗng có tia sét đánh xuống đúng chỗ mấy TQLC gần đó. Người lính ở hố bên cạnh thầm thì. "Đến cả ông trời cũng ghét bọn ta."

    Deuel cũng cho rằng phải trả giá thế cũng xứng đáng.

    Cả buổi sáng ngày mùng 2 tháng 5, trên sườn dốc cao điểm 881 Bắc các đại đội Echo và Golf, tiểu đoàn 2/3 lo chuẩn bị cho cuộc công kích lên đồi. Hết loạt pháo này đến loạt pháo khác nổ tung trên đỉnh và sườn cao điểm. Có những quả rơi gần đến nỗi miểng bắn cả vào số TQLC đang chờ lệnh tấn công. 1 mảnh văng trúng tay trái binh nhất Robert Maras, đại đội Golf. Lloyd Heath, lính cứu thương của đại đội tới băng bó cho anh.Heath bảo Maras: "Cậu có thể lên trực thăng rời chỗ này." Maras từ chối vì ko nghĩ mình bị thương ko nặng. Vả anh cũng chẳng muốn phải bỏ rơi bạn bè.

    Đúng 10g15, đại úy Sheehan nhận lệnh cho đại đội Golf xuất kích. Mục tiêu đầu tiên của ngày hôm ấy là 1 cái gò nằm trên sườn dốc phía đông bắc điểm cao 881 Bắc. Từ đây, đại đội sẽ ở vị trí thuận lợi để tiếp tục đánh lên đến đỉnh. Trung đội 3, của đại đội Golf, do thiếu úy Andrew “Mac” McFarlane cầm đầu, sẽ là đơn vị đi đầu tiên ngày hôm đó.

    Ở cái tuổi 37, McFarlane tếu táo tự gọi mình là "tay thiếu úy già nhất binh chủng TQLC". Anh gia nhập binh chủng năm 1948, lúc 18 tuổi từ quê nhà tại Rutherford, New Jersey. 2 năm sau đó anh đánh nhau với lính Trung Quốc trên những đỉnh núi băng giá thuộc vùng hồ Chosin (hồ Trường Tân. ND) của Bắc Hàn. Làm chiến binh ưu tú cho đến 1 ngày mùa xuân năm 1966, khi đang đóng quân tại trại TQLC Bermuda, Mac được thăng chức thượng sĩ nhất 1 cách xứng đáng. Vài tiếng đồng hồ sau đó, anh bị gọi về văn phòng sĩ quan chỉ huy và theo lời anh nói là "bị giáng xuống làm thiếu úy."

    McFarlane đến nam VN tháng 9 năm 1966 và gia nhập đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 ở gần Đà Nẵng. Khi tiểu đoàn được chọn đưa vào chiến đoàn đổ bộ đặc biệt anh cùng với đại úy Madonna và bộ phận đi trước đã tới Okinawa trước tiên. Ở đây cho đến ngày 28 tháng 2 thì nghe tin đại đội mình bị tiêu diệt.

    Trong thời gian tái huấn luyện ở Okinawa, McFarlane chỉ huy trung đội 3, đại đội Golf. Với những binh sĩ thuộc 'bầy 3' này thì McFarlane là đại diện cho những cái ‘thiện’ nhất của binh chủng. Khác với thói quen luôn luôn sách nhiễu của nhiều hạ sĩ quan cao cấp, McFarlane trị quân với sự tôn trọng; anh rút ruột truyền hết cho họ kinh nhiệm chiến đấu suốt gần 2 thập niên của mình. Cách anh hiểu chiến tranh khác với đại đa số. Theo Mac, muốn gia tăng khả năng sống sót thì phải cho đám TQLC trẻ tuổi chuẩn bị trước sự khủng khiếp của chiến tranh.

    Đại đội Golf dễ dàng tiến lên 1 sống đồi hẹp chạy men theo sườn đông cao điểm 881 Bắc. Phía tay phải sống đồi dốc xuống còn bên trái thì dựng ngược lên tới đỉnh. Quãng 14g30, đại đội tiến vào 1 vùng cây cối rậm rạp. Hạ sĩ James Boda, theo sau người lính xích hầu, vạch cây, lá tìm lối đi. Vào bên trong thì bắt gặp 1 chỗ trống, bề sâu khoảng 25m. Đầu kia đi lên 1 cái gò, cây mọc um tùm.

    Boda dừng lại. Anh đảo mắt quan sát tìm mọi dấu hiệu của kẻ thù. Khi đã an tâm, anh mới đặt chân vào trảng trống. Các binh sĩ còn lại của tiểu đội 1, tiếp đến là thiếu úy McFarlane cùng hạ sĩ William Vlasek, điện đài viên cũng theo sau anh tiến vào. Lúc họ đi được nửa đường qua trảng trống thì tiểu đội 2 mới từ đám cây hiện ra. Khi tiểu đội 2 vào đến chính giữa trảng thì tiểu đội 1 đã leo lên cái gò. Tiểu đội 3 đi phía sau lúc đó mới vừa đến rìa đám cây rậm.
    huymaya, samuelb, caonam_vOz9 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này