1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Mỹ nó không coi nhẹ thu phục nhân tâm đâu bác. Nó (và cả đám ăn theo) chỉ đánh giá thấp cái khao khát độc lập tự do của người VN nói chung mà thôi. Mỹ (khi đó và cả bay giờ) chỉ có mong muốn chia đôi vĩnh viễn VN để làm quân cờ có lợi trong cuộc chơi lớn với TQ. Họ không nghĩ người VN dám chơi ngang phá ngang cuộc chơi lớn này.
    Braverr, hethong1ngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    sách Mỹ nó thừa nhận thế mà...ngay cả ở phần đầu cuốn này...mâu thuẫn giữa TQLC và Westmoreland. TQLC muốn chú trọng bình định nhưng tổng chỉ huy chỉ muốn tìm -diệt, đánh lớn...
    Braverr, convitbuocdanngoc thích bài này.
  3. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Thực ra thì Mỹ đã dùng bình định và thu phục nhân tâm rồi nhưng không thành công. Đó là giai đoạn tiền Mậu Thân 1961-1967 với kế hoạch Staley-Taylor mà một trong 2 người soạn thảo là nhà kinh tế học Eugene Staley của Viện nghiên cứu Standford. Vấn đề là bản kế hoạch này tập trung chủ yếu về phát triển kinh tế cho khu vực dân cư tầng lớp phía trên và cư dân thành thị chứ không phải khu vực nông thôn. Nói một các khách quan là kế hoạch này tạo ra một bộ mặt miền Nam phát triển lên hẳn với hạ tầng, hãng xưởng được đầu tư. Hệ thống y tế cơ sở được cải thiện rõ rệt cùng với viện trợ giống, thuốc trừ sâu, phân đạm làm nâng cao đời sống miền Nam lên rõ rệt.
    Tuy nhiên khía cạnh chính trị và quân sự của kế hoạch này không hoàn chỉnh, không tách được dân với *********, các sư đoàn VNCH do Mỹ trang bị và đào tạo không đảm đương được nhiệm vụ bình định. ( Sai lầm trong cách đào tạo quân đội.. tân binh chủ yếu đào tạo tại các quân trường chứ không trưởng thành thông qua thực chiến như lính cộng). Các tiền đồn nhỏ và yếu thường xuyên bị đánh và vô tình trở thành nguồn cung cấp đạn dược và lương thực quan trọng cho bộ đội cộng sản..vv và vv.
    Về mặt chính trị thì không tạo ra được tính chính danh của các đảng phái tham gia bầu cử dân chủ. Chính vì thế mặt trận GPMN mới ra đời thành công và đỉnh cao đầu tiên là trận Ấp Bắc 1963 và trận Bình Giã 1964.
    Sau hai trận này thì Mỹ bỏ hẳn chiến tranh đặc biệt chuyển sang can thiệp trực tiếp từ 1965 với Chiến lược - Tìm diệt của chiến tranh cục bộ..
    samuelb, gaume1Braverr thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ko thành công vì vẫn coi nhẹ bình định,ko toàn tâm toàn ý với nó như quân giải phóng...1 đằng ăn cùng, ở cùng, là con em nông dân..1 đằng càn quét dồn dân vào ấp chiến lược, sống mất tự do; lính thì cướp bóc, đốt phá, quân chức thì tham nhũng đồ viện trợ (VNCH), mục tiêu là giành trái tim khối óc nhưng giới quân sự chỉ thích bom pháo bừa bãi rốt cục đẩy dân ngày càng xa mình
    convitbuocBraverr thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đạn pháo từ trời đêm trút xuống trần tới trần lui khắp cứ điểm. Đại úy Joseph cùng người của sở chỉ huy, cố gắng rúc xuống càng sâu càng tốt. Đạn pháo rót trúng nhiều xe tải khiến hàng hóa bay tứ tung. Mọi thứ cứ loạn cả lên cho tới khi có người hô đám xe tải cứ chạy đại đi, chẳng cần hàng ngũ gì nữa. Khi chiếc xe cuối cùng mấy dạng dưới con đường, thì trận pháo cũng ngừng lại.

    Suốt 2 tiếng đồng hồ chờ đợi trong bóng tối, số TQLC còn lại của tiểu đoàn 2/1 ngày càng trở nên lo lắng. Cuối cùng, thì cũng có lệnh khởi hành. Họ lẻn lên phi đạo chạy tới lỗ rào ở đầu đông căn cứ. Khi người đầu tiên tới nơi thì đêm bỗng vụt sáng như ban ngày.

    Joseph nhớ lại: "1 máy bay thả pháo sáng bay lạc đã bối rối chiếu sáng cả Khe Sanh, đúng lúc chúng tôi đang lớ ngớ cực kỳ lộ liễu."

    May sao địch ko tận dụng được cơ hội vàng này. Khi pháo sáng tắt, đoàn người lại tiếp tục di chuyển. Trước mắt họ sẽ là 15 cây số đường núi phải vượt trong bóng đêm để tới điểm bốc quân. Hành trình càng thêm vất vả vì ba lôTQLC nào cũng nặng ko dưới 25 kí lô. Cứ mỗi khi có lệnh 'nghỉ 5 phút' từ đầu hàng truyền xuống, thì ai cũng sụp xuống ngay tại chỗ, cố chợp mắt lấy vài phút. Joseph kể: "5 phút giải lao toàn bị kéo dài thành 25 -30 phút vì phải mất rất nhiều thời gian mới đánh thức được tất cả dậy. Nhất là phải chắc chắn ko bỏ bất kỳ ai lại phía sau."

    4 tiếng sau khi khởi hành, đoàn người cũng tới được điểm bốc quân. Trong lúc chờ trực thăng đến, số TQLC hoàn toàn kiệt sức tranh thủ ngủ lấy vài giờ đồng hồ.

    Trong 1 lá thư gửi về nhà, đại úy Joseph đã vinh danh tất cả những cựu binh chiến đấu tại Khe Sanh khi nói với vợ: "Lúc nào anh cũng suy nghĩ về bọn họ. Những người hết sức kiêu hãnh và can đảm. Nếu có ai hỏi em ở đâu có những người giỏi nhất nước Mỹ, thì đó chính là cái chốn này."

    Đúng nửa đêm ngày 6 tháng 7 năm 1968, chiến dịch Charlie kết thúc. Binh chủng TQLC cuối cùng cũng đã rút khỏi Khe Sanh.





    Phần Kết



    Sau trận đánh, những người lính sống sót mệt nhoài của tiểu đoàn 2/3 trở về tàu với tâm trạng vừa trĩu nặng buồn đau vì mất mát vừa tức giận vì bị đẩy ra chiến đấu với vũ khí chưa hoàn thiện. Họ càng đắng lòng thêm khi cấp trên vẫn khăng khăng nói bất kỳ trục trặc gì của súng M16 đều do lỗi cá nhân cả. Các hạ sĩ quan cao cấp cứ nhất quyết nói tại tụi bây lau súng ko sạch. Chỉ lính tráng mới hiểu ra vấn đề. (TQLC của những đại đội tăng phái cho tiểu đoàn 3/3 tham gia trận đánh cũng gặp rắc rối với khẩu M16. Tuy nhiên sau khi rời Khe Sanh, 4 đại đội này đã bị đưa đi tứ tán hết cả, còn TQLC tiểu đoàn 3/3 cũng bị cấm ko cho nói nên họ đành tin chỉ mỗi mình bị thật.) Nhiều người trong số họ đã từng e ngại súng mình có xu hướng kẹt đạn sau lần bắn thử đầu tiên trên đảo Okinawa. Trên tàu trở lại nam VN, binh nhất William Ryan, đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3, thợ máy hồi chưa đi lính, từng lo về chuyện đó đến nỗi phải tới tiệm cơ khí của tàu thửa 1 cây thông nòng dài ngoẵng riêng cho mình. Sau Ryan còn bày lại cho các bạn cùng tiểu đội nữa và thế là bọn họ vào trận với những que thông nòng buộc vào báng súng, để có cái mà dùng khi bị kẹt đạn.

    Khi hạ sĩ nhất Jerry Pett, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/3 nhận ra súng bị 1 lỗi nghiêm trọng thì lệnh trên đưa xuống cấm ko ai được bàn tán về khẩu M16!. Chấm hết.

    Hạ sĩ Thomas Rice, đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3 còn nhớ các hạ sĩ quan cấp cao đã cố chứng minh quan điểm của mình bằng cách bảo đám TQLC mang hết súng M16 ra đuôi tàu. Những băng đạn mới tinh được phát cho họ. Đám lính được lệnh bắn thử. Nếu súng ai kẹt đạn, anh ta phải dựng đứng súng lên.

    Gần như vừa bắt đầu bắn, súng đều bắt đầu dựng đứng lên cả. Các hạ sĩ quan nổi cơn thịnh nộ với số lính hẩn hiu. Với những lời quát mắng, chửi rủa còn độc địa hơn đám huấn luyện viên ở trại tân binh, họ vu cho binh lính lười bảo dưỡng súng. Ngay trước mắt sĩ quan từ tiểu đoàn đến cấp đại đội, các hạ sĩ quan mắng nhiếc đám lính ko tiếc lời. Nhưng mắng mấy cũng chả có kết quả. Nỗ lực đó trên thực tế thậm chí còn phản tác dụng. Nó ko những xác nhận khẩu súng trường bị lỗi mà còn làm sói mòn lòng tin của lính tráng đối với sĩ quan và hạ sĩ quan nữa.

    Binh nhất Ryan nói: "Vào lúc đó, tôi đã mất hết lòng tin vào các cấp chỉ huy." Anh nhớ 1 số người còn nhất quyết ko chịu chiến đấu tiếp với khẩu súng đó. Nhưng ai cũng biết nổi loạn sẽ bị hệ thống quân kỷ trừng trị rất nghiêm khắc. Trong thực tế họ chẳng được quyền lựa chọn. Ryan kể: "Tôi thấy cực kỳ hãi hùng và bất lực khi vẫn phải quay lại chiến đấu với thứ vũ khí chẳng tin tưởng chút nào ấy."

    Ai cũng tự hỏi vì sao binh chủng TQLC từng có động thái phi thường khi cấm bay toàn bộ đội máy bay CH-46 chờ xác nhận, chỉnh sửa khiếm khuyết lại tỏ vẻ coi thường lời kêu ca của lính tráng khi súng trường mới bị 1 lỗi cố hữu như vậy. 1 số TQLC trẻ tuổi, cùng vài sĩ quan cấp úy cố đưa mối lo của mình qua hệ thống quân giai lên các cấp cao hơn nhưng chỉ tổ ăn mắng. May thay, 1 số TQLC lại quyết định xé rào bằng cách viết thư.

    Ngày 22 tháng 5 nắm 1967, nghị sĩ James J. Howard bang New Jersey đã trích đọc trước Hạ nghị viện lá thư 1 TQLC gửi về nhà.

    Đề cập tới 'trận các ngọn đồi', người TQLC dấu tên đã kể với bố mẹ: "Tiểu đoàn bọn con rời Okinawa với gần 1400 quân vậy mà khi về chỉ còn phân nửa. 250 lính đại đội con ra trận đến khi về còn mỗi 107. Khi ra đi trung đội có có 72 người, lúc về còn 19 mạng."
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong sách mặt trận đường 9 bắc quảng trị có 1 địa danh là cà lư ấp làm e băn khoăn ko hiểu có phải là cà lu (tiếng anh ghi ca lu) hay ko?..mong cao nhân chỉ giúp!
    convitbuoc thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    "Bố mẹ có tin nổi thứ đã giết hại phần lớn bọn con là gì ko? Chính là khẩu súng trường của bọn con đó. Trước khi rời Okinawa ai cũng được phát loại súng mới M16 này. Trong thực tế, mỗi tử sĩ được tìm thấy đều nằm cùng với khẩu súng mà anh ta đang cố sửa."

    Bức thư đã gây ra 1 cơn sốt. Nghị sĩ Richard Ichord, đại diện cho bang Missouri, chủ tịch tiểu ban quân vụ của Nghị viện, tình cờ mới lập ra mấy hôm trước nhằm điều tra khoản chi bất thường của quân đội liên qua đến khẩu M16, nói sẽ cùng mấy nghị sĩ khác sang nam VN để tìm hiểu vấn đề này. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Ichord thừa nhận thoạt đầu ông đã tin khi quân đội giải thích rằng khẩu súng rất chi OK hết nếu biết chăm sóc, sử dụng đúng cách.

    Ngày 26 tháng 5, cùng ngày Ichord lên đường đi 'tìm hiểu', đại tướng Wallace M. Greene, Jr tư lệnh binh chủng TQLC, cũng tổ chức họp báo. Ông ta tuyên bố tuy loại súng mới đôi khi còn trục trặc nhưng qui kết việc súng kẹt đạn với với kết quả chiến đấu thảm hại chỉ là những sai sót mang tính thiểu số.

    Ông 'trùm' TQLC nói như đinh đóng cột "M16 đã được chứng minh là khẩu súng vừa bền vừa nhẹ rất đang tin cậy cho lính tráng."

    Tướng Greene cũng qui mọi trục trặc của súng đều vì lỗi cá nhân hết. Ông ta nói nguyên nhân là do đạn đôi khi bị lỗi, do bụi đất hay muội than đọng lại nhiều quá trong cơ cấu bắn. Ông cũng cho rằng "Thi thoảng súng bị sự cố còn vì người lính bị stress quá nặng nữa."

    Tướng Lewis W. Walt cũng tham gia bằng cuộc họp báo của riêng mình diễn ra ngày 7/6. Với tư cách chỉ huy tất cả TQLC tại vùng chiến sự suốt 2 năm, ý kiến của Walt về khẩu súng có 1 sức nặng đáng kể. Walt một mực khẳng định: "Tôi cho rằng M16 là khẩu súng tốt nhất mà các binh sĩ từng có."

    Ông cho biết mình từng nói chuyện với viên chỉ huy đơn vị đã đánh chiếm và phòng ngự cao điểm 881 Nam tại 1 trong những trận đánh đẫm máu nhất cuộc chiến. Tướng Walt dẫn lại lời viên sĩ quan: "Ko có súng M16 thì đại đội tôi ko thể nào giữ được quả đồi ấy."

    "Thế súng của các cậu có gặp trục trặc gì ko?"

    "Không hề." Walt nói anh ta đã trả lời như thế.

    (dù ko hề được nêu đích danh nhưng viên sĩ quan được Walt đề cập nếu là đại úy Bennett, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, thì lời phát biểu đó thật đáng ngờ. Đại đội của Bennett ko chiếm và cũng ko giữ được đồi 881 Nam. Nó bị tung ra đánh và ko trở về nữa. Nếu Bennett nói súng lính mình chẳng hề bị trục trặc thì có thể là vì anh ta ko chịu hỏi hoặc ko biết vì trong thực tế trong những ngày đó anh toàn ở dưới chân đồi, cách xa chỗ giao tranh, rồi lại rời đại đội ngay sau đó. Đại úy Jerry Giles càng ko phải là viên sĩ quan kia vì đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 của anh cũng chẳng chiếm hay giữ cao điểm đó. Khi đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 tiến lên đồi 881 Nam ngày 2 tháng 5 năm 1967 thì bộ đội Bắc Việt đã rút rồi còn đâu nữa.)

    Phát biểu tiếp tướng Walt nói: "1 cuộc khảo sát gần đây cho thấy trong số hơn 13 triệu viên đạn được bắn ra từ 12.676 khẩu súng trường số gặp trục trặc chỉ là 1243. 1 điều đáng chú ý."

    Việc làm sao Walt có được những số liệu này hiện vẫn là 1 dấu hỏi. Dẫu ông có vẻ cũng cảm thấy tỉ lệ 10% bị lỗi cũng 'đáng chú ý' thì vẫn chẳng ai có thể nói chuyện với những người đã chết để hỏi xem lý do thiệt mạng của họ có phải do súng M16 bị lỗi hay ko?

    Súng M16 được phát triển là vì quân đội đang khao khát trang bị cho binh sĩ 1 loại vũ khí có thể tăng lượng đạn bắn trúng kẻ thù. 1 nghiên cứu sau chiến tranh TG thứ 2 cho thấy dù khả năng bắn chính xác hết sức quan trọng trong phòng ngự nhưng thực ra khi khi tấn công mới đúng là cần hơn. Quân đội xác định mình cần loại súng có thể bắn ra hàng loạt đạn cỡ nhỏ, nhưng lại ít giật cho phép đạn đi chụm hơn.

    Trong khi nhiều cơ quan khác nhau đang cố tìm kiếm loại súng giống thế thì Mỹ vẫn đi thống nhất lấy loại đạn 7,62mm làm chuẩn cho các vũ khí bộ binh cơ bản với các đồng minh NATO của mình. Sau khi xem xét, đánh giá 1 số loại súng sử dụng cỡ đạn đó, quân đội đã phê duyệt chọn mẫu súng M14 do Springfield Armory (Massachusetts) thiết kế ngày 1/5/1957. Tuy nhiên khẩu súng trên chỉ là giải pháp tạm thời trong lúc chờ đợi loại súng tốt hơn mà thôi.

    Cùng thời gian đó, Bộ tư lệnh lục quân lục địa(CONARC) đã quyết định tài trợ để phát triển 1 loại súng trường quân dụng sử dụng cỡ đạn 22 calib (5,56mm). Các sĩ quan của CONARC rất ấn tượng với khả năng sát thương của loại đạn cỡ nhỏ này (ngay từ năm 1928, qua thử nghiệm đã cho thấy những viên đạn có trọng lượng nhẹ khi xuyên vào thịt da con người có xu hướng công phá mạnh hơn loại đạn nặng, ổn định hơn.) Ngoài ra yếu tố nhẹ còn khiến người lính bộ binh có thể mang được nhiều đạn hơn nữa. Cuối cùng súng bắn loại 5,56mm cũng ít giật giúp cho xạ thủ kiểm soát đường đạn tốt hơn trong chế độ bắn loạt. Nhằm đoạn tuyệt với loại súng bộ binh truyền thống, CONARC đã tìm cách tài trợ việc thiết kế súng bắn đạn 5,56mm. Sự thay đổi này xuất phát từ nỗi bất mãn của các sĩ quan cao cấp trong quân đội đối với khẩu M14.
    huymaya, samuelb, huytop6 người khác thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Biên chế tqlc Mỹ nhiều nhỉ, gấp đôi các đơn vị lục quân và chắc cũng gấp 3 quân ta..so quân số ra cấp trung đoàn ta dù đủ quân cũng ko hơn đc 1 tiểu đoàn nó!
    Braverr, convitbuocdanngoc thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong lúc CONARC tìm súng mới cho NATO thì nhóm thiết kế ArmaLite của công ty Fairchild Engine and Airplane Corporation cũng trình lên khẩu súng có tên là AR-10. Dù M14 mới là khẩu thắng cuộc, AR-10 vẫn gây được ấn tượng tốt với quân đội. Kết quả là vào năm 1958 CONARC đã yêu cầu ArmaLite phát triển loại súng trường bắn đạn 5,56mm.

    Eugene M. Stoner, người tham gia thiết kế khẩu AR-10 đã thiết kế hầu hết các bộ phận của khẩu súng mới, có tên là AR-15. Ngày 31 tháng 3 năm 1958, Stoner giao cho căn cứ Aberdeen Proving Ground ở bang Maryland 10 khẩu súng mẫu. Khẩu súng này tỏ ra ko tốt cho lắm trong những thử nghiệm sau đó. 1 trong số đó là việc nòng súng có xu hướng bị toác nếu bị nước lọt vào. Bất chấp điều đó, hội đồng thử nghiệm vẫn đề nghị mua 750 khẩu để tiếp tục mở rộng việc thử. Thế nhưng tướng Gen. Maxwell Taylor, tham mưu trưởng Lục quân ko cho. Ông lo các đồng minh NATO sẽ phản ứng tiêu cực với sự thay đổi kích cỡ đạn.

    Càng nản do bị từ chối, tháng 12 năm 1959, Fairchild đã bán bản thiết kế và quyền kinh doanh cho hãng sản xuất súng Colt. 6 tháng sau đó hãng Colt đề nghị Lục quân đánh giá lại khẩu súng. Tiến sĩ Fred H. Carten, trưởng phòng nghiên cứu và phát triển súng cá nhân của quân đội và là người cha tinh thần của khẩu M14 đã ko đồng ý. Hãng Colt đã rất giận. Theo họ, việc Lục quân từ chối đã thể hiện triết lý cố hữu 'Không phát minh nào ngoài chỗ này'. Colt bèn quyết định tìm nơi chịu chấp nhận khẩu súng mua ko qua kênh mua sắm thông thường. Họ mời tướng Curtis LeMay, phó tham mưu trưởng Không quân, tới xem biểu diễn súng. LeMay rất thích và đã cho phép mua 8500 khẩu AR-15 để tái trang bị cho lực lượng canh gác các căn cứ Không quân.

    Nhờ thương vụ này, Colt thuyết phục Cơ quan đặc trách kế hoạch nghiên cứu quốc phòng cao cấp (Department of Defense’s Advanced Research Projects Agency) đưa 1 số khẩu AR-15 ra chiến trường thử nghiệm. Và đó chính là cuộc chiến tranh nhỏ đang diễn ra ở nam VN xa lắc. 1000 khẩu súng trường mới đã lên đường hè năm 1962. Kết quả rất ấn tượng, mọi đánh giá đều thuận lợi. Bộ quốc phòng chỉ thị cho thử nghiệm thêm 1 vòng nữa.

    Tuy nhiên Lục quân vẫn phản đối. Sau 1 loạt bài kiểm tra cá nhân theo yêu cầu của bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara, Lục quân kết luận: "Chỉ súng M14 mới được chấp nhận sử dụng trong quân đội Mỹ". Bộ trưởng Lục quân Vance ngờ kết luận khẩu AR-15 ko tốt là do thành kiến ko chịu chấp nhận súng do hãng dân sự thiết kế của ngành quân giới. Ông bèn chỉ thị điều tra. Các nhân viên điều tra đã kết luận có nhiều người tham gia thử nghiệm nhưng chỉ nhăm nhăm để bới lông tìm vết.

    Sau khi xem xét mọi dữ liệu, Bộ trưởng McNamara quyết định chấm dứt mua súng M14 khi năm tài chính 1963 kết thúc. Ông chấp thuận mua 85.000 khẩu AR-15 (giờ đã đổi tên thành M16) cho Lục quân và 19.000 khẩu cho Không quân. Tuy nhiên đây chỉ là lần mua duy nhất để 'lấp chỗ trống' chờ các nhà thiết kế quân đội của Springfield Armory nghiên cứu thành công loại súng trường bộ binh đặc biệt mới, vừa bắn được cả đạn nhọn lẫn đạn phóng lựu.

    Tới cuối năm 1964 thì rõ ràng loại súng đặc biệt kia vẫn biệt tăm biệt tích. Bộ Quốc phòng đành quyết định sử dụng kết hợp cả súng M14 lẫn súng M16. Các đơn vị quân đội được triển khai hỗ trợ NATO sẽ được trang bị loại M14 còn lực lượng điều sang Đông Nam Á sẽ vũ trang bằng khẩu M16 khi nó có sẵn. Tuy nhiên số lượng có sẵn lại chở thành 1 bài toán khó khi mà sự can dự của Mỹ vào nam VN ngày càng tăng nhanh đến mức chóng mặt.

    Mặc dù quân đội đã ký bổ sung 2 hợp đồng nữa với hãng Harrington & Richardson và công ty Hydramatic Division của hãng General Motors để sản xuất thêm súng M16, nhưng cung vẫn ko đủ cầu. Nhiều binh sĩ khi huấn luyện dùng súng M14 nhưng tới lúc ra chiến trường thì lại được cấp khẩu M16 hoàn toàn xa lạ. Chỉ có một vài đơn vị như sư đoàn 1 Kỵ binh bay, lữ đoàn dù 173 và lữ 199 bộ binh nhẹ là đã có súng M16 ngay khi được triển khai sang nam VN. Còn tất cả các đơn vị chiến đấu khác, kể cả TQLC thì đều vũ trang bằng súng M14 khi được điều đến. Vào lúc loại súng trường mới đã có đủ; nó bắt đầu thay thế khẩu M14. Và thế là bắt đầu có rắc rối.

    Ông nghị Ichord cùng nhóm của mình đã sang VN 2 tuần lễ để tìm hiểu những trục trặc với khẩu M16. Họ giành thời gian nói chuyện rất nhiều với các lính bộ binh. Những gì họ nghe được thật kinh khủng. Các vị quan chức phải nghe đi nghe lại chuyện súng lỗi gây chết người. Nhưng ko phải ai cũng tin lời những người lính. Chuẩn tướng Louis B. Metzger, phó tư lệnh sư đoàn 3 TQLC, khẳng định lính tráng nói dối. Ông ta mô tả việc các nghị sĩ đi lòng vòng nói chuyện với các tay súng trên khắp khu phi quân như thế này: "Toàn chuyện nực cười chả có gì nghiêm túc cả. Họ nhất định chỉ gặp riêng lính ko có sự hiện diện của sĩ quan, hạ sĩ quan. Tôi cho rằng để họ biết sự thật thì ko thể thiếu các cấp chỉ huy. Kết quả là họ bị nhồi toàn những chuyện kinh khủng, hết sức tầm bậy. Những hành động bi tráng, những toàn tuần tiễu bị xóa sổ..v..v.. đều là do súng M16 mà ra cả, nhưng theo người thượng sĩ của đơn vị liên quan, thì lại chẳng hề có chuyện đó. Đó chỉ là dịp cho đám TQLC trẻ được tự do bốc phét."

    Bất chấp thái độ hoài nghi ko dấu diếm, nhóm nghị viên của Ichord vẫn nghiên cứu khẩu M16 hết sức kỹ lưỡng và đưa ra 1 kết luận gây sốc. Ngày 26 tháng 8 năm 1967, vị Hạ nghị sĩ bang Missouri đã hoàn toàn thay đổi quan điểm: "Tôi tin rằng...1 trong những nguyên nhân chính khiến súng M16 tại VN gặp quá nhiều trục trặc chính là do thành phần thuốc súng của đạn."
    huymaya, maison2510, samuelb7 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hỏi ngu các bác tí... Chữ army trong tiếng anh lúc nào là lục quân lúc lúc nào là quân đội nhỉ...e toàn phải dịch theo ngữ cảnh với suy đoán thui
    Braverr thích bài này.

Chia sẻ trang này