1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Vấn đề là không thể truyền quá nhiều tham số như thế trong khoảng thời gian ms khi đạn đi qua đầu nòng được cụ ạ... Nếu mà truyền được thế thì em truyền luôn cả gia phả đơn vị lính địch để có gì đỡ giết nhầm vào đạn pháo... :D... :D
    hk111333viagraless thích bài này.
  2. kaorimuraji2014

    kaorimuraji2014 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2014
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    1
    Bác cho em hỏi: Nói chung là khi đạn bắn đi bị hụt tầm do liều phóng/ áp suất thuốc phóng/ nòng pháo bị mòn, làm giảm cự ly bắn của pháo. Vậy thì phải làm thế nào để pháo bắn cho đúng tầm, đúng mục tiêu ạ. Hay phải đưa khẩu pháo vào sát mục tiêu hơn? Hay tăng giảm góc bắn?
    Chứ nếu đã hụt tầm thì việc có thêm phanh hãm ở quả đạn lại làm giảm tầm bắn thêm nữa, nên đây ko phải giải pháp
  3. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.351
    Đã được thích:
    26.691
    Mấy quả đạn hiệu chỉnh sai số đó lúc bắn qua nòng pháo có ghi thêm gì đâu.

    Đạn SPACIDO nó dùng radar (nhỏ) đo vận tốc 1 đoạn (có thể hiểu nôm na là đo sơ tốc cũng được) để ngoại suy quỹ đạo (đạn đã bắn) rồi ra lệnh mở hãm vào thời điểm thích hợp căn cứ vào tính toán thời gian đến đỉnh đạn đạo ngoại suy;

    Đạn Nga nó dùng radar to nó dò quả đạn suốt khoảng 2/3 chiều dài đạn đạo (không ngoại suy) để nó ra lệnh mở hãm xoay/mở hãm trôi vào thời điểm thích hợp. Đây là chi tiết làm tớ cho rằng Nga chưa xài 2 cái miếng tole 2 bên khẩu pháo tự hành nâng cấp. Vì dùng radar dò xa như vậy nó làm khẩu pháo lẫn lộn đạn của nó bắn với đạn của khẩu kế bên nếu bắn đạn ngu chỉ có ngòi bật mở hãm xoay/hãm trượt. Nên trên đạn phải có transponder để nó đáp lời radar mẹ. Loại đạn đó chưa thấy có.

    Còn mấy ngòi như M1156 nó ghi định thời ngay lúc ghi toạ độ GPS khi chuẩn bị đạn (không phải chuẩn bị phần tử bắn) chứ quả đạn ra khỏi nòng nó không nhận thêm thông tin nào nữa cả.

    Tất cả các ngòi pháo hiện đại đều có thời gian tự huỷ cố định hết. Nên nó ít bị xịt hơn trừ phi hư mẹ cái ngòi.
    --- Gộp bài viết: 04/06/2020, Bài cũ từ: 04/06/2020 ---
    Mọi người đang bàn về ngòi PDK, ngòi đạn giảm tản mát tầm hướng. Giảm tản mát tầm hướng không phải là 1 phần của việc giải quyết ghi phần tử khi pháo hụt tầm.
    convitbuoc thích bài này.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Tăng giảm góc bắn.

    Vấn đề mòn nòng, thuốc phóng cháy không đều dẫn tới thay đổi vận tốc đầu nòng thì mình đã từng nói qua bên topic xe tăng về máy tính đường đạn của xe tăng. Người ta đã xây dựng được phép tính tương quan giữa vận tốc đầu nòng chuẩn so với vận tốc đầu nòng khi pháo bị mòn x mm. Người ta cũng xây dựng các phép tính áp suất cháy của thuốc phóng theo các tham số nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí. Do đó họ có thể tính toán ra được gần sát vận tốc đầu nòng thực tế mà không cần radar đo vận tốc đầu nòng của đạn. Và thực tiễn kỹ thuật thì đạn xe tăng bắn tầm quá ngắn, thời gian bay chỉ vài giây, cũng chẳng hiệu chỉnh đường đạn gì được để mà lắp radar đo. Phải tính cho chuẩn từ trước.

    http://ttvnol.com/threads/tang-thiet-giap-viet-nam-phan-2.495933/page-1026#post-45595592
    http://ttvnol.com/threads/tang-thiet-giap-viet-nam-phan-2.495933/page-1027#post-45598792

    Pháo binh cũng hoàn toàn có thể làm thuật toán tương tự để tự tính và hiệu chỉnh góc bắn - tầm theo độ mòn của nòng và các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất cháy của thuốc phóng. Tuy nhiên vấn đề của pháo binh không phải là hụt tầm do mòn hay thuốc phóng. Vấn đề lớn nhất của pháo binh là độ tản mát của đạn khi câu pháo tầm xa. Có nghĩa là cùng một vận tốc đầu nòng, cùng một góc bắn 2 viên đạn có thể cách nhau mấy trăm mét theo phương dọc. Với bán kính sát thương 4-50m thì xác suất là xx% đạn pháo rơi xuống không ảnh hưởng gì đến mục tiêu.

    Mấy cái kíp nổ có cánh thắng ấy được đẻ ra để giảm độ tản mát, không phải để giải quyết vấn đề hụt tầm vì mòn, vì thuốc phóng cháy không đều.
    Lần cập nhật cuối: 04/06/2020
  5. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cụ phải đọc lại các bài ở trên. Có một điều khẳng định luôn là tầm bắn của pháo "điều chỉnh" sẽ giảm so với tầm bắn truyền thống bằng đạn ngu.

    Theo thông tin của cụ Hoàng thì tầm bắn giảm khoảng 10-15% gì đó. Cụ ấy lấy thông tin của bọn Tây lông nên chắc chuẩn.

    Còn tôi thì nói rằng tối thiểu tầm bắn của đạn chỉnh tầm là tầm bắn tối thiểu của vòng tròn elip tản mát đạn. Dĩ nhiên là cận kề khoảng cách ngắn nhất của đạn tản mát theo thống kê.

    Cụ thể thế này: Bọn chế súng nó bắn thử 100 viên đạn pháo để nghiên cứu độ tản mát đạn. Nó thấy rằng so với mục tiêu thì viên đạn bay ngắn nhất cách mục tiêu 100m chẳng hạn. Vậy thì nó cũng mặc định viên đạn điều khiển cũng bay ngắn đi 100m thì mới điều khiển được chứ.

    Hoàn toàn không có chuyện giảm góc bắn. Góc bắn đã được máy tính tính toán trước và có trong bảng bắn của nhà sản xuất. Cứ thế bắn thôi. Mấy viên đạn tầm ngắn nhất dĩ nhiên chẳng cần mở phanh khí động ra làm gì.

    Cụ thể tí nữa cho dễ hiểu. Hình elip mầu cam là độ tản mát của đạn khi bắn bằng đạn ngu đi. Thì cái hình elip mầu xanh của đạn điều chỉnh đúng ra phải là mép dưới cự ly ngắn nhất của mầu cam mới đúng.
    [​IMG]
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tất cả các tham số khác là do bọn trinh sát pháo binh và bản đồ 3D cũng như máy tính nó tính. Chẳng liên quan gì đến cái ngòi đạn.

    Ngòi đạn nó chỉ có 3 tính năng:
    - Bắt đầu đếm thời gian điện tử từ lúc bắn. Nguyên lý thế nào thì ko rõ. Đại khái khi viên đạn bắt đầu bay thì có cơ chế vật lý gì đó nhấn cái nút khởi động đồng hồ điện tử trong ngòi.
    - Căn cứ thông tin khẩu pháo truyền đến. Đến giây thứ bao nhiêu thì mở phanh gió để điều chỉnh đạn.
    - Cũng căn cứ thông tin khẩu pháo truyền đến. Sử dụng cơ chế chạm nổ của ngòi hay nổ theo đồng hồ điện tử trong ngòi. Tùy thời gian theo thông tin khẩu pháo truyền đến. Viên đạn có thể nổ trước khi chạm đất, gọi là nổ trên không. Nổ ngay khi chạm đất, gọi là chạm nổ. Nổ sau khi chạm đất, gọi là đạn xuyên hầm. Còn một tính năng nữa lão Kùi chỉ ra, là nổ tự hủy, khi đặt chế độ ngòi chạm nổ mà chạm đất không nổ, thì sau một khoảng thời gian nào đó đồng hồ điện tử trên quả đạn ra lệnh cho ngòi nổ hủy quả đạn.
    convitbuocRussianfan thích bài này.
  7. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Tại sao bọn Nga nó thích làm ngòi đạn kiểu phanh gió mà ko làm ngòi 2D kiểu ATK? Trong khi nó cũng chế ra được đạn chính xác Krasnopol.
    Về mặt kỹ thuật, cũng ko cao siêu lắm khi chế ra ngòi ATK.
    Ta bàn một chút về hiệu quả thực chiến và kinh tế của 2 loại ngòi 1D và 2D

    Ngòi 2D kiểu ATK được cho có CEP ở khoảng cách 30km là 30m
    Hàng xịn Excalibur quảng cáo CEP 10m

    Đạn pháo ngu thông thường bị quảng cáo độ tản mát CEP tới 267m

    Tuy nhiên, đám quảng cáo lờ tịt độ tản mát theo phương ngang của đạn pháo ngu chỉ có 40m thôi. Thậm chí có tài liệu nói chính xác chỉ có 33m. Cứ cho là 40m đi.
    Còn tản mát theo phương dọc đúng là 267m

    Như vậy, ngòi 1D kiểu phanh gió sẽ hạn chế tản mát đạn theo phương dọc, còn tản mát theo phương ngang giữ nguyên 40m.

    Căn cứ một số tài liệu, tản mát theo phương dọc khi có ngòi 1D chỉ tầm 50-60m. Nói chung là dưới 100m, sai số chấp nhận được khi pháo kích mục tiêu cấp tập.

    Vậy với đạn pháo cỡ nòng 1552-155mm: ngòi 2D cũng ko chính xác bao nhiêu so với ngòi 1D, trong khi giá cả đắt hơn nhiều. Lại có thể bị chế áp GPS.

    [​IMG]
    souriRussianfan thích bài này.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Ông mèo ú này nói quàng nói xiên là thiên hạ ngộ độc cả lũ bây giờ.

    100 viên đạn không ai biết viên nào sẽ vọt qua đầu mục tiêu rơi về phía sau mục tiêu viên nào sẽ hụt tầm rơi ở phía trước mục tiêu cả. Nói kiểu của mèo ú là lão ấy biết chính xác viên đạn sẽ rơi xuống đâu để mà điều chỉnh tầm rồi.

    Ở đây là biết mục tiêu nằm cách khẩu pháo 10km, bảng bắn bảo 42 độ, liều phóng 2. Xạ thủ thao tác y hệt. Giữ yên góc bắn, vận tốc đầu nòng tương đương nhau. Bắn 100 quả đạn thì sẽ có quả đánh trúng mục tiêu, có quả bay vọt qua rớt sau mục tiêu có quả bay chưa tới rớt ở phía trước. Cái đó gọi là vùng công phá của đạn pháo. Chẳng ai biết quả số mấy sẽ hụt tầm, quả số mấy sẽ trúng mục tiêu. Tất cả chỉ là xác suất. Do khi bay có hàng chục biến số tạo sai số mà không một phương trình đường đạn nào có thể tính ra hết được.

    Bọn Nga nghiên cứu chán chê, tính toán mê mệt thì bảo nếu như viên đạn xoay chậm lại từng này thì tự nhiên cái sai số khi bay của viên đạn pháo nó sẽ ít lại từng này. Và cái hình tròn là thể hiện sự giảm sai số của viên đạn so với mục tiêu. Lúc trước sai số hàng trăm m thì hình eclipse. Xoay chậm lại thì sai số còn vài chục m nên hình tròn.
    Lần cập nhật cuối: 04/06/2020
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Đây là ví dụ minh họa cho dễ hiểu, lấy đại hình trên mạng. Thực ra hình trên mạng cũng là minh họa trực quan cho dễ hiểu so sánh CEP giữa đạn ngu và đạn điều chỉnh thôi.

    Thế theo cụ thì với viên đạn bắn hụt tầm thì điều chỉnh làm sao?

    Người ta phải tính toán lấy tầm bắn ngắn nhất trong cả loạt đạn thử nghiệm. Thậm chí người ta cũng phải thống kê tầm bắn ngắn nhất khi nòng pháo bị mòn.

    Điều chỉnh viên đạn bay ngắn đi thì dễ. Chứ điều chỉnh viên đạn bay xa ra không có khả năng.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Bắn hụt tầm thì canh góc bắn lại cho nó đúng tầm.

    Canh cho nó đúng tầm, bắn theo đúng bảng bắn rồi thì vẫn có CEP, đạn rơi phía trước hay phía sau mục tiêu. Đó là đặc trưng của pháo binh tầm xa, phải chấp nhận không sửa được.

    Bây giờ máy tính tốt này kia người ta hiểu rõ hơn về phương trình đường đạn nên mới có mấy vụ chỉnh, thu hẹp độ tản đạn bằng cách thay đổi tham số khí động học. Ở đây Nga làm giảm vận tốc xoay của viên đạn khi rơi xuống.

Chia sẻ trang này