1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Paul Carell - Hitler mặt trận miền Đông

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 30/10/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Ngày 20 tháng 8 năm 1944, ngày mà cuộc tấn công của Liên Xô tại Rumania bắt đầu đã đi vào lịch sử với tư cách là ngày “Black Sunday” của Wehrmacht trong Thế chiến thứ II. Bắt đầu nổ ra từ lúc rạng sáng với một trận bão lửa của pháo binh kéo dài một tiếng rưỡi, chủ yếu nhắm vào các đơn vị Rumani, với tập trung đặc biệt nặng nề ở các khu vực phía tây bắc Jassy và phía nam Tiraspol. Một số sư đoàn Rumani đã ở điểm sụp đổ ngay cả trước khi bộ binh Nga xuất hiện. Sau đó, các lực lượng Nga trên mặt đất triển khai tấn công, tiến sâu vào phòng tuyến phe Trục tới 20 dặm. Do đạt được thỏa thuận bí mật với người Nga, các Quân đoàn IV và VI Rumani bảo vệ khu vực Jassy (trong vùng trách nhiệm của Armeegruppe Woehler) đã từ bỏ vị trí chiến đấu của họ mà không bắn một phát súng nào, chỉ có Sư đoàn Bộ binh 76 của Đức (Trung tướng Erich Abraham (1)) thực sự còn cố gắng cầm cự. Xảy ra một trận giao chiến ngắn ngủi thuộc khu vực ngoại ô phía tây Jassy vào lúc 10 giờ sáng, và chỉ đến giữa trưa, Hồng quân đã băng qua dòng sông Bahlui. (Bản đồ 5.2 cho thấy Tập đoàn quân VI Đức bị Hồng quân hủy diệt như thế nào).

    Cả hai Tướng Friessner và Woehler đều hiểu rõ tình hình chiến sự nguy ngập đến mức nào và ra lệnh phản công ngay lập tức bằng tất cả lực lượng dự trữ mà họ có trong tay. Họ nhanh chóng nhận ra nếu tuyến phòng thủ phe Trục không được khôi phục lại nhanh chóng thì họ sẽ mất tất cả. Hai tướng Đức cũng nhận ra rằng, người Rumani không chống cự nữa dẫn đến phòng tuyến khó có thể đứng vững được ; dù sao đi nữa, vẫn phải “còn nước còn tát”. Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Đức số 10 cùng với Sư đoàn thiết giáp “Đại Rumania” - một trong số ít các đơn vị Rumani vẫn còn tinh thần chiến đấu – vẫn lao thẳng về hướng quân Nga tấn kích.Tướng pháo binh Ernst-Eberhard Hell (2), chỉ huy Quân đoàn VII (nằm bên cánh trái thuộc Tập đoàn quân VI Đức) cũng kết hợp với Sư đoàn Bộ binh 258 của Trung tướng Eugen Bleyer (3) cố gắng khôi phục lại tuyến phòng thủ của mình. Nhưng mọi nỗ lực của họ đều không thành công. Khi màn đêm buông xuống, những trận chiến đấu giáp lá cà đã xảy ra ở từng ngôi nhà, từng góc phố thuộc thành phố Jassy, và Hồng quân đã vượt qua 12 dặm trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công.

    Ở khu vực phía đông (Armeegruppe Dumitrescu), câu chuyện về ngày “Black Sunday” cũng ảm đạm không kém. Một cuộc bắn phá sơ bộ bắt đầu lúc 4 giờ sáng, và kéo dài một giờ. Sau đó, vào lúc 7 giờ sáng, cuộc bắn phá chính thức bắt đầu. Nó kéo dài một tiếng rưỡi và ngay lập tức sau đó là dòng thác bộ binh, xe tăng, pháo tự hành và pháo binh các loại của người Nga tràn lên, tất cả đều được sự yểm trợ tự do bởi máy bay ném bom chiến đấu Sô-viết đang làm chủ trên không trung.

    Đòn tấn công chính của Liên Xô tập trung ở phía nam Tiraspol, trong khu vực thuộc Tập đoàn quân Rumania III. Quân đoàn Rumania XXIX đã sụp đổ ngay lập tức, để lại toàn bộ tuyến phòng thủ cho ba sư đoàn Đức: Sư đoàn Bộ binh 15, 306 và 9 (tính từ bắc xuống nam). Các loại xe bọc thép của Nga tràn qua những khoảng trống do người Rumani để lại và họ nhanh chóng bao vây các chiến binh kỳ cựu của Sư đoàn bộ binh 9 Đức. Thiếu tướng Werner Gebb nhanh chóng hình thành một tuyến phòng thủ hình quả trứng nhưng Sư đoàn của ông dần dần bị đẩy lùi về hướng nam, cách xa đồng đội của ông. Hết làn sóng này đến làn sóng khác của người Nga dội vào tuyến phòng thủ của 2 Sư đoàn 15 và 306; nhưng những người lính Wehrmacht vẫn cố gắng giữ vững được được một số “con nhím” phòng thủ của mình. Tuy vậy, thiệt hại đến với họ rất nặng nề. Sư đoàn Bộ binh 15 của Trung tướng Rudolf Sperl phải chịu tổn thất 20% ngay trong những cuộc giao tranh ban đầu và Sư đoàn Bộ binh 306 còn bị áp chế mạnh hơn. Họ đã mất 1/3 số người ngay trong các cuộc bắn phá đầu tiên và vào lúc 10 giờ sáng, Xe tăng Sô-viết đang thi nhau chà nát Sở chỉ huy Sư đoàn. Sau đó, người Nga đã báo cáo đã thu giữ được 37 khẩu pháo trong khu vực do Sư đoàn Bộ binh 306 trong ngày “Chủ nhật thê thảm” 20/8. Ngay buổi trưa, khu vực cánh phải thuộc Tập đoàn quân VI Đức bị xé toạc và mọi con đường quốc lộ bị tắc nghẽn bởi đám tàn quân đang tìm cách tháo chạy tán loạn, chủ yếu là người Rumania..

    Sư đoàn bộ binh 9 Đức tiếp tục rút lui theo hướng nam, đến một nơi bằng cách nào đó đã thoát được ra khỏi vòng vây và trở thành Sư đoàn duy nhất của quân Đức với Tập đoàn quân III Rumani bị cô lập và tan rã nhanh chóng. Khi Hồng quân tràn ngập cực nam Bessarabia, lực lượng phe Trục gần như bị đè nát trong những trận chiến giao tranh khốc liệt. Quay trở lại khu vực bên bờ Biển Đen, Tướng Gebb đã đầu hàng vào ngày 29/8/1944. Có bao nhiêu người trong số 13.000 quân nhân dưới quyền của ông ta còn sống sót qua thời gian bị giam cầm trên đất Nga. Werner Gebb sẽ qua đời trong nhà tù Asbest thuộc Sverdlovsk, bên rặng núi Ural, vào ngày 12 tháng 8 năm 1952.

    Cũng giống như Friessner và Woehler, Trung tướng Georg Postel (4), Tư lệnh Quân đoàn XXX (30) Đức, người chịu trách nhiệm bảo vệ sườn phải cho Tập đoàn quân VI, đã thực hiện những động thái di chuyển chính xác trong ngày 20 tháng Tám; ông tung hết những lực lượng dự trữ có trong tay vào những đợt phản công ngay tức khắc. Thậm chí Postel còn liên lạc với người tiền nhiệm của mình, Tướng Fretter-Pico, hiện là Tư lệnh Tập đoàn quân VI chuyển giao cho ông ta toàn bộ lực lượng cơ giới dự trữ tới Quân đoàn XXX. Tuy nhiên, giống như tại Jassy, mọi thứ đã cạn kiệt…..
    …………………….

    (1). Erich Abraham (1895-1971). Cuối năm 1944, tiếp tục làm Tư lệnh Quân đoàn LXIII (63). Bị bắt vào cuối cuộc chiến, được phóng thích vào tháng Tám năm 1947. Qua đời năm 1971….

    (2). Tướng pháo binh Ernst-Eberhard Hell(1887-1973). Đã đầu hàng người Nga vào cuối tháng 8/1944. Bị coi là tội phạm chiến tranh và bị giam cầm tại Liên-xô cho đến tận năm 1955…

    (3). Trung tướng Eugen-Heinrich Bleyer (1896-1979) là một vị tướng người Đức trong Thế chiến II. Bleyer đã đầu hàng quân đội Nam Tư vào tháng 5 năm 1945. Năm 1949, ông bị kết án tử hình, nhưng bản án của ông đã được thay đổi thành 18 năm tù và ông được thả ra vào năm 1952.

    4). Georg-Wilhelm Postel (1896-1953) bị Hồng quân bắt làm tù binh ngày 30/8/1944. Bị kết án là tội phạm chiến tranh với án 25 năm tù. Bị chết ngày 20/9/1953 vì bệnh lao và được chôn đất tại nghĩa trang nhà tù tại Shakhty..
    --- Gộp bài viết: 31/05/2020, Bài cũ từ: 31/05/2020 ---
    [​IMG]
    BẢN ĐỒ : SỰ HỦY DIỆT TẬP ĐOÀN QUÂN VI ĐỨC (LẦN 2) ..THÁNG 8/1944
    --- Gộp bài viết: 31/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Erich Abraham (1895-1971)
    --- Gộp bài viết: 31/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Ernst-Eberhard Hell(1887-1973)
    --- Gộp bài viết: 31/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Eugen-Heinrich Bleyer (1896-1979)
    --- Gộp bài viết: 31/05/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Georg-Wilhelm Postel (1896-1953)
    caonam_vOz, meo-u, tatpcit2 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    ….Đơn vị Cơ giới hóa duy nhất của lực lượng dự bị thuộc Tập đoàn quân VI là một phần trong biên chế Sư đoàn xe-tăng 13. Đơn vị này được lãnh đạo bởi Trung tướng Hans Troeger (1), một trong những “ngôi sao mới nổi” của Wehrmacht. Ông gia nhập Quân đội Hoàng gia với tư cách là một sĩ quan học viên vào năm 1915 (lúc đó ông ta mới 19 tuổi) và phục vụ trong một Tiểu đoàn Công binh suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Trong thời kỳ WW II, ông thành công trên cương vị Chỉ huy Tiểu đoàn Mô-tô hóa hoặc Trung đoàn Bộ binh Cơ giới hóa trước khi nắm tạm quyền chỉ huy Sư đoàn tăng 27 (cuối 1942-đầu 1943). Thậm chí thời gian tiếp theo, Hans Troeger làm Hiệu trưởng trường huấn luyện xe tăng trong 9 tháng trước khi đảm nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn xe-tăng 25 vào cuối năm 1943. Cấp bậc của ông thăng tiến nhanh chóng, từ Thiếu tá năm 1939 đến Trung tướng năm 1944. Khi ông lên nắm quyền chỉ huy Sư đoàn tăng 13 vào tháng 5 năm 1944, ngay lập tức ông đã giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại. Trước đó, cũng như hiện giờ, Sư đoàn này là một trong những Sư đoàn có chất lượng tốt nhất trong Wehrmacht. Hai năm trước, nó đã từng tiến tới Kuban, thọc sâu vào vùng Caucasus và tiến đến ngưỡng cửa châu Á. Tuy nhiên, vào lúc này, do thiệt hại thương vong nhiều kết hợp nhiều yếu tố khách quan khác, Troeger chỉ còn lại một Tiểu đoàn tăng (35 xe-tăng), 2 Tiểu đoàn Bộ binh tùng thiết và một phần của tiểu đoàn công binh và sửa chữa tăng trong tay. Dù vậy, ông vẫn phát động một cuộc phản kích ngay lập tức và đẩy quân Nga bật trở lại con sông Dnestr, nhưng Sư đoàn của Troeger không có đủ lực lượng để hàn lỗ thủng trên phòng tuyến của mình. Chẳng mấy chốc, một đội hình xe-tăng hùng hậu, còn tươi mới gồm hàng trăm chiếc của Hồng quân đã tấn công Sư đoàn tăng 13. Vào buổi chiều, Troeger buộc phải ra lệnh vừa chiến đấu, vừa rút về hướng tây.

    Trong lúc tình hình đang hỗn loạn như vậy, Thống chế Antonescu - nhà độc tài và Tư lệnh lực lượng Rumania – xuất hiện. Ông đã nghe nói rằng nhiều binh lính, sĩ quan Rumania đang bỏ chạy nên ông ta phải đến ngay chiến trường để cố gắng kêu gọi họ quay trở lại cầm súng chiến đấu. Viên Thống chế đã an ủi một số sĩ quan cao cấp Rumani, giáng cấp một số khác, thậm chí đã sử dụng đến cả án tử hình nhưng đều không có tác dụng gì trong cơn thảm họa.

    Trên bầu trời, lại một thảm họa khác đã diễn ra. Không quân Liên-xô đã bay hơn 2000 phi vụ, còn con số đó với người Đức là 230. Đó là nỗ lực tối đa của Luftwa-ffe. Không một người lính nào trên tuyến đầu nhớ lại rằng mình có thể trông thấy một máy bay của Đức từ sau ngày 20/8/1944. Người Nga đã đạt được uy quyền tuyệt đối trên không trung ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch.

    Trong khi đó, Sở chỉ huy của Fretter-Pico, đóng tại Tarutino lại ở quá sâu trong hậu phương. Màn đêm buông xuống, ông vẫn chưa hề hay biết về mức độ của thảm họa, chỉ lờ mờ biết rằng sườn phải của ông đang chịu áp lực hết sức nặng nề. Tình cảnh càng tệ hơn, khi ban tham mưu thuộc Tập đoàn quân VI không biết gì về sự đột phá của Hồng quân tại Jassy. Nếu như mà biết, thì có lẽ Fretter-Pico sẽ nhận ra rằng một vòng vây kép tiềm năng đang dần dần hình thành và xiết chặt xung quanh Tập đoàn quân VI…

    Vào rạng sáng ngày hôm sau, Phương diện quân Ukraina II tung lực lượng thiết giáp thực hiện nhiệm vụ mở rộng bước đột phá và phải chiếm bằng được thành phố chiến lược Jassy. Cùng ở bên phe liên minh, Friessner đã tổ chức một cuộc phản công chung giữa Đức và Rumani để cứu lấy thành phố. Tất cả những lực lượng ông ta có trong tay là một số đơn vị thuộc Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 10 gồm 20 xe tăng và 1 Trung đoàn Bộ binh tùng thiết. Trong buổi sáng, cuộc phản kích đã mang lại một số thành công đáng kể. Nhưng sau đó, Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 10 lại chạy ngay vào hướng tiến quân của đội hình xe tăng Liên sô gồm hơn 100 chiếc và nhanh chóng bị đánh bại. Còn Sư đoàn thiết giáp “Đại Rumania” – được trang bị toàn là xe tăng Đức loại tốt – chỉ quan sát trận chiến mà không dám nhảy vào ứng cứu. Sau đó, họ chuồn theo hướng nam và không bao giờ gặp lại nữa…

    Bây giờ thì rõ ràng là không thể bảo vệ được thành phố chiến lược Jassy được nữa. Vào buổi trưa, Trung tướng Friedrich-August Weinknecht (2), chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 79, đã rút quân về phía nam với những người lính chặn hậu cuối cùng. Chiều hôm đó, từ phía nam thành phố, một quả đấm thiết giáp của Nga bao gồm hơn 300 xe tăng đã đột nhập và áp đảo hoàn toàn Sư đoàn bộ binh 76. Đám tàn quân và những kẻ bị tụt hậu (bao gồm cả viên Tư lệnh Sư đoàn, Trung tướng Erich Abraham) đã đào thoát được về phía tây, nhưng Sư đoàn bộ binh 76 đã không còn tồn tại nữa. Ở phía đông, Quân đoàn VII cũng bị Hồng quân đập cho tan nát….

    Nhiệm vụ giải cứu cánh trái của Đức được giao cho viên Tư lệnh Quân đoàn IV, Đại tướng Bộ binh Friedrich Mieth (3), một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu dạn dầy kinh nghiệm với 38 năm phục vụ. Mieth vội kéo các Sư đoàn Đức còn nguyên vẹn trở lại Bahlui, nơi ông ta đang chống đỡ lại các cuộc tấn công liên tục đến từ kẻ thù. Nhưng các đơn vị Cơ giới và Thiết giáp của Liên Xô đã tăng vọt do lỗ thủng cả 2 bên sườn phải và trái. Đến cuối ngày, các đội quân tiền phương của người Nga đã tiến sâu tới 30 dặm đường kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công trong ngày 20 tháng Tám, và không còn hy vọng nào để ngăn chặn được bước đột phá của Hồng quân. Mọi thứ vẫn còn lâu mới ổn định ở cánh trái trái khi màn đêm dần dần buông xuống.
    …………………………
    (1).Hans Troeger (1896-1982). Đến tháng 9/1944, Sư đoàn tăng 13 vẫn bị bao vây tại khu vực Kishinev. Khi được phép thoát vây, trong khi một số người đến được phòng tuyến của Đức, còn Hans Troeger và một số người vượt biên giới sang Bungaria và bị bắt giữ, sau đó trao lại cho người Nga. Ông bị giam đến tận năm 1955….

    (2). Friedrich-August Weinknecht (1895-1964). Ông ta đầu hàng Hồng quân vào tháng 8/1944 trong chiến dịch Jassy-Kishinev….

    (3).Friedrich Mieth (1888-1944). Được thăng cấp Trung tướng vào ngày 1 tháng 3 năm 1940. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1940, ông là người đứng đầu Ủy ban đình chiến ở Pháp. Vào ngày 24 tháng 11 năm 1942, ông trở thành Tổng chỉ huy của lực lượng an ninh trong hậu phương thuộc Cụm Tập đoàn quân "Don" và từ ngày 1 tháng 4 năm 1943, lãnh đạo của Quân đoàn "Mieth". Vào ngày 20 tháng 4 năm 1943, ông được thăng cấp Đại tướng của Bộ binh. Ông tử trận ngày 2/9/1944 tại Jassy…
    --- Gộp bài viết: 01/06/2020, Bài cũ từ: 01/06/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Hans Troeger (1896-1982)
    --- Gộp bài viết: 01/06/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich-August Weinknecht (1895-1964)
    --- Gộp bài viết: 01/06/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich Mieth (1888-1944)
    caonam_vOz, meo-u, viagraless2 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trong lúc này, ngoại trừ Quân đoàn IV, Tập đoàn quân VIII chỉ còn có ba sư đoàn và đã được đưa ra khỏi chiến trường một cách hiệu quả ở hướng tây. Do đó, vào ngày 21 tháng 8, Friessner đã điều chuyển Quân đoàn ra khỏi biên chế Tập đoàn quân VIII và đặt họ dưới quyền chỉ huy thuộc Tập đoàn quân VI của Fretter-Pico. Nhưng thật không may, vị tướng tư lệnh và các nhân viên tham mưu dưới quyền đang chạy trốn, không còn quân nữa ngoại trừ những kẻ bị tụt hậu và dòng người tị nạn ngăn cách giữa họ và xe tăng Nga, và chắc chắn không còn nhiều khả năng để chỉ huy bất cứ một điều gì cả.

    Thậm chí, trong khu vực Tiraspol, mọi thứ còn tồi tệ hơn so với ở khu vực Jassy. Khi ngày 21 tháng Tám bắt đầu, Quân đoàn XXX của tướng Postel đã phải trơ chọi giao chiến trong tình trạng vô chính phủ. Phòng tuyến của họ đã bị xâm nhập ở một số nơi, và những lực lượng lớn của người Nga đang hành quân, tiến nhanh về phía nam hoặc tây nam, hoàn toàn không phải gặp trở ngại nào đáng kể. Hệ thống điện thoại cố định đã ngừng hoạt động, các đường dây liên lạc dã chiến với Trụ sở Chỉ huy cấp cao đã hoàn toàn bị cắt đứt.

    Quân đoàn không thể liên lạc qua radio với Tập đoàn quân VI hoặc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraine (có lẽ vì sự gây nhiễu của Liên Xô), và các giao thông, liên lạc viên đã không còn có thể vượt qua và quay trở lại. Sư đoàn Bộ binh 9 đã bị bao vây và đẩy bật khỏi chiến trường về hướng nam. Tên tuổi của Sư đoàn 9 không còn được nhắc đến thêm một lần nào nữa. Còn các Sư đoàn Bộ binh khác thuộc Quân đoàn Postel (Sư đoàn 15 và 306) bị 2 Tập đoàn quân Sô-viết tấn công dữ dội với sự yểm trợ của một lực lượng xe-tăng hùng hậu; họ phải tự bảo vệ mình một cách quyết liệt dưới ánh mặt trời nóng bỏng của vùng Đông Âu, và họ cố gắng duy trì mối liên lạc với các đơn vị láng giềng hết sức khó khăn. Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh 306 đã bị tử trận trong một đợt oanh kích của máy bay kẻ thù. Khi Tướng Postel buộc phải từ bỏ phòng tuyến của mình, ông ta với vũ khí trong tay, đã xông lên phía trước tập hợp hai tiểu đoàn và truyền cảm hứng cho những người lính bằng tấm gương cá nhân của mình. Trên bầu trời, Không quân Nga đã ném bom và oanh tạc hoàn toàn theo ý muốn. Luftwaffe không hề thấy tăm hơi đâu cả.

    Khi tuyến phòng thủ thuộc Quân đoàn bị đập nát, Postel không có gì nữa để vá víu lại sườn của mình. Trong tình huống tuyệt vọng, ông đã rút đơn vị cuối cùng từ lực lượng dự bị thuộc Cụm Tập đoàn quân : Sư đoàn huấn luyện Dã chiến 153 của Trung tướng Friedrich Bayer (1), vốn không chưa được huấn luyện và trang bị đầy đủ để ném vào chiến sự. Tướng Bayer được lệnh đưa những quân lên các xe tải, hành quân cấp tốc về các vị trí đánh chặn quan trọng, nhằm bịt kín những khoảng trống do người Rumani bỏ lại. Nhưng một số trung đội Đức không thể thay thế được toàn bộ Sư đoàn, và thế là các mũi nhọn thiết giáp của Hồng quân cứ tiếp tục lăn bánh về phía tây, càng ngày càng thọc sâu hơn vào hậu phương quân Đức.

    Trong lúc này, Sư đoàn xe tăng 13 được bổ sung thêm các toán đặc nhiệm, mới tập hợp từ Quân đoàn XXX đã cố gắng kìm chuân quân Nga, đang xuất hiện ở phía đông nam khu vực Kauschany, nhưng họ chỉ còn 20 xe tăng khi bắt đầu giao chiến. Giống như bộ binh, đội quân Panzer đã chiến đấu anh dũng và phá hủy 92 xe tăng Nga (???), nhưng tất cả vẫn như muối bỏ biển. Làm sao người Đức có thể ngăn chặn được một trận tuyết lở. Đến cuối ngày, tình hình thuộc Quân đoàn XXX đã hoàn toàn trong trạng thái tuyệt vọng. Phía bên sườn trái, Tập đoàn quân Xung kích V Sô-viết đã hạ gục Quân đoàn LII (52) của Tướng Erich Buschenhagen(2), đang lao nhanh về hướng với toàn bộ xe-tăng hạng nặng. Tập đoàn quân III Rumani bên cánh phải sụp đổ ngay tức thì. Quân Sô-viết đã đột nhập vào cánh phải của Postel và phòng tuyến của người Đức đã bị xuyên thủng, Sư đoàn Bộ binh 15 đã bị vùi dập không thương tiếc, Sư đoàn Bộ binh 306 tan tành còn Sư đoàn huấn luyện Dã chiến 153 hoàn toàn không có giá trị gì trên chiến trường, cũng như hầu hết xe-tăng thuộc Sư đoàn tăng 13 đều bị đánh gục, xe tăng Nga đã vượt qua cửa mở và thọc sâu tới 30 dặm, người Đức chẳng còn gì trong tay để ngăn chặn chúng. Một vài con đường chạy về phía tay vẫn còn hoạt động, nhưng luôn bị tắc nghẽn bởi dân tị nạn Rumani, dân thường và những người lính không vũ khí trong tay, vì thế các nguồn tiếp liệu đã không thể đến được các đơn vị đang giao tranh trên tuyến đầu…

    Màn đêm buông xuống, các mũi tiên phong của Hồng quân chỉ còn cách Trụ sở Tập đoàn quân VI Đức tại Ta-rutino có 10 dặm, và không còn một đơn vị chiến đấu nào của Đức để ngăn chặn họ. Tướng Fretter-Pico và các nhân viên tham mưu tham mưu dưới quyền không có lựa chọn nào khác ngoài chạy trốn. Mọi chức năng chỉ huy trong quân đội Đức ở cấp Tập đoàn quân và Cụm Tập đoàn quân vốn đã yếu, giờ đây sẽ trở nên yếu hơn và sớm bị chấm dứt.

    Đến tối ngày 21 tháng 8, Tập đoàn quân của Fretter-Pico vẫn giữ vững trận tuyến, nhưng mọi lực lượng Rumania bảo vệ hai bên sườn họ đã biến sạch, và xe-tăng Sô-viết đã lọt sâu vào trong hậu phương Tập đoàn quân VI Đức. Rõ ràng, hầu hết các đơn vị Rumania không cầm vũ khí chiến đấu nữa; Armeegruppe Woehler báo cáo rằng tất cả 5 trong toàn bộ các Sư đoàn Rumania đã bị sụp đổ hoàn toàn. Tệ hơn nữa, đã có báo cáo về các sĩ quan liên lạc Đức bị bắt bởi Đồng minh của họ, người Rumani cắt các đường dây điện thoại của Đức và mọi lệnh do người Đức đưa ra đã bị tái sử dụng hoặc bỏ qua. Những người lính thuộc Sư đoàn kỵ binh số 5 tuyên bố họ xuất ngũ, ném vũ khí và rời khỏi chiến trường. Hàng trăm người Rumani đã tấn công Sư đoàn Sơn cước Đức số 3 hung dữ đến mức người Đức nghi ngờ họ là lính Hồng quân trong quân phục Rumani.

    Và thế là, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đứng bên bờ vực của sự sụp đổ và một cuộc bao vây Tập đoàn quân VI Đức đã được hình thành, Đại tướng Friessner quyết định rằng ông không thể chờ đợi được nữa. Ông buộc phải chủ động ra lệnh cho Tập đoàn quân VI Đức rút về phía tây Pruth (Prut) và gửi các khẩu đội pháo binh phòng không cơ động lên phía trước để bảo vệ các giao lộ chiến lược. Ngay sáng hôm đó, sau khi xem xét vấn đề hơn một ngày, cuối cùng Adolf Hitler đã chấp thuận yêu cầu của Friessner cho phép sơ toán quân đội sang bên kia bờ sông. Tin tức được truyền nhanh tới Sở chỉ huy Dã chiến Fretter-Pico mới được thiết lập tại Comrat vào buổi sáng hôm sau. Ông lập tức ra lệnh cho các đơn vị đang bị rơi vào tình trạng hợp vây bằng radio : lùi lại về phía sau Pruth. Tuy nhiên, do không quân Nga đang làm chủ bầu trời, nên mệnh lệnh rút quân không thể thực hiện giữa ban ngày ban mặt được. Fretter-Pico quyết định giờ G bắt đầu từ 19.30 tối…

    Ông ta đã phải chờ đợi quá lâu….

    Ngày 22 tháng 8 là một ngày của các trận giao tranh liên tiếp trên mặt trận Rumania. Bầu trời không một gợn mây và tỏa ra sức nóng ngột ngạt khắp mọi nơi ; Các đơn vị không quân Liên Xô, vốn đã được cải thiện đáng kể từ năm 1941, đã ném bom và bắn phá các đội hình hành quân của kẻ thù gần như tùy ý. Đã lâu rồi, trong một thời gian dài, không có một ai có thể nhìn thấy bóng dáng một chiếc máy bay của Luftwaffe nữa….
    ………………..

    (1). Friedrich Bayer (1887-1953). Vào giữa tháng sáu năm 1944, ông làm Tư lệnh Sư đoàn huấn luyện Dã chiến 153Ngày 11/9/1944, ông bị người Nga bắt làm tù binh và ông qua đời 5/8/1953 trong trại tù binh5110/48 Woikwo gần Moscow)

    (2).Erich Buschenhagen (1895-1994) là một tướng quân Wehrmacht của Đức Quốc xã chỉ huy Quân đoàn LII (52). Buschenhagen đã đầu hàng lực lượng Liên Xô vào tháng 8 năm 1944, sau chiến dịch Jassy, phải sống cuộc đời tù đầy tại Liên-sô cho đến tháng 10/1955. Qua đời tại Đức năm 1994…
    --- Gộp bài viết: 03/06/2020, Bài cũ từ: 03/06/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Friedrich Bayer (1887-1953)
    --- Gộp bài viết: 03/06/2020 ---
    [​IMG]
    Ảnh : Erich Buschenhagen (1895-1994)
    caonam_vOz, ngthi96, gaume13 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Phía nam Jassy, trong khu vực trách nhiệm thuộc Quân đoàn IV của Mieth, Sư đoàn Rumania 11 đã tự giải thể bất chấp mọi nỗ lực của các cấp chỉ huy nhằm duy trì mệnh lệnh chiến đấu. Các Sư đoàn Bộ binh 79 và 376 đang vật lộn hết sức khó khăn tại các điểm vượt sông Pruth xung quanh Kostuleni và Sbiroja nhằm bảo vệ con đường máu rút lui cho Tập đoàn quân VI (Đức) nhưng tất cả bị đẩy lùi trong các trận giao tranh khốc liệt, cũng như hầu hết các cây cầu đều nằm trong tay người Nga khi màn đêm bắt đầu buông xuống.

    Ở khu vực phía đông, những người lính kiệt sức thuộc Quân đoàn XXX, trong 3 ngày trời không hề được nghỉ ngơi, cứ liên tục chiến đấu rồi lại rút lui tại các ngôi làng đang bùng cháy trong ngọn lửa chiến tranh từ nơi này đến nơi khác. Đồng thời, tàn quân thuộc Sư đoàn tăng 13, họ không còn lấy một chiếc xe tăng nào, phải thực hiện một cuộc hành quân về phía sông Pruth, tránh các mũi nhọn tiền phương của Nga trên đường đi. Tại đây, họ thiết lập hai đầu cầu nhỏ ở bờ đông Pruth, gần Leova và Falciu (thuộc đông nam của Husi và Quân đoàn IV), chuẩn bị phòng ngự và chờ đợi sự xuất hiện của phần còn lại củaTập đoàn quân VI (Đức)...

    Sư đoàn bộ binh 306, kết hợp với một Lữ đoàn pháo tự hành, thiết lập các vị trí phòng thủ xung quanh sân bay rộng lớn tại Romanowo. Họ giữ nó cho đến tận buổi chiều, khi mà họ bị người Nga bao vây. Sau đó, với những khẩu pháo tự hành dẫn đầu, họ bắt đầu tiến hành phá vây theo hướng tây. Ngay lúc ấy, người Nga đã tập trung một số đơn vị bọc thép để phản kích, chặn đường rút lui của họ. Mặc dù, một số cá nhân và các nhóm nhỏ binh sĩ đã trốn thoát, nhưng Sư đoàn Bộ binh 306 đã chấm dứt sự tồn tại.

    Ngay tối hôm đó, người Nga đã chiếm được thành Comrat. Fretter-Pico và các nhân viên thuộc Tập đoàn quân VI (Đức) đã tìm cách thoát ra, ngay trước mũi xe tăng Sô-viết. Họ rút về khu vực thuộc phía đông nam Berlad và sẽ mất liên lạc với các đơn vị bị tan rã của họ trong một thời gian.

    Sang ngày hôm sau, 23 tháng Tám, Tập đoàn quân Rumania III của Dumitrescu (hay còn gọi là những gì còn lại của họ) đã bị hất ngược trở lại bên bờ Biển Đen và bị hợp vây. Friessner đã loại hết người Rumani ra khỏi hệ thống chỉ huy khi và ông ra lệnh cho Tập đoàn quân VI (Đức) quay trở lại kiểm soát thuộc Cụm Tập đoàn quân. Giờ đây, vào lúc này, kế hoạch của Nga đã trở nên rất rõ ràng với bất kỳ ai có thể biết về tình hình thực tế chiến trường và đọc được bản đồ: họ đang cố gắng thực hiện một gọng kìm kép, đích nhắm vào Husi, một thị trấn ở phía tây của Pruth. Nếu người Nga thành công, Tập đoàn quân VI (bao gồm cả Quân đoàn IV) sẽ bị rơi vào vòng vây. Thật không may cho người Đức, xe tăng Hồng quân nhanh chóng đổ vào các lỗ thủng trên phòng tuyến do người Rumania bỏ lại, nhiều xe-tăng đã thọc sâu tới sông Prut (sâu tới 40 dặm trong hậu phương của Đức), thậm chí trước khi mệnh lệnh cho phép rút lui đến với Tập đoàn quân VI. Các người lính tùng thiết của Hồng quân bám ngay sau, tất cả mở hết tốc lực chạy đua vào sâu trong hậu phương Đức trên những chiếc xe tải được sản xuất tại Detroit (Hoa kỳ). Mặt khác, những người lính bộ binh Đức chỉ có thể đi nhanh như đôi bàn chân trần của họ mà thôi. (Tiêu chuẩn tốc độ hành quân của lực lượng bộ binh Mỹ-ngụy trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam khoảng 2,7 dặm một giờ.)

    Trong ngày 23/8/1944, các Quân đoàn XLIV (44), LII (52), XXX (30) và phần lớn Quân đoàn VII có thể đã bị tan vỡ. Tuy nhiên, vẫn có thể còn có thời gian để cứu một phần thuộc Quân đoàn IV. Nhưng Tướng Mieth đã chui vào hoạt động bí mật, không ai biết ông ta đang ở đâu cả. Ông ta không hề nhận được các mệnh lệnh, báo cáo, không hề có sự liên lạc nào với Chỉ huy sở của Tập đoàn quân VI, không có trong tay những chỉ thị gần nhất thuộc Tổng hành dinh tối cao và cơ bản nhất là ông không hề biết rằng Tập đoàn quân VI đang bị tan rã. Bên phía sườn trái của Tướng Mieth, ông ta không biết rằng các lực lượng khổng lồ của Liên Xô, dẫn đầu là Tập đoàn quân xe-tăng VI Sô-viết, đang lao nhanh sang bờ phía tây của Berlad, cho nên ông quyết định thực hiện các mệnh lệnh cuối cùng của mình: cố gắng giữ các cây cầu chiến lược băng qua sông Pruth tại Sbiroja và Scoposeni thêm 24 giờ nữa. Khi làm như vậy, Tướng Mieth vô tình đã bỏ qua cơ hội cuối cùng để trốn thoát. Trong khi đó, nhiều sự kiện nóng bỏng có hậu quả thậm chí còn thê thảm hơn đang bắt đầu diễn ra, khi liên minh chính trị giữa Đức Quốc xã và Rumani đã bị sụp đổ tan tành.







    ☆☆☆☆☆☆








    Vào tối ngày 23 tháng 8, Antonescu đã làm chính xác những gì ông ta đã hứa với Hitler mà ông ta sẽ không thực hiện : đích thân Antonescu đã vào cung điện hoàng gia để thông báo cho nhà vua về tình hình chiến tranh. Ở đó, ông đã bị bắt, cùng với Bộ trưởng Chiến tranh Hano Pantazi và Bộ trưởng Nội vụ Constantin Vasiliu. Không giống như trường hợp của Mussolini, sẽ không có sự giải cứu Antonescu nào cả, ông sẽ không còn xuất hiện lại trên sân khấu lịch sử cho đến khi kết thúc chiến tranh, khi nhà độc tài Rumania bị đưa ra xét xử và lãnh án tử hình như một tội phạm chiến tranh (Xem video buổi hành quyết –(1)). ”"Tại sao ông ấy đã không nghe lời tôi vì chút lòng tốt thôi ? " Hitler than vãn cả đêm hôm đó. Christescu, Tư lệnh lực lượng Cảnh sát mật Rumani, đã hoảng hốt khi Antonescu không trở về từ cuộc họp với nhà vua và ngay lập tức báo cáo sự nghi ngờ của mình với đại sứ quán Đức. Tuy nhiên, đại sứ Baron Manfred von Killinger, đã từ chối tin lời ông cho đến tận 10 giờ đêm, khi nhà vua tuyên bố thành lập một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Tướng Senatescu. Người lãnh đạo chính phủ mới cũng tuyên bố tình trạng chiến tranh đã kết thúc trên đất nước Rumania ;Quân đội Rumani được lệnh ngừng chiến và Wehrmacht có thời hạn 14 ngày để rời khỏi đất nước. Rumani – theo lời Senatescu - sẽ gia nhập Liên hợp quốc (tức là, quân Đồng minh) để chống lại kẻ thù chung (Đệ tam Quốc xã). Ông cũng từ bỏ Hiệp ước Vienna, theo đó Hitler và Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ribbentrop đã buộc Rumania phải từ bỏ phần lớn vùng Transylvania cho Hungary. Điều này tương đương với lời tuyên chiến với thủ đô Budapest…….
    ……………………….
    (1). Video buổi hành quyết Thống chế Antonescu cùng các cộng sự
    meo-u, caonam_vOz, viagraless1 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tại Rastenburg, Hitler và các cố vấn của ông đã đánh giá sai hoàn toàn so với tình hình xảy ra. Ngay trước nửa đêm, Friessner đã gửi công văn tới Trụ sở Fuehrer đề nghị sơ tán tất cả quân đội Đức và các cơ sở quân sự đến Hungary. Vào nửa đêm ngày 23-24 tháng 8, Phòng tác chiến thuộc OKH (do Trung tướng Walter Wenck tạm thời phụ trách kể từ khi Heusinger bị thương nặng vì trái bom của Stauffenberg trong sự kiện 20/7) đã chuyển một mệnh lệnh Quốc trưởng đến Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina yêu cầu Friessner phải đập tan ổ phản nghịch Putsch, bắt nhà vua và triều đình Rumania, và đưa Chính quyền trở lại tay Thống chế Antonescu. Nếu ngài Thống chế “không còn xuất hiện”, thì Friessner phải chọn một tướng thân Đức đưa lên thay thế. Friessner cố gắng chuyển lệnh này tới tay von Killinger, Hansen hoặc Gerstenberg, nhưng rồi ông ta phát hiện ra rằng cả ba người này đều đang ở trong tình trạng ‘giam lỏng’. Buộc lòng, Friessner phải giao lại mệnh lệnh cho Thiếu tướng SS Hoffmeyer và yêu cầu Sư đoàn pháo Phòng không số 5 dưới quyền Hoffmeyer đang đóng tại Ploesti phải lên đường dẹp loạn ngay. Tuân theo mệnh lệnh, các xe tải Đức chở quân đội cùng vũ khí ngay tức thời lên đường tiến về Bucharest.

    Tối hôm đó, Friessner triệu tập Tướng Dumitrescu, Tư lệnh Tập đoàn quân Rumania III và là viên chỉ huy Ru-mania hiện đang có ảnh hưởng nhiều nhất, đến trụ sở của mình tại Slanic và gần như cầu xin ông bỏ qua các mệnh lệnh từ Bucharest và tiếp tục chiến đấu với Hồng quân. Thế nhưng, Dumitrescu đã trả lời ngắn gọn và đơn giản rằng ông không thể phản bội lời thề trung thành với nhà vua….

    Tình hình chính trị tại Rumania tiếp tục xấu đi khi màn đêm buông xuống. Trước bình minh vào ngày 24 tháng 8, Tướng Hansen gọi điện cho Friessner và nói với ông ta rằng nếu như người Đức không dừng lại việc di chuyển quân đội trong vòng một giờ tới nhằm chống lại chính phủ lâm thời mới tại thủ đô (hay nói cách khác là đình chỉ ngay việc điều quân từ Ploesti), thì quân đội Rumania sẽ tham gia trận chiến chống lại người Đức. Hansen còn nói thêm ; ông và những người khác đã tin rằng lực lượng Đức không đủ mạnh để đàn áp Bucharest. Sau đó, Friess-ner có hỏi Hansen ông ta đang ở trong tình trạng bị khống chế phải không và Hansen trả lời cứ coi như là vậy.

    Friessner bèn gửi một bản tốc ký cuộc trò chuyện này đến Tổng hành dinh Quốc trưởng. Chỉ vài phút sau, Jodi gọi điện đến thông báo rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu giải quyết mọi vấn đề và tình huống phát sinh ngay lập tức. Jodi còn nói thêm , Thống chế von Weichs, Tư lệnh khu vực OB Southeast (Heeresgruppe F -Oberbefehlshaber Südost – Đông nam Âu, chủ yếu vùng bán đảo Balkan) hiện tình cờ có mặt tại Tổng hành dinh Quốc trưởng, đã gấp rút gửi một nhóm cơ giới từ Belgrade đến Bucharest, và Friessner giờ đây sẽ là Tổng Tư lệnh lực lượng Wehrmacht tại Rumania. Một lúc sau, Tướng Gersten-berg gọi tới: Người Rumani đã thả ông ta, rõ ràng họ nghĩ rằng ông ta sẽ cố gắng ngăn chặn được mọi phản ứng của người Đức sắp xảy ra. Nhưng người Rumania đã chọn lầm người. Gerstenberg mô tả chính phủ Rumani lâm thời là một nhóm nhỏ, một bè đảng yếu kém và đang có rất ít quân đội bảo vệ. Friessner sau đó đã đưa Gerstenberg vào vị trí Tư lệnh khu vực Bucharest, với mệnh lệnh phải thực hiện các chỉ thị đến từ Fuehrer. Giờ đây, Tướng Friessner đã phải đối mặt với việc thực hiện ba chiến dịch khó khăn cùng một lúc: chiếm lại Bucharest và khôi phục chính quyền Antonescu; giải thoát Tập đoàn quân VI (Đức) ra khỏi vòng vây; và tiến hành một cuộc rút lui đến Hungary thông qua các vùng đất thù địch và đối mặt với các lực lượng Xô Viết cực kỳ ưu việt.

    Mọi nỗ lực của Gerstenberg, nhằm chiếm được thủ đô Bucharest sẽ là một thất bại. Sáu ngàn lính Đức từ Sư đoàn Pháo Phòng không số 5 kết hợp với một vài đơn vị hỗn hợp khác đã tấn công Bucharest vào lúc 7.30 sáng, nhưng phải đối mặt với sự kháng cự bất ngờ đến trong vòng mười lăm phút. Đến 10:30 sáng, một số tòa nhà cao tầng trong thành phố bị bao vây đã bị Luftwaffe oanh kích và đang chìm trong lửa nhưng đội quân của Gerstenberg đã bị chặn lại bởi các đơn vị bọc thép Rumani, một số trong đó được trang bị cả xe tăng PzKw VI Tiger của Đức. Ngay trước buổi trưa, Gerstenberg đã gọi điện cho Sở chỉ huy thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina và thừa nhận rằng ông khó có thể vượt qua khu vực ngoại ô để tiến vào Bucharest.

    Ở mặt trận, tình hình tiếp tục xấu đi nhanh chóng vào ngày 24 tháng 8. Trong số các lực lượng thuộc Tập đoàn quân VI bị kẹt lại bên trong túi vây đã hình thành rất nhanh; đầu tiên là 3 Sư đoàn thuộc Quân đoàn VII (bao gồm các Sư đoàn Bộ binh 106 và 370 Đức và Sư đoàn Bộ binh Rumania 14) hiện thời đang có một khoảng cách ngắn nhất để hành quân tới Pruth, nơi cửa thoát hiểm đang sẵn sàng chờ đợi họ. Sau cuộc hành quân kiệt sức vì mệt mỏi, Sư đoàn Bộ binh 370 đã đến được đầu cầu Mieth, gần Sbiroja, bắt liên lạc với Quân đoàn IV và băng qua sông. Hai sư đoàn còn lại thuộc Quân đoàn VII không bao giờ thực hiện nổi điều đó. Sư đoàn Bộ binh Rumani thứ 14 tan rã, và người của họ đua nhau biến mất. Còn Sư đoàn Bộ binh 106 lần lượt bị xe tăng và bộ binh cơ giới của Nga bắt kịp, bao vây rồi đập tan trong một trận chiến kéo dài hai ngày. Chỉ có một đám tàn quân nhỏ trốn thoát và đến được bờ tây thuộc con sông Pruth.

    Quân đoàn XLIV (44) buộc phải bỏ thành phố Nairobi trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 8 và cuộc rút quân vẫn tiếp tục trong ngày 24 tháng 8, bất chấp mọi đường giao thông và phải chịu đựng các cuộc không kích từ máy bay ném bom chiến đấu của kẻ thù. Tuy nhiên, khi Quân đoàn LII (52) đang triệt thoái, họ đã bị tấn công trên dọc đường hành quân bởi xe tăng và các sư đoàn cơ giới hóa Liên Xô có tốc độ di chuyển nhanh hơn, làm cho nhiệm vụ kìm chân họ của các đơn vị tiền duyên Đức trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Những con đường quốc lộ kém cỏi của Rumania không thể chịu đựng được với nhịp độ di chuyển của 4 Quân đoàn Đức và đương nhiên các điểm ùn tắc giao thông lớn sẽ xảy ra tức thời. Ở nhiều nơi, các dòng phương tiện hành quân của người Đức được giăng ra 3 đến 4 hàng ngang trên đường tạo thành các mục tiêu ngon lành gọi mời các phi công Nga đến mà xơi tái. Con đường lộ chính từ thành phố Nairobi tới Husi sớm bị gián đoạn hoàn toàn. Trên thực tế, một số ít đường còn đang trong tình trạng tạm sử dụng được nhưng lại giao cho hơn một sư đoàn hành quân với quá nhiều sự phức tạp rắc rối nảy sinh. Các đơn vị thường nhanh chóng rơi vào tình trạng tuyệt vọng nên mọi trật tự kiểm soát hoàn toàn bị mất. Cuộc rút lui nhanh chóng thoái hóa thành cuộc hành quân theo kiểu ‘mạnh ai người ấy chạy’, một điều không thể tưởng tượng được đối với Wehrmacht chỉ ba năm trước đó…..
    meo-u, caonam_vOz, tatpcit3 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    e sửa chút

    Đến 10g30 sáng, các tòa nhà của Không quân Đức trong thành phố bị bao vây, bắn phá trong khi quân của Gerstenberg thì bị các đơn vị thiết giáp Rumani, một số trong đó trang bị cả xe tăng PzKw VI Tiger chặn đứng

    Tuy nhiên, trong khi trên đường triệt thoái thì Quân đoàn 52 đã bị xe tăng và các sư đoàn cơ giới Liên Xô có tốc độ cơ động nhanh hơn tấn công và phải hết sức khó khăn mới đẩy lui được những mũi tiên phong của những đơn vị này

    thành phố Nairobi???...nguyên bản là thành phốKishinev
    tatpcit, meo-ugaume1 thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁM ƠN EM RẤT NHIỀU....ANH SẼ SỬA LẠI BẢN GỐC......CHẾT CÁI TỘI VỪA DỊCH VỪA BUỒN NGỦ....
    tatpcit thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    CÁM ƠN NGTHI ĐÃ SỬA GIÚP MẤY CÂU :

    1/Đến 10:30 sáng, một số tòa nhà cao tầng trong thành phố bị bao vây đã bị Luftwaffe oanh kích và đang chìm trong lửa nhưng đội quân của Gerstenberg đã bị chặn lại bởi các đơn vị bọc thép Rumani, một số trong đó được trang bị cả xe tăng PzKw VI Tiger của Đức. ...SỬA LẠI LÀ
    .....Đến 10g30 sáng, các tòa nhà của Không quân Đức trong thành phố bị bao vây, bắn phá trong khi quân của Gerstenberg thì bị các đơn vị thiết giáp Rumani, một số trong đó trang bị cả xe tăng PzKw VI Tiger chặn đứng..


    2/Tuy nhiên, khi Quân đoàn LII (52) đang triệt thoái, họ đã bị tấn công trên dọc đường hành quân bởi xe tăng và các sư đoàn cơ giới hóa Liên Xô có tốc độ di chuyển nhanh hơn, làm cho nhiệm vụ kìm chân họ của các đơn vị tiền duyên Đức trở thành nhiệm vụ bất khả thi. ...SỬA LẠI LÀ
    .....Tuy nhiên, trong khi trên đường triệt thoái thì Quân đoàn 52 đã bị xe tăng và các sư đoàn cơ giới Liên Xô có tốc độ cơ động nhanh hơn tấn công và phải hết sức khó khăn mới đẩy lui được những mũi tiên phong của những đơn vị này....

    3/Thành phố Nairobi sửa lại là : Thành phố Kishinev (Chisinau) - Thủ phủ của Moldova ngày nay...
    meo-u, tatpcit, gaume11 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    TIẾP TỤC HẦU CÁC BÁC.....

    ….Phần phía nam của ‘pocket’ được hình thành một cách nhanh chóng, Sư đoàn Bộ binh 257 cùng một số đơn vị thuộc Quân đoàn XXX đã bị găm chặt trong vùng Carbuna - khoảng mười hai dặm đông của Guragalbina. Tại đây, sau màn oanh kích của các loại máy bay ném bom thì đến lượt các xe tăng Nga nhảy vào cuộc. Đầu giờ chiều hôm đó, Thiếu tướng Friedrich Bluemke, Tư lệnh Sư đoàn, đã phát động một nỗ lực phá vây, nhưng không thành công. Trước khi ông ta có thể tiếp tục tiến hành một đợt phá vây khác thì chính Friedrich Bluemke đã bị thương vì dính mảnh bom của quân thù. Thế là sự hoảng loạn bắt đầu bùng nổ, và mỗi binh lính, sĩ quan chỉ còn biết ‘thân ai người ấy lo’. Một số ít trong họ đã lẩn thoát thành công vào trong những khu rừng rậm.

    Xa hơn nữa về phía tây nam, cũng vào đầu giờ chiều của một ngày định mệnh, khoảng 40 dặm sau lưng những đội chặn hậu thuộc Tập đoàn quân VI Đức, một Quân đoàn xe-tăng của Phương diện quân Ukraina II đã xộc thẳng vào thành phố Husi, nơi có đầy đủ các cơ sở hậu cần chiến lược quan trọng nhất của Đức, tất cả đang ở trong tình trạng chuẩn bị di tản về hướng tây. Thế là một sự hỗn loạn hoàn toàn ngự trị. Ngay sau khi người Nga làm chủ Husi, họ đã điều ngay một đội quân lớn vượt con sông Pruth và bắt liên lạc với những người lính tiền phương thuộc Phương diện quân Ukraina III, hợp vây Tập đoàn quân VI Đức trong một ‘túi vây’ khổng lồ nằm giữa 2 con sông Dnestr và Pruth. Bị mắc kẹt trong ‘pocket’ là các Quân đoàn VII, XXX, XLIV(44) và LII (52), cùng với các Sư đoàn bộ binh 9, 15, 62, 106, 161, 257, 258, 282, 294, 302, 306, 335, 376 và 384 cùng với phần lớn các Sư đoàn Huấn luyện Dã chiến 153, Bộ binh Cơ giới 10, Sư đoàn tăng 13 cũng như số pháo của 7 Lữ đoàn Pháo tự hành và hàng tá các đơn vị thuộc các Tập đoàn quân và quân đoàn khác. Thảm họa này khiến cho Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina chỉ còn lại 78 khẩu pháo tự hành và 45 xe-tăng. Friessner phải cấm Tướng Fretter-Pico (hiện thời đang túc trực tại Sở chỉ huy Tập đoàn quân VI ở bên ngoài vòng vây) bay vào trong ‘pocket’ để giải quyết cấp tốc công việc. Giờ đây, Fretter-Pico – cũng như Friessner – đã phải tập trung kết hợp với nhau nhằm tạo ra các lực lượng mới với mục đích bảo vệ nước Hungary. Các đạo quân dưới quyền của 2 người đang bị những chiếc xe-tăng Liên-xô liên tục đẩy về phía tây. Friessner buộc phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn là phó mặc về số phận của Tập đoàn quân VI; nhiệm vụ quan trọng nhất của ông ta giờ đây là tìm mọi cách bảo vệ Hungary bằng bất cứ khả năng hiện có…




    ☆☆☆☆☆☆




    Chiều hôm đó, theo mệnh lệnh của Hitler, 150 máy bay thuộc Tập đoàn quân Không quân IV đã ném bom Bucharest, chủ yếu tập trung vào Cung điện Hoàng gia và các tòa nhà trụ sở, văn phòng chính phủ. Điều này đã mang lại cho chính phủ Rumani lâm thời cái cớ cần thiết cho một cuộc chia tay vĩnh viễn ra khỏi nước Đức. Nước Rumania đã tuyên chiến với Đệ tam Quốc xã vào ngày hôm sau (25/8/1944). Cũng vào ngày 24 tháng 8, Hitler đã ra lệnh cho Tiểu đoàn dù đặc biệt tinh nhuệ Brandenburg đánh chiếm thủ đô Bucharest – đó là một nhiệm vụ khó có thể thực hiện nổi với 1.000 con người. Tuy nhiên, họ vẫn phải cố gắng thực hiện đến cùng mệnh lệnh từ Quốc trưởng. Trong đêm ngày 24 rạng ngày 25 tháng 8, Tiểu đoàn Brandenburg đã chiếm giữ sân bay tại Otopeni, tám dặm về phía bắc của thủ đô, trước khi chính phủ Rumani lâm thời có thể điều quân đội đến bảo vệ. Ngày hôm sau, họ chiếm giữ thêm được một căn cứ quan trọng của Quân đội Rumani - Forest Camp Number 1 - cách sân bay một dặm rưỡi. Nhưng đó là tất cả những gì họ có thể làm được, mặc dù Hitler tiếp tục củng cố cho sức mạnh của Tiểu đoàn Brandenburg lên gần 3.000 người.

    Trong suốt đêm 24-25 tháng 8, một cơn bão lớn đã đổ bộ vào vùng Bessarabia. Những con đường đầy bùn đất vốn đang phải oằn mình lên trước sự di chuyển của Tập đoàn quân VI, giờ đây tất cả trở thành những chướng ngại vật thiên nhiên mênh mông, không thể vượt qua được nữa. Những quân nhân Đức ướt sũng và kiệt sức không còn cách nào khác ngoài việc từ bỏ hầu hết các phương tiện, kể cả lực lượng pháo binh của họ. Tối hôm đó, ba viên Tư lệnh Đức còn bị kẹt lại trong ‘túi vây’ là Mueller, Buschenhagen và Postel đã quyết định phá vây theo hướng tây nam. Không có ai trong số họ còn nuôi ảo tưởng nữa. Cả ba quân đoàn đều ở trong tình trạng hỗn loạn, những dấu hiệu tan rã xảy ra ở khắp mọi nơi, và hàng loạt xe tăng và pháo binh của Liên Xô đang cố gắng khóa chặt ‘pocket’, chuẩn bị sẵn sàng ngăn mọi nỗ lực phá vây đến từ kẻ thù của họ. Mặc dù trên thực tế là đàn em trong 3 vị Tướng, song Georg Postel đã nắm tạm quyền chỉ huy cuộc phá vây, có lẽ vì Quân đoàn của ông đang ở vị trí gần nhất với sông Pruth. Postel đã chuyển tín hiệu liên lạc với Trụ sở Tập đoàn quân VI về ý định của mình ngay trong đêm đó. Và đó cũng là tin nhắn cuối cùng mà Tập đoàn quân VI nhận được từ các đơn vị của mình còn nằm trong ‘pocket’.

    Bên trong “túi vây”, các sĩ quan đã đốt các cuốn sách mật mã và mọi tài liệu bí mật của họ. Họ phải vứt bỏ các thứ không cần thiết và phá hủy tất cả các phương tiện mà họ không thể sử dụng (hầu hết trong số đó), cũng như các loại vũ khí hạng nặng, bếp dã chiến và bất cứ thứ gì khác có thể làm chậm bước chân của họ. Ngày hôm sau, 25 tháng 8, những người lính còn lại của Quân đoàn XXX đã tập trung và được lãnh đạo bởi Tướng Postel và các chỉ huy sư đoàn dưới quyền, đã đột phá vào phòng tuyến của quân Nga, miệng hét vang từ “Hurrah!”. Hồng quân, những người đang chờ đợi; sau đó vội vã dựng những hàng rào chắn bằng hỏa lực, cố gắng xé tan đội hình của những người lính Wehrmacht tuyệt vọng bằng súng máy hạng nặng, pháo binh và hỏa lực của xe-tăng. George Postel và Đại tá Willi Fischer, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 302, đã gục xuống vì bị thương nặng. Còn Thiếu tướng Werner von Eichstaedt, chỉ huy của Sư đoàn Bộ binh 294, và Trung tướng Hans de Salengre Drabbe, chỉ huy Sư đoàn Bộ binh 384, bị giết chết ngay lập tức. Mặc dù một số nhóm chiến đấu nhỏ thuộc các Sư đoàn bộ binh 294, 302 và 384 đã thành công trong việc thâm nhập vào các vành đai bao vây của người Nga, nhưng rõ ràng sẽ không có sự đột phá lớn nào xảy ra cả….
    caonam_vOz, meo-u, hethong14 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    …“Túi vây”
    đã bị bao quanh bởi 4 Tập đoàn quân Sô-viết hùng mạnh kết hợp cùng với một số Quân đoàn độc lập. Trong khu vực tập kết lực lượng dự trữ - giữa Guragalbina và Pruth – còn đặt thêm một Tập đoàn quân Nga cũng như 1 Quân đoàn xe-tăng độc lập khác, để đảm bảo rằng bất kỳ người Đức nào thành công trong việc thoát ra từ ‘pocket’ đều bị giết hoặc bị bắt trước khi họ có thể tới được sông Pruth. Sau khi nỗ lực phá vây của Postel thất bại, thì cả bốn Tập đoàn quân Liên Xô đều lao vào ‘túi vây’ từ mọi hướng, bóc tách, giết chết hoặc bắt giữ hàng trăm người Đức. Và như thế, ngày tàn của các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân VI (Đức) bị kẹt lại trong ‘pocket’ sẽ không còn xa nữa….

    Ở phía tây của ‘túi vây’, nằm bên cánh phải thuộc Sư đoàn Sơn cước số 3 (tại vùng đồi núi phía tây của Targu Neamt) đến cửa con sông Danube khoảng 250 dặm về phía đông nam, vốn là một lỗ hổng rất lớn mà Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina không có lấy một đội quân nào nữa để bảo vệ. Đáng chú ý hơn là ngày 26/8/1944, Hitler đã ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân chiếm lĩnh một tuyến phòng thủ mới bắt đầu từ cửa sông Danube, qua Galatz và Focsani, tới rặng núi Carpathians. Đây chính là dải phòng tuyến mà Antonescu, Schoerner và Friessner đã từng khuyên Hitler nên thành lập trước đó. Fretter-Pico đã cố gắng giữ vững tuyến này vào ngày hôm trước với các đội quân dự bị tại hậu phương (thê đội 2), nhưng họ đã nhanh chóng bị đẩy lùi hoặc bị tiêu diệt bởi các mũi nhọn xung kích tinh nhuệ của Malinovskiy.

    Đến ngày 26/8/1944, người Rumani đã tập hợp lực lượng chống lại quân của Gerstenberg, đang bị bao vây ở gần thành phố Bucharest, và tại thủ phủ dầu mỏ Ploesti, nơi mà phần còn lại của Sư đoàn Pháo Phòng không số 5 đã để mất hết các nhà máy lọc dầu cùng một nửa thành phố. Tập đoàn quân VIII của Woehler (trừ Quân đoàn IV của Mieth đang bị kẹt trong vòng vây cùng Tập đoàn quân VI) đã phải rút lui ra khỏi khu vực Siret, với một số lượng quân chỉ vừa đủ để trấn giữ từ Oitoz thuộc rặng núi Carpathian lên phía bắc. Điều này khiến cho một vùng có chiều dài tới 190 dặm – từ rặng núi Alps thuộc Transylvanian đến ‘Cổng Sắt’ thuộc Nam tư hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Các máy bay thuộc Tập đoàn quân Không quân IV của Dessloch đang sử dụng những thùng nhiên liệu cuối cùng của mình để bay đến các căn cứ mới thuộc miền đông Hungary, và thời gian tới ở phía nam, người Bul-garia - những người phải cố gắng hết sức ngăn chặn Hồng quân ra khỏi đất nước của họ - đangcó nhiệm vụ tập trung và giải giáp tất cả những người lính Wehrmacht thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina còn đang đóng quân trên lãnh thổ Bulgaria (Xem chương sau).

    Điều gì đã xảy ra với các lực lượng đang bị kẹt lại trong vòng vây của Tập đoàn quân VI ? Giữa Dnestr và Berlad, hai ‘pocket’ khổng lồ được hình thành. Một túi (khoảng 10 sư đoàn) nằm ở bờ đông sông Pruth và phía đông Husi, trong khi các sư đoàn còn lại (thuộc Quân đoàn IV) ở phía nam Husi và đang chậm chạp di chuyển về phía tây.

    Bất chấp mọi khó khăn gian khổ, một lực lượng đáng kể thuộc Tập đoàn quân VI đã phá vỡ vòng vây của người Nga trong buổi sáng ngày 26/8 và tiếp cận với bờ sông Pruth. Nhưng khốn khổ thay cho họ, không còn cây cầu nào nằm trong tay người Đức nữa. Quân đoàn Miethth đã mất hết các cây cầu tại Sbiroja và Scoposeni, và vào tối ngày 24 tháng 8, Sư đoàn tăng số 13 đã bị đẩy lùi về phía tây, buộc phải từ bỏ các đầu cầu xung quanh khu vực Leova và Falciu. Những đám tàn quân đang chạy trốn, phần lớn đều không có một sự lãnh đạo đã tìm thấy một đầu cầu đổ bộ nhỏ nằm bên bờ đông của sông Pruth, nơi đang được chiếm giữ bởi một nhóm chiến đấu lẻ loi từ Sư đoàn Bộ binh 282 thuộc Quân đoàn XLIV (44). Ước tính số lượng binh sĩ của Quân đội 6 đã tiếp cận đầu cầu Pruth thay đổi từ mười đến hai mươi ngàn người. Phần còn lại của Tập đoàn quân VI (Đức) đã bị nghiền nát trong ‘túi vây’ Guragalbina (hoặc Kishinev)nơi tất cả các sự chống cự đã kết thúc vào ngày 30 tháng 8. Tập đoàn quân VI đã mất ít nhất 150.000 trong số 170.000 người khi mà họ đã bắt đầu tham gia chiến dịch này chưa đầy một tuần trước đó.

    Vào ngày 26 tháng 8, các công binh Đức đã sử dụng một vài chiếc thuyền hơi và tiến hành một cuộc vượt qua sông Pruth. Họ thiết lập một đầu cầu tập kết và bắt đầu đưa những người còn lại qua sông. Chỉ khi đó, một đội tuần tra trinh sát mới phát hiện ra rằng họ chưa hề vượt sông : họ chỉ tới một hòn đảo đầm lầy thấp ở giữa sông, dài khoảng ba dặm và rộng nửa dặm. Ngã ba phía tây của Pruth giống như một hồ nước lầy, rộng ba đến năm trăm thước. Chắc chắn họ sẽ bị tấn công, vì một cuộc tấn công trên mặt đất tại đây có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tệ hơn nữa, họ phát hiện ra rằng người Nga thực sự đã chiếm đóng bên bờ tây và đang sẵn sàng chờ đợi họ.

    Trong suốt các ngày 26, 27 và 28 tháng 8, các nhóm tàn quân thuộc Quân đoàn XXX, LII(52) và XLIV (44) đã tập trung trên đảo, kể cả 3 viên Tư lệnh Quân đoàn bao gồm các Tướng Mueller, Buschenhagen và Tướng Postel (trong tình trạng bị thương). Trong vòng ba ngày, hòn đảo bị đập bởi các ‘dàn phong cầm Stalin’, pháo hạng nặng, máy bay ném bom và máy bay ném bom chiến đấu. Một nỗ lực đột phá được thiết lập cho đêm 27-28 tháng 8 đã bị hủy bỏ khi những người lính Đức kiệt sức tạo thành mũi nhọn bị dồn vào một đầm lầy trong bóng tối. Nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng, đã diễn ra trong tối ngày 28 tháng 8. Sau đó, Alex Buchner đã mô tả "đúng là một cuộc đột kích rồ dại không chuẩn bị trước, không mệnh lệnh, không có bất kỳ trật tự hoặc tổ chức chiến thuật nào cả"……
    caonam_vOz, meo-u, hethong15 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này