1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Tôi chỉ trực khóc nhưng ko khóc được. Chẳng có thì giờ để làm việc ấy. Nhưng hình ảnh những TQLC mất mạng cứ đeo đẳng mãi trong ký ức tôi."

    Cuộc tập kích của đối phương đã gây thiệt hại to lớn. 27 TQLC đại đội Echo đã tử trận, số bị thương là 84. đại đội Foxtrot có 2 lính chết, gần 1 chục người bị thương. Tổn thất của đại đội Hotel cũng tương tự.

    TQLC đếm được 137 xác bộ đội trong chu vi phòng thủ đại đội Echo. Chẳng ai biết liệu còn bao nhiêu thương binh, tử sĩ nữa đã được địch đưa đi mất.

    Khi tất cả binh sĩ đại đội Hotel đã vào hết chu vi phòng thủ của đại đội Echo, TQLC của nó bắt đầu xuống hầm lục soát tìm bộ đội Bắc Việt còn sót lại. Họ tiến hành nhiệm vụ này 1 cách kỹ càng, ko khoan nhượng. Từng toán lính cứ ném lựu đạn xuống hầm trước rồi lại nã đạn M16 vào. Chẳng kẻ địch nào sống sót nổi. Sau đó mới có tin trung tá Delong hứa thưởng 5 ngày nghỉ xả hơi trong nước cho người nào bắt sống được lính địch. Chỉ trong chốc lát đã có 3 tù binh ngồi chờ ngoài bãi đáp.

    Qua thẩm vấn, số tù binh này tiết lộ họ là chiến sĩ thuộc sư đoàn 325C Bắc Việt. Họ vượt tuyến vào nam từ ngày 13 tháng 3 và tới Khe Sanh sau đó 1 tuần lễ. Họ cũng khai sư đoàn mình đã lên kế hoạch tổ chức 1 trận tấn công khác đêm đó. Tin đó khiến cho quân Mỹ nhao nhao cả lên.

    Các toán TQLC lại lục soát chiến trường thêm 1 lần nữa nhằm tìm xem liệu còn thương binh, tử sĩ nào sót lại ko? TQLC tử trận được bọc poncho xếp thành đống quanh bãi đáp chờ trực thăng chở về Khe Sanh cho trung sĩ French. Tử sĩ đối phương thì cứ dồn đại xuống mấy công sự trống. Máy bay lên thẳng hối hả trở tới nào đạn dược, nào mìn Claymore, lựu đạn, vật liệu phòng thủ...Gần suốt buổi chiều hôm ấy, TQLC lo chăng dây thép gai, củng cố hầm chiến đấu, phát quang xạ trường, cài mìn định hướng. 2 trung đội nữa của đại đội Foxtrot cũng được trực thăng đổ xuống. Như vậy là vị trí của đại đội Echo hiện đã có tới 3 đại đội. Nếu quân Bắc Việt trở lại, TQLC sẽ sẵn sàng đón tiếp.

    Trong khi quân Mỹ lo củng cố trận địa, chẳng thể nào tránh được việc đám phóng viên ùa tới khu chiến. Họ kéo đàn kéo lũ chỉ nhăm nhăm phỏng vấn các chiến binh. 1 tổ thời sự của kênh truyền hình CBS tiếp cận binh nhất Sternisha. Anh đã hiểu những gì mình ko nên nói dù chẳng biết chắc liệu mình sẽ nói gì. Mới vừa trước đó 1 sĩ quan đã bảo đám lính "cấm ko được hé răng về khẩu M16. Cấm tiệt! Đó là mệnh lệnh."

    Sternisha nói với các phóng viên: "Như trong 1 cơn ác mộng vậy. Địch có ở trên khắp các ngọn đồi. Tôi chưa từng thấy điều gì như thế cả." (Ngày hôm sau, cha mẹ của Sternisha tại Illinois đã được xem bản tin thời sự đó. Họ cực kỳ tự hào và vui sướng khi biết con trai mình còn sống.)

    Có người nhìn thấy tay nhà báo tóc đỏ lấy máy ảnh chụp những dãy xác TQLC. 1 hạ sĩ quan liền tiến đến giật cái máy ảnh của anh ta. Thấy viên hạ sĩ quan tháo phim ra khỏi máy, người phóng viên hét toáng: "Anh ko được làm thế!". 1 TQLC đang đứng xem đáp lại: "Ồ, được chứ. Ông ấy là thượng sĩ nhất nên có quyền làm bất cứ gì mình muốn." Thế là ko còn tấm ảnh chụp xác chết nào nữa.

    Đúng như cung từ của tù binh, bộ đội Bắc Việt đêm đó có đánh tiểu đoàn 2/3 nhưng ko dùng hết sức mạnh. Đó là 2 trận tập kích thăm dò của những toán nhỏ bộ đội làm TQLC tốn mất 1 trận mưa lựu đạn. Mọi người thức trắng thời gian còn lại, cảnh giác tối đa, nhưng 3 đại đội ko bị quấy rầy nữa. Sáng ra 1 toán thám thính tìm thấy 5 xác địch nơi đối phương tổ chức đánh thăm dò.

    Sở dĩ bộ đội Bắc Việt ko dốc toàn lực đánh tiểu đoàn 2/3 là vì họ đã có mục tiêu khác. Vào lúc 3g30 sáng ngày mùng 4 tháng 5, 1 loạt tiếng nổ lớn làm rung chuyển trại LLĐB Làng Vây của lục quân Hoa Kỳ, nằm trên đường số 9 cách Khe Sanh 1 quãng ngắn. Các chỉ huy Mỹ của cái đơn vị xui xẻo này cứ ngỡ mình bị tập kích bằng súng cối. Đến khi nhận ra đó là tiếng bộc phá của đặc công cho nổ phá hàng rào thì đã muộn.

    Khi đã mở được đột phá khẩu, được sự tiếp ứng của những đồng đội vừa mới thâm nhập vào hàng ngũ lính mới của trại, bộ đội Bắc Việt tràn vào khắp nơi. Những kẻ phản bội chỉ cho họ những vị trí trọng yếu, khiến chúng lập tức bị tiêu diệt. Viên sĩ quan Mỹ trưởng trại và người phó đều bị giết ngay từ những phút ban đầu.

    TQLC biết tin đầu tiên về trận tập kích qua cuộc gọi cuống cuồng vào điện đài của pháo đội pháo binh đóng trên phi đạo. Người gọi là viên trung sĩ truyền tin của đơn vị biệt kích. Bằng giọng tuyệt vọng anh yêu cầu bắn cấp tập vào phía tây và phía nam khu trại. Rủi thay, TQLC lại ko thể nào tác xạ được. Người trung sĩ kia chẳng có bản đồ lẫn kiến thức hướng dẫn pháo binh. Thêm vào đó, điện đài của anh ta, cái duy nhất còn hoạt động trong trại, thì lại luôn phải thay đổi tần số để liên lạc với 2 toán quân khác đang đi tuần tiễu ở bên ngoài.

    Đáp lại lời kêu xin khẩn thiết lặp đi lặp lại của viên trung sĩ, các pháo thủ TQLC đã bắn nhiều quả đạn xuống khu vực phía nam trại, nhưng do anh này trốn dưới hầm sâu, nên cũng chả tài nào hiệu chỉnh đường đạn được. Thay vì thế, các nòng pháo của căn cứ Khe Sanh đành rót hàng loạt đạn xuống phía tây khu trại. Đạn pháo cứ thế bay trong đêm tới 4g30 sáng, khi có 2 trực thăng vũ trang bay đến trên đầu trại.

    Trời vừa hửng sáng, đại úy Lục quân James Whitenack, cố vấn trưởng của quận cùng 4 người khác cưỡi xe jeep vọt ra khỏi căn cứ Khe Sanh. Theo sau họ là quân cứu viện. Trong nháy mắt, Whitenack đã tới trại Làng Vây. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn.
    huymaya, samuelb, filber7011 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quân Bắc Việt đã san bằng hầu hết mọi nhà cửa trong cái trại nhỏ bé. Ngoài 2 sĩ quan của Lục quân bị tử trận, Hoa Kỳ còn có 2 quân nhân nữa bị thương. Đơn vị đen đủi này có tổng cộng 20 người chết, 34 người mất tích. Tìm thấy 7 xác bộ đội lẫn trong đống đổ nát.

    Sau khi đưa thương binh, tử sĩ đi hết, Whitenack tái tổ chức số quân còn sót lại. Anh lên kế hoạch dời trại đến 1 khu vực khác dễ phòng thủ hơn, lùi xa thêm nữa về phía tây trên đường 9.

    Thay vì tổ chức tiến công dứt điểm cao điểm 881 Bắc, Pappy Delong dùng cả ngày 4/5 để xốc lại đội hình các đại đội thuộc quyền. Dù đã yếu đi nhiều sau những tổn thất trong ngày 3/5, đại đội Echo vẫn là 1 trong số 2 đại đội được chỉ định từ hướng nam tấn công lên cao điểm; đại đội Foxtrot còn tương đối nguyên vẹn sẽ đảm trách nhiệm vụ chủ công. đại đội Hotel vẫn ở lại sở chỉ huy làm dự bị còn đại đội Golf sẽ vận động chiếm lĩnh vị trí để có thể tiến đánh quả đồi từ hướng đông bắc.

    Đại úy James Sheehan, đại đội Golf đang rất nóng lòng cho quân tiến lên. Anh cho rằng 2 ngày trì hoãn chỉ tạo cơ hội cho bộ đội Bắc Việt củng cố thêm trận địa. Ngoài ra anh vẫn còn xác của 4 lính dưới quyền chưa mang về được. Thậm chí Sheehan còn đi xa hơn nữa khi trút nỗi thất vọng của mình lên đại úy Douglas Lemon, sĩ quan hành quân tiểu đoàn, người đã bảo anh án binh bất động. Lemon nói khi đó đại đội Golf đang đơn thương độc mã, ko có ai bảo vệ sườn và Sheehan cần phải kiên nhẫn mới được.

    Cuối cùng, sang ngày 4 tháng 5, khi rốt cục đại đội Golf cũng nhận được lệnh tái bố trí, Sheehan tiến lên với tâm niệm ưu tiên một cho công tác thu hồi tử sĩ. Trung đội của thiếu úy McFarlane sẽ đi đầu tiên. Do lính của anh chính là những người bị bỏ lại nên McFarlane muốn mình là người lên đưa họ về. Vào lúc McFarlane tiến đến cái gò có cây cối rậm rạp thì bộ đội Bắc Việt đã rút từ lúc nào. Trái với lo ngại của anh, hóa ra đó chỉ là 1 cuộc phục kích 'đẹp' của bộ đội nhằm kìm chân quân Mỹ mà thôi. Chiến thuật của đối thủ đã tỏ ra rất hiệu quả.

    3 TQLC gồm hạ sĩ James Boda, binh nhất Anderson Carter, và binh nhất James Hill cùng lính quân y hải quân Lloyd Heath đã được tìm thấy nằm túm tụm chính nơi họ bị bắn hạ. Binh nhất Tom Huckaba cũng tham gia vào việc thu nhặt tử thi những người này. Anh nhớ lại: "Cả 3 khẩu M16 của họ đều bị kẹt đạn. 1 cậu súng hãy còn thòi ra cái que thông nòng." Hạ sĩ quân y Wike nhìn trân trân thi hài bạn mình là Doc Heath. Gần đó, 1 sĩ quan mà Wike chẳng biết là ai, đang khám xác 1 TQLC chết trong tư thế cố tháo vỏ đạn bị kẹt ra bằng dao nhíp. Người sĩ quan đưa cho Wike con dao rồi bảo: "Cầm lấy, doc. Hãy nhớ lấy ngày này." Binh nhất Robert Maras cũng bắt gặp cảnh bạn mình là Hill, chết trong lúc đang dùng mũi con dao Bowie luôn kè kè theo người nạy súng. Maras kể: "1 TQLC gỡ lấy con dao Bowie, nhét vào thắt lưng mình. Về sau lại tới lượt anh ta dính chấu. Chúng tôi đã vứt con dao ấy đi, vì coi nó là vật mang lại xúi quẩy."

    Việc súng kẹt đạn lập tức bị qui lỗi là do chúng ko được các TQLC kia lau chùi sạch sẽ. 1 số hạ sĩ quan đi khắp nơi hù dọa đám lính: "Bọn bay phải lau súng cho thật sạch. Đừng để điều đó xảy ra với mình. Hãy lau súng đi."

    1 tiểu đội trưởng tỏ vẻ chế nhạo những lời trên. Anh ta lấy tay chỉ 1 tử sĩ nói: "Cậu ấy lau súng suốt đấy thôi. Lau mạnh ấy chớ. Súng lỗi đâu phải do vậy."

    Đây là lần đầu tiên có người cho thất bại là do lỗi của vũ khí. Nhưng ko ai để ý tới lời tay tiểu đội trưởng.

    Máy bay trực thăng được điều đến, Huckaba, Maras cũng nhiều người khác lấy vải poncho bọc các tử sĩ lại rồi đưa lên tàu. Những người còn lại của đại đội Golf thì lo đào công sự. Họ sẽ nghỉ qua đêm ở vị trí này đợi tới hôm sau mới đánh lên cao điểm 881 Bắc.

    Ở bên kia sống đồi ngăn cách, các đại đội Echo và Foxtrot cũng đang tiến quân. Sau khi tiến được mấy trăm mét họ cũng dừng lại đào công sự nghỉ đêm. Sáng ngày mai họ sẽ phát động đợt công kích quyết định.

    Trong lúc các đại đội súng trường của Pappy Delong vận động vào vị trí thì lại có 1 đơn vị mới nữa được đưa tới Khe Sanh. đại đội Charlie, tiểu đoàn 1, trung đoàn 26 TQLC vừa từ Phú Bài đáp máy bay đến. Nó ko chỉ hỗ trợ đại đội Echo, tiểu đoàn 2/9 trong việc bảo vệ sân bay mà còn sẵn sàng chi viện cho tiểu đoàn 2/3 một khi đơn vị này gặp khó khăn trên cao điểm 881 Bắc.
    huymaya, maison2510, samuelb9 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chương 12


    Ngay khi mặt trời ngày mùng 5 xua tan màn sương mù bao phủ những khẩu lựu pháo 105mm của pháo đội Foxtrot, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 tại Khe Sanh đã khai hỏa. Những quả đạn trái phá dộng xuống đỉnh đồi làm bụi khói tung tóe đầy trời suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Đến khi 1 phi đội máy bay phản lực bay tới thì pháo mới ngừng bắn, nhường chỗ cho tiếng rít xé toạc màng nhĩ khi chúng nhào xuống ném những quả bom nặng 250 - 500 cân Anh, lật tung mặt đất bên dưới.

    Căn cứ vào động thái của quân Bắc Việt 2 ngày trước, Pappy Delong quyết định tận dụng tối đa hỏa lực yểm trợ rồi mới tung TQLC dưới quyền lên đồi. Ông ko muốn lập lại màn đồ sát trên cao điểm 881 Nam nữa.

    Trên sườn dốc phía nam cao điểm 881 Bắc, trận oanh kích đã động viên tinh thần binh sĩ đang chờ lệnh tấn công của các đại đội Echo và Foxtrot của tiểu đoàn 2/3 rất nhiều. Mỗi 1 lính Bắc Việt bị chết bởi phi pháo có nghĩa là khiến cho TQLC bớt đi được 1 kẻ địch mà họ sẽ phải ác chiến để tiêu diệt. Là thành viên của những đại đội chủ công sẽ đánh lên đồi 881 Bắc, họ mong sao trước khi phải xung phong, càng có nhiều đối phương bị tiêu diệt càng tốt.

    Do đại đội mình sẽ phải đi tiên phong, đại úy Merle G. Sorensen, tận dụng lúc này để bàn thảo kỹ lưỡng với các sĩ quan dưới quyền. Dù đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 là đơn vị đầu tiên Sorensen chỉ huy ở nam VN nhưng việc cầm quân đánh trận đối với anh cũng chẳng có gì mới lạ. Vào năm 1965, Sorensen từng cầm đầu đại đội Alpha, tiểu đoàn 1, trung đoàn 6 đổ bộ lên bờ biển nước Cộng hòa Dominican và chỉ huy nó suốt mấy tuần sau đó cho đến khi phiến quân buông vũ khí. Giờ đây, ở cái tuổi 31, viên đại úy niên trưởng người Kansas sắp được thăng làm thiếu tá đảm trách công tác tham mưu ở hậu phương này, chẳng còn mong nắm đại đội Foxtrot lâu hơn. Tuy nhiên, anh cũng lên kế hoạch tận dụng khoảng thời gian eo hẹp còn lại trên chiến trường để trau dồi thêm, nhằm phục vụ công tác tham mưu sau này được tốt hơn.

    Trong cuộc họp sáng mùng 5 tháng 5, Sorensen điềm đạm phổ biến kế hoạc của mình cho các trung đội trưởng. Do địa hình gồ ghề, dốc đứng khiến sự vận động bị hạn chế nên sẽ chỉ có 1 trung đội làm mũi nhọn tấn công. 2 trung đội còn lại sẽ ở lại phía sau để yểm trợ. Để tỏ ra ko thiên vị, hàng ngày, Sorensen cho 3 trung đội dưới quyền đều đặn luân phiên nhau đi đầu. Và hôm nay 'vinh dự' ấy đã rơi xuống đầu trung đội 2.

    Thiếu úy Charles P. Chritton, chỉ huy trung đội 2 rời quê nhà New Ulm, Minnesota đăng lính TQLC từ năm 1957. 4 năm sau đó sau khi xuất ngũ, Chritton về đại học La Crosse của bang Wisconsin và tham gia khóa đào tạo sĩ quan dự bị Hải quân cũng tại nơi này. Sau khi tốt nghiệp anh được phong hàm thiếu úy TQLC. Sang nam VN tháng năm 1967, Chritton về ngay với đại đội Foxtrot. Trận đánh khốc liệt diễn ra ngày 28 tháng 2 ở phía bắc căn cứ Camp Carroll đã cho anh biết chiến tranh VN kinh khủng tới nhường nào. Tuy vậy kể từ khi bay đến Khe Sanh tới giờ, trung đội anh đã bỏ lỡ hết trận này tới trận khác. Thế nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi.

    Ngồi họp với Sorensen, Chritton biết mục tiêu của mình là mỏm cực tây đồi 881 Bắc. đại đội Echo sẽ vừa bảo vệ sườn bên phải Chritton vừa đánh chiếm mục tiêu của mình. đại đội Foxtrot sẽ xuất kích sau khi phi pháo ngừng oanh tạc. Chẳng cần biết thêm gì nữa, Chritton quay về khu vực của trung đội , phổ biến lại cho mấy tiểu đội trưởng dưới quyền. Đúng 8g50 hỏa lực yểm trợ im tiếng. Chritton ra hiệu cho toàn thể trung đội tiến lên.

    TQLC của Chritton cứ từ từ tiến lên đồi. Chỉ có tiếng nổ xa xa của 1 khẩu AK-47 cùng tiếng đạn nhọn rít qua đầu là còn cho thấy đối phương còn hiện hữu. Chritton thấy lạc quan hẳn lên khi trung đội 2 lên tới đỉnh đồi. Anh nghĩ, có lẽ địch đã rút cả rồi hoặc có lẽ bom, pháo đã tiêu diệt hết bọn họ.

    Sau khi lính dưới quyền đều đã lên hết đỉnh đồi, Chritton cho trung đội quay về phía tây tiến tới mỏm cao, cách đó mấy trăm thước. Mới được vài bước thì địch bắt đầu bắn mạnh hơn. Rồi chỉ phút chốc sau hỏa ngục ụp xuống. TQLC rụng lả tả, gào khóc ỏm tỏi khi bị những viên đạn địch xuyên vào da thịt. 1 số nhào vào những bụi rậm gần đó ẩn nấp.

    Những người còn lại nổ súng bắn trả. Tiếng lốp bốp của AK-47 cùng tiếng nổ liên hồi của súng máy nhanh chóng hòa chung với tiếng rẹt rẹt của súng M16.

    Sau khi nhận thấy hầu hết hỏa lực đối phương đều nhằm vào tiểu đội 3 bên sườn phải, ko ngại nguy hiểm, Chritton liền chạy sang với họ. Anh lên tiếng động viên mọi hãy người bình tĩnh và hãy "Tìm mục tiêu. Bắn ko ngừng. Tiếp tục tiến tới." Nhưng thực tế đâu có dễ. Bộ đội Bắc Việt toàn ở trong công sự chắc chắn, lẫn trong bụi rậm, khống chế mọi đường tiến đến mỏm cao, chỉ bộc lộ qua những chớp lửa đầu nòng súng.

    Cực kỳ thận trọng, Chritton cùng tiểu đội cố tiến lên phía trước. Nhưng cứ nhích lên 1 chút là lại có thêm TQLC hét lên đau đớn. Nhiều người gục ngã ko kịp kêu lấy 1 tiếng. Chritton kể: "Thế rồi tôi nhận ra là mình ko đủ sức."

    Anh gọi điện cho đại úy Sorensen báo "Tôi đang rút". Đã có nhiều người chết cùng 5-6 TQLC bị thương. Anh cần có thêm phi pháo hỗ trợ.
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chritton truyền lệnh, trung đội 2 bắt đầu tìm cách tháo lui. Binh nhất Stephen W. Amodt thấy lùi xuống còn vất hơn cả leo lên. Amodt 19 tuổi, là con trai của 1 sĩ quan Không quân, đang lặc lè vác trên lưng 9 quả đạn bazooka 90mm cồng kềnh, cùng những đồ trang bị thông thường khác. Do TQLC chủ yếu dùng súng bazooka để đánh dấu mục tiêu cho máy bay phản lực nên Amodt cũng chả được an ủi mấy tí khi chứng kiến đạn mình mang được bắn đi.

    Amodt hồi tưởng lại: "Cái đống sau lưng nặng ghê gớm. Cứ mỗi lần bị vấp ngã là chúng lại dồn lên thúc vào mũ sắt tôi. Rồi vành mũ theo đó lại đập xuống mũi. Chuyện đó cứ tái đi tái lại trên đường rút xuống."

    Chritton vẫn ở trên đỉnh đồi chờ tất cả lính dưới quyền rút hết. Tới lượt mình lần xuống anh thấy có 1 người đi cà nhắc vẻ rất đau theo cùng. "Cậu hạ sĩ này bị thương ở chân, ko thể đi nhanh được nên mới bị tụt lại. Tôi bèn ghé vai vác ngược cậu ta ra sau lưng. Thật là vất vả vì cậu ta to con quá."

    Trong lúc loạng choạng lần xuống đồi, Chritton mới nhận ra mình hoàn toàn cô độc. Mãi đến khi nghe tiếng máy ảnh chụp tách tách anh mới hết sợ. 1 phóng viên ảnh dân sự đang đứng ngay trên lối mòn trước mặt, cứ thủng thẳng thu Chritton vào ống kính suốt thời gian anh chật vật xuống dốc.

    Chritton liền nổi đóa. Anh lên giọng sĩ quan nạt lớn: "Bỏ cái máy ảnh chó-chết ấy xuống tới giúp tôi khiêng thằng này nào. Tay phóng viên giật nảy mình. Anh ta đeo máy ảnh vào cổ rồi chạy tới giúp Chritton. Họ cùng nhau khiêng người bị thương về điểm tập kết.

    Trực thăng tản thương vừa tới bốc thương binh, tử sĩ đi, lính của Chritton liền tập hợp lại. Trong khi ấy đạn pháo cùng bom napalm dộng ầm ầm xuống nửa bên tây đỉnh cao điểm 881 Bắc. Cùng lúc đó, trung úy Adinolfi cũng cho đại đội Echo tiến lên bên sườn phải đại đội Foxtrot, để có thể bắn yểm trợ.

    Đúng lúc lính dưới quyền vừa tập hợp xong chuẩn bị đánh tiếp, thì 1 TQLC của Chritton phản chiến ko chịu quay lên. Dù đây là 1 lỗi nặng có thể đưa ra tòa án binh được nhưng Chritton chọn cách giải quyết khá êm thấm. "Tôi bảo trung sĩ trung đội phó 'nhiệm vụ hôm nay của anh là phải bắt thằng đó lên'. Viên trung sĩ lập tức trở lại chỗ gã kia, túm cổ áo lẳng lên đồi. Thế là xong. Gã đó, 1 TQLC kỳ cựu, rốt cục cũng qua được ngày hôm ấy. Cũng chẳng ai thèm nhắc lại chuyện đó nữa."

    Đúng 13g, đại úy Sorensen lệnh cho Chritton tiến lên lại. Lần này quân của Chritton đã biết đối phương nằm ở đâu. Phi pháo ko chỉ đánh trúng các công sự địch mà napalm còn thiêu rụi hầu như toàn bộ cây cỏ. TQLC xông lên báo thù, kỹ càng càn quét hết hầm này tới hầm khác.

    Cuộc xung phong hiện lên mờ mờ trong ký ức binh nhất Amodt. Tuy chẳng giũ được đám đạn bazooka vướng víu, nhưng anh cũng đã xả được vài băng M16. Anh kể: "Chẳng nhớ có thấy mục tiêu cụ thể nào ko chỉ biết khi đó tôi cứ thế mà vãi đạn. Cứ chỗ nào nghi có lính Bắc Việt là chúng tôi khạc đạn ngay. Bắn xối bắn xả."

    Bên sườn phải, tiểu đội của binh nhất William Ryan vượt qua 1 đám cây ko bị napalm thiêu cháy. "Bất đồ 1 lính địch nhô lên khỏi cái hố ngay trước mặt." Ryan, khi đó 20 tuổi, ngườiCharleston, Massachusetts hãy còn nhớ: "Tiểu đội trưởng của tôi siết cò khẩu M79. Tên địch quá gần nên quả đạn ko đủ thì giờ để phát nổ. Nhưng dù thế nó cũng đủ để giết chết hắn ta."

    Thiếu úy Chritton cũng tham gia quét sạch những căn hầm cùng đám lính. Trong lúc binh sĩ nổ súng yểm hộ, viên trung đội trưởng trườn tới, giật tung nắp hố cá nhân, tống lựu đạn vào trong. Bùm! Lại thêm 1 căn hầm nữa bị diệt. Thế rồi bọn họ lại tiến đến cái kế tiếp.

    Chritton phát hiện 1 binh sĩ đối phương dưới cái hố gần mép sống đồi. Tay bộ đội cứ nhô lên bắn vài phát rồi lại hụp xuống mất tiêu. Anh ta nhanh như sóc nên Chritton chẳng kịp nhắm bắn. Chritton ra dấu cho người lính điện đài cùng mình vận động. Anh nhớ lại: "Vừa mới xông lên thì tôi có tiếng 'thịch' ngay giữa 2 người. Nghe nó kêu xèo xèo tôi liền nhìn xuống. Đó chính là 1 trái lựu đạn chày. Theo bản năng tôi nhảy dựng, lăn sang bên. Cậu lính điện đài cũng lăn sang phía đối diện."

    Ầm!

    Kỳ diệu thay, chẳng ai bị thương hết. Ko nhụt chí, Chritton lại bò dậy áp sát hố của đối phương. Anh rình sẵn chờ đợi tay bộ đội vừa nhô lên khỏi đó liền lập tức siết cò khẩu súng lục. .

    Ít phút sau anh bắt gặp binh nhất T. J. Brown đang cuống cuồng chữa khẩu M16. Khẩu súng bị kẹt đạn đúng vào lúc Brown vừa lẻn tới 1 hố cá nhân. "Đây" Chritton nói rồi dúi khẩu súng lục về phía Brown. Người TQLC trẻ tuổi cầm lấy khẩu súng, bò tới nã vài phát, ném xuống cái hố nghi có địch 1 quả lựu đạn, rồi quay lui, miệng cười toe.

    Binh nhất Ryan cũng phát hiện 1 bộ đội dưới 1 cái hố. Anh rút quả lựu đạn, ròn rén tiến lại gần, thảy nó vào bên trong. Địch ném ngược trở lại! Ryan dúm người lại, gồng mình đợi miểng sát thương. Nhưng ko sao cả. Quả lựu đạn lăn xuống dốc, phát nổ ko gây thiệt hại gì.
    huymaya, maison2510, samuelb9 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Quyết diệt bằng được người lính địch, Ryan lại rút ra 1 quả lựu đạn nữa. Lần này anh giữ nó trong tay thêm mấy giây rồi mới vươn tới miệng hố thả xuống. Chưa kịp rụt tay lại thì nó đã nổ. "Sức nổ hất tay tôi ngược lại, nhưng ko gây sát thương." Ryan kể.

    Sự dũng cảm của các TQLC trẻ tuổi khiến Chritton phải thán phục. Dưới lằn đạn địch bắn ko ngớt, những người lính trẻ vẫn tiến tới, tiêu diệt hết vị trí này đến vị trí khác. Nổ súng M16, M60 từ cự ly gần, những TQLC vượt qua trận địa của đối phương theo đúng cái cách mà cha anh họ đã từng chiến đấu trên các hòn đảo Nam Thái Bình Dương và ở Triều Tiên. Đó là kiểu chiến đấu tay đôi cực kỳ tàn bạo.

    Đối với những người tham gia trận đánh, thời gian tưởng chừng rất lâu nhưng thực ra tới 14g45 thì nó đã kết thúc. Cuối cùng, cao điểm 881 Bắc cũng đã thuộc về TQLC. Chẳng hề có cảm giác thắng lợi huy hoàng nào cả mà chỉ như vượt qua 1 trở ngại mà thôi. Chritton gọi điện báo tin cho Sorensen biết. Lát sau, người đại úy cho số quân còn lại của đại đội Foxtrot tiến tới. Trong khi lính tráng tổ chức phòng ngự, Chritton kiểm điểm nhanh quân số. Tổn thất của anh nhẹ 1 cách đáng ngạc nhiên. Chỉ có 6 TQLC bị thương, ko ai thiệt mạng trong đợt tấn công cuối cùng này.

    Sau khi làm chủ cao điểm 881 Bắc, trung tá Delong lệnh cho các đại đội còn lại cùng kéo lên đỉnh đồi. Đại úy Sheehan đưa đại đội Golf tới, bố trí dọc theo rìa đông bắc cao điểm. Hầu như suốt ngày hôm đó, đơn vị đã vận động theo sống đồi tiến lên. May thay, họ ko gặp sự phản kháng nào. Thiếu úy Peter Hesser, trung đội 1, đơn vị đi đầu ngày hôm ấy vẫn còn nhớ cảm giác thất vọng khi lên tới nơi. "Làm gì được có cảm giác như chinh phục đỉnh Suribachi. (cao điểm trọng yếu của quân Nhật trên đảo Iwo Jima hồi chiến tranh TG thứ 2 mà TQLC Mỹ phải đổ rất nhiều máu mới chiếm được. ND) Trong thực tế chúng tôi chưa bao giờ lên tới đỉnh mà chỉ loanh quanh ở sườn bắc và đông bắc mà thôi."

    Trung úy Adinolfi cho đại đội Echo bố trí ở phía đông đại đội Foxtrot, dọc theo rìa nam đỉnh đồi. Dù yểm hộ cho đại đội Foxtrot cả ngày trời, đại đội Echo cũng ko bị thương vong gì. Nhưng nó biết kẻ địch chắc chắn là có thiệt hại. Trung úy Adinolfi, 23 tuổi nhớ lại: "Trên đó toàn mùi tử khí. Những quả bom 500kg, bom tấn của chúng tôi khiến mọi thứ đều bị nghiền nát như cám. Chúng tôi chỉ tìm thấy những mảnh quần áo rách, những mẩu xác người chứ ko tìm đâu ra 1 tử thi còn nguyên vẹn."

    Trung tá Delong lập sở chỉ huy gần giữa đỉnh đồi với lực lượng bảo vệ là đại đội Hotel. Các sĩ quan tham mưu đang lo tổ chức cho các đại đội đi lùng sục. Delong ko tin đối phương dễ dàng từ bỏ khu vực này và cũng ko muốn để cho họ ngơi nghỉ.

    Trong khi ấy, thiếu úy Chritton, hoàn toàn kiệt cức sau cả ngày chiến đấu, nằm vật xuống tấm nệm hơi. Mặt trời bắt đầu lặn, mắt vừa mới díp lại thì anh chợt nhớ ra mình chưa đi kiểm tra công tác bố phòng. Dù đã sức cùng lực kiệt, anh vẫn biết mình phải thức dậy. Nếu anh ko làm tròn bổn phận thì cũng chẳng thể mong lính dưới quyền làm thế. Anh bèn đứng dậy đi ra tiền duyên. Mới được 4 bước thì nghe thấy tiếng rít đặc trưng của đạn cối rót tới. Anh vội nằm phục xuống. Quả đạn đáp xuống ngay tấm đệm, khiến nó tan tành. Lúc này đã tỉnh như sáo, Chritton vội lăn xuống cái hố gần đó. Thêm nhiều quả đạn cối nữa rơi xuống chu vi phòng thủ.

    Binh nhất Ryan nhớ lại: "Tôi nghĩ lính tráng và cả bản thân mình đêm đó đều có chút lơi lỏng. Cứ ngỡ giao tranh đã chấm dứt rồi. Đang ngủ trên tấm poncho ngoài hố cá nhân thì nghe có tiếng gào. 'Pháo kích!' Tôi bật dậy cắm đầu xuống hố. Lưng đau ko thể tả nhưng mà an toàn."

    Tại 1 chốt cảnh giới phía trước tuyến đầu, tiếng cối nổ khiến binh nhất Amodt cùng 2 người bạn chung hố giật nảy. Bộ đội Bắc Việt tưởng đã rút từ lâu rồi chứ. Tin chắc địch sắp xung phong, họ vội chạy ngược lên lấy hết sức bình sinh gào lớn: "Cảnh giới đây!"

    Chưa kịp chạy tới chỗ nấp, 1 quả đạn cối đã đáp xuống giữa 2 cậu bạn của Amodt. Nó nổ tung, miểng văng tung tóe vào đầu hạ sĩ John Stone. Nhìn những vết thương khủng khiếp Amodt nghĩ Stone chẳng thể nào sống nổi. Anh cố khiêng bạn về nơi trú ẩn là 1 cái hố đào dọc chu vi phòng thủ. Cùng 2 người khác ở đây, Amodt bắn bừa xuống đồi. Nếu lính Bắc Việt xông lên, sẽ có 1 cơn mưa đạn chào đón họ.

    Amodt cùng mấy đồng đội cùng hố nhanh chóng hết đạn. Anh bảo mình sẽ đi kiếm thêm. Cố nén cơn sợ hãi, anh nhảy ra khỏi hố, rạp người xuống chạy sang bên kia chu vi phòng thủ của đại đội Foxtrot. Trong lúc vượt qua 1 cái hố, ánh chớp của đạn cối soi rõ dưới đó có xác 1 người bạn thân; anh ta lãnh trọn quả đạn cối rơi trúng hố mình. Gần sở chỉ huy đại đội, Amodt được 1 TQLC đưa cho 1 dây bao đạn M16 đầy nhóc. Amodt lại vượt nguy hiểm trở về hố của mình; may sao ko hề hấn gì. Sau khi chia cho các bạn số đạn, anh khom mình chờ bộ binh đối phương.

    Vài phút sau Amodt nghe thấy tiếng hét đầy tuyệt vọng của 1 TQLC bị thương nặng. Người lính trẻ bị hất văng ra khỏi hố và ko tài nào trở xuống được nữa. Nạn nhân vật nài xin mọi người cứu giúp nhưng do đạn cối 82mm rơi dày quá, chẳng ai dám ra cứu cậu ta cả. Tiếng kêu cứu vang lên hồi lâu rồi yếu dần và ngưng hẳn.

    Giữa trận tập kích, 1 tiền sát viên pháo binh phát giác những chớp lửa đầu nòng của cối địch. Anh nhanh chóng tính toán phần tử rồi hạ lệnh phản pháo. Cuối cùng thì đạn cối cũng ngừng rơi. Cả thảy đã có 92 quả đạn cối địch từ trời đêm rót xuống.

    Đám TQLC mệt lử từ từ bò lên khỏi hố. Sau khi kiểm đếm đại đội Foxtrot có 1 người chết; số bị thương vào khoảng nửa chục.
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tuy cũng có vài quả đạn cối địch rơi xuống chu vi phòng thủ của đại đội Echo, nhưng ko có TQLC nào thương vong. Dù vậy, ai cũng nghe thấy tiếng gào khóc đau đớn của những thương binh bên đại đội Foxtrot; Những tiếng rền rĩ thấu cả trời đêm. Binh nhất George Sternisha hãy còn nhớ rõ tiếng kêu "Nghe rất khủng khiếp."

    Trực thăng tản thương được gọi tới làm nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm là sơ tán trong đêm. Lý do là vì các thương binh, trong đó cóStone, sẽ chẳng thể nào sống nổi nếu ko được chữa trị. Binh nhất Amodt cũng tham gia đưa người bị thương tới bãi đáp. Anh giành ra rất nhiều thì giờ an ủi Stone, dù biết rằng chẳng ai có thể sống nổi với thương tích nặng như thế. Cuối cùng, đến nửa đêm thì trực thăng tới. Amodt đã đưa được bạn mình lên máy bay. Xong việc anh về hố, lòng trĩu buồn vì lại mất thêm 1 người bạn giữa chốn đồi núi hoang vu này. (Mãi hơn 30 năm sau Amodt mới biết là Stone còn sống.)

    Mọi TQLC đại đội Foxtrot bên phía này cao điểm đều trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng đón cuộc xung phong của địch. Thế nhưng nó đã ko hề xảy ra.

    Trong cuộc họp cùng các đại đội trưởng diễn ra sáng hôm sau, ngày mùng 6 tháng 5 năm 1967, trung tá Delong đã trình bày cho các sĩ quan nghe kế hoạch lùng sục của mình. Do tin kẻ địch vẫn lẩn quất trong khu vực, Pappy muốn kể từ hôm ấy, mỗi đại đội ngày nào cũng phải cho 2 trung đội ra tuần tiễu. Bộ phận hành quân sẽ chỉ dẫn cho các đại đội đường đi cũng như tọa độ của các mốc chuẩn. Công tác tuần tiễu phải được tiến hành hết sức thận trọng, và sẽ được phi pháo yểm trợ tối đa. Nói xong Delong cho các sĩ quan giải tán.

    Những chuyến tuần tiễu thường nhật chủ yếu đi về phía tây và tây bắc cao điểm 881 Bắc này là 1 công việc rất vất vả. Lính tráng phải thức dậy, chuẩn bị lên đường từ lúc trời còn chưa sáng. Khi mặt trời vừa mọc, họ đã tiến ra ngoài, hành quân khoảng 12-15 cây số trên địa hình rất phức tạp, dốc cao rồi lại trở về chu vi phòng thủ khi hoàng hôn tới. Do sẽ có 1 trong số 2 trung đội phải đi tiếp ngày hôm sau nên trong khoảng thời gian quí báu ít ỏi họ tranh thủ hốc, rửa ráy, hoàn tất những công việc linh tinh khác trước khi đêm xuống. Nhưng như thế đâu đã được nghỉ? Vẫn phải có người ra các đài quan sát, chốt cảnh giới hoặc thức gác quanh chu vi phòng thủ. Sau vài ngày bị hành hạ như thế dưới nắng nóng, lính tráng ai cũng mệt lử. Tuy nhiên TQLC cũng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn khi chỉ phát hiện được rất ít kẻ thù, những cuộc chạm súng cũng hết sức hạn chế. Chẳng ai ngờ nổi quân Bắc Việt vẫn bám trụ ở đó.

    Hạ sĩ Desmond Murray hãy còn nhớ cuộc tuần tiễu cấp đại đội của đại đội Hotel diễn ra phía tây cao điểm 881 Bắc. Anh kể lại: "Chúng tôi tới 1 thung lũng vừa dài vừa rộng trải dài về phía Lào. Đi được khoảng 700m thì quan sát thấy 1 cái hố lớn lắm. Trông ko giống hố bom. Phải cử 1 trung đội tới điều tra."

    Murray vẫn nhớ sự yên ắng đến kỳ lạ diễn ra sau đó. "Cảm giác thật quái lạ. Chúng tôi ngờ đối phương đang ở ngoài đó, theo dõi, chờ thời cơ tập kích quân ta. Ai cũng linh cảm như vậy."

    Trung đội đơn côi đi được khoảng nửa đường tới cái hố bí hiểm kia thì bỗng đại úy Madonna hạ lệnh thu quân. Ai cũng nhẹ cả người khi nghe lệnh rút.

    Ngày mùng 8 tháng 5, thiếu úy Chritton cũng dẫn trung đội mình từ cao điểm 881 Bắc đi về hướng tây. Người lính xích hầu phát hiện 1 bệnh xá dã chiến bỏ hoang của bộ đội gần dưới chân đồi. Quan sát lán trại và bông băng dính máu vứt xung quanh, Chritton đoán đối phương chỉ mới bỏ đi cách đây vài hôm. Anh nhận định: "Giờ tôi đã hiểu vì sao địch trên đỉnh đồi lại đánh quyết liệt đến thế. Hẳn là họ muốn kéo dài thời gian để sơ tán thương binh."

    Sau khi điện báo cho Sorensen những gì vừa tìm thấy, Chritton ra dấu cho đơn vị mình tiếp tục tiến. "Bước ra khỏi bệnh xá, bắt gặp mùi tử khí nghe rất buồn nôn. Chúng bốc lên từ mặt đất. Hẳn phải có nhiều tử thi được chôn ở gần đó lắm."

    "Chúng tôi ai cũng biết là mình đang bị theo dõi. Người nào cũng linh cảm như vậy. Địch ở ngay đó, chỉ có điều chúng tôi ko nhìn thấy mà thôi. TQLC của tôi tiến quân êm lắm. Tất cả đều ngậm tăm, cũng ko thấy tiếng va vào nhau của trang bị. Mọi người đều sử dụng thủ hiệu. Tôi hết sức tự hào về kỷ luật hành quân của họ."

    Đội tuần tiễu đi thêm về phía tây thêm 5km nữa, tới mốc chuẩn qui định thì đánh 1 vòng rộng quay về cao điểm 881 Bắc. TQLC trong trung đội thở phào nhẹ nhõm khi về tới đỉnh đồi chiếu hôm đó.

    Ngày hôm ấy, trong khi trung đội của Chritton đang âm thầm len lỏi trong vùng đồi núi thì trung đội trưởng trung đội 3, đại đội Foxtrot lại nhận được 1 lệnh rợn tóc gáy. Gần trưa ngày mùng 8/5, trung tá Delong cho gọi thiếu úy Patrick G. Carroll, 24 tuổi, quê ở Elgin, Oregon tới chỉ huy sở. Delong lệnh cho Carroll dẫn trung đội xuống 1 khe sâu gần đó để thám thính. Vừa nhìn vào bản đồ, Carroll đã thấy hãi. Nếu dưới khe có quân Bắc Việt thì sẽ chẳng có ai hỗ trợ được cho anh cả. Nhiệm vụ này quá nguy hiểm. Với 4 tháng kinh nghiệm chiến đấu, bao gồm cả trận đánh ác nghiệt ngày 28 tháng 2, anh tin rằng bộ đội rất hiếm khi bỏ lỡ các cơ hội có thể tiêu diệt được TQLC Mỹ. Nhiệm vụ thám thính lần này sẽ là 1 trong những cơ hội quí báu ấy. Anh nhìn Delong rồi chỉ nói: "Rõ, thưa sếp."
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Về lại vị trí chỉ huy, Carroll phổ biến nhiệm vụ cho trung sĩ trung đội phó. "Anh ta lập tức nhận thức rằng cuộc thám sát này rất nguy hiểm và hỏi tôi có giải pháp gì ko? Tôi trả lời là ko biết."

    Từ lúc đó cho tới tận chiều, Carroll thấp thỏm đợi lệnh lên đường, chẳng biết nên đi hay ở. Vốn tốt nghiệp học viện Hải quân, anh hoàn toàn hiểu kháng lệnh là trọng tội. Thế nhưng anh cũng nhận ra sự điên rồ của nhiệm vụ này. Tuy nhiên sau nhiều giờ trôi qua, Carroll cũng đã bớt căng thẳng. Cuối cùng tới xế chiều thì Delong hủy bỏ nhiệm vụ. Carroll phát biểu: "Tuy hôm đó ko phải ra quyết định nhưng tôi tin nếu có thì mình cũng sẽ chối từ."

    Có 1 bữa ko phải đi tuần tiễu, đang nằm dài cạnh hố chiến đấu, hạ sĩ quân y Vernon Wike, đại đội Golf, tiểu đoàn 2/3, bỗng nhìn lên thấy nữ phóng viên ảnh Cathy Leroy đang rảo bước về phía mình. Cô nói: "Ơn trời cậu còn sống. Tôi cứ tưởng cậu chết rồi chứ."

    Đang vui thì Leroy dí vào mặt anh tờ Sao và Vạch. Bức ảnh Wike phủ phục bên hạ sĩ Roldan đang hấp hối nằm chình ình ngay trang đầu.

    "Cậu nổi tiếng rồi đó. Nói tên cho tôi biết đi." Leroy bảo Wike.

    Leroy nhớ lại: "Khi gửi ảnh đi tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều lắm. Rồi chúng được đưa về Mỹ. Hãng AP đã bị nhiều gia đình hỏi thăm xem người TQLC bị tử trận có phải người thân của họ hay ko? Thế là người ta bảo tôi đi xác định danh tính của 2 cậu lính ấy."

    Ngay khi có dịp, Leroy liền đáp máy bay quay ra bắc. Cuối cùng khi đến được Khe Sanh, cô nhờ trực thăng tiếp tế chở mình lên cao điểm 881 Bắc.

    Wike và Leroy chuyện vãn với nhau 1 lúc. Anh kể cho cô nghe những điều mình biết về Roldan. Cũng chẳng nhiều nhặn gì vì cả 2 chỉ mới gặp nhau vào sáng cái ngày Roldan chết.

    Lát sau thì Leroy đi. Wike bỏ tờ báo vào túi áo. Dù thấy khá ấn tượng anh cũng chẳng thể ngờ nó sẽ trở thành 1 trong những bức ảnh nổi tiếng nhất chiến tranh VN.

    Vẫn tiếp tục lịch làm việc chặt chẽ, đại úy Sorensen cắt cử trung đội 1 của trung úy Jack Schworm cùng với trung đội 3 của thiếu úy Pat Carroll đi tuần tiễu trong ngày 9 tháng 5. Như thường lệ, Sorensen sẽ đi cùng với lực lượng này. Trung úy Koehler cho biết: "Do đại úy Sorensen luôn đi cùng lực lượng chủ yếu của đại đội nên hậu quả là anh ta đã phải đi tuần tiễu trong suốt 3 ngày liền. Nhìn anh khá là mệt mỏi. Tôi đề nghị để mình đi thay, nhờ đó mà anh có thể nghỉ trọn 1 ngày."

    Sorensen từ chối bảo: "Tôi ko thể làm thế. Đại đội trưởng phải đi cùng lính của mình."

    Sau buổi họp diễn ra lúc tảng sáng để phổ biến đường hành quân, mốc chuẩn và mục tiêu cuối cùng của ngày, Sorensen cùng ban chỉ huy và 2 trung dội - gồm khoảng 70 TQLC - bắc đầu từ cao điểm 881 Bắc tiến về phía tây bắc. Mục tiêu của họ là Làng Xoa, 1 ngôi làng đã bỏ hoang. Nếu tính theo đường chim bay nó chỉ cách đó khoảng 3km nhưng theo địa hình đồi núi xen lẫn khe sâu trên thực địa thì cự ly là gấp đôi.

    Cùng thời điểm đại đội Foxtrot xuất phát, trung úy Adinolfi cũng đã sẵn sàng cho 2 trung đội của đại đội Echo lên đường đi tuần tiễu. Lộ trình hành quân của họ cũng tương tự như đại đội Foxtrot nhưng hơi rẽ qua hướng tây nam. Mục tiêu của đại đội Echo là cao điểm 803, nằm ngay phía nam Làng Xoa. Cùng đi với Adinolfi có trung đội 1 của trung úy Izenour và trung đội 3 của thiếu úy Cannon. Nhằm tăng cường cho trung đội của Cannon đã bị suy yếu, tiểu đội của trung sĩ James Marden được chỉ thị đi cùng với đơn vị này. Với Marden hay binh nhất James Mason thì điều này chẳng hay ho tí nào. "Cannon húng lắm." Mason nhận xét.

    2 đội quân tuần tiễu rời chu vi phòng thủ tiểu đoàn ngay khi trời vừa sáng. Chuyến tuần tra của đại đội Foxtrot hứa hẹn sẽ rất vất vả. Khoảng cách đến mục tiêu quá xa, cộng với địa hình hiểm trở khiến họ hành quân rất chậm. Việc đơn vị tới mốc chuẩn trễ hẹn đã khiến trung tâm hành quân tiểu đoàn phải hối thúc Sorensen di chuyển nhanh hơn.

    Khi TQLC đại đội Foxtrot tiến đến gần điểm cao 778, nằm cách đồi 881 Bắc khoảng 3 cây số về phía tây bắc, thì trời đã quá trưa. Đường dốc, bụi rậm ken dày khiến khả năng vận động của họ bị hạn chế. Nếu muốn tới Làng Xoa kịp thời gian biểu, họ sẽ phải hành quân nhanh hơn.

    Người lính xích hầu của Carroll tiến đến 1 lối mòn dẫn xuống sườn dốc phía tây đồi 778, tiến về hướng Làng Xoa. Carroll nhớ lại: "Ai cũng biết ko nên đi theo lối mòn nhưng chẳng còn cách nào khác cả. Phải đi theo nó thì mới đến mục tiêu kịp giờ được."

    Sau khi xuống khỏi sườn đồi, trung đội của Carroll lọt vào 1 khe núi rộng và bằng phẳng. Ở bên sườn phải của họ có 1 sống đồi lớn chạy từ cao điểm 778 về phía tây bắc. Còn bên trái đất dốc hẳn lên dẫn tới điểm cao 800.

    Đến giữa khe thì Carroll dừng lại xem xét 1 vài dấu chân mà lính dưới quyền mình vừa phát hiện. 1 TQLC chỉ cho anh thấy có đống phân hãy còn mới. Cùng lúc đó, tiểu đội đi đầu báo họ vừa tới 1 khe núi từ bên phải cắt ngang qua cách chỗ của Carroll tầm 100 thước.

    Carroll hồi tưởng lại: "Đang đứng đó đột nhiên linh cảm sắp gặp rắc rối bỗng ùa tới. Tai họa sắp đến tới nơi rồi. Phải cho TQLC dưới quyền rời chỗ này ngay lập tức."
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Carroll cuống cả lên. Anh chỉ tay về phía sống đồi dẫn từ cao điểm 778 xuống, lệnh cho trung đội : "Lên đó. Lên đó ngay"

    Đám TQLC cấp tốc chạy ngang cái khe, leo lên sống đồi. Tiểu đội dẫn đầu vừa lên tới đỉnh thì chạm trán với 1 số lính Bắc Việt. 1 người gọi điện báo Carroll. "Chúng tôi gặp bọn Gook ở trên này!"

    Carroll hiểu số địch trên đã leo lên từ phía đối diện và đang định lẻn ra sau lưng trung đội mình khi nó tiến quân dọc theo cái khe. Nhờ vào linh cảm mà anh mới có thể tránh được việc bị chia cắt.

    "Bắn chúng!" Carroll trả lời.

    Lúc này tiểu đội 2 cũng vừa lên tới đỉnh sống đồi và cũng đã giáp mặt với bộ đội Bắc Việt. Tới khi Carroll theo chân tiểu đội này thì nó đã bắt đầu cận chiến với quân địch. Nhìn lên sống đồi bên phải, Carroll phát giác 1 tốp bộ đội đang vận động lên dốc định từ trên cao đánh xuống. Nếu đối phương thực hiện được điều này thì quân của anh sẽ chẳng còn cơ hội nào nữa.

    Carroll hạ lệnh cho tiểu đội 3, giờ mới đến sau lưng mình. Anh chỉ cho họ thấy tiểu đội địch "Lên sống đồi kia ngay! Bằng mọi cách ko để cho chúng nó lên được đó."

    Carroll nắm lấy tổ hợp liên lạc từ tay người lính điện đài gọi cho Sorensen báo: "Tôi thấy có 5 thằng chúng nó trên đồi."

    Hạ sĩ nhất Joseph P. O’Connor, 20 tuổi, điện đài viên của đại úy Sorensen, 1 lính cựu đã ở đại đội Foxtrot được 8 tháng, vẫn còn nhớ rõ cuộc gọi: "Thiếu úy Carroll gọi máy báo phát hiện 5 tên Bắc Việt. Tôi báo lại cho Sorensen, đại úy nói ngay 'Đừng đuổi theo chúng'. Anh chả lạ gì cái chiến thuật phục kích cũ rích ấy."

    Nhưng lời khuyên của anh là thừa. 2 tiểu đội của Carroll đã bắt đầu đụng nặng. Anh kể lại: "Ai cũng bận rối cả lên. Đối phương chỉ cách chúng tôi có 15m. Địch xông ra tấn công từ khắp nơi. Bắn súng và ném cả lựu đạn."

    TQLC chống trả khá dũng cảm. Hạ sĩ nhất Albert W. Potts, người vùng Fort Wayne, Indiana, vừa kỷ niệm sinh nhất lần thứ 20 trước đó mấy tuần, đã cùng tổ súng máy M60 tiến lên rất tích cực. Xạ thủ của anh là hạ sĩ Terrence White vãi đạn về phía những địch quân đang vận động giữa đám cây cối. Chứng kiến cảnh địch bị bắn hạ, Potts và White càng cố xả đạn trong khi xạ thủ số 2 cuống cuồng đưa 1 dây đạn mới vào khe.

    Trong khi đó, binh nhất Lance M. Campbell, 19 tuổi, là thành viên đại đội Foxtrot từ khi sang nam VN hồi tháng 11 đang cùng tiểu đội chạy hộc tốc lên sống đồi kia. Anh kể lại: "Lên được 2/3 quãng đường thì 1 cậu bạn bị bắn trúng lưng. Đồng thời từ bên dưới súng nổ ầm lên đủ các thể loại. Mấy gã dưới đó bị nện ra trò."

    Tiểu đội tiếp tục leo lên sống đồi, đạn địch bay veo véo, cày tung bụi đất quanh họ. Campbell cùng 1 TQLC khác vừa nhào tới nấp sau cái cây thì 1 loạt súng máy bắn trúng phía trước, khiến vỏ gỗ văng tung tóe. Campbell thấy khắp khe cạn trước mặt toàn là bộ đội. Anh hướng nòng khẩu M16 về phía địch siết cò. Bất đồ Campbell phát hiện 6 lính Bắc Việt đang từ cái khe tiến xuống. Vừa mới nhô người ra khỏi cái cây để có thế bắn tốt hơn thì lập tức 1 tràng súng máy dữ dội quạt đến sạt qua đầu. Anh vội thụt lại nấp vào sau gốc cây.

    Xung quanh Campbell, lính Mỹ chửi um vì súng M16 của họ bị kẹt đạn. Họ sợ đến xám mặt lại, cuống cuồng cố chữa súng. Đa số súng khi sửa xong lại trục trặc trở lại sau vài phát bắn. Campbell thấy 1 lính quân y đưa khẩu súng lục cho 1 TQLC. "Này" tay y tá nói: "Tao bận quá chẳng dùng nó gì được" rồi quay lại ngay lo cho thương binh. Anh TQLC kia dùng súng lục bắn sang bên kia khe. Dù nghĩ anh ta chẳng thể nào bắn trúng gì bằng khẩu Colt 45 ấy Campbell vẫn cho rằng người lính ấy hẳn cũng sẽ hài lòng vì ít ra mình cũng còn 1 thứ vũ khí còn hoạt động được.

    Tuy chẳng thể liên lạc với Carroll, trung úySchworm vẫn cho trung đội mình tiến tới ngay sau khi súng nổ. Khi tiểu đội đi đầu vừa tụt xuống khe được nửa đường thì bộ đội nấp sau hàng cây liền phát dương hỏa lực. Binh nhất Clarence Powell nhớ lại: "Y như thể sau mỗi cái cây đều có 1 tên gook vậy. Đạn súng trường, súng liên thanh bay ra cứ như châu chấu."

    Khi lao mình xuống đất, khẩu bazooka 90mm cồng kềnh của Powell tuột ra khỏi tay anh. Đang với tay cố kéo nó lại thì nó bỗng quặt về phía sau. "Tôi chẳng hiểu gì cả. Phải mất 1 lúc tôi mới nhận ra rằng mình đã dính chấu."

    Chẳng chẳng thể nào sử dụng khẩu bazooka với bàn tay rách tướp ấy nữa, Powell bèn rút khẩu Colt 45 ra. Thoáng thấy bóng 1 lính Bắc Việt đang vọt nhanh như sóc từ cây này qua cây khác. Powell rình sẵn, nhắm kỹ mục tiêu rồi mới bóp cò. Người lính đối phương sụm xuống.

    Lát sau, người xạ thủ số 2 tới băng tay cho Powell. Thế rồi người lính điện đài, nằm ngay trước mặt Powell bất giác quì hẳn dậy, nhìn quanh rồi hô lớn: "Rút lui. Rút lui."

    Trong nháy mắt, 1 loạt đạn địch bay tới bắn vỡ tan cái điện đài, máu, thịt từ ngực anh văng tung tóe. Anh ta nói rành rọt "Tôi chết rồi" rồi ngã gục. Powell nằm bẹp dưới đất tự hỏi liệu mình có thoát nổi trận này hay ko?

    Chưa quá 15 phút kể từ lúc thiếu úy Carroll cho quân lao gấp lên sườn sống đồi. 2 tiểu đội của anh đã có nhiều tổn thất chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó. Carroll kể: "Tiểu đội 1 gọi về xin lính cứu thương. Người y tá gần chỗ tôi nhất, ko chần chừ, bật dậy chạy về phía trái xuống giúp đỡ. Tôi ko nghĩ anh ta đi được tới đích."
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Người lính quân y còn chưa mất dạng vào đám cỏ thì Carroll bỗng thấy chân phải mình đau nhói. Anh kể: "Như thể bị dao đâm vào vậy. Nhưng may viên đạn vừa vào tới xương thì dừng lại, chắc là vì đã xuyên qua người khác hoặc chạm đất rồi mới nảy vào chân tôi."

    Carroll cuống quýt gọi điện cho Sorensen báo: "Tôi bị bắn trúng chân. Cần trợ giúp."

    Do ko sao nắm chính xác được tình hình vì giao tranh ở khoảng cách gần diễn ra hỗn loạn quá, Sorensen gọi máy báo Carroll cùng Schworm đến gặp mình gần đỉnh sống đồi. Anh cùng lính thuộc đại đội bộ tiến thẳng lên sườn sống đồi tới chỗ Carroll. Khi còn cách phòng tuyến của trung đội 3 khoảng 25 thước, Sorensen tụm lại với 2 trung đội trưởng, dưới lằn đạn víu víu ko ngớt trên đầu. Anh chỉ tay lên sống đồi gào lớn át tiếng súng nổ inh ỏi. "Ta sẽ lên đó co lại tổ chức phòng thủ vòng tròn."

    Carroll nói với anh ta: "Tôi đã cử 1 tiểu đội lên đó rồi. Nếu cứ cố lên trên ấy, anh sẽ bị bắn nát gáo đấy."

    Sorensen chưa kịp nói lại gì thì tiếng súng bỗng rộ lên dữ dội xa phía dưới sống đồi. Carroll bảo: "Tôi quay lại với quân mình đây" rồi bò lên sườn đồi. Schworm cũng trở về với lính dưới quyền.

    Sorensen bảo các sĩ quan tiền sát pháo binh và điều không tiền tuyến gọi xin hỗ trợ nhưng đồi cao chặn mất sóng vô tuyến khiến họ ko sao liên lạc được. Sorensen bèn lệnh cho 2 người tìm cách lên đỉnh theo 2 đường khác biệt. Có lẽ anh cho rằng nếu như 1 trong 2 người lên tới đủ cao độ, thì tín hiệu liên lạc sẽ phát đi được.

    Dù tiếng súng địch nổ ầm ĩ xung quanh, Sorensen vẫn lệnh cho ban chỉ huy tiến lên sống đồi. Họ mới lên được mấy bước thì 1 viên đạn đại liên 30 đã xuyên thủng hông phải người đại úy. Anh ngã quị, ko di chuyển được nữa.

    Thoạt đầu, hạ sĩ nhất O’Connor, lính mang điện đài của Sorensen, đang đi trước anh mấy bước ko biết đại đội trưởng của mình đã bị trúng đạn.

    Tới khi nhận ra, O’Connor liền tháo bỏ điện đài, lao tới. Mặc cho đạn địch nổ lốp bốp quanh đó, O’Connor vẫn tới được chỗ Sorensen, kéo anh về phía 1 lùm cây. Chẳng hiểu bằng cách nào mà họ có thể tới nơi an toàn, ko ai bị dính đạn?

    Trong lúc lính cứu thương cứu chữa Sorensen, O’Connor cố gắng liên lạc với Carroll và Schworm. Chẳng ai trả lời những cuộc gọi của anh cả. Tuy nhiên O’Connor lại liên lạc được với 1 máy bay F-8 đang bay gần đó và thông báo cho nó biết tình cảnh của đại đội Foxtrot. Rủi thay viên phi công vừa trút hết bom đạn mang theo vào 1 mục tiêu khác mất rồi. Anh ta đề nghị sẽ tiến hành công kích giả. O’Connor đồng ý; có còn hơn không. Chiếc phản lực cơ sà xuống 2 lượt, bay vèo qua các vị trí địch đầy dọa dẫm chứ chẳng thể làm gì hơn được nữa.

    Trong mấy tiếng sau đó O’Connor cố gắng gọi hoài cho Carroll và Schworm, nhưng ko gặp may. Anh chẳng biết họ đang ở đâu hay đang làm những gì. Khi những TQLC bị thương loạng choạng chạy về vị trí phòng thủ nhỏ bé ấy, O’Connor đã gom gót hết số vật tư y tế ít ỏi kiếm được, băng bó cho họ. Đã nhiều lần do thương binh ko tự mình vào nơi an toàn được, O’Connor đã phải chường mặt dưới lưới lửa, ra đưa họ về.

    Trận đánh dưới sống đồi ngay càng trở nên tuyệt vọng. Khắp xung quanh Carroll, lựu đạn địch lăn lông lốc, nổ tung với ánh chớp sáng lòe. Anh hết lăn trái lại lăn phải để tránh né. Những trái lựu đạn chết chóc cứ bay tới hầu như vô tận.

    Carroll nhớ lại: "Trận đánh ác liệt diễn ra quá lâu, lính của tôi đã sắp cạn sạch đạn. Mọi người ai cũng gào thét đòi thêm. Tôi cũng đã bắn hết đạn khẩu Colt .45 rồi. Ko còn nghi ngờ gì nữa, 1 địch quân bỗng xuất hiện xông về phía tôi. Tôi bò khắp nơi, kiếm được 1 khẩu M16 bị vứt bỏ, siết cò. May thay súng nổ. Người lính Bắc Việt gục xuống chỉ cách tôi có vài mét."

    Đạn dược gần cạn, địch đang áp sát, súng M16 chốc chốc lại trục trặc là những mối họa đối với lính của Carroll. "2 tiểu đội bên trái phía dưới tôi ở gần địch nhất đều đã bị tràn ngập. Lính Bắc Việt bu đến bắn gục cả. ."

    Carroll kể tiếp: "Tôi túm lấy dây lưng của cậu lính mang điện đài bị thương kéo ngược lên trên đồi tìm chỗ nấp. Vừa nhìn xuống thì thấy máu phụt ra từ ngón cái tay trái. Nó mới còn ở đó mà trong nháy mắt đã cụt mất tiêu."

    Dù đã bị 2 vết thương, Carroll vẫn kéo được người lính điện đài tới nơi an toàn. Thế rồi chưa kịp làm gì tiếp, chân trái anh bỗng giật nảy. Choáng người, Carrol phải nằm im hết mấy phút mới dám nhìn xuống. Anh rất kinh hãi trước những gì mình nhìn thấy. " Bàn chân đã gãy gập lên thành 1 góc 90 độ. Tôi cố duỗi thẳng nhưng nó lại đổ sang 1 hướng khác."

    Carroll gầm lên: "Chúng mày bắn què chân tao rồi. Còn muốn gì nữa hử? Chó-chết! còn chưa đủ hay sao?"

    Nhận thấy chả thể làm gì được nữa, Carroll bèn bò lên dốc. Anh lấy khuỷu tay làm điểm tì, đẩy người lên mỗi lần từng chút một. Mặc kệ đau đớn, mặc kệ khuỷu tay bị những tảng đá sắc nhọn xé toạc, Carroll vẫn cứ trườn mình lên. Dù mỗi lần nhích lên là cả 1 cực hình, anh vẫn vật lộn cố sức bò lên. 3m rồi 6m, cuối cùng anh cũng đã thoát khỏi tử địa. Bò thêm 1 chút nữa anh lăn xuống 1 cái hố cạn. Dưới đó đã có 4-5 thương binh. Bọn họ túm tụm lại, chờ hồi chuông báo tử.
    huymaya, maison2510, samuelb8 người khác thích bài này.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Carroll nhớ lại: "Trận đánh ác liệt diễn ra quá lâu, lính của tôi đã sắp cạn sạch đạn. Mọi người ai cũng gào thét đòi thêm. Tôi cũng đã bắn hết đạn khẩu Colt .45 rồi. Ko còn nghi ngờ gì nữa, 1 địch quân bỗng xuất hiện xông về phía tôi. Tôi bò khắp nơi, kiếm được 1 khẩu M16 bị vứt bỏ, siết cò. May thay súng nổ. Người lính Bắc Việt gục xuống chỉ cách tôi có vài mét."

Chia sẻ trang này