1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Thế lão không biết mấy công ty giống công ty Tuyết Nga ở VN thật à?
  2. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Theo mình biết, Mỹ hiện nay vẫn chưa cắt SWIFT đối với Nga.
    Nhưng dù thế thì nhiều giao dịch, Nga cũng chủ đông không thực hiện trên SWIFT nữa rồi. Hệ thống tài chính Mir của Nga không rõ đã kết nối với hệ thống tài chính UnionPay của TQ chưa, theo lý thì phải kết nối rồi.

    Dự án Diamon là dự án nào nhỉ? Rus Coast Guard có dự án 22100 Okean đóng tàu tuần tra lớp Okean class, và có thể chạy được với 1 trong 2 động cơ Diesel là động cơ MTU Friedrichshafen của Đức hoặc động cơ ZE kolomna Penza RUMO của công ty công nghiệp Penzadieselmash (Penza diesel plant) thuộc tập đoàn Transmashholding của Nga.

    Mà nói chung, ở Nga, nếu cứ phương tiện di chuyển dùng động cơ Diesel, đầu máy Diesel (Diesel locomotive) thì đều thường là mua động cơ của 1 trong 2 hãng trên, hoặc MTU Friedrichshafen hoặc Penzadieselmash. Mà thường là các các phương tiên của Nga chạy được với 2 cái này.

    Sở dĩ Đức cãi lời Mỹ là vì sợ mất thị trường thôi. Những tàu hay phương tiện nào mà chót gắn động cơ của Đức rồi thì đành phải phụ thuộc Đức, thay thế tốn kém mất thời giờ. Nếu Đức mà làm ăn không uy tín, không tự chủ được để bị sức ép thì những tàu mới ai dám xài đồ của Đức nữa. Mà Đức dám kháng lệnh của Mỹ trong việc làm ăn với Nga thôi, chứ nếu là làm ăn với TQ khả năng kháng lệnh đã giảm hơn chút, với Ấn Độ chắc giảm hơn chút nữa. Với các nước còn lại chắc tuân thủ gấp.

    Nói đến MTU Friedrichshafen tự nhiên làm mình liên tưởng đến MTU Aero Engines. Kể cũng tội, kể từ sau thế chiến 2, bị cấm tham gia công nghiệp hàng không, phải đến năm 1959 mới được quay lại thì đã bị chậm chân, phải làm gia công động cơ cho P & W, GE , dẫn đến mất tự chủ, không tự phát triển động cơ của mình được. Để cho thị trường động cơ hàng không phương Tây bị các sản phẩm của P & W, GE, Roll Royces, SNECMA (bây giờ thành Safran) nó chiếm sạch. Sang Nga thì nó lại dùng động cơ của nó. Rốt cuộc động cơ hàng không vắng bóng nước Đức. Tiếc tiếc !!!


    Lần cập nhật cuối: 20/06/2020
    souri, meo-u, hieunch3 người khác thích bài này.
  3. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    - Tàu chiến của Rus navy với Coast guard không mua được động cơ MTU nên phải mua động cơ Hồ Nam đó bác.
    -Trung Quốc cũng tìm cách né SWIFT , họ nghĩ ra hệ thống Unionpay và bắt dân xài QR code, id face để thoát cảnh S Wift
  4. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Sư đoàn dù 76 ở Pskov sát biên giới Belarus nhận lô quả đấm thép BMD-4M
    [​IMG]





    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    tombuys, meo-uhalosun thích bài này.
  5. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    363
    Nói thì dễ nhưng đụng chuyện mới thấy khó, các phương án chuyển lòng vòng như mấy lão đang bàn rủi ro lắm...
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.348
    Đã được thích:
    26.685
    Mấy tay đo suy diễn ra chứ làm quái gì có chuyện chuyển lòng vòng thế.
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.744
    Đã được thích:
    10.144
    Không mua đô la trên thị trường tiền tệ từ các ngân hàng thương mại thì lấy đâu ra tiền cứng mà bàn giao với Nga. Chẳng lẽ in tiền đồng sang giao ? Giao dịch mua, chuyển đô la trên SWIFT thì bọn Mỹ chúng nó thấy ngay. Bọn Mỹ chúng nó gửi một lá thư là mấy ngân hàng dừng hợp đồng bán đô la. Cô lập ngay thằng nào dám giao dịch trực tiếp với Rosoboronexport.

    Hiện làm ăn với Nga bằng tiền cứng là phải đi lòng vòng qua mấy ngân hàng bình phong cả. Cũng tốn khơ khớ phí dịch vụ. Nhưng mà may là bọn Nga đồng ý chịu khoản phí phát sinh vì trốn cấm vận này. Chứ bọn nhân hàng thương mại chúng nó làm ăn kiếm lời. Chúng nó không khùng đi vuốt râu bọn Mỹ để hỗ trợ gom tiền cứng để chi trả cho hợp đồng vũ khí với Nga.

    Phương pháp an toàn nhất trong việc thanh toán hợp đồng vũ khí với Nga là xây dựng cơ chế, đạt thoả thuận thanh toán qua việc kết toán các tài khoản xuất nhập khẩu giữa 2 ngân hàng TW. Làm vậy thì việc chuyển giao tiền được thực hiện không thông qua SWIFT. Bọn mỹ không mò ra, không có bằng chứng để mà áp đặt trừng phạt. Trừ phi chúng nó tuyên bố cấm vận, bao vây kinh tế toàn phần với cả Nga và đối tác mua vũ khí.

    Năm ngoái, Nga Ấn đạt thoả thuận về phương thức thanh toán né cấm vận cho rosoboronexport:
    https://www.bloomberg.com/news/arti...k-to-skirt-u-s-sanctions-threat-to-arms-deals
    India, Russia Seek to Skirt U.S. Sanctions Threat to Arms Deals
    India and Russia have agreed on a new payment method through their national currencies for multi-billion-dollar defense deals, in a bid to avoid risks created by the U.S. threat of sanctions and banking restrictions.
    The arrangement would enable India to pay the first installment soon for two warships that Russia is building for its navy, two people familiar with the matter said in New Delhi, without elaborating. Defense contracts will be settled in rubles and rupees under a payment agreement reached by the central banks of Russia and India, said a person in Moscow with knowledge of the preparations.
    meo-uhalosun thích bài này.
  8. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Đấy là tàu tuần tra lớp Rubin, gọi là Rubin-class patrol boat, mới dùng động cơ diesel của Trung Quốc, chứ lớp Okean mà tôi nói thì vẫn dùng động cơ Nga hoặc Đức. Bác nói dự án Diamond làm tôi không biết là cái nào.
    Lớp Rubin lúc đầu thiết kế là nhắm đến dùng động cơ MTU 16V4000M73L của Đức, sau đó khi bị trừng phạt thì thay bằng động cơ TQ là CHD622V20CR đang bị chê chất lượng kém, cho nên đã bị thay thế bằng động cơ ZE1600KZ nội địa của bọn Penzadieselmash mà tôi đã nói.
    Kể cả loại tàu tuần tra chống phá hoại (anti-sabotage patrol) lớp Grachonok của Nga lúc đầu thiết kế cũng nhắm đến định dùng MTU nhưng sau đó bị đình trệ vì đòn trừng phạt, nhưng chê chất lượng động cơ Trung Quốc, nên bây giờ là dùng động cơ ZE Zvezda, dĩ nhien cũng của Penzadieselmash.

    Tương tự, tàu tuần tra lớp Mangust của dự án Project 12150 cũng đã thay động cơ MTU 10V 2000 M93 bằng M470MK Zvezda. Chỉ có dự án tàu tuần tra Project 22160 (chưa đặt tên lớp) mới được launch năm ngoái là xác định dùng động cơ nội địa CODAD hay CODAG do Penzadieselmash và Saturn hợp tác chế tạo

    Nói chung, chỉ có dự án nào xác định ngay từ đầu dùng động cơ nội địa là còn OK, dự án nào mà xác định dùng động cơ MTU của Đức, đang tiến hành, thì lập tức bị chậm tiến độ vì đòn trừng phạt. Bây giờ ngồi điều chỉnh thay thế động cơ là mệt, chỉ vừa mới được tái khởi động vào cuối năm ngoái.

    Bọn Nga lúc này có 2 hướng:
    1) Thúc bọn EU nói không với Mỹ, cứ làm ăn với Nga bất chấp trừng phạt Mỹ
    2) Tái cấu trúc sản xuất để làm động cơ nội địa cho kịp tiến độ. Hãng Penzadieselmash thì phần lớn sản phẩm là Penza diesel generators và turbochargers, phần lớn là cho phương tiện cho bộ và 1 phần cho trên biển. Bọn nó mạnh ở 2 cái này, bán được cả sang các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Italy, Hà Lan, etc. chứ không chỉ Đông Âu, Ấn Độ, TQ. Nhưng với mô hình hiện nay thì tuy ra sản phẩm nhưng tiến độ toàn bị chậm cho bên hải quân.

    Tuy thế nhưng 2 mục tiêu này mâu thuẫn nhau. Quyết liệt làm cái 2 thì cái 1 khó mà thành công, trong khi cái 1 lại vô cùng quan trọng về mặt chiến lược. Chỉ cần EU vượt rào là dần dần lệnh trừng phạt chỉ còn là cái vỏ. Còn bọn Nga thì hình như đang chơi nước đôi, thực hiện cả 2 hướng này cùng lúc.

    Nga và TQ đã swap tiền với nhau thì việc kết nối hệ thống thanh toán hai nước chắc chắn đã diễn ra rồi. Ma TQ còn swap tiền với đủ các nước: Úc, Anh, Canada, Singapore, Nhật, Hàn,Argentina, etc. nên chỉ cần swap với TQ là có thể trao đổi tiền với cả đống nước. Nếu VN đủ mạnh thì cũng nên swap với TQ. Trước đây VN cũng muốn làm cái này mà TQ nó không chịu.
    Còn chuyện mua bán lòng vòng thì chẳng lạ. Đến cả Iran hay Cuba ngày xưa mà thằng to đùng như BNP Pháp hay Deutsche bank của Đức còn dám lén lút làm ăn cơ mà. Hình như có cả ngân hàng Mỹ cũng dính đến chuyện lén lút này. Thế thì thằng Nga to đùng chắc chắn đầy thằng dính dáng đến.
    Lần cập nhật cuối: 20/06/2020
    souri, Racuta, meo-u2 người khác thích bài này.
  9. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Ba loại xe tăng chủ lực hiện có trong trang bị của Lục quân Nga đủ sức chiến mọi loại MBT của kẻ thù.

    [​IMG]
  10. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Đính chính chút cho bài trước, động cơ ZE Zvezda không phải do Penzadieselmash chế tạo. Động cơ này xài được nhưng tương đối cũ, các dự án tàu mới của Nga vừa launch năm ngoái, ví dụ dự án Project 22160, đều dùng dạng 2 động cơ diesel (CODAD) hoặc hỗn hợp diesel gaz (CODAG) nội địa cả. Mình thì thấy nếu dùng nội địa Nga cứ dùng CODAG là hay nhất, còn nếu muốn xuất khẩu thì CODAD lại hiệu quả hơn.

    Dự án 22160 là tàu cho Russian Navy hải quân Nga, không phải cho lực lượng tuần tra bờ biển như trên. Động cơ sẽ là động cơ nội địa Kolomna 16D49, dạng CODAG, của hãng Kolomma Locomotive Works hoặc gas turbine nội địa M70FRU hay M90FRU của bọn NPO Saturn. Chính cái M70FRU và M90FRU cũng sẽ được chuẩn bị dùng cho lớp tàu khu trục Admiral Gorshkov và lớp Admiral Gorshkov Grigorovich để thay thế cho gas turbine từ Ukraine đấy.
    Ngoài ra còn 3 ứng cử viên khác dùng cho 2 lớp tàu khu trục này là DS-71, DT-59 (gas turbine) và 10D49 (động cơ diessel).
    Bọn Nga cũng hay, 2 cái tàu khu trục lớp Admiral Butakov và Admiral Istomin của lớp Admiral Gorshkov Grigorovich vào thời điểm đang bị bỏ đấy do thiếu động cơ Ukraine thì đã được Ấn Độ mua luôn rồi, với giá 950 triệu USD. Chắc bọn Ấn đem về mua động cơ Đức hoặc Ukraine vào gắn lại?

    Bọn Nga sẽ bán nốt 2 con tàu khác của lớp này cho Ấn Độ, giao hàng năm 2026 hay 27 gì đó, chắc tàu này sẽ gắn động cơ Nga thôi. Cuối năm 2017 thì Saturn đã hoàn thành R/D 3 cái gas turbine là M90FR, Agregat-DKVP và M70FRU-R. Bây giờ đã bắt đầu đi vào sản xuất quy mô công nghiệp thay thế cho gas turbine của Ukraine rồi. Sớm muộn gì thì mấy cái nhà máy đó của Ukraine sẽ phải đóng cửa, và đây cũng chính là điềphương Tây muốn, trừ khi là được "nước thứ 3" cứu, kiểu Ấn Độ, TQ, etc. Nhưng nhìn kiểu Mỹ ép Motorsich k được làm ăn với TQ thì cũng không sure lắm
    souri, Racuta, meo-u1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này