1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi SuperSukhoi, 07/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Racuta

    Racuta Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    823
    https://vnexpress.net/phao-tu-hanh-my-ban-ha-ten-lua-hanh-trinh-4159251.html
    Theo báo ko viết rõ dùng đạn gì .

    Theo dõi 1 số trang quân sự thì họ bảo dùng HVP
    Mà loại này tích hợp đầu dẫn bắn tự động vào à ???

    HVP-Hypervelocity Projectile đạn 155mm được sử dụng trong cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa hành trình .
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Tớ thấy cú thử nghiệm này, theo các thông tin từ các kênh truyền thông, thì là thử nghiệm vớ vẫn. Quả đạn giá hơn 2 tỷ bạc thì thiếu gì thứ bắn TLHT 1 phát ăn ngay mà phải đi thử nghiệm cái của ấy.
    Giả sử thử nghiệm thành công vẻ vang và đi vào trang bị thì kíp pháo binh lục quân Mỹ phải đào tạo thêm khoa mục phòng không lục quân với HVP 155ly à? Nó đi ngược lại truyền thống lâu nay của quân đội Mỹ là có thể chấp nhận phức tạp và đắt tiền về hệ thống nhưng phải đơn giản về mặt huấn luyện để dễ tuyển quân.

    Lại còn thêm lấy gì để phát hiện mục tiêu bay mà chỉ điểm cho pháo binh/phòng không lục quân bắn? Lại thêm đài cảnh báo. Gì loạn cào cào vậy? lục quân không cần phòng không vẫn phòng không được nhưng lại phải có lính chuyên nhiệm phòng không để ôm đài chỉ điểm cho lính đa nhiệm bắn phòng không bằng thứ không phải vũ khí phòng không. Nhảm không thể tả.

    Ở cấp độ tham mưu chiến dịch, thử nghiệm này là phản khoa học và mang màu sắc vẻ rắn thêm chân. Theo tớ là như thế.
    convitbuoc, souri, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  3. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Cụ thì cứ bảo thế, nhưng ví dụ một con pháo tự hành tự động như Bereg 130 bờ biển nó đc tút lại hoặc sx mới với đầy đủ thiết bị và giao diện thống nhất trong hệ thống để pk thì cụ có chơi ko? Kiểu như một khẩu pháo hạm đặt trên xe vậy đó. Nó mang màu sắc xây dựng concept cho tổ hợp hoả lực và giám sát thống nhất, với tính năng và giao diện đa năng.

    Ra cái của khỉ đó để làm gì? Ví dụ như pk lục quân mới của Nga có đơn vị pk độc lập với trang bị radar và tên lửa để che ô, nhưng các đơn vị thiết giáp cũng có pk phối thuộc cơ hữu như xe pk 57mm có thể tự vận hành và chỉ huy các xe khác, hoặc là chịu sự chỉ huy - chỉ điểm của pk độc lập, để xử lý mục tiêu trong phạm vi của nó. Vậy trong đơn vị cơ hữu có các xe kiểu BMP đa năng có hoả lực có thể pk, nếu đc sự chỉ huy - chỉ điểm của 1 xe pk trong đội thì phát huy tối đa đc tiềm năng của đội xe. Trên tổng thể là nâng cao sức mạnh pk của tổng lực lượng mặt đất mà ko tăng số lượng xe cộ chuyên dụng lên nhiều, thậm chí thay đổi cơ cấu đơn vị theo hướng inh gọn hơn.

    Vậy quay lại vấn đề của một cái xe là nó đang phải bắn mặt đất, làm thế quái nào lại bắt nó đi pk nữa, quá tải. Vấn đề là xe ko đc tự động hoá, AI hoá nên quá tải với người điều khiển. Còn xe thế hệ mới thì có thể đc tự động hoá tốt hơn và tin học hoá tốt hơn, nó có thể đảm đương đc nhiều vai trò nhờ tính năng tự có và kết nối hỗ trợ từ xe khác. Tính năng tin học hoá có thể thêm bộ giả lập trong xe để huấn luyện lính chơi game online cùng bạn, do đó tăng khả năng huấn luyện vận hành chiến đấu.

    Chuyện pháo tự hành đi pk thì nghe vô lý, nhưng tương lai biết đâu nó có đạn pk bắn qua nòng với tầm đủ xa. Pháo hạm nó cũng đang làm thế. Giá phát bắn chắc là vẫn đắt hơn tlpk, và bệ cũng đắt hơn, nhưng tại trình độ công nghệ chưa tới.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Mấy khẩu pháo 130ly cổ đó người ta đang định vứt đi giờ cụ đòi mang ra làm phòng không. Kinh khiếp cái ý tưởng của cụ. Cái đó tháo pháo vứt đi lấy gầm xe lắp tên lửa và radar vào để phòng vệ cho các đơn vị tên lửa bờ. Bắn bằng pháo mà bắn quá 10km thì kiểu gì cũng phải điều khiển thì quất mẹ tên lửa cho xong.

    Tăng thiết giáp Nga nào có phối thuộc 57ly vậy cụ? cái khẩu pháo phòng không tự hành 57ly đó mới là concept thôi chứ chưa trang bị mà cụ nói như thật. Nó là vũ khí của phòng không lục quân trong các đơn vị phòng không phối thuộc chứ không phải lục quân cơ hữu. Y chang mấy đơn vị Tunguska vậy thôi.

    Các xe tăng nó cũng có khoa mục phòng không. Cụ không thấy thi tank biathlon gì đó quân ta lôi 12.7 bắn mục tiêu trực thăng loạn ra à. Nhưng đó không phải vũ khí chính và khoa mục đó không tạm thời vô hiệu khoa mục chính mà cũ khí được trang bị để thực hiện. Tất cả các xe chiến đấu bộ binh dùng pháo 30ly đều có khoa mục bắn máy bay bằng vũ khí chính luôn nhưng tại sao tớ không chê nó nhảm? cụ động não xem.
  5. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Uầy, cụ ko mê hải pháo lắp lên xe nữa à?
  6. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Tớ vẫn thích mang các loại hải pháo nhỏ cở 76ly, 57ly lên xe để làm phòng không cho nó đơn giản tiếp tế đấy chứ. Cơ mà đòi mang cả pháo 130ly lên xe thì có mà loạn. Hải pháo nhỏ mang lên xe làm phòng không lục quân thì nó không làm phát sinh khoa mục huấn luyện. Thằng bắn pháo vẫn cứ phải bắn 2 loại mục tiêu bằng hoả lực trực tiếp ở trên không và trên mặt đất/mặt nước. Nó khác việc lấy vũ khí trang bị cung cấp hoả lực chi viện gián tiếp ra bịa thêm đạn, khoa mục.
  7. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Thì đó là quan điểm của Vjt ta, vì ta cũng chỉ care đc mục đó. Nhưng Nga và tây nó đều định dùng hải pháo cỡ lớn đấy chứ. Nga Tàu thì đã có 130 bắn gián tiếp rồi, Tây thì nó sẽ có 155. Dù rằng các phiên bản mặt đất sẽ là phiên bản nghèo hoá nhẹ hoá của bản trên biển, nhưng việc đưa chung vào để cho tiện thì có sao. Mà giám cái vụ pháo nòng dài bắn đạn pk có khi là bên lục quân thử nghiệm hộ cho HQ chứ cũng chả phải nó định làm thế thật. Chắc là nó thử nghiệm thiết bị truyền tin để bám mục tiêu và lái đạn pháo giữa xe radar và khẩu pháo - đạn pháo.

    Tư tưởng của cụ thì cũng rõ, các mục bắn trực tiếp đối kháng với mục tiêu bay hay bơi hay bò của địch thì cơ bản với pháo bắn thẳng như nhau, cho vào làm 1 cũng đc. Nhưng khi bắn gián tiếp, có chút tính chất phi tiếp xúc, nó cần cả một chỉnh thể các tổ hợp kết hợp để phân bổ hoả lực đến mục tiêu, thì all in one ko tốt, phức tạp đắt tiền, dễ chết, quá tải, ko phù hợp với triết lý phân tán - tập trung - nhanh nhiều tốt rẻ của ta và các nc khác.
    Dù vậy concept all in one ko phải là bây h mới có mà đã đc triển khai hồi trc rồi. Tên lửa pk của HQ LX hồi trc bắn tất cả mục tiêu trên ko - trên mặt nc - dưới mặt nc ở mức tối đa, cho đến khi công nghệ phát triển khiến các loại tên lửa chuyên dụng có tầm xa và mạnh hơn TL đa dụng. Tất nhiên có thể phán đoán đến một mức phát triển công nghệ nào đó có khi xu hướng này quay trở lại ở phân lớp thấp và rẻ hơn. Lúc đó nhưng đơn vị hoả lực hỗ trợ gián tiếp lại thành đa năng hoá, giống như các đơn vị hoả lực trực tiếp cũng đa năng hoá. Nhà nhà đều đa năng hoá cả.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.278
    Đã được thích:
    26.586
    Cụ chắc biết con quái vật tầu khựa này
    [​IMG]
    việc mang hải pháo (gần toàn bộ cơ cấu hải pháo chứ không phải mỗi cái khẩu pháo) lên mặt đất để cơ động cung cấp hoả lực đa nhiệm cho hải quân lục chiến tầu khựa nó ra cái của kinh khủng như thế. Mang luôn 130 ly lên nó chắc to bằng cái xe phóng DF-36 :-D

    Mấy cái này nó chỉ là concept trưng bày cho vui nhộn ý tưởng chứ chắc chả có tướng tá thần kinh nào nó trang bị cái của này đâu. Cho nên hiện nay tớ thấy Nga nó lấy khẩu pháo 57 làm ra loại pháo đa dụng cho cả hải quân lẫn phòng không lục quân (chắc là thuỷ quân lục chiến) là ổn nhất. Cơ cấu tháp pháo khá gọn nhẹ và bắn vẫn nhanh. Nhưng để lắp được cho cả tàu nhỏ ven bờ, tàu tuần giang và xe phòng không thì pháo này cần đạn mới mà mãi vẫn chưa thấy. Cái gì cũng vậy, muốn vươn dài tầm ra thì sẽ vướng vấn đề bắn trật quá nhiều. Vốn khẩu pháo phòng không 57 nó làm ra không phải để bắn trúng mục tiêu mà là để tạo màn đạn đón mục tiêu bay qua trong nhiệm vụ phòng không. Giờ mang nó lên xe và lên tàu thì rõ là cần nó có thêm khả năng bắn thẳng trúng mục tiêu -> làm đạn mới, đạn điều khiển bám chùm mẹ gì đó và giờ ta có hải pháo - pháo phòng không mới trên nền khẩu pháo cũ chứ không phải làm thêm khoa mục mới trên khẩu pháo cũ. Cụ có vẻ nhầm lẫn chổ này. Muốn xài khẩu pháo này phải huấn luyện từ đầu như là vũ khí trang bị mới.

    Chuyện của mấy chú Sam lại khác. Các chú ấy lấy cái vũ khí không làm ra để bắn thẳng và nhét cho nó 1 loại đạn rồi bắt nó bắn thẳng.

    Cụ nhìn nhận vấn đề theo chu trình tham mưu bị ngược. Nhu cầu công kích mục tiêu -> nhu cầu khoa mục công kích -> nhu cầu vũ khí trang bị và huấn luyện lực lượng. Không ai đi làm ngược lại là có vũ khí rồi mới sáng tác khoa mục để công kích kiểu loại mục tiêu tưởng tượng.

    Ngay từ đầu tớ luôn có kèm vô câu rằng theo như thông tin báo chí thì cái đạn HVP 155 để bắn qua nòng pháo lựu tự hành là nhảm. Còn nó thử nghiệm thiết bị điều khiển đạn bắn thẳng thì nó đã thử nghiệm trên hải pháo rồi và cái đó ổn. Nói chung kiểu gì thì kiểu tớ vẫn phản đối gắn thêm nhiệm vụ phòng không cho pháo tự hành bánh xích. Vì vốn nó làm ra với kíp vận hành đưọc huấn luyện, có biên chế để đi theo cung cấp hoả lực gián tiếp chi viện cho đội hình tăng thiết giáp đột kích đường dài. Thông tin về mục tiêu cần công kích nó nhận được từ kênh chỉ huy tăng thiết giáp. Mà mấy cái này thì không có biên chế trang bị cảnh báo đường không.
    shinsaber thích bài này.
  9. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Ok cụ, vậy tạm kết luận là nó thử nghiệm đường đạn với các thiết bị trinh sát - thông tin gì đó cho việc điều khiển đạn. Và đạn này bắn cũng chỉ để chứng minh công nghệ chứ ko lấy làm đạn pk, kiểu như Leclerc thử pháo bắn rụng RF-4 nhưng ko ai lấy nó pk cả.
  10. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    4.818
    Đã được thích:
    7.382
    Về phòng không tăng thiết giáp tây ngày nay bị bắt buộc phải phát triển khi bọn Nga phát triển các các loại đạn cận âm như Kh-50 hay siêu âm tự dẫn kiểu izd-82 phóng từ máy bay không yểm tiền duyên và UCAV; Các loại đạn pháo chính xác cao chống tăng tầm xa như Germes-K; tầu khựa thì trang bị đại trà các hệ thống chống tăng NLOS như AFT-10 nữa thì nhu cầu phòng không lục quân là hết sức cấp thiết. Bọn Mỹ cũng bắt đầu biết sợ nên vội vàng đưa Trophy lên M1A1 SepV2 để trấn ở đông âu.
    [​IMG]
    Nhưng nó bắn riết thì cũng chết chứ tài thánh nào mà đỡ được hết. Vì vậy các hệ thống APS như Trophy ngoài khả năng đánh chặn đạn chống tăng bắn gián tiếp và trực tiếp cần phát triển thêm khả năng bắn rơi cả bệ mang đạn là các máy bay như Su-25. Mi-35M, Mi-28NM và Ka-52. Thậm chí cả các máy bay như Su-34, Su-30SM vẫn công kích được tăng bằng Izd-85 giống y chang Tornado phang tăng Nga bằng Brimstone vậy thôi.

    Mỹ nên phát triển 1 phiên bản của Stinger kiểu như Thiên Yến của tầu
    http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-trung-quoc-phan-4.439480/page-1322#post-43047072

    và nhét nó lên trên tháp pháo tăng cùng với việc đặt bọn Ít xà nó tuỳ biến khả năng cảnh báo đường không cho radar EL/M-2133. Việc này tớ thấy chả khó. Đó là để tự vệ khi hành tiến trong ô phòng không của các hệ thống Mantis của bọn Đức và các máy bay đánh chặn MQ-9 của USMC.

    Tăng thiết giáp là để đột kích vào Kaliningrad, Belarus với Ukraine, Armenia mà đi phải đợi ô phòng không thì không ổn. Nó phải có khả năng tự lo thì mới đột kích bất ngờ được.

    Mỹ mà quyết định đánh Iran thì tụi Nga gần như chắc chắn phải tốc chiến chiếm hết rìa phía bắc Iran giáp biển Caspian qua ngả Azerbaizan trước khi quân Mỹ đến được Teheran. Năng lực marine Nga không cho phép đổ bộ cơ giới trên biển Caspian quá dăm trăm quân cơ giới nên buộc phải làm thế. Muốn bẻ gảy kế hoạch đó chỉ có nước xua hàng trăm xe tăng từ Thổ đã bí mật tập kết trước đó cắt ngang Armenia qua Azerbaizan. Gần như bọn Nga chắc chắn sẽ lấy Su-30SM, Su-34 từ Astrakhan phang ATGM và bom vào đầu bọn Mỹ. Bắn rụng nó sẽ đầy Nga vào thế hoặc thoả hiệp hoặc leo thang dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
    Lần cập nhật cuối: 13/09/2020

Chia sẻ trang này