1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    183
    Thôi cụ, để cho mấy cụ ấy chém đi, chứ h bia bọt vào lại nóng mắt tắt nụ cười, văng nam/phụ khoa như hồi trc thì lại khổ :-D
    convitbuochalosun thích bài này.
  2. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Đạn cỡ nhỏ vẫn gắn được ngòi nổ cảm biến cận đích, cũng có nguyên lý hoạt động như radar đo khoảng cách gắn trên đạn pháo. Đạn 40mm 3P (Pre-fragmented, Programmable, Proximity- fused) của Bofors là một ví dụ, dù cỡ nhỏ nhưng vẫn được trang bị cảm biến để kích nổ khi đạn bay gần mục tiêu ở chế độ ở chế độ proximity-fused.

    Ngược lại, Rheinmetall vẫn chỉ trang bị cài đặt thời điểm nổ cho các loại đạn từ 30mm cho tới 76mm (nếu có yêu cầu). Lệnh được cài đặt ngay ở đầu nòng bằng bộ phát truyền lệnh bằng sóng radio gắn ngay sau cảm biến sơ tốc như ta thấy ở pháo 30mm và 35mm hay truyền lệnh bằng bộ phát sóng tia laser mã hóa sau khi đạn đã ra khỏi nòng như súng phóng lựu 40mm của Nato.

    Nammo cũng có bộ ngắm bắn, kiểm soát hỏa lực và đạn nổ định tầm trang bị cho súng phóng lựu 40mm của Nato. Nó cũng cài tầm nổ khi đạn đã rời khỏi nòng nhưng lệnh truyền bằng sóng radio.

    Như vậy để thấy rằng, việc có hay không trang bị ngòi nổ cảm biến cận đích không liên quan tới kích thước đạn mà là chọn lựa kỹ thuật của nhà sản xuất và người sử dụng. Nó cũng chẳng liên quan tới khả năng kỹ thuật vì Rheinmetall dư công nghệ để làm ngòi nổ cảm biến cận đích cho các cỡ đạn 30mm trở nên.

    Ưu nhược điểm của từng loại cũng khá rõ ràng, liên qua tới giá thành đạn, độ đơn giản và tin cậy khi chiến đấu, khối lượng đầu đạn, khối lượng thuốc nổ và mảnh sát thương trong đầu đạn, v...v...

    Còn về việc bạn nói cài lệnh cho đạn khi vẫn còn ở trong ổ đạn, dựa trên sơ tốc mặc định sẵn để tính toán thì có thể, Bofors cũng dùng cách này để cài lệnh cho đạn 3P 40-57mm, ATK cũng dùng cách này để cài lệnh cho dạn ABM 30-40-50mm của mình.

    Tất nhiên, cách này, dựa trên sơ tốc mặc định để tính toán chứ không phải là sơ tốc thực sẽ khiến việc tính toán thiếu chính xác, thời điểm cài kích nổ đạn vì vậy cũng thiếu chính xác theo. Đạn 3P của Bofors được trang bị ngòi nổ cận đích nên hạn chế được việc này còn đạn ABM của ATK thì không.
    Racuta, meo-uhalosun thích bài này.
  3. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Đây là đường dẫn đến file PDF trình bày ở cấp độ tính toán học thuật và kết quả khảo nghiệm trên loạt bắn 200 viên của pháo 155mm.

    Bài viết trình bày các khảo nghiệm về ảnh hưởng của sai số toạ độ ghi phần tử, sai số thực tế do gió, do sai số sơ tốc không đồng đều, và sao số tổng hợp các nguyên nhân kia. Đồng thời bài viết cũng trình bày cách gán tham số và cho từng phương pháp hiệu chỉnh sai số tản mát như hãm trôi, hãm xoay bằng ngòi rẻ tiền lắp vào đạn ngu... gọi chung là CCF (Course Correction Fuze) khá chi tiết từ học thuật đến thực nghiệm

    https://cradpdf.drdc-rddc.gc.ca/PDFS/unc89/p532119.pdf

    Đường dẫn trên không lấy file được (rất hay bị) thì các cụ có thể lấy ở đây. Tớ down về sẵn.

    https://drive.google.com/file/d/1soWb5r2G00_GlozBZ6FdPFlRmk0d6OS9/view?usp=sharing

    [​IMG][​IMG]

    Mai tớ viết tiếp cho các cụ về yêu cầu thực tế, nguyên nhân xuất hiện, các phương pháp ghi, ưu nhược điểm của từng phương pháp ghi phần tử bắn sau khai hoả và ngay cửa buồng đạn.

    Súng pháo hiện đại khác căn bản so với súng cổ ở điểm nó cho phép ghi phần tử bắn ngay cả sau khi đã điểm hoả để lấy thêm các tham số môi trường bắn thực tế của từng viên đạn nhằm giảm sai số phần tử ghi.
    Lần cập nhật cuối: 06/06/2020
    Racuta, meo-u, convitbuoc2 người khác thích bài này.
  4. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Đến đây thì mình thấy chúng ta đều đồng ý là vấn đề là giải pháp kỹ thuật cho ngòi định tầm của pháo hạng hặng là có.

    Khác nhau là đánh giá giữa chi phí/hiệu quả giữa hai phương án 1/ dùng ngòi cận đích để đo cao; được lập trình sẵn từ trong xe. Hay là 2/ đợi đạn rời nòng, biết vận tốc đầu nòng thực tế rồi hẵng liên lạc vô tuyến để truyền lệnh lập trình.

    Mình thì bảo lưu quan điểm ngòi cận đích và nạp thông số dự kiến ngay từ trong xe có hiệu quả tương đương với phương án liên lạc cung cấp thông số thực tế của bạn. Và có giải pháp kỹ thuật rất đơn giản.

    Nói thêm cái nữa là cái giới hạn 40mm ấy đổ lên thì mới có ngòi cận đích proximity. Đến bọn Bofor sx ngòi chúng nó cũng ghi rõ là ngòi cho đạn 40/57mm chứ không ghi là ngòi cho đạn 30/35/40mm.
    Lần cập nhật cuối: 06/06/2020
    Racutameo-u thích bài này.
  5. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Có đấy, có 1 cái modul ngòi bé tí nó sản xuất ra dùng được cho pháo tự động từ 25-40mm nhưng cuối cùng không đưa vào trang bị vì pháo bé tí thì cận đích chả để làm gì. Hồi xưa tớ chửi nhau với RF có vấp nhầm thứ ấy trong kho NDIA nhưng không quan tâm. Giờ lâu quá tìm chưa ra
    --- Gộp bài viết: 06/06/2020, Bài cũ từ: 06/06/2020 ---
    Thực ra các cụ cũng không nên nặn glo2ng ba chuyện ấy. Đứa nào giận nặng bụng rán chịu. Chửi nhau online là 1 môn thể thao giải trí có thể sau này sẽ trở thành 1 môn thể thao dự Seagames bên cạnh game online như đã có trong seagames30 vừa rồi :-D
    Racutaconvitbuoc thích bài này.
  6. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Cũng có thể là có. Hồi xưa học thì có nghe bảo 37mm ít thuốc nổ quá, nổ mảnh văng 4 phương 8 hướng thì chỉ tổ làm trầy sơn máy bay.

    Nhưng mà sau này thấy thiên hạ kháo nhau đạn 30mm airburst thiên hạ vô địch hà rầm. Mà có thấy cái giải pháp kỹ thuật 30mm airburst nào dùng ngòi cận đích đâu. Toàn là ngòi timer lập trình sẵn từ trong xe.
    --- Gộp bài viết: 06/06/2020, Bài cũ từ: 06/06/2020 ---
    Cái này là quảng cáo tổng kết hội thảo về công nghệ ngòi đạn năm 2014. Coi như là hiện đại nhất nhì hiện nay.

    Cái bộ xử lý tín hiệu RF để làm ngòi cận đích nhỏ nhất được trưng bày và giới thiệu cũng đã có đường kính 38mm (gấp đôi đồng 1 xu của Mỹ), lắp sao được lên mấy viên đạn 30mm

    https://ndiastorage.blob.core.usgo***oudapi.net/ndia/2014/armaments/Wed16564_Young.pdf
    [​IMG]
    meo-uhalosun thích bài này.
  7. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.842
    Đã được thích:
    7.422
    Không phải mấy cái đó đâu. Công nghệ ngày nay phát triển từng ngày. Mấy cái đó là công nghệ của 2014 thì năm 2015 bên Junghans có tham luận với các sản phẩm hiện đại hơn nhiều và đến 2017 thì công nghệ định tầm laser cho đạn phóng lựu tự động mới được Rheinmetall trình làng.

    Mấy cái tớ nói nó kiểu như này.

    [​IMG]

    Tớ thấy nó là trong 1 tham luận của năm 2016 thì phải

    [​IMG]

    Ngoài ra còn có sensor cận đích dùng laser diode kiểu như cái này nhưng gọn hơn nữa

    [​IMG]

    [​IMG]
    Racuta, meo-u, donkisot27112 người khác thích bài này.
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Ngòi nổ cảm ứng cận đích không quá to đâu. Orbital ATM của Mỹ đã đem ngòi này từ đạn phóng lựu 40mm qua gắn vào đạn 30x113 mm, phát triển thành đạn LW30 Prox sử dụng cho súng M230 30mm gắn trên hệ thống phòng không mặt đất M-ACE CUAS chống UAV và trên trực thăng AH-64.

    Quay trở lại vấn đề đạn pháo, sử dụng ngòi nổ định giờ hay dùng cảm biến đo khoảng cách để kích nổ đạn trên không sẽ tùy quan điểm của nhà sản xuất và sử dụng. Tuy nhiên, quan điểm của mình là nếu pháo có khả năng tính toán chính xác thì việc áp dụng ngòi nổ định giờ cho sẽ đơn giản, rẻ và tin cậy hơn, đặc biệt là không bị đối phương áp chế kích nổ đạn ngoài ý muốn. Không quân đã có một hệ thống xuất sắc là SVP-24 Gefest & T, dựa trên khả năng trinh sát và tính toán để ném bom ngu có độ chính xác gần với bom định vị thì pháo binh, tên lửa cũng có thể phát triển các hệ thống tương tự.
    Lần cập nhật cuối: 06/06/2020
    Racuta, halosunmeo-u thích bài này.
  9. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Phóng sự của kênh truyền hình Ngôi sao về tàu lặn điều khiển từ xa Vityaz lặn sâu 10.000m, đi thám hiểm mang về nhiều mẫu vật, thông tin đáy vực Marina ở Thái Bình Dương

    --- Gộp bài viết: 07/06/2020, Bài cũ từ: 07/06/2020 ---
    Thêm hai thuyền cao tốc Raptor được chuyển giao hạm Baltic
  10. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Belarus đang diễn trò ăn vạ Nga, cụ thể vào năm ngoái Lushashenko đòi Nga cung vũ khí mới miễn phí hoặc bỏ tiền chịu chi phi an ninh chung biên giới. Tuy nhiên đang có xích mích vụ căn cứ radar và thông tin, nhưng nước này đang lên kế hoạch tập trận Zapad 2021 với Nga

Chia sẻ trang này