1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mỹ mời Việt Nam dự diễn tập hải quân ‘lớn nhất thế giới’, loại Trung Quốc

    14/05/2020

    VOA Việt Ngữ


    Hải quân Mỹ mới xác nhận riêng với VOA Việt Ngữ rằng lực lượng này đã mời Việt Nam tham dự một cuộc thao dượt hải quân được coi là "lớn nhất thế giới" với sự tham gia của 25 nước, và sau khi bị rút lại lời mời năm 2018, lần này Trung Quốc vẫn không có tên trong danh sách.


    Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm nay chỉ diễn ra trên biển ở Hawaii từ ngày 17 tới 31 tháng Tám do các quan ngại về virus Corona. Các hoạt động chính dự kiến gồm thao dượt chống tàu ngầm, đánh chặn hàng hải và diễn tập bắn đạn thật. Hải quân Mỹ cho biết đang tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nên RIMPAC 2020 sẽ không có các sự kiện giao lưu trên bờ.


    Bà Rochelle Rieger, phát ngôn viên của Chỉ huy Hạm đội Ba của Hải quân Mỹ, vốn chủ trì cuộc thao dượt năm nay, cho VOA Việt Ngữ biết rằng “tất cả 25 quốc gia từng cùng Mỹ tham gia RIMPAC 2018 đã chính thức được mời trở lại tham dự RIMPAC 2020” và rằng “trong số này có Việt Nam”.


    Cùng với Việt Nam và nhiều đồng minh của Mỹ, các nước Đông Nam Á có tên trong danh sách mời gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.


    Hiện chưa rõ phía Việt Nam có nhận lời mời tham dự RIMPAC năm nay hay không. Hai năm trước, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sỹ quan tham mưu nhưng không phái tàu chiến tới tham gia RIMPAC 2018.


    Bà Rieger cho biết rằng con số cập nhật chính xác nhất tất cả các đơn vị xác nhận tham gia sẽ được đăng tải trên trang web chuyên về RIMPAC trước khi bắt đầu cuộc diễn tập vốn diễn ra hai năm một lần.


    Theo Hải quân Mỹ, cuộc thao dượt hải quân quốc tế “lớn nhất thế giới” nhằm mục đích “thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác, vốn mang tính sống còn để bảo đảm an toàn và an ninh của các tuyến đường biển vì một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.


    Lực lượng này nói thêm rằng cuộc thao dượt diễn ra ở vùng biển quanh các hòn đảo ở Hawaii là “một nền tảng độc đáo nhằm củng cố khả năng tương tác và các mối quan hệ đối tác hàng hải chiến lược”.


    Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng “trong thời kỳ đầy thách thức này, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các lực lượng hải quân của chúng ta cùng hợp tác để bảo vệ các tuyến hàng hải sống còn và bảo đảm tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế”.


    Năm 2018, Hải quân Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc thao dượt mà nước này từng dự năm 2014 và 2016 vì các hành động củng cố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.


    Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã “phớt lờ sự thật và làm rùm beng cái gọi là quân sự hóa Biển Đông”, và lấy đó là cái cớ để không mời Trung Quốc.


    Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng hành động của Trung Quốc ở vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền “trái với các nguyên tắc và mục đích của RIMPAC”.


    Mới đây, các quan chức ngoại giao và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh “lợi dụng” tình hình bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu để thực hiện các hành động củng cố chủ quyền cũng như các hành vi bắt nạt các nước như Việt Nam trên Biển Đông.
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    KHỰA QUẬY QUÁ THỂ!!! GIỜ TỚI INDO RỒI....

    ====================

    TẦU "HAI YANG SHI YOU 720" (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 720) ĐÃ VỪA DI CHUYỂN MỘT QUÃNG ĐƯỜNG DÀI, TỪ BIỂN NAM MỸ ĐẾN VÙNG BIỂN INDONESIA, PHÍA NAM BIỂN ĐÔNG (HIỆN TẦU ĐANG DI CHUYỂN TRONG EEZ CỦA INDONESIA)
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    karate_hn thích bài này.
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TẦU "HAI YANG SHI YOU 720" (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 720) VẪN TIẾP TỤC CHAY LÊN PHÍA BẮC, HIỆN CHỈ CÁCH BỜ BIỂN PONTANAK (VÙNG WEST KALIMANTAN-INDONESIA) 62,7 NM. HD THACH DU 981 THẢ NEO Ở MỘT VỊ TRÍ MỚI GIỮA QĐ HOÀNG SA VÀ HẢI NAM
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 22/05/2020, Bài cũ từ: 22/05/2020 ---
    Ngày 21.5, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã rời quân cảng Yokosuka, Nhật Bản, bắt đầu chuyến tuần tra mùa xuân ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
    Trước đó, tàu này đã ra biển chạy thử từ ngày 5-15.5 sau nhiều tháng bảo dưỡng.
    Trong khi đó, theo các quan chức Mỹ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng sẽ ra biển trong tuần này sau gần 2 tháng "dưỡng bệnh" ở Guam.
    Như vậy, trong tuần này, sẽ có hai tàu sân bay Mỹ ra khơi ở Tây Thái Bình Dương.
    Cộng với một cơ số tàu ngầm được triển khai, Hải quân Mỹ đã trở lại và lợi hại hơn xưa.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    NGÀY 23-5-2020
    TẦU "HAI YANG SHI YOU 720" (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 720) ĐÃ ĐI VÀO "BÃI TƯ CHÍNH", CHỈ CÁCH CÔN ĐẢO 183.2 NM. HẢI DƯƠNG THẠCH DU 720 ĐÃ ĐI VÀO VÙNG ĐẶC QUYỀN KT CỦA VN. NÓ SẼ DỪNG LẠI HAY TIẾP TỤC DI CHUYỂN LÊN PHÍA BẮC?

    VÀO LÚC 10.30 SÁNG 24-5-2020,TẦU "HAI YANG SHI YOU 720" (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 720) ĐÃ ĐẾN MỘT VỊ TRÍ NGANG VỚI TUY HÒA (THÔNG TIN ĐANG ĐƯỢC TIẾP TỤC KIỂM CHỨNG)
    [​IMG]


    [​IMG]
    karate_hn thích bài này.
  5. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    794
    Đã được thích:
    388
    Gần đây TQ gia tăng "ngoại giao chiến lang", thường xuyên đưa ra những lời đe dọa, trịch thượng dù bối cảnh trong nước và quốc tế ngày càng xấu đi nghiêm trọng.

    Đặc điểm của TQ là "bành trướng" , đặc điểm này chi phối, trói buộc hành động, suy nghĩ của chúng. Những kẻ cầm đầu sẽ luôn tìm kiếm thành tích vật chất hoặc thắng lợi nào đó để chứng tỏ khả năng lãnh đạo, thu hút đàn em "phù thịnh", để không bị rã đám. Bắc Kinh không thể quay về thời "ẩn mình chờ thời" được, nghiệp lực buộc chúng phải đối đầu quyết liệt với Mỹ và đồng minh cho đến khi bị đánh bại.
  6. thanQN

    thanQN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    187
    Còn ẩn mình gì nữa. Lòi hết giã tâm, bản chất ra rồi. kinh tế đi lên, muốn vượt mặt Mỹ. Mỹ nó ngứa mắt nó mới quật cho.
    nhnglhn thích bài này.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Có phải tình huynh đệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trôi lênh đênh trên Biển Đông?

    02/06/2020

    SCMP

    Tác giả: David Koh

    Tình đồng chí giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã được gắn liền rất mạnh. Thường thì bên này đã là và vẫn là hậu phương vững chắc của bên kia. Họ đã từng là huynh đệ chiến đấu sát cánh bên nhau để chống lại đế quốc và thực dân. Nhưng câu chuyện lãng mạn này không phải là một nền móng vững chắc cho chính sách quốc gia hai nước.

    Khi nói đến Biển Đông, các yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam là, bên này được thì bên kia mất và ngược lại – vì vấn đề đó, bất kỳ yêu sách nào trong tranh chấp vùng biển – thật sự chưa có bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủ quyền chung, sử dụng chung, khai thác tài nguyên chung, hoặc bất cứ điều gì chung.

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) không dính vào chuyện giúp giải quyết vấn đề căng thẳng này một cách nhanh chóng. Hoa Kỳ đã đánh hơi được sự căng thẳng này, với các lợi ích tự do hàng hải của riêng mình đã bị ảnh hưởng bởi các vụ chiếm đoạt Biển Đông của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cũng như mục tiêu của Hoa kỳ là kềm chế Trung Quốc.

    Hoa Kỳ hiện cũng đang hướng tới việc thả neo trên một vùng ở Biển Đông, quan hệ giữa Philippines và Washington về quân sự và quốc phòng thì bấp bênh. Các kịch bản về mối quan hệ quốc phòng với các nước khác đang được cân nhắc, gồm các hiệp ước đối tác với Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như trợ giúp quốc phòng cho Đài Loan.

    Các nhà quan sát cho rằng, sự ảo tưởng của Hà Nội với Bắc Kinh sẽ khiến Việt Nam xoay trục qua Mỹ, là điều mà Hoa kỳ muốn có mối quan hệ chiến lược và có thể là quân sự nhiều hơn với các nước quan trọng ở Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam không sẵn sàng tiến tới với Mỹ nhanh như vậy, và không muốn làm mích lòng Trung Quốc vì có thể Trung Quốc sẽ phản ứng với một chiến lược nào đó làm cho Việt Nam trở tay không kịp. Do đó, Hà Nội tiếp tục thấy sự nguy hiểm nếu kết thân với Hoa kỳ vì Hoa kỳ có kế hoạch dân chủ hóa đối với chính quyền cộng sản Việt Nam. Mỹ đã trở thành một con cờ cho Việt Nam thương lượng chống lại Trung Quốc.

    Các phản ứng đối với chiến lược của chính phủ Việt Nam cũng khác nhau trong nội bộ. Trong khi không có cuộc thảo luận nào về sự trung thành của chính quyền hiện tại với Trung quốc, nhưng có một cuộc tranh luận về cách thực hiện các mục tiêu của đất nước. Quan điểm này gồm, từ việc xem chính phủ là khờ khạo, vẫn tin tưởng vào tình huynh đệ xã hội chủ nghĩa và sẵn sàng chịu mất chủ quyền tạm thời, tới việc Hà Nội thận trọng và cần thiết để ngăn ngừa chiến tranh, nếu cần thiết – nhưng không phải là sợ chiến tranh.

    Giữa chính phủ và đảng cộng sản cũng có sự khác biệt về quan điểm, tập trung nhiều về chiến thuật và chiến lược từng bước thay vì sử dụng quân sự một cách hiếu chiến. Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ với các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (ngoại giao), mời hợp tác quốc phòng đa phương (quân sự), và tăng cường sự phát triển và thịnh vượng (kinh tế là nền tảng của hai lãnh vực trên).

    Chính sự thận trọng có tính cách chậm chạp này của Việt Nam đã bị lãnh đạo Trung Quốc khai thác, vì họ muốn biến các đảo trên Biển Đông thành các căn cứ của Hải quân Trung Quốc, sẽ cho Trung Quốc sức mạnh hải quân khi va chạm. Vì vậy, Bắc Kinh đã phớt lờ sự phản đối của Hà Nội, và làm cho Việt Nam chia rẽ trầm trọng. Tuy nhiên, sự lì lợm của Trung Quốc để mong giành chiến thắng toàn diện, sẽ khiến cho chính sách của Việt Nam rõ ràng hơn và dứt khoát ngả sang hướng khác – nhưng chưa ai biết lúc nào sự bùng phát sẽ xảy ra.

    Tình huynh đệ, nếu được hâm nóng trở lại có thể giúp giải quyết các vấn đề Biển Đông hiện tại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2000, khi hai nước giải quyết các vấn đề biên giới và ký hiệp ước phân định ranh giới, là một hiệp ước có được có mất, hiệp ước này được coi như một thí dụ về chính sách “đồng chí tốt, láng giềng tốt” được đưa vào hiện thực. “Đồng chí tốt, láng giềng tốt” có nghĩa mù mờ “gần gũi như môi với răng”, như “tình huynh đệ”, đây là những từ hoa mỹ được sử dụng để mô tả mối quan hệ của hai nhân vật sáng lập đảng cộng sản là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, tuy nhiên hiệp ước năm 2000 này đã làm giảm khả năng xung đột trên đất liền và cả hai nước có thể tiến về phía trước.

    Việt Nam và Trung Quốc có thể còn tình huynh đệ không? Theo quan điểm của tôi, năm 2000 rất khác so với năm 2020 vì nhiều thứ đã thay đổi và đặc biệt có ba trở ngại lớn. Trước hết, trong khi Trung Quốc không còn coi Việt Nam là thành phần quan trọng trong việc đoàn kết xã hội chủ nghĩa, thì Việt Nam vẫn cần sự đoàn kết này để ngăn chặn các nỗ lực dân chủ hóa của Hoa Kỳ. Từ cuối thập niên 1980, Trung Quốc tuyên bố với Việt Nam rằng, mối quan hệ song phương của họ không có gì đặc biệt và không khác gì mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng khác.

    Người ta nghi ngờ là các cuộc tham vấn giữa các đảng cộng sản về kinh nghiệm của họ với chủ nghĩa xã hội và sự hục hặc lẫn nhau, có thể tác động đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc với Việt Nam – đặc biệt là giảm bớt được sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông, mà Việt Nam rất ghét. Tuy nhiên, có nhiều người Việt Nam lên án Trung Quốc về hành động xâm lăng trên biển, tương tự tỷ lệ người Trung Quốc cũng lên án ngược lại. Tình huynh đệ và ý thức hệ luôn đứng sau lợi ích quốc gia.

    Trở ngại thứ hai là Việt Nam không cho Trung Quốc thấy lợi thế kinh tế hay chính trị đáng kể nào để nước này xem Việt Nam như là anh em nữa, hoặc để nhượng bộ những yêu cầu của Việt Nam. Những nghi kỵ lẫn nhau, và mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước không còn mạnh mẽ. Như đã xảy ra trong quá khứ, Việt Nam chỉ là một điểm mà Trung Quốc sử dụng để ngăn chặn sườn phía nam để chống lại sự xâm lấn của phương Tây. Mục tiêu lớn hơn của Trung Quốc là đạt được lợi ích cốt lõi và mối quan hệ tốt với Mỹ hoặc Nga. Nói cách khác, Việt Nam cung cấp rất ít giá trị chiến lược, trừ khi nó liên kết chặt chẽ và liên minh với Mỹ hoặc Nga.

    Thứ ba, cũng có thể Bắc Kinh đã bao vây Hà Nội, bằng cách liên kết chặt chẽ với Lào, Thái Lan, Cambodia và tìm cách tách các nước này khỏi Việt Nam. Đi kèm với những lo ngại đó là những tin đồn rằng các cơ sở hoặc căn cứ quân sự của Trung Quốc đã được thành lập ở Cambodia, cùng với sự gia tăng hợp tác kinh tế và quân sự với Thái Lan.

    Lào, một căn cứ quan trọng trong cuộc cách mạng Việt Nam chống Pháp, cũng khởi đầu một quan hệ tốt hơn với Trung Quốc (có chung biên giới) và sự hiện hữu của Trung Quốc tại Lào hiện nay rất rõ rệt. Không có cách nào để biết rằng ở biên giới phía bắc của Việt Nam nếu bị Trung Quốc đe dọa lần nữa, thì Việt Nam có thể rút lui vào Lào một cách an toàn hay không.

    Nói cách khác, Trung Quốc đang nhốt Việt Nam mà không cho lối thoát trên bán đảo Đông Dương, và lợi ích của Việt Nam trong khu vực có thể bị khuất phục và đóng vai trò thứ yếu đối với lợi ích của Trung Quốc, trừ khi Hà Nội nhanh chóng tăng cường khả năng quân sự và quốc phòng.

    Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2019, Việt Nam tái khẳng định lập trường không liên minh, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không có quan hệ đối tác với bất kỳ ai để đe dọa nước khác, và mới tăng cường thêm lập trường thứ tư – không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Nhưng các sách lược quốc phòng mới này có thể xoay chiều nhanh chóng để chuyển hướng chính sách của đất nước nếu Việt Nam liên tục bị bế tắc trong mối liên hệ với Trung Quốc.
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Việt Nam có thể biến nguy thành cơ
    https://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-may-turn-threats-opportunity

    Tác giả: Nguyễn Quang Dy

    Tuesday, June 2, 2020

    Cho đến cuối tháng 5/2020, Việt Nam đã thành công trong việc “chống dịch như chống giặc”, như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, với 328 ca lây nhiễm và không có ca nào tử vong, trong khi cả thế giới vẫn đang vận lộn với dịch.

    Nhưng có một nguy cơ khác đang lởn vởn ở Biển Đông, là không gian sinh tồn không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác. Để đối phó với nguy cơ đó, Việt Nam bắt đầu công khai hợp tác với “Bộ Tứ”, trên danh nghĩa để đối phó với dịch Covid-19. Nhưng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, đã lập ra “Bộ Tứ” năm 2007 để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy.

    Đối với Việt Nam, Trung Quốc là nguy cơ trước mắt. Tàu HD-8 của Trung Quốc, được nhiều tàu tuần duyên vũ trang hộ tống, đã bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính từ tháng 7 đến 10/2019, và gần đây đã quay lại. Sau khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam tại Biển Đông, tàu Trung Quốc định bắt nạt chính phủ mới của Malaysia.

    Trong khi đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã hoạt động gẫn bãi ngầm Macclesfield cho đến ngày 25/4 khi nhóm tác chiến của Mỹ gồm tàu USS America đã rời đi nên cuộc đối đầu tạm dừng. Biển Đông có thể là chiến trường được Trung Quốc chọn để tập trận nhằm nâng cao kinh nghiệm chiến đấu, như một chuyên gia của RAND đã phân tích.

    Để đối phó với nguy cơ tăng lên, Việt Nam đã nâng dần thế cờ, lần đầu tiên nâng khả năng hợp tác quốc phòng với các “nước lớn” như Mỹ, và thậm chí có thể đưa tranh chấp tại Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế. Ngày 25/11/2019, Viêt Nam đã công bố Sách trắng Quốc phòng mới, nhấn mạnh chính sách quốc phòng “Ba Không” – Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, và không liên kết với nước này để chống nước kia. Nhưng chính sách đó để ngỏ khả năng tăng cường hợp tác an ninh với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ. Nói cách khác, Việt Nam có chiến lược phòng ngừa để răn đe nguy cơ Trung Quốc.

    Trong khi các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông ngại không muốn công khai ủng hộ các hoạt động tự do hàng hải, thì Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam có đoạn viết: “Việt Nam sẵn sàng đón tàu hải quân, tàu cảnh sát biển, tàu biên phòng của các nước và các tổ chức quốc tế thăm xã giao, thăm thông thường, ghé đậu để sửa chữa, bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật, hoặc trú tránh thiên tai, thảm họa”.

    Sách trắng Quốc phòng cho thấy Hà Nội ngày càng khác biệt so với Bắc Kinh về cách ứng xử tại Biển Đông, và về nhận thức của Hà Nội trước nguy cơ chủ yếu, tuyên bố cam kết hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và cách biệt về kinh tế. Sách trắng còn gửi đi tín hiệu của Hà Nội về “lằn ranh đỏ” đối với chủ quyền quốc gia, và sẵn sàng tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước lớn và các nước khác trong khu vực. Sách trắng cũng bác đề xuất muốn hạn chế các nước tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông không được tham gia các hoạt động hàng hải chung với các nước ngoài khu vực. Ngược lại, Sách trắng còn gợi ý triển vọng Việt Nam có thể cân nhắc điều chỉnh chính sách quốc phòng “Ba Không” truyền thống bất cứ lúc nào Việt Nam đứng trước sự đe dọa không thể chấp nhận được từ Trung Quốc, “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể”.

    Theo các nguồn tin ngoại giao Việt Nam, thảo luận ở Hà Nội về khả năng đưa vấn đề Biển Đông ra tòa quốc tế cấp thiết hơn trước. Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 6/11/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã phát biểu: “Hiến chương Liên Hiệp quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc (UNCLOS 1982) có đủ cơ chế cho chúng ta áp dụng những biện pháp đó”.

    Cơ chế đối thoại An ninh Tứ cường gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn (được gọi là “Bộ Tứ” Kim cương) do Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khởi xướng năm 2007, được sự ủng hộ của Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Thủ tướng Úc John Howard và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Nhưng chính phủ Úc dưới thời Thủ tướng Kevin Rudd, đã rút lui vào năm 2009. Nay nhìn lại, ý tưởng về “Bộ Tứ” đó tuy hay nhưng thời cơ chưa thật chín muồi.

    Đến tháng 11/2017, bốn nước đó đã chính thức khôi phục lại ý tưởng về “Bộ Tứ” như một sáng kiến mới tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á. Washington đã biến sáng kiến đó thành động lực chính cho tầm nhìn “Indo-Pacific Mở và Tự do” (FOIP), và Tổng thống Donald Trump đã có sáng kiến dùng “Bộ Tứ” để thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực. Đến nay, các quan chức cao cấp của bốn nước đã họp chính thức năm lần.

    Giới ngoại giao cho rằng Hà Nội đã lặng lẽ cân nhắc việc hợp tác với “Bộ Tứ”. Để đối phó với tham vọng mới của Trung Quốc, Việt Nam đã thăm dò khả năng hợp tác với nhóm bốn nước cùng với các đối tác khác trong khu vực như New Zealand và Hàn Quốc. Đó là “Bộ Tứ cộng ba”, trước mắt để đối phó với dịch Covid-19.

    Ngày 27/3, các nước trong “Bộ Tứ” đã họp trực tuyến lần đầu tiên với New Zealand, Hàn Quốc, và Việt Nam ở cấp thứ trưởng, để trao đổi không chỉ về giải pháp cho đại dịch Covid-19 mà còn về cách khôi phục kinh tế sau đại dịch, với dự kiến họp hàng tuần. Tuy Hàn Quốc và Việt Nam đã thành công bước đầu trong việc kiểm soát đại dịch và có thể chia sẻ kinh nghiệm, nhưng các nước “Bộ Tứ” vẫn còn đang phải chống dịch.

    Các nước trong “Bộ Tứ cộng ba” đã họp không chỉ về cách chống dịch Covid-19, mà còn về chuyển giao công nghệ và cách khôi phục kinh tế đúng hướng. Tuy Việt Nam là một đối tác chiến lược tiềm năng với cả bốn nước “Bộ Tứ”, nhưng vẫn có xu hướng muốn hạn chế hợp tác theo tầm nhìn chiến lược giữa các nước Bộ Tứ cộng ba”. New Zealand cũng như Ấn Độ đều có quan điểm trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc, và không muốn thấy cơ chế đối thoại này được coi là một cách gắn kết với chiến lược ngăn chặn Trung Quốc.

    Nhưng trong mấy năm qua, tầm nhìn chiến lược của các nước khu vực đã thay đổi. Việc ngày càng nhiều nước khu vực chấp thuận tầm nhìn Indo-Pacific là một chỉ dấu. Từ 2019, ASEAN đã chấp thuận tầm nhìn Indo-Pacific, và quá trình thể chế hóa từng bước ý tưởng về “Bộ Tứ” chứng tỏ việc mở rộng này là có cơ sở thực tiễn. Trước mắt Trung Quốc chắc không có lý do để chống lại các nước khu vực hợp tác nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.

    Derek Grossman, một chuyên gia phân tích của RAND, coi Việt Nam là “trường hợp lý thú”, có thể đóng góp tuyệt vời cho “Bộ Tứ mở rộng đối phó với Trung Quốc”. Ông lập luận rằng mở rộng “Bộ Tứ” cho một nước Đông Nam Á tham gia sẽ làm suy yếu lập trường của Trung Quốc cho rằng “Bộ Tứ” chỉ là một nhóm nước ngoài khu vực định ngăn chặn họ.

    Tuy lãnh đạo Việt Nam vẫn ngại theo ý tưởng “Bộ Tứ mở rộng”, nhưng cách hành xử cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông có thể buộc họ phải theo. Như đã thể hiện qua lập trường phòng ngừa trong Sách Trắng Quốc phòng, Hà Nội chắc sẽ tham gia “Bộ Tứ mở rộng” từng bước có mức độ, để tránh làm cho nước láng giềng khổng lồ phản ứng.

    Theo một khảo sát của Lê Thu Hường, là chuyên gia phân tích của ASPI, đa số các ý kiến phản hồi của ASEAN coi ý tưởng về “Bộ Tứ” sẽ bổ sung cho cơ chế an ninh của ASEAN. Tuy có một số ý kiến tỏ ra lo ngại về tác động tiêu cực đến sự trung lập của ASEAN, nhưng có 57% ý kiến phản hồi của ASEAN ủng hộ “Bộ Tứ” có vai trò hữu ích cho an ninh khu vực. Kết quả khảo sát chứng tỏ những ý kiến ủng hộ “Bộ Tứ” mạnh nhất là của người Việt Nam và Philippines, vì họ muốn duy trì an ninh và ổn định ở khu vực.

    Trong khi 54% ý kiến phản hồi của ASEAN cho rằng ý tưởng mở rộng “Bộ Tứ” tùy thuộc vào thái độ hung hăng của Trung Quốc, thì 69% phản hồi hy vọng “Bộ Tứ” có thể đóng góp để đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ. Kết quả khảo sát ngược với cách hiểu của nhiều người cho rằng điều đó gây tranh cãi và khiêu khích. Vì vậy, “Bộ Tứ” đang dần mở rộng.

    Hoặc là Hà Nội có thể dựa vào các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines, để ủng hộ và hợp tác tại Biển Đông. Trung Quốc đã bắt nạt và cưỡng ép các nước này, bác bỏ các yêu cầu của họ về lãnh hải ở Biển Đông. Bốn nước này có thể tập trận hay tuần tra ở Biển Đông, như Philippines đã từng đưa ra đề xuất không chính thức về “tuần tra đoàn kết”. Các nước Đông Nam Á mong muốn đoàn kết để chống dịch Covid-19 có thể dẫn đến các hình thức hợp tác mới, đem lại lợi ích để đối phó với các phiêu lưu quân sự mới của Trung Quốc.
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Giải mã chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc đối với các nước láng giềng


    Nguồn: Suyash Desai, “Flashpoints on the Periphery: Understanding China’s Neighborhood Opportunism”, The Diplomat, 28/05/2020.

    Trung Quốc đang lợidụng đại dịch để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại như thế nào?

    Căng thẳng ở vùng ngoại vi xung quanh Trung Quốc trong vài tháng gần đây đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh tăng cường sử dụng các công cụ quân sự và ngoại giao trong khu vực lân cận. Tần suất các sự kiện có liên quan các tác nhân Trung Quốc, đặc biệt vào nửa cuối tháng Ba, đã tăng lên khi tình trạng bình thường quay lại đại lục sau sự bùng phát COVID-19.

    Điều này làm dấy lên một vài câu hỏi. Thứ nhất, phải chăng đây là bằng chứng về chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc khi Hoa Kỳ đang lúng túng duy trì sự hiện diện của mình tại các khu vực Đông và Đông Nam Á? Thứ hai, có phải Bắc Kinh đã theo đuổi một cách tiếp cận hung hăng hơn cho giai đoạn hậu đại dịch? Thứ ba, sự gia tăng đột biến các hoạt động gần đây có ảnh hưởng đến trật tự khu vực hay không?

    Trước khi trả lời những câu hỏi trên, quan trọng là phải hiểu được thứ tự thời gian của các sự kiện đã dẫn đến những căng thẳng hiện nay tại các vùng ngoại vi Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đầu tiên đối mặt với sự o ép của Trung Quốc sau khi virus bùng phát. Vào tháng 12/2019, Hàng chục tàu cá Trung Quốc cùng tàu cảnh sát biển hộ tống đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Natuna, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Jakarta. Đây cũng là vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách, do đó dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài cả tháng trời giữa hai nước. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Trung Quốc cũng tham gia vào nhiều cuộc tập trận xung quanh Đài Loan từ tháng 01/2020. Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân cũng triển khai một nhiệm vụ ban đêm bất thường tại vùng biển phía tây nam Đài Loan vào ngày 16/3/2020. Sự gia tăng hoạt động quân sự chiến thuật này đi kèm với những luận điệu cứng rắn, đặc biệt kể từ sau khi Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử ngày 11/01/2020.

    Hơn nữa, vào tuần cuối tháng Ba, một tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm và gây thiệt hại cho một tàu khu trục Nhật Bản tại biển Hoa Đông. Cũng trong tuần đó, một tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại Biển Đông. Đây là những diễn biến bên lề các hoạt động “nghiên cứu và khảo sát” của tàu thăm dò Haiyang Dizhi 8 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia. Con tàu thăm dò này, tiến vào vùng EEZ của Malaysia với sự hộ tống của các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc, đã đối đầu với một tàu thăm dò thăm dò dầu khí được thuê bởi Petronas, công ty năng lượng nhà nước của Malaysia.

    Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc trong một động thái gần đây đã phê duyệt việc thành lập các quận Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha), là các phân khu của thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Tây Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh, trong khi Nam Sa sẽ phụ trách quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Trung Quốc sau đó đặt tên lại cho hơn 80 thực thể ở Biển Đông, một động thái nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực tranh chấp. Trước kia, Bắc Kinh đã có nước đi tương tự vào năm 1983 khi xác định 287 thực thể tại khu vực Biển Đông. Trong khi đó, nhóm đặc nhiệm tàu sân bay Liêu Ninh cũng đi qua các Biển Hoa Đông và Biển Đông, thực hiện các cuộc tập trận kéo dài một tháng trước khi trở về cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông.

    Gần đây, Trung Quốc đã tham gia vào một vài cuộc xô xát với Ấn Độ tại nhiều điểm dọc Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control – LAC). Điều này đã dẫn đến một cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai quốc gia tại 3 điểm trên LAC: khu vực Thung lũng Galwan, hồ Pangong, và Demchok. Tình hình vẫn đang căng thẳng. Có lẽ, không chỉ là chủ nghĩa cơ hội hậu đại dịch, những sự kiện trên tuyến LAC liên quan nhiều hơn đến sự bất an gia tăng của Trung Quốc trước cơ sở hạ tầng biên giới được cải thiện của Ấn Độ tại những khu vực này. Một báo cáo gần đây trên một tờ báo Ấn Độ đã chỉ ra sự tăng đột biến số lần vi phạm của Trung Quốc dọc tuyến LAC so với cùng kỳ năm 2019.

    Phần lớn các vi phạm này, đặc biệt kể từ khi COVID-19 bùng phát, cho thấy một mẫu hình rõ ràng về thái độ ngày một cứng rắn của Trung Quốc trong khu vực lân cận. Trung Quốc nhận thấy một thời cơ để khẳng định yêu sách của mình tại các khu vực tranh chấp tại vùng ngoại vi, đặc biệt là ở Biển Đông, khi Mỹ đang phải tập trung chống chọi với COVID-19 ở trong nước. Bên cạnh đó, tầm đảm bảo an ninh tại Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, vốn là biện pháp trấn an cho nhiều nước Đông và Đông Nam Á, đã tạm thời bị suy yếu vì một loạt các ca nhiễm COVID-19 tại các căn cứ quân sự và tàu hải quân tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Ví dụ, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan, hai tàu sân bay Mỹ hiện đang ở Tây Thái Bình Dương, đã phải ngừng hoạt động vì các trường hợp nhiễm COVID-19 của thủy thủ đoàn. Trước một nước Mỹ suy yếu và mất tập trung, Trung Quốc tìm cách khai thác một cơ hội hiếm có để ép các quốc gia trong khu vực tuân theo mình thông qua các công cụ quân sự và dân sự trong khu vực.

    Tư thế cứng rắn cũng giúp Trung Quốc củng cố tuyên truyền trong nước và khẳng định quan niệm rằng dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Ngoài ra, an ninh chế độ là tối quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thường xuyên được biểu hiện qua các chính sách đối ngoại và an ninh của đại lục. Những hành động gần đây trong khu vực lân cận cũng giúp Trung Quốc tạo một cảm nhận giả tạo về chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhằm kiểu soát tốt hơn làn sóng phản đối thất bại của ĐCSTQ trong xử lý dịch COVID-19 giai đoạn ban đầu.

    Nhưng, như Abraham Denmark, Charles Edel và Siddharth Mohandas lập luận trên trang War on the Rock, hành vi hung hăng hậu đại dịch của Bắc Kinh không có gì mới. “Điều này nhất quán với phương châm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình: linh hoạt, quyết đoán và quyết tâm khai thác điểm yếu của kẻ địch”. Tuy nhiên, khác với thời gian gần đây, Trung Quốc lần này đã đối đầu với toàn bộ các nước trong và ngoài khu vực cùng lúc ở Biển Hoa Đông và lẫn BiểnĐông. Bắc Kinh, trong bối cảnh bình thường, hay sử dụng công cụ dân sự như tàu cá vũ trang ở Biển Đông; các công cụ quân sự và ngoại giao với trường hợp Đài Loan để khẳng định các yêu sách chủ quyền. Nhưng lần này, Trung Quốc dùng đến cả ba công cụ – quân sự, dân sự và ngoại giao – để thúc đẩy yêu sách chủ quyền của mình tại các khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, khiến tư thế của họ trông hung hăng hơn hẳn.

    Trong khi Trung Quốc đang cố tận dụng cơ hội để khẳng định chủ quyền ở khu vực lân cận, thì Mỹ, mặc dù đã bị yếu đi do các ca nhiễm tại các căn cứ và tàu quân sự, cũng tìm cách khai thác sự phẫn nộ trước tham vọng của Bắc Kinh. Nước này đã đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc bằng cách triển khai bốn chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng 01/2020. Đáp trả các hành động gần đây của Trung Quốc, Mỹ cho triển khai một tàu đổ bộ tấn công, tàu USS America, cùng một tàu tuần dương tên lửa, tàu Bunker Hill, tại các vùng biển tranh chấp của Malaysia. Một tàu khu trục Úc, HMAS Parramatta, và một tàu thứ ba của Mỹ, USS Barry, cũng tham gia cùng hai tàu chiến nói trên của Mỹ tại Biển Đông. Như M. Taylor Fravel lập luận trong bài viết mới nhất cho tờ Washington Post, cách tiếp cận này phản ánh tính liên tục trong hoạt động của Mỹ tại khu vực bất chấp đại dịch.

    Ứng xử hậu đại dịch của Bắc Kinh cũng làm “xù lông” một vài chủ thể trong và ngoài khu vực Đông và Đông Nam Á. Trong một chỉ trích hiếm hoi, Philippines của Rodrigo Duterte đã lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng những sự cố như vậy làm suy yếu tiềm năng xây dựng một mối quan hệ thật sự sâu sắc và đáng tin cậy giữa ASEAN và Trung Quốc. Cả Việt Nam và Malaysia, hai quốc gia bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, đã nhấn mạnh hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã cố gắng thuyết phục các nước ASEAN cùng lên án sự hung hăng của Trung Quốc. Nhưng sẽ khó tưởng tượng các quốc gia này sẽ công khai chống lại Trung Quốc và theo đó cố gắng thay đổi trật tự khu vực.

    Chỉ những nước đi leo thang căng thẳng từ Bắc Kinh – ví dụ như những hành động cố thay đổi nguyên trạng bằng cách chiếm các đảo mà Việt Nam hay Philippines đang nắm giữ, thiết lập các năng lực đổ bộ tại Biển Đông, hay tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông – mới có thể đẩy các quốc gia khu vực công khai cân bằng lạiTrung Quốc trong tương lai. Còn không, khả năng những sự kiện hiện tại tác động đến hiện trạng trật tự khu vực là rất thấp.

    Vì vậy, Mỹ và các đồng minh cần hiểu rằng chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc trong khu vực không phải là một cách tiếp cận mới mà là sự tiếp tục chính sách cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với sự bổ sung một vài yếu tố mới. Trật tự khu vực chỉ bị ảnh hưởng khi Bắc Kinh có bước đi leo thang, điều có vẻ ít khả năng xảy ra trong tương lai gần.

    SuyashDesai là nhà phân tích về chính sách ngoại giao và quốc phòng Trung Quốc tại Viện Takshashila, Bangalore, Ấn Độ.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Bắc Kinh ép Hà Nội ‘làm khó’ để hãng dầu khí Nga rút khỏi Lô 06.1 ở Biển Đông?

    Jun 4, 2020

    BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam – Công Ty Rosneft Vietnam BV, công ty con của Hãng Dầu Khí Quốc Gia Nga Rosneft, đang bị Hà Nội “làm khó dễ” việc mở bãi đậu trực thăng phục vụ khoan thăm dò dầu khí trên giàn khoan Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06.1, ngoài khơi bể Nam Côn Sơn, thuộc Biển Đông của Việt Nam.

    Việc mở bãi đậu trực thăng lẽ ra phải được tiến hành từ đầu Tháng Sáu theo kế hoạch ban đầu, nhưng nay phải dừng lại vì phía Hà Nội nay đột ngột đưa ý kiến rằng “về tổng thể, kế hoạch hoạt động dầu khí tại Lô 06.1 phải thực hiện theo chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”

    Hành động này được suy đoán là do Hà Nội chịu sức ép của Bắc Kinh, sau vụ BBC và VOA Việt Ngữ hồi Tháng Ba, 2018, cho hay, do áp lực của Trung Quốc, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng thêm một dự án nằm trong Lô 07/03 nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.

    Theo thông cáo đăng trên trang web Rosneft, hãng này gia nhập thị trường Việt Nam thông qua TNK Việt Nam, hiện nắm giữ 35% cổ phần đồng thời là nhà điều hành lô 06.1 và 32.67% cổ phần của đường ống Nam Côn Sơn dùng vận chuyển khí đốt và condensat về nhà máy khí Dinh Cố và nhà máy khí điện đạm Phú Mỹ.

    Theo bản đồ khai thác dầu khí chính thức của PetroVietnam, thì Lô 06.1 nằm gần với bờ biển Việt Nam hơn so với các lô 07.03 và 136.03, những nơi đối tác khác của PetroVietnam đã phải dừng hoạt động thăm dò, khai thác hồi Tháng Ba, 2018 và trước đó Tháng Bảy, 2017 do sức ép từ Bắc Kinh.

    Rosneft bước vào thị trường Việt Nam thông qua TNK Việt Nam, công ty hiện nắm giữ 35% cổ phần đồng thời là nhà điều hành lô 06-1 và 32.67% cổ phần của đường ống Nam Côn Sơn.

    Liên quan vụ này, một bài đăng trên BBC Việt Ngữ hồi Tháng Năm, 2018 cho hay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố không “đối tượng” nào được tiến hành khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên khác “ở vùng biển của Trung Quốc” khi chưa được sự đồng ‎ý của Bắc Kinh. Cụ thể, Bắc Kinh ám chỉ hoạt động của Công Ty Rosneft Vietnam BV.

    Thời điểm đó, Rosneft phát đi thông cáo nói hoạt động khoan thăm dò của hãng “diễn ra trong vùng lãnh hải của Việt Nam,” sau khi công ty con của hãng triển khai việc khoan thăm dò ở vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu.

    Cũng hồi Tháng Năm, 2018, Reuters cho hay lo ngại bị đáp trả và chịu áp lực từ Trung Quốc, Rosneft Vietnam BV muốn bắt đầu việc khai thác với “ít sự chú ý nhất có thể,” mặc dù chính công ty này công bố việc khai thác dầu.

    Rosneft cho rằng việc khai thác dầu ở Việt Nam “rất khả thi”, vì chi phí khai thác chỉ khoảng $1.5/thùng dầu, bằng một nửa chi phí thông thường, theo Reuters.

    Trong một phản ứng gần nhất hồi Tháng Chín, 2019, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VN được các báo nhà nước dẫn phát ngôn “phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông.”

    “Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982 (UNCLOS) không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn. Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình là sự vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS,” bà Hằng được báo VNExpress trích lời.

    Thời điểm đó, tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc nhiều lần ra vào bãi Tư Chính, địa điểm mà về mặt địa lý, nằm cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Đây là nơi Việt Nam đã có các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay.

    Đáp trả cáo buộc của Bộ Ngoại Giao VN, ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói trong đoạn băng phát trên kênh CGTN: “Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.”

Chia sẻ trang này