1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

    BBC News Tiếng Việt

    20 tháng 6 2020

    Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.

    Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

    Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông," theo bình luận trên trang Archyde.

    Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetrolVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

    BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

    BBC: Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận?

    GS Carl Thayer: Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

    Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

    Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.

    Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.

    BBC: Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc?

    Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga - từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.

    Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

    Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.

    Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.

    Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.

    BBC: Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào?

    GS Carl Thayer: Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).

    Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

    Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.

    Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.

    BBC: Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông?

    Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.

    Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm "các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng" Công ước.

    UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.

    Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.

    Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS - để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.

    Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.

    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.

    Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
    duoianhquanki thích bài này.
  2. duoianhquanki

    duoianhquanki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    114
    Sủa cái đ cmm chứ sủa , tương tác cái lol má mày hay sao mà pm bài tao ????
  3. duoianhquanki

    duoianhquanki Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2018
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    114
    Đây rõ ràng nhãn tiền hóng mấy con chó vào sủa tiếp :))
  4. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.449
    Trích luôn buôn bán c*t lên đây là dân tình sợ hãi rồi.
  5. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    Covid khiến khu vực nóng
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hải Dương 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14, thiết lập thông tin liên lạc tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?

    Phạm Thắng Nam

    23/06/2020

    Tàu Hải Dương Địa Chất 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14 (Xiang Yang Hong 14) khảo sát, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?

    Theo dõi hành trình khá lạ lùng của “Hải Dương Địa Chất 4” trong những ngày vừa qua, chúng tôi dự đoán, nhiều khả năng con tàu này đã phối hợp với tàu “Hướng Dương Hồng 14″ tiến hành khảo sát các vùng biển xung quanh Đá chữ Thập và Bãi Châu Viên để chuẩn bị thiết lập hệ thống thông tin liên lạc hỗ trợ tác chiến giữa hai thưc thể trên biển này.

    Trong bảy thưc thể đá đảo Trung Quốc chiếm của Việt Nam vào năm 1988, thì Đá Chữ Thập và Bãi Châu Viên là hai thưc thể quan trong nhất, mang tầm chiến lược. Đá (bãi) Châu Viên (Cuarteron reef) nằm ở tọa độ 08° 51′ 45″ N, 112° 50′ 15” E, dài khoảng 3 hải lý (5,56 km), diện tích 8 km2, thuộc cụm Trường Sa, thuộc Quần đảo Trường Sa.

    Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn, cùng với máy móc, trang thiết bị ra bãi đá tiến hành nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần so với diện tích cũ.

    Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, sân bay, bến cảng, nhà xưởng và đặc biệt là các công trình bảo đảm cho hệ thống ra đa tần số cao, hệ thống kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc… hoạt động hiệu quả.

    Do có nhiều công trình lớn và có tầm quan trọng đặc biệt, nên Trung Quốc thường tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu đánh cá bọc vỏ thép… để bảo vệ, cảnh giới, không cho tàu thuyền các nước khác tiếp cận gần. Nếu vượt quá vành đai bảo vệ 20 km, các tàu Trung Quốc sẽ lao ra đâm ủi, cản phá…

    Những năm gần đây TQ tiếp tục xây dựng thêm trên Đá Châu viên nhiều công trình lớn phục vụ thông tin, liên lạc, theo dõi quản lý bay trong khu vưc rộng lớn thuộc quần đảo Trường sa.

    Đá Chữ Thập nằm ở phía tây quần đảo Trường Sa, hoạt động cải tạo đảo đá này bắt đầu từ tháng 8/2014. Phần đất rộng dành cho xây dựng các công trình quân sự được hoàn thành san lấp vào tháng 1/2015. Một đường băng dài 3.110 m và một cảng biển nước sâu có thể neo đậu các tàu vận chuyển, tàu chiến cỡ lớn đã được xây dựng hoàn tất trên đảo.

    Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, cảng biển nước sâu, Trung Quốc còn xây dựng ở đây một số cầu cảng, bãi đáp trực thăng, nhiều nhà kho lớn chúa lương thưc, nhiên liệu, vật tư, nhà máy xi măng. Đảo được trang bị súng, tên lửa phòng không, hệ thống ngăn che chống người nhái thâm nhập, hệ thống radar tần số cao, trang thiết bị liên lạc vệ tinh loại hiện đại…

    Yêu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng, an toàn, bảo mật giữa Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính sống còn đối với TQ, đặc biệt khi nước này dự định áp đặt quy định quản lý bay tại khu vực Trường Sa và phần lớn biển Đông. Đó là lý do mà tàu “Hải Dương Địa Chất 4” và tàu “Hướng Dương Hồng 14” phối hợp khảo sát vùng biển giữa và xung quanh hai đá đảo nói trên, trong những ngày vừa qua.

    Chúng ta thấy có lúc “Hải Dương Địa Chất 4” đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng đó chỉ là hành động thăm dò và đánh lạc hướng đối thủ. Như chúng ta đã thấy, hai con tàu trên đã dành nhiều thời gian hoạt động khảo sát vùng biển gần Đá Chữ Thập và Đá Châu Viên.

    Dĩ nhiên sau khi hoàn tất khảo sát, Trung Quốc sẽ cử một tàu đặt cáp ngầm (cable layer ship), như tàu “Tian Yi Hai Gong” lắp cáp ngầm tại Hoàng Sa vừa qua, đến vùng biển đã khảo sát để tiến hành lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm dưới biển giữa hai đảo đá này.
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540


    HẢI PHÒNG KHÔNG LÒNG VÒNG
  8. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
  9. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387
    Trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 2/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

    "Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông(DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
  10. hethong1

    hethong1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2008
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    110
    2 Thằng so kè trong vùng đặc quyền kinh tế của VN à?
    Tàu chiến Mỹ áp sát Hải Dương 4 ở Biển Đông, Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức

    02/07/2020 19:36 GMT+7
    Trung Quốc, ASEAN cam kết tiếp tục đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
    [​IMG]
    USS Gabrielle Giffords áp sát và theo dõi hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương 4 trên Biển Đông - Ảnh: US NAVY

    USS Gabrielle Giffords cũng là tàu đã đối đầu với tàu Hải Dương 8 cùng đội tàu hộ tống của nó khi các tàu này quấy rối tàu khoan dầu khí của Malaysia trên Biển Đông hồi tháng 5.

    Thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ngày 2-7 cho biết cuộc chạm trán với tàu Hải Dương 4 xảy ra ngày 1-7, tại một vùng biển thuộc Biển Đông khi USS Gabrielle Giffords đang tiến hành các hoạt động diễn tập.

    Một số thông tin trên báo quốc tế nói tàu khảo sát Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hải quân Mỹ sau đó cho biết tàu chiến đấu ven bờ USS Gabrielle Giffords đã áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc và so kè với nó.

    "USS Gabrielle Giffords đang trong giai đoạn triển khai luân phiên tới khu vực. Con tàu sẽ hoạt động trong các vùng biển được phân công cho Hạm đội 7 trong nỗ lực tăng cường các tương tác với các đối tác và phục vụ như một lực lượng sẵn sàng phản ứng", thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nêu.

    USS Gabrielle Giffords thuộc lớp tàu Independence và là tàu chiến đấu ven bờ đầu tiên được trang bị tên lửa chống hạm. Khác với các tàu khu trục, thiết kế của các tàu thuộc lớp Independence cho phép chúng cơ động nhanh nhẹn tại các vùng nước nông trên Biển Đông.

    USS Gabrielle Giffords đã liên tục xuất hiện trên Biển Đông kể từ khi được điều tới Singapore năm ngoái và tham gia vào phần lớn các hoạt động đối đầu, giám sát các hành động hung hăng của Trung Quốc.


    [​IMG]
    Các ống phóng tên lửa trên USS Gabrielle Giffords - Ảnh: US NAVY

    Sự "hăng hái" của USS Gabrielle Giffords với tàu Hải Dương 4 và các tàu khác của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh khó chịu.

    Truyền thông nhà nước và các học giả Trung Quốc đã chỉ trích tàu chiến Mỹ gây hấn trên Biển Đông, cáo buộc Washington đang áp đặt tiêu chuẩn kép với Bắc Kinh.

    Hu Bo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng hải thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), chỉ trích các động thái quân sự của Mỹ trên Biển Đông đang tạo ra "một cuộc cạnh tranh quyền lực" và điều này sẽ đẩy tình hình khu vực vào thế bí.

    Trong khi đó, Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (Mỹ), hồi đầu tuần này đã cảnh báo trong một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ các tham vọng trên Biển Đông, nhấn mạnh Trung Quốc "xem Biển Đông như ao nhà của họ".

    Liên quan thông tin nói tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc hoạt động, đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 2-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng các hoạt động thăm dò, khảo sát phải có sự đồng ý của Việt Nam, phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).

    Việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và UNCLOS 1982 có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Biển Đông, trong khu vực cũng như trên thế giới".


    BẢO DUY

Chia sẻ trang này