1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Biến động kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc năm 2020 và ảnh hương của nó tới VN

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi nd2003, 14/01/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387




    Học sinh nhiều nơi ở KTT Nội Mông (dưới sự ủng hộ của người lớn) đã tổ chức biểu tình, bãi khóa phản đối Bắc Kinh áp đặt dạy tiếng phổ thông trong các nhà trường. Nhiều trường học đang trống vắng, chỉ có cảnh sát đứng trực tại cổng.
    --- Gộp bài viết: 01/09/2020, Bài cũ từ: 01/09/2020 ---
  2. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387






  3. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387
    Nội Mông (tiếng Mông Cổ: [​IMG], Öbür Monggol; tiếng Trung: 内蒙古; bính âm: Nèi Měnggǔ), tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông. Năm 2018, Nội Mông là đơn vị hành chính đông thứ hai mươi ba về số dân, đứng thứ hai mươi mốt về kinh tế Trung Quốc với 25 triệu dân, tương đương với Úc và GDP danh nghĩa đạt 1.729 tỉ NDT (261,3 tỉ USD) tương ứng với Phần Lan. Nội Mông có chỉ số GDP đầu người đứng thứ chín, đạt 68.303 NDT (tương ứng 10.322 usd).
    Diện tích : 1,183,000 km2

    Sau khi nhà Thanh chinh phục toàn cõi Mông Cổ, các bộ lạc chịu quy phục ở Mạc Nam (phía nam sa mạc Gobi) được gọi là "Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ (内札萨克蒙古).[4] Còn các bộ lạc thuộc phân nhóm Khách Nhĩ Khách (Khalka) và Vệ Lạp Đặc (Oirat) ở Mạc Bắc thì được gọi là Ngoại Trát Tát Khắc Mông Cổ (外札薩克蒙古). "Trát tát khắc" (扎薩克, Jasagh) là một chức quan của quý tộc Mông Cổ vào thời nhà Thanh. Đến cuối thời Thanh thì "Nội Trát Tát Khắc Mông Cổ" trở thành "Nội Mông Cổ".

    Trong tiếng Mông Cổ, khu vực Mạc Nam vào thời nhà Thanh được gọi là ᠳᠣᠲᠤᠭᠠᠳᠤ
    ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ (chuyển tự Latinh: dotuγadu mongγol), có ý nghĩa tương tự như trong tiếng Hán. Năm 1947, chính quyền khu tự trị đã đổi tên tiếng Mông Cổ của khu vực thành ᠥᠪᠥᠷ
    ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ (chuyển tự Latinh: öbör mongγol), "öbör" có nghĩa là hướng đón ánh mặt trời, tức hướng nam (vì Nội Mông nằm cách xa chí tuyến bắc nên mặt trời luôn ở phía nam) của một ngọn núi.

    Tên tiếng Anh của Khu tự trị Nội Mong Cổ là Inner Mongolia thay vì sử dụng Bính âm Hán ngữNèi Měnggǔ.

    Thời Tùy, Đường, Đột Quyết, Hồi Cốt
    Đến thời Tùy, Nội Mông bị phân chia giữa Đột Quyết và triều đại Trung Nguyên. Năm Khai Hoàng thứ 19 (599) thời Tùy Văn Đế, Đột Lợi khả hãn của Đông Đột Quyết do thất bại trong nội chiến đã đi xuống phía nam quy phục triều đình nhà Tùy, được Tùy Văn Đế sách phong là Khải Dân khả hãn. Sau đó Khải Dân khả hãn kiến lập chính quyền tại Nội Mông, lệ thuộc vào triều đình trung ương Tùy. Triều đình nhà Tùy và chính quyền Khải Dân duy trì quan hệ tông phiên mật thiết và cử sứ thần qua lại. Tùy Dạng Đế trước sau đã hai lần tự mình tuần thú vùng Tái Bắc, mở đầu cho tiền lệ các hoàng đế Trung Nguyên đích thân tuần thú chính quyền phiên thuộc Tái Bắc.. Năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), Xử La khả hãn của Tây Đột Quyết đã quy phục triều đình nhà Tùy, từ đó toàn bộ vùng Nội Mông và Ngoại Mông thuộc quyền quản lý của triều đình Tùy.

    Thời Đường Thái Tông, Hiệt Lợi khả hãn của Đông Đột Quyết dựng lều dã chiến tại Định Tương (nay thuộc huyện Thanh Thủy Hà của Nội Mông), gây chiến với Đường. Tháng 1 năm Trinh Quán thứ 4 (630), Đường sai Lý Tĩnh suất ba nghìn kị binh tinh nhuệ lợi dụng đêm tối tấn công vào nơi dựng lều của Hiệt Lợi, buộc Hiệt Lợi phải chạy đến Thiết Sơn (nay là khoáng khu Bạch Vân Ngạc Bác của Nội Mông). Tháng 3 năm Trinh Quán thứ 4 (630), Hiệt Lợi khả hãn bị bắt. Quân Đường đưa Hiệt Lợi khả hãn đến Trường An, về sau Hiệt Lợi khả hãn chịu đầu hàng nhà Đường, mất vì tuổi già tại Trường An.

    Trên vùng đất cũ của Đột Lợi khả hãn (tiểu khả hãn của Đông Đột Quyết), triều đình nhà Đường thiết lập bốn châu đô đốc phủ là Thuận, Hữu, Hóa và Trường; còn vùng đất cũ của Hiệt Lợi khả hãn thì lập Định Tương đô đốc phủ và Vân Trung đô đốc phủ. Năm 646, Đường liên hiệp với bộ lạc Hồi HộtThiết Lặc để tiêu diệt Tiết Diên Đà. Yên Nhiên đô hộ phủ quản lý vùng đất của người Thiết Lặc, trị sở đặt tại chân núi Âm Sơn (nay thuộc hậu kỳ Hàng Cẩm của Nội Mông). Năm 650, tướng Cao Khản (高侃) chỉ huy quân Đường bắt được Xa Tị khả hãn, từ đó đất cũ của Đông Đột Quyết nằm dưới quyền cai quản của triều đình nhà Đường. Đường Cao Tông đã thiết lập Hãn Hải đô hộ phủ (sau cải thành Thiền Vu đô hộ phủ), trị sở đặt tại Vân Trung cố thành (nay thuộc Hòa Lâm Cách Nhĩ của Nội Mông) và ba đô đốc Lĩnh Lang Sơn, Vân Trung, Tang Can. Những năm đầu Ngũ Đại Thập Quốc, người Khiết Đan xâm nhập, đến năm 916 thì họ đã chiếm được Vân Trung cố thành, Thiền Vu đô hộ phủ bị phế trừ.

    [​IMG]
    Lãnh thổ của Hồi Cốt vào khoảng năm 820
    Năm 742, các bộ tộc người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Cát La Lộc (Karluk), và Bạt Tất Mật (Basmyl) đã nổi dậy chống lại quyền thống trị của Đông Đột Quyết.[12] Lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ trở thành khả hãn tại cao nguyên Mông Cổ và lập ra Hồi Cốt. Theo các thư tịch Trung Hoa, lãnh thổ của Hồi Cốt sau đó đạt đến "ở cực đông đến lãnh thổ của người Thất Vi, phía tây đến dãy núi Altai, ở phía nam kiểm soát sa mạc Gobi, do vậy bao trùm toàn bộ lãnh thổ Hung Nô cổ". Cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn vào năm 755 đã buộc Đường Túc Tông phải đề nghị Anh Vũ khả hãn của Hồi Cốt giúp đỡ vào năm 756. Khả hãn đồng ý, ra lệnh cho con trai cả đem quân hỗ trợ Hoàng đế nhà Đường. Kết quả, Hồi Cốt đã nhận được tặng phẩm của Đường vào năm 757 với 20.000 cuộn lụa và Anh Vũ khả hãn được Hoàng đế nhà Đường gả cho một người cháu gái là Ninh Quốc công chúa. Cuối cùng, quân Kiên Côn từ phía bắc đã xâm lược và phá hủy đế chế của người Duy Ngô Nhĩ, dẫn đến việc người Duy Ngô Nhĩ phải sống lưu vong khắp Trung Á. Minh giáo là quốc giáo của Hồi Cốt. Ngoài ra, ở phía đông của Nội Mông, người Khiết Đan cũng bắt đầu nổi lên.

    Thời Liêu, Kim, Tây HạSửa đổi
    [​IMG]
    Tranh mô tả các thợ săn người Khiết Đan
    Cuối thời Đường, khi mà Trung Nguyên bắt đầu bị chiến tranh loạn lạc thì tộc Khiết Đan nhân cơ hội này nổi lên, trở thành một thế lực rất hùng mạnh ở vùng Nội Mông. Họ thường bắt người Hán về làm ruộng và thu thuế. Đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Nguyên, người Khiết Đan dưới sự lãnh đạo của Da Luật A Bảo Cơ đã sáng lập nên chính quyền Khiết Đan vào năm 907, kiến lập Khiết Đan quốc vào năm 916, đến năm 947 thì đổi quốc hiệu thành Liêu. Lúc đầu, A Bảo Cơ lập quốc đô tại Hoàng Đô (sau đổi là Thượng Kinh, nay là thành Ba La, phía nam tả kỳ Ba Lâm thuộc Nội Mông). Sau đó, người Khiết Đan lại định đô ở Lâm Hoàng (nay cũng thuộc tả kỳ Ba Lâm của Nội Mông), gọi là Thượng Kinh. Thời Liêu, Nội Mông Cổ phân thuộc Thượng Kinh đạo với trị sở tại Lâm Hoàng phủ (tả kì Ba Lâm ngày nay), Trung Kinh đạo với trị sở tại Đại Định phủ (Ninh Thành ngày nay) và Tây Kinh đạo với trị sở tại Đại Đồng phủ (nay thuộc Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây).

    Người Nữ Chân ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đã nổi dậy và cuối cùng đã tiêu diệt triều Liêu của người Khiết Đan vào năm 1125. Tàn dư của triều Liêu đã lập ra Bắc Liêu ở khu vực Bắc Kinh và Ninh Thành của Nội Mông hiện nay, tuy nhiên cũng sớm bị Kim tiêu diệt. Khi đó, đại bộ phận trung bộ và đông bộ Nội Mông thuộc quyền kiểm soát của Kim.

    Trong thời gian này, khu vực tây nam Nội Mông thuộc quyền kiểm soát của nước Tây Hạ- do người Đảng Hạng thành lập nên. Sau khi thành lập, Tây Hạ liên minh với Liêu chống lại Tống, đôi khi cho quân tiến vào lãnh thổ Tống. Năm 1044, Tây Hạ và Tống hòa hoãn, Tây Hạ chịu thần phục Tống, song Hạ và Liêu lại trở nên đối địch. Sau khi Lý Nguyên Hạo chết, Tây Hạ chịu nhiều thất bại quận sự trước Liêu, nên cũng phải thần phục Liêu.

    Thời Mông Nguyên, Bắc NguyênSửa đổi
    [​IMG]
    Vạn Lý Trường Thành ở vùng ranh giới giữa Nội Mông và Sơn Tây. Phần lớn các đoạn Trường Thành còn lại đến nay được xây vào thời Minh
    Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất các bộ lạc Mông Cổ vào năm 1206 và lập ra đế quốc Mông Cổ, người Mông Cổ tiêu diệt Tây Hạ vào năm 1227, và tiêu diệt Kim vào năm 1234. Năm 1271, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên. Năm 1260, Hốt Tất Liệt đã đăng cơ tại Khai Bình, nằm gần Đa Luân của Nội Mông ngày nay. Năm 1263, Hốt Tất Liệt hạ chiếu thăng Khai Bình thành Thượng Đô. Năm 1267, Hốt Tất Liệt đã thiên đô về Trung Đô của Kim trước đây (tức Bắc Kinh ngày nay), Thượng Đô trở thành bồi đô của nhà Nguyên. Trong thời gian này, các bộ tộc Uông Cổ (Ongud) và Hoằng Cát Lạt (Onggirat) là các sắc dân thống trị khu vực nay là Nội Mông.

    Thời Nguyên, bắc bộ Nội Mông thuộc Lĩnh Bắc đẳng xứ hành trung thư tỉnh, tỉnh hội đặt tại Hòa Lâm (Karakorum, nay thuộc nước Mông Cổ). Khu vực Hô Luân Bối Nhĩ và Thông Liêu ở đông bộ thuộc Liêu Dương đẳng xứ hành trung thư tỉnh, một bộ phận tây bộ Nội Mông thuộc Cam Túc đẳng xứ hành trung thư tỉnh, một bộ phận nhỏ ở trung bộ Nội Mông thuộc Trung thư tỉnh (chịu sự quản lý trực tiếp của triều đình trung ương Nguyên).

    Ngày 8 tháng 1 năm 1359, Hồng cân quân (紅巾軍) đã công nhập Thượng Đô, đốt phá cung điện. Ngày 20 tháng 7 năm 1369, quân Minh công chiếm Thượng Đô. Sau khi trục xuất được người Mông Cổ ra khỏi Trung Nguyên, nhà Minh đã cho tái thiết Vạn Lý Trường Thành, gần tương ứng với ranh giới phía nam của khu tự trị Nội Mông hiện nay. Còn người Mông Cổ sau khi để mất Trung Nguyên đã rút về Tái Ngoại, phía bắc sa mạc Gobi và tái lập Bắc Nguyên. Nội Mông trở thành nơi đối kháng giữa Bắc Nguyên và Minh. Trong sự biến Thổ Mộc bảo năm 1449, thủ lĩnh người Ngõa Lạt (Oirat) là Dã Tiên (也先) đã bắt được hoàng đế nhà Minh là Minh Anh Tông. Sau đó, người Mông Cổ lại di chuyển từ phía bắc xuống phía nam. Từ đó đến năm 1635, Nội Mông là trung tâm chính trị và văn hóa của Bắc Nguyên.[14]

    Trên thực tế, không lâu sau khi thành lập, Bắc Nguyên đã phân liệt thành các nhóm Thát Đát, Ngõa Lạt và Ngột Lương Cáp. Cuối thế kỷ XV, Đạt Diên Hãn (达延汗) của đông bộ Mông Cổ đã thống nhất Mạc Nam và thực hiện "Trung hưng". Đạt Diên Hãn đã tổ chức lại người Mông Cổ Đông thành 6 tümen (nghĩa là "vạn"). Mặc dù việc này đã làm suy yếu hệ thống quyền lực của dòng dõi hậu duệ Thành Cát Tư Hãn song nó đã tạo ra một tình hình hòa bình và người Mông Cổ Đông có thể mở rộng phạm vi ra bên ngoài. Năm 1572, A Lặc Thản Hãn (阿勒坦汗)-cháu của Đạt Diên Hãn, đã đưa Thổ Mặc Đặc bộ đến địa phận Hô Hòa Hạo Đặc ngày nay, xây dựng thành "Khố Khố Hòa Đồn" trong địa phận Ngọc Tuyền, từ đó, Thổ Mặc Đặc bộ bắt đầu thay đổi phương thức sinh hoạt từ du mục trên thảo nguyên sang định cư. Nền hoà bình tản quyền của người Mông Cổ được dựa trên sự thống nhất tôn giáo và văn hóa tạo ra bởi các hệ thống nghi lễ thờ cúng. A Lặc Thản Hãn thiết lập quan hệ phiên thuộc với nhà Minh, được triều Minh phong là "Thuận Nghĩa vương". Một loại bệnh dịch đậu mùa cùng việc không có thương mại đã khiến người Mông Cổ tràn sang cướp bóc tại các huyện của Trung Quốc. Năm 1571, nhà Minh đã mở cửa giao thương với 3 Tumen Hữu của Đông bộ Mông Cổ. Việc cải sang Phật giáo với quy mô lớn trong Ba Tumen Hữu diễn ra từ năm 1575. Triều đình nhà Minh đã từng thiết lập trên 20 vệ sở Mông Cổ ở tây bộ Liêu Đông, nam bộ Mạc Nam, bắc bộ Cam Túc và Cáp Mật, đứng đầu các vệ sở này là các thủ lĩnh phong kiến Mông Cổ.
    convitbuoc thích bài này.
  4. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387
  5. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387


    Lần đầu nghe trẻ em Mông Cổ hát, không ngờ lại là bài hát mang nỗi oán thán !

  6. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Viễn Đông dọc biên giới với Trung Quốc trong bối cảnh các mối đe dọa quốc tế tăng cao.


    Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, quyết định tăng cường lực lượng của Moscow được đưa ra trong tình hình căng thẳng leo thang ở "vùng chiến lược miền Đông", một khu vực bao gồm biên giới phía đông của Nga với Trung Quốc và châu Á - Thái Bình Dương.

    Ông Shoigu không tiết lộ chi tiết về những mối đe dọa mới hay địa điểm chính xác mà quân đội Nga được triển khai bổ sung. Ông cam kết điều động 500 đơn vị thiết bị mới và hiện đại đến khu vực cũng như cải tiến Hạm đội phương Bắc của hải quân.

    Theo ông Alexander Gabuev, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Carnegie, Nga muốn lập một kế hoạch dự phòng bằng việc đảm bảo năng lực quân sự trong khu vực, vốn có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi một cuộc xung đột tiềm tàng, chủ yếu đến từ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nga tăng cường binh sĩ đến biên giới Trung Quốc. Ảnh: DPA
  7. lovemyvn

    lovemyvn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2017
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    28
    Cái gì cũng có thời thế của nó thôi, thực tế đã có sự dịch chuyển và rời bỏ nhiều rồi. Chờ mùa đông năm nay xem, nếu Covid bùng phát trở lại và mất kiểm soát, sự dịch chuyển ra khỏi Trung Hoa đại lục sẽ là rất lớn.
    nd2003 thích bài này.
  8. nd2003

    nd2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2018
    Bài viết:
    793
    Đã được thích:
    387
    Do covid khiến cả thế giới xáo trộn. Sau khi cơ bản dẹp xong covid, cuộc đối đầu giữa TQ và liên minh do Mỹ cầm đầu sẽ tiếp tục với tốc độ nhanh hơn.
    Đây là cuộc chiến phải có kẻ thắng, kẻ bại, không có kết quả hòa.

Chia sẻ trang này