1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Liên bang Nga (phần 5)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Nếu bọn Nga, giống như với đạn pháo lựu 57mm, có thể phát triển đạn APFSDS cho pháo 100mm trên BMP-3/BMD-4M thì đó sẽ là một một bước nhảy vọt cho 2 loại IFV này. Có thể có 2 phương án làm đạn APFSDS cho pháo 100mm này. Một là chiều dài đạn tương đương đạn hiện nay nhưng phần vỏ đạn dài hơn, chứa nhiều thuốc phóng hơn với phần đầu đạn APFSDS thụt hẳn vào trong vỏ đạn. Hai là cũng giống như trên nhưng đạn/vỏ đạn được kéo dài tương đương với tên lửa chống tank 100mm bắn qua nòng, lượng thuốc phóng trong vỏ đạn sẽ nhiều hơn, sơ tốc và độ xuyên giáp của đạn cũng lớn hơn nhiều.

    Tất nhiên, đạn APFSDS 100mm này không có tham vọng đấu đầu với tank và mục tiêu của nó sẽ là hạ từ tầm xa hơn tầm bắn của bất kỳ các loại xe chiến đấu bọc thép nào của đối phương có giáp dưới cấp độ của tank.

    Trong trường hợp đó, việc bố trí tổ hợp súng/pháo 30/100mm như hiện nay cũng nên được tính lại. Với cách bố trí song song như hiện nay, cả 2 súng/pháo đều nằm lệch tâm của tháp pháo, gây nên hiện tượng tháp bị xoay do lực giật khi bắn, gây ít nhiều ảnh hưởng tới độ chính xác của đường đạn. Ví dụ rõ nhất là pháo 100mm. Loại đạn mới thiết kế cho nó nhẹ hơn, khí động học hơn, sơ tốc và tâm bắn lớn hơn đạn cũ nhưng cũng sinh ra lực giật lớn hơn, làm xoay tháp pháo khi bắn.

    Để hoàn thiện phương án, có lẽ Nga nên thiết kế lại, đặt súng 30mm nằm trên pháo 100mm thay vì đặt song song, cả tổ hợp nằm ngay trục chính của tháp để hạn chế yếu điểm này, đặc biệt là khi bắn các loại đạn mới có sơ tốc cao
    .
    Lần cập nhật cuối: 21/06/2020
    souri, Racutatombuys thích bài này.
  2. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Altair- UCAV của Nga có khả năng mang 4 quả FAB-250 hoặc 2 FAB 500, k biết đến khi nào mới thực chiến được



    meo-u, Racutatombuys thích bài này.
  3. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Khoan nói các vấn đề kỹ thuật súng pháo, chỉ hỏi lỡ cái xe mang 100-30 này gặp xe 57 thì nó ăn đc ko?
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.393
    Đã được thích:
    26.759

    Không làm vậy được đâu. Vì đạn đó nó đòi hỏi liều phóng lớn, áp suất nòng rất lớn nên cái nòng cối trên BMP-3 đó chịu không thấu. Mà giờ nấu cục sắt dày hơn ốp vô đó thì nòng & tháp pháo không cơ động được mất tính năng xe chiến đấu và biến nó thành con xe tăng lỡ ông lỡ thằng giáp mỏng, tầm bắn ngắn xịt, kém cơ động... thì càng chết nặng.

    Giải pháp của Nga là cứ theo tây dần dần. Cứ đợi tây nó nấu sợi tổng hợp quấn nòng pháo xong nó hội thảo công bố khung giải pháp các kiểu xong Nga đoán định làm theo thì nó mới ra pháo nhẹ bắn đạn sơ tốc cao. Còn trước mắt cái nào theo được 30ly cứ theo với đạn 30x165 so với tây 30x173 đã.
    --- Gộp bài viết: 22/06/2020, Bài cũ từ: 22/06/2020 ---
    Xe 57 nó đục thủng xe 100 này từ ngoài tầm bắn của xe 100. Vấn đề lại nằm ở chổ mấy con xe này làm ra không phải để đấu xe nên vấn đề đó chỉ nói cho vui thôi.
    convitbuoc thích bài này.
  5. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Khẩu 100mm 2A70 trên BMP-3 nặng 330 kg, chỉ cỡ 1/2 so với khẩu S-60 57mm nên nếu nó làm nòng dày hơn, giá đỡ và tháp pháo chắc chắn hơn để chịu được áp suất bắn lớn hơn thì cũng chỉ nặng cỡ khẩu 57mm kia là cùng.

    Với đạn AP cũ hiện nay, khẩu 57mm chỉ xuyên được thép dày 12cm đặt nghiêng 60° ở khoảng cách 1,000m. Nếu đạn xuyên giáp 100mm làm đúng sẽ uy lực hơn nhiều.

    Đạn xuyên giáp 100mm có thể thiết kế kiểu này để tối đa hóa lượng thuốc phóng trong vỏ đạn.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 22/06/2020 ---
    Với các loại thuốc súng thế hệ mới, hoàn toàn có thể khiến các loại đạn sơ tốc thấp chuyển hóa thành đạn sơ tốc cao. Ví dụ như đạn 30x113 30mm của khẩu M230 lúc trước sơ tốc tối đa chỉ 715m/s. Với thuốc súng kiểu double-base mới, và có thể nòng kéo dài thêm, nó đạt sơ tốc 1,015m/s. Đạn 100mm của khẩu 2A70 cũng vậy, nếu thiết kế lại, dùng thuốc phóng thế hệ mới thì uy lực hơn khẩu 57mm dùng đạn cũ kia là chắc.
  6. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Vậy quả đấm thép của VDV chỉ đi bắn lô cốt với bộ binh thôi ah100 nó phải bay xa hơn 57 chứ cụ.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.393
    Đã được thích:
    26.759
    Vậy cụ chế cho nó con tàu bay vận tải khủng và bộ kit rẻ tiền mà vứt được con xe tăng T-90M từ trên zời xuống với kíp lái bên trong đi
  8. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Xu hướng phát triển loại súng/pháo cỡ lớn từ các loại súng/pháo cỡ nhỏ hơn đã có từ khá lâu. Nga thì có đạn 23mm 23x115 phát triển từ đạn 14.5mm 14.5x114, Đức phát triển đạn 50mm từ 35mm nhưng bỏ dở dang. Chỉ có Mỹ là đi tới cùng với súng/đạn 40mm Super Shot phát triển từ cỡ súng đạn 30mm 30x173 và súng/đạn 50mm phát triển từ súng/đạn 35mm 35x228.

    Kích cỡ đạn, đường kính và chiều dài, tương đương nhau, tức có thể dùng lại thiết kế súng, chỉ cần thay đổi nòng và một số bộ phận, thậm chí là có thể nâng cấp hoán cải từ súng cũ cho tiết kiệm. Thực tế ATK Orbita Mỹ đã chào các gói hoán cải nâng cấp các súng 30/35mm hiện tại, tất nhiên cũng là súng Bushmaster của ATK, thành súng 40/50mm.

    Thêm vào nữa, kích cỡ đạn tương đương nên số đạn dự trữ, hệ thống nạp đạn và tháp súng/pháo không thay đổi. Quan trọng nhất là với thế hệ thuốc súng mới nên dù đầu đạn to, nặng và uy lực hơn nhưng sơ tốc đạn không đổi, tầm bắn ít nhất cũng như cũ.

    Ví dụ như đạn HE 40mm Super Shot có khối lượng 0.5kg (so với 0.36kg của đạn 30mm 30x173), sức công phá lớn hơn, sơ tốc nhờ vào thuốc phóng mới vẫn giữ ở 1,050m/s. Đạn xuyên giáp 40mm Super Shot được cho là có khả năng xuyên giáp 130% ở cùng cự ly so với đạn 30mm. Đạn xuyên giáp 50mm được cho là có khả năng xuyên giáp tương đương đạn 40mm của Bofors hay 40mm CTA, xuyên 130mm giáp đặt nghênh 60° ở khoảng cách 2,000m.
    Lần cập nhật cuối: 22/06/2020
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.393
    Đã được thích:
    26.759
    Nói chung muốn cở nòng cũ mà đạn xuyên tốt hơn thì phải làm đạn dưới cở CTA, khoét buồng đạn to hơn, xài thuốc phóng xịn để nâng sơ tốc nếu dùng thanh xuyên. Nếu vậy thì phải gia cố thêm nòng. Thấy bọn tây nó đang thảo luận nát từ đâu khoảng 2009 đến nay về cái loại sợi siêu bền, chịu nhiệt để quấn quanh cái nòng nhằm gia cố không cho giản. Còn dùng liều xuyên với thuốc nổ (không phải thuốc phóng) mới thì đơn giản hơn.

    Cả 2 điều trên nghe thì đơn giản vậy chứ bọn Nga đang tịt. Sợi siêu bền kia thì chưa thấy nó có thành quả ứng dụng gì. Còn thuốc nổ mới nó lại càng chưa có luôn.

    Thường thì các ứng dụng súng pháo tụi ATK với Bofor/Diehl/Rheinmetall nó làm xong ứng dụng trang bị khoảng chục năm sau Nga ra bản cải tiến đơn giản hoá. Như đạn đai polimer để giảm mài mòn tăng độ bền nòng cho pháo tự động tây nó làm lâu lắc, trang bị toàn quân cả rồi. Nga cũng đã hô hào rồi giới thiệu trưng bày triển lãm tùm lum nhưng quân đội Nga vẫn bắn đạn đai đồng. Chán.
  10. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.756
    Đã được thích:
    10.172
    Cỡ nòng nhỏ thì có thể gia giảm thuốc phóng để nới tham số thiết kế đạn. Gia giảm thuốc phóng ở cỡ nòng nhỏ không làm hư nòng. Gia giảm thuốc phóng làm phần đuôi viên đạn dài ra, mập lên có thể giải quyết bằng cách thiết kế lại bệ khoá nòng, buồng đạn. Không nhất thiết phải nghiên cứu cho ra công thức siêu thuốc phóng mới.

    Chứ cỡ nòng lớn thì khó gia giảm thuốc phóng lắm. Áp suất đạn đã cận đỉnh giới hạn bền trong thiết kế nòng rồi. Thêm thuốc phóng vào nữa thì sẽ bắn hư nòng hết. Khẩu 100mm trên xe BMD-4 là súng nhẹ, sức bền chịu áp suất thấp, low pressure gun. Không thể cải tiến đạn theo phương án thêm thuốc, thay thuốc được.

    Nếu muốn tăng sức xuyên giáp của súng thì phải bắt đầu từ khâu tăng độ bền nòng, và giữ nguyên khối lượng nhẹ để thẩy xuống từ máy bay. Công nghệ vật liệu làm nòng.

Chia sẻ trang này