1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Tớ thấy tiếng Anh và tiếng Nga lúc nào Army cũng là Lục quân cả.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhưng trong từ điển thì army cũng là quân đội nữa.. vd people's army of Vietnam
  3. Khucthuydu2

    Khucthuydu2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2014
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    756
    Theo ngu ý tôi thì ARMY thường ám chỉ Lục quân.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Vẫn là chỉ lục quân bạn à.
    ngthi96 thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Hỏi ngoài lề các bác xíu... mình quan tâm cuốn '1 chiến dịch ở Bắc Kỳ' nhưng đang phân vân ko biết mua bản nào, bản do thanh thư dịch hay bản của đinh khắc phách?...bản nào tốt hơn, ai biết review giúp..thanks
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Tớ có bản tiếng Anh của White Lotus, đem đối chiếu 2 bản dịch ở nhà sách thì thấy bản của Thanh Thư (NXB Omega) chuẩn xác hơn bản của Đông A (dù có vẻ dịch giả nổi tiếng hơn).

    Một ví dụ nhỏ:
    [​IMG]
    Khi đoàn quân Pháp chiếm Nam Quan, họ phát hiện có các quả "toperdo" trong kho đã nạp sẵn thuốc nổ.

    [​IMG]
    Bản Đông A dịch là "thủy lôi" như trên. Trong khi bản Omega dịch là "ngư lôi"

    Thực ra nó là mìn phóng kiểu ngư lôi, dùng đánh trên bộ. Chứ thủy lôi thả dưới biển nó cần có tàu chuyên dụng mới đem đi thả được, và không ai cất ngư lôi ở Nam Quan trong khi nó phải được chở bằng đường biển.

    Mìn phóng, chụp ở Bảo tàng Trung ương Hải quân Nga, St. Peterburg:

    [​IMG]
    Mìn phóng - метательная мина
    Dài 2,35m
    Đường kính 225mm
    Trọng lượng có đầu nổ 75kg
    Trọng lượng đầu nổ (pyrokxilin) 31kg


    [​IMG]
    Ống phóng mìn (метательный минный аппарат)
    Làm bởi xưởng thủy lôi của Cảng Kronstadt theo đặt hàng của Bảo tàng Hải quân.
    Trong Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, vào thời gian phòng thủ Port-Arthur, chiến tuyến trên bộ đã sử dụng 8 ống phóng lôi như thế này. Hỏa lực của các ống phóng mìn này gây thiệt hại lớn về nhân lực cho quân tấn công khi chúng xung phong lên các cao điểm và công sự của pháo đài.

    Ngoài ra, có những thuật ngữ như "Celestrial men" mà tớ quen dịch là "người Thiên triều" thì bản Đông A dịch là "người Tàu"; còn hình như bản Omega dịch "người Trung Quốc" tớ vẫn thấy có cảm tình hơn bản Đông A. Và một số chỗ khác.
    Lần cập nhật cuối: 08/08/2020
    ngthi96 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chưa đc thấy bên trong bản đông a nhưng phần mục lục thấy địa danh Việt mà để nguyên phiên âm ko dấu đã thấy chán... vậy mà khen ông dịch giả nức nở làm e cũng hoang mang
    Braverrdanngoc thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong quá trình điều tra, Ichord được biết Eugene Stoner thiết kế khẩu AR-15 sử dụng loại thuốc phóng chuẩn dành cho súng trường quân sự IMR vì khi bị đốt cháy nó sạch hơn so với loại thuốc phóng cầu (ball-type propellant) mà quân đội thích. Stoner rất sốc khi phát hiện quân đội tự ý chuyển sang dùng loại thuốc phòng cầu. Ông ra sức chống đối nhưng do thuốc phóng cầu vừa rẻ hơn vừa do nhà thầu quân sự thâm niên Olin Matheson sản xuất, nên quân đội vẫn cho thay. Kết thúc bản báo cáo Ichord phát biểu quyết định này của quân đội sẽ 'gần như phải xử lý hình sự'.

    Việc thay đổi thuốc phóng mang đến 2 hậu quả tiêu cực. Thứ nhất loại thuốc mới làm tăng tốc độ bắn từ 850 viên/phút lên khoảng 850-1000 viên/phút. Để giảm tốc độ bắn quân đội phải tăng trọng lượng cơ cấu giật. Thứ 2, do thuốc phóng cầu cháy ko sạch bằng thuốc phóng IMR nên để lại nhiều cặn bẩn trong khoang đạn và các bộ phận chuyển động. Cặn bẩn cứ thế tích tụ gây ra hiện tượng ăn mòn khiến khoang đạn ngày càng dơ nên sau khi bắn chất bẩn bám ngược vào vỏ đạn và gây kẹt ko thể đẩy ra được. Thế là khi viên đạn mới từ hộp tiếp đạn được đưa vào trong khoang nó sẽ bị kẹt lại luôn.

    Dù 1 số chuyên gia cho rằng mạ crôm cho khoang đạn sẽ làm nó bớt bị ăn mòn nhưng nhiều người vẫn ko cho là vậy. Những người phản bác nói làm thế chỉ tổ vô ích.

    Cuối cùng, các chuyên gia vũ khí của Lầu Năm góc phải cùng làm việc với các kỹ sư của hãng Colt để đưa ra 1 giải pháp. Ngoài khoang đạn mạ crôm, súng M16 hiện tại cũng sẽ được trang bị thêm cơ chế đệm mới nhằm giảm tốc độ bắn. Tất nhiên khẩu súng mới sẽ phải có cả 2 thứ này.

    Từ cuối năm 1967, các sửa đổi trên đã được thực hiện tại nam VN. Ở Lực lượng thủy bộ III, các đơn vị hậu cần đã thiết lập những dây chuyền lắp ráp để đưa các bộ phận mới vào súng. Chủ trương lớn này kéo dài cho tới tận năm sau. Rốt cục, sau khi hoàn tất, cùng với sự xuất hiện của những khẩu súng mới đã được điều chỉnh từ nhà máy, quân đội Mỹ cũng đã có được loại vũ khí bộ binh có thể sánh ngang với khẩu AK-47 đáng nể. Dẫu vậy điều đó cũng chẳng thể nào an ủi được những người vì lỗi súng đã phải mất mạng tại Khe Sanh.




    Phụ Lục



    JOHN P. ADINOLFI (E/2/3) chết đêm Giáng sinh năm 2000.

    STEPHEN W. AMODT (F/2/3) bị thương 2 lần trong kỳ hạn phục vụ, nhưng chỉ được trực thăng chở đi sơ tán sau khi bị lật cổ chân tháng 4 năm 1968. Xuất ngũ tháng 9 năm 1969 về học đại học với hy vọng trở thành luật sư. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 1974 lại tái ngũ vì thái độ tiêu cực của các giáo sư và bạn học đối với cựu binh VN ngày càng tệ hại. Ra quân năm 1991 với cấp hàm đại úy. Đã phải chiến đấu với suốt nhiều năm ròng với chứng nghiện rượu nhưng cuối cùng cũng chiến thắng nó. Sau giải ngũ, từng là cố vấn nhiều năm cho TQLC trong vấn đề lạm dụng rượu bia rồi tham gia giúp đỡ người vô gia cư và cựu chiến binh nhưng sau bỏ cuộc vì ko đủ sức khỏe. Hiện đang làm đốc công của 1 nhà máy và sống tại Oceanside, California cùng vợ. Họ có với nhau 3 con, 7 cháu.

    JAMES ANDERSON (F/2/3) được truy tặng huân chương Danh dự vì sự hy sinh của mình.

    JOSEPH W. ASCOLILLO (Tiểu đoàn 3 công binh phối thuộc tiểu đoàn 1/3) rời nam VN tháng 5 năm 1967 sau khi bị thương lần thứ 3. Tháng 9 năm 1967, trở lại tình nguyện phục vụ tiếp 6 tháng rồi giải ngũ vào tháng 8 năm 1968. Hiện đang làm cố vấn an ninh sống ở Malden, bang Massachusetts, cùng vợ và 2 đưa con song sinh.

    RAYMOND H. BENNETT (M/3/3) đã mất.

    FRANCIS A. BENOIT (E/2/9) được truy tặng huân chương Chữ thập Hải quân vì lòng dũng cảm.

    DONALD G. BIGLER (K/3/3) rời nam VN tháng 6 năm 1967, lòng vẫn còn buồn vì mất người bạn thân là Tom Miller. Tháng giêng năm 1969, xuất ngũ với cấp bậc trung sĩ. Sau khi lấy bằng tại đại học Đông New Mexico hành nghề lái xe tải. Về hưu năm 1994 sau khi bị chấn thương ở lưng. Hiện sống cùng vợ tạiNew Braunfels, bang Texas, Họ có 3 con trai, 2 đứa cháu. Phải tới cuối năm 1998, qua mạng Internet, Bigler mới biết Tom Miller vẫn còn sống và hiện đang ngụ ở bang Maryland. Kể từ khi đó họ thường xuyên liên lạc với nhau.

    JOHN BOSLEY (M/3/9) bị thương 2 lần trong kỳ hạn phục vụ. Sau khi xuất ngũ tháng 7 năm 1969 về gia nhập sở cảnh sát Indianapolis, bang Indiana. 6 năm sau đó, trở thành đặc vụ Hải quan. Nghỉ hưu sau 21 năm làm việc. Hiện đang cùng vợ an cư tạiSt. Pete Beach, bang Florida.

    RICHARD R. BRAMMER (pháo đội B/1/12 phối thuộc 2/3) Về lại tiểu đoàn 2/3 sau 1 thời gian dài nằm ngoài tàu bệnh viện Repose điều trị cái chân bị thương. Nhưng do chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là hết hạn phục vụ tại nam VN, nên được đưa về sư bộ công tác. Trước khi về nước, được thăng lên cấp đại úy. 6 tháng còn lại công tác ở căn cứ Lejeune và nhận huân chương sao đồng vì chiến đấu dũng cảm trong ngày 28-2 đến ngày 1 tháng 3 tại đó. Tháng 12 năm 1967 xuất ngũ, học lấy bằng thạc sĩ và chọn nghiệp kinh doanh, tiếp thị. Đã lập gia đình và hiện đang sống cùng vợ với 2 con, 1 cháu ở Huntington, Tây Virginia.

    LEON R. “LEE” BURNS (B/1/9) được tặng huân chương Sao đồng vì thành tích chiến đấu ở Khe Sanh và nhận thêm huân chương Chữ thập Hải quân vì tinh thần anh dũng trong chiến dịch Buffalo gần Cồn Tiên, trận ngày 2 tháng 7 năm 1967, khi 2/3 đại đội Bravo bị tiêu diệt. Hoàn tất kỳ hạn chiến đấu rồi tiếp tục phục vụ trong binh chủng TQLC cho đến khi giải ngũ tháng 2 năm 1976. Về công tác trong ngành an ninh cho đến lúc về hưu năm 2000. Góa vợ năm 1995 và hiện nay đang sống ở La Puente, bang California.
    samuelb, kuyomukotoho, gaume17 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    STANLEY C. BUTTERWORTH (K/3/9) được thưởng huân chương Sao đồng và quả tim tím thứ nhì trong trận đồi 881 Nam. Bị thương lần thứ 3 ngày 20 tháng 5 năm 1967 phải đi sơ tán. Giải ngũ tháng 6 năm 1967 về làm việc tại sở cảnh sát Warwick, Rhode Island. 20 năm sau thì nghỉ về làm điều tra viên ở văn phòng tổng chưởng lý. Đã kết hôn có 2 con, 2 cháu. Hiện an cư với vợ tại Barrington, Rhode Island.

    LANCE M. CAMPBELL (F/2/3) bị thương ngày mùng 7 tháng 7 năm 1967 trong chiến dịch Buffalo nhưng vẫn trở lại chiến đấu hoàn tất kỳ hạn phục vụ. Hiện là nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên kinh doanh giấy và đang ở Ran-cho Cucamonga, California cùng vợ.

    JAMES R. CANNON (E/2/3) nhận huân chương Sao bạc vì chiến đấu dũng cảm trận ngày 3 tháng 5 năm 1967. Giải ngũ với hàm thiếu tá TQLC. Sau đó chuyển đến New Mexico để kinh doanh bất động sản. Mắc chứng trầm cảm sau chấn thương (PTSD), mất sức lao động. Hiện đang sống cùng vợ tại Las Lunas, bang New Mexico.

    CLIFTON H. CANTER (E/2/3) giải ngũ vì lý do sức khỏe tháng 8 năm 1969 với cấp bậc đại úy. Học lấy bằng thạc sĩ sau khi về quê hương Florida, trở thành nhân viên kế toán rồi tổ chức và điều hành 2 công ty sản xuất lớn. Lập gia đình có 4 cô con gái; bị chết trong tai nạn máy bay hạng nhẹ ngày 7 tháng 7 năm 2001.

    PATRICK G. CARROLL (F/2/3) mất 14 tháng nằm viện để điều trị các vết thương. Sau tham gia lớp huấn luyện bay và trở thành cựu thương binh đầu tiên làm như vậy. Tốt nghiệp trong top đầu lớp học nên được giao nhiệm vụ mà nhiều người thèm muốn là làm phi công tiêm kích. Lái máy bay A-4 của phi đoàn VMF-214 (Phi đoàn Cừu đen - Black Sheep) cho đến khi giải ngũ tháng 12 năm 1973. Lấy vợ có 2 con trai và đang sống ở Lynwood, bang Washington nơi anh điều hành 1 công ty bất động sản do gia đình gầy dựng.

    JAMES D. CARTER, JR. (B/1/9), tử trận ngày 7 tháng 6 năm 1967. Vẫn sống mãi trong lòng vợ cùng đứa con trai tên là Scott, mà anh chưa biết mặt.

    JAMES L. CHASE (E/2/9) trị thương trong bệnh viện mất hơn 1 tháng. Xuất ngũ tháng 9 năm 1968 về làm nhân viên bưu điện. Năm 1997 bị suy nhược và chẩn đoán mắc chứng trầm cảm sau chấn thương. Mất sức lao động 100%. Hiện đang ngụ cùng vợ ở Oceanside, California.

    CHARLES P. CHRITTON (F/2/3), ở lại với đại đội Foxtrot làm đại đội phó rồi đại đội trưởng. Tháng 12 năm 1967 chuyển sang chỉ huy đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3. Chuẩn bị về Mỹ ngày 30/1/1968 thì bị hoãn lại mấy tuần do nổ ra cuộc Tổng tiến công Tết. Giải ngũ tháng 5 năm 1969 với cấp hàm đại úy, được thưởng 1 huân chương Sao đồng, 2 huân chương quả tim tím. Sau 2 năm làm nhân viên công ty anh đi học trường luật và đến năm 1974 thì tốt nghiệp. Hiện sinh sống ở Lakeland, bang Florida. Lấy vợ có 3 con, 1 cháu.

    JOSEPH CIALONE (M/3/3) bị thương tháng 7 năm 1967 nhưng nhanh chóng trở về lại với đại đội. Từ tháng 11 năm 1967 làm đại đội trưởng đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 cho đến khi về nước tháng 2 năm 1968. Được tặng thưởng 1 huân chương Sao đồng và 1 huân chương Quả tim tím. Giải ngũ năm 1970 với cấp hàm đại úy; tốt nghiệp đại học Luật Texas năm 1972. Là cán bộ công ty Baker Botts, hiện sống tại Houston, Texas cùng vợ và 2 con.

    EDWARD F. CRAWFORD (H/2/3) đi viện trị thương mất 1 tháng rồi mới quay về đại đội Hotel. Ngày 30 tháng 6 lại bị thương lần nữa; nhận huân chương quả tim tím thứ 5 rồi về Mỹ. Sau khi hồi phục tiếp tục phục vụ binh chủng cho đến khi giải ngũ năm 1982 với hàm chuẩn úy TQLC. Sau đó về làm ở sở cảnh sát bang Pennsylvania rồi về hưu năm 1985. Góa vợ, có 3 con, 9 cháu, 1 chắt. Gia đình ông đã có 35 người tham gia TQLC. 2 con trai ông đều đã giải ngũ nhưng 3 người cháu thì vẫn còn phục vụ trong binh chủng. J. M. Reid, người cháu trai đã khiến Crawford lại lên đường chiến đấu đã tử trận ngày 30 tháng 5 năm 1967 và được truy tặng huân chương Chữ thập Hải quân vì tinh thần quả cảm.

    BILLY D. CREWS (M/3/3), vẫn ở lại đại đội cho tới tháng 7 năm 1967 mới về làm sĩ quan tình báo tiểu đoàn và giữ nguyên vị trí này cho tới ngày về nước tháng 1 năm 1968. Tiếp tục nghiệp TQLC khi tái ngũ năm 1971. Nghỉ năm 1985 với quân hàm thượng sĩ cố vấn. Quản lý 1 công ty xử lý chất thải tạiAtlanta, Georgia thêm 5 năm rồi về hưu. Lập gia đình với 1 phụ nữ đã có 2 con riêng. Hiện ngụ tại Cullowhee, Bắc Carolina.

    HAROLD A. CROFT (K/3/3) được tặng huân chương sao Bạc vì thành tích chiến đấu trận ngày 25 tháng 4 năm 1967. Tháng 12 năm 1967, được sơ tán khỏi VN do bị sốt rét nặng, kịp về nhà dự lễ Giáng sinh. Sau đó quay lại học ở đại học Villanova, tham gia Hội cựu binh phản chiến, tốt nghiệp tháng 12 năm 1969 rồi lấy thêm bằng thạc sĩ tiếng Anh của đại học Salem State. Lấy vợ có 4 con sống tại Reading, bang Massachusetts. Dạy môn tiếng Anh và chạy tiếp sức cho trường trung học Reading Memorial cho tới năm 2002 thì về hưu. Do đội chạy tiếp sức do anh huấn luyện đã bất bại kể từ năm 1972 nên năm 1995 anh được vinh danh lên mặt báo. Năm 1996 Croft còn được bầu làm huấn luyện viên môn chạy tiếp sức của năm và được trao nhiều giải thưởng lớn nữa.

    PHILIP G. CURTIS (M/3/3) mất nhiều tuần chữa trị trên tàu quân y Repose rồi mới trở về với đơn vị. Lại bị thương tháng 6 năm 1967. Kết thúc kỳ hạn phục vụ tháng 1 năm 1968 và xuất ngũ 1 năm sau đó. Sau nhiều năm trời trải qua rất nhiều công việc mà ko được anh quyết định đi tư vấn. Được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm sau chấn thương, xếp vào dạng tàn tật về làm trong ngành bưu chính. Lấy vợ sinh được 2 con gái; có 5 đứa cháu. Hiện đang sống ở Madisonville, bang Kentucky.
    samuelb, kuyomukotoho, huytop4 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    DANA C. DARNELL (B/1/9) được truy tặng huân chương chữ thập Hải quân vì lòng can đảm.

    EARL R. DELONG (2/3). Đã qua đời.

    AUSTIN DEUEL (Họa sĩ của Lực lượng thủy bộ III) kết thúc kỳ hạn phục vụ trong tư cách họa sĩ chiến trường tháng 7 năm 1967. Sau trở thành 1 họa sĩ tài danh tại Scottsdale, bang Arizona.

    ORD ELLIOTT (H/2/3) được sơ tán khỏi nam VN tháng 8 năm 1967 vì lý do sức khỏe. Sau thời gian nằm tại quân y viện Hải quân Bethesda thì kết thúc kỳ hạn phục vụ tại bộ tư lệnh binh chủng. Giải ngũ tháng 6 năm 1969. Về đi học lại và tốt nghiệp tiến sĩ quản lý. Đã ly dị, có 1 con gái. Hiện đang điều hành công ty tư vấn quản lý của mình ở Woodside, bang California.

    JAMES EPPS (C/1/26) chết tháng 1 năm 2000.

    GORDON J. FENLON (K/3/9) đi viện hết mấy tuần mới quay trở lại đại đội Kilo. Ngày 20 tháng 7 năm 1967 lại bị thương nặng. Được về Mỹ nằm viện cho đến tháng 5 năm 1968 mới được ra. Mua 1 công ty chuyên thu mua sữa sau khi về quê nhưng rồi đến năm 1976 lại phải bỏ sau khi bị tai nạn do bị 1 lái xe say rượu 17 tuổi đâm phải. Cưới vợ có 2 con sống ở Sturgeon Bay, Wisconsin cho đến khi chết tháng 6 năm 2001.

    ROBERT E. FRENCH (2/3) Giải ngũ năm 1985 với cấp thượng sĩ TQLC rồi về học đại học. Sau khi nghỉ hưu về sống tại Madison, bang Kansas mở cửa hàng bán đồ cổ và đồ quân sự xưa.

    CURTIS L. FRISBIE, JR. (K/3/3) về nằm viện quân y Lục quân tại San Antonio, bang Texas cho gần vợ chưa cưới và được cô sinh cho 1 đứa con trai ngay tại bệnh viện. Cánh tay phải anh đã hồi phục sau nhiều cuộc phẫu thuật. Giải ngũ năm 1969 với 1 huân chương Sao đồng nhận trong trận cao điểm 861, lấy bằng cử nhân luật. Hiện sống với vợ ở Dallas, bang Texas và đang làm cho 1 công ty Luật lớn.

    ARTHUR GENNARO (K/3/9). Từ nam VN trở về tháng 8 năm 1967. Là 1 trong rất ít thành viên của đại đội Kilo ko bị thương sau thời gian phục vụ. Sau khi xuất ngũ tháng 4 năm 1969, về làm ở sở cảnh sát Passaic, bang New Jersey. Lập gia đình sinh được 4 cô con gái. Về hưu năm 2001 với hàm đại úy rồi sau cùng vợ chuyển về Las Vegas, bang Nevada ở ẩn.

    MICHAEL G. GIBBS (K/3/3). Được truy tặng huân chương Sao bạc vì đã chiến đấu anh dũng.

    JERRALD E. GILES (K/3/9). Tiếp tục cùng đại đội Kilo đánh trận, được tặng huân chương Sao bạc trong trận đánh kéo dài 16 tiếng đồng hồ ở cao điểm 70 gần Cồn Tiên ngày 20 tháng 5 năm 1967 và huân chương Sao đồng trong chiến dịch Buffalo ngày 4 tháng 7 năm 1967. Ít lâu sau đó được rời nam VN về nước nhưng lại quay trở lại phục vụ 1 kỳ hạn nữa giai đoạn 1970-1971. Giải ngũ năm 1979 với hàm trung tá TQLC. Hiện cư trú ở Grass Valley, bang California hành nghề MC bán chuyên nghiệp.

    THOMAS GIVVIN (H/2/3). ở lại đại đội Hotel tới tháng 10 năm 1967 rồi gia hạn phục vụ thêm 6 tháng nữa làm phi công máy bay chỉ điểm mục tiêu tại Đà Nẵng. 3 lần bị bắn rơi, được tặng huân chương Không lực. Rời nam VN tháng 9 năm 1968 sau 19 tháng phục vụ. Ra quân tháng 5 năm 1969 với hàm đại úy rồi chuyển sang ngạch dự bị thêm 5 năm nữa. Sau khi lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh thì mua lại 1 cửa hàng cây cảnh tại Marina Del Ray, California và điều hành nó cùng với vợ.

    BRUCE E. GRIESMER (H/2/3) trở lại nam VN sau 3 tháng nằm viện. Gia nhập tiểu đoàn 2/9 và ở đó cho tới khi kết thúc kỳ hạn phục vụ tháng 5 năm 1968. Được tặng thưởng huân chương Sao đồng vì tinh thần dũng cảm trong trận ngày 30/4 cùng 1 huân chương trái tim tím. Giải ngũ năm 1986 với cấp bậc thiếu tá TQLC. Hiện cư trú tại Jacksonville, Bắc Carolina cùng vợ và 3 con. Sống bằng nghề kinh doanh bất động sản và buôn bán ô tô.

    WILLIAM GRIGGS (M/3/3), giải ngũ với hàm thiếu tá về làm kỹ sư cơ khí. Có 4 con, 3 cháu. Hiện đang sống cùng vợ ở Fredericksburg, bang Virginia.

    DAVID S. HACKETT (H/2/3). Được truy tặng huân chương Sao bạc. Cúp thể thao hàng năm của đại học Princeton lúc nào cũng có tên anh.

    ROBERT D. HANDY (đặc vụ CIA đi theo H/2/3) Bị giết ngày 26 tháng 8 năm 1969 gần biên giới Campuchia, tây bắc Sài Gòn.

    DAVID J. HENDRY (B/1/9) Bị thương nặng trong chiến dịch Buffalo, tháng 7 năm 1967 rồi được sơ tán về nước. 3 lần cưới vợ. Có 2 người con. Là nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu, hiện sống ở Medford, bang Oregon.

    PETER M. HESSER (G/2/3) Rời nam VN tháng 2 năm 1968 với 3 huân chương quả tim tím, 1 huân chương Sao bạc, 1 huân chương Navy Commendation. Năm 1988, rời binh chủng TQLC với quân hàm trung tá. Hiện sống với vợ ở Annandale, Virginia, làm kế toán cho công ty Johns Hopkins Applied Physics Laboratory.

    DONALD E. HINMAN (E/2/3) Về với đại đội Echo sau 20 ngày nằm viện tại Đà Nẵng. Ở đó cho đến tháng 1 năm 1968; được đưa đi sơ tán vì chấn thương đầu gối. Ra quân tháng 7 năm 1968, trở về quê nhà tại Medina, New York rồi gia nhập sở cảnh sát Albion, New York. Nghỉ hưu năm 1998. Lấy vợ có 1 con trai, 2 cháu.

    RANDALL J. “JOSH” HOFFMAN (M/3/9). Chuyển qua tiểu đoàn 3 quân y ở Phú Bài tháng 9 năm 1967. Về nước 2 tháng sau đó. Xuất ngũ tháng 9 năm 1968, học lấy bằng kinh tế ở Đại học bang California. Làm công nhân khai thác gỗ ở Bắc California và nam Oregon rồi chuyển về làm nhân viên cục Khai hoang Hoa Kỳ. Đã lập gia đình; có 1 con gái, 1 cháu. Đang cư trú tại Sacramento, California.
    samuelb, huytop, kuyomukotoho4 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này